Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

LUẬN văn sư PHẠM địa đá vôi TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội của HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

ĐÁ VƠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ - HỘI
CỦA HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
MÃ SỐ: 16

Cần Thơ, Tháng 05/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

MSSV: 6096040

ĐÁ VƠI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ - HỘI
CỦA HUYỆN KIÊN LƯƠNG TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
MÃ SỐ: 16


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Huỳnh Hoang Khả

Cần Thơ, Tháng 05/2013


LỜI CẢM ƠN
–T—
Để có được một vốn kiến thức cần và đủ cho chúng ta phát triển tư duy, khả
năng tìm hiểu ngồi sự nổ lực của bản thân mình, thì sự chỉ bảo chân tình của các Thầy
(Cơ) giáo là sự khích lệ tinh thần, là những người truyền thông tin, cung cấp kiến thức
rất quan trọng đối với chúng ta.
Vì vậy, Thầy (Cơ) là những người khơng thể thiếu trong quản đời sinh viên hay
sau này của bất cứ một ai, những kinh nghiệm mà Thầy (Cô) đã truyền dạy là hành
trang vô cùng quý giá để chúng ta vững bước trên con đường tương lai của mình.
Qua bài luận văn em càng trân trọng và biết ơn hơn nữa đối với những Thầy
(Cơ) của mình, đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp thơng tin cũng như tài liệu liên quan
về đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) trong
Bộ môn Sư Phạm Địa Lý đã tận tâm chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình làm bài, cám
ơn những Anh (Chị), Cô (Chú) trong các sở Tài Ngun và Mơi Trường, Sở Văn Hóa
Du Lịch, Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang và các Chú trong UBNN huyện Kiên Lương
đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu để em có thể thuận tiên hơn trong việc quá
trình làm luận văn. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh
Hoang Khả người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình.
Qua bài luận văn nay phần nào giúp cho em có thêm nhiều kinh nghiệm trong
học tập, tìm hiểu. Điều này rất có ích cho em sau này, cũng như cung cấp kiến thức,
rèn luyện khả năng tự tìm hiểu, tự nghiên cứu... để hoàn thiện hơn về bản thân mình
Trong q trình thực hiện do thời gian có hạn, lại khơng thể đi tìm hiểu thực tế
nhiều về đá vơi của huyện Kiên Lương nên khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong thầy

cơ nhiệt tình góp ý, giúp đỡ để bài của em có thể hồn thiện hơn nữa.

—T–

i


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ...................................................................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU:................................................................................2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ............................................................................3
3.1. Mục tiêu chung:....................................................................................... 3
3.2. Mục tiêu cụ thể:....................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. .........................................................................3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................3
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU. .........................................................................4
6.1. Quan điểm lãnh thổ: ............................................................................... 4
6.2. Quan điểm tổng hợp - hệ thống:............................................................. 5
6.3. Quan điểm viễn cảnh: ............................................................................. 5
6.4. Quan điểm lịch sử: .................................................................................. 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ...................................................................5
7.1. Phương pháp bản đồ trong nghiên cứu: ................................................ 5
7.2. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu: .............. 6
7.3 Phương pháp thực tế:............................................................................... 6

PHẦN NỘI DUNG

7


ii


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................... 7
1.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 7
1.1.1.1. Quá trình hình thành đá vơi

7

1.1.1.2. Đặc điểm, tính chất của Đá Vơi....................................................... 7
8

1.1.1.3. Q trình Karsto hóa

1.1.1.4 Tiềm năng ngun liệu của Đá Vôi Việt Nam.................................. 9
1.1.2. Sơ lược về thực trạng khai thác đá vôi ở Việt Nam. ......................... 11
1.2. 1. Giới thiệu khái quát về huyện Kiên Lương – tỉnh Kiên Giang. ...... 11
1.2.1.1. Lịch sử hình thành huyện Kiên Lương

11

1.2.1.2 Vị trí địa lí của huyện Kiên Lương - Kiên Giang. .......................... 13
1.2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. ........................... 14
1.2.2. Tổng quan về đá vôi của huyện. ........................................................ 20
1.2.3. Hiện trạng khai thác........................................................................... 22
1.2.3.1 Tình hình khai thác hiện nay. ........................................................ 22
1.2.3.2 Các biện pháp khai thác chủ yếu hiện nay..................................... 27

Chương 2: VAI TRỊ CỦA ĐÁ VƠI PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN KIÊN LƯƠNG ..................................... 28
2.1. VAI TRÒ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ...................................... 28
2.1.1. Vai trị của Đá Vơi trong Cơng Nghiệp........................................... 28
2.1.1.1. Trong sản xuất vật liệu xây dựng. ............................................. 28
2.1.1.2. Trong công nghiệp luyện kim. ................................................... 35
2.1.1.3. Trong các ngành sản xuất. ........................................................ 35
2.1.2. Vai trị của Đá Vơi trong Nơng Nghiệp........................................... 39
2.1.2.1. Sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản. ..................................... 39
2.1.2.2. Sử dụng vơi trong trồng trọt. ..................................................... 40
2.1.3. Địa hình đá vôi trong việc phát triển du lịch.................................. 42
2.1.4. Vai trị đối với hệ sinh thái. ............................................................. 52
2.2. VAI TRỊ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI. .......................... 53
2.2.1. Giá trị văn hóa, lịch sử. ................................................................... 53
iii


2.2.1.1. Giá trị văn hóa. .......................................................................... 53
2.2.1.2. Giá trị lịch sử. ............................................................................ 54
2.2.3. Giá trị khảo cổ. ................................................................................ 54
2.2.2. Vấn đề việc làm................................................................................ 54

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ
ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG – TỈNH KIÊN GIANG.................... 56
3.1 ĐỊNH HƯỚNG. ................................................................................ 56
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ.

