Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

KỸ NĂNG DẠY TRẺ 4 VÀ 5 TUỔI TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.76 KB, 19 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

MỤC LỤC

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..........................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:................................................................................2
1. Mục đích:...........................................................................................................2
2. Thuận lợi:...........................................................................................................3
3. Khó khăn:...........................................................................................................3
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................................3
1. Khách thể nghiên cứu.........................................................................................3
2. Thiết kế nghiên cứu:...........................................................................................4
3. Quy trình nghiên cứu:.........................................................................................4
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ...............................................................9
1. Trình bày kết quả................................................................................................9
2. Phân tích kết quả dữ liệu:.................................................................................10
3. Bàn luận kết quả...............................................................................................11
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................11
1. Kết luận............................................................................................................11
2. Kiến nghị..........................................................................................................11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................12
VII. PHỤ LỤC:........................................................................................................13

GG

Trường Mầm non Sơn Hà1

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
1




Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng
nhiều, nhất là các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em,…Theo thống kê của Tổng cục Cảnh
sát phòng chống tội phạm cho thấy mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng
mỗi năm trung bình có 1.600- 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số
1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân
là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là
vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết phải kể đến nhận thức của gia
đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ, chưa được quan tâm nhiều.
Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, nhà trường
và cộng đồng còn bị coi nhẹ, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em của cha mẹ, người chăm sóc giáo dục trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ
dẫn đến năng lực tự bảo vệ của trẻ em, của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em
dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục.
Việc giáo dục cho trẻ tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại trước xã hội muôn
màu sắc này đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa, lứa tuổi
mầm non- đặc biệt là giai đoạn tuổi mẫu giáo (4- 5 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp
thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần sớm giáo dục các
kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có
hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và
bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm.
Vì trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai nên việc tạo dựng môi trường sống
an toàn, lành mạnh cho tất cả mọi trẻ em là điều cần thiết. Việc chủ động phòng

ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em là việc làm cấp bách.
Từ những yêu cầu cấp thiết đó mà tôi đã chọn đề tài “Biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi
tránh bị xâm hại ”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
Trẻ mầm non là lứa tuổi luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những
điều mới lạ. Nhưng trẻ lại chưa có kỹ năng thu thập thông tin bởi trẻ em vốn như
một tờ giấy trắng nên khả năng phán đoán của trẻ đối với những mối nguy hiểm có
thể xảy ra với bản thân hoàn toàn chưa biết.
Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn đem lại cho trẻ em tuổi mầm non
những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giúp trẻ có tư duy, phán đoán được những mối
nguy hiểm có thể xảy ra và tìm cách tránh xa. Bên cạnh đó, tôi mong những biện
pháp mình nghiên cứu có thể đem đến cho trẻ mầm non kiến thức, khả năng xử lý
tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến sự trợ giúp khi cần thiết. Dạy trẻ biết
cách phòng tránh những xâm hại là trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân để
trẻ tự tin trong cuộc sống.

GG

Trường Mầm non Sơn Hà2

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
2


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

2. Thuận lợi:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban
giám hiệu, đồng nghiệp và sự nhiệt tình ủng hộ, phối hợp của đồng nghiệp dạy cùng
lớp.
Bản thân tôi là giáo viên trẻ, được đào tạo chính qui, có lòng nhiệt tình, yêu
trẻ, tích cực học hỏi kinh nghiệm.
Học sinh lớp tôi chủ nhiệm đa số có cùng một độ tuổi (4- 5 tuổi) nên mức độ
nhận thức tương đối đồng đều.
3. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy
trẻ tránh bị xâm hại:
Thứ nhất do lớp học đông, nhiều trẻ có tư chất khác nhau nên việc truyền thụ
kiến thức chưa đồng đều. Hoàn cảnh gia đình mỗi trẻ khác nhau rõ rệt nên mức độ
quan tâm của phụ huynh, sự nhận thức của trẻ còn chênh lệch. Trên thực tế, đa số
nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến những mặt ăn uống, mà chưa chú trọng đến sự
phát triển nhận thức tình cảm, tâm sinh lý của trẻ, không quan tâm đến việc giáo dục
trẻ tránh những nguy cơ tác động có hại.
Thứ hai bản thân giáo viên chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ; chưa có một chương trình, tài liệu hướng dẫn cụ
thể về giáo dục trẻ tránh bị xâm hại;
Thứ ba do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành. Thời gian
dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong chương trình còn ít và chưa
cụ thể.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu
Lớp mẫu giáo nhỡ A là lớp được lựa chọn nghiên cứu có đặc điểm sau:
Bảng 1 : Tổng số học sinh, giới tính được chia làm 2 nhóm thực nghiệm và
đối chứng.

