Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LUẬN văn sư PHẠM địa TOÀN cầu HOÁVÀ ĐỊNH LƯỢNG TOÀN cầu HOÁ (GLOBALIZATION AND QUANTITIVE GLOBALIZATION)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.99 MB, 73 trang )

Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRẦN LƯU KIM NGÂN
MSSV: 6076575

TOÀN CẦU HOÁ VÀ ĐỊNH LƯỢNG
TOÀN CẦU HOÁ
(GLOBALIZATION AND QUANTITIVE
GLOBALIZATION)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
MÃ SỐ: 16

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
HUỲNH TƯƠNG ÁI

Cần Thơ, tháng 5/2010

GVHD: Huỳnh Tương Ái

-1-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân



Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

LỜI CẢM ƠN
Trước khi tiến hành xây dựng một đề tài luận văn, tôi không khỏi băn khoăn và
lo lắng vì không biết mình sẽ bắt đầu từ công việc gì để định hướng cho đề tài? Làm
thế nào để tìm và chọn lọc nguồn tài liệu cho phù hợp với nội dung đề tài? Trong quá
trình thực hiện có khó khăn gì không? Nhưng các vấn đề đó đã sớm biến mất trong suy
nghĩ của tôi, nhờ có sự động viên của gia đình, thầy, cô và bạn bè. Trước hết, tôi xin
gửi lời cám ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn cổ vũ tinh thần cho tôi
trong thời gian qua, và người quan trọng không kém - thầy Huỳnh Tương Ái đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn sự
chỉ dẫn và góp ý của thầy giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra cũng
xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô trong bộ môn Sư phạm Địa lý đã quan tâm và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài, cùng với sự động
viên, trao đổi kiến thức của các bạn học. Nhờ vậy, đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Để thực hiện được đề tài luận văn tốt nghiệp không phải là việc khó, quan trọng
là tìm được nguồn tài liệu gắn với nội dung nghiên cứu và vận dụng những kiến thức
tham khảo được để đưa vào bài viết của mình. Vì vậy, tôi cần có sự hướng dẫn, chỉnh
sửa và bổ sung của giáo viên, sự trao đổi và chia sẻ kiến thức với bạn bè để bài viết có
trọng tâm, nội dung rõ ràng, mạch lạc, khoa học và thể hiện được dụng ý của người
viết. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, đã giúp tôi nắm được kỹ năng
nghiên cứu, cách trình bày nội dung của luận văn và tiếp thu được những kiến thức
mới trong sách vở cũng như trong thực tế. Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn các
thầy, cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài. Nhờ đó, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình theo kịp tiến độ và khá đầy
đủ..
Xin chân thành cảm ơn!

Người viết

Trần Lưu Kim Ngân

GVHD: Huỳnh Tương Ái

-2-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

MỤC LỤC
Trang
CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... … 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...........................................................
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................
6.1. Phương pháp luận .....................................................................
6.2. Phương pháp thu thập tài liệu ...................................................
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp .............................................
6.4. Phương pháp ứng dụng các phần mềm tin học ........................

2
2
3

3
3
4
4
4
4
4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TOÀN CẦU HÓA TRÊN THẾ GIỚI ...................... 5
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA ...............................
1.1.1. Khái niệm toàn cầu hoá ............................................................
1.1.1.1. Theo góc độ kinh tế .............................................................
1.1.1.2. Theo góc độ chính trị ..........................................................
1.1.1.3. Theo góc độ xã hội ..............................................................
1.1.2. Lịch sử hình thành toàn cầu hoá .............................................
1.1.2.1. Giai đoạn thứ nhất (1492 - 1760) .........................................
1.1.2.2. Giai đoạn thứ hai (1760 - 1914) ...........................................
1.1.2.3. Giai đoạn thứ ba (1980 đến nay)..........................................
1.1.3. Biểu hiệu của toàn cầu hoá ......................................................
1.2. THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC TRƯỚC TOÀN CẦU HÓA ............
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN THẾ GIỚI .................
1.3.1. Mặt tích cực ..............................................................................
1.3.1.1. V ề kinh tế.............................................................................
1.3.1.2. V ề chính trị ..........................................................................
1.3.1.3. V ề văn hóa - xã hội ..............................................................
1.3.2. Mặt tiêu cực ..............................................................................
1.3.2.1. V ề kinh tế.............................................................................
GVHD: Huỳnh Tương Ái


-3-

5
5
5
6
6
7
7
8
9
9
10
12
13
13
14
14
15
15

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

1.3.2.2. V ề chính trị ..........................................................................
1.3.2.3. V ề văn hóa - xã hội ..............................................................
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................


CHƯƠNG 2. ĐỊNH LƯỢNG TOÀN CẦU HÓA ..........................
2.1. QUÁ TRÌNH "BUÔNG" CÂY OLIVE ĐỂ BƯỚC VÀO
CHIẾC LEXUS CỦA CÁC NƯỚC ................................................
2.2. CÁC CHỈ SỐ VÀ TIÊU CHÍ ĐỊNH LƯỢNG
TOÀN CẦU HÓA .........................................................................
2.2.1. Các chỉ số định lượng toàn cầu hoá qua đánh giá của KOF ...
2.2.1.1. Hàng hóa - dịch vụ ..............................................................
2.2.1.2. Di - nhập cư ........................................................................
2.2.1.3. Khoa học công nghệ - vốn ...................................................
2.2.1.4. Thông tin - văn hóa .............................................................
2.4. TOÀN CẦU HÓA BỀN VỮNG CHO MỌI NGƯỜI ...................
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................

15
16
17
18
18
24
24
27
30
38
46
47
49

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TRÊN TIẾN TRÌNH
TOÀN CẦU HÓA .................................................... 50
3.1. MÔ HÌNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM .................................

3.2. ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆT NAM VỀ TOÀN CẦU HÓA ...................
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VIỆT NAM ...............
3.3.1. Mặt tích cực .............................................................................
3.3.2. Mặt tiêu cực .............................................................................
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................

50
52
53
53
55
58

PHẦN KẾT LUẬN
1. TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............
2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................
3. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .............................................................................
4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..............................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................

ASEM:
APEC:
EU:
FDI:
GATT:

59
60
60
60

62

CÁC TỪ VIẾT TẮT
*****
Asia Europe Summit Meeting - Hội nghị các Nguyên thủ quốc gia về
Hợp tác Á - Âu
Asia Pacific Economic Coporation - Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương
European Union - Liên minh châu Âu
Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch

GVHD: Huỳnh Tương Ái

-4-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

IMF:
IOM:
M&A:
ODA:
TNCs:
UN:
UNCTAD:
UNESCO:
WB:

WTO:

International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
International Organization for Migration - Tổ chức quốc tế về di dân
Mergers and Acquisitions - Sự sáp nhập và mua lại các doanh nghiệp
Offical Development Assisstance - Viện trợ phát triển chính thức
Trans National Corporations - Công ty xuyên quốc gia
United Nations - Liên Hiệp Quốc
United Nations Conference of Trade and Development - Hội nghị Liên
Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
United Nation Education, Scientific and Culture Organization - Tổ
chức Liên Hiệp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
World bank - Ngân hàng thế giới
World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thuật ngữ "toàn cầu hoá" không còn là vấn đề xa lạ nữa với tất cả chúng ta, quá
trình này vốn đã được hình thành từ vài thập niên trước đây và hiện nay nó đang cuốn
tất cả các quốc gia trên giới vào vòng xoáy này, buộc các quốc gia phải tiến hành cải
cách đất nước, trang bị những phương tiện cần thiết để tiến vào hội nhập đối với
những nước chưa gia nhập toàn cầu hóa, riêng đối với các nước đã tham gia thì quá
trình lại lôi cuốn vào sâu hơn nữa, tăng cường hội nhập hơn nữa nhằm "san phẳng thế
giới trở thành một sân chơi mang tính toàn cầu". Có thể nói toàn cầu hóa là xu hướng
phát triển của thế giới trong những thập kỉ gần đây, nhưng hiện nay toàn cầu hóa ngày
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-5-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân



Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

càng được đẩy mạnh về quy mô và tốc độ, thể hiện rất rõ thông qua sự hợp tác liên kết,
trao đổi giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
giáo dục, y tế, đi lại giữa các nước… Hầu như ranh giới giữa các nước dần dần được
xoá mờ và hàng rào thuế quan được nới lỏng hơn thậm chí là không còn sự rào cản nào
về mặt lãnh thổ. Hiện nay, toàn cầu hóa được xem là sự phát triển tất yếu chứ không
còn là xu thế chung của thế giới nữa. Nhìn chung, toàn cầu hoá đem lại nhiều mặt tích
cực và thuận lợi trong việc trao đổi quan hệ quốc tế, vì trong bối cảnh hiện nay một
quốc gia muốn đẩy mạnh phát triển nền kinh tế cần phải hội nhập vào mái nhà chung
thế giới nếu không muốn bị tụt hậu. Tuy nhiên, những mặt tích cực do toàn cầu hoá
mang lại cũng đi kèm với nhiều mặt trái nhất định, đó là điều tất yếu, quan trọng là các
nước trên thế giới đã tận dụng những thuận lợi và khắc phục hạn chế từ xu thế toàn
cầu như thế nào. Chính vì vậy, tôi muốn đi vào tìm hiểu sự vận hành của toàn cầu hoá
trên thế giới hiện nay thông qua đánh giá các chỉ số đo lường, nhìn nhận của các
chuyên gia thế giới về toàn cầu hóa. Qua đó, tiến hành phân tích và làm rõ những tác
động của toàn cầu hoá đến nền kinh tế thế giới, quá trình tiến đến toàn cầu hóa của
một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia khởi xướng và tiên phong trong hội nhập
quốc tế.
Ngoài ra, cũng cần liên hệ đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay, mô
hình toàn cầu hoá của Việt Nam ra sao? Toàn cầu hoá ảnh hưởng đến Việt Nam như
thế nào? Những vấn đề trên sẽ được làm rõ dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, tổng
hợp những thông số, đánh giá của các chuyên gia Việt Nam so với thế giới. Đó là động
lực thúc đẩy tôi đi vào tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu về sự phát triển của thế giới
hiện nay: toàn cầu hoá. Cũng chính là nguồn kiến thức cơ bản và bổ ích cho việc
giảng dạy của tôi ở trường Trung học phổ thông sau này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để giải quyết những thắc mắc của bản thân về các

chỉ số đo lường ý nghĩa và những mặt tích cực lẫn tiêu cực của toàn cầu hoá.
Nêu được những vấn đề nổi bật của toàn cầu hoá hiện nay. Cần hiểu rõ cơ chế vận
hành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và đánh giá đúng các khía cạnh
của toàn cầu hoá.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài xoay quanh vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay đó là phát triển toàn cầu hoá
của các quốc gia và được mô tả qua các chỉ số đo lường đặc trưng của toàn cầu hoá.
Từ những đánh giá của thế giới có thể đề cập đến Việt Nam cũng trên con đường hội
nhập vào mái nhà chung của thế giới.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Toàn cầu hoá là đề tài đã được các chuyên gia trên thế giới phân tích và khai thác ở
nhiều mặt trong thập kỉ qua: tác giả Thomas L. Friedman với một số tác phẩm “Chiếc
xe Lexus và cây Olive”, “Thế giới phẳng” và “Nóng, phẳng, chật” rất nổi tiếng,
George Soros với “Nhìn về toàn cầu hoá” và “Xã hội mở”… Bên cạnh đó các chuyên
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-6-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

gia Việt Nam cũng có đề cập đến xu hướng này trong các bài viết trên các báo, tạp chí,
mạng internet… Có thể nói đây là một vấn đề lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong nền kinh tế thế giới, toàn cầu hóa không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia,
mỗi tổ chức mà còn đối với cá nhân mỗi người, đồng thời là sự phát triển chung của
các quốc gia trên thế giới. Đây là một vấn đề rộng lớn, nhiều biến động, có nhiều nhận
thức và quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa, đôi khi đối lập nhau. Riêng tôi khi tiến
hành nghiên cứu đề tài toàn cầu hoá, dựa trên những tài liệu tham khảo cùng với việc

tiếp thu kiến thức trong nhà trường, sẽ phân tích và làm rõ các chỉ số định lượng toàn
cầu hoá, quá trình gia nhập toàn cầu hóa của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ
và những tác động cùng với mô hình của toàn cầu hoá ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Nhằm giúp người đọc có được cách nhìn tổng quát về sự phát triển của các nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm lịch sử
Cần dựa trên quan điểm lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc hình thành tiến trình toàn
cầu hoá trên thế giới để giúp tôi có cách nhìn tổng quát và hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa,
sự vận hành của toàn cầu hoá. Dựa vào lịch sử hình thành mới có thể nhận biết được
dấu hiệu toàn cầu hoá qua các thời kỳ phát triển của thế giới. Qua đó, tôi có thể định
hướng đúng nội dung cần nghiên cứu của mình.
5.2. Quan điểm địa lý
Toàn cầu hoá được phân tích ở nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hoá… có thể được các chuyên gia nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng nội
dung của đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm địa lý vẫn bao hàm các lĩnh vực trên vì
xét theo cách nhìn này thì các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá… vẫn thuộc
phạm trù nghiên cứu của địa lý. Nhằm làm nổi bật quá trình phát triển của các nước
trong “sân chơi vốn đã được san phẳng”.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Đề tài được xét trong phạm vi thế giới qua các chỉ số đo lường toàn cầu hoá, chứ
không đi vào nghiên cứu quá trình toàn cầu hoá ở một quốc gia riêng biệt, cụ thể là sự
tìm hiểu quá trình toàn cầu hóa ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam.
Thông qua việc tìm hiểu về cách đánh giá của thế giới về toàn cầu hóa và thái độ của
các nước đối với quá trình lịch sử này để làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực do
toàn cầu hoá mang lại, đồng thời giúp người đọc thấy được sự lan rộng của làn sóng
toàn cầu hoá hiện nay là rất lớn và mạnh mẽ nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc
biệt là công nghệ thông tin.
5.4. Quan điểm viễn cảnh
Với quan điểm này cho phép tôi có thể đưa ra nhận định về tình hình phát triển của

xu hướng toàn cầu hoá đã từng diễn ra trong lịch sử và trong bối cảnh hiện nay, thông
qua việc tìm hiểu sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. Từ việc tham
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-7-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

khảo, phân tích và xử lý thông tin trên các nguồn tài liệu để có thể dự đoán xu hướng
phát triển của nền kinh tế thế giới trong tương lai.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp luận
Để thực hiện được đề tài cần vận dụng những kiến thức địa lý, cụ thể là kiến thức
về địa lý kinh tế - xã hội kết hợp với những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kinh tế học để
làm rõ được vấn đề toàn cầu hóa hiện nay và sự vận hành của nền kinh tế thế giới
trong bối cảnh hội nhập và liên kết.
6.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu để trang bị những kiến thức cơ bản, làm cơ sở cho việc thiết lập đề
cương nghiên cứu và định hướng đúng nội dung nghiên cứu, cần chọn lọc tài liệu và
tiến hành đi sâu vào đề tài nghiên cứu.
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp cần thiết và có tính khả quan, có tính thuyết phục cao. Khi đã
tập hợp được nguồn tài liệu thì việc tổng hợp thông tin, phân tích và xử lí số liệu phải
được tiến hành. Kết hợp với chọn lọc các nguồn tài liệu thích hợp để nội dung đề tài có
tính thuyết phục và đáng tin cậy hơn.
6.4. Phương pháp ứng dụng các phần mềm tin học kết hợp với sử dụng một số
hình ảnh minh họa

