Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại nợ xấu và các giải pháp của các ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.81 KB, 13 trang )

Họ và tên : ĐẶNG THỊ THOA
Lớp

: ĐHTN8A3HN

STT

: 72

Đề tài

: NỢ XẤU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triền và hội nhập sâu rộng hơn với các đất nước khác trên thế
giới. Ngày nay,kinh tế đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng ,các tình trạng như nợ xấu,lãi suất,tỷ lệ lạm
phát..... ngày càng trở nên phổ biến hơn. song thực tế hoạt động ngân hàng vừa qua và diễn biến nền kinh
tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thời gian tới đòi hỏi phải sớm có các giải pháp nhằm kiểm soát hiệu
quả đà tăng của nợ xấu cũng như những tác động khó lường của nó đối với hệ thống ngân hàng và toàn
bộ nền kinh tế. Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà
thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh
doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Nợ xấu đang gia tăng gây mối nguy hại
lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vấn đề hàng đầu được đặt ra cho
NHNN vào lúc này làm sao xử lý giảm bớt tỷ lệ nợ xấu này.
Để làm rõ vấn đề này em xin trình bày đề tài : ''Nợ xấu và các giải pháp của các ngân hàng thương
mại''.


TÓM TẮT NỘI DUNG



Nợ xấu, đây là những khoản nợ đã đáo hạn nhưng ngân hàng chưa thu được và có thời
gian tồn tại lâu dài, ít nhất trên 90 ngày có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ.



Nợ xấu tồn tại do nhiều nguyên nhân và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các NHTM. Ngoài ra nợ xấu còn ảnh hưởng đến vòng quay vốn của ngân
hàng, làm cho hệ số thu nợ của ngân hàng giảm xuống thấp.



Vì vậy việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong định
hướng phát triển của các NHTM trong tương lai, nhất là khi xây dựng những chính sách,
những nhóm giải pháp ngăn chặn tình trạng tồn đọng nợ xấu lâu dài.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nợ xấu là yếu tố tất yếu trong hoạt động ngân hàng, song thực tế hoạt động ngân hàng vừa qua và
diễn biến nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thời gian tới đòi hỏi phải sớm có các giải pháp
nhằm kiểm soát hiệu quả đà tăng của nợ xấu cũng như những tác động khó lường của nó đối với hệ
thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã
tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì
cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Nợ xấu đang gia tăng gây mối nguy hại lớn cho nền kinh tế
và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vấn đề hàng đầu được đặt ra cho NHNN vào lúc này làm
sao xử lý giảm bớt tỷ lệ nợ xấu này. Thông điệp của Chính phủ gần đây cũng cho thấy rằng, giải quyết
nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng.
Nợ xấu NH đã trở thành vấn đề của quốc gia, chính vì vậy cần Nhà nước bắt tay vào giải quyết chứ
không nên để các NH thương mại tự xoay xở. Trong 20 năm qua, từ kinh nghiệm của các quốc gia từng
gặp vấn đề nợ xấu như Hàn Quốc, Mỹ đều chọn cách xử lý thông qua việc mua bán nợ và đã thành công.

Bên cạnh khó khăn chung của nền kinh tế, nguyên nhân chính làm gia tăng nợ xấu xuất phát từ chính các
ngân hàng.
Do đó, tìm kiếm giải pháp nhằm chặn đà tăng của nợ xấu, giảm thiểu tác động bất lợi của nợ xấu đối
với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế phải bắt đầu từ chính các ngân hàng, đồng thời không xem nhẹ
nguyên nhân từ chính sách điều hành chung.
Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu
tư an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân
hàng. Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu của các
ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn.


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề đạo đức nghệ nghiệp... đã
làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng ngày càng tăng. Cho dù nợ xấu ở mức
nào thì hiện tại đã và đang tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đến
việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các
ngân hàng.
Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ
không đạt hiệu những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề sở hữu chéo, vấn đề đạo đức nghệ nghiệp... đã
làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng và có chiều hướng ngày càng tăng. Cho dù nợ xấu ở mức nào thì
hiện tại đã và đang tác động tiêu cực đến điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đến việc lưu thông
dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng.
Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không
đạt hiệu quả.

