Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn VAYTỪ NGUỒN CHÍNH THỨC TRONG mô HÌNH sản XUẤT lúa KHOAI LANG tại HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

----------

NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ
NGUỒN CHÍNH THỨC TRONG MÔ HÌNH SẢN
XUẤT LÚA- KHOAI LANG TẠI HUYỆN
BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CẦN THƠ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

----------

NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ
NGUỒN CHÍNH THỨC TRONG MÔ HÌNH SẢN
XUẤT LÚA-KHOAI LANG TẠI HUYỆN
BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Mã ngành: 52 62 01 01

Cán bộ hướng dẫn
PGS TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH

CẦN THƠ, 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào trước đây.

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Tươi

-i-


TIỂU SỬ BẢN THÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Tươi
Ngày, tháng, năm sinh: 10/05/1990
Họ tên cha: Nguyễn Ngọc Tấn
Nghề nghiệp: làm ruộng
Họ tên mẹ: Đỗ Thị Kim Loan
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Quên quán: Ấp Tân Hòa A, Xã Tân Hiệp B, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang

Chỗ ở hiện nay: Phòng 16C7 Ký túc xá, khu 2, Trường Đại học Cần Thơ
Điện thoại: 01665736279
Email:
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- 1996 – 2001: học sinh trường Tiểu học thị trấn Tân Hiệp, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh
Kiên Giang.
- 2001-2005: học sinh trường Trung học cơ sở thị trấn Tân Hiệp, Huyện Tân Hiệp,
Tỉnh Kiên Giang.
- 2005 – 2008: học sinh trường Trung học phổ thông Bán Công Tân Hiệp, Huyện
Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang.
- 2009 – 2013: sinh viên hệ chính quy lớp Phát triển nông thôn A2 - Khóa 35 – Viện
Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL - Trường đại học Cần Thơ.

- ii -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Đề tài: “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG ” do sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Tươi, lớp Phát triển nông thôn A2 – Khóa 35 – Viện Nghiên cứu
Phát triển đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng
12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
Đề tài nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu
theo qui định chung.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012
Nhận xét và xác nhận


Nhận xét và xác nhận

Bộ môn Kinh tế - Xã hội – Chính sách

Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Dương Ngọc Thành

- iii -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận báo cáo với đề tài:
“PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG” do sinh Viên Nguyễn Thị
Hồng Tươi, lớp Phát triển nông thôn A2 – Khóa 35 – Viện Nghiên cứu Phát triển đồng
bằng sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ tháng 12 năm 2011 đến
tháng 4 năm 2012 và bảo vệ trước hội đồng.

Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức………………
Ý kiến hội đồng
…….………………………………………………………………………….…
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

- iv -


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, được sự tận tình giảng
dạy của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, đã
truyền đạt cho cho tôi kiến thức quý báo không chỉ về cách học, cách làm mà cả cách
sống đúng đắn khi va chạm với xã hội bên ngoài. Cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi
đã hoàn thành chương trình học của mình.
Kính dâng lời cảm ơn chân thành đến cha, mẹ, người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, tạo
điều kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

Thầy Dương Ngọc Thành, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những
lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

-

Thầy cố vấn Nguyễn Thành Tâm đã quan tâm, dìu dắt, tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ trong suốt thời gian tôi bước chân vào cổng trường Đại Học.

-

Quý Thầy Cô, Giảng viên Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp tôi trong quá

trình học tập và rèn luyện đạo đức ở trường. Nhất là các Thầy Cô Viện
Nghiên cứu Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long những người đã trực tiếp
giảng dạy hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn:
-

Bạn Nguyễn Kim Như và Bạn Trần Kim Phượng lớp PTNT A2-K35 đã giúp
đỡ tận tình trong quá trình đi lấy số liệu.

