Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

LUẬN văn sư PHẠM SINH THÀNH PHẦN LOÀI và đặc điểm PHÂN bố của GIUN đất ở VÙNG núi THUỘC HUYỆN hòn đất, KIÊN LƯƠNG và THỊ xã hà TIÊN – KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.11 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA
GIUN ĐẤT Ở VÙNG NÚI THUỘC HUYỆN HÒN ĐẤT,
KIÊN LƯƠNG VÀ THỊ XÃ HÀ TIÊN – KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:

Cán bộ hướng dẫn:
Th.S. NGUYỄN THANH TÙNG

NGUYỄN THÀNH DƯƠNG
MSSV: 3072322
PHẠM THANH TOÀN
MSSV: 3072374
Lớp: SƯ PHẠM SINH – KTNN K33

NĂM 2011


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Để hoàn thành được luận văn này chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của gia đình, quý thầy cô trong Bộ môn, các bạn trong và ngoài lớp.


Xin chân thành biết ơn gia đình đã nuôi dạy và tạo nhiều điều kiện cho
chúng tôi học tập. Gia đình cũng là nơi cho chúng tôi ý thức học tập mạnh mẽ nhất.
Xin cảm ơn Th.S. Nguyễn Thanh Tùng. Người đã trực tiếp hướng dẫn, định
hướng chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và đã cung cấp cho chúng tôi
những kiến thức quý báu.
Chân thành cảm ơn Th.S. Nguyễn Trọng Hồng Phúc người đã bỏ nhiều công
sức giúp chúng tôi cách trình bày luận văn và quý thầy cô trong Bộ môn Sư phạm
Sinh học tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn bạn Lê Quốc Tri (Sinh – KTNN K33) người bạn trực tiếp cùng
chúng tôi thu mẫu giun đất, xin cảm ơn bạn Nguyễn Thị Thanh Hà (lớp Sinh K33)
đã nhiệt tình tìm kiếm tài liệu tham khảo cho chúng tôi, xin biết ơn các bạn: Thạch
Sang (Sinh – KTNN K33), Trần Thanh Phong (Sinh – KTNN K33), Nguyễn Thanh
Pha, Huỳnh Văn Sáng,.... và tất cả các bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thành Dương và Phạm Thanh Toàn

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC

Mẫu giun đất được thu vào tháng 11/2010 tại 15 núi của ba huyện Hòn Đất,
Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Thuộc ba tính chất núi khác nhau:
núi đá granit (Hòn Sóc, Hòn Me và Hòn Đất), núi đá vôi (Thạch Động, Đá Dựng,
Hang Cá Sấu, Ba Tài và Chùa Hang) và núi đá bazan (Ba Trại, Hòn Chông, Núi
Đất Đỏ, Địa Tạng, Tà Bang, Núi Đèn và Tô Châu). Sau khi phân tích 1153 cá thể
giun đất (trong đó có 811 cá thể thuộc 91 hố định lượng và 342 cá thể tại 8 điểm
thu mẫu định tính). Kết quả cho thấy, ở khu vực này có 16 loài giun đất thuộc 4
giống của 4 họ, có 9 loài chưa định được tên khoa học. Thành phần loài giun đất ở
núi đá vôi cao nhất (11 loài) và thấp ở núi đá bazan (8 loài) và núi đá granit (7
loài). Mật độ và sinh khối giun đất thì ngược lại, cao nhất ở núi đá granit và thấp
nhất ở núi đá bazan. Sinh cảnh vườn xoài chân núi có mật độ, sinh khối và độ đa
dạng cao nhất nhưng thành phần loài cao là ở sinh cảnh rừng tự nhiên.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC

CẢM TẠ ...............................................................................................................i
TÓM LƯỢC ........................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ v

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................vi
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU .................................................................................1
1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.........................................................................3
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................4
1. Tình hình nghiên cứu giun đất ...........................................................................4
2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu .......................................................5
2.1. Vị trí địa lí .................................................................................................5
2.2. Địa hình.....................................................................................................5
2.3. Khí hậu ......................................................................................................5
3. Đặc điểm chẩn loại của giun đất ........................................................................6
CHƯƠNG III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................9
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................9
2. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................13
2.1. Tư liệu nghiên cứu...................................................................................13
2.2. Hóa chất và dụng cụ ................................................................................13
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................13
3.1. Phương pháp thu mẫu ...............................................................................13

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011


Trường Đại học Cần Thơ

3.2. Phương pháp định hình mẫu vật và lưu trữ mẫu ........................................13
3.3. Phương pháp tính số lượng và sinh khối .................................................14
3.4. Phương pháp định loại..............................................................................14
3.5. Phương pháp tính độ đa dạng và hệ số cân bằng .......................................14
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................15
1. Thành phần loài giun đất ở khu vực nghiên cứu...............................................15
1.1. Cấu trúc thành phần loài ...........................................................................15
1.2. Đặc điểm chẩn loại giun đất ở khu vực nghiên cứu ...................................17
2. Đặc điểm phân bố của giun đất ở khu vực nghiên cứu .....................................40
2.1. Đặc điểm phân bố của giun đất theo các loại núi.......................................40
2.1.1. Núi đá granit ................................................................................40
2.1.2. Núi đá vôi ...................................................................................43
2.1.3. Núi đá bazan ...............................................................................44
2.2. Đặc điểm phân bố giun đất theo sinh cảnh ................................................45
2.2.1. Sinh cảnh vườn xoài chân núi.......................................................47
2.2.2. Sinh cảnh rừng trồng ....................................................................48
2.2.3. Sinh cảnh rừng tự nhiên................................................................ 48
2.3. Độ phong phú và hệ số ngang bằng của quần xã giun đất ở
khu vực nghiên cứu .................................................................................49
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................52
1. Kết luận...........................................................................................................52
2. Đề nghị............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................53
PHỤ LỤC............................................................................................................. I

