Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý THIẾT kế kỹ THUẬT CỐNG cầu lớn HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỐNG CẦU LỚN
HUYỆN MANG THÍT-TỈNH VĨNH LONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NỘI DUNG GỒM:

ĐẶNG TRÍ CƯỜNG

- 1 QUYỂN THUYẾT MINH

MSSV: 1076818

- 1 QUYỂN PHỤ LỤC

LỚP: Xây Dựng Công Trình Thủy

- 9 BẢN VẼ A1

Khóa: 33

Cần Thơ, tháng 12/21011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỐNG CẦU LỚN
HUYỆN MANG THÍT-TỈNH VĨNH LONG

(PHẦN THUYẾT MINH)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Ths. TRẦN VĂN HỪNG

ĐẶNG TRÍ CƯỜNG
MSSV: 1076818
LỚP: Xây Dựng Công Trình Thủy
Khóa: 33

Cần Thơ, tháng 12/21011




LỜI CẢM ƠN
…  …

Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã hoàn
thành xong chương trình đào tạo của ngành, đánh dấu cho bước ngoặc quan trọng ấy
chính là hòan thành luận văn tốt nghiệp đại học.Quyển luận văn này là kết quả của cả
một quá trình học tập, phấn đấu, tìm tòi, học hỏi của bản thân, sự giảng dạy tận tình
của Quý Thầy cô, , sự ủng hộ của gia đình, sự chia sẻ và giúp đỡ từ bạn bè….
Trước tiên là lòng biết ơn sâu sắc nhất công ơn sinh thành nuôi dạy của Cha và
Mẹ dành cho con, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con sống và học tập.
Em xin cảm ơn toàn thể Quý thầy Cô của trường Đại Học Cần Thơ nói chung
và của Khoa Công Nghệ nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết và bổ
ích từ đại cương đến chuyên ngành để em góp vào hành trang trong cuộc sống cụ thể
là có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Trần Văn Hừng đã hướng dẫn
cho em tận tình, ân cần, cung cấp và đề ra những định hướng trong suốt quá trình học
và làm luận văn của em.
Em xin cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Công Nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất để chúng em có thể hòan thành luận văn đúng tiến độ.
Cuối cùng là lời cảm ơn của em gởi đến tất cả các bạn cùng học ngành Xây
Dựng Công Trình Thủy khóa 33và các anh chị khóa trước đã giúp đỡ và đóng góp cho
em những kiến thức bổ ích để em có thể hòan thành luận văn một cách tốt nhất.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và lượng kiến thức thì bao la vô tận nên
khó tránh khỏi những thiếu xót trong khi thực hiện đề tài. Em rất mong được sự đóng
góp và ý kiến quí báu của Quý Thầy Cô và bạn bè để ngày càng hòan thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đặng Trí Cường



NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Họ - Tên CBHD: Ths. TRẦN VĂN HỪNG
Nội dung nhận xét:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN:
Họ - Tên CBPB 1:……………………………………..
Nội dung nhận xét:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………

Họ - Tên CBPB 2:……………………………………..
Nội dung nhận xét:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………..................


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Bộ thủy lợi (1979), sổ tay kỹ thuật thủy lợi, tập I, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Bộ thủy lợi ( 1982), sổ tay kỹ thuật thủy lợi, tập IV, nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Châu Ngọc Ẩn, Nền móng công trình, Nhà xuất bản Xây Dựng.
Hòang Vĩ Minh, bài giảng cơ học đất, đại học Cần Thơ.
Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Đức, bài giảng thủy văn công trình, Đại học Cần
Thơ.
6. Lê Văn Nam, công trình giao thông phần II: Công trình cầu, Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – 2006.

7. Nguyễn Đình Cống, tính tóan thực hành cấu kiện bê tông cốt thép tập I, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
8. Nguyễn Văn Liêm, bài giảng nền móng công trình,Đại học Cần Thơ.
9. Nguyễn Văn Liêm, bài giảng Cầu giao thông, Đại Học Cần Thơ.
10. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng (1996), hướng dẫn đồ án nền và
móng, Nhà xuất bản xây Dựng,Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
11. Trần Thị Thôn, bài tập thiết kế kết cấu thép, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP
Hồ Chí Minh.
12. Trần Văn Hừng, bài giảng thủy lực công trình, Đại Học Cần Thơ.
13. Trần Văn Tỷ, Trần Văn Hừng, giáo trình thủy công, Đại Học Cần Thơ.
14. Trịnh Bốn (1998), thiết kế cống, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
15. Võ bá Tầm, kết cấu bêtông cốt thép tập I,II, Nhà xuất bản đại học quốc gia
Thành Phố Hồ chí Minh.
16. Vũ Mạnh Hùng (1996), sổ tay thực hành kết cấu công trình, Nhà xuất bản Xây
Dựng.
17. Trần Văn Hộ, công trình trên nền đất yếu, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh.
18. Đòan Định Kiến, Nguyễn Văn Tấn, Phạm Văn Hội, Phạm Văn Tư, Lưu Văn
Tường, kết cấu thép, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.