 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:
Nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng tăng do một số nguyên nhân sau:
- Chính sách thắt chặt đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 làm cho các công trình có

nguồn vốn từ ngân sách bị ảnh hưởng, không có vốn hoặc tiến độ giải ngân chậm gây ảnh hưởng đến
nguồn thu của các doanh nghiệp xây dựng, dẫn đến thiếu nguồn thanh toán trả nợ cho ngân hàng.
- Một số dự án đang thi công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như dự án Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô
thị Tây Lê Hồng Phong…. bị ngưng lại do thiếu vốn dẫn đến một số hạng mục mặc dù đã được các nhà
thầu thi công hoàn thành nhưng chủ đầu tư không có vốn thanh toán, nên cũng không nghiệm thu công
trình, không chịu đối chiếu công nợ với các nhà thầu, do đó các nhà thầu không thu hồi được vốn để trả
nợ vay cho ngân hàng.

 Số lượng công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang giảm sút về cả số lượng và giá trị. Một số
đơn vị có tiềm lực phải tìm kiếm công trình ở các tỉnh lân cận để thi công. Do vậy, việc quản lý hoạt
động của các đơn vị khi thi công các công trình ở ngoài Tỉnh rất khó khăn.


- Các khoản nợ và các vấn đề liên quan đến tập đoàn CN Tàu Thủy VN – Vinashin đã ảnh hưởng
đến một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Dự án Nhà máy đóng tàu Cam Ranh. Các nhà
thầu tham gia thi công cho dự án này hiện chưa thu hồi được công nợ, nên gặp khó khăn về nguồn vốn
để trả nợ ngân hàng.
- Một số đơn vị kinh doanh hàng thủy hải sản gặp rủi ro trong phương thức thanh toán quốc tế T/Tr
(giao hàng trước, trả tiền sau), đối tác nước ngoài sau khi đã nhận hàng nhưng không thanh toán tiền cho
đơn vị, dẫn đến đơn vị không có nguồn tiền hàng để trả nợ cho ngân hàng.
- Thị trường đầu ra của ngành thủy hải sản chưa ổn định, lại chịu tác động của khủng hoảng kinh tế
làm cho nhu cầu thị trường sụt giảm nên nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy, trong khi đơn vị đã vay vốn
ngân hàng để thu mua nguyên liệu dự trữ cho các đơn hàng xuất. Không xuất được hàng nên các đơn vị
này không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng.

2.1 Một số chỉ tiêu về dư nợ cho vay, nợ xấu và trái phiếu đặc biệt VAMC của một số ngân hàng tại
30/06/2016 (Đvt: Tỷ đồng)


• Tổng nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 – 5 trong phần phân loại nợ trên BCTC

• Tỷ lệ nợ xấu tính bằng tổng nợ nhóm 3 – 5 trên dư nợ cho vay tại thời điểm 30/06/2016
• Số liệu về trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành từ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2016, BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2015

2.2 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương
Nhiều ý kiến trao đổi về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng cho đến nay, vẫn chưa có
tiếng nói thống nhất nợ xấu về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ quan
Thanh tra NHNN lại đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tương đương với trên
200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số được NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc
gia cũng đưa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8%, tương đương với khoảng 270.000 tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các
ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số nhưng đa số các ý kiến đều cho rằng nợ xấu tại các
ngân hàng là con số không nhỏ.


So sánh tương quan dư nợ cho vay và quy mô nợ xấu của BIDV, VCB và CTG(Đvt: Tỷ đồng)

Ở nhóm dưới, những cái tên tiêu biểu khác có thể kể đến như Sacombank (STB), Ngân hàng Sài
Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hay Ngân hàng Kỹ thương Việt
Nam (Techcombank), đây đều là những ngân hàng có tốc độ tăng quy mô các khoản nợ xấu cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong 6 tháng đầu năm 2016.
Đứng đầu danh sách này có lẽ phải kể đến VPBank. Ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng
quy mô nợ xấu tới 11.3%, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng hơn 1.1%, tức là quy mô tăng nợ xấu
gấp gần 10 lần so với tăng trưởng tín dụng. Dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của VPBank hiện đã đạt 2.96%, gần
chạm tới ngưỡng “rủi ro” 3%, cách xa tỷ lệ nợ xấu 2.69% hồi đầu năm 2016.
Trong khi đó, tiền gửi khách hàng tại VPBank chỉ ở mức 118,599 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu
năm. Lưu chuyển tiền thuần trong 6 tháng đầu năm âm hơn 2,900 tỷ đồng chủ yếu do âm dòng tiền
thuần từ hoạt động kinh doanh (giảm tiền gửi khách hàng 11,670 tỷ đồng).