Sử dụng các phần mềm tin học như encarta và hình ảnh… để minh hoạ cho nội
dung trình bày được trực quan, sinh động, đồng thời giúp người đọc thấy được tính
chất và mối liên hệ giữa các vấn đề được nêu trong đề tài.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TOÀN CẦU HÓA TRÊN THẾ GIỚI
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1.1. Khái niệm toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên khi nói đến vấn đề kinh
tế, chính trị và trong cuộc sống hằng ngày thường được nhắc đến trên các phương tiện
thông tin đại chúng cũng như trong các buổi hội thảo khoa học. Có rất nhiều định
nghĩa về toàn cầu hóa, tùy theo các nhà nghiên cứu, phân tích, diễn giải thuật ngữ này
với ý nghĩa khác nhau theo các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Hơn nữa,
một số người ủng hộ toàn cầu hóa thì đưa ra định nghĩa thiêng về mặt tích cực, trong
khi những người phản đối toàn cầu hóa lại nhấn mạnh đến những yếu tố tiêu cực của
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-8-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

nó. Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm tổng thể và khách quan thì toàn cầu hóa là
quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới về tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội… làm cho khoảng cách giữa các quốc gia hầu như được thu
hẹp lại. Toàn cầu hóa là sự phát triển tất yếu và là yêu cầu khách quan đối với nhiều
quốc gia trên con đường phát triển. Toàn cầu hóa đem thế giới xích lại gần hơn, xóa

dần những rào cản về biên giới quốc gia, thể chế chính trị cũng như sự khác biệt về
văn hóa giữa các nước trên thế giới nhằm đạt đến mục tiêu cùng phát triển.
1.1.1.1. Theo góc độ kinh tế
Các nhà kinh tế học thường đưa ra khái niệm này trong các mối quan hệ kinh tế
quốc tế. Theo họ toàn cầu hóa là sự phát triển của một thị trường toàn cầu hợp nhất,
hay là các điều kiện để dẫn đến một thị trường toàn cầu hợp nhất. Toàn cầu hóa về
kinh tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ là sự kế thừa tiến trình quốc tế hóa như
trước đây mà còn là kết quả của sự tăng nhanh với cường độ lớn hoạt động của các yếu
tố cơ bản: thương mại, tài chính, khoa học - công nghệ và các công ty xuyên quốc gia,
đặc biệt công nghệ thông tin với phương tiện truyền thông hiện đại Internet đóng vai
trò đòn bẩy. Đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng sâu sắc
và rõ nét hơn. Sự phụ thuộc này thể hiện ở việc sản xuất nguồn nguyên liệu, thị trường
đầu tư và tài chính, thị trường mua bán sản phẩm, thị trường lao động… Từ những đặc
điểm trên đa số các nhà kinh tế học đều cho rằng toàn cầu hóa là sự liên kết kinh tế,
thiết lập các mối quan hệ quốc tế và đồng thời là quá trình thay đổi để đi đến nhất thể
hóa nền kinh tế thế giới. Nhằm đạt đến một thị trường hợp nhất toàn cầu, thực hiện tự
do hóa và mở cửa nền kinh tế. Mở cửa nền kinh tế có thể hiểu là xuất khẩu của một
nước ngày càng chiếm tỉ lệ cao hơn trong GNP, đồng thời cả nhà sản xuất cũng như
người tiêu dùng đều phải tăng cường tìm kiếm từ tất cả các nguồn khi quyết định sản
phẩm hoặc dịch vụ mà mình cần (kể cả trong nước hay nhập khẩu). Tự do hóa kinh tế
nghĩa là các cá nhân, các công ty và các chính phủ ngày càng sẵn sàng tham gia vào
nền kinh tế kinh tế giới, đồng nghĩa với việc phải cắt giảm các rào cản đối với các hoạt
động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
1.1.1.2. Theo góc độ chính trị
Không chỉ thay đổi ở lĩnh vực kinh tế, mà bản sắc văn hóa dân tộc, chủ quyền
quốc gia, an ninh xã hội, lối sống… nói chung cũng bị biến đổi dưới tác động của quá
trình toàn cầu hóa. Đối với góc nhìn từ chính trị, toàn cầu hóa còn phức tạp hơn nhiều,
đây là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, giữa một bên là quyền lực và lợi ích
của các nước lớn, có thế lực với một bên là quyền lợi và chủ quyền quốc gia, dân tộc
của các nước yếu hơn; bên cạnh đó mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải trong xã hội

với sự phân phối không công bằng dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng
và rõ rệt giữa các khu vực, quốc gia, và trong từng nước; hay mâu thuẫn giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; mâu thuẫn giữa phát triển đất nước
với vấn đề môi trường do tác động tiêu cực của toàn cầu hóa gây ra… Suy cho cùng,
những mâu thuẫn nêu trên đều bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản, tổng quát nhất, đó là
GVHD: Huỳnh Tương Ái

-9-

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa đến mức cao độ vượt ra khỏi
biên giới quốc gia với chế độ chiếm hữu tư bản từ trong mỗi nước, mỗi khu vực.
1.1.1.3. Theo góc độ xã hội
Toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa và quốc tế hóa lực lượng
sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp mạnh mẽ và nâng cao năng suất lao động. Nếu
như trong những năm 50 của thế kỷ XX GDP của toàn thế giới chỉ đạt khoảng 3000 tỷ
USD, thì đến cuối thế kỷ con số này đạt đến 30.000 tỷ USD (tăng gấp 10 lần). Toàn
cầu hóa đã thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thu những thành tựu khoa
học kỹ thuật mới, giúp các nước có sự gắn kết, gần gũi với nhau và tăng cường hợp
tác. Các nước nghèo và đang phát triển nhờ vậy có thể rút ngắn thời gian phát triển
thông qua tiếp nhận kinh nghiệm và nguồn vốn hỗ trợ từ các nước phát triển. Điều cần
thiết là các nước cần hiều rõ cơ chế và bản chất của toàn cầu hóa để tận dụng được
những cơ hội và hạn chế những thách thức đi kèm nó.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đem lại sự bất bình đẳng trong xã hội, làm mở
rộng khoảng cách giàu nghèo, trình độ phát triển giữa các nước khu vực, quốc gia và
trong nội bộ từng nước. Chính sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ kéo theo những hệ lụy

về an ninh, bất ổn định, tội phạm, ma túy, mại dâm, khủng bố, ô nhiễm môi trường,
xung đột tôn giáo, sắc tộc, đời sống con người bị đe dọa…
Khi nói đến toàn cầu hóa không ít người đã liên tưởng đến sự bất công toàn cầu,
đến sự phân hóa giàu - nghèo sâu sắc và quy luật "cá lớn nuốt cá bé". Hay một số
người trong giới tri thức châu Âu cho rằng quá trình toàn cầu hóa chẳng qua là "Mỹ
hóa". Chính vì vậy, đã làm xuất hiện hai trường phái đối lập nhau: ủng hộ và chống
đối toàn cầu hóa.
Quả thật, quá trình toàn cầu hóa đều có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Có thể ví
quá trình này như "con dao hai lưỡi", nhưng toàn cầu hóa cũng không phải là hiện
tượng nhất thời điều quan trọng là các quốc gia trên thế giới phải làm thế nào để quá
trình toàn cầu hóa được vận hành một cách có hiệu quả và phù hợp, như đã từng được
vận dụng trong sự phát triển thành công của nhiều nước Đông Á. Như vậy mới có thể
mang lại nhiều lợi ích cho cả những nước đang phát triển, các nước nghèo và đã phát
triển trên thế giới.
1.1.2. Lịch sử hình thành toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa luôn gắn liền với sự phát triển tất yếu của nhân loại được chứng
minh qua các giai đoạn phát triển của nó. Nhìn lại lịch sử phát triển của của thế giới,
ngay từ thời kỳ phong kiến, biên giới kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các quốc gia đã
trở nên khó bền vững hơn mặc dù độc lập lãnh thổ và bản sắc dân tộc vẫn được tôn
trọng và bảo vệ. Nhưng với sự liên kết về quân sự của các nước Đồng minh từ cuối
chiến tranh thế giới thứ nhất cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ,
giao thông và thông tin liên lạc từ nửa sau thế kỷ 20 thì thế giới dường như bị thu hẹp
lại cả về không gian lẫn thời gian, biên giới quốc gia hầu như bị mờ đi, không còn là
sự rào cản đáng lo ngại, như cách gọi của Thomas Friedman là "thế giới phẳng" trong
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 10 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân



Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

tác tác phẩm cùng tên. Theo ông, thế giới ngày càng được san phẳng và đã trải qua ba
kỷ nguyên toàn cầu hóa. Thomas Friedman cho rằng: kỷ nguyên thứ nhất kéo dài từ
năm 1492 - khi Columbus giương buồm, mở ra sự giao thương giữa thế giới cũ và thế
giới mới cho đến khoảng năm 1800, ông gọi thời kỳ này là toàn cầu hóa 1.0. Kỷ
nguyên thứ hai kéo dài từ năm 1800 đến năm 2000, ông gọi là toàn cầu hóa 2.0 (mặc
dù thời kỳ này bị gián đoạn bởi cuộc Đại khủng hoảng và hai cuộc chiến tranh Thế
giới). Kỷ nguyên thứ ba từ năm 2000 đến nay, và ông gọi là toàn cầu hóa 3.0.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và các cuộc phát kiến vĩ đại đã
thúc đẩy xu hướng giao lưu, buôn bán, hợp tác, liên kết để cùng phát triển của các
nước trên thế giới. Như vậy, có thể thấy toàn cầu hóa là quy luật phát triển khách quan
của nền kinh tế thế giới. Nó bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất dưới
tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay,
toàn cầu hóa đang cuốn hút tất cả các nước trên thế giới vào vòng xoáy của nó.
Có thể phân chia quá trình hình thành toàn cầu hóa thành 3 giai đoạn:
1.1.2.1. Giai đoạn thứ nhất (1492 - 1760)
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự kiện Christopher Columbus tình cờ phát
hiện ra châu Mỹ và kéo dài đến cuối thế kỷ 18. Ban đầu, mục tiêu của Columbus
không phải là châu Mỹ mà là Ấn Độ và châu Á với mục đích đi tìm con đường tơ lụa
mới trên biển và quan trọng không kém là tìm nguồn hương liệu, gia vị, chất bảo quản
thực phẩm nhằm mang lại sự giàu có, thịnh vượng cho cả Columbus và vương quốc
Tây Ban Nha; thay cho con đường tơ lụa trên bộ đã bị phong tỏa bởi các nhà buôn Ả
rập. Ngay sau Columbus, các nước châu Âu khác cũng thi nhau cử những đoàn tàu
vượt đại dương với cùng mục đích, lúc này thời kỳ của những nhà thám hiểm và chinh
phục đại dương bắt đầu.
Hệ quả của làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất là thế giới đã có sự phân hóa một cách
rõ nét. Nếu như trước năm 1500, trình độ phát triển và điều kiện sống của con người
trên thế giới tương đối đồng đều thì đến cuối thế kỷ 18 đã có sự chênh lệch đáng kể

(về thu nhập, tuổi thọ, mức sống…)
Làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất cũng chứng kiến một sự di cư ồ ạt của những
người nô lệ da đen. Do tình trạng thiếu nhân công ở Anh, Pháp, sau này là ở châu Mỹ
dẫn đến các nước thực dân nô lệ hóa và cưỡng bức khoảng 10 triệu người da đen từ
châu Phi di cư sang những nước này. Vì vậy, ngày nay nếu đến vùng Caribe sẽ bắt gặp
rất nhiều người da đen thì ta biết rằng họ chưa hẳn là hậu duệ trực tiếp của những
người bản địa.
Suy cho cùng, giai đoạn toàn cầu hóa thứ nhất chính là lịch sử của các cuộc
chinh phạt và sự manh nha của chủ nghĩa thực dân cả về kinh tế lẫn quân sự.
1.1.2.2. Giai đoạn thứ hai (1760 - 1914)
Giai đoạn toàn cầu hóa thứ hai được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất, khởi thủy từ nước Anh vào nửa cuối thế kỷ 18 và kéo dài cho đến thế chiến
thứ nhất. Sự xuất hiện của máy hơi nước, hệ thống đường sắt, điện tín…cùng với làn
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 11 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

sóng toàn cầu hóa thứ hai đã đưa thế giới bước sang một quỹ đạo mới. Bên cạnh
những điều thần kỳ mà cuộc cách mạng công nghiệp mang lại cho nước Anh cũng như
một số nước công nghiệp khác thì thời kỳ này cũng hình thành một giai cấp mới - giai
cấp vô sản bị bần cùng hóa. Cũng từ đây xuất hiện sự đối lập giữa một bên là giới tư
bản - nắm giữ các tư liệu sản xuất, và một bên là giai cấp công nhân - được tự do bán
sức lao động nhưng hoàn toàn vô sản. Cuộc đấu tranh giai cấp làm nên một phần lịch
sử nhân loại cũng bắt đầu từ đó.
Chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nước Anh trong vòng vài chục năm kể từ

khi bắt đầu công nghiệp hóa, các nước châu Âu khác (sau đó có cả Nhật Bản và Mỹ) ý
thức được rằng cuộc chạy đua về sức mạnh kinh tế và quyền thống trị thế giới đến bây
giờ mới thực sự bắt đầu. Chính cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản chất
của cuộc đua này. Xét trên thực tế, nếu như vào đầu thế kỷ 18, dưới tác động của toàn
cầu hóa thứ nhất, thu nhập bình quân của các nước Tây Âu chỉ cao hơn các nước Đông
Âu khoảng 20% thì đến năm 1890 con số này đã lên đến 80%. Năm 1914, năm bắt đầu
của chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới như đi vào ngõ cụt khi một nước muốn thoát
khỏi thân phận thuộc địa buộc phải thuộc hóa kẻ khác, đây cũng chính là chiến lược
thống trị của các nước phương Tây, Nhật Bản và Mỹ trong làn sóng toàn cầu hóa thứ
hai.
* Giai đoạn 1914 - 1980
Đây là thời kỳ làn sóng toàn cầu hóa thứ hai bị gián đoạn bởi cuộc Đại khủng
hoảng và hai cuộc chiến tranh Thế giới, đồng thời mâu thuẫn nội tại chủ nghĩa thực
dân cũng như mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với các nước thực dân cũng đặt dấu
chấm hết cho giai đoạn toàn cầu hóa này. Mặc dù Thế chiến thứ hai đã cho thấy nhu
cầu hợp tác và xích lại gần nhau giữa các quốc gia, một số thể chế đã hình thành ngay
sau chiến tranh thế giới như UN, WB, IMF…nhưng từ năm 1945 - 1980 làn sóng toàn
cầu hóa thế giới vẫn không thể lan xa được do bị chặn đứng bởi bức màn thép và vực
thẳm về ý thức hệ giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Hệ quả là thương
mại quốc tế trong giai đoạn này chỉ diễn ra trong nội bộ của từng chế độ nhưng không
có sự phát triển mạnh mẽ.
1.1.2.3. Giai đoạn thứ ba (1980 đến nay)
Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba chỉ thật nổi lên vào những năm 1980, được đánh
dấu bởi container hóa, ngành vận tải hàng không, cước phí thông tin liên lạc giảm một
cách nhanh chóng, sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ sinh học và điện tử cùng với sự
xuất hiện và phát triển như vũ bão của internet. Có thể nói toàn cầu hóa trong thời đại
ngày nay đã phát triển cả về quy mô lẫn cường độ một cách mạnh mẽ. Cũng như cách
gọi của Thomas Friedman giai đoạn này là Toàn cầu hóa 3.0, Toàn cầu hóa 3.0 làm
thế giới co từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ, đồng thời san bằng sân chơi toàn cầu và trao
quyền cho các cá nhân. Toàn cầu hóa gia tăng tốc độ đã làm thu hẹp về không gian,

khoảng cách giữa con người với nhau từ việc ăn, mặc, ở, việc làm, đi lại, giải trí, thông

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 12 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

tin, tôn giáo, văn hóa… Hệ quả của việc thu hẹp khoảng cách là sự phụ thuộc lẫn nhau
được thể hiện rõ hơn.
Một lần nữa, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, khi mà gia tốc của thế
giới tăng lên không ngừng nếu chậm chân thì dễ bị tụt hậu. Trong những năm 1980 khi
mà các nước Mỹ Latin đang trong tình trạng "một thập niên bị đánh mất" và phần lớn
các nước châu Phi đang hứng chịu hậu quả từ nội chiến, những cuộc xung đột, chính
sách kém cỏi của Nhà nước thì hai người khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ đã bừng
tỉnh. Hai nước này đã có hướng đi đúng khi quyết định đưa nền kinh tế ra khỏi quỹ
đạo cũ hòa mình vào trào lưu chung của thế giới. Công cuộc mở cửa nền kinh tế và
phát triển theo hướng thị trường hóa đã mang lại cho hai quốc gia này những thành tựu
về kinh tế rất đáng nể. Ấn Độ duy trì mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6-7% kể từ
những năm 1990, Trung Quốc là 8-9% trong suốt hơn 30 năm trở lại đây.
1.1.3. Biểu hiệu của toàn cầu hoá
Xu hướng toàn cầu hóa ra đời từ rất sớm, có thể nhận thấy qua mô tả của
Thomas Friedman trong cuốn "Thế giới phẳng", ông cho rằng toàn cầu hóa đã xuất
hiện từ lúc Colombus trên con đường tìm đến Ấn Độ phát hiện ra châu Mỹ - năm
1492. Đó là hành trình đi tìm nguồn nguyên liệu mới, lúc này ngành thương mại thế
giới đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, sự giao lưu giữa cựu thế giới và tân thế giới cũng
được hình thành từ giai đoạn này.