KẾT LUẬN
- Thuận lợi:
+ Chúng em được sự hướng dẫn tận tình của các bộ hướng dẫn cùng các thầy cô khác
trong khoa Công Nghệ. Các Thầy, Cô luôn nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho sinh viên.
+ Chúng em được các Thầy, Cô hỗ trợ và hướng dẫn các phần mềm để rút ngắn thời
gian làm đề tài, có hướng đi đúng và cập nhật cách tính mới.
+ Các phần mềm tin học: Word, Execl, Auto Cad, Sap, Hitosoft,… góp phần thuận lợi
cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Khó khăn:

+ Kiến thức còn hạn hẹp.
+ Chưa có kinh nghiệm thực tế.
+ Tài liệu tham khảo chưa đủ.
+ Một số cách tính mới chúng em chưa được học nên mất nhiều thời gian nghiên cứu.
+ Thông qua các buổi hướng dẫn đề tài. Phát hiện ra sai sót chúng em phải giải lại nên
mất nhiều thời gian.
- Kết luận:
Thông qua việc làm đề tài chúng em mới thấy được mối liên kết chặt chẽ và tần quan
trọng của các môn học, giữa lí thuyết và thực hành. Qua đó chúng em tổng hợp được
kiến thức và tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong học tập cung như trong
cuộc sống lao động sau này


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KTXD


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2011

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
Năm học: (2011 – 2012)
1. Họ và tên sinh viên: ĐẶNG TRÍ CƯỜNG

MSSV: 1076818

Ngành: Xây Dựng Công Trình Thủy


Khóa: 33

2. Tên đề tài : Thiết kế kỹ thuật Cầu Lớn, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
3. Địa điểm thực hiện: Khoa Công Nghệ, Trường Đại Học Cần Thơ
4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Ths. TRẦN VĂN HỪNG
5. Mục tiêu của đề tài: Hệ thống hóa lại kiến thức đã học, áp dụng vào thiết kế kỹ thuật
một công trình thủy lợi.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
Các nội dung chính: Thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ kỹ thuật công trình.
Giới hạn của đề tài: Thiết kế kỹ thuật, lập bản vẽ kỹ thuật.
Cần Thơ, ngày 7 tháng 12 năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN ĐĂNG KÝ

TRẦN VĂN HỪNG

ĐẶNG TRÍ CƯỜNG

DUYỆT CỦA KHOA

BỘ MÔN DUYỆT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KTXD
-----oOo-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----oOo----Cần Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2011

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Năm học: 2011 – 2012)


1.Tên đề tài: Thiết kế kỹ thuật cống Cầu Lớn, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
2. Họ và tên sinh viên thực hiện: Đặng Trí Cường.
3. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Ths.Trần Văn Hừng.
4. Đặt vấn đề
4.1. Khái quát về tiểu dự án
Dự án Cống Cầu Lớn nằm trong dự án phát triển thủy lợi Long Mỹ-Thanh Đức thuộc
ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Diện tích phục vụ của
Cống là 1300 ha.
Dự án Cống Cầu Lớn giới hạn bởi tỉnh lộ 31 ở phía Bắc, rạch Bà Văn là phần giới
hạn ở phía Nam và phía Đông, Phía Tây được giới hạn bởi kênh Bà Rồng và kênh Cái
Kè.
4.2. Nhiệm vụ của công trình
- Ngăn lũ, tiêu úng, xã phèn bảo vệ 1300ha đất tự nhiên.
- Tạo nguồn nước tưới phục vụ cho 910ha đất sản xuất nông nghiệp , bảo vệ sản xuất
nông nghiệp cho 3 vụ ổn định, cho năng suất cao ổn định cho vùng hưởng lợi cống.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, giao thông thủy bộ, tạo điều kiện ổn định và phát
triển cho một số hộ dân cư trong vùng hưởng lợi.
- Cải tạo môi trường, phát triển các ngành kinh tế khác trong vùng.
=> Giải quyết những khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân
dân vùng hưởng lợi.