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

iv


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Địa điểm, toạ độ, sinh cảnh, số hố định lượng thu mẫu giun đất tại
các núi thuộc khu vực nghiên cứu vào tháng 11/2011 ............................. 12
Bảng 2: Thành phần loài giun đất ở các núi thuộc huyện Hòn Đất, Kiên Lương
và Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang ..........................................................15
Bảng 3: Đặc điểm của 2 dạng thuộc loài Pheretima bahli Gates, 1945................20
Bảng 4: Những đặc điểm của 3 loài Pheretima campanulata, Pheretima sp. 3n
và Pheretima sp. 7n ..............................................................................22
Bảng 5: So sánh đặc điểm của hai loài mới với hai phân loài của Pheretima
multitheca ............................................................................................... 29
Bảng 6: Những đặc điểm phân loại của 3 loài Drawida sp. 1, Drawida sp. 2,
Drawida sp. 3 trong giống Moniligastridae .............................................37
Bảng 7: Thành phần loài, mật độ [n (con/m2)], sinh khối [p (g/m2)] và độ phong
phú [n%, p%] của các loài giun đất ở ba loại đá núi thuộc huyện Hòn Đất,
Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang. (Dựa trên số lượng trung
bình trong các hố định lượng có diện tích bề mặt S = 1m2)...........................42
Bảng 8: Thành phần loài, mật độ [n (con)/m2)] và độ phong phú (n %, p %)
của các loài giun đất ở các sinh cảnh các núi ở Kiên Giang......................46
Bảng 9: Độ đa dạng và hệ số ngang bằng của giun đất ở các sinh cảnh của các
loại đá núi. .............................................................................................. 49


Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Một số đặc điểm phân loại giun đất (Nguồn: theo Thái Trần Bái, 1986)...7
Hình 2: Các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu................................................10
Hình 3: Các điểm thu mẫu giun đất ở khu vực nghiên cứu..................................11
Hình 4: Số lượng taxon bậc loài của giống và họ giun đất ở khu vực nghiên cứu....
............................................................................................................................ 16
Hình 5: Pheretima bahli Gates, 1945 ..................................................................19
Hình 6: Pheretima campanulata (Rosa, 1890) ....................................................21
Hình 7: Pheretima posthuma (Vaillant, 1868).....................................................25
Hình 8: Pheretima sp. 2 .....................................................................................27
Hình 9: Pheretima sp. 2n ....................................................................................28
Hình 10: Pheretima sp. 5n ..................................................................................30
Hình 11: Phretima sp. 8n ...................................................................................33
Hình 12: Pheretima sp. 4n ................................................................................34
Hình 13: Mối quan hệ giữa thành phần loài, mật độ và sinh khối của giun đất ở
các loại đá núi thuộc huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên
– Kiên Giang.......................................................................................43
Hình 14: Mối quan hệ giữa thành phần loài, độ phong phú và hệ số ngang bằng

của giun đất ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu..........................46
Hình 15: Mối quan hệ giữa thành phần loài, độ phong phú và hệ số ngang bằng
của giun đất ở các sinh cảnh thuộc khu hệ nghiên cứu. ........................50

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Giun đất thuộc lớp giun ít tơ (Oligochaeta), là động vật sống ở cạn thuộc bộ
Lumbricimorpha, phân ngành có đai (Clitellata), ngành giun đốt (Annelida) là
nhóm động vật đất đặc trưng, chỉ bằng những hoạt động sống của mình mà chúng
đem lại rất nhiều lợi ích cho con người.
Qua hoạt động đào hang để sống, giun đất tạo thành những hệ thống hang
trong lòng đất. Theo Kretzschmar (1982), trong đồng cỏ lưu niên, ứng với 1m2 đất,
mạng hang này dài tới 100 - 800 mét và với đường kính khoảng 4 mm chiếm
khoảng 9 lít khe hổng (trích Thái trần Bái, 1993). Chính vì vậy, giun đất làm cho
đất thoáng khí, tươi xốp tăng độ phì nên khả năng thấm nước của đất sẽ rất nhanh
ngoài ra nó còn giúp rễ cây đâm sâu vào đất. Nếu sinh khối giun đất trung bình 1
tấn/ha bảo đảm cho một cột 280 mm nước thoát qua sau 1 giờ (Thái Trần Bái,

1993). Làm cho nước thoát qua tới mực nước ngầm, hạn chế tạo thành dòng chảy
trên bề mặt nên chống xói mòn đất (Thái Trần Bái, 1997). Đặc biệt đối với vùng
đồi núi có độ dốc cao, rừng đang trong giai đoạn tái sinh thì hoạt động đào hang
cùng với các sản phẩm chúng thải ra có tác dụng chống xói mòn rất lớn và giúp quá
trình phủ xanh đồi trọc nhanh hơn.
Phân do giun đất thải ra làm đất tốt hơn vì trong phân có lượng mùn cao hơn
đất mẹ đến 31,84%; nitơ tổng số cao hơn 27,64%; photpho tổng số cao hơn 28,21%
và lượng canxi cao hơn 25,91% (Vũ Văn Hiển và ctv, 2001). Cùng hoạt động lấy
thức ăn (xé nhỏ, tiêu hóa vụn thực vật,…) giun đất còn chuyển hóa lớp thảm mục phía
trên xuống sâu vào đất làm tăng quá trình tạo mùn hóa và khoáng hóa cho đất. Là
nhóm chỉ thị môi trường: pH, độ nhiễm chất phóng xạ của đất, thành phần cơ giới
đất. Dựa vào đó chúng ta có thể xác định được các tính chất cần thiết của đất.
Nguồn thuốc trị được nhiều bệnh mà từ lâu nhiều nước trên thế giới đã biết
và sử dụng giun đất để điều trị các bệnh như: đậu mùa, động kinh, thấp khớp, sốt
rét (Thái Trần Bái, 1989). Ngày nay, giun đất là nguyên liệu trong bào chế thuốc trị
bệnh. Công ty dược phẩm Domesco – Đồng Tháp đã dùng giun đất (Pheretima
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

aspergillum) để bào chế thành thuốc Doragon, ở Trung Quốc chiết xuất enzym
Lumbrokinase từ giun đất làm thuốc Fibrenase III, làm tan khối máu đông trong
mạch (CMP, 2005).