Như trường hợp của SHB, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đạt 2.22% tính tới ngày 30/06/2016,
trong khi con số này cuối năm 2015 chỉ hơn 1.72%. Tốc độ tăng trưởng quy mô nợ xấu so với tăng
trưởng dư nợ cho vay cũng đáng báo động, bởi trong 6 tháng đầu năm 2016, SHB chỉ tăng hơn 7.2% dư
nợ cho vay, trong khi tăng trưởng quy mô nợ xấu tới hơn 38.3%.
Mệnh giá trái phiếu đặc biệt của VAMC do ngân hàng này nắm giữ tính tới thời điểm kết thúc năm
2015 cũng đạt gần 7,000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với những ngân hàng khác cùng quy mô, mặc dù tỷ lệ
nợ xấu của SHB sau khi đã bán nợ không phải là quá thấp.
Thống kê 10 ngân hàng Việt Nam mới công bố báo cáo tài chính quý IV/2016 gồm Ngân hàng BIDV,
Vietinbank, Vietcombank, SHB, MBB, Sacombank, ACB, VIB, NCB và Eximbank cho thấy, tổng nợ
xấu của 10 ngân hàng trong năm 2016 đã tăng tới hơn 14.876 tỷ đồng, tương đương tăng 43% so với
năm 2015, trong đó, 6/10 ngân hàng khảo sát có tỷ lệ nợ xấu tăng so với cuối năm 2015 (bao gồm
Vietinbank, BIDV, Eximbank, SHB, VIB và Sacombank).


Trong khi đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 23,8%, lên 28.712 tỷ đồng và
chiếm 58% nợ xấu. 6/10 ngân hàng có tỷ lệ nhóm nợ này gia tăng bao gồm Vietinbank, BIDV,
Eximbank, SHB, VIB và Sacombank.Đứng ở vị trí "quán quân" về tỷ lệ nợ xấu ở thời điểm hiện tại
chính là Sacombank với 5,35% tổng dư nợ, tăng mạnh so với mức 1,86% hồi đầu năm.
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng khủng 6,6 lần lên gần 1.525 tỷ đồng so với mức 231 tỷ đồng cuối
năm 2015. Nợ nghi ngờ tăng tới 13,9 lần, lên 2.046 tỷ đồng trong khi nợ có khả năng mất vốn cũng tăng
gấp 2,3 lần lên hơn 7.071 tỷ đồng.
Đứng thứ hai trong số những ngân hàng có nợ xấu cao trong nhóm khảo sát là ngân hàng Eximbank
khi tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 2,95%, so với mức 1,86% trong năm 2015.
Trong đó, đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn của ngân hàng tăng vọt gấp 5,8 lần cùng kỳ trong khi nợ có
khả năng mất vốn cũng tăng 41,1%, lên hơn 1.132 tỷ đồng.Với gần 1.550 tỷ đồng nợ xấu, tương đương
2,58% tổng dư nợ, VIB đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thứ ba.
Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này là 2,07%. Dù nợ dưới tiêu chuẩn được cải thiện tốt khi
giảm tới 70%, còn hơn 40 tỷ đồng nhưng nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn lại tăng lần lượt 71,3%
và 77,4% so với năm 2015.Xét về con số tuyệt đối, thì 7/10 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu tăng,
trong đó, đứng đầu đang là BIDV với tổng số nợ xấu lên tới hơn 14.177 tỷ đồng, tăng hơn 4.123 tỷ đồng,

tương đương tăng 41% so với năm 2015 và chiếm 1,96% tổng dư nợ (cuối năm 2015, con số này là
1,68%).
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng chiếm tới 48,7% tổng nợ xấu, đạt gần 6.906 tỷ
đồng.


Thống kê cho thấy, 7/12 ngân hàng tăng trích lập dự phòng cho 6 tháng đầu năm 2017 với tổng trích
lập dự phòng của 12 ngân hàng đạt gần 23,6 nghìn tỷ đồng, tăng tới 27% so với cùng kỳ năm 2016.