5. Mục đích yêu cầu

5.1. Đối với công trình
Để phát huy tối đa nhiệm vụ công trình kiểm soát lũ cả năm, phục vụ tưới, tiêu, sổ
phèn, ngăn mặn, lấy phù sa cải tạo đất nông nghiệp, kết hợp phát triển giao thông thủy
bộ, cải tạo môi trường sinh thái.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, giao thông thủy bộ, tạo điều kiện ổn định và phát
triển cho một số hộ dân cư trong vùng hưởng lợi.
5.2. Đối với luận văn
Thiết kế kỹ thuật một công trình thủy lợi, sử dụng lý thuyết tính toán kết cấu, bê
tông cốt thép, tính toán thủy văn và thủy lực; cách bố trí bản vẽ kỹ thuật và trình bày bản
vẽ thuyết minh,… để thực hiện tốt luận văn tốt nghiệp.
6. Địa điểm, thời gian
Địa điểm: Khoa Công Nghệ, Trường Đại Học Cần Thơ
Thời gian thực hiện: 14 tuần từ ngày …/…/20… đến ngày …/…/20…
7. Các nội dung chính của đề tài
Chương 1 Giới thiệu chung
Chương 2 Tính toán thủy lực
Chương 3 Thiết kế cửa van
Chương 4 Thiết kế cầu công tác
Chương 5 Thiết kế cầu giao thông
Chương 6 Tính toán ổn định
Chương 7 Tính toán kết cấu thân cống
Chương 8 Tính toán kết cấu tường cánh và bể tiêu năng

PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giới hạn đề tài: Thiết kế kỹ thuật, lập bản vẽ kỹ thuật.
8. Phương pháp thực hiện đề tài.


Thu thập số liệu thủy văn (số liệu mưa, số liệu triều) của trạm thủy văn

Sử dụng lý thuyết tính toán thủy lực – thủy văn để xác định các thông số kỹ thuật
của công trình.
Phần mềm hổ trợ tính toán kết cấu công trình theo cơ học kết cấu, dùng phần mềm
Sap 2000 để giải.
Dùng phần mềm AutoCad để thể hiện bản vẽ kỹ thuật.
Dùng phần mềm Excel, Word để tính toán và xử lý văn bản.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN ĐĂNG KÝ

TRẦN VĂN HỪNG

ĐẶNG TRÍ CƯỜNG

DUYỆT CỦA KHOA

BỘ MÔN DUYỆT


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỌ VÀ TÊN CBHD: Ths. TRẦN VĂN HỪNG
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
HỌ VÀ TÊN CBPB: Ths. TRẦN VĂN TỶ
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..


SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG


1.1.


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1.1.

Khái quát về dự án Cống Cầu Lớn

Dự án Cống Cầu Lớn nằm trong dự án phát triển thủy lợi Long Mỹ-Thanh Đức
thuộc ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Diện tích phục vụ
của Cống là 1300 ha.
Dự án Cống Cầu Lớn giới hạn bởi tỉnh lộ 31 ở phía Bắc, rạch Bà Văn là phần giới
hạn ở phía Nam và phía Đông, Phía Tây được giới hạn bởi kênh Bà Rồng và kênh Cái
Kè.
Tổng diện tích tự nhiên: 1300 ha
Diện tích đất nông nghiệp: 910 ha
1.1.2.

Tình hình ngập úng của vùng

Ảnh hưởng: ảnh hưởng do Triều Cường vùng cửa sông Cổ Chiên thường xuyên
xảy ra, địa hình không cao nên khả năng thoát nước chậm.
1.1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ của công trình

- Ngăn lũ, tiêu úng, xã phèn bảo vệ 1300ha đất tự nhiên.
- Tạo nguồn nước tưới phục vụ cho 910ha đất sản xuất nông nghiệp , bảo vệ sản xuất
nông nghiệp cho 3 vụ ổn định, cho năng suất cao ổn định cho vùng hưởng lợi cống.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, giao thông thủy bộ, tạo điều kiện ổn định và
phát triển cho một số hộ dân cư trong vùng hưởng lợi.
- Cải tạo môi trường, phát triển các ngành kinh tế khác trong vùng.

=> Giải quyết những khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân
dân vùng hưởng lợi.
1.1.4.

Giới thiệu về công trình cống Cầu Lớn

Chương 1: Giới Thiệu Chung

Trang 1


SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

Cống Cầu Lớn là một trong những chủ trương đàu tư, xây dựng các công trình
thủy lợi năm 2002-2003 của UBND tỉnh Vĩnh Long giao cho ngành Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn tỉnh Vĩnh Long, nằm trong dự án thủy lợi Long Mỹ-Thanh Đức
thuộc ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
1.2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.2.1.