Thịt giun đất còn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao trong chăn nuôi nên được
dùng làm thức ăn cho gà, vịt, cá, chim, thú,… nhiều nước trên thế giới đã nuôi giun
đất với quy mô công nghiệp để sản xuất bột thức ăn giàu hàm lượng đạm, ít bị hạn
chế bởi các axit amin giới hạn, ở Việt Nam trong những năm gần đây yếu tố dinh
dưỡng của giun đất bước đầu được quan tâm thể hiện qua việc người dân đã nuôi
với qui mô gia đình để làm thức ăn cho vật nuôi (Nguyễn Lân Hùng và ctv, 2000).
Xác của giun đất cũng cung cấp một lượng chất hữu cơ rất lớn.
Ngoài những lợi ích mà chúng mang lại, một số loài giun đất (Dichogaster
bolaui, Pheretima campanulata, Lampito mauritii, Perionyx excavatus và
Pontoscolex corethurus) cũng là vật chủ trung gian truyền bệnh giun phổi
(Metastrongylus), giun thận (Stephanurus dentatus) (Bùi Lập và Nguyễn Đức Tân,
1993). Cơ thể giun đất còn là môi trường thích hợp của trực khuẩn gây bệnh ngộ
độc thịt ôi (Clostridium botulium), phát triển và lan truyền trong đất (Tạ Huy
Thịnh, 1995).
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về giun đất ở Nam Bộ nói chung và Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng chưa nhiều. Đặc biệt, cho đến nay vùng núi của Đồng
bằng sông Cửu Long vẫn chưa có dẫn liệu nào về giun đất. Chính vì thế, chúng tôi
quyết định thực hiện đề tài “Thành phần loài và đặc điểm phân bố của giun đất ở
vùng núi thuộc huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang”.
Kết quả của đề tài này sẽ là nguồn dẫn liệu đầu tiên về giun đất cho vùng núi tỉnh
Kiên Giang núi riêng và cho Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Góp phần rất
lớn cho công tác nghiên cứu khu hệ giun đất và hoàn thành động vật chí cho nhóm
loài này ở Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
- Phát hiện thành phần loài giun đất ở khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát các đặc điểm phân bố của giun đất ở các loại núi và các sinh cảnh
của khu vực nghiên cứu.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Cung cấp mẫu giun đất cho phòng thí nghiệm Động vật, Bộ môn Sư phạm
Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ để phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Mẫu giun đất chỉ được thu ở 15 núi lớn của khu vực nghiên cứu. Theo nhiều
tác giả cho rằng cuối mùa mưa là thời điểm phát hiện được nhiều loài giun đất
trưởng thành ở vùng núi (Thái Trần Bái, 1983; Đỗ Văn Nhượng, 1994). Đặc biệt,
theo nghiên cứu chưa công bố của Nguyễn Thị Kim Phước hầu như không có hoặc
chỉ có những cá thể giun đất còn rất non vào mùa khô ở các núi thuộc tỉnh An
Giang. Chính vì thế, nghiên cứu này chỉ tiến hành 1 lần lấy mẫu vào tháng
11/2010.
Đặc điểm phân bố của giun đất chỉ được phân tích dựa trên cơ sở các loại
núi và các sinh cảnh khác nhau.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu giun đất
Giun đất được nghiên cứu rất sớm. Năm 1872, Perrier đã mô tả Pericheata
aspergillum ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 1875, ông bổ sung thêm 3 loài
giun đất cho vùng đất này. Trong đó có 1 loài mới cho khoa học là Pericheata juliani
Perrier, 1875 và 2 loài mới tìm thấy lần đầu tiên ở Việt Nam: Pheretima(Ph.)
posthuma (Vaillant, 1896) và Pheretima. houlleti Perrier, 1872 (Perrier, 1875).
Năm 1965, trong tài liệu công bố giun đất ở Đông Dương và Địa Trung Hải,
Omodeo đã ghi nhận 6 loài giun đất ở khu vực Sài Gòn, trong đó có 1 loài mới là
Pheretima saigonensis Omodeo, 1955 (Omodeo, 1956), nhưng về sau Thái Trần
Bái đã tu chỉnh lại là tên đồng vật của Pheretima bahli Gates, 1945.
Năm 1984, Thái Trần Bái công bố các loài mới thuộc giống Pheretima ở
Việt Nam, trong đó có 1 loài được tìm thấy ở Long An là Pheretima polycheatifera
(Thái Trần Bái, 1983). Năm 1896, ông xây dựng khóa định loại các loài giun đất cỡ
lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 loài. Đến năm 2004, ông có thêm một số
công trình nghiên cứu giun đất trên các đảo (Thái Trần Bái và ctv, 2000).
Gần đây, Nguyễn Thanh Tùng tiến hành nghiên cứu “Khu hệ giun đất ở
vành đai sông Tiền”, đã công bố danh sách gồm 17 loài giun đất. Khi so sánh với
12 loài giun đất đã ghi nhận trước đó thì có 8 loài giống nhau. Trong số 9 loài còn
lại, có 3 loài mới cho Nam Bộ là Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans,
Pheretima campanulata và có đến 6 loài chưa xác định được tên khoa học (Nguyễn
Thanh Tùng và Trần Thị Anh Thư, 2008).
Như vậy, cho đến nay nghiên cứu giun đất ở Nam Bộ còn rất ít. Trong đó
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ mới ghi nhận được 15 loài giun đất:

