Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

LUẬN văn sư PHẠM vật lý NGHIÊN cứu THIẾT kế MẠCH GIAO TIẾP LABVIEW QUA ETHERNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 54 trang )

( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẠCH GIAO
TIẾP LABVIEW QUA ETHERNET

Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

Huỳnh Đặng Tứ Khá
MSSV: 1071094
Trần Tấn Phát
MSSV: 1071032

Ks. Nguyễn Văn Khanh

Cần Thơ, 12-2011


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

LỜI CAM ĐOAN


Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của thiết bị điện - điện tử, việc giao
tiếp với máy tính là hết sức cần thiết. Điều đó có thể giúp chúng ta theo dõi các đối
tượng làm việc ở nơi khác. “Nghiên cứu thiết kế mạch giao tiếp Lablview qua
Ethernet” là một đề tài hay và được ứng dụng phổ biến trong hệ thống nhà máy
công nghiệp, các công ty. Vì vậy chúng em chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho
mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài, có thể còn nhiều thiếu sót do kiến thức hạn
chế nhưng những nội dung trình bày trong quyển báo cáo này là những hiểu biết và
thành quả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Khanh.
Chúng em xin cam đoan rằng: những nội dung trình bày trong quyển báo cáo
luận văn tốt nghiệp này không phải là bản sao chép từ bất kỳ công trình nào đã có
trước. Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước nhà
trường.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm
2011
Nhóm sinh viên thực hiện
Huỳnh Đặng Tứ Khá
Trần Tấn Phát

1


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Công Nghệ - Đại học
Cần Thơ đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức để chúng em có thể thực
hiện luận văn này. Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn

Khanh bộ môn Tự Động Hóa, người đã quan tâm và trực tiếp hướng dẫn hai em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Trọng
Hiếu bộ môn tự động hóa, khoa công nghệ - Đại học Cần Thơ.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân đã cổ vũ , động viên tạo điều kiện để
em hoàn thiện đề tài này.
Trong suốt quá trình làm luận văn, do kiến thức còn hạn chế nên chúng em
đã gặp không ít khó khăn. Mong nhận được sự quan tâm, góp ý và giúp đỡ của các
thầy cô và các bạn để bản đề tài này hoàn thiện hơn.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2


( Word Reader - Unregistered )

www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày……..tháng…….năm 2011
Giáo viên phản biện

3


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………………………….4
DANH MỤC HÌNH ẢNH ………………………………………………………….5
KÍ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………6
TÓM TẮT …………………………………………………………………………..7
LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………...7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ………………………………………………8
1 ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………...8
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI …………………………………………………….8
3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………...8
4 HƯỚNG GIẢI QUYẾT …………………………………………………9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ………………………………………………..9

1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG ETHERNET ………………………………..9
1
KIẾN TRÚC GIAOTHỨC……………………………………9
2
CẤU TRÚC MẠNG VÀ KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN ……10
3
CƠ CHẾ GIAO TIẾP ……………………………………….11
4
KHUÔN DẠNG KHUNG THÔNG TIN CỦA ETHERNET.11
5
TRUY NHẬP BUS ………………………………………….12
2 CHUẨN IEEE 802.3 …………………………………………………...12
3 CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TIN DỰA THEO CHUẨN
ETHERNET ……………………………………………………………15
1
GIAO THỨC TCP/IP………………………………………..15
2
CẤU TRÚC GÓI TIN IP VÀ TCP ………………………….17
3
QUÁ TRÌNH KẾT NỐI CỦA GIAO THỨC TCP................18
4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LABVIEW ………………………………21
1
TÍNH NĂNG ………………………………………………..22
2
CÁC THÀNH PHẦN TRONG LABVIEW ………………...23
3
CÁC BƯỚC SOẠN THẢO MỘT VI TRONG LABVIEW…24
4
KỸ THUẬT GỠ RỐI TRONG LABVIEW ………………...25
5

CÁC KHỐI CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG …………………..25
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………28
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ETHERNET PIC 2 (EP2) …………………………..28
3.2 SENSOR NHIỆT ĐỘ DS18B20 ………………………………………30
3.3 PHẦN MỀM TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN ………………………………..30
4


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

3.4 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT CHÍNH……………………………………….32
3.5 LƯU ĐỒ GỬI GÓI TIN ……………………………………………….33
3.6 LƯU ĐỒ NHẬN GÓI TIN …………………………………………….34
3.7 LƯU ĐỒ XỬ LÝ GÓI TIN DÙNG GIAO THỨC TCP ………………36
3.8 CHƯƠNG TRÌNH LABVIEW ………………………………………..38
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ ………………………………………………………45
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ………………………………………………..45
2. HẠN CHẾ ……………………………………………………………...45
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ………………………………...45
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………46

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Chuẩn IEEE 802.3
Hình 2: Khuôn dạng khung thông tin Ethernet
Hình 3: Minh họa phương pháp CSMA/CD
Hình 4: Mô hình TCP/IP
Hình 5: Tổ chức địa chỉ IP
Hình 6: Quá trình thiết lập kết nối của giao thức TCP

Hình 7: Ứng dụng của Labview
Hình 8: Front Panel
Hình 9: Block Diagram
Hình 10: Các công cụ gỡ rối
Hình 11: Vòng lặp While
Hình 12: Cấu trúc lựa chọn Case
Hình 13: TCP open connection
Hình 14: TCP close connection
Hình 15: TCP listen.vi
Hình 16: TCP Write
Hình 17: TCP Read
Hình 18: Hình ảnh Ethernet Pic 2
Hình 19: Sơ đồ nguyên lý mạch EP2
5