63

3.2. 2. Chấn chỉnh hoạt động khai thác....................................................... 57
3.2.3. Nâng cao nhận thức về nguy cơ ở các vùng đá vôi ........................... 58

3.2.4. Cần một cách tiếp cận tổng thể liên ngành ....................................... 59
3.2.4.1 Cách tiếp cận hiện nay – chưa toàn diện. ...................................... 59
3.2.4.2. Cách tiếp cận hiện nay – sự hợp tác giữa các ngành kinh tế chưa
chặt chẽ. ......................................................................................................... 59
3.2.4.3. Cách tiếp cận hiện nay – thiếu hợp tác thậm chí giữa các ngành
khoa học với nhau. ......................................................................................... 59
3.2.4.4. Bài học kinh nghiệm. .................................................................... 59
3.2.6. Cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương .................. 60
3.2.7 Một số biện pháp vận động ngươi dân địa phương tham gia bảo tồn
và phát triển bền vững ................................................................................ 62
3.2.8. Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng – một trong những
giải pháp bền vững tại khu vực đá vôi huyện Kiên Lương. .......................... 63
3.2.9. Chương trình truyển thơng và giáo dục bảo tồn cho sự phát triển bền
vững cho người dân địa phương.................................................................. 64
3.2.10. Đối tác và hợp tác

69

KẾT LUẬN

71

1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...................................................................................66
2. NHỮNG HẠN CHẾ........................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 68

iv



DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1

Bản đồ hành chính huyện Kiên Lương

13

2

Hình 1.2

Bản đồ các núi đá vơi huyện Kiên Lương – tỉnh
Kiên Giang

22

v


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Tên bảng

1

Bảng 1.1

Hàm lượng khống chất có trong một số mỏ đá vôi ở nước ta

2

Bảng 1.2

Tổng hợp số mỏ đá vơi trên cả nướcđã được thăm dị, khảo sát

Bảng 1.3

Chi tiết về quy hoạch thăm dò và quy hoạch khai thác các mỏ
đá vôi cho từng nah2 máy xi măng.

Trang
10
11

3

Bảng thể hiện độ cao của một số hang động và núi đá vôi ở


11

4

Bảng 1.4.

5

Bảng 1.5

Hiện trạng các mỏ đá vôi đang được khai thác trên địa bàn
huyện Kiên Lương

24

6

Bàng 2.1.

Danh sách các doanh nghiệp khai thác trữ lượng đá vôi của
huyện Kiên Lương phục vụ sản xuất Xi Măng

29

Bảng 2.2

Doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác đá vôi huyện Kiên
Lương


34

6

7

Bảng 2.3

Tài nguyên du lịch huyện Kiên Lương

44

8

Bảng 2.4

Hoạt động kinh doanh du lịch huyện Kiên Lương

45

9

Bảng 2.5

Hiện trạng vốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng du lịch

52

huyện Kiên Lương


vi

21


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa

1

CBD

CENTER FOR BIODIVERSITY AND
DEVELOPMENT

2

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

3

PZ

Paleozoi


4

QL

Quốc lộ

5

CPXMHT2

Cổ phần xi măng Hà Tiên 2

6

GDP ((Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm nội địa của vùng.

7

EPC ( Engineering, Procurement
and Construction contract)

Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ
và thi cơng xây dựng cơng trình

8

BHYT


Bảo hiểm y tế

9

LDXM Sao Mai

Liên doanh xi măng Sao Mai

10

QCX

Quy chuẩn xây dựng (quy hoạch xây dựng)

11

Dầu MFO

Dầu nhiên liệu (dầu mazut)

12

OBV (On Balance Volume)

Là một phân tích kỹ thuật chỉ nhằm mục đích
liên quan đến giá cả và khối lượng trong thị
trường chứng khốn

13


ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

14

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức Thương mại Thế Giới

15

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

16

CV (cheval-vapeur)

Mã lực thay cho HP: công suất máy đo

17

ITA Goup

Tập đoàn Tân Tạo

vii



18

EPC

Nhà thầu quốc tế ( Tư vấn, thiết kế - cung cấp
thiết bị - xây lắp, vận hành theo phương thức
chìa khóa trao tay).

19

DOSIMAS

Hệ thống cân đo

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thiên nhiên thật muôn màu đã vẽ ra một bức tranh tự nhiên rộng lớn với nhiều mảnh
ghép nhỏ mang nét đặc trưng riêng, độc đáo riêng của từng vùng miền: Ninh Bình với
Tam Cốc Bích Động, Đà Nẵng có Ngũ Hành Sơn, Quảng Bình biết đến Phong Nha Kẻ
Bàng, cịn Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch
quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan... tạo ra một bức tranh thủy mạc thật hùng vĩ với
bao câu chuyện li kì gợi lên trong con người quyết tâm khám phá những gì đang diễn ra
cũng như hình thành xung quanh mình, muốn tận dụng khai thác hiệu quả hết giá trị
thiên nhiên đã ban tặng.
Song song đó, Huyện Kiên Lương – tỉnh Kiên Giang cũng một mảnh ghép của đất