-

Tất cả các bạn sinh viên lớp PTNT A2-K35 đã không ngừng giúp đỡ tôi và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2012

Nguyễn Thị Hồng Tươi

-v-


TÓM LƯỢC
Trong sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư là một nguồn lực không thể thiếu. Do đó,
tầm quan trọng của tín dụng nông thôn là rất cần thiết hiện nay. Đề tài: “Phân tích
hiệu quả sử dụng vốn vay từ nguồn chính thức trong mô hình sản xuất lúa-khoai
lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) Đánh
giá thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề tiếp cận và sử dụng nguồn
vốn vay chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang
của nông hộ tại huyện Bình Tân; (2) Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả sử
dụng vốn vay chính thức trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang của nông hộ; (3) Đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn
vay chính thức trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang. Đề tài sử dụng các nguồn số
liệu thứ cấp và sơ cấp. Các phương pháp phân tích được áp dụng gồm thống kê mô tả,
phân tích ma trận SWOT, phân tích hồi qui đa tuyến tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở địa bàn nghiên cứu đã sử dụng có hiệu
quả đồng vốn vay được vào mô hình sản xuất lúa-khoai lang. Cụ thể là cứ 1 đồng vốn
vay bỏ ra, nông hộ thu được trung bình 1,4 đồng lợi nhuận. Các yếu tố: Trình độ học
vấn của chủ hộ, kinh nghiệmtrong sản xuất, diện tích đất sản xuất và tổng chi phí sản
xuất là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ sản xuất của nông hộ.
Những giải pháp cần thiết giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay từ nguồn
chính thức trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang của nông hộ là: (1) đối với các tổ
chức cung cấp tín dụng cần duy trì mục tiêu tín dụng nông nghiệp – nông thôn phục vụ
sản xuất nông nghiệp; chiến lược phát triển tín dụng là phục vụ phát triển kinh tế nông
nghiệp - nông thôn mà trọng tâm là kinh tế hộ sản xuất; (2) đối với nông hộ cần sử
dụng vốn đúng mục đích và tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp.

- vi -


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
TIỂU SỬ BẢN THÂN ....................................................................................... ii
NHÂN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ......................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................v
TÓM LƯỢC ...................................................................................................... vi
MỤC LỤC........................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG .............................................................................. xii

DANH MỤC HÌNH......................................................................................... xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ ..xiv
Chương 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... ... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.4.1 Không gian và thời gian nghiên cứu ........................................................ 3
1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ................................................................. 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI ................................................................................ 3
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 4
2.1 Hiện trạng tính dụng nông thôn Việt Nam..................................................... 4
2.1.1 Tổng quan ............................................................................................... 4
2.1.2 Các tổ chức tín dụng ............................................................................... 4
2.2 Các chính sách của Nhà nước về tín dụng nông thôn..................................... 6
2.3 Thực trạng về tín dụng ở địa bàn nghiên cứu................................................. 8
- vii -


2.4 Tổng quan tỉnh Vĩnh Long .................................................................................. 9
2.4.1 Tổng quan ............................................................................................... 9
2.4.2 Điều kiện tự nhiên..................................................................................10
2.4.2.1 Địa hình ...........................................................................................10
2.4.2.2 Khí hậu ............................................................................................10
2.4.2.3 Thủy văn ..........................................................................................11
2.4.3 Tài nguyên thiên nhiên............................................................................11
2.4.3.1 Đất đai..............................................................................................11

2.4.3.2 Sinh vật ............................................................................................11
2.4.3.3 Khoáng sản ......................................................................................12
2.4.4 Dân cư ...................................................................................................12
2.4.5 Kinh tế .................................................................................................. 12
2.4.6 Văn hóa................................................................................................. 13
2.4.7 Giao thông ............................................................................................ 13
2.5 Tổng quan huyện Bình Tân......................................................................... 14
2.5.1 Tổng quan ............................................................................................. 14
2.5.2 Kinh tế .................................................................................................. 14
2.5.3 Xã hội ................................................................................................... 15
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......16
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN..............................................................................16
3.1.1 Một số đặc điểm về tín dụng hộ nông dân ..............................................16
3.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân.....................................................................16
3.1.1.2 Đặc điểm hộ nông dân......................................................................16
3.1.1.3 Vai trò của kinh tế hộ .......................................................................16
3.1.2 Hoạt động tín dụng hộ nông dân.............................................................17
3.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản
xuất nông nghiệp ............................................................................................18
3.1.4 Các khái niệm ........................................................................................18
3.1.5 Chức năng của tính dụng........................................................................20

- viii -


3.1.6 Vai trò của tín dụng................................................................................20
3.1.7 Phân loại tín dụng ..................................................................................21
3.1.7.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng............................................................21
3.1.7.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng..........................................................21
3.1.7.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng ......................................21