Nhóm


Tổng số

Nam

Nữ

15

7

8

15

8

7

Nhóm 1
(Thực nghiệm)
Nhóm 2
( Đối chứng )

GG

Trường Mầm non Sơn Hà3

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
3



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

Đa số trẻ tích cực chủ động trong các hoạt động học tập. Kết quả kiểm tra của
trường đều đạt loại tốt. Tổng số học sinh của lớp là 30 cháu, chia thành 2 nhóm, mỗi
nhóm 15 trẻ tương đương nhau về giới tính, sức khỏe, nhận thức và ngôn ngữ.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Lựa chọn 2 nhóm của lớp mẫu giáo nhỡ A là nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng. Kết quả kiểm tra trước tác động như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng xác định nhóm tương đương
Đối chứng

Thực nghiệm

TBC

6,06

5,93

P=

0,27

Từ bảng 2 ta có P = 0,27> 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung
bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, như vậy hai
nhóm được coi là tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu


Nhóm

Thực nghiệm

Đối chứng

Kiểm tra trước
tác động

Kiểm tra sau tác
động

Tác động

01

Sử dụng biện
pháp giáo dục kỹ
năng cho trẻ

03

02

Không sử dụng
biện pháp giáo dục kỹ
năng cho trẻ

04


3. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm 1 (Thực nghiệm) : Thực hiện kế hoạch đưa các biện pháp dạy trẻ
tránh bị xâm hại.
- Nhóm 2 ( Đối chứng ): Thực hiện theo kế hoạch không đưa các biện pháp
dạy trẻ tránh bị xâm hại.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian dạy vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhóm 4-5 tuổi, thời khoá
biểu của lớp để đảm bảo tính khách quan, Cụ thể:

GG

Trường Mầm non Sơn Hà4

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
4


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

Bảng 4: Thời gian thực nghiệm (Từ 10/2017 đến tháng 12/2017)
STT

CHỦ ĐIỂM

1


Bản thân

2

Gia đình

3

Nghề nghiệp

4

Thế giới Động vật

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. Tôi đã áp dụng
một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Dạy trẻ tránh bị xâm hại qua truyện kể
Giáo viên tận dụng những tình huống trong truyện để dạy trẻ tránh bị xâm hại
sẽ tạo ra tính hấp dẫn, lôi cuống trẻ, mang đến cho trẻ sự tư duy, trí tưởng tượng.
Việc đặt ra cho trẻ câu hỏi “nếu con cũng gặp phải trường hợp như trong truyện cô
kể thì sẽ giải quyết như thế nào” vừa giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng
vừa mang lại cho trẻ khả năng ghi nhớ vấn đề tốt hơn. Và với việc giải quyết một
cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải
quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải.
Do đó, việc lựa chọn những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề trong
truyện kể là một biện pháp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ
năng cho trẻ. Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống trẻ sẽ
có biểu tượng về các hành vi và chuẩn mực, giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi
tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình.
Việc lựa chọn những tình huống trong truyện kể vừa gần gũi, thực tế, vừa dễ

hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và duy trì
được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động và khả năng ghi nhớ cao hơn. Ví dụ
về một số truyện kể mang tính giáo dục cao như:
+ Trong truyện “Dê con nhanh trí”, có Sói hung ác gõ cửa nhà Dê con khi Dê
mẹ không có ở nhà. Cô giáo sẽ sử dụng tình huống đó để đặt cho trẻ câu hỏi: nếu có
người lạ gõ cửa khi con đang ở nhà một mình, con sẽ làm gì? Qua đó cô dạy trẻ khi
ở nhà một mình con không nên mở cửa cho người lạ.
+ Trong truyện “Bí con thoát nạn” có lão Sâu Rau to lớn gớm ghiếc tiến đến
định ăn Bí con. Cô giáo nêu ra tình huống giả định: nếu là con khi bị người khác tấn
công con sẽ làm gì? Tình huống mà cô đưa ra sẽ giúp trẻ biết được khi có ai định
bắt cóc mình thì mình nên chạy thật nhanh đến chổ đông người và kêu cứu.
+ Trong truyện “Chú vịt xám” không vâng lời mẹ đi theo đàn mà tách đi chơi
riêng nên bị lạc và bị Sói đuổi theo. Cô giáo đặt tình huống cho trẻ: nếu là con khi
đi chơi cùng mẹ mà bị lạc con sẽ làm gì? Và trong trường hợp có người lạ đi theo
con và định bắt con, con sẽ làm gì? Từ tình huống đó, khi trẻ gặp phải vấn đề như
GG

Trường Mầm non Sơn Hà5

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
5


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

trên trẻ sẽ nhớ ra được là khi bị lạc mẹ mình không nên khóc, phải bình tĩnh, nên
đứng yên một chổ để mẹ quay lại tìm hoặc mình sẽ gọi người giúp đỡ và không nên
đi theo người lạ.

Tuy nhiên khi đặt tình huống cho trẻ cô giáo không nên đưa ra cách giải
quyết cụ thể mà tạo điều kiện cho trẻ giải quyết theo khả năng của trẻ, cô nên gợi ý
để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự trả lời. Sau đó, cô giáo
mới cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ giải quyết các tình huống giáo viên cần theo
dõi cách giải quyết của trẻ để kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn
trẻ.
Cô giáo phải luôn quan sát và khích lệ cũng như tuyên dương những suy nghĩ
hay của trẻ. Đặc biệt, các tình huống cô tận dụng trong truyện phải phù hợp với vốn
kinh nghiệm, sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để có thể tự mình hoặc với sự gợi ý
của giáo viên có thể giải quyết được. Các tình huống tạo ra không gò bó, áp đặt trẻ.
Trong quá trình thực hiện biện pháp này, cô giáo cần tạo sự giao tiếp gần gũi, thân
thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau.
Biện pháp 2: Dạy trẻ tránh bị xâm hại thông qua trò chơi đóng vai
Như chúng ta biết, trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học, thông qua trò chơi
trẻ được thể hiện mình, được học nhiều điều bổ ích. Trò chơi đóng vai của trẻ mẫu
giáo rất thích hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ năng.
Vì vậy sử dụng biện pháp trò chơi trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ là tổ
chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu
hiện thái độ hay thực hiện hành động. Ví dụ: Một số tình huống đóng vai như:
+ Trẻ làm gì khi đi siêu thị cùng mẹ mà bị lạc.
+ Trẻ làm gì khi một người lạ mặt cho bánh kẹo.
+ Trẻ làm gì khi bị ai đó ôm chặt lấy cơ thể mình.
+ Trẻ làm gì khi có người lạ đi theo sau.
+ Trẻ làm gì khi có người lạ gõ cửa.

Hình ảnh minh
họa dạy trẻ không nhận quà người lạ

GG


Trường Mầm non Sơn Hà6

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
6


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

Hình ảnh minh họa dạy trẻ bỏ chạy khi bị người lạ mặt đi theo
Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cô giáo cần chuẩn bị đầy đủ các
phương tiện cần thiết cho trò chơi đóng vai: đồ dùng đủ số lượng cho các trẻ hoặc
các tình huống đóng vai phù hợp chủ đề, nội dung, mục tiêu mong muốn. Cô giáo
nên khích lệ để cả lớp cùng tham gia. Cô giáo nên chuẩn bị đồ hóa trang và dụng cụ
đơn giản cho trò chơi đóng vai để tăng tính hấp dẫn cho vai diễn.
Biện pháp 3: Dạy trẻ tránh bị xâm hại qua hoạt động học
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho trẻ trong mỗi bài học, cô giáo lồng
ghép giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cho trẻ. Tùy mỗi chủ đề mà giáo viên lựa
chọn kiến thức lồng ghép giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cho trẻ một cách phù
hợp.
Ví dụ 1: “Trong chủ đề Gia đình, hoạt động khám phá khoa học về người
thân của bé, ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về tên gọi, mối quan hệ của
những người thân trong gia đình, cô giáo lồng ghép vào bài học dạy cho trẻ nguyên
tắc “3 vòng tròn đồng tâm”
Nguyên tắc 3 vòng tròn đồng tâm giúp trẻ hình dung về việc giữ khoảng
cách với từng đối tượng tiếp xúc.
+ Vòng tròn nhỏ nhất có màu xanh là những người thân trong gia đình như
bố, mẹ, ông, bà, anh chị em ruột có thể được động chạm vào cơ thể con như nắm
tay, ôm, hôn trừ vùng kín như miệng, ngực, mông (bộ phận mặc đồ lót).