nước Việt Nam là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với nhiều dãy núi, hang động Đá
Vơi nổi tiếng hấp dẫn du khách. Những hình thù kì quái, lạ mắt gắn liền với nhiều câu
chuyện dân gian vừa lung linh huyền ảo lại mang một nét kì bí khó diễn tả, đó là kết
quả của q trình nhiều năm phong hóa, tác động của thiên nhiên: nước, gió... vào Đá
Vơi mà hình thành. Khi đến đây nhìn thấy những hình ảnh khác nhau trên đá với
những cộng thạch nhủ nhiều hình thù: có nơi thì thẳng đứng từ mặt đất đến đỉnh hang,
nơi thì “mình hạc xương mai” như thiếu nữ vai gầy, nơi lại no trịn và có khía như quả
bí đỏ... Ấn tượng nhất là loại thạch nhũ bám víu vào nhau thành những khối xù xì
khơi gợi trí tưởng tượng của du khách tù đó có thể tự do tư duy tùy theo mỗi người mà
có thể tưởng tượng ra cho mình những bức tranh từ đó hình thành nên những câu
truyện cổ tích mà sau này chúng ta ít nhiều điều biết đến: Thạch Sanh Lý Thơng, Sự
tích hịn Phụ Tử...
Cùng nằm trong một hệ thống núi đá vôi Kiên Lương – Ha Tiên, nhưng khác với Hà
Tiên được nhiều người biết và nhớ đến là những địa điểm du lịch, những thắng cảnh
làm mê đấm long người còn Kiên Lương thì ngược lại được con người biết đến khơng
những về giá trị du lịch mà bên cạnh đó người ta còn biết đến những nhà máy xi măng,
khu vật liệu xây dựng… là nơi có nền kinh tế năng động, có nguồn lợi về dá vơi phong
phú khơng những phát triển du lịch mà cịn có giá trị kinh tế cao. Đá vôi nơi đây được
biết đến và sử dụng làm xi măng, làm vật liệu xây dựng và sản xuất vôi để sử dụng
trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản phát triển nông nghiệp. Và hầu như khi nhắt đến
huyện Kiên Lương là người ta sẻ nhớ về tài nguyên đá vôi của vùng.
Ngày nay do yêu cầu đô thị hóa tăng cao nên vấn đề về nguyên vật liệu xây dựng
ngày càng cần thiết. Ngoài việc sử dụng các loại đá khác nhau (magma, trầm
tích, biến chất) trong công tác xây dựng cầu đường, kỹ thuật bê tông nặng, thì
1


đá vôi với điều kiện khai thác thuận lợi và gia công dễ dàng cũng đã đáp ứng
được nhu cầu trong ngành xây dựng, chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu sản
xuất vôi và xi măng gắn kết. Bên cạnh các ứng dụng phổ biến trên, đá vơi cịn

được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác: luyện kim, thực
phẩm, hóa chất, giấy, .
Đá vơi khá phổ biến ở nước ta, nhất là các tỉnh phía Bắc, song ở miền Nam
lại ít gặp. Hiện nay, nhu cầu sử dụng lại rất lớn nên đá vôi được coi là nguồn
nguyên liệu quý. Do đó, vấn đề nghiên cứu về giá trị của đá vôi là rất cần thiết. Từ đó
định hướng cho cơng tác tìm kiếm khai thác khống sản có hiệu quả.
Vì vậy chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Đá vôi trong phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang”, với đề tài này chúng tơi có thể tìm hiểu
nhiều hơn giá trị của đá vôi trong sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp….thấu hiểu rõ
hơn những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho con người, đồng thời cũng là một dịp để
tôi trao dồi thêm kiến thức cũng như thấu hiểu giá trị, lợi ích tài ngun q mình
vùng đất Kiên Giang nói chung và huyện Kiên Lương nói riêng.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.
Xét trên phạm vi quốc gia đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đá vơi: Phát triển
bền vững các vùng đá vôi ở Việt Nam của Viện nghiên cứu Địa Chất và Khống sản,
ngồi ra cịn có cuốn Giới thiệu về đá vơi Kiên Giang của nhà xuất bản nơng nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh. Trên phạm vi đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu sản
xuất xi măng porland trắng làm bằng cao lanh Nam Qui, Tri Tôn và đá vôi Hà Tiên
của tác giả Lê Quốc Bình; So sánh ảnh hưởng của đá vơi Hà Tiên (CaCO3), vôi sống
và phosphate đối với lúa miến trồng trên đất phèn của tác giả Nguyễn Hữu Hoang; Đá
vơi Kiên Lương: Tính chất và ý nghĩa của tác giả Ngơ Hiếu Tâm, Đá vơi Hà Tiên:
Tính chất và ý nghĩa của tác giả Nguyễn Thanh Long. Nhưng trong phạm vi tỉnh Kiên
Giang nói chung và huyện Kiên Lương nói riêng thì mặc dù đây là một vấn đề tương
đối thời sự trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn chưa có nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề đá vôi của huyện, chủ yếu là các hội thảo trong tỉnh mới
diễn ra gần đây trên địa bàn huyện Kiên Lương như: Hội thảo cộng đồng “ Bảo tồn và
phát triển bền vững khu vực núi đá vôi huyện Kiên Lương” được diễn ra trong năm
ngày từ ngày 4/10 – 10/10/2009 của Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (CBD)
đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân (UBND) 3 xã Bình An, Dương Hịa, Bình Trị và thị
trấn (TT) Kiên Lương. Những năm gần đây địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có diễn ra một

số hội thảo nói về đá vơi Kiên Giang nói chung và huyện Kiên Lương nói riêng: Sáng
ngày 26/6/2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang phối hợp với Trung tâm Đa
2


dạng sinh học và Phát triển - Viện Sinh học Nhiệt đới, Phân viện Điều tra Quy hoạch
Rừng Nam Bộ và Công ty HOLCIM Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo “Điều tra đánh
giá, quy hoạch bảo tồn các hệ sinh thái vùng núi đá vôi tỉnh Kiên Giang”. Vừa qua,
UBND tỉnh Kiên Giang và Tổ chức GIZ Kiên Giang đã phối hợp tổ chức Hội thảo
khoa học quốc tế “Bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang – Việt
Nam” tại huyện đảo Phú Quốc. Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến tranh luận quyết liệt
giữa các chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước xoay quanh vấn đề chính là làm sao
giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn với khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
Đây là một số đề tài cũng như hội thảo trên cả nước nói chung và huyện Kiên
Lương nói riêng có sự nghiên cứu về đá vơi.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về hiện trạng khai thác đá vôi của huyện Kiên Lương trong các hoạt động
sản xuất của con người: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… nhằm cho việc phát
triển kinh tế - xã hội của vùng từ đó có thể định hướng đưa ra những phương hướng
khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng mang nhiều giá trị này.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Giới thiệu khái quát về đá vôi.
- Tổng quan về đá vơi của huyện Kiên Lương.
- Trình bày vai trị về đá vơi trong vấn đề phát triển kinh tế của huyện.
- Trình bày thực trạng khai thác đá vôi của huyện trong những năm gần đây.
- Đưa ra những biện pháp khai thác hợp lý.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong tài liệu này đối tượng mà tôi nghiên cứu là đá vôi của huyện Kiên Lương –
Kiên Giang.
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng khai thác đá vôi trong các hoạt động sản
xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch, bên cạnh đó tìm hiểu đơi
chúc về vấn đề xã hội mà giá trị của đá vôi mang lại cho huyện trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3