3.1.7.4 Căn cứ vào chủ thể tín dụng .............................................................21
3.1.7.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ .............................................................22
3.1.7.6 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ...........................22
3.1.8 Nguyên tắc cho vay................................................................................22
3.1.9 Thời hạn cho vay....................................................................................22
3.1.10 Lãi suất cho vay ...................................................................................22
3.1.11 Quy trình xét duyệt cho vay .................................................................23
3.1.12 Cơ sở lý luận xác định các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận từ mô hình
sản xuất lúa-khoai lang của nông hộ................................................................24
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................25
3.2.2 Phương pháp phân tích...........................................................................25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................28
4.1.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NÔNG HỘ Ở
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................28
4.1.1 Nguồn lực con người..............................................................................28
4.1.1.1 Tuổi chủ hộ ......................................................................................28
4.1.1.2 Giới tính của chủ hộ .........................................................................28
4.1.1.3 Trình độ học vấn của chủ hộ.............................................................29
4.1.1.4 Quan hệ xã hội của nông hộ .............................................................30
4.1.1.5 Số lao động chính trong gia đình ......................................................30
4.1.1.6 Số năm kinh nghiệm trồng khoai lang ..............................................31
4.1.1.7 Số năm kinh nghiệm trồng lúa ..........................................................32
4.1.1.8 Các nguồn học hỏi thông tin kỹ thuật ...............................................32

- ix -


4.1.2 Nguồn lực sản xuất.................................................................................33
4.1.2.1 Nguồn gốc đất ..................................................................................33

4.1.2.2 Diện tích đất.....................................................................................34
4.1.2.3 Tỷ lệ sổ đỏ của nông hộ....................................................................34
4.1.3 Thông tin về vốn vay..............................................................................35
4.1.3.1 Các nguồn vốn vay chính thức mà nông dân đang
tiếp cận, số tiền vay ......................................................................................35
4.1.3.2 Trã lãi vay ........................................................................................36
4.1.3.3 Mục đích sử dụng vốn vay................................................................36
4.1.3.5 Nguồn tiền trả nợ..............................................................................37
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ MÔ HÌNH
SẢN XUẤT LÚA-KHOAI LANG CỦA NGƯỜI DÂN. ...................................38
4.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn vay từ mô hình sản xuất lúa-khoai lang
trong năm của nông hộ...................................................................................38
4.2.2 Tác động của nguồn vốn vay đến thu nhập của nông hộ .........................39
4.2.3 Khả năng đáp ứng qui mô sản xuất của lượng vốn vay được ..................40
4.2.4 Lợi nhuận từ vốn vay so với mục đích sử dụng ......................................40
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ.................................................................41
4.4 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐỜI SỐNG
SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ..........................................................................43
4.4.1 Kiểm tra của tổ chức cho vay .................................................................43
4.4.2 Số tiền vay ít hơn số tiền đề nghị............................................................44
4.4.3 Nguyên nhân không trả nợ đúng hạn ......................................................45
4.5 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRONG
MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA-KHOAI LANG Ở HUYỆN BÌNH TÂN .................. 46
4.5.1 Điểm mạnh..................................................................................................... 46
4.5.2 Điểm yếu........................................................................................................ 46
4.5.3 Cơ hội ........................................................................................................... 46

-x-



4.5.4 Thách thức ..................................................................................................... 46
4.6 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
NÔNG HỘ................................................................................................................. 48

4.6.1 Đối với nông hộ .....................................................................................48
4.6.2 Đối với tổ chức tín dụng.........................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................49
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................49
5.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................50
5.2.1 Đối với nông hộ .....................................................................................50
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ............................................................50
5.2.3 Đối với tổ chức tín dụng.........................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................51
PHỤ LỤC .........................................................................................................54

- xi -


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Mô tả các biến độc lập ........................................................................26
Bảng 4.1 Tuổi của chủ hộ ..................................................................................28
Bảng 4.2 Giới tính của chủ hộ............................................................................29
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ...............................................................29
Bảng 4.4 Số lao động chính ...............................................................................31
Bảng 4.5 Số năm kinh nghiệm trồng khoai lang của nông hộ .............................31
Bảng 4.6 Số năm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ ........................................32
Bảng 4.7 Phân bổ diện tích đất của nông hộ.......................................................34
Bảng 4.8 Tỷ lệ sở hữu sổ đỏ của nông hộ...........................................................34