+ Vòng tròn lớn hơn màu vàng là những người quen, họ hàng, làng xóm, bạn
bè các con chỉ được bắt tay. Tuyệt đối không cho họ động vào các vùng khác của cơ
thể.
+ Vòng tròn bên ngoài lớn nhất màu đỏ là những người lạ. Tuyệt đối xua tay
nếu họ đến gần thì chạy trốn.
Ví dụ 2: “Trong chủ đề Bản thân, hoạt động khám phá khoa học về Cơ thể
tôi có gì? Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về các bộ phận trên cơ thể bé, giáo
viên còn chỉ cho trẻ biết đâu là “vùng kín”. Vùng kín đó là miệng, ngực, mông (bộ
phận mặc đồ lót). Những vùng kín này không ai được đụng vào trừ trường hợp bệnh
GG

Trường Mầm non Sơn Hà7

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
7


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

đau cho bố mẹ, bác sĩ thăm khám.
Ví dục 3: “Trong chủ đề Bản thân, có hoạt động giáo dục vệ sinh với đề tài
“Bảo vệ vùng kín của bé”, cô giáo sẽ chỉ rõ cho trẻ biết những vùng riêng tư của
bạn trai và bạn gái, dạy trẻ phải giữ cơ thể sạch sẽ và kết hợp dạy trẻ một số quy tắc:
+ Không ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con trừ bố, mẹ, bác
sĩ, y tá.
+ Trẻ có quyền nói không với bất kỳ ai động chạm vào cơ thể con mà con
không thích
+ Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể của các con

+ Hãy chia sẻ những gì khiến con buồn, lo lắng hay sợ hãi với người mà con
tin tưởng.
+ Hãy nói với mọi người những điều khiến con sợ hãi, lo lắng.
Thông qua các quy tắc này trẻ sẽ hiểu được cần phải giữ gìn bản thân,
không cho bất kỳ ai đụng vào cơ thể mình, khi có ai đó đòi hôn hay đụng chạm vào
cơ thể mình thì phải nói Không và chạy thật nhanh, kể lại sự việc với bố mẹ hoặc
người mà trẻ tin tưởng.
Biện pháp 4: Dạy trẻ tránh bị xâm hại trong giờ nêu gương bé ngoan
Việc tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của trẻ trong một ngày có vai trò
quan trọng trong quá trình giáo dục. Nêu gương bé ngoan vừa là hoạt động cuối của
ngày nhưng đồng thời lại là sự mở đầu cho một quá trình giáo dục tiếp theo. Trong
giờ nêu gương bé ngoan, trẻ được tự nhận xét và đánh giá bạn, đánh giá bản thân
mình. Qua đó rèn cho trẻ tính tự tin, mạnh dạn nêu lên những hành vi ngoan và
không ngoan của bạn, của mình. Thông qua việc nhận xét sẽ giúp trẻ củng cố thêm
kinh nghiệm sống của mình và biết điều chỉnh hành vi theo những chuẩn mực yêu
cầu chung. Từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn phán xét cái đúng, cái sai của người khác
đã thực hiện đối với trẻ.
Cô giáo phải tạo được không khí vui vẻ, thoải mái khi tiến hành đánh giá,
nhận xét, khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình. Cô giáo nhận xét và đánh giá
các nhận thức, thái độ, kỹ năng của trẻ từ đó giúp trẻ có những cách giải quyết tốt
nhất. Việc đánh giá trẻ phải công bằng, tạo được sự nhất trí trong tập thể.
Biện pháp 5: Dạy trẻ tránh bị xâm hại mọi lúc mọi nơi
Thường thì sau giờ ăn trưa, học sinh lớp mẫu giáo nhỡ A có hoạt động vệ
sinh đánh răng, rửa mặt và thay quần áo trước khi đi ngủ. Bên cạnh dạy trẻ cần giữ
gìn cơ thể khỏe mạnh, sạch sẽ hằng ngày thì giáo viên giáo dục trẻ ý thức tự thay đồ
nơi kín đáo bởi cơ thể mình thuộc về bản thân mình không ai được nhìn thấy. Cô
giáo phân chia khu vực thay đồ cho nhóm bạn trai và nhóm bạn gái riêng biệt. Qua
đó, trẻ hiểu được mình cần phải giữ gìn bản thân, không cho bất kỳ ai đụng vào cơ
thể mình, không để ai nhìn thấy hay sờ vào cơ thể mình, đặc biệt là khi thay quần áo
phải thay ở nơi kín đáo và không cho người khác nhìn thấy.