Tuy nhiên, lúc này chỉ có thể gọi toàn cầu hóa đang trong quá trình phôi thai và
thật sự phát triển từ chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà tiền tệ, hàng hóa, thông tin và
con người có sự lưu thông quốc tế ngày tăng cao và dễ dàng cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã được
cắt giảm đáng kể từ chiến tranh thế giới thứ hai thông qua các hiệp ước của tổ chức
GATT như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch nhằm thúc đẩy thương mại tự
do. Ngoài ra, toàn cầu hóa còn thể hiện qua sự hình thành một cơ sở hạ tầng toàn cầu
dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ; Sự phát triển mạnh mẽ và tác động to lớn của
các công ty xuyên quốc gia (phụ lục hình 1, 2); hay ngày càng có nhiều tổ chức quốc
tế chuyên trách về những lĩnh vực khác nhau được thành lập như IMF, WTO, UN, EU,
OPEC, ASEM…, (phụ lục hình 3, 4, 5, 6) một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa
ở châu Âu là sự hình thành liên minh châu Âu với đơn vị tiền tệ chung đồng Euro,
cùng với sự phát triển của quan hệ thương mại thương mại quốc tế; Sự sáp nhập và
hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học - công
nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong giai đoạn đầu,
toàn cầu hóa chỉ phát triển Tây Âu và Mỹ, chủ yếu vào một số ngành như nông nghiệp
và công nghiệp nặng. Ngày nay, toàn cầu hóa đã trải rộng trên khắp thế giới mà tiêu
biểu cho tiến trình này là địa bàn hoạt động của các công ty đa quốc gia ngày càng
được mở rộng. Mặt hàng buôn bán không còn đơn thuần chỉ là sản phẩm hàng hóa mà
còn là các dịch vụ và các sản phẩm tài chính. Cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 13 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa


tế cũng đã thay đổi rất nhiều và trong giai đoạn hiện nay toàn cầu hóa đã khác trước rất
nhiều.
Sự biểu hiện của toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế lại rất rõ ràng:
- Thương mại quốc tế đạt đến sự tăng trưởng rất cao. Trao đổi hàng hóa trên thế
giới phát triển liên tục từ những năm 50 với mức độ gia tăng trung bình hàng năm là
6%, con số này còn tăng nhanh hơn cả mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội thực tế.
- Thị trường vốn gồm các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát
triển kinh tế (ODA), các khoản đầu tư qua thị trường chứng khoán… được mở rộng về
qui mô, di chuyển nhanh theo xu hướng tự do hơn; lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp
trên toàn thế giới trong các thập kỷ vừa qua tăng từ 500 tỷ USD (năm 1980) lên 4100
tỷ USD (1998)
- Thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nền kinh tế được mở rộng và chuyển
dịch mạnh về cơ cấu, liên kết và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn;
- Khoa học và công nghệ đạt được những thành tựu nổi bật đã được chuyển giao,
ứng dụng và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn như một yếu tố đầu vào của sản
xuất, tạo cơ sở cho nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Một đặc điểm biểu hiện nổi bật nhất của tiến trình toàn cầu hóa chính là sự dịch
chuyển, cũng có thể gọi là "dòng chảy" của các yếu tố: hàng hóa - dịch vụ; thông tin văn hóa; di - nhập cư; khoa học kỹ thuật - tiền tệ (thuộc dạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài) trong giai đoạn tự do thương mại. Những dòng chảy này ngày càng được lưu
thông tự do và dễ dàng xuyên quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa mà không bị giới
hạn bởi một rào cản nào về mặt địa lý
1.2. THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC TRƯỚC TOÀN CẦU HÓA
Toàn cầu hóa là quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới. Nhưng
nhìn chung, chỉ có các nước giàu ca ngợi toàn cầu hóa và thiêng về nhấn mạnh các mặt
thuận lợi của nó. Họ cho rằng đây là cơ hội để các nước nghèo và các nước đang phát
triển tranh thủ vươn lên thoát khỏi tình trạng kém cỏi về kinh tế để trở nên giàu có như
những con rồng châu Á. Trong khi đó, các nước nghèo và các nước đang phát triển thì
lo lắng, trăn trở trước những khó khăn, thách thức và mâu thuẫn nảy sinh trong quá
trình hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
Có một điểm chung giữa các nước là hầu hết họ đều cảnh giác trước sự bá quyền

của Mỹ trong quá trình toàn cầu hóa. Các quan chức cấp cao EU cũng đã kêu gọi xây
dựng một thế giới đa cực, trong đó EU phải là một trong những cực mạnh nhất, đồng
thời kêu gọi phải giữ gìn bản sắc văn hóa châu Âu trước sự thâm nhập và bành trướng
mạnh mẽ của văn hóa Mỹ. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Vedrine cũng từng cho
rằng Mỹ hiện nay đã trở thành "siêu siêu cường" (Hyperpuissance) vì Mỹ đã vượt trội
các nước khác cả về kinh tế, tiền tệ, công nghệ, quân sự, lối sống, ngôn ngữ và các sản
phẩm văn hóa đại chúng. Mỹ đã và đang tung các thế mạnh đó ra thế giới nhằm nhào
nặn mọi người theo cách suy nghĩ, cách sống, cách hành động kiểu Mỹ. Suy nghĩ này
đã được nhiều nước chia sẻ. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Teo Chee Hean từng
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 14 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

phát biểu tại cuộc hội thảo tại Pháp nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Quan hệ
quốc tế Pháp (IFRI) rằng: "Điều bất hạnh là toàn cầu hóa thực tế là một sự Mỹ hóa".
Vì vậy các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận toàn cầu hóa sẽ tiếp
tục là phát triển trong thế kỷ 21, mặt khác đòi hòi toàn cầu hóa phải mang đến những
cơ hội đồng đều cho tất cả các nước. Trước hết là xóa nợ cho các nước nghèo, phải tạo
mọi điều kiện thuận lợi để các nước nghèo và các nước đang phát triển có khả năng
hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa. Để được như vậy các nước phát triển không được
dùng các tổ chức và thể chế quốc tế áp đặt các luật chơi có lợi cho họ nhưng gây bất
lợi cho các nước nghèo và các nước đang phát triển. Chẳng hạn các nước phát triển đòi
hỏi mở cửa thị trường cho các lĩnh vực mũi nhọn mà họ chiếm ưu thế trong khi khép
lại hoặc bảo hộ thị trường của họ đối với mặt hàng truyền thống hoặc còn chút ưu thế
đối với các nước nghèo và đang phát triển, buộc các nước nghèo phải cơ cấu lại nền

kinh tế trong khi họ không chịu cơ cấu lại nền kinh tế của mình.
Các nước phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau, còn số vốn đầu tư vào các nước
đang phát triển rất ít, trong đó các nước nghèo lại còn nhận phần ít hơn nữa. Họ đòi
hỏi các nước đi vào nền kinh tế thị trường, hội nhập tiến trình toàn cầu hóa, đẩy nhanh
tư nhân hóa, dân chủ hóa theo kiểu phương Tây. Điều mà các nước tư bản phương Tây
muốn là làm sao nhào nặn các quốc gia dân tộc trên thế giới này theo khuôn mẫu tư
bản chủ nghĩa phương Tây của họ.
Khi mọi người phê phán, chỉ trích toàn cầu hóa, họ thường đề cập đến vấn đề hội
nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế xảy ra khi các nước hạ thấp các rào như thuế
nhập khẩu, mở cửa nền kinh tế cho đầu tư và thương mại của các nước khác trên thế
giới. Những người chỉ trích toàn cầu hóa cho rằng sự bất bất bình đẳng trong hệ thống
thương mại toàn cầu hiện nay sẽ ảnh hưởng xấu đến các nước đang phát triển nhưng
làm lợi cho các nước phát triển. Pierre Bourdieu - nhà triết học và xã hội học của Pháp
từng lên tiếng chỉ trích tiến trình toàn cầu hóa, ông cho rằng đây chẳng qua là quá trình
"Mỹ hóa" - Americanization. Có những người lại cho rằng toàn cầu hóa trong kinh tế,
văn hóa lại là một trạng thái đề cao thế giới một cực, tâng bốc sức mạnh kinh tế và
quyền lực quân sự của Mỹ để khẳng định nền văn hóa có thiêng hướng thế giới, một
lối sống toàn cầu theo mô hình: Thế giới Mỹ (American world). Dĩ nhiên, họ sẽ khó
chấp nhận điều này khi gia nhập toàn cầu hóa. Nhưng đồng thời, họ cũng thấy được
mặt tốt đẹp của tiến trình này khi đưa ra lời nhận định: Toàn cầu hóa cũng được biểu
hiện qua trạng thái tính chung của nhân loại:
+ Sự giao thoa sức mạnh tâm hồn của các dân tộc, bao gồm cả các nước có hàng
tỷ dân cho đến những nước chỉ có vài triệu dân và cả các dân tộc khoảng vài nghìn
người.
+ Sự đóng góp phong phú, đa sắc tộc, độc đáo có bản sắc riêng của từng loại
hình nghệ thuật và phong tục tập quán, lối sống của từng dân tộc.
+ Những giá trị dân tộc được bảo tồn nguyên vẹn để đưa vào đặc điểm chung
bền vững của nhân loại trong nhận thức cũng như trong nghệ thuật của các dân tộc.
GVHD: Huỳnh Tương Ái