Bảng 4.9 Nhận định mức lãi suất của nông hộ ...................................................35
Bảng 4.10 Các nguồn vốn vay chính thức mà nông dân đang tiếp cận...............36
Bảng 4.11 Phân bổ số tiền trả lãi vay .................................................................36
Bảng 4.12 Sử dụng vốn vay sản xuất trong năm 2010 của nông hộ ...................38
Bảng 4.13 Tác động của nguồn vốn vay.............................................................39
Bảng 4.14 Khả năng đáp ứng qui mô sản xuất của lượng vốn vay được .............40
Bảng 4.15 Lợi nhuận từ vốn vay so với mục đích sử dụng .................................40
Bảng 4.16 Kết quả hồi qui tuyến tính cho những nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận từ sản xuất Lúa-khoai lang của nông hộ .............................................42
Bảng 4.17 Kiểm tra của tổ chức cho vay ...........................................................44
Bảng 4.18 Lý do số tiền vay ít hơn số tiền đề nghị ............................................44
Bảng 4.19 Nguyên nhân không trả nợ đúng hạn ................................................45

- xii -


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long......................................................10
Hình 2.2 Bản đồ huyện Bình Tân.......................................................................14
Hình 3.1 Quy trình xét duyệt cho vay ................................................................23
Hình 4.1 Quan hệ xã hội của nông hộ ................................................................30
Hình 4.2 Các nguồn học hỏi thông tin kỹ thuật ..................................................33
Hình 4.3 Nguồn gốc đất .....................................................................................33
Hình 4.5 Mục đích sử dụng vốn vay ..................................................................37
Hình 4.6 Nguồn tiền trả nợ của nông hộ.............................................................38

- xiii -



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CSXH

: Chính sách xã hội

TCTD

: Tổ chức tín dụng

QTDND

: Quỹ tín dụng nhân dân

NGO

: Tổ chức phi chính phủ (Non Govement Organization)

UBND


: Ủy ban nhân dân

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

- xiv -


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền
móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời gian qua phải kể đến vai trò của nguồn vốn. Thị
trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh
hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với nhu cầu hình
thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Đào
Thị Thanh Tú, 2011). Góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân
dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính
sách tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp - nông thôn, nhờ đó hoạt động của mạng
lưới tín dụng chính thức cho nông nghiệp - nông thôn nước ta ngày càng phát triển cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu, điều đó đã giúp cho nhiều hộ nông dân cải thiện được tình
trạng thiếu vốn, nhằm hạn chế và đi đến loại trừ tín dụng phi chính thức nhằm xóa bỏ
hiện tượng cho vay nặng lãi. Mạng lưới tín dụng chính thức cho vay đến nông nghiệp nông thôn không chỉ các Ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ tín
dụng Nhân dân (QTDND), mà còn cả các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể.
Đồng bằng sông Cửu Long xưa nay vốn là một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu,
người nông dân được ví như đang sống trên một cánh đồng “vàng”. Tuy nhiên, đã bao

đời nay họ vẫn nghèo, việc tiếp cận với dịch vụ ngân hàng dường như quá xa lạ, đầu tư
phát triển nông nghiệp, nông thôn cho khu vực ĐBSCL hiện vẫn là điểm nghẽn của cả
nền kinh tế (Lê Nguyễn, 2012).
Theo Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam,
hiện nguồn vốn tín dụng của ngân hàng chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của
nông dân. Chính điều này, đã làm cho nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL không thể
phát triển nhanh và tăng giá trị gia tăng được, do thiếu vốn đầu tư.
Theo Võ- Tòng Xuân, cho rằng, các chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người
nghèo từ trước tới nay đã phát huy tác dụng tích cực, nhưng hiệu quả mang lại vẫn
chưa cao. Để người nông dân ở vùng ĐBSCL thoát nghèo một cách hiệu quả thì cần
phải tái cơ cấu các hình thức sản xuất nông nghiệp, trong đó nông dân và doanh nghiệp
là đối tác và nhất thiết phải tạo điều kiện ưu đãi để doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác với
nông dân.