Pontodrilus bermudensis Beddard, 1981; Pontoscolex corethrurus (Muller, 1857);
Pheretima aspergillum (Perrier, 1972); Pheretima bahli Gates, 1945; Pheretima
campanulata (Rosa, 1890); Pheretima houlleti Perrier, 1872; Pheretima guillemi
Mich., 1895; Pheretima juliani (Perrier, 1875); Pheretima peguana (Rosa, 1890);

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Pheretima polycheatifera Thai, 1984; Pheretima posthuma (Vaillant, 1869);
Pheretima elongata (Perrier, 1872); Lampito mauritii Kinberg, 1866; Perionyx
excavatus Perrier, 1872; Dichogaster bolaui (Michealsen, 1891); Gordiodrilus
elegans Beddard, 1892;
Cho đến nay, vùng núi của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng
núi của tỉnh Kiên Giang nói riêng vẫn chưa có dẫn liệu nào về giun đất.
2. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1. Vị trí địa lí
Kiên Giang là dãy đất tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có chung đường biên giới đất liền với Campuchia
ở phía Bắc trên chiều dài 56,8 km, phía Đông và phía Đông Nam giáp các tỉnh An
Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp các tỉnh Bạc Liêu và Cà
Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km.
Trên phần đất liền, tỉnh Kiên Giang nằm trong khoảng từ 9 023’50” đến

10032’30” vĩ độ Bắc và từ 104026’40” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là
6.269 km 2, phần đất liền là 5.638km2, phần hải đảo là 631 km 2, chiếm 1,9% diện
tích cả nước, đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Lê Thông, 2001).
2.2. Địa hình
Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên là nơi tập trung nhiều núi thấp, độ
cao trung bình dưới 200 m, phân bố chủ yếu ở ven biển. Về mặt cấu tạo địa chất,
có thể chia thành 3 loại: Núi đá granit gồm núi Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc,…; Núi
đá vôi gồm các núi Chùa Hang, Thạch Động, Ba Tài, Hang Cá Sấu, Đá Dựng, Mo
So, Hang Cây Ớt, Còm,…; Núi đá bazan (đá phiến xen với núi đá macma phun
trào) gồm các núi Tô Châu, Địa Tạng, Đất Đỏ, Tà Bang, Ba Trại, Đèn, Ông Say,
Giếng Tượng, Chùa Vàng,…
2.3. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Số giờ
nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 – 160
kcal/cm2 năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, nhiệt độ trung bình
thấp nhất là 23,90C (thường rơi vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau), nhiệt

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

độ cao nhất là 30,20C (thường rơi vào tháng 4 – tháng 5). Độ ẩm trung bình 81,9%.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc

muộn hơn các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa lớn, trung bình 2,18 mm/năm.
3. Đặc điểm chẩn loại của giun đất
Khi định loại giun đất phải dựa vào một số đặc điểm cơ bản sau:
- Tơ: cơ quan vận chuyển làm điểm tựa khi giun đất đào hoặc di chuyển
trong hang. Phân biệt kiểu Lumbricine (mỗi đốt có 8 tơ xếp thành 4 đôi) và kiểu
Perichaetine (mỗi đốt có nhiều tơ xếp thành vành). Phân biệt tơ xếp đều hoặc
không đều, sai khác giữa tơ trước đai và sau đai về số lượng và cách sắp xếp. Tơ có
thể tiêu giảm về phía lưng hoặc phía bụng.
- Kiểu môi: mấu ở trên lỗ miệng. Tùy vị trí tương đối của môi đối với đốt I,
phân biệt các kiểu môi: môi trước, môi giữa và môi sau. Tùy theo vị trí kết thúc của
môi trên đốt I, phân biệt kiểu môi giữa 1/3, 1/2, 2/3.
- Đai sinh dục: sản phẩm của biểu mô ở một phần của cơ thể, tạo thành kén
giun đất sau khi ghép đôi. Phân biệt đai hở, hình yên ngựa và đai kín, hình nhẫn.
Đai của Pheretima thường chỉ chiếm 3 đốt (XIV – XVI), có khi ít hơn (1/3 XIV –
4/5 XVI) hoặc nhiều hơn (1/2 XIII – XVI).
- Nhú đực: nhú chứa lỗ đực, có kích thước và hình dạng thay đổi tùy loài.
Nhú đực có thể có hoặc không có buồng giao phối.
- Lỗ lưng đầu tiên: lỗ nằm giữa đường lưng, trên rãnh gian đốt, thường bắt
đầu ở một vùng nhất định.
- Lỗ nhận tinh: lỗ của túi nhận tinh đổ ra ngoài, thường ở rãnh gian đốt, có
khi ở ngay trên bề mặt đốt, ở trước hoặc sau vành tơ. Số lượng lỗ nhận tinh thay
đổi tùy theo loài có thể không có đến 5 đôi nằm trong khoảng gian đốt 4/5 – 8/9.
- Nhú phụ sinh dục và tuyến phụ sinh dục: nhú có kích thước và hình dạng,
nổi trên da, gắn với tuyến phụ ở trong và không gắn với tơ. Phân biệt nhú phụ đơn,
nhú phụ hợp, nhú phụ hình đĩa và nhú phụ lưỡi liềm. Phần tuyến của nhú phụ sinh
dục. Phân biệt dạng ẩn, dạng lát và dạng nấm. Tuyến dạng nấm có thể đơn hoặc hợp.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