- 15 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

+ Ảnh hưởng của Mỹ nếu có, đối với các dân tộc thì cũng bình đẳng so với ảnh
hưởng của các nước như: Nga, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Ả
rập… có nghĩa là quy trình tất yếu phù hợp với quy luật giao lưu văn hóa.
+ Các dân tộc dễ dàng thông tin cho nhau bằng ngôn ngữ riêng qua mạng tra cứu
google đã sử dụng 116 ngôn ngữ từ tiếng Ả rập cho đến tiếng của các dân tộc thiểu số
ở Trung Quốc. Một khi các dân tộc thông tin cho nhau bằng ngôn ngữ của riêng mình
tức là ngôn ngữ đó có cơ hội tồn tại.
Những người ủng hộ toàn cầu hóa cho rằng nhờ có quá trình toàn cầu hóa, mở
cửa nền kinh tế đã giảm được tình trạng đói nghèo. Họ còn cho rằng, thương mại tự do
sẽ dẫn đến sự phân phối nguồn tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia
vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Theo cuộc điều tra của Trung tâm The
Pew thì ở rất nhiều nước đang phát triển có sự ủng hộ rất mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực
khác nhau của sự hội nhập, đặc biệt là thương mại tự do và đầu tư trực tiếp. Điển hình
là ở vùng châu Phi hạ Sahara. Toàn cầu hóa đối với những người ủng hộ dường như là
một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế theo số đông.
Ý thức được những bất lợi, thách thức, mâu thuẫn trong quá trình hội nhập nền
kinh tế toàn cầu hóa thế giới, các nước nghèo và đang phát triển đòi hỏi "toàn cầu hóa
phải được thuần hóa và nhân văn hóa". Trước mắt, tất cả các nước nhất là các nước
phát triển phải cùng quan tâm đến các vấn đề bức xúc hiện nay: xóa đói giảm nghèo,
an ninh lương thực, nguồn nước, bảo vệ môi trường, đạo đức xã hội và sự đa dạng văn
hóa… Toàn cầu hóa là một tiến trình lịch sử chứ không phải là sự phổ cập tức thì, là
một sự phát triển chứ không phải giải pháp. Cho nên, mỗi quốc gia phải tùy theo hoàn
cảnh cụ thể của nước mình mà tìm hướng đi phù hợp trong quá trình gia nhập toàn cầu

hóa.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN THẾ GIỚI
Cách mạng khoa học công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo cơ sở
vật chất cho tiến trình toàn cầu hoá, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế,
làm thay đổi nhiều quan niệm cũ ở các lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Toàn cầu hoá buộc các quốc gia chủ động xác định lộ trình hội nhập vào mọi mặt đời
sống nhất là lĩnh vực kinh tế của thế giới. Nhưng toàn cầu hóa không phải là hoàn mỹ,
vô khuyết, nó có cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Nó có thể làm tăng nhanh lượng của
cải, vật chất cho thế giới; làm cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của từng cá
nhân trong xã hội mau chóng được cải thiện; đồng thời toàn cầu hóa làm cho các dân
tộc trên thế giới gần gũi, thân thiện và hiểu biết nhau nhiều hơn. Tuy vậy, toàn cầu hóa
cũng đem lại nhiều khó khăn và bất lợi cho nhiều người, nhiều dân tộc như làm gia
tăng khoảng cách giàu nghèo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất bình đẳng trong xã hội,
vấn đề an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia dễ bị xâm phạm, các giá trị văn hóa
truyền thống có nguy cơ bị mai một và mất gốc…
1.3.1. Mặt tích cực
1.3.1.1. V ề kinh tế
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 16 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

Do tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện đang chuyển thành một
hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin. Từ
cuối thế kỷ 20 trở lại đây dưới sự tác động của toàn cầu hóa, sự chuyển dịch hàng hóa,
dịch vụ và các nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia tăng ngày một nhanh chóng, đã tạo

ra sự biến đổi về chất so với trước đây.
- Trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước đang phát triển thu hút đầu tư
nước ngoài, nhập thiết bị, kỹ thuật tiên tiến, đổi mới cơ cấu ngành, nhờ đó đã thúc đẩy
nền kinh tế nước mình phát triển. Còn các nước phát triển thì mở mang thị trường mới
tại các nước đang phát triển, sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ và nguồn tài nguyên tự
nhiên phong phú để hạ chi phí sản xuất thừa tương đối nhưng nhu cầu trong nước đã
bảo hòa tương đối.
- Tạo điều kiện cho việc hợp tác, tham gia vào các liên minh kinh tế khu vực và
thế giới giữa các quốc gia. Từ đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và xã hội
hóa của lực lượng sản xuất, mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Khi phân tích kinh tế
về tác động của toàn cầu hóa, ông Dollar thuộc Ngân hàng thế giới cho rằng: các nước
đang phát triển có mức tăng thương mại cao nhất thể hiện qua phần trăm GDP những
năm sau 1980 đã thu được mức tăng trưởng cao hơn và nhanh hơn so với thời trước
toàn cầu hóa cũng như so với các nước đang phát triển không gia nhập toàn cầu hóa.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của
nền kinh tế thế giới, đồng thời toàn cầu hóa giúp sản xuất nhiều của cải vật chất hơn và
mang lại sự tự do hơn.
- Nhờ sự vận hành của toàn cầu hóa đạt hiệu quả nên dòng vốn được di chuyển
thuận lợi hơn, có thể gọi là dòng vốn lưu chuyển xuyên quốc gia. Dòng vốn thường
được rót vào các quốc gia đang phát triển hay những quốc gia có lao động rẻ và các
điều kiện thuận lợi khác (nguồn tài nguyên, lao động dồi dào…). Nhờ đó, các nước
này có thêm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, một số nước đã đạt được sự tiến bộ
đáng kể như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Mặc dù việc làm ở các quốc gia phát
triển có giảm đi nhưng lợi nhuận thu được từ thương mại đã tạo nên những việc làm
mới có giá trị cao hơn.
- Tham gia toàn cầu hóa giúp các nước đang phát triển tận dụng có hiệu quả
nguồn vốn đầu tư, tận dụng được thành tựu của khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển và thu hút được đội ngũ lao động
có trình độ kỹ thuật cao. Đồng thời khi gia nhập toàn cầu hóa, những tiến bộ vượt bậc
của cuộc cách mạng số đang làm cho thế giới "phẳng ra" và không còn nhiều trở ngại

về địa lý như trước. "Điều này đã mở ra cho các nước những phương thức sản xuất kinh doanh, những tình thế địa - chính trị và địa - kinh tế hoàn toàn mới" (Thế giới
phẳng - The world is flat, Thomas Friedman).
1.3.1.2. V ề chính trị

GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 17 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