Hiện nay, một số núi đá vôi trên dịa bàn huyện Kiên Lương đã được Bộ Tài
Nguyên-Môi Trường và UBND tỉnh cho phép khai thác vào mục đích sản xuất xi
măng như: Công ty Holcim đang khai thác núi Khoe Lá. Bãi Voi, Cây Xồi; Cơng ty
Xi măng Hà Tiên –Kiên Giang đang khai thác núi hang Cây Ớt; Công ty cổ phần Xi
măng Kiên Giang đang khai thác núi Khoe Lá; Công ty Xi măng Hà Tiên khai thác núi
Túc Khối; Công ty Xi măng Hà Tiên 2 khai thác núi Còm và núi Trầu. Và, một số núi
khác có trữ lượng nhỏ cũng đã được cấp phép khai thác đá nung vơi dùng vào mục
đích ni trồng thủy sản và nông nghiệp.
Với trữ lượng khai thác hàng năm hơn 2 triệu m3 đá vôi để phục vụ cho q trình
sản xuất các ngành: nơng nghiệp, cơng nghiệp… . Thì trong đó đa số tập trung khai
thác sử dựng sản xuất xi măng, vôi và phát triển du lịch. Một số mỏ đá vôi đã được các
công ty do tỉnh cấp phép khai thác nhằm mục đích phục vụ cho q trình sản xuất
cơng nghiệp, nơng nghiệp: Núi Túc Khối, xà Ngách, Plumpo nhỏ, Núi Thung Lũng,
Núi Nhỏ, Bãi Vơ, Cây Xồi, Núi Trầu, Núi Cịm, Hang Cây Ớt, Núi Lị Vơi Lớn, Núi
Cóc, Núi Khoe Lá.
Hiện trạng khai thác đá vôi hiện nay của vùng nhằm để phục vụ cho q trình sản
xuất: cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ… . Nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội
đưa huyện trở thành một khu vực có nền kinh tế năng động.
Vì vậy với bài luận văn này tôi đã tập trung nghiên cứu về giá trị của đá vôi trong
phát triển kinh tế:

+ Trong phát triển công nghiệp.
+ Trong phát triển nông nghiệp.
+ Trong phát triển du lịch.
+ Đối với hệ sinh thái.
- Giá trị của đá vơi trong phát triển xã hội.
+ Giá trị văn hóa lịch sử.
+ Vấn đề việc làm.
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
6.1. Quan điểm lãnh thổ
Trong hệ thống đơn vị hành chính quốc gia, cấp tỉnh, huyện được xem là những đơn
vị hành chính quan trọng nhất. Là những đơn vị lãnh thổ một cách toàn diện từ điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến dân cư, kinh tế - xã hội. Để tiềm hiểu rõ hơn những
vấn đề liên quan xung quanh đá vơi thì quan điểm lãnh thổ rất cần thiết cho quá trình
điều tra nghiên cứu. Với quan điểm này được sử dụng để biết thêm về nơi phân bố, cấu
tạo hệ thống các dãy núi đá vôi, tình hình phát triển kinh tế của huyện Kiên Lương.
4


6.2. Quan điểm tổng hợp - hệ thống
Quan điểm nghiên cứu theo một hệ thống, địa lý của một tỉnh hay một huyện từ
điều kiện tự nhiên đến vấn đề kinh tế - xã hội. Trong một tỉnh, một huyện về mặt địa lý
tự nhiên, có thể tồn tại các hệ thống thấp hơn, trong đó bao gồm các hệ thống khí hậu,
địa hình, đất đai, tài ngun ... Về mặt kinh tế - xa hội, cũng tồn tại những địa hệ kinh
tế - xã hội. Trong mỗi địa hệ và giữa các địa hệ với nhau đều có những mối quan hệ
tương tác. Vì vậy, cần vận dụng quan điểm này để tìm hiểu rõ hơn , để thấy được các
mối quan hệ của các thành phần khác trên lãnh thỗ. Qua đó ta có thể nắm rõ hơn
những tác động qua lại và sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tận dụng
nguồn tài nguyên đá vôi trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong huyện.
6.3. Quan điểm viễn cảnh
Với quan điểm này từ nguồn tài nguyên hiện tại chúng ta sẻ dự đoán, định hướng

được những bước phát triển kế tiếp của việc khai thác, tận dụng tối đa nguồn tài
nguyên đá vôi của tỉnh trong tương lai sau khi đã nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy
đủ về quá khứ và hiện tại.
6.4. Quan điểm lịch sử
Mọi vấn đề điều có q trình hình thành và phát triển. Đá vơi cũng vậy phải có q
trình hình thành của nó. Vì vậy khi ta tìm hiểu về đá vơi của huyện Kiên Lương cũng
phải một lần quay về lịch sử để thấy rõ hơn nguồn gốc và quá trình hình thành của đá
trong từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử khác nhau, để nhằm nắm rõ hơn những
thông tin và cũng như điều kiện khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. Giúp cho bài
nghiên cứu thêm sâu sắc và thuyết phục hơn.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp bản đồ trong nghiên cứu
Từ khi bản đồ được tìm ra và sử dụng cho đến nay thì bất kì trên lĩnh vực nghiên
cứu nào cũng cần đến nó đặc biệt là đối với địa lý học và các khoa học về Trái Đất, thì
bản đồ là mở đầu và kết thúc trong một cơng trình nghiên cứu và khảo sát.
Nghiên cứu về vai trị của đá vơi cũng tức là nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, đánh giá tổng hợp các điều kiện đó nhằm mục đích khai thác
hợp lý các nguồn lực góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao mức sống cho
người dân, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Mà bản đồ có tính ưu việc là khả năng bao qt và khả năng phản ánh khơng gian,
biến cái khơng nhìn thấy thành cái nhìn thấy được. Với khả năng bao quát và phản
5