Vị trí công trình

- Dự án Cống Cầu Lớn nằm trong dự án phát triển thủy lợi Long Mỹ-Thanh Đức
thuộc ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Diện tích phục vụ

của Cống là 1300 ha.
1.2.2.

Điều kiện khí tượng thủy văn

- Sông Mang Thít nối liền sông Tiền với sông Hậu, chảy quan địa phận các huyện
Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, không những là một thủy lộ quan trọng
của - Sông Cổ Chiên là một chi lưu của sông Tiền, chảy qua địa phận các huyện Long
Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, vừa là nguồn nước tới quan trọng cho cây trồng, vừa là
đường giao thông thủy và khu vực nuôi thủy sản nước ngọt.
Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có nước ngọt quanh năm và hằng năm được bồi
đắp một lượng phù sa lớn từ sông Tiền, sông Hậu. Nguồn nước mặt của hai con sông
chính là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Sông Tiền
và sông Hậu cũng là đường giao thông thủy quan trọng để Vĩnh Long thông thương
với các tỉnh bên ngoài. Ngoài ra, trong tỉnh còn có nhiều sông suối, kênh rạch khác,
tạo thành một mạng lưới chằng chịt, có giá trị giao thông vận tải và cung cấp nước cho
sinh hoạt, sản xuất.
Chế độ thủy văn ở đây chịu ảnh hưởng bởi khí hậu theo mùa, lưu lượng dòng chảy của
các con sông phân phối không đều giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, nước sông
lên cao đem theo phù sa (tháng 8 - 10), trung bình từ 0,25 - 0,31k g/m3 có thể kéo sâu
vào nội đồng từ 15 - 25 km thuận lợi cho nhân dân trồng các loại cây hoa màu và nuôi
trồng thủy sản. Vào mùa khô, mực nước sông xuống thấp, gây ra tình trạng thiếu nước
ở nội đồng và nhiễm mặn ở các vùng ven cửa sông.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chế độ thủy văn của vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, Vĩnh Long nói riêng có những diễn biến thất
thường:
Chương 1: Giới Thiệu Chung

Trang 2



SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

- Vào mùa mưa, mực nước dâng cao gây ngập trên diện rộng, đôi khi nước ngập xảy ra
ngay trong mùa khô gây trở ngại trong sản xuất, sinh hoạt của người dân sống ngoài
vùng đê bao. Tại Vĩnh Long, theo số liệu đo đạt trong những năm gần đây của Trung
tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long, mực nước sông, rạch trên địa bàn tỉnh
tăng lên hàng năm. Tình trạng trên đã gây ngập trên diện rộng, trên 13.000 nhà dân,
13.381 ha lúa Đông Xuân mới xuống giống (trong đó có 2.418 ha bị chết hoàn toàn),
trên 6.700 ha vườn cây ăn trái, hàng trăm km đường giao thông, bờ bao bị tràn...thiệt
hại trên 17 tỷ đồng.
1.2.3. Điều kiện địa chất
1.2.3.1. Cấu trúc địa tầng
Cấu trúc địa tầng tại mỗi vị trí cụ thể có khác nhau nhưng qua kết quả khảo sat địa
chất tại 24 vị trí cống cấp 2 thì nhìn chung bao gồm các lớp sau:
-

Lớp 1a:

Lớp mặt: sét màu nâu đen, xám tro, xám đen, vàng nâu, lẫn mùn, rễ thực vật.
Trạng thái: dẻo cứng – dẻo mềm
Độ dày: khoảng 1 mét.
-

Lớp 1:

Bùn sét hưu cơ màu xám đen, chuyển dần sang xám tro, xanh đen nhạt. Cuối tầng

có lẫn vỏ sò, hến nhỏ.
Trạng thái: chảy – dẻo chảy.
Độ dày: khoảng 8 đến 15 mét.
-

Lớp 1’:

Bùn sét hữu cơ , màu xám đen, xanh đen. Trong tầng có xen kẹp ổ thớ mỏng cát
hạt mịn. cuối lớp lẫn ít sạn sỏi vón kết cứng.
Trạng thái: dẻo mềm – dẻo chảy, kém chặt.
Độ dày: khoảng 7 đến 10 mét.
-

Lớp 1c:

Á cát trung – nặng màu xám xanh, mềm rời, kém chặt, lẫn vỏ sò, hến nhỏ, màu
xám trắng.
Chương 1: Giới Thiệu Chung

Trang 3


SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

Độ dày: lớn hơn 7 mét.
-


Lớp 2:

Sét màu xám nâu đỏ, xám vàng nhạt, loang lổ xám xanh. Đôi chổ kẹp ít ổ, lớp
mỏng cát mịn và lẫn ít sạn sỏi vón kết cứng.
Trạng thái: dẻo cứng, nửa cứng – cứng.
1.2.3.2. Thổ nhưỡng
- Đất ở đây được chia thành 3 nhóm chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất nhiễm phèn và
nhóm đất cát giồng.
- Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở
vùng đất cao ven sông Tiền và sông Hậu. Đây là nhóm đất tốt, thành phần cơ giới thịt
nhẹ và thịt trung bình, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt thích nghi với
việc canh tác lúa cao sản và cây ăn trái. Loại đất này đã được khai thác và đưa vào sử
dụng hầu hết diện tích.
1.3.

TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ

1.3.1.

Địa giới hành chính của khu dự án

- Vị trí hưởng lợi của công trình thủy lợi Dự án Cống Cầu Lớn thuộc ấp Mỹ
Phú, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
-Khu dự án được giới hạn bởi:
+Phía Đông: giáp kênh Bà Bồng.
+Phía Tây: giáp sông Cái Kè.
+Phía Nam: giáp rạch Bà Văn.
+Phía Bắc: giáp tỉnh lộ 31.
1.3.2.


Tình hình sử dụng đất đai và sản xuất nông nghiệp hiện nay

1.3.2.1. Sử dụng đất
Tình hình phân bố đất đai hiện tại trong vùng hưởng lợi của công trình thủy lợi dự
án phát triển thủy lợi Long Mỹ-Thanh được thống kê như sau:
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất
TT

Hạng mục

Chương 1: Giới Thiệu Chung

Đơn vị

Diện tích
Trang 4


SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

Tổng diện tích đất tự nhiên

Ha

1300

1


Diện tích đất nông ghiệp

Ha

910

2

Diện tích đất rừng

Ha

0

3

Diện tích đất chuyên dụng

Ha

280

4

Diện tích đất khác

Ha

110


Việc sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu dùng vào việc trồng lúa, cây ăn trái, sau
đó là trồng rau, màu và cây công nghiệp.
1.3.2.2. Hiện trạng thủy lợi
Tổng vùng có hệ thống kênh trục và kênh cấp 1 hoàn chỉnh, hệ thống kênh cấp 2
phát triển khá nhanh nhưng vẫn chưa đồng đều, có một số khu vực mật độ kênh quá
mức cần thiết nhưng vẫn có một số khu vực chưa đào đủ mật độ, một số kênh bị bồi
lắng làm hạn chế khả năng dẫn nước tưới tiêu.
Hệ thống nội đông tương đối phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh, phân bố không
đồng đều hầu hết do dân tự làm chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà chưa đáp ứng theo
yêu cầu vận hành của hệ thống.
1.3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông
1.3.2.3.1. Giao thông thủy
Sông Mang Thít nối liền sông Tiền với sông Hậu, chảy quan địa phận các huyện
Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn, không những là một thủy lộ quan trọng
của - Sông Cổ Chiên là một chi lưu của sông Tiền, chảy qua địa phận các huyện Long
Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chi chít với những con
sông nước lợ rộng mênh mông tiếp giáp với cửa biển. Tải trọng lớn nhất của các ghe
bầu qua lại là 200 tấn chuyên chở các loại vật liệu xây dựng, hàng hóa sinh hoạt, các
loại nông ngư cơ, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp và nhất là chuyện chở các
sản phẩm nông nghiệp đi giao lưu buôn bán trên thị trường.
1.3.2.3.2. Giao thông bộ
- Đối với đầu tư xây dựng mới: đường có chiều rộng nền đường 6 m, mặt đường
rộng 3 m, kết cấu mặt đường là đá láng nhựa hoặc đan bêtông cốt thép chịu tải trọng 5
tấn. Cầu trên tuyến có kết cấu bê tông cốt thép, chiều rộng mặt cầu phần thông xe 3 m,
chịu tải trọng 5 tấn.
- Đối với trường hợp cải tạo nâng cấp đường ô tô đến trung tâm xã: đường có chiều
rộng nền đường 6,5 m, mặt đường 5,2 m, kết cấu mặt đường là đá láng nhựa, tải trọng
Chương 1: Giới Thiệu Chung


Trang 5


SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

10 tấn. Cầu trên tuyến có kết cấu bê tông cốt thép, chiều rộng mặt cầu phần thông xe 5
m, chịu tải trọng 10 tấn.
- Đối với cống qua đường: sử dụng cống bê tông ly tâm có khẩu độ và cao trình phù
hợp và đảm bảo chủ động cho việc thu và thoát nước.
- Cầu giao thông: toàn bộ các cầu trên các tuyến giao thông nông thôn có một cầu sắt
và cầu bê tông với tải trọng cũng chỉ đạt tới H3, H4 ngoài ra còn có một số cầu gỗ thô
sơ phục vụ cho việc sinh hoạt của dân cư ven các kênh rạch.
Nói chung về giao thông nội bộ trong vùng dự án chủ yếu là đường đất mặc dù có
chiều rộng khá lớn, mặt đường lồi lõm khiến việc đi lại không mấy dễ dàng, đặc biệt
trong 6 tháng mùa mưa.
1.3.3.