Trong giờ ngủ, cô giáo hướng dẫn trẻ ngủ theo nhóm bạn trai và nhóm bạn
gái. Đồng thời cô giáo giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải ngủ tách biệt như vậy. Việc
GG

Trường Mầm non Sơn Hà8

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
8


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

cho trẻ ngủ theo nhóm hình thành cho trẻ thói quen không ngủ chung với người
khác giới tránh những đụng chạm vào cơ thể mình.

Hình ảnh minh họa: giờ ngủ của trẻ
Trong giờ trả trẻ, cô giáo cũng có thể giáo dục trẻ tránh bị xâm hại qua tình
huống giả định nếu có người lạ đón con nói là người quen của bố mẹ nhờ đón dùm
thì con sẽ làm gì? Qua đó, cô giáo dạy trẻ tuyệt đối không được theo người lạ để
tránh bị bắt cóc.
Biện pháp 6: Dạy trẻ tránh bị xâm hại cần có sự phối hợp giữa giáo viên
và phụ huynh
Giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cho trẻ là việc hết sức quan trọng đòi hỏi
sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Và ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh
chị hãy là tấm gương sáng để các em noi theo. Để dạy trẻ tránh bị xâm hại, cô giáo
cần phối hợp với bố mẹ trẻ, tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh một số biện pháp:
+ Bố mẹ hãy dạy trẻ không sang nhà hàng xóm chơi khi chưa được cho phép.
+ Không đi chơi một mình khi bố mẹ chưa cho phép.

+ Bố mẹ chỉ bảo thêm về vùng riêng tư của trẻ và dạy trẻ không cho ai đụng
vào. Nếu có ai đó chạm vào thì con hãy bỏ chạy và kể cho bố mẹ nghe.
+ Bố mẹ nên tạo điều kiện cho con mình ngủ riêng và nếu được bố sẽ tắm
cho bé trai và mẹ sẽ tắm cho bé gái.
+ Bố mẹ nên theo dõi những biểu hiện, tâm tư tình cảm của trẻ.
+ Bố mẹ nên quan tâm và tôn trọng những lời trẻ kể và có thái độ kịp thời.
Việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ không chỉ được thực hiện tại
trường mầm non, mà việc rèn luyện kỹ năng cần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều này
chỉ có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của phụ huynh. Vì vậy giáo viên và gia
đình cần thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
1. Trình bày kết quả
Bảng 5: So sánh điểm TB của bài kiểm tra sau tác động

Đối chứng
GG

Thực nghiệm
Trường Mầm non Sơn Hà9

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
9


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-Test
Chênh lệch giá trị TB


Năm học: 2017- 2018

6,6
0,98

7,86
0,63
0,0001
1,12

chuẩn (SMD)
2. Phân tích kết quả dữ liệu:

Qua nghiên cứu ta thấy điểm trung bình trước tác động là 6,6 và sau tác động
là 7,86 điều đó cho thấy điểm trung bình tăng. Kết quả phép kiểm chứng T-test phụ
thuộc vào P= 0,0001< 0,05 điều đó cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của
nhóm trước và sau khi tác động là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình
của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không phải
là ngẫu nhiên có mà do có sự tác động.