ánh chính xác khơng gian lãnh thổ của bản đồ, nhà địa lý có thể nghiên cứu lãnh thổ
trong phịng, có điều kiện phát hiện các quy luật và sự phân bố, mối tương quan và
mối quan hệ của các hiện tượng, cho ta biết được những thông tin mà có thể ta khơng
thể làm rõ nhưng bản đồ có thể giúp ta giải quyết được những thơng tin đó.
Cho nên trong việc nghiên cứu "Đá vôi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Kiên Lương" thì phương pháp nghiên cứu bản đồ là một trong những phương

pháp không thể thiếu trong việc làm rõ hơn những vấn đề cũng như biết rõ hơn về vị
trí địa lý, phạm vi phân bố... của Đá Vôi trong huyện Kiên Lương.
7.2. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu
Là phương pháp tìm kiếm tài liệu từ sách báo,tài liệu thông tin từ tỉnh, từ những
cuốn tạp chí, sách, báo, các trang web... . Ta có được những tài liệu cần thiết cho q
trình nghiên cứu, từ đó xử lý và phân tích tổng hợp lại những tài liệu phù hợp với đề
tài nghiên cứu.
7.3 Phương pháp thực tế
Qua những tài liệu mà ta nghiên cứu được ta đi vào thực tế để quan sát tìm hiểu, đến
nơi phân bố của đá vơi để trực tiếp xem xét, nhìn nhận đối tượng ngiên cứu một cách
chính xác, tinh tế, khách quan hơn. Tiếp xúc trực tiếp nơi phân bố của đá vôi trong
huyện, đến nơi khai thác từ đó thu nhận số liệu và liên kết chúng lại với nhau để có thể
nghiên cứu một cách chính xác vai trị của Đá Vơi trong việc phát triển kinh tế - xã
hội, có thể thấu hiểu hơn, làm rõ hơn hững vấn đề của tỉnh trong quá trình khai thác và
sử dụng hợp lý nguồn tài ngun này.
Ngồi ra phương pháp thực tế cịn là một phương pháp truyền thống của địa lý học,
được sử dụng rộng rãi trong việc tìm kiếm nơi phân bố để tích lũy tài liệu thực tế về sự
hình thành, phát triển, đặc điểm của Đá Vơi và vai trị của nó. Trong nhiều trường hợp
nghiên cứu đây là phương pháp duy nhất để thu thập được một lượng thông tin đáng
tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác (bản đồ,
tốn học... ).

6


PHẦN NỘI DUNG
Chưng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về đá vơi
1.1.1.1. Q trình hình thành đá vơi

Đá vơi chủ yếu hình thành trong mơi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước
biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều lồi sinh vật biển.
Ban đầu, đá vơi được tích tụ dần thành những lớp dầy, mỏng, màu sắc khác nhau,
hầu như nằm ngang ở dưới đáy biển. Dần dần, những vận động địa chất, các lớp đá vôi
được nâng lên, nén ép, uốn lượn… mà hình thành.
Có nhiều đá vôi trong các thành tạo địa chất từ rất nhỏ (hơn 570 triệu năm trước)
đến ngày nay. Đáng kể nhất là các tầng đá vơi được hình thành vào các khoảng thời
gian cách đây 500-520 triệu năm, 380 triệu năm, 350-280 triệu năm và 235 triệu năm,
tổng bề dầy lên đến trên 10.000m. Các hoạt động địa chất diễn ra mạnh mẽ nên phần
lớn đá vôi bị vỡ, nứt nẻ tạo mơi trường thuận lợi cho nước và khí lưu thơng.
1.1.1.2. Đặc điểm, tính chất của Đá Vơi
Đá vơi là loại một loại đá trầm tích được hình thành chủ yếu trong nguyên đại
Paleozoi (PZ). Tên gọi, dịch theo tiếng Anh “lime” là vôi và “stone” là đá, về thành
phần hóa học chủ yếu là khống chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO3). Đá vơi ít khi
ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma
cũng như đất sét, bùn và cát.
Các điều kiện tốt nhất đề thành lập nên gồm có: nước ấm ( từ 18 đến 30 độ C), một
độ mặn và độ oxygen vừa phải, độ kiềm pH giữa 8 và 9, độ sâu thích hợp nghĩa là
khơng quá 6000 đến 7000 mét. Sự hiện diện của sinh vật giúp chất vôi CaCO3 kết tủa
nhờ vào những phản ứng sinh hóa của chúng. Vật liệu đóng góp để tạo nên đá vơi có
nhiều loại, như những mảnh đá vơi khác do sự xâm thực cịn sót lại hoặc những
xương của các loại động vật và những chất khác như bùn, đất sét, muối và tất cả các
vật liệu ấy được kết dính lại với nhau trong một thời gian khơng nhất định.
Đá vơi có thể được thành lập trong một thời gian rất ngắn và cũng đòi hỏi cả ngàn
năm để hóa đá. Người ta chia làm 2 loại chính là đá vơi lưu tính và đá vơi sinh hóa,
hóa học. Trong đó người ta cịn chia ra nhiều nhóm khác như đá vơi thơ (cịn gọi là đá
hỗn giác hay đá vôi dăm kết), đá vôi trứng cá, đá vôi san hô, đá vôi gião thạch, đá vôi
vỏ ốc…, và nhiều loại khác.
7