-1-


Tỉnh Vĩnh Long là một trong những Tỉnh thuộc Khu vực đồng bằng sông Cửu
Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước và chủ yếu là nền kinh tế thuần nông, công
nghiệp và dịch vụ phát triển không đáng kể nhưng đến nay chi nhánh đã đã có nhiều
cố gắng tìm những dự án đầu tư có hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng, đặc biệt việc
tiếp cận và sử dụng vốn vay chính thức là đầu tư phát triển chủ yếu của Nhà nước vào
những dự án trọng điểm góp phần thúc đẩy nền kinh tế Tỉnh Vĩnh Long phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long
phát triển ngang tầm khu vực.
Trong thực trạng chung về việc sử dụng vốn vay của ĐBSCL, Huyện Bình Tân là
một trong 08 huyện thị thuộc tỉnh Vĩnh Long, huyện mới được thành lập năm 2007,
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà cụ thể là mô hình sản xuất lúa-khoai lang là
thu nhập chính của nông hộ, về cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn chưa thực sự thu hút
các nhà đầu tư đến với địa bàn huyện, nên nhu cầu về vốn để khôi phục và phát triển

sản xuất đang rất lớn nhưng vấn đề tiếp cận và sử dụng vốn của người dân chưa thực
sự được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
vay từ nguồn chính thức trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang tại huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục đích mang lại cái nhìn sâu sắc về
tầm quan trọng của tín dụng nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
giải quyết vấn đề về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và thu nhập của hộ sản
xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình vay và hiệu quả sử dụng vốn vay chính thức trong mô hình
sản xuất lúa-khoai lang tại ba xã Tân Thành, Thành Trung, Thành Đông của huyện
Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Đánh giá thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề tiếp cận và sử
dụng nguồn vốn vay chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay trong mô hình sản
xuất lúa-khoai lang của nông hộ tại huyện Bình Tân.
2) Đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn vay chính thức trong
mô hình sản xuất lúa-khoai lang của nông hộ.
3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay và hiệu quả sử
dụng vốn vay chính thức trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang.

-2-


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng về các nông hộ có sử dụng tín dụng chính thức ở ba xã Tân Thành,

Thành Trung, Thành Đông của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long hiện nay như
thế nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của người
dân là gì?
- Người dân sử dụng vốn vay chính thức có tác động hay không đến kết quả sản
xuất của nông hộ?
- Những biện pháp cụ thể nào nhằm phát huy hiệu quả vốn vay từ nguồn chính
thức và đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ nông dân?
1.4 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian và thời gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, cụ thể là ba xã:
Tân Thành, Thành Trung, Thành Đông.
Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.
1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian cũng như nguồn kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức để phân tích tình hình vay và hiệu quả
sử dụng vốn vay trong mô hình sản xuất lúa-khoai lang tại ba xã Tân Thành, Thành
Trung, Thành Đông của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, từ đó đưa ra giải pháp phát
huy hiệu quả của tín dụng nông thôn cho nông dân của địa phương.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông dân sản xuất lúa-khoai lang có vay vốn từ các nguồn tín dụng chính
thức trên địa bàn ba xã Tân Thành, Thành Trung, Thành Đông của huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Sau khi nghiên cứu sẽ đánh giá được tình hình thực tế về hiệu quả sử dụng vốn
vay từ nguồn chính thức trong hoạt động sản xuất lúa-khoai lang, đồng thời đánh giá
được tác động của nguồn vốn vay đến hiệu quả hoạt động sản xuất của của hộ dân có
vay và các hộ không có vay vốn. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay của hộ dân sản xuất lúa-khoai lang. Đây là cơ sở giúp cán bộ địa phương có
được các giải pháp hướng dẫn người dân tiếp cận và sử dụng vốn vay ngân hàng hiệu

quả hơn.