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

Hình 20: Mã lệnh Labview gửi gói tin
Hình 21: Mã lệnh Labview nhận gói tin
Hình 22: Mã lệnh Labview chính

KÍ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCP/IP: Transmission Control Protocol / Internet protocol
PC: Personal Computer
LAN: Local Area Network
CSMA/CD: Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect
MAC: Medium Access Control

IPX/SPX: Internetwork Packet Exchange/Sequenced Packet Exchange
ACK: Acknowledgement
FIN: Force Identification Number
NI: National Instruments
USB: Universal Serial Bus
PCI: Peripheral Component Interconnect
PID: proportional–integral–derivative
DAQ: Delivered Audio Quality
FTP: File Transfer Protocol
HTTP: HyperText Transfer Protocol
ARP: Address Resolution Protocol
ICMP: Internet Control Message Protocol
DHCP: Dynamic Host Configuration Protocol
6


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

TÓM TẮT
Trong đề tài này, nội dung chủ yếu mà chúng tôi nghiên cứu là tìm hiểu một kit
tương thích chuẩn Ethernet sử dụng vi điều khiển Pic 18F67J60. Đồng thời tìm hiểu
về cách truyền nhận gói tin qua các giao thức mạng và xây dựng thuật toán nhận và
gửi dữ liệu qua mạng internet bằng giao thức mạng TCP/IP. Lập trình giao diện
Labview. Ý tưởng của đề tài là chuyển các đại lượng cần đo ( như nhiệt độ …)
thành các tín hiệu điện, sau đó PIC18F67J60 sẽ đọc tín hiệu điện này và giải mã
bằng các thuật toán đã được lập trình. Tín hiệu điện đã được giải mã sẽ được gửi lên
mạng internet qua giao thức TCP/IP. Người sử dụng sẽ truy cập vào trang web của
chương trình và quan sát các thông số đo được trên giao diện của trang web.


ABSTRACT
In this topic, the main contents which we find out a study is a kit compatible
Ethernet using microcontroller Pic18F67J60. Also find out how to transfer packets
across the network protocols and algorithms built to receive and send data over the
internet using TCP/IP. Labview programming interface. The idea of the subject is
7


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

moving the quantity to be measured (such as temperature …) into electrical signals,
then Pic18F67J60 will read the electrical signal this and decoded by the algorithms
have been programmed. The electrical signal is sent over the internet via TCP/IP
protocols. Users will access the web of the program and observe the parameters
measured on the interface of the site.

LỜI NÓI ĐẦU
Internet ngày nay đã trở thành một công cụ hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội, việc kết nối giữa các máy tính đã trở nên dễ dàng rất nhiều. Với
mong muốn xây dựng một phương thức kết nối giữa máy tính và thiết bị điều khiển
theo chuẩn Ethernet nhằm mục đích nâng cao kiến thức thực tiễn, chúng em đã được
sự giúp đỡ của thầy giáo – kỹ sư Nguyễn Văn Khanh, đã tiến hành nghiên cứu, xây
dựng mạch thiết bị điều khiển tích hợp giao diện truyền thông Ethernet.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1


ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của thiết bị điện- điện tử, việc giao
tiếp với máy tính là hết sức cần thiết. Điều này không những tận dụng được tài
nguyên, khả năng xử lý của máy tính mà còn giúp người sử dụng có thể theo dõi các
đối tượng làm việc phía dưới.
Hiện nay, có nhiều phương pháp kết nối máy tính với các thiết bị điều khiển
như thực hiện việc kết nối theo chuẩn RS232, RS485, RJ45 rất phổ biến, tuy nhiên
khi thực hiện việc kết nối các theo chuẩn này gặp phải một số vấn đề cơ bản sau:
· Khoảng cách kết nối giữa máy tính với thiết bị điều khiển khoảng
30-40m.
· Tốc độ truyền thông của RJ45 chỉ khoảng 10Mbs.
· Ghép nối điểm-điểm.

8


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

Những nhược điểm của các phương pháp giao tiếp trên cũng chính là những
ưu điểm của mạng Ethernet. Với những lợi thế của mình, mạng Ethernet đã trở
thành mạng phổ biến nhất trong các hệ thống nhà máy công nghiệp. Bên cạnh đó
vấn đề thiết kế giao diện điều khiển có thể dùng nhiều phần mềm. Labview là một
trong số đó, nó được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm, lĩnh vực khoa học kỹ
thuật như tự động hóa, điều khiển, điện tử, cơ điện tử, hàng không, hóa sinh, điện tử
y sinh,...với các công cụ mạnh cho việc phân tích và hữu dụng trong lập trình thời
gian thực thông qua các hình ảnh trực quan trong môi trường soạn thảo.
Để có thể giao tiếp Labview, kết nối thiết bị điều khiển với máy tính theo
chuẩn Ethernet, chúng em đã thực hiện đề tài này.