7,86- 6,6
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

= 1,12

0,98
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = (ĐTB sau tác động - ĐTB trước
tác động)/ độ lệch chuẩn trước tác động = 1,12 . Điều đó cho ta thấy mức độ sử
dụng biện pháp giáo dục trẻ tránh bị xâm hại có ảnh hưởng lớn đến điểm trung bình

chung của nhóm thực nghiệm.

Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
3. Bàn luận kết quả
Qua nghiên cứu ta thấy sau khi tác động điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm tăng điều đó cho thấy kỹ năng của trẻ được hình thành rõ ràng hơn so với
ban đầu, mặt khác giá trị xác suất của phép kiểm chứng T-test phụ thuộc là P=
0,0001 cho thấy kỹ năng của trẻ được hình thành rõ ràng hơn khi sử dụng biện pháp
GG

10
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
10


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại để dạy trẻ chứ không phải do các yếu tố ngoại
cảnh tác động, đồng thời giá trị của mức độ ảnh hưởng là cho thấy việc ảnh hưởng
của tác động trên là rất lớn.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận
Sau khi áp dụng biện pháp dạy trẻ tránh bị xâm hại, kết quả 100% học sinh
lớp mẫu giáo nhỡ A nhận thức được một số bộ phận trên cơ thể cần bảo vệ và hình
thành được một số kỹ năng tránh bị xâm hại.
2. Kiến nghị

Phòng Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng và đặt nội dung giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục.
Phân chia thời gian giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cụ thể hơn trong
chương trình giáo dục.
Tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
giáo viên các trường mầm non.
Cung cấp thêm cho các trường mầm non các phương tiện và tài liệu về giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Cần xây dựng lớp học theo mô hình: chất lượng là chính. Một lớp học chỉ cần
20 cháu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn Hà, ngày 15 tháng 2 năm 2018
Người viết

Đặng Mỹ Hằng

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Lê Thị Thanh Thúy (2010), “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo thông qua hoạt động vui chơi’", Luận văn Thạc Sĩ Giáo dục.
-Vũ Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nga (2012), Giúp bé có kỹ năng nhận biết
và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn, Nxb Dân Trí.

GG

11
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
11



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

- Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non mới.
- Lâm Trinh (2011), Cẩm nang tự vệ cho con bạn, Nxb Văn hóa Thông tin.
- Tuyển chọn Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề dành cho trẻ
4-5 tuổi, NXB Giáo dục Việt Nam

VII. PHỤ LỤC:
Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học.
* HOẠT ĐỘNG VỆ SINH:
ĐỀ TÀI: Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ
1. Yêu cầu:

GG

12
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
12


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018


- Trẻ nhận biết được mình đang gặp nguy hiểm và biết kêu cứu khi gặp nguy
hiểm (bị đánh, bắt cóc, bị ngã), hoặc chạy khỏi nơi nguy hiểm (cháy, nổ,..)
- Rèn kỹ năng tự vệ, bảo vệ bản thân
- Trẻ biết vâng lời cô giáo, người thân
2. Chuẩn bị:
- ppt câu chuyện “Chú vịt xám”
- mũ vịt, mũ cáo
3. Tiến hành:
a. Hoạt động 1: ổn định, dẫn dắt
- Cả lớp hát bài “Một con vịt”
- Dẫn dắt, giới thiệu bài
b. Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại
- Cô mở ppt cho trẻ xem câu chuyện “Chú vịt xám”
- Đàm thoại
+ Câu chuyện kể về ai?
+ Vì sao Vịt xám bị Cáo bắt?
+ Khi bị Cáo đuổi theo bắt, Vịt xám đã kêu như thế nào?
- GD: khi đi ra ngoài đường cùng bố mẹ, các con phải vâng lời bố mẹ, đi theo
bố mẹ không được đi riêng một mình. Nếu bị người lạ dẫn đi, bắt đi các con phải
kêu cứu để bố mẹ, người khác đến cứu mình.
c. Hoạt động 3: Trẻ đóng kịch
- Cô cho trẻ chọn vai: vịt xám, vịt mẹ, cáo
- Cô cho trẻ thực hành đóng vai
d. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cả lớp vận động bài “Đàn vịt con” của Mộng Lân
- Cô nhận xét, tuyên dương