6

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Vách ngăn đốt: vách ngăn ngang, giới hạn các đốt, bám vào thành ruột và
thành cơ thể. Xác định sự xuất hiện và tình trạng của các vách ngăn đốt phía trước
đai sinh dục.
- Túi nhận tinh: cơ quan nhận tinh dịch của đối phương khi ghép đôi. Túi
nhận tinh có thể có ở nhiều mức độ phát triển: trong da hoặc trong thể xoang. Mỗi
túi nhận tinh có thể có: ampun, cuống ampun, diverticulum, buồng tinh. Ở
Pheretima, túi nhận tinh có thể có một hay nhiều đôi nằm trong vùng đốt IV – X.
- Tinh nang: túi nhận tinh nhận tinh từ túi tinh hoàn. Pheretima có 2 đôi tinh
nang ở XI và XII, ở các nhóm khác tinh nang dao động quanh khoảng trên.
- Tim bên: mạch nối giữa mạch lưng (mạch trên thực quản) và mạch bụng,
có thành co bóp để chuyển máu. Đôi tim cuối của Pheretima có thể ở trong đốt XII
hoặc XIII tùy loài.

B
C

A

D

F

E

Hình 1: Một số đặc điểm phân loại giun đất (Nguồn: theo Thái Trần Bái, 1986).
A. Manh tràng (a: đơn giản, b: xẻ thùy, c: hình lược, d: hình lông chim); B. Các kiểu môi (a: môi
trước, b, c: môi giữa, d: môi sau); C. Nhú đực; D. Tinh nang; E. Nhú phụ (a: nhú phụ đơn, b: nhú
phụ hợp, c: nhú phụ hình đĩa, d: nhú phụ lưỡi liềm); F. Túi nhận tinh.

- Tuyến bạch huyết: từng đôi túi ở 2 bên mạch máu lưng, sau mỗi vách đốt
của các đốt sau đai. Tuyến có hình túi hoặc hình quả ớt, chưa rõ chức phận.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

- Tuyến canxi: tuyến tiết CaCO3 dưới dạng tinh thể, là các túi chuyên hóa từ
thành thực quản, có nhiều ngăn và tập trung nhiều mạch máu.
- Tuyến tiền liệt: tuyến dạng túi hoặc xẻ thùy, đổ ra ngoài chung với lỗ sinh
dục đực hoặc cạnh lỗ sinh dục đực. Chức phận chưa rõ có thể tiết dịch để làm loãng
tinh dịch trước khi ghép đôi. Xác định mức độ phát triển và sự phân thùy của tuyến
như xẻ thủy, nông, sâu, thô,...
- Manh tràng: nhánh tịt của ruột giữa, tập trung tế bào tiết men phân giải
xenlulôzơ. Ở Pheretima, manh tràng nếu có bắt đầu từ đốt XXII – XXVII, phần lớn
từ đốt XXVII. Phân biệt với các kiểu manh tràng đơn giản, xẻ thùy, hình lược và

hình lông chim hay không có manh tràng.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG TIỆN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Mẫu giun đất được thu ở huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên
của tỉnh Kiên Giang tại 15 núi, thuộc 3 loại:
Núi đá granit: bên cạnh những khối đá to là những khoảng đất thịt tơi xốp,
có thảm thực vật và phong phú độ dốc thấp tạo nên lớp thảm mục dày đặc biệt ở
sinh cảnh vườn xoài lâu năm chân núi, gồm các núi: Hòn Sóc, Hòn Me và Hòn Đất
ở huyện Hòn Đất.
Núi đá vôi: phần lớn diện tích là đá, có nhiều ụ lớn nhỏ khác nhau chứa đầy
mùn hữu cơ, được hình thành bởi xác của các loài thực vật trên núi, giun đất chỉ
sống trong các ụ này. Loại núi này có độ dốc cao, với nhiều phiến đá sắt nhọn, vì
thế mẫu chỉ được thu chủ yếu ở chân núi. Núi đá vôi gồm các núi: Chùa Hang, Ba
Tài, Hang Cá Sấu, Đá Dựng và Thạch Động.
Núi đá bazan: phần lớn diện tích là rừng tự nhiên với những cây gỗ nhỏ.

Lớp đất mặt mỏng, có nhiều đá sỏi nhỏ, độ dốc cao. Loại này gồm các núi Ba Trại,
Hòn Chông, Đất Đỏ, Địa Tạng, Tà Bang, Đèn và Tô Châu.
Mẫu giun đất được thu trong 3 sinh cảnh sau:
Vườn xoài chân núi: là sinh cảnh có ở các núi huyện Hòn Đất với chủ yếu là
các cây xoài lâu năm, diện tích trồng không lớn. Quan sát trong quá trình thu mẫu
thì sinh cảnh này ít chịu các tác động của con người.
Rừng tự nhiên: gặp chủ yếu trong khu hệ nghiên cứu, chủ yếu là các cây
rừng lớn trung bình và nhỏ. Rừng tự nhiên ở đây phần ít ở đá bazan và chủ yếu là
trên núi đá granit nên mật độ che phủ không cao .
Rừng trồng: Có ở cả ba loại đá núi, tuy nhiên chiếm phần lớn là ở núi đá
bazan. Đây là loại núi có diện tích lớp đất lớn và lớp đất dày.
Địa điểm, tọa độ, sinh cảnh, số hố định lượng cụ thể cho từng núi được trình
bày ở hình 3 và bảng 1.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

A. Vườn xoài chân núi - núi đá granit

B. Rừng tự nhiên - núi đá granit

(Hòn Sóc – Hòn Đất)


(Hòn Me – Hòn Đất)

C. Rừng trồng - núi đá granit

D. Rừng tự nhiên - núi đá vôi

(Hòn Me – Hòn Đất)

(Chùa Hang – Kiên Lương)

Rừng rồng
rồng – núi
E.E.Rừng
núi đá
đábazan
bazan
(Núi
Hà Tiên)
Tiên)
(Núi Đèn
Đèn –– Hà