a. Thành phần hóa học của Đá vơi
Cơng thức hóa học: CaCO3 (Cacbonat Canxi).
Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khống chất
canxit. Đá vơi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến
silic, silica và đá macma, cũng như đất sét, bùn và cát, bitum... Nên nó có màu sắc từ
trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.
b. Những đặc điểm chính
Đá vơi có độ cứng 3, khối lượng thể tích 1700 ÷ 2600 kg/m3, cường độ chịu nén
1700 ÷ 2600kg/cm2, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%. Đá vơi nhiều silic có cường độ cao hơn,
nhưng giịn và cứng. Đá vơi đơlơmit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường. Đá vôi
chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém.
1.1.1.3. Quá trình Kasto hóa.
Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vơi bị nước chảy
xói mịn. Sự xói mịn khơng phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí điơxit
cácbon (CO2) trong khơng khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương cua hyđrô
(H2) tạo thành axit cacbonic.
CaCO3 + CO2 + H2O à Ca2+ HCO3
Axít cacbonic là thủ phạm chính trong q trình karst là các hang động với các nhũ đá,
măng đá, sông suối ngầm… Các sản phẩm tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là: vịnh Hạ
Long, động Phong Nha (Quảng Bình), hồ Thang Hen (Cao Bằng), động Hương Tích (
Chùa Hương Hà Tây)...
- Là hiện tượng nước mặt và nước dưới đất hịa tan và cuống trơi đất đá dễ hòa tan tạo
thành khe rãnh, hang hốc trong tầng đất đá,…
- Làm địa hình bị chia cắt mạnh, các khe rãnh và hang hốc mất tính liền khối, gây mất
ổn định… .
- Mang lại lợi ích cho quốc phịng và du lịch.
Địa hình karst là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu
bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất. Đây là các khu vực mà ở
đó nền đá có lớp bị hịa tan hoặc các lớp, thơng thường (nhưng không phải luôn luôn)

là đá cacbonat chẳng hạn như đá vơi hay đơlơmít. Trong những chỗ như thế có rất ít
hoặc thậm chí khơng có hệ thống thốt nước trên bề mặt. Một số khu vực có địa hình
karts, chẳng hạn khu vực ở miền nam Missouri và miền bắc Arkansas tại Hoa Kỳ, có
chứa hàng nghìn hang động.
8


Sự tạo thành của địa hình Karts nói chung là kết quả của nước mưa có chứa lượng
cacbonic hịa tan (hay còn gọi là mưa axit nhẹ), tác động lên nên đá vơi hay đơlimít và
hịa tan một phần các chất chứa trong các loại đá này theo thời gian. Q trình hịa tan
dưới bề mặt đá sẻ diễn ra nhanh hơn nếu đá có nhiều khe nứt và tạo ra địa hình với các
đặc trưng đặc biệt bao gồm các hố sụt hay những thung lũng (các long chảo khép kín),
các đường thơng thẳng đứng, các dịng suối đột ngột biến mất. Sau một thời gian đủ
lớn, các hệ thống thoát nước ngầm phức tạp này (chẳng hạn các tầng ngậm nước karts)
và các hệ thống hang động có phạm vi rộng có thể được tạo ra.
Axít cacbonic tham gia vào quá trình này được tạo ra khi các hạt mưa đi qua khí
quyển đã lơi theo khí CO2 và hịa tan nó trong nước. Khi mưa rơi xuống mặt đất, nó
ngấm qua các lớp đất, thu thập thêm CO2 để tạo ra dung dịch axit cacbonic yếu:
H2O + CO2 à H2CO3
Nước có tính axít yếu này bắt đầu hịa tan đá từ vị trí các khe nứt và các lớp đá trong
các tần đá vôi. Theo thời gian các khe nức này mở rộng dần và nền đá vẫn tiếp tục bị
hịa tan. Các khống rỗng trong các lớp đá tăng dần về kích thước và bắt đầu phát triển
hệ thống thoát nước ngầm, cho nhiều nước hơn đi qua và làm tăng tốc độ hình thành
các đặc trưng karst ngầm.
Cá sản phẩm của karts
- Đá tai mèo và rừng đá: là dạng đặc trưng cho karts mặt. Đất đá khơng đồng nhất,
dưới tác dụng hịa tan hình thành nên cả tảng đá sót ở các dạng cây đá, cột đá sen kẽ
các khe rãnh hẹp dọc ngang.
- Phiễu karts và các hang động hút nước: là các lỗ hút nước mặt ở trong đá. Loại này
thường thấy dạng phiễu dạng hang động… với kích thước vài mét đến vài chục mét.

- Động karts và sông ngầm: là sự phát triển cao dạng karts ngầm. Kích thước dạng này
có khi lên đến hàng trăm mét. Các động karts thường được nối liền nhau bằng các
đường hầm karts, qua đó chuyển động thành sơng ngầm.
- Vùng trũng và thung lũng karts: là thành quả cuối cùng của karts ngầm. Khi karts
ngầm phát triển mạnh, các hang động mở rộng có thể gây sụt vịm và tạo nên các vùng
trũng karts. Khi vùng trũng có kích thước lớn hay nhiều vùng trũng ăn thông với nhau
gọi là thung lũng karts.
1.1.1.4. Tiềm năng nguyên liệu của Đá Vôi Việt Nam
Đá vôi trầm tích có khống vật chủ yếu là calsit. Thành phần hóa học chủ yếu của đá
vơi là CaCO3, ngồi ra cịn có một số tạp chất khác như MgCO3, SiO2, Fe2O3, Al2O3...
9


Ở nước ta, 125 tụ khống đá vơi đã được tìm kiếm và thăm dị, trữ lượng ước đạt 13
tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn. Ở Việt Nam núi đá vơi chiếm khoảng
20% tổng diện tích cả nước, gồm khoảng 60.000 km2, phân bố tập trung ở các tỉnh
phía Bắc và cực Nam. Đá vơi ở Bắc Sơn và Đồng Giao phân bố rộng và có tiềm năng
lớn hơn cả.
Tại Hải Dương, đá vôi được phân bố chủ yếu trong phạm vi giữa sông Bạch Đằng
và sơng Kinh Thầy. Những núi có quy mơ lớn như núi Han, núi Áng Dâu, núi Nham
Dương đã được thăm dị tỉ mỉ.
Tại Hải Phịng, đá vơi tập trung chủ yếu ở Trại sơn và Tràng Kênh thuộc huyện
Thuỷ Nguyên. Ngồi ra cịn có những mỏ đá vơi phân bố rải rác ở Dương Xuân - Pháp
Cổ, Phi Liệt, Thiếm Khê, Mai Động và Nam Quan.
Đá vôi đôlômit tập trung ở dãy núi Han, núi dãy Hoàng Thạch - Hải Dương với trữ
lượng lên tới 150 triệu tấn. Trữ lượng địa chất đá vơi của khu vực Hải Phịng là
782.240 nghìn tấn cấp A+B+C1+C2.