2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Thực hiện việc kết nối thiết bị điều khiển với PC thông qua cáp mạng

Ethernet chuẩn RJ45. Qua đó, thực hiện việc truyền và nhận dữ liệu giao tiếp
Labview dùng Ethernet.
3

NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, nhiệm vụ cần đặt ra là:
1. Thiết kế mạch phần cứng thiết bị điều khiển.
2. Xây dựng phần mềm giao diện Labview.
Thiết kế phần mềm giao diện Labview trên PC giúp người sử dụng thực hiện việc
truyền nhận dữ liệu, các giá trị đặt và theo dõi trạng thái đối tượng trên PC qua giao
diện Labview.
4

HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
- Thiết kế mạch dùng vi điều khiển Pic 18F67J60, đây là dòng vi điều khiển có
hỗ trợ giao tiếp internet qua cổng RJ45.
- Lập trình Labview: Cách nhận gói tin từ vi điều khiển truyền lên và máy tính
gởi xuống.
- Cách truyền và nhận gói tin theo giao thức TCP/IP.
- Lập trình phần mềm dùng MicroC với các hàm thư viện có sẵn.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
9



( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG ETHERNET:
Ethernet là công nghệ mạng LAN được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Được
phát triển vào giữa thập kỷ 1970 bởi các nhà nghiên cứu tại Xerox Palo Atlto
Research Center (PARC), Ethernet là một ví dụ thực tiễn của loại mạng cục bộ sử
dụng giao thức CSMA/CD. Ethernet ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong
các hệ thống công nghiệp. Bên cạnh việc sử dụng cáp đồng trục, đôi dây xoắn và
cáp quang, gần đây Ethernet không dây (Wireless LAN, IEEE 802.11) cũng đang
thu hút được sự quan tâm lớn.
1
KIẾN TRÚC GIAO THỨC:
Kiến trúc giao thức của Ethernet theo chuẩn IEEE 802.3 chỉ bao gồm lớp vật
lí và lớp MAC (Medium Access Control, lớp điều khiển truy nhập môi trường).

Hình 1: Chuẩn IEEE 802.3

2
CẤU TRÚC MẠNG VÀ KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN:
Về mặt logic, Ethernet có cấu trúc bus. Cấu trúc mạng vật lí có thể là đường
thẳng hoặc hình sao tùy theo phương tiện truyền dẫn. Bốn loại cáp thông dụng nhất
: Cáp đồng trục dầy, cáp đồng trục mỏng, cáp đôi dây xoắn, cáp quang.
Tên hiệu

Loại cáp


Chiều dài tối đa

Số trạm tối đa

10BASE5

Cáp đồng trục dầy

500m

100
10


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

10BASE2

Cáp đồng trục

200m

30

mỏng
10BASE-T

Cáp đôi dây xoắn


100m

1024

10BASE-F

Cáp quang

200m

1024

Bảng 1: Một số loại cáp truyền Ethernet thông dụng
Đa số cấu hình mạng Ethernet có kết nối với thiết bị điều khiển thường sử
dụng chuẩn chung 10BASE-T. Trong mạng này các trạm được nối với nhau qua một
bộ chia giống như cách nối các mạng điện thoại.
Ưu điểm của cấu trúc này là việc bổ xung hoặc tách một trạm ra khỏi mạng
cũng như việc phát hiện cáp truyền rất đơn giản.
Nhược điểm có thể thấy rõ nhất đó là tốn dây dẫn và công đi dây cũng như
chi phí cho bộ chia chất lượng cao cũng là một vấn đề. Bên cạnh đó, khoảng cách
tối đa cho phép từ một trạm tới bộ chia thường bị hạn chế trong vòng 100 – 150m.
Bên cạnh cáp đồng trục và cáp đôi dây xoắn thì cáp quang cũng được sử
dụng nhiều trong Ethernet, trong đó đặc biệt là 10BASE-F. Với cách ghép nối duy
nhất là điểm – điểm, cấu trúc mạng có thể là daisy-chain, hình sao hoặc hình cây.
Thông thường, chi phí cho các bộ nối và chặn đầu cuối rất lớn nhưng khả năng
kháng nhiễu tốt và tốc độ truyền cao lá các yếu tố quyết định trong nhiều phạm vi
ứng dụng.
Trong nhiều trường hợp, ta có thể sử dụng phối kết hợp nhiều loại trong một
mạng Ethernet. Ví dụ, cáp quang hoặc cáp đồng trục dầy có thể sử dụng là đường

trục chính hay xương sống ( backbone ) trong cấu trúc cây, với các đường nhánh là
cáp mỏng hoặc đôi dây xoắn. Đối với mạng quy mô lớn, có thể sử dụng các bộ lặp,
nhưng đường dẫn giữa hai bộ thu phát không được phép dài quá 2,5km cũng như
không đi qua quá bốn bộ lặp.
3

CƠ CHẾ GIAO TIẾP:

Sự phổ biến của Ethernet có được là nhờ tính năng mở. Thứ nhất, Ethernet
chỉ qui định lớp vật lí và lớp MAC, cho phép các hệ thống khác nhau tùy ý thực
hiện các giao thức và dịch vụ phía trên. Thứ hai, phương pháp truy nhập bus ngẫu
nhiên CSMA/CD không yêu cầu các trạm tham gia phải biết cấu hình mạng, vì vậy
có thể bổ xung hay tách một trạm ra khỏi mạng mà không ảnh hưởng tới các phần
11