Phương hướng phát triển sản xuất

Trong những năm tới đây, huyện Mang Thít nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói
chung sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế về mọi mặt trong đó việc phát triển sản xuất nông
nghiệp là một mục tiêu hết sức quan trọng, vì đây là vùng có 88.83 % diện tích đất đai
là đất nông nghiệp. Trong đó có đến 65,00 % diện tích đất nông nghiệp là canh tác lúa.
Do đó vấn đề thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu, kiểm soát lũ nơi đây cần phải được
chú trọng và quan tâm đúng mức.
Với việc phân bố đất đai như hiện tại, để tăng sản lượng nông nghiệp thì mục
tiêu chính đặt ra là phải bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho 3 vụ ổn định, bảo vệ diện

tích vườn cây ăn trái, bảo vệ hạ tầng cơ sở, quy hoạch cây trồng hợp lý và áp dụng
khoa học kỹ thuật.
1.4.

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

1.4.1.

Các tác động, ảnh hưởng bất lợi trước khi xây dựng công trình

Vùng ảnh hưởng của dự hiện tại đang chịu những ảnh hưởng bất lợi không nhỏ của
thiên tai. Do hệ thống công trình thủy lợi không đủ tiêu thoát và ngăn lũ, dẫn ngọt nên
hàng năm đã gây bất lợi sau:
- Gây ngập úng vùng ven kênh.
- Do ảnh hưởng lũ khi mưa về nên diện tích canh tác 2, 3 vụ rất hạn chế.
- Thu nhập đầu người và mức số của người dân nơi đây khá thấp.
- Khả năng cung cấp nước ngọt khó khăn dẫn tới tình trạng vệ sinh trong sinh hoạt
kém.
Chương 1: Giới Thiệu Chung

Trang 6


SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

TKKT Cống Cầu Lớn

- Trong bối cảnh hiện tại, các kênh chủ yếu làm nhiệm vụ tiêu thoát nước trong mùa
mưa, lấy nước tưới bổ sung cho đồng ruộng và là tuyến giao thông thủy quan trọng

của nhân dân trong vùng.
1.4.2.

Các tác động, ảnh hưởng sau khi xây dựng công trình

1.4.2.1. Ảnh hưởng đối với kết quả sản xuất sinh hoạt
Khi xây dựng các công trình thủy lợi trong dự án chủ yếu là xây cầu Cống lớn
nhằm:
- Nâng số vụ canh tác trên các thửa ruộng từ 2, 3 vụ bấp bênh lên 3 vụ và lấy nước
ngọt tưới cho hoa màu, cây ăn trái.
- Đưa sản lượng lương thực hàng năm không ngừng tăng lên.
1.4.2.2. Ảnh hưởng đối với chất lượng nước
- Nếu chỉ xây dựng cống cấp 2 mà không xây dựng đê bao, kênh cấp 1 thì
chất lượng nước trong kênh rạch hay trong đồng không được cải thiện nhiều. Thực tế
khi xây dựng công trình cấp 2 sẽ tạo khả năng đưa nước ngọt, ngăn lũ từ sông Thục
vào nội đồng.
- Khi đồng thời xây dựng các cống cấp 2 và hệ thống đê bao sông Cổ Chiên thì
sẽ giải quyết ngăn lũ cho tòan bộ vùng hưởng lợi, dẫn trữ nước ngọt. Điều này có ý
nghĩa rất lớn trong gieo trồng và sinh hoạt của người dân.
1.4.2.3. Ảnh hưởng đối với giao thông
- Vùng hưởng lợi cống cấp 2 cũng như hầu hết các vùng khác trong tiểu dự án
Ômôn- Xà no là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vấn đề giao thông thủy là phổ biến
và tương đối quan trọng.
- Việc xây dựng các công trình thủy lợi mở rộng kênh rạch trong vùng sẽ tạo điều
kiện rất thuận lợi cho giao thông ở địa phuơng.
- Đặc biệt việc xây dựng cống cấp 2 và đắp đê bao dọc theo sông Cổ Chiên sẽ tạo
những thuận lợi rất lớn trong vấn đề giao thông bộ đi lại của bà con nông dân.