Bảng 1.1: Hàm lượng khống chất có trong một số mỏ đá vôi ở nước ta


Hàm lượng (%)

Mỏ
CaO

SiO2

Fe2O3

MgO

MKN

Tràng Kênh (Hải
Phịng)

55,44

0,2

0,48

0,4

41,36

Chùa Trầm (Hà
Tây)

55,33


0,23

0,1

0,41

43,28

Núi Vơi (Bắc
Thái)

50,57

0,87

0,63

0,65

31,3

Núi Nhồi (Thanh
Hóa)

53,4

0,8

0,65


1,21

43,5

50,51

1,24

0,24

3,12

43,57

Diễn Châu (Nghệ
An)

Nguồn: />10


Núi đá vơi tại Việt Nam được hình thành ước tính vào khoảng Niên đại Nguyên
sinh đến Kỷ Đệ Tứ (khoảng 2.500 triệu năm đến 2,6 triệu năm trước đây).
1.1.2. Sơ lược về thực trạng khai thác đá vôi ở Việt Nam
Ở Miền Bắc Việt nam hiện có tới 340 mỏ và các điểm khai thác đá vôi đang hoạt
động. Quy mô, công suất khai thác khác nhau khá nhiều. Trên các mỏ đá lớn ở Miền
Bắc Việt nam, người ta áp dụng công nghệ khai thác lớp bằng.
Hiện nay, đá vôi ở nước ta chủ yếu được khai thác để phục vụ cho làm đường giao
thông, sản xuất xi măng. Sản lượng phục vụ cho các ngành khác như luyện kim, thuỷ
tinh, sản xuất hóa chất... là tương đối ít.


Bảng 1.2. Tổng hợp số mỏ đá vôi trên cả nước đã được thăm dị, khảo sát:

Trong đó số mỏ
Loại
khống sản
1. Đá vôi

Tổng
số mỏ

Chưa
khảo sát

351

77

Đã
khảo sát
274

Trữ lượng mỏ đã khảo sát (triệu
tấn)
Tài
Tổng
B+
nguyên Cấp
cộng
C1 + C2

P
44.739
12.558
32.181

Nguồn: />
Bảng 1.3. Chi tiết về quy hoạch thăm dò và quy hoạch khai thác các mỏ đá vơi cho
từng nhà máy xi măng
Loại
khống sản
1.Đá vơi

Quy hoạch thăm dò (triệu tấn)
Đến
2011 –
Tổng
2010
2020
cộng
1.306
274
1.580

Quy hoạch khai thác (triệu tấn)
Đến
2011 –
Tổng
2010
2020
cộng

1.123,5
1.012,5
2.136

Nguồn: />1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2. 1. Giới thiệu khái quát về huyện Kiên Lương – tỉnh Kiên Giang
1.2.1.1. Lịch sử hình thành huyện Kiên Lương
Ngày 31-05-1961, chính quyền Sài Gòn cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh
An Giang. Quận gồm 5 xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên là: An Bình,
Bình Trị, Thổ Sơn, An Hoà, Dương Hoà. Quận lỵ đặt tại xã An Bình. Ngày 04-091961, lập mới xã Đức Phương. Dân số năm 1965 là 29.617 người.
11


Sau năm 1975, Kiên Lương được sáp nhập vào huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Ngày 08-07-1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 47/1998/NĐ - CP, tách
một phần đất huyện Hà Tiên thành lập thị xã Hà Tiên. Huyện Hà Tiên có 89.548,5 ha
diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Ngày 21-04-1999,
Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ - CP, đổi tên huyện Hà Tiên
thành huyện Kiên Lương.
Ngày 11-02-2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP,
giao tồn bộ 3 ấp (Ba Hịn, Hồ Lập, Xà Ngách) thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên
Lương với 1.910,6 ha diện tích tự nhiên và 8.539 nhân khẩu về thị trấn Kiên Lương
quản lý; thành lập xã Kiên Bình trên cơ sở 17.910,6 ha diện tích tự nhiên và 5.638
nhân khẩu của thị trấn Kiên Lương. Cuối năm 2003, huyện Kiên Lương nhận thêm xã
Sơn Hải tách từ huyện Kiên Hải. Cuối năm 2004, huyện Kiên Lương có thị trấn Kiên
Lương và 9 xã: Kiên Bình, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hồ, Phú Mỹ, Hồ Điền, Dương
Hồ, Bình An, Sơn Hải, Hịn Nghệ.
Ngày 07-02-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP ,
thành lập xã Vĩnh Phú thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 12.366,07 ha diện tích tự
nhiên và 7.426 nhân khẩu của xã Vĩnh Điều; thành lập xã Phú Lợi thuộc huyện Kiên

Lương trên cơ sở 4.697 ha diện tích tự nhiên và 3.693 nhân khẩu của xã Phú Mỹ. Sau
khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Điều còn lại 9.765,18 ha diện tích tự nhiên và
3.637 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Phú Lợi, xã Phú Mỹ còn lại 10.151 ha diện tích
tự nhiên và 4.591 nhân khẩu.
Ngày 06-04-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP,
thành lập xã Bình Trị thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở điều chỉnh 5.778,99 ha diện
tích tự nhiên và 6.600 nhân khẩu của xã Bình An. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên
Lương có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Sơn
Hải, Dương Hoà, Hoà Điền, Bình An, Bình Trị, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hồ,
Kiên Bình, Hịn Nghệ và thị trấn Kiên Lương.
Ngày 07-01-2009, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang họp kỳ thứ 22, thông qua
Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện
Giang Thành với diện tích tự nhiên là 40.744,3 ha, dân số 6.172 hộ với 28.910 nhân
khẩu, gồm 5 đơn vị hành chính cấp xã là Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh
Điều và Vĩnh Phú. Dự kiến xây dựng trung tâm huyện Giang Thành tại ngã ba Đầm
Chít, xã Tân Khánh Hoà. Hội đồng Nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh
hồn chỉnh các thủ tục trình Chính phủ quyết địn