-3-


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 HIỆN TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1 Tổng quan
Năm 1988, Việt Nam bãi bỏ hệ thống ngân hàng một cấp, và bắt đầu áp dụng hệ
thống hai cấp, với Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò như một ngân hàng trung ương.
Hai đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được tách ra thành hai ngân hàng
Thương mại Quốc doanh là Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam. Những bước phát triển quan trọng nhất ảnh hưởng đến khu vực tài chính nông
thôn trong giai đoạn chuyển tiếp từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường
là những thay đổi về cơ cấu tài chính chính thức và bán chính thức và cách thức hoạt
động của hệ thống ngân hàng. Những thay đổi bao gồm sự sụp đổ của những hợp tác
xã tín dụng truyền thống trong giai đoạn 1989-1990, và sự hình thành nhiều loại tổ
chức mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn (Phạm Vũ Lửa Hạ, 2003).
2.1.2 Các tổ chức tín dụng
• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) được thành lập
năm 1988 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12/1990, sau khi hai pháp lệnh
Ngân hàng có hiệu lực. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng NN&PTNT ngày càng
tăng, năm 2003 có 1.726 chi nhánh, phòng giao dịch, đến nay ngân hàng NN&PTNT
có hơn 2.000 chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước (Tạp Chí Ngân Hàng, 2009).
Theo UNDP (2004) Lãi suất trong khoảng 0,8-1,2%/tháng, và dao động trên thị
trường. Ngân hàng NN&PTNT đưa ra những công thức trả nợ khác nhau, từ trả nợ
trọn gói đến trả dần. Việc giãn nạn cũng không phải là hiếm, nhưng đối với những
khoản nợ đọng sẽ áp dụng lãi suất cao hơn so với ngân hàng chính sách xã hội (NH

CSXH).
Lê Thị Ngọc Linh (2006) phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng
NN&PTNT trong thời gian qua, đồng thời cũng phân tích và nêu lên những nguyên
nhân tác động đến quá trình vay vốn, thu hồi nợ và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay.
Từ những cơ sở lý luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tích luận án đã đưa ra một số
giái pháp phát huy hiệu quả công tác cho vay và hiệu quả sử dung vốn vay của nông
dân.
• Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số
131/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng
chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ

-4-


người nghèo. Qua gần 6 năm hoạt động, ngân hàng CSXH là ngân hàng có mạng lưới
lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với 65 chi nhánh cấp tỉnh và Sở giao
dịch; 601 phòng giao dịch cấp huyện, 8.649 điểm giao dịch cấp xã và trên 180.000 tổ
tiết kiệm và vay vốn. Hoạt động của ngân hàng CSXH đang từng bước được xã hội
hoá, ngân hàng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để thực hiện nghiệp
vụ uỷ thác cho vay vốn ưu đãi để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính
phủ.
• Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) bắt đầu từ một chương trình thí
điểm chịu sự giám sát của NHNN vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm
và tín dụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada. Khi đó,
một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN là khôi phục lòng tin của người dân
đối với hệ thống tín dụng nông thôn sau sự sụp đổ của hàng loạt hợp tác xã tín dụng.
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tín dụng hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ –
tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu ở nông thôn. Mục tiêu hoạt động là nhằm huy
động nguồn vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ, tương trợ cộng đồng, vì sự phát triển bền
vững của các thành viên. Theo thống kê, hiện nay, cả nước có 989 QTDND hoạt động

với tổng nguồn vốn gần 14.000 tỷ đồng (chưa tính QTDND Trung ương và 24 chi
nhánh), tổng dư nợ hơn 12.000 tỷ đồng, thu hút gần 1,3 triệu thành viên là đại diện hộ
gia đình (Tạp Chí Ngân Hàng, 2009).
• Ngân hàng cổ phần nông thôn hình thành từ việc sắp xếp lại hoặc sáp nhập các
hợp tác xã tín dụng. Tuy đạt một số kết quả khả quan với những chương trình cho phụ
nữ vay (phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ) với tỉ lệ trả nợ đến 98,3%, các ngân hàng
cổ phần vẫn còn hạn chế về phạm vi phục vụ hộ nghèo ở nông thôn. Các ngân hàng
này tập trung cho vay đối với những nông hộ và người buôn bán trong địa phương
phục vụ. Mức cho vay thường thấp, từ 1 đến 3 triệu, và cho các mục đích ngắn hạn
như mua hạt giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Lãi vay thường cao hơn 0,5% - 1% so
với lãi suất của ngân hàng NN&PTNT. Tất cả các ngân hàng này đều yêu cầu phải có
thế chấp mới được vay. Lượng vốn vay của nông hộ từ nguồn tín dụng chính thức chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố: nông hộ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng diện
tích đất của hộ, vị trí xã hội của hộ, chi tiêu trung bình một năm (Nguyễn Văn Ngân,
2004). Một trong những hạn chế của những ngân hàng này là thiếu vốn trầm trọng, và
rất thiếu tính thanh khoản. Một vấn đề khác là những ngân hàng này phải chịu mức
trần lãi suất tiền gửi do NHNN ấn định. Do vậy, còn hạn chế về khả năng huy động tiết
(Phạm Vũ Lửa Hạ, 2003).
Ngoài ra còn có các nguồn vốn vay trong khu vực tài chính bán chính thức(Các tổ
chức đoàn thể, quần chúng trong nước; Các chương trình, dự án tài chính vi mô) và
khu vực tài chính phi chính thức(Vay mượn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng;
Người cho vay lãi; Họ/hụi)
-5-