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

còn lại. Thứ ba, việc chuẩn hóa sớm trong IEEE 802.3 giúp cho các nhà cung cấp
sản phẩm thực hiện dễ dàng hơn.
Trong một mạng Ethernet, không kể tới bộ chia hoặc bộ chuyển mạch thì tất
cả đều có vai trò bình đẳng như nhau. Mỗi trạm có một địa chỉ Ethernet riêng biệt
và thống nhất. Việc giao tiếp giữa các trạm thông qua giao tiếp phía trên ví dụ
NetBUI, IPX/SPX hoặc TCP/IP. Tùy theo giao thức cụ thể, căn cước của bên gửi và
bên nhận trong một bức điện của lớp phía trên sẽ được dịch sang địa chỉ Ethernet
trước khi được chuyển xuống lớp MAC.
Bên cạnh cơ chế giao tiếp tay đôi, Ethernet còn hỗ trợ phương pháp gửi
thông báo đồng loạt ( multicast và broadcast ). Một thông báo multicast được gửi tới

một nhóm các trạm, trong khi một thông báo broadcast gửi tới tất cả các trạm.
4

KHUÔN DẠNG KHUNG THÔNG TIN CỦA ETHERNET:

Bên gởi sẽ bao gói gói tin IP thành khung Ethernet như sau:

Hình 2: Khuôn dạng khung thông tin Ethernet
ƒ Preamble: dài 7 bytes với mẫu 10101010 theo sau bởi 1 byte với mẫu 10101011,
được sử dụng để đồng bộ hóa tốc độ đồng hồ giữa bên gởi và bên nhận.
ƒ Source and dest. addresses: Địa chỉ nguồn và đích, gồm 6 bytes. Khung được nhận
bởi tất cả các trạm trong LAN. Khung bị xóa nếu dest. address không trùng với địa
chỉ MAC của bất kỳ trạm nào hoặc không phải thuộc dạng multicast.
ƒ Type: chỉ ra giao thức được sử dụng ở tầng cao hơn, thường là IP, nhưng các giao
thức khác vẫn được hỗ trợ - ví dụ: Novell IPX và AppleTalk.
ƒ CRC: Phần kiểm tra lỗi. Lỗi được kiểm tra tại trạm đích. Nếu khung có lỗi, nó sẽ
bị xóa.
5

TRUY NHẬP BUS:

Một vấn đề lớn thường gây lo ngại trong việc sử dụng Ethernet ở cấp trường
là phương pháp truy nhập bus ngẫu nhiên CSMA/CD ( Carrier Sense Multiple
12


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet


Access with Collision Avoidance ) và sự ảnh hưởng tới hiệu suất cũng như tính năng
thời gian thực của hệ thống. Ở đây, một trong những yếu tố quyết định tới hiệu suất
của hệ thống là thuật toán tính thời gian truy nhập lại cho các trạm trong trường hợp
xảy ra xung đột.

Hình 3: Minh họa phương pháp CSMA/CD.
1

CHUẨN IEEE 802.3:

IEEE 802 là họ các chuẩn IEEE dành cho các mạng LAN và mạng MAN.
Trong LAN, tầng liên kết dữ liệu được chia làm hai tầng con: LLC (Logical Link
Layer) và MAC. MAC quản lý việc truy cập đường truyền, trong khi LLC đảm bảo
tính độc lập của việc quản lý các liên kết dữ liệu với đường truyền vật lý và phương
pháp truy cập đường truyền MAC. IEEE (Institute of Electrical and Electronic
Engineers) là tổ chức đi tiên phong trong lĩnh vực chuẩn hóa mạng cục bộ với dự án
IEEE 802 nổi tiếng bắt đầu được triển khai từ năm 1980 và kết quả là hàng loạt
chuẩn thuộc họ IEEE 802.x ra đời, tạo nền tảng quan trọng cho việc thiết kế và cài
đặt mạng nội bộ trong thời gian qua. Vị trí của họ chuẩn này càng cao hơn khi ISO
đã xem xét và tiếp nhận chúng thành chuẩn quốc tế mang tên 8802.x. Họ chuẩn
IEEE 802 được bảo trì bởi Ban Tiêu chuẩn LAN/MAN IEEE 802 (IEEE 802
LAN/MAN Standards Committee (LMSC)). Các chuẩn được dùng rộng rãi nhất là
13


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

dành cho họ Ethernet, Token Ring, mạng LAN không dây, các mạng LAN dùng

bridge và bridge ảo (Bridging and Virtual Bridged LANs). Mỗi lĩnh vực có một
Working Group tập trung nghiên cứu.
Họ IEEE 802.x bao gồm các chuẩn sau:
IEEE 802.1 Các giao thức LAN tầng cao
IEEE 802.2 điều khiển liên kết lôgic
IEEE 802.3 Ethernet
IEEE 802.4 Token bus (đã giải tán)
IEEE 802.5 Token Ring
IEEE 802.6 Metropolitan Area Network (đã giải tán)
IEEE 802.7 Broadband LAN using Coaxial Cable (đã giải tán)
IEEE 802.8 Fiber Optic TAG (đã giải tán)
IEEE 802.9 Integrated Services LAN (đã giải tán)
IEEE 802.10 Interoperable LAN Security (đã giải tán)
IEEE 802.11 Wireless LAN (Wi-Fi certification)
IEEE 802.12 công nghệ 100 Mbit/s plus
IEEE 802.13 (không sử dụng)
IEEE 802.14 modem cáp (đã giải tán)
IEEE 802.15 Wireless PAN
IEEE 802.15.1 (Bluetooth certification)
IEEE 802.15.4 (ZigBee certification)
IEEE 802.16 Broadband Wireless Access (WiMAX certification)
IEEE 802.16e (Mobile) Broadband Wireless Access
IEEE 802.17 Resilient packet ring
IEEE 802.18 Radio Regulatory TAG
IEEE 802.19 Coexistence TAG
IEEE 802.20 Mobile Broadband Wireless Access
IEEE 802.21 Media Independent Handoff
IEEE 802.22 Wireless Regional Area Network.