F. Rừng tự nhiên – núi đá bazan
(Núi Địa Tạng – Hà Tiên)

Hình 2: Các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp


10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CAMPUCHIA
THẠCH ĐỘNG

AN GIANG

ĐÈN
ĐÁ ĐỊA
DỰNGTẠNG

TÀ BANG
TÔ CHÂU

ĐẤT ĐỎ
HÒN CHÔNG

BA TRẠI
HANG CÁ SẤU
BA TÀI
HÒN SÓC

CHÙA HANG


HÒN ĐÁT
HÒN ME

Điểm thu mẫu, núi đá vôi
Điểm thu mẫu, núi đất đỏ
Điểm thu mẫu, núi đá granit

VỊNH RẠCH GIÁ

Hình 3: Các điểm thu mẫu giun đất ở khu vực nghiên cứu
Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 1: Địa điểm, toạ độ, sinh cảnh, số hố định lượng thu mẫu giun đất tại các núi
thuộc khu vực nghiên cứu vào tháng 11/2011
Số mẫu
TT

Tọa độ

Sinh cảnh


10009’48,1 N

Vườn xoài, rừng tự

Địa điểm

Số hố

Định
tính

Định
lượng

Định
lượng

70

120

8

36

85

10


31

92

6

24

72

10

32

75

4

-

1

3

115

89

14


-

25

5

15

27

7

-

16

3

Rừng trồng

19

65

4

Rừng trồng

-


61

6

Rừng tự nhiên

-

48

3

-

23

5

-

12

3

342

811

91


Núi đá granit
1

2

Hòn Sóc – Hòn Đất

0

104 54’23,2 E
10006’83,9 N
104045’30,51E

Hòn Me – Hòn Đất

0

3

10 06’37,6 N

Hòn Đất – Hòn Đất

0

104 53’62,0 E

nhiên
Vườn xoài, rừng
trồng,

rừng tự nhiên
Vườn xoài, rừng
trồng

Núi đá vôi
4

Chùa Hang – Kiên Lương

5

Ba Tài – Kiên Lương

6

10008’44,8 N
104038’31,3 E
10010’27,1 N
104036’09,1 E
10011’71,4 N

Hang Cá Sấu – Kiên

Rừng tự nhiên

0

Lương

104 36335 E

10025,70’0 N

7

Đá Dựng – Hà Tiên

8

Thạch Động – Hà Tiên

104028,45’9 E
10024’68,7 N
104028’40,2 E

Núi đá bazan
9
10

Ba Trại – Kiên Lương
Hòn Chông – Kiên Lương

10009’31,4 N
104038’20,4 E
10009’16,0 N
104037’95,6 E
10018’07,4 N

11

Đất Đỏ - Kiên Lương


12

Địa Tạng – Hà Tiên

13

Tà Bang – Hà Tiên

10023’46,7 N
104026’97,8 E

14

Đèn – Hà Tiên

10022’24,3 N
104027’01,6 E

Tô Châu – Hà Tiên

10022’73,6 N
104029’44,5 E

15

104032’06,1 E
10024’78,6 N
104028’66,1 E


Tổng cộng số cá thể

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

12

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

2. Phương tiện nghiên cứu
2.1. Tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành phân tích trên 1.153 cá thể giun đất, trong đó có 811 cá
thể thuộc 91 hố định lượng và 342 cá thể thuộc 8 địa điểm thu định tính ở 15 núi
thuộc khu hệ nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được lưu trữ ở phòng thí nghiệm Động
vật thuộc Bộ môn Sư phạm Sinh học, khoa Sư Phạm, trường Đại học Cần Thơ.
2.2. Hóa chất và dụng cụ
- Các hóa chất được dùng để xử lí mẫu giun đất gồm: nước sạch, dung dịch
formol với các nồng độ: 2% và 4%.
- Trong quá trình thu mẫu, xử lí, phân tích và lưu trữ mẫu, chúng tôi đã sử
dụng các dụng cụ sau: máy định vị, len đào đất, thước, giấy etikep, viết vẽ kỹ thuật,
túi vải, khai đựng mẫu, keo nhựa, kính lúp, cân điện tử,.…
3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp thu mẫu
- Phương pháp thu mẫu định lượng: mẫu định lượng giun đất được thu trong
các hố đào có kích thước 50 cm x 50 cm (= 0,25 m2), thu theo lớp đất dày 10 cm
cho đến khi không gặp giun nữa. Phương pháp này áp dụng theo cách lấy mẫu
động vật của Ghilarov (1975).
- Phương pháp thu mẫu định tính: việc thu mẫu định tính tiến hành song
song với thu mẫu định lượng trong cùng 1 thời điểm, phạm vi mẫu định tính mở
rộng hơn so với mẫu định lượng. Gặp con nào thu con đó, kể cả những con tự bò
lên mặt đất.
3.2. Phương pháp định hình mẫu vật và lưu trữ mẫu
Trước khi định hình mẫu, giun đất thu được được rửa với nước sạch để loại
bỏ lớp đất cát bám phía ngoài, sau đó giết chết trong formol nồng độ 2% và định
hình sơ bộ, dùng formol nồng độ 4% để định hình và và lưu trữ mẫu trong 24 giờ
và sau đó lưu trữ mẫu trong dung dịch formol 4% mới.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

3.3. Phương pháp tính số lượng và sinh khối
- Tính số lượng (n): Đối với con nguyên vẹn là tính cả con non và con
trưởng thành. Đối với những con bị đứt đoạn chỉ tính phần đầu mới là 1 con, phần
đuôi không tính.