2.2 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÍN DỤNG NÔNG THÔN
 Ngày 12/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định số 41/2010/NĐCP Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định này quy định chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn. Chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính

sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông
thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của
nhân dân.
Các tổ chức tín dụng , tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tư tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân trên nguyên tắc tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Các tổ chức tín dụng thực hiện cơ chế bảo
đảm tiền vay theo quy định hiện hành và xác định mức cho vay không có bảo đảm đối
với từng đối tượng cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng và khả
năng quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng thông báo công khai
mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên cơ
sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng. Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách và
các chương trình kinh tế theo chỉ định của Chính phủ, được Chính phủ bảo đảm các
điều kiện để thực hiện thông qua các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong từng thời kỳ. Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ cho vay các đối tượng trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý
rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách
cụ thể khác trong từng thời kỳ.
Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án
sản xuất kinh doanh của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời
hạn vay vốn phù hợp.
Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các
chương trình kinh tế ở nông thôn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc cho
vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định. Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo cơ chế tín dụng
thương mại hiện hành. Những khoản cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các
tổ chức tín dụng do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác uỷ thác thì mức lãi suất

được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thoả thuận với bên uỷ thác. Các
-6-


tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận với khách
hàng, phù hợp với quy định của pháp luật.
 Quyết định 497/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ ký ngày 17/4/2009 về
việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp
và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Hỗ trợ lãi suất vay vốn mua thiết bị nông nghiệp, xây dựng nhà ở nông thôn Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất 100% và 4% đối với các khoản vay ngắn, trung hạn ngân
hàng bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị,
phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực
nông thôn. Đây là tinh thần tại Quyết định số 497/QĐ-TTg, được Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 16/04/2009.
Theo đó, hàng hóa sản xuất trong nước được hỗ trợ lãi suất bao gồm: Sản phẩm
máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp gồm:
các loại động cơ đốt trong (động cơ nhỏ dưới 30 CV, động cơ thủy dưới 80 CV); máy
gặt đập liên hợp; máy kéo, máy cày, máy xới, máy làm đất; máy gặt, tuốt lúa, sấy nông
sản, xát lúa gạo, bơm nước, phát điện, máy vò chè, tẽ ngô, gieo hạt; máy sục khí ôxy
nuôi thủy sản, các loại ghe xuồng có gắn động cơ; máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền,
trộn, đóng viên, đóng bánh thức ăn cho gia súc, gia cầm, máy vắt sữa, máy ấp, nở gia
cầm; xe tải nhẹ, máy vi tính để bàn; Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm: phân
bón hóa học các loại, thuốc bảo vệ thực vật; Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm
nhà ở khu vực nông thôn.
Đối với nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất
và chế biến nông nghiệp, mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa (riêng đối
với máy vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 5 triệu đồng/chiếc) và được hỗ trợ
100% lãi suất vay. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa
100% giá trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ha đối với vật tư sản xuất nông
nghiệp, không quá 50 triệu đồng đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn. Những hàng

hóa trên phải là sản phẩm được sản xuất trong nước và phải được đăng ký, niêm yết
giá bán và có nhãn hàng hóa theo quy định.
Để được vay vốn và hỗ trợ lãi suất, các tổ chức, cá nhân vay phải có địa chỉ cư
trú hợp pháp và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực tiếp sản xuất
(không phải mua về để bán lại); có hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại theo
quy định.
Các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường, thực
hiện giảm trừ số tiền lãi được hỗ trợ vào số tiền lãi phải trả cho các tổ chức, cá nhân
vay khi đến hạn thu lãi vay. Không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc
đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
-7-