* HOẠT ĐỘNG VỆ SINH:
ĐỀ TÀI:
Bảo vệ vùng kín của bé

1./ Mục đích: Giúp trẻ nhận biết vùng kín là vùng riêng tư của mình, biết
cách bảo vệ không cho người khác chạm vào hoặc nhìn thấy chúng.
2./ Chuẩn bị:
- Tranh cơ thể bé trai, bé gái
GG

13
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
13


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

- Câu hỏi đàm thoại
3./ Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động 1: Ổn định
- Cả lớp vận động bài: “ồ sao bé không lắc”
- Đàm thoại, dẫn dắt
b) Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại
- Cô cho trẻ xem tranh cơ thể bé trai và cơ thể bé gái
- Đàm thoại:
+ Cơ thể bạn trai có những bộ phận gì? Đâu là vùng riêng tư của bạn trai?
+ Cơ thể bạn gái có những bộ phận gì ? Đâu là vùng riêng tư của bạn gái ?
+ Vùng riêng tư là vùng kín của bản thân mình, gọi là kín có nghĩa là phải che
lại không cho người khác nhìn thấy hoặc sờ vào.
+ Vậy làm thế nào để bảo vệ vùng kín của mình?

- Giáo dục trẻ:
+ Các con phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên thay đồ lót, thay
đồ nơi kín đáo, không cho người khác chạm vào vùng kín của mình.
+ Khi đang gặp nguy hiểm như bị người khác ôm, hôn vào vùng riêng tư của
mình các con hãy nói Không và chạy đến nơi có nhiều người.
c) Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương

* HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng
Đề tài: truyện DÊ CON NHANH TRÍ

GG

14
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
14


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

I/ Yêu cầu :
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định, rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ, không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một

mình.
II/ Chuẩn bị:
- PPT minh họa truyện “Dê con nhanh trí”
- mũ Dê mẹ, mũ Dê con và mũ Sói
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát
III/ Tiến trình hoạt động :
1. Hoạt động 1 : Ổn định, dẫn dắt, giới thiệu bài
- Cả lớp vận động bài hát “Mẹ đi vắng”
- Đàm thoại về bài hát, dẫn dắt vào câu chuyện.
2. Hoạt đông 2 : Cô kể diễn cảm
- Cô kể diễn cảm lần 1 giới thiệu tác giả tác phẩm
+ Cô vừa kể cho các bạn nghe câu chuyện “Dê con nhanh trí”
- Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp cho xem tranh
- Cô tóm tắt nội dung: câu chuyện nói về chú Dê con biết vâng lời mẹ không
mở cửa cho người lạ, đã nhanh trí đã nhận ra Sói gian ác và đuổi được Sói đi.
3. Hoạt động 3: Trích dẫn, giải thích từ khó
- Câu chuyện chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn đầu: từ “Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con….con mở
cửa cho mẹ”. Đoạn này kể về lời dặn của Dê mẹ trước khi ra khỏi nhà.
+ Đoạn giữa: từ “Nhưng con Sói hung ác….nhọn hoắt mà không được”. Đoạn
giữa kể về Sói gian ác định lừa Dê con mở cửa để ăn thịt nhưng Dê con nhanh trí đã
nhận ra và đuổi được Sói đi.
+ Giải thích từ khó:
- Từ “ồm ồm”: tiếng nói to, âm thanh nặng không được thanh nhã
- Từ “chống chế”: nghĩa là bào chữa cho khuyết điểm của mình
- Từ “ngần ngại”: nghĩa là còn chần chừ không biết nên mở cửa hay
không
-Từ “khe khẽ”: nghĩa là nhẹ nhàng làm gì đó không để người khác
nhìn thấy
+ Đoạn cuối: từ “Nó chưa dám trở lại….một bữa sữa thơm và ngọt”. Đoạn

cuối nói về Dê mẹ đã trở về và Dê con nhận ra đúng mẹ mình nên đã mở cửa cho
mẹ vào.
GG