Chương 1: Giới Thiệu Chung


Trang 7


Chương 2: Tính Toán Thủy Lực

TKKT Cống Cầu Lớn

CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN THUỶ LỰC



2.1.

SỐ LIỆU TÍNH TOÁN

Diện tích tiêu: 1300(ha)
Diện tích tưới: 910(ha)
Cao trình bình quân mặt ruộng:Z mặt ruộng = 1.1 (m)
2.1.1. Mưa
Dựa vào tài liệu mưa đo tại trạm Mỹ Thuận từ năm: 1949 – 1965.
Qua tài liệu mưa quan trắc 17 năm, ta tìm ra tổ hợp mưa 1, 3, 5 ngày max liên tiếp
ứng với tần suất thiết kế P = 10% [xem phụ lục 2.2] ta có:
Bảng.2.1. Tần suất lưu lượng mưa ứng với tần suất P = 10%
Mưa

Mưa 1 ngày

Mưa 3 ngày


Mưa 5 ngày

Lượng mưa (mm)

209

260

300

2.1.2. Triều
Tài liệu triều đo tại Mỹ Thuận lấy mực nước thiết kế là năm 1984.
Vẽ biểu đồ đỉnh triều và chân triều dao động trong năm thiết kế.

SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

Trang 8


Chương 2: Tính Toán Thủy Lực

TKKT Cống Cầu Lớn

BIỂU ĐÒ TRIỀU SÔNG CỔ CHÊN 1984

CAO TRÌNH (M)

2.5
2

1.5
1
0.5

MAX
MIN

0
-0.5
-1
-1.5
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

THỜI GIAN (THÁNG)

Hình 2.1: Biểu đồ triều năm
Do kênh không chỉ để dẫn nước tưới và tiêu úng mà còn phục vụ cho giao thông
thủy nên ta chọn cao trình đáy kênh phải thấp hơn cao trình chân triều thấp nhất.
Dựa vào biểu đồ triều thiết kế năm 1984 (xem biểu đồ triều ở phần phụ lục 2), nên
chọn sơ bộ cao trình đáy kênh thượng và hạ lưu bằng – 3m.
Chọn cao trình đáy cống bằng cao trình đáy kênh ∇đc=∇đk = -3m.
Ta thấy số liệu triều tháng 10 có chân triều cao nhất và lượng mưa nhiều nhất nên
gây nhiều bất lợi nhất cho việc tiêu nước.Nên ta chọn triều tháng 10 để tính toán thiết
kế cống cho phù hợp
BIỂU ĐÒ TRIỀU SÔNG CỔ CHÊN THÁNG 10

CAO TRÌNH (M)

2.5
2

MAX
1.5

MIN


1
0.5
0
1

6

11

16

21

26

31

THỜI GIAN (NGÀY)

Hình 2.2: Biểu đồ triều tháng 10
Dựa vào biểu đồ tháng ta chọn ngày tiêu bất lợi có chân triều như sau:
-

Mưa 1 ngày tiêu 3 ngày:23-25/10

SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

Trang 9



Chương 2: Tính Toán Thủy Lực

-

Mưa 3 ngày tiêu 5 ngày:22-26/10

-

Mưa 5 ngày tiêu 7 ngày:21-27/10

2.2.

TKKT Cống Cầu Lớn

PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC CHO KHU VỰC

Tính toán theo theo phương pháp phương trình cân bằng nướccho khu vực khép
kín. Theo công thức sau:
Vmưa + Vthấm = Vbốc hơi + Vtc,
Trong đó:
Vmưa: thể tích mưa trong khu vực tại thời điểm tính toán;
V thấm: thể tích thấm vào khu vực;
Vbốc hơi: thể tích bốc hơi bề mặt;
V tc: thể tích tiêu tự chảy qua cống.
Trong tính toán do V thấm và V bốc hơi không lớn nên ta không xét đến. Do đó để
kiểm soát lượng nước trong khu vực chỉ cần tính lượng nước mưa, khả năng tự tiêu
chảy qua cống và lấy nước cho khu vực vào mùa khô.
2.3.