- Tính sinh khối (p): Sinh khối được tính bằng trọng lượng cơ thể sau khi
định hình bằng formol 4% (kể cả phần đất có trong ruột). Cân bằng cân điện tử có
độ chính xác 0,1 g.
3.4. Phương pháp định loại
Định loại giun đất là một công việc vô cùng phức tạp vì hình thái và các
thành phần của hệ sinh dục được coi là ổn định đối với nhiều nhóm động vật nhưng
ở giun đất có thể có nhiều biến đổi trong phạm vi rộng, nhất là các quần thể vượt
xa vùng phân bố gốc của loài đó. Khi định loại giun đất chúng tôi sử dụng nhiều tài
liệu khác nhau từ khóa định loại đến các mô tả từng loại của Thái Trần Bái (1986),
Gates (1972), Blakemore (2002),… và căn cứ vào các đặc điểm phân loại trong
lược khảo tài liệu.
3.5. Phương pháp tính độ đa dạng và hệ số cân bằng
Tính độ đa dạng và hệ số ngang bằng của quần xã giun đất bằng công thức
Shannon:
Độ đa dạng: H '    ni ln( ni ) hoặc H '    ni log2 ni
n

i 1...

n

N

N

i 1...

N

N


Hệ số ngang bằng: E= H’/lnS hoặc E= H’/ log (cơ số 2) S.
Trong đó:

H’: Độ đa dạng. Có thể tính theo log cơ số 2 hoặc theo ln.
n i: Vai trò của loài i nào đó.
N: Tổng giá trị các vai trò trong quần xã
E: Hệ số ngang bằng
S: Số loài có trong quần thể.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Thành phần loài giun đất ở khu vực nghiên cứu
1.1. Cấu trúc thành phần loài
Danh sách các loài giun đất được tìm thấy ở khu vực nghiên cứu được giới thiệu ở bảng 2.
Bảng 2: Thành phần loài giun đất ở các núi thuộc huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang

Tô Châu


Núi Đèn

Tà Bang

Địa Tạng

++ ++ ++ ++ ++ ++ ++

Núi Đất Đỏ

Ba Trại

+

Hòn Chông

Thạch Động

Đá Dựng

Hang Cá Sấu

Ba Tài

Chùa Hang

Hòn Đất

Hòn Sóc


Taxon

Hòn Me

Địa điểm thu mẫu

TT

Glossoscolecidae(Michaelsen, 1900)
Pontoscolex Schmarda, 1861
1

Pontoscolex corethrurus (Muller, 1856) +

++ +

Megascolecidae (Part Rosa,1891)
Pheretima Kinberg, 1867
Coecata
2

Pheretima bahli Gates, 1945

+

3

Pheretima campanulata Rosa, 1890


+

4

Pheretima houlleti Perrier, 1872

5

Pheretima peguana Rosa, 1890

6

Pheretima posthuma Vaillant, 1896

7

Pheretima sp. 2

+

+

+

8

Pheretima sp. 2n

+


+

+

9

Pheretima sp. 5n

+

10

Pheretima sp. 7n

11

Pheretima sp. 8n

++ ++ ++ ++
+

+

+

+

+

+


+

+

+
+

+

+

*

*

+

+

++

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+
+

+

++ +

+

Acoecata
12

Pheretima sp. 4n

++ +

+

+


Moniligastridae Claus, 1880
Drawida Michaelsen, 1900
13

Drawida sp. 1

14

Drawida sp. 2

+

15

Drawida sp. 3

+

+

+

+

+

+

+


Octochaetidae Gate, 1959
Dochogaster Beddard, 1888
16

Dichogaster bolaui (Michaelsen, 1890)

+

Ghi chú: Loài được phát hiện trong mẫu định lượng và định tính (+) và chỉ được tìm thấy trong mẫu định tính (*), (++) Loài chiếm ưu thế trong
điểm thu mẫu). n: sau các taxon Pheretima sp. để phân biệt với loài đó thu ở vùng núi khác với loài cùng số ở đồng bằng.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy ở vùng núi huyện Hòn Đất, Kiên Lương,
Thị xã Hà Tiên có 16 loài giun đất, thuộc 4 giống của 4 họ, có 9 loài chưa xác định
được tên khoa học đến loài. Trong đó, số lượng các loài trong giống và họ giun đất
được thể hiện ở hình 4.

6,25%

6,25%


18,75%
68,75%

Họ: Megascolecidae, Giống: Pheretima, 11 loài
Họ: Moniligastridae, Giống: Drawida, 3 loài
Họ: Glossoscolecidae, Giống: Pontoscolex, 1 loài
Họ: Octochaetidae, Giống: Dichogaster, 1 loài

Hình 4: Số lượng taxon bậc loài của giống và họ giun đất ở khu vực nghiên cứu

Nét đặc trưng của vùng núi huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên
là giống Pheretima trong họ Megascolecidae có số lượng loài phong phú nhất, kế
đến là giống Drawida có 3 loài, 2 giống còn lại đều có 1 loài. Điều này phù hợp với
đặc điểm chung của giun đất ở Đông Dương là khu vực nằm trong vùng phân bố
gốc của giống Pheretima (Thái Trần Bái, 1983).
Trong giống Pheretima ở vùng núi huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Thị xã
Hà Tiên đã gặp 11 loài. Trong đó, có một loài thuộc nhóm không có manh tràng,
chưa định tên khoa học (Pheretima sp. 4n) khác với 2 loài không có manh tràng
được tìm thấy trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long (Pheretima elongata và
Pheretima tapropanae), so với những loài không manh tràng ở Việt Nam (khu vực
đặc hữu cho nhóm loài này) chúng có một vài đặc điểm giống với Pheretima
spiridonovi Thai, 1996 nhưng cũng được phân biệt bởi một số đặc điểm rất đặc