12


Nguồn:Ủy Ban Nhân Dân huyện Kiên Lương
Hình 1.1. Bảng đồ hành chính huyện Kiên Lương

13


1.2.1.2 Vị trí địa lí của huyện Kiên Lương - Kiên Giang
Huyện Kiên Lương đóng vai trị là cầu nối trong việc phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Kiên Giang, kết nối thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên theo QL 80. Thị trấn

Kiên Lương là trung tâm huyện lỵ, đã và đang từng bước phát huy lợi thế phát triển đô
thị năng động.
Thị trấn Kiên Lương là huyện lỵ của huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Thị trấn
bao gồm 8 khu Phố: Ngã Ba, Cư Xá, Cư Xá Mới, Lò Bom, Tám Thước, Xà Ngách, Ba
Hòn và Hoà Lập và 1 ấp Lung Kha Na.
a. Điều kiện tự nhiên
Kiên Lương có diện tích tự nhiên là 3500ha. Địa hình thị trấn khá đa dạng các núi
đá vôi, biển, đồng bằng, hồ....(Hồ chứa nước ngọt và hồ do khai thác đất sét của Nhà
máy xi măng Kiên Lương - Công ty CPXMHT2 cũ) Núi đá vôi Kiên Lương là một
trong những nơi có mức độ đa dạng sinh học nhất Việt Nam, nhiều loài động thực vật
đã được các nhà khoa học tìm thấy, nhiều lồi trong đó là đặc hữu khơng nơi nào có
được. Nơi này xứng đáng cần đưa vào danh sách các khu bảo tồn, một phần thiết yếu
của khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.
b. Khí hậu thời tiết
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27–28°C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và
tháng 1 (25–26°C); tháng nóng nhất là tháng 4 và tháng 5 (28–29°C). Độ ẩm tương
đối trung bình 81,9%.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc
muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng sơng Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung
bình 2.118 mm/năm.
1.2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Kiên Lương năm 2012 vào khoảng 14,4%.
Trong đó, các lĩnh vực: Sản xuất lương thực, khai thác hải sản, công nghiệp (chủ yếu
là khai thác đá vôi làm xi măng) – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định ở
mức khá.
a. Tình hình phát triển kinh tế
Huyện Kiên Lương được thiên nhiên ban cho nhiều tài nguyên quý giá, danh lam
thắng cảnh, ngư trường. Xác định lợi thế, tiềm năng, trong những năm qua, Kiên
Lương đã tập trung phát triển kinh tế đi đơi với việc khuyến khích, tạo điều kiện khai


14


thác tiềm năng, thế mạnh ở tất cả các lĩnh vực, tạo đà cho kinh tế tăng trưởng khá và
bền vững.
Tổng thu ngân sách năm 2010 tại thị trấn đạt 90 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu
người năm 2010 đạt 27,5 triệu đồng (đạt 1,08 lần so với cả nước). Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân từ 2008 – 2010 đạt 10,75%.

¯ Công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp Kiên Lương khá phát triển so với các vùng khác trong tồn huyện. Tại
đây, huyện có những núi đá vơi là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất xi măng, vật
liệu xây dựng. Hiện nay trên tồn huyện có 4 nhà máy xi măng (sản xuất trên 2 triệu
tấn/năm và các cơ sở khai thác đá vôi, đá xây dựng với sản lượng 250.000 m3/năm), 1
nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy cơ khí đúc đầu tiên của toàn tỉnh (gọi là nhà máy cơ
khi đúc nhưng thực chất chỉ là một xưởng nhỏ, từ khi xây dựng đến nay chưa hoạt
động, chưa đúc ra sản phẩm nào, chỉ là nhà xưởng và thiết bị để phơi mưa nắng). Đầu
năm 2009, Trung tâm điện lực Kiên Lương đã được khởi cơng tại khu phố Ba Hịn,
tiếp giáp với khu đô thị mới đang được xây dựng.
Dự án do Tập đồn Tân Tạo (ITA Group) và cơng ty Năng lượng Tân Tạo làm chủ
đầu tư đã được công bố cho các nhà thầu quốc tế EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết
bị - xây lắp, vận hành theo phương thức chìa khóa trao tay) ngày 10-12-2008, tại thành
phố Hồ Chí Minh để mời gọi đầu tư và chào thầu cạnh tranh. Đây được cho là dự án
nhiệt điện lớn nhất Việt Nam (4400 MW) do doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên
làm chủ đầu tư đồng thời là dự án nằm trong Tổng sơ đồ 6 (Quy hoạch phát triển điện
lực giai đoạn 2006 - 2015 có xét tới 2025) được Chính phủ phê duyệt và bảo lãnh tín
dụng.

¯ Nơng – Lâm – Ngư nghiệp
- Trồng trọt.

Lúa cũng là một trong những cây trồng chính của Kiên Lương. Vụ đông xuân năm
2009, Kiên Lương trúng mùa giống lúa 4910, nhưng lại không bán được. Người nông
dân cho biết, thương lái chỉ hỏi mua lúa giống IR 50404 mà chê lúa giống 4910.
Nghịch lý là, vào đầu vụ lúa đơng xn, nơng dân nghe trên đài truyền hình nhà nước
khuyến khích bỏ lúa giống IR 50404 chất lượng kém để trồng giống lúa cao sản 4910.
Vì vậy, có đến 90% ruộng lúa nông dân ở đây đều xuống giống 4910. Thế nhưng, khi
lúa đã thu hoạch với năng suất trung bình là 10 tấn một ha, khơng một thương lái nào
chịu mua lúa cho nông dân, mặc dù trên các báo đài ra rả chỉ thị của nhà nước là phải
mua cho hết lúa của nơng dân. Chính vì khơng bán được lúa giống này mà cái tên
15


×