IEEE 802.3: Là chuẩn đặc tả một mạng cục bộ dựa trên mạng Ethernet nổi

tiếng do Digital, Intel và Xerox hợp tác phát triển từ năm 1990. IEEE 802.3 bao
gồm cả tầng vật lý và tầng con MAC với các đặc tả sau:
14


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

o Đặc tả dịch vụ MAC.
o Giao thức MAC.
o Đặc tả vật lý độc lập với đường truyền.
o Đặc tả vật lý phụ thuộc vào đường truyền.
Phần cốt lõi của IEEE 802.3 là giao thức MAC dựa trên phương pháp CSMA/CD đã
trình bày ở phần trước.

15


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

2

CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TIN DỰA THEO CHUẨN
ETHERNET:

1


GIAO THỨC TCP/IP:
TCP là giao thức vận chuyển tinh vi, dùng để cung cấp dịch vụ vận chuyển

tin cậy, hướng nối kết theo kiểu truyền thông tin bằng cách phân luồng các bytes.
TCP là giao thức truyền hai hướng đồng thời, nghĩa là mỗi một nối kết hỗ trợ hai
luồng bytes chạy theo hai hướng. Nó cũng bao gồm một cơ chế điều khiển thông
lượng cho mỗi luồng bytes này, để cho phép bên nhận giới hạn lượng dữ liệu mà
bên gởi có thể truyền tại một thời điểm nào đó. TCP cũng hỗ trợ cơ chế đa hợp, cho
phép nhiều tiến trình trên một máy tính có thể đồng thời thực hiện đối thoại với đối
tác của chúng.
Lớp ứng dụng
Lớp vận chuyển
Lớp Internet
Lớp truy cập mạng

Hình 4: Mô hình TCP/IP
Lớp ứng dụng:
Lớp ứng dụng thực hiện các chức năng hỗ trợ cần thiết cho nhiều ứng dụng
khác nhau : SMTP ( Simple Mail Transfer Protocol ) cho chuyển thư điện tứ, FTP (
16


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

File Transfer Protocol ) cho chuyển giao file, TELNET là chương trình mô phỏng
thiết bị đầu cuối cho phép người dùng login vào một máy chủ từ một máy tính nào
đó trên mạng, SNMP (Simple Network Management Protocol) giao thức quản trị
mạng cung cấp những công cụ quản trị mạng, DNS(Domain Name Server) là dịch

vụ tên miền cho phép nhận ra máy tính từ một tên miền thay cho chuỗi địa chỉ
Internet.
Lớp ứng dụng trao đổi dữ liệu với lớp dưới ( lớp vận chuyển ) qua cổng. Việc
dùng cổng bằng số cho phép giao thức của lớp vận chuyển biết loại nội dung nào
chứa bên trong gói dữ liệu. Những cổng được đánh bằng số và những ứng dụng
chuẩn thường dùng cùng cổng. Ví dụ: giao thức FTP dùng cổng 20 cho dữ liệu và
cổng 21 cho điều khiển, giao thức SMTP dùng cổng 25…
Lớp vận chuyển:
Lớp vận chuyển có chức năng cung cấp các dịch vụ cho việc thực hiện vận
chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng một cách tin cậy hoàn toàn. TCP là
giao thức tiêu biểu nhất, phổ biến nhất với hiệu suất cao và ít lỗi. TCP là giao thức
có tạo cầu nối (connection-oriented). Khi dữ liệu nhận, giao thức TCP lấy những gói
được gửi từ lớp Internet và đặt chúng theo thứ tự của nó, bởi vì những gói có thể
đến vị trí đích theo phương thức không theo một thứ tự, và kiểm tra nếu nội dung
của gói nhận có nguyên vẹn hay không và gửi tín hiệu Acknowledge – chấp nhận –
tới bên gửi, cho biết gói dữ liệu đã đến đích an toàn. Nếu không có tín hiệu
Acknowledge của bên nhận (có nghĩa là dữ liệu chưa đến đích hoặc có lỗi ), bên
truyền sẽ truyền lại gói dữ liệu bị mất. Bên cạnh TCP, một giao thức khác cũng
được sử dụng cho lớp vận chuyển đó là UDP (User Data Protocol ).
Cả hai giao thức UDP và TCP sẽ lấy dữ liệu từ lớp ứng dụng và thêm header
vào khi truyền dữ liệu. Khi nhận dữ liệu, header sẽ bị gỡ trước khi gửi dữ liệu đến
cổng thích hợp. Trong header này có một vài thông tin điều khiển liên quan đến số
cổng nguồn, số cổng tới đích, chuỗi số ( để hệ thống sắp xếp lại dữ liệu và hệ thống
Acknowledge sử dụng trong TCP ) và Checksum (dùng để tính toán xem dữ liệu
đến đích có bị lỗi hay không ) .
Header của UDP có 8 byte trong khi header của TCP có 20 hoặc 24 byte (tùy theo
kiểu byte lựa chọn ).
Dữ liệu ở lớp này sẽ được chuyển tới lớp Internet nếu truyền dữ liệu hoặc
được gửi từ lớp Internet tới nếu nhận dữ liệu.
17



( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

Lớp Internet:
Lớp Internet có chức năng chuyển giao dữ liệu giữa nhiều mạng được liên
kết với nhau. Có một vài giao thức mà làm việc ở lớp Internet như : IP (Internet
Protocol ) có chức năng gán địa chỉ cho dữ liệu trước khi truyền và định tuyến
chúng tới đích, ICMP ( Internet Control Message Protocol ) có chức năng thông
báo lỗi trong trường hợp truyền dữ liệu bị hỏng, ARP ( Address Resolution Protocol
) có chức năng lấy địa chỉ MAC từ địa chỉ IP.
Với giao thức IP, lớp Internet được sử dụng có nhiệm vụ thêm header tới gói
dữ liệu được nhận từ lớp vận chuyển, là một loại dữ liệu điều khiển khác, nó sẽ
thêm địa chỉ IP nguồn và địa chỉ IP đích – có nghĩa là địa chỉ IP của bên gửi dữ liệu
và bên nhận dữ liệu.
Mỗi datagram của IP có kích thước lớn nhất là 65.535 byte, bao gồm cả
header mà có thể dùng 20 hoặc 24 byte, phụ thuộc vào sự lựa chọn trong chương
trình sử dụng. Như vậy datagram của IP có thể mang 65.515 byte hoặc 65.511 byte,
giao thức IP sẽ cắt gói xuống thành nhiều datagram nếu thấy cần thiết.
Đối với mạng Ethernet, dữ liệu có thể lên tới 1500 byte, nghĩa là kích thước
lớn nhất trường dữ liệu của frame được gửi lên mạng MTU ( Maximum Transfer
Unit ) có giá trị 1500 byte. Như vậy hệ điều hành tự động cấu hình giao thức IP để
tạo ra datagram của IP có chiều dài 1500 byte mà không phải là 65.535 byte.
Lớp vật lí:
Lớp vật lí đề cập tới giao diện vật lí giữa một thiết bị truyền dữ liệu với môi
trường truyền dẫn hay mạng, trong đó có các đặc tính tín hiệu, chế độ truyền, tốc độ
truyền và cấu trúc cơ học của các phích cắm, rắc cắm. Lớp này có nhiệm vụ chuyển
đổi frame do lớp MAC tạo ra thành tín hiệu điện ( đối với hệ thống dây dẫn mạng

bằng cable ) hoặc thành song từ trường ( đối với hệ thống mạng không dây ).
2

CẤU TRÚC GÓI TIN IP VÀ TCP:

Địa chỉ IP:
Mỗi máy tính trên mạng TCP/IP phải được gán một địa chỉ luận lý có chiều
dài 32 bits và được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1 byte), gọi là địa chỉ IP. Mục đích
của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host bất kì trên liên mạng. Do tổ

18


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

chức và độ lớn của các mạng con (subnet) của liên mạng có thể khác nhau, người ta
chia các địa chỉ IP thành 5 lớp, kí hiệu là A, B, C, D, E với cấu trúc con như sau:
0 1 2 3 4
Class A

0

Class B

1 0

Class C


1 1 0

Class D

1 1 1 0

Class E

1 1 1 1 0

8

16

Netid

24
Hostid

Netid

Hostid
Netid

Hostid

Multicast address
Reverved for future use
Hình 5: Tổ chức địa chỉ IP


· Địa chỉ lớp A:
Lớp A sử dụng byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ mạng. Như
hình trên, nó được nhận ra bởi bit đầu tiên trong byte đầu tiên của địa chỉ có
giá trị 0. 3 bytes còn lại được sử dụng để đánh địa chỉ máy trong mạng. Có
126 địa chỉ lớp A (được đánh địa chỉ trong byte thứ nhất) với số máy tính
trong mạng là 2563 - 2 = 16.777.214 máy cho mỗi một địa chỉ lớp A (sử
dụng 3 bytes để đánh địa chỉ máy).
· Địa chỉ lớp B:
Một địa chỉ lớp B được nhận ra bởi 2 bit đầu tiên của byte thứ nhất
mang giá trị 10. Lớp B sử dụng 2 byte đầu tiên của 4 byte để đánh địa chỉ
mạng và 2 byte cuối đánh địa chỉ máy trong mạng. Có 64*256 - 2 = 16.128
địa chỉ mạng lớp B với 65.534 máy cho mỗi một địa chỉ lớp B.
· Địa chỉ lớp C:
Một địa chỉ lớp C được nhận ra với 3 bit đầu mang giá trị 110. Mạng
lớp C sử dụng 3 byte đầu để đánh địa chỉ mạng và 1 byte cuối đánh địa chỉ
máy tính có trong mạng. Có 2.097.152 -2 địa chỉ lớp C, mỗi địa chỉ lớp C có
254 máy.
· Địa chỉ lớp D:
Dùng để gửi các IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng.
· Địa chỉ lớp E:

19


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

Dùng để dự phòng và dùng trong tương lai.