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

trưng và ổn định cho loài. Đối với những loài thuộc nhóm Pheretima có manh tràng
gặp loài Pheretima sp. 5n có lỗ đực nằm trên đốt XIX khác hẳn với các loài thuộc
giống này (đều có lỗ đực ở đốt XVIII, hoặc XX ở Pheretima anomala Michaelsen,
1907). Đặc biệt, phát hiện 1 loài Pheretima sp. 2n có nhiều túi nhận tinh trên 1 đốt
nhưng có manh tràng. Trên thế giới hiện nay chỉ gặp 1 loài Pheretima multitheca
Chen, 1938 thuộc nhóm này, có gồm 2 phân loài (1 ở đảo Hải Nam – Trung Quốc
và 1 ở miền Trung – Việt Nam), Pheretima sp. 2n là dạng thứ 3 có đặc điểm này
được biết đến, có rất nhiều đặc điểm khác biệt với 2 dạng còn lại.
Ngoài ra, trong khu vực này còn phát hiện thêm 1 taxon Drawida sp. 3 khác
với 2 taxon thuộc giống này được tìm thấy trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cho đến nay, vẫn chưa xác định được tên khoa học cho 3 taxon do chúng khác hẳn
với các loài Drawida đã được tìm thấy ở Đông Dương.
1.2. Đặc điểm chẩn loại giun đất ở khu vực nghiên cứu
Họ Glossoscolecidae (Michaelsen, 1900)
Giống Pontosclolex Schmarda, 1861
1. Pontoscolex corethrurus (Muller, 1856)
Lumbricus corethrurus Muller, 1856: Aghaddl. Naturgeach ges. Halle 4: 26.
Typ: Itajahy, Brazil
Synonym: Pontoscolex hawaiensis Beddard, 1895
Mô tả: Chiều dài: 62 – 71 mm, đường kính: 2,3 – 2,8 mm, số đốt: 155 – 181, trọng
lượng: 0,33 – 0,38 g. Giun cỡ trung bình, hình trụ, khi còn sống có màu nâu nhạt,
nâu đậm hơn về mặt lưng. Sau khi cố định có màu xám nâu. Môi trước, không xác
định được lỗ lưng đầu tiên. Đai hình yên ngựa, hở ở mặt bụng, đai dày hơn về mặt
lưng, khi còn sống đai có màu cam, chiếm khoảng từ đốt XIV – XXI. Tơ rõ, nhỏ có
ở tất cả các đốt trừ phần đai, có 4 đôi tơ ở các đốt trước và sau đai, không có tơ trên

đai, tơ tập trung nhiều ở mặt bụng. Dấu hiệu nhận biết khi bắt lên cơ thể cuộn tròn
lại, đai dài có màu cam, sau khi cố định phần đuôi phình, tơ xếp so le. Có 3 đôi túi
nhận tinh 5/6/7/8, ở bên bụng. Lỗ cái trên vách 14/15, ở mặt bụng. Không có nhú
phụ sinh dục vùng đực và vùng túi nhận tinh.

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

17

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 33 – 2011

Trường Đại học Cần Thơ

Vách 5/6/7/8 – 9/10 rất dày, vách 8/9 tiêu biến, dạ dày ở đốt V – VI. Ruột
bắt đầu từ đốt XVI, tim bên cuối ở đốt X. Túi tinh hoàn đốt số XI, tinh nang, tuyến
tiền liệt, manh tràng, tuyến lympho, tuyến trứng và tuyến phụ sinh dục không xác
định được trên mẫu.
Phân bố:
- Trong khu vực nghiên cứu: gặp ở các núi: Hòn Sóc, Hòn Me, Hòn Đất,
Thạch Động, Ba Tài, Hòn Chông, Đất Đỏ, Địa Tạng, Tà Bang, Đèn và Tô Châu.
- Ở Việt Nam: Tây Bắc (Đỗ Văn Nhượng, 1994), Đông Bắc (Lê Văn Triển,
1993), Bình Trị Thiên (Nguyễn Văn Thuận, 1994), Nam Trung Bộ (Huỳnh Thị
Kim Hối, 2005), Đồng bằng sông Hồng (Trần Thúy Mùi, 1984), Đồng bằng sông
Cửu Long (Thái Trần Bái, 1986), Quảng Nam – Đà Nẵng (Thái Trần Bái và Phạm
Thị Hồng Hà, 1984),….
- Trên Thế giới: Lào (Thái Trần Bái và Samphon, 1989), Thái Lan
(Blakemore, 2005), Singapore, Đài Loan (Blakemore et al, 2006; Tsai et al, 2007),

Myanmar, Campuchia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Braxin, Kenya,
Anh, Sri Lanka (Gates, 1935), Australia (Blakemore, 2002),…
Nhận xét: Loài này phân bố rộng tại khu vực nghiên cứu, có sinh khối và mật độ
cao ở những sinh cảnh trên núi đá bazan.
Họ Megascolecidae (part Rosa, 1891)
Giống Pheretima Kinberg, 1867
2. Pheretima bahli Gates, 1945
Pheretima bahli Gates, 1945: Spolia zeylanica 24: 85
Typ: Colombo, Sri Lanka
Synonym: Pheretima saigonensis Omodeo, 1956
Mô tả: Chiều dài: 104 – 145 mm, đường kính: 4,0 – 4,75 mm, trọng lượng: 1,41 –
2,06 g, số đốt: 100 – 114, giun cỡ trung bình, hình trụ. Khi còn sống có màu nâu,
ánh kim nhưng khi cố định có màu nâu nhạt hơn. Kiểu môi giữa, lỗ lưng đầu tiên
12/13. Đai đủ chiếm các đốt XIV – XVI, đai có màu nâu đậm hơn khi cố định. Lỗ
cái đốt XIV giữa phía bụng, 1 đôi lỗ đực nằm ở đốt XVIII. Nhú phụ vùng đực có 2

Ngành Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp

18

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×