15
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
15


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

+ Giải thích từ khó:
- Từ “can đảm”: nghĩa là gan dạ, dũng cảm vượt qua khó khăn, dám đương
đầu với Sói, đuổi được Sói đi.
4. Hoạt đông 4 : Đàm thoại
- Vừa rồi cô kể cho các bạn nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những ai?
- Dê mẹ dặn Dê con thế nào?
- Khi Sói gõ cửa, Dê con đã làm gì?
- Khi ở nhà một mình nếu có người lạ gõ cửa con sẽ làm gì? Vì sao?
- Các con nhớ là khi ở nhà một mình thì không được mở cửa cho người lạ
vào. Nếu họ cố ý đập cửa muốn vào các con phải kêu thật to để mọi người xung
quanh nghe thấy đến giúp đỡ.
5. Hoạt động 5: Đóng vai bé thích
- Cô cho trẻ chọn vai, cô là người dẫn truyện hướng dẫn trẻ đóng kịch
- Trẻ chơi

- Cô nhận xét, tuyên dương
6. Hoạt động 6: Kết thúc
- Cả lớp vận động bài “Mẹ yêu không nào”
- Cô nhận xét, tuyên dương

Phụ lục 2:

PHIẾU PHỎNG VẤN DÀNH CHO TRẺ.
Ngày phỏng vấn: .............................................
Người phỏng vấn: ............................................
Họ tên trẻ: ........................................................

Câu 1: Khi ở nhà một mình nếu có người lạ gõ cửa con sẽ làm gì? (2 điểm)

……….điểm
GG

16
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
16


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

Câu 2: Nếu người lạ cho con bánh kẹo, nước ngọt con sẽ làm gì? (2 điểm)


……….điểm
Câu 3: Nếu hôm nay, có người lạ đến đón con nói với con họ là người quen của bố
mẹ nhờ đón con dùm, con sẽ làm gì? (2 điểm)

……….điểm

Câu 4: Nếu đi siêu thị hoặc rạp chiếu phim, công viên với ba mẹ, không may con bị
lạc thì con sẽ làm gì? (2 điểm)

……….điểm

Câu 5: Con có biết những hành vi như: ôm, hôn sờ mó vào vùng kín của con là hành
vi gì không? Nếu có người nào đó làm những hành vi như vậy với con, con sẽ làm
gì? Vì sao con làm như vậy? (2 điểm)

……….điểm

Phụ lục 3: Bảng điểm
a)

STT

Nhóm thực nghiệm

HỌ VÀ TÊN

ĐIỂM KT
ĐIỂM KT
TRƯỚC
KHI SAU KHI TÁC

TÁC ĐỘNG
ĐỘNG

GG

17
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
17


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

1

Nguyễn Ngọc Tâm An

7

8

2

Đặng Ngọc Bảo Duyên

7


7

3

Khương Thị Kiều Diễm

6

8

4

Nguyễn Hữu Đăng

6

7

5

Bùi Hữu Đồng

6

9

6

Thẫm Ngọc Hân


6

9

7

Võ Hồ Minh Huy

7

9

8

Lương Công Khang

7

8

9

Nguyễn Mạnh Kỳ

5

6

Đinh Quốc Luân


6

8

Đoàn Thảo My

5

7

Đặng Nguyễn Bảo Nam

6

8

Lê Ánh Ngọc

7

9

Trần Phương Bảo Ngọc

6

9

Võ An Nhiên


7

9

6,26

8,06

10
11
12
13
14
15
TỔNG

b)

Nhóm đối chứng

S

HỌ VÀ TÊN

1

Lê Quỳnh Như

ĐIỂM KT
ĐIỂM KT

TRƯỚC
KHI SAU KHI TÁC
TÁC ĐỘNG
ĐỘNG

TT

6

GG

6
18
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
18


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Năm học: 2017- 2018

2

Lê Hiếu Nghĩa

6

8


3

Trần Công Quốc Phong

6

6

4

Châu Văn Quý

6

6

5

Nguyễn Thị Như Quỳnh

6

7

6

Phạm Công Thành

6


5

7

Phan Phát Thành

6

6

8

Tô Thành Tâm

6

7

9

Trần Ngô Anh Ty

6

8

10

Trần Thanh Tuyền


6

5

11

Trần Nguyễn Hoài Thương

7

7

12

Huỳnh Bùi Thanh Trà

6

6

13

Trương Phúc Uy

6

7

14


Nguyễn Lê Thảo Uyên

6

7

15

Võ Quỳnh Như Ý

6

8

6,06

6, 6

TỔNG

GG

19
Trường Mầm non Sơn Hà

Người nghiên cứu: Đặng Mỹ Hằng
19




×