3

QUÁ TRÌNH KẾT NỐI CỦA GIAO THỨC TCP:
Không giống như giao thức UDP - giao thức có thể lập tức gửi mà không cần

thiết lập kết nối, TCP đòi hỏi phải thiết lập kết nối trước khi bắt đầu gửi dữ liệu và
kết thúc kết nối khi việc gửi dữ liệu hoàn tất. Cụ thể các kết nối của TCP có 3 pha là
:thiết lập kết nối, truyền dữ liệu và kết thúc kết nối.
Các trạng thái của kết nối:
LISTEN: đang đợi yêu cầu kết nối từ một TCP và cổng bất kỳ ở xa (trạng thái này
thường do các TCP server đặt).
SYN-SENT: đang đợi TCP ở xa gửi một gói tin TCP với các cờ SYN và ACK được
bật (trạng thái này thường do các TCP client cài đặt).
SYN-RECEIVED: đang đợi TCP ở xa gửi lại một tin báo nhận sau khi đã gửi cho
TCP ở xa đó một tin báo nhận kết nối (connnection acknowledgment) (thường do
TCP server đặt).
ESTABLISHED: cổng đã sẵn sàng nhận/gửi dữ liệu với TCP ở xa (đặt bởi TCP
client và server).

20


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

TIME-WAIT: đang đợi qua đủ thời gian để chắc chắn là TCP ở xa nhận được đã
nhận được tin báo nhận về yêu cầu kết thúc kết nối của nó. Một kết nối có thể ở
trạng thái TIME-WAIT trong vòng tối đa 4 phút.


Hình 6: Quá trình thiết lập kết nối của giao thức TCP
Thiết lập kết nối:
Để thiết lập một kết nối, TCP sử dụng một quy trình bắt tay 3 bước. Trước
khi client thử kết nối với một server, server phải đăng ký một cổng và mở cổng đó
cho các kết nối: đây được gọi là mở bị động. Một khi mở bị động đã được thiết lập
thì một client có thể bắt đầu mở chủ động. Để thiết lập một kết nối, quy trình bắt tay
3 bước xảy ra như sau:
1. Mở chủ động được thực hiện bằng các gửi một SYN cho server
2. Server trả lời bằng một SYN-ACK
3. Cuối cùng, client gửi một ACK lại cho server
Đến đây cả client và server đều đã nhận được một tin báo nhận
(acknowledgement) về kết nối.

Truyền dữ liệu:
Một số đặc điểm cơ bản của TCP để phân biệt với UDP:
21


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

Truyền dữ liệu không lỗi (do có cơ chế sữa lỗi/truyền lại)
Truyền các gói dữ liệu theo đúng thứ tự
Truyền lại các gói dữ liệu mất trên đường truyền
Loại bỏ các gói dữ liệu trùng lặp
Cơ chế hạn chế tắc nghẽn đường truyền
Ở hai bước đầu tiên trong ba bước bắt tay, hai máy tính trao đổi một số thứ tự
gói ban đầu (Initial Sequence Number-ISN). Số này có thể chọn một cách ngẫu
nhiên. Số thứ tự này được dùng để đánh dấu các khối dữ liệu gửi từ mỗi máy tính.

Sau mỗi byte được truyền đi, số này được tăng lên. Nhờ vậy ta có thể sắp xếp lại
chúng cho khi tới máy tính kia bất kể các gói tin tới nơi theo thứ tự thế nào. Trên lý
thuyết, mỗi byte gửi đi đều có một số thứ tự và khi nhận được thì máy tính nhận lại
gửi tin báo nhận (ACK). Trong thực tế thì chỉ có byte dữ liệu đầu tiên được gán số
thứ tự trong trường số thứ tự của gói tin và bên nhận sẽ gửi tin báo nhận bằng cách
gửi số thứ tự của byte đang chờ.
Ví dụ máy A gửi 4 byte với số thứ tự ban đầu là 100 (theo lý thuyết thì 4 byte
sẽ có thứ tự là 100, 101, 102 và 103) thì bên nhận sẽ gửi báo nhận có nội dung là
104, bên nhận đã ngầm thông báo rằng nó đã nhận được các byte 100,101,102 và
103. Trong trường hợp 2 byte cuối bị lỗi thì bên nhận sẽ gửi tin báo nhận với nội
dung 102 vì 2 byte 100 và 101 đã nhận thành công. Giả sử ta có 10000 byte được
gửi trong 10 gói tin 1000byte và có 1 gói tin mất trên đường truyền. Nếu gói tin bị
mất là gói đầu tiên thì bên gửi sẽ phải gửi lại toàn bộ 10 gói tin vì không có cách
nào để bên nhận thông báo nó đã nhận được 9 gói tin kia. Vấn đề này được giải
quyết trong giao thức SCTP (Stream Control Transmission Protocol-Giao thức điều
khiển truyền vận dòng) với việc bổ sung báo nhận chọn lọc.
Số thứ tự và tin báo nhận giải quyết được các vấn đề về lặp gói tin, truyền lại
những gói tin bị hỏng/mất và các gói tin đến sai thứ tự. Để phục vụ mục đích kiểm
tra, các gói tin có trường giá trị tổng kiểm (checksum). Với trình độ hiện tại, kỹ
thuật kiểm tra tổng trong TCP không đủ mạnh. Các tầng liên kết dữ liệu với xác suất
lỗi bit cao có thể cần được bổ sung các khả năng phát hiện lỗi tốt hơn. Nếu như TCP
được thiết kế vào thời điểm hiện tại, nhiều khả năng nó sẽ bao gồm trường kiểm tra
độ dư tuần hoàn (cyclic rudundancy check-CRC) với độ dài 32 bít. Điểm yếu này
một phần được bù đắp bằng CRC hay những kỹ thuật khác tại tầng thứ 2 trong mô
hình OSI. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là trường kiểm tra tổng của TCP là
không cần thiết: thống kê cho thấy các sai sót do cả phần cứng và phần mềm gây ra
22