XÁC ĐỊNH KHẨU ĐỘ CỐNG
Chọn cao trình đáy cống: Chọn cao trình đáy cống bằng cao trình đáy kênh.
∇đáy cống = ∇đáy kênh = -3 m;

Tính theo phương pháp thử dần để chọn trước khẩu độ cống lập bảng tính thủy lực
chọn ra phương án đáp ứng được diện tích cần tiêu, tưới cho khu vực.
Trong tính toán thủy lực xem dòng chảy qua cống là dòng ổn định đều .
Như vậy để quản lý nước trong khu vực ta cần tính toán lượng mưa, khả năng tiêu
tự chảy qua cống.
Dựa vào biểu đồ quan hệ mực nước đồng và mực nước sông tính lưu lượng qua
cống khi tiêu và tưới theo từng giờ một.
Thể tích nước chảy qua cống trong thời gian một giờ được xác định như sau:
Vtc=3600* Qc

(với Qc: lưu lượng qua cống).

Cao trình Zs
Từ số liệu triều tháng 10, trích ra cao trình triều của 3 ngày tiêu(72giờ) từ 2325/10; 5 ngày tiêu(120giờ) từ 22-26/10; 7 ngày tiêu(168giờ) từ 21-27/10

SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

Trang 10


Chương 2: Tính Toán Thủy Lực

TKKT Cống Cầu Lớn

Cao trình mực nước đồng Zđ: sau khi mở cống được t giờ đối với trường hợp

tiêu như sau:
Zđ=Zđo-∆H+Hmưa
Trong đó:
Zđo: Cao trình mực nước đồng khi chưa mở cống
Zđo =Z mặt ruộng + a = 1.1+ 0.1= 1.2 (m)
Z mặt ruộng = 1.2(m)
a = 0.1 m khả năng ngập của cây lúa ở giai đọan làm đồng
∆H = Vtc/F
Vtc: thể tích nước tự chảy qua cống (m3);
Vtc= 3600 Qc
F: diện tích ảnh hưởng của cống
2.3.1. Cách xác định lưu lượng qua cống
Các bước xác định lưu lượng qua cống như sau :
2.3.1.1. Xác định trạng thái nước chảy qua cống.
-So sánh:

hn
h 
với  n  xem chế độ chảy qua cống ngập hay không ngập
Ho
 Ho  pg

trong đó:
+ hn : chiều sâu nước trên ngưỡng cống;
Với hn= ZMNS -Zđc ,

ZMNS:cao trình mực nước sông.

+ Ho : cột nước trước cống;
Với Ho= ZMNĐ - Zđc.

Nếu

hn
h 
>  n  =075÷0.85 thì chảy ngập và ngược lại chảy tự do.
Ho  Ho  pg

Khi lưu lượng chảy qua cống là chảy tự do thì dùng công thức :
Qc = m*b *Ho3/2* 2 g
trong đó :
m : hệ số lưu lượng;
SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

Trang 11


Chương 2: Tính Toán Thủy Lực

TKKT Cống Cầu Lớn

b : chiều rộng thông nước;
Ho : cột nước trước cống có kể đến lưu tốc đến gần.
Khi lưu lượng chảy qua cống chảy ngập dùng công thức sau :
2 * g * (H 0 − hn )

Qc = φng* b * h *

b : chiều rộng thông nước;
φng : hệ số ngập, khi cửa vào tương đối thuận, ngưỡng tròn có hệ số lưu

lượng m = 0.36 tra bảng 14-13 bảng tính thuỷ lực có φng = 0.96;
g: gia tốc trọng trường , g=9.81m/s2.
Tính toán trường hợp tiêu tháng 10
Bảng 2.2. Bảng tính chế độ chảy qua cống
(1) (2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)


(m)

Zs
(m)


hn
(m)

Ho
(m)

hn/Ho

Q
(m3/s)

Vtc
(m3)

∆H

Mưa
(m)

Chế độ

Giờ

(m)

chảy

trong đó:
Cột (1): số thứ tự cho từng giờ ;
Cột (2): Cao trình mực nước sông lấy theo biểu đồ triều

Cột (3): Cao trình mực nước đồng
Cột (4): Cao trình mực nước hạ lưu, hn = Zsi -Zđc;
Cột (5): Cao trình mực nước thượng lưu (trước cống), Ho = Zđi -Zđc;
Cột (6):Chế độ chảy qua cống ngập hay không ngập(xem ở phụ lục3);
Cột (7): lưu lượng qua cống tính theo công thức (1) khi chảy không
ngập, tính theo công thức (2) khi chảy ngập;
Cột (8): Thể tích tự chảy qua cống Vtc ;
Cột (8)= Cột (7) * 3600(s).
Cột (9): Lượng nước giảm xuống sau khi tiêu từng giờ qua cống;
Cột (9)= Cột (7)/diện tích ảnh hưởng của cống (ha).
Cột (10): chiều cao lớp nước rơi trong 1 giờ (m);
Cột (10)= lượng mưa/n*1000*24;

SVTH: Đặng Trí Cường
MSSV: 1076818

Trang 12


×