ACB là ngân hàng tăng trích lập dự phòng mạnh nhất trong nhóm khảo sát khi dành tới hơn 966 tỷ
đồng cho khoản này, chiếm 43% tổng lợi nhuận thuần và gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước. Tại MB, con số
này là hơn 1,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với mức 582 tỷ đồng trích lập cùng kỳ năm trước.
Xét về con số tuyệt đối, BIDV hiện đang là nhà băng trích lập dự phòng lớn nhất với việc dành tới
hơn 6,2 nghìn tỷ đồng cho việc trích lập, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tới 62,6% tổng
lợi nhuận thuần.
Tương tự, Vietinbank cũng trích lập hơn 4,8 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng tới 61% so
với cùng kỳ năm ngoái. Con số này tại Vietcombank là 3 nghìn tỷ đồng.
Dù con số trích lập dự phòng vẫn chiếm một khoản tương đối lớn trên bản báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, một điều đáng mừng là lợi nhuận của đa số nhà băng đều chứng kiến sự tăng trưởng so với
năm trước.
Trong nhóm khảo sát, ngoại trừ NCB, các ngân hàng khác đều có lợi nhuận tăng trưởng từ 10 đến vài
chục % so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Sacombank là nhà băng có sự “lột xác” mạnh mẽ nhất khi
báo lãi lên tới hơn 578 tỷ đồng, gấp gần 27 lần so với con số vỏn vẹn hơn 21 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Ba “ông lớn” là Vietcombank, Vietinbank và BIDV tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá tốt là 22,8%,
12,7% và 11%.
III. Giải pháp giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại
3.1. Về phía các ngân hàng thương mại
* Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tìm mọi biện pháp để thanh lý/phát mại tài sản



bảo đảm cho các khoản nợ xấu để thu hồi nợ.
* Chủ động phối hợp khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với những khách hàng
có khó khăn tài chính tạm
thời nhưng có triển vọng kinh doanh khi giải quyết được nợ xấu; Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực
hiện các khoản cho vay mới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ ngân
hàng.

* Bán nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM, Công ty mua bán nợ trực thuộc
NHNN, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính.
3.2 Về phía doanh nghiệp vay vốn
Giải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách hiện nay. Để xử lý hàng tồn kho, ngoài việc hạ giá
bán chấp nhận lỗ) để thu hồi vốn về quay vòng thì một hình thức liên kết giữa các DN, sử dụng các
sản phẩm của nhau cũng là cách làm hiện nay.
Bên cạnh đó, việc minh bạch thông tin tài chính, nâng cao khả năng quản trị DN, để tạo niền
tin trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
3.3 Về phía Ngân hàng Nhà nước
Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội
bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần
có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác
xếp hạng tín dụng.
Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng
không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp
hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.Nhanh chóng xử lý những bất ổn trong
nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi


ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của
các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận
vốn của DN sẽ dễ dàng hơn.


Như vậy, nhiệm vụ trong năm 2017 khá nặng nề khi nợ xấu vẫn là vấn đề khá nan giải, cần phải có
phương án giải quyết nhanh chóng và kịp thời hơn. Bởi trong năm qua, nhiều phương án xử lý nợ xấu đã
được đề xuất như: dùng ngân sách, chuyển nợ xấu thành vốn góp, chứng khoán hóa nợ xấu… Nhưng
như lãnh đạo NHNN đã cho biết, NHNN sẽ cân nhắc kỹ lưỡng những mặt thuận lợi và không thuận lợi
khi thực hiện bất kỳ giải pháp nào.
Do đó, phương án cụ thể để xử lý nợ xấu cho năm 2017 hiện vẫn đang trong “bàn thảo” và “chờ đợi”.
Mặt khác, cùng với việc lên phương án xử lý dứt điểm, các chuyên gia và ngành ngân hàng đều mong
muốn không thể để một mình ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, bởi nợ xấu có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tăng trưởng kinh tế.
Do vậy, cả xã hội cần chung tay cùng hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấu trên tinh thần công khai,
minh bạch.
3.4 Giải pháp chung
Thật sự việc chọn lựa phương pháp tăng cường công tác xử lý nợ xấu phải tuỳ vào đặc điểm từng vụ việc
chứ không có đáp án chung cho tất cả. Có thể tóm gọn các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Nâng cao trình độ thẩm định của CBTD, đặc biệt là thẩm định tư cách khách hàng vì điều
này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của KH.
Thứ hai: Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý
nếu KH sử dụng vốn sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng.
Thứ ba: Khi KH có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp.


Thứ tư: Tuân thủ đúng các quy trình, quy chế của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo mới.com
2. Báo nhịp sống kinh doanh Bizlive
3. Luận án tiến sỹ của Lê Thị Hồng Hạnh về chủ đề nợ xấu và giải pháp của nợ xấu.




×