- Tình hình thế giới trong những năm gần đây cho thấy rõ là lực lượng hòa bình
trên thế giới đang phấn đấu tiếp tục phát triển, đạt đến sự hợp tác và phát triển vẫn là
xu hướng chung của thời đại ngày nay.
- Toàn cầu hóa sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các nước, giữa
công dân trên thế giới cũng như các cơ hội cho từng quốc gia và từng người mà không
có sự rào cản về mặt địa lý, văn hóa, chính trị. Nhờ có toàn cầu hóa kinh tế, nhằm đạt
đến mục tiêu cùng phát triển mà các nước đã ngồi lại với nhau, tiến hành trao đổi,
buôn bán, hợp tác để cùng phát triển không phân biệt chế độ chính trị. ASEAN là một
điển của việc từ đối đầu chuyển sang đối thoại giữa các nước trong khu vực Đông
Nam Á để đạt đến một cộng đồng ASEAN thịnh vượng.
1.3.1.3. V ề văn hóa - xã hội
- Tiến trình toàn cầu hóa không chỉ tác động đến kinh tế hay chính trị mà cả trên
lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nó liên quan đến sự chung sống giữa các nền văn hóa. Toàn
cầu hóa sẽ tạo ra sự đa dạng cho các cá nhân vì họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền
văn hóa và văn minh khác nhau trên thế giới.
Thực tế đã cho thấy toàn cầu hóa văn hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống như: hệ tư tưởng; đời sống tôn giáo; đặc biệt toàn cầu hóa diễn ra sôi

động trên các lĩnh vực truyền thông (báo chí, internet, truyền hình, phát thanh…), vui
chơi giải trí (âm nhạc,thể thao, các trò chơi…), du lịch, lối sống, phương tiện sống (ăn,
mặc, ở, đi lại), giao tiếp hàng ngày.
- Các nước còn có điều kiện giao lưu, trao đổi về văn hóa với nhau, nhờ vậy tiếp
thu được những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp và góp phần làm phong phú thêm nền
văn hóa nhân loại. Toàn cầu hóa sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới và những
thách thức ở quy mô toàn cầu thông qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ
thông hóa các hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hóa thế
giới.

1.3.2. Mặt tiêu cực
1.3.2.1. V ề kinh tế
- Toàn cầu hóa đã không thành công trong việc bảo đảm sự ổn định, không
những thế còn gây ra những điều bất cập, khó khăn như Joseph E. Stiglitz - tác giả của
cuốn "Toàn cầu hóa và những mặt trái" đã từng đề cập, ông còn khẳng định: Chính
sách đòi hỏi các nước phải tự do hóa thị trường tài chính, nới lỏng việc kiểm soát chu
chuyển vốn cũng "chỉ tạo ra sự phá hoại" và những dòng tiền chạy ra khỏi các nước
một cách đột ngột sẽ để lại sau lưng nó sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá, và sự suy sụp
của cả hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng tài chính trở thành một hiểm họa luôn đe dọa
các nền kinh tế mới nổi lên. Các chính sách như duy trì chế độ hạn ngạch đối với hàng
hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển, hay tiếp tục trợ cấp nông nghiệp khiến cho
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 18 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa


hàng nông sản của các nước đang phát triển khó cạnh tranh, dẫn đến hậu quả là “nhiều
nước nghèo nhất thế giới thực ra còn bị làm cho nghèo hơn”.
- Cơ chế hoạt động của toàn cầu hóa là hội nhập, xóa bỏ các hàng rào thuế quan
và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, điều đó có nghĩa là hàng hóa
trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài, có thể dẫn đến sự thiệt
thòi cho những hàng hóa nội địa có năng suất thấp, giá thành cao hay chất lượng thua
kém hàng hóa ngoại nhập. Gia nhập toàn cầu hóa sẽ dẫn đến sự cạnh tranh rất gay gắt,
đặc biệt là đối với các nước nghèo và đang phát triển vẫn còn trong tình trạng thiếu
thốn về cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật còn yếu kém so với các nước phát triển, nếu
không tự chủ động nâng cao cạnh tranh hoặc không đủ khả năng chống chọi lại sức ép
từ bên ngoài sẽ dễ dàng "bị bỏ rơi" trong cuộc chạy đua toàn cầu này.
- Nhiều người, đặc biệt là những người thuộc các quốc gia kém phát triển đã bị
toàn cầu hóa làm tổn thương vì không có sự hỗ trợ của hệ thống an toàn xã hội; Những
người khác thì bị cách ly bởi thị trường toàn cầu. Chẳng hạn, khi các nước phát triển
dựa vào lợi thế của họ về vốn, kỹ thuật và thực lực kinh tế hùng mạnh để vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế thế giới thì đồng thời họ cũng giữ vai trò trong tiến trình toàn
cầu hóa. Các nước nghèo sẽ bị lệ thuộc nhiều hơn vào các nước phát triển. Nghĩa là sự
thua thiệt lúc nào cũng rơi vào những nước nghèo và kém phát triển.
1.3.2.2. V ề chính trị
- Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia ít bị ràng buộc về địa lý, lãnh thổ đã trở
thành động lực thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển. Tiến trình này còn đặt ra những
vấn đề phải xử lý, liên quan đến độc lập chủ quyền lãnh thổ, hệ thống chính trị và các
thiết chế xã hội. Ví dụ: khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tính độc lập của quốc gia sẽ bị
thách thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước thành viên trong khu vực.
Như vậy, sự ổn định của hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội sẽ luôn luôn chịu áp
lực bởi những đòi hỏi mới để phù hợp với quá trình thực hiện tự do hóa thương mại
đối với ASEAN.
- Nền độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, nhất là những
nước nhỏ, các nước kém phát triển đang đứng trước nguy cơ tiềm tàng của sự can
thiệp của các nước lớn và quốc tế. Vì vậy, lãnh đạo các nước này phải thường xuyên

cảnh giác, ứng phó với mọi tình huống chính trị xấu có thể xảy ra để đảm bảo nền độc
lập, chủ quyền, an ninh chính trị của mình. Cần có những chính sách giữ vững và ổn
định nền chính trị tránh sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ
của quốc gia mình.
1.3.2.3. V ề văn hóa - xã hội
- Mặc dù toàn cầu hóa đã đem lại cho các nước sự tăng trưởng cao và liên tục,
đặc biệt là đối với các nước nghèo và đang phát triển, nhưng nó cũng mang đến những
thách thức đáng kể, đó là sự gia tăng phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã
hội. Sự chênh lệch giàu nghèo hầu như không được rút ngắn mà ngày càng có chiều
hướng gia tăng giữa các khu vực, các quốc gia và trong nội bộ từng nước.
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 19 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

- Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo vẫn ngày càng gia tăng. 1%
người giàu nhất của dân số thế giới lại có thu nhập bằng 57% người nghèo nhất. Hơn 1
tỷ người có mức sống dưới 1 đô la/ngày, gần 1 tỷ người thiếu nước sạch, 826 người bị
suy dinh dưỡng (Nguồn: Báo cáo về sự phát triển con người tại New York: Chương
trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP, 2001) và có khoảng 10 triệu người chết mỗi
năm vì thiếu dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản (Theo Ủy ban Kinh tế vĩ mô và Y tế, Đầu tư
vào y tế để phát triển kinh tế - Tổ chức Y tế thế giới, tháng 12/2001). Điều tệ hại hơn
là người nghèo "bị chìm trong văn hóa của sự nghèo khó" - thuật ngữ của Micheal
Harrington - nhà văn của Mỹ, phản ánh thực chất của một xã hội phân hóa thành giàu
sang và nghèo khó. Trong một quốc gia, dù người nghèo và người giàu "cùng nói một
ngôn ngữ nhưng lại hoàn toàn không hiểu được nhau" - Thomas Friedman.