( Word Reader - Unregistered )

www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

giữa các điểm áp dụng kỹ thuật kiểm tra CRT là khá phổ biến và kỹ thuật kiểm tra
tổng có khả năng phát hiện phần lớn các lỗi đơn giản này.
Điểm cuối cùng là khả năng hạn chế tắc nghẽn. Tin báo nhận (hoặc không có
tin báo nhận) là tín hiệu về trạng thái đường truyền giữa 2 máy tính. Từ đó, hai bên
có thể thay đổi tốc độ truyền nhận dữ liệu cho phù hợp với điều kiện. Vấn đề này
thường được đề cập là điều kiển lưu lượng, kiểm soát tắc nghẽn. TCP sử dụng một
số cơ chế nhằm đạt được hiệu suất cao và ngăn ngừa khả năng nghẽn mạng. Các cơ
chế này bao gồm: cửa sổ trượt (sliding window), thuật toán slow-start, thuật toán
tránh nghẽn mạng (congestion avoidance), thuật toán truyền lại và phục hồi
nhanh,… Hiện nay, vấn đề cải tiến TCP trong môi trường truyền dẫn tốc độ cao
đang là hướng nghiên cứu được quan tâm.
Kích thước cửa sổ TCP là chiều dài (byte) của khối dữ liệu có thể lưu trong
bộ đệm bên nhận. Bên gửi chỉ có thể gửi tối đa lượng thông tin chứa trong cửa sổ
này trước khi nhận được tin báo nhận.
Dãn kích thước cửa sổ: Để tận dụng khả năng truyền dẫn của mạng thì cửa sổ
dùng trong TCP cần được tăng lên. Trường điều khiển kích thước cửa sổ của gói tin
TCP có độ dài 2 byte do đó kích thước tối đa của cửa sổ là 65535 byte. Do trường
điều khiển không thể thay đổi nên người ta sử dụng một hệ số dãn nào đó. Hệ số này
được định nghĩa trong RFC1323 có thể tăng kích thước tối đa của cửa sổ lên tới
1GB. Việc tăng kích thước cửa sổ chỉ được dùng trong giao thức bắt tay 3 pha. Giá
trị của trường co dãn cửa sổ thể hiện số bít cần được dịch trái đối với trường kích
thước cửa sổ. Hệ số dãn có thể thay đổi từ 0 (không dãn) đến 14 (dãn tối đa).
Kết thúc kết nối:
Để kết thúc kết nối hai bên sử dụng quá trình bắt tay 4 bước và chiều của kết
nối kết thúc độc lập với nhau. Khi một bên muốn kết thúc, nó gửi đi một gói tin
FIN và bên kia gửi lại tin báo nhận ACK. Vì vậy, một quá trình kết thúc tiêu biểu sẽ
có 2 cặp gói tin trao đổi. Một kết nối có thể tồn tại ở dạng nửa mở: một bên đã kết

thúc gửi dữ liệu nên chỉ nhận thông tin, bên kia tiếp tục gửi.
2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LABVIEW:
LabVIEW (viết tắt của nhóm từ Laboratory Virtual Instrumentation
Engineering Workbench) là một phần mềm máy tính được phát triển bởi công ty
National Instruments, Hoa kỳ. LabVIEW còn được biết đến như là một ngôn ngữ
lập trình với khái niệm hoàn toàn khác so với các ngôn ngữ lập trình truyền thống
23


( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.comNghiên cứu thiết kế mạch giao
tiếp Labview qua Ethernet

như ngôn ngữ C, Pascal. Bằng cách diễn đạt cú pháp thông qua các hình ảnh trực
quan trong môi trường soạn thảo, LabVIEW đã được gọi với tên khác là lập trình G
(viết tắt của Graphical, nghĩa là đồ họa).
LabVIEW được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm, lĩnh vực khoa học
kỹ thuật như tự động hóa, điều khiển, điện tử, cơ điện tử, hàng không, hóa sinh, điện
tử y sinh,... Hiện tại ngoài phiên bản LabVIEW cho các hệ điều hành Windows,
Linux, Hãng NI đã phát triển các mô-đun LabVIEW cho máy hỗ trợ cá nhân (PDA).

Hình 7: Ứng dụng của Labview
1

TÍNH NĂNG:

* Thu thập tín hiệu từ các thiết bị bên ngoài như cảm biến nhiệt độ, hình ảnh từ
webcam, vận tốc của động cơ, ...
* Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi thông qua nhiều chuẩn giao tiếp thông qua các
cổng giao tiếp: RS232, RS485, USB, PCI, Ethernet

* Mô phỏng và xử lý các tín hiệu thu nhận được để phục vụ các mục đích nghiên
cứu hay mục đích của hệ thống mà người lập trình mong muốn
* Xây dựng các giao diện người dùng một cách nhanh chóng và thẩm mỹ hơn nhiều
so với các ngôn ngữ khác như Visual Basic, Matlab,..
* Cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển như PID, Logic mờ (Fuzzy Logic),
một cách nhanh chóng thông qua các chức năng tích hợp sẵn trong LabVIEW.
* Cho phép kết hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình truyền thống như C, C++, ...

24


×