Các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời
gian từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/12/2009 của các tổ chức, cá nhân đối với các sản
phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và
máy vi tính thì thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Thời hạn vay đối
với các sản phẩm vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở là 12
tháng.
Các khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày
23/1/2009 và Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ không
thuộc phạm vi áp dụng của Quyết định này.
2.3 THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Anh Tú (2008) cho rằng Phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan
trọng quyết định sự thành bại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhiệm vụ này ngày càng cấp bách hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt
là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 70% dân số
sống ở nông thôn, phần lớn trong số đó là người nghèo và thiếu vốn. Việt Nam đang
rất cần một hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp
ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn, tạo đà

phát triển kinh tế xã hội.
Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng thương mại trên cả nước đến Vĩnh Long
đầu tư mở chi nhánh, phòng giao dịch. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có
gần 100 điểm giao dịch của các ngân hàng. Mạng lưới giao dịch ngày càng được mở
rộng và chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt nhu
cầu của người dân. Nhưng không vì thế mà hoạt động ở các quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh ngày càng hạn chế, trái lại có sự tăng trưởng cao trong thời gian gần đây.
Tuy mới đi vào hoạt động gần một năm nay nhưng Quỹ tín dụng nhân dân
huyện Bình Tân đã nhanh chóng tạo được uy tín, thu hút được nhiều khách hàng. So
với thời điểm cuối năm 2010, dư nợ vay của Quỹ tín dụng nhân dân huyện Bình Tân
hiện tăng gần 50%, đặc biệt là nguồn vốn huy động tăng gần 80%.
Hiện toàn tỉnh có 3 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động. Ngoài 2 quỹ tín
dụng nói trên, một quỹ tín dụng còn lại thuộc huyện Long Hồ. Theo thống kê của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, tất cả 3 quỹ tín dụng này đều hoạt
động có hiệu quả, đặc biệt trong những tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng cao.
Ước đến cuối tháng 6/2011, nguồn vốn huy động của 3 quỹ đạt 18 tỷ đồng, tăng 33%
so với đầu năm và dư nợ cho vay đạt 28 tỷ đồng, tăng 21%. Đây mức tăng trưởng khá
cao của các quỹ tín dụng hoạt động trong điều kiện cạnh trang gay gắt của các ngân
hàng thương mại.

-8-


Theo qui định, các quỹ tín dụng được phép huy động vốn với lãi suất cao hơn
0,5% so với mức trần qui định đối với các ngân hàng thương mại. Đây là một lợi thế
của quỹ tín dụng để thu hút khách hàng. Một ưu điểm khác ở các quỹ tín dụng là trong
cho vay khách hàng không phải chờ đến kỳ hạn và đủ số tiền đã vay mới đem trả cho
quỹ tín dụng. Người vay có thể trả dần vốn vay, lãi suất được tính trên vốn vay thực tế,
đồng thời không phải tốn phí cho việc trả vốn trước hạn.
Từ những món vay nhỏ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, nhiều hộ đã ổn

định cuộc sống, thậm chí vươn lên khá giàu. Qua đó, cuộc sống của người dân nói
chung, đặc biệt là người dân nông thôn ngày được cải thiện. Có thể nói, các quỹ tín
dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò hợp tác tháo gỡ khó khăn về vốn,
tăng cường đầu tư phát triển nhanh kinh tế hộ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của
địa phương (Tấn Xuân, 2011)
Năm 2012, Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Vĩnh Long tăng cường kết
hợp với các đoàn thể được ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách và chính quyền địa
phương kiểm tra chặt chẽ 6 công đoạn nhận ủy thác trong thực hiện quy trình cho vay
vốn đối tượng chính sách, nâng suất đầu tư đối với những hộ có khả năng nhanh chóng
thoát nghèo. Ngân hàng tiếp tục triển khai 11 chương trình tín dụng chính sách với
tổng nguồn vốn cho vay 1.133 tỷ đồng, tăng 20,31% so với thực hiện năm 2011, tạo
điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, tăng
thêm thu nhập ổn định cuộc sống (TXVN, 2012).
2.4 TỔNG QUAN TỈNH VĨNH LONG
2.4.1 Tổng quan
Vĩnh Long là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Qua quá trình
sinh sống lâu đời, các dân tộc đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hoá đặc trưng cho
vùng đất này. Tỉnh có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói
tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử
văn hoá như: thành Vĩnh Long được xây dựng vào triều Nguyễn, miếu Công Thần,
đình Tân Giai, đình Tân Hoà, Văn Miếu....

-9-


×