Hình 1.1 Sự phân bố GDP (PPP) bình quân theo đầu người
của thế giới năm 2006 (Đơn vị USD)
Nguồn />world_map_IMF_figures_year_2006%282%29.png

Bên cạnh đó, còn làm nảy sinh các vấn đề về xã hội như khủng bố, buôn lậu, tội
phạm quốc tế, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường…
Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia nghèo và đang phát triển
cần có những định hướng đúng đắn trong thế giới toàn cầu, tận dụng được những cơ
hội nhưng đồng thời phải tìm biện pháp vượt qua những thách thức do toàn cầu hóa
mang lại, nhằm đạt đến sự phát triển ổn định và một tiến trình toàn cầu hóa bền vững.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thuật ngữ toàn cầu hóa được đề cập rất nhiều trong sách báo, các tạp chí hay các
cuộc hội thảo. Với nghĩa bao hàm toàn cầu hóa là sự liên kết, hợp tác giữa các quốc
gia để cùng phát triển vốn bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất. Dưới
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 20 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ làm cho toàn cầu hóa trở
thành mái nhà chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước tăng cường giao lưu, hợp
tác với nhau. Được biểu hiện qua việc thành lập các tổ chức lớn như WTO, EU,
ASEAN, NAFTA… cùng với sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia… đã làm cho
toàn cầu hóa phát triển với quy mô lớn hơn, thương mại quốc tế cũng tăng lên. Nhờ
vậy các nước được lợi hơn trong việc hội nhập quốc tế, kinh tế đất nước phát triển, đời
sống người dân được nâng cao hơn. Tuy vậy, song song với điều lợi thì toàn cầu hóa

vẫn tồn tại những tác động tiêu cực đến thế giới, nhất là đối với các nước đang phát
triển và các nước nghèo. Vì vậy, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và
đang phát triển đều cố gắng tận dụng những mặt lợi và hạn chế tối đa những tác động
xấu do toàn cầu hóa mang lại nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2
ĐỊNH LƯỢNG TOÀN CẦU HÓA
2.1. QUÁ TRÌNH "BUÔNG" CÂY OLIVE ĐỂ BƯỚC VÀO CHIẾC LEXUS
CỦA CÁC NƯỚC
Nguyên tắc cơ bản của toàn cầu hóa là cạnh tranh. Một khi toàn cầu hóa diễn ra thì
cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Xét cho cùng, cạnh tranh toàn cầu chính là sự xung
đột, mâu thuẫn giữa những điều mới mẻ với những thứ cũ xưa, đã được Thomas
Friedman dùng hình ảnh chiếc Lexus hiện đại của hãng Toyota - ở phía Nam Tokyo,
Nhật Bản và cây Olive già cỗi bên bờ sông Jordan làm ẩn dụ trong tác phẩm "Chiếc
Lexus và cây Olive". Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi,
Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa chiếc Lexus và cây Olive - tượng trưng cho quan
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 21 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại với những sức mạnh văn hóa, địa lý
truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Ông còn đưa ra nhận định rất mới mẻ và táo
bạo: "Toàn cầu hóa là một thế lực không gì ngăn cản nổi, được thúc đẩy bởi những
bước tiến dài trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông và tài chính…"
Điều quan trọng mà tất cả các nhà lãnh đạo các nước vấp phải là thực tế không thể

chối cãi rằng: các thị trường mở và cạnh tranh là phương thức bền vững duy nhất để
đưa quốc gia mình thoát khỏi đói nghèo. Vì đó là cách duy nhất để giúp các ý tưởng,
công nghệ và kỹ năng mới dễ dàng chảy vào đất nước mình. Các công ty tư nhân, ngay
cả chính phủ cũng sẽ có động lực cạnh tranh và trở nên linh hoạt hơn trong việc ứng
dụng các ý tưởng, thúc đẩy tạo ra việc làm và sản phẩm. Theo nghiên cứu của nhà kinh
tế học Jeffrey Sachs (Giám đốc Viện Địa cầu của đại học Columbia) và viện phát triển
Harvard đã cho thấy chính sách mở cửa là lựa chọn số một cho sự phát triển đất nước.
Sachs cho biết các nền kinh tế mở đã đạt tốc độ nhanh hơn 1,2% /năm so với các nền
kinh tế đóng, có thể kiểm soát được tất cả mọi thứ bởi vì chính sách càng thông thoáng
thì mức độ hội nhập càng cao trong thế giới của những ý tưởng, thị trường, công nghệ
và cải cách quản lí ngày nay. Điều này cũng lý giải cho tình trạng suy giảm GDP bình
quân đầu người ở các nước từ chối toàn cầu hóa, không quyết định bước vào chiếc
Lexus hay còn ngập ngừng không chịu buông cây oliu già cỗi. Trong khi đó, một số
nước có tầm nhìn xa hơn vì họ đã dứt khoát bước lên chiếc Lexus, không còn tư duy
bám rễ cây oliu và họ đã vạch ra chiến lược cho mình để giành thế làm chủ chiếc
Lexus trong hôm nay. Một minh chứng cho thấy đó là sự gia tăng GDP bình quân đầu
người của các nước chuyển từ mô hình xã hội chủ nghĩa sang mô hình toàn cầu hóa
trong thập niên 1990. Cũng như David Dollar và Art Kray đã kết luận trong cuốn
Trade, Growth, and Poverty (Thương mại, Phát triển và Đói nghèo) rằng: tăng trưởng
kinh tế và thương mại vẫn là chương trình chống đói hiệu quả nhất trên thế giới.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, trong năm 1990 có khoảng 375 triệu người
Trung Quốc sống dưới mức nghèo đói, thu nhập bình quân chưa tới 1 dollar/ngà y.
Nhưng đến năm 2001, con số này giảm còn 212 triệu người và đến năm 2015, nếu vẫn
tiếp tục duy trì chiều hướng tăng trưởng kinh tế và phát triển thương mại thì chỉ còn 16
triệu người sống dưới mức 1 dollar/ngày. Ở Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan và
Bangladesh, số người sống dưới mức 1 dollar/ngày đã giảm từ 462 triệu người năm
1990 xuống còn 431 triệu người năm 2001 và sẽ còn 216 triệu người năm 2015.
Ngược lại, ở khu vực châu Phi hạ Sahara, là nơi diễn ra toàn cầu hóa diễn ra chậm
chạp, năm 1990 có 227 triệu người sống dưới 1 dollar/ngày, năm 2001 con số này lên
đến 313 triệu người và ước tính đến năm 2015 sẽ là 340 triệu người.

Mặc dù khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã làm đảo lộn trật tự kinh tế thế giới
nhưng New Delhi hay Bắc Kinh, Brazil ngày nay đang nắm trong tay những chìa khóa
tương lai quan trọng không kém Washington hay Paris. Khủng hoảng nghiêm trọng
nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cú nhảy tuyệt vời đưa các nước đang phát triển
tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil trở thành những cường quốc kinh tế của thế
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 22 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

giới, các nền kinh tế mới nổi này đã biết tận dụng, nắm bắt những cơ hội để được
hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa đồng thời xác định rõ một vị trí mới trên bàn cờ
thế giới: kiểm soát 52% sản lượng công nghiệp toàn cầu, 80% dự trữ ngoại tệ của thế
giới và 66% các dịch vụ tài chính của nhân loại. Theo các chuyên gia dự báo: tỷ lệ
tăng trưởng trung bình cho năm 2011 gần như không thay đổi so với năm 2010, GDP
toàn cầu dự trù tăng từ 3 đến 4%. Nếu như các nước công nghiệp phát triển đạt được
mức tăng trưởng từ 2 đến 2,5% thì đó là một thành tích vượt bậc đáng nể. Thế nhưng
thực tế phũ phàng hơn, đó là đà tăng trưởng của châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản lại chập
chờn, nạn thất nghiệp thì được nói ví von: "sau đợt thủy triều dâng trong hơn 2 năm
vừa qua, mực nước chỉ rút một cách hết sức chậm chạp". Tại một quốc gia được xem
là có thị trường năng động nhất châu Âu là Tây Ban Nha có đến 20% dân số trong độ
tuổi lao động không có việc làm. Ngay cả nước Mỹ cũng chưa mấy khi phải đối mặt
với tỷ lệ thất nghiệp gần 10% như hiện nay. Trong khi đó, nhìn từ các nền kinh tế đang
phát triển, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đều dự báo trong năm 2011 khối nước này sẽ không khó khăn gì để đạt mục
tiêu tăng trưởng từ 5 đến 9%.
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã lan rộng toàn cầu, bất chấp tình

hình kinh tế toàn cầu khá rối ren, nhiều nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ
hay Brazil vẫn đạt được thành tích tăng trưởng 10%, đây là tỷ lệ mà các nước phương
Tây không dám mơ tới.
Không thụ động chờ làn sóng toàn cầu hóa lướt qua như những lần trước, nhiều
quốc gia không những chủ động buông cây oliu mà còn giành lợi thế để làm chủ chiếc
Lexus theo từng cách riêng của mình. Tiêu biểu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Singapore… Sự dùng dằng vừa buông vừa giữ, không dứt khoát đã đẩy các
nước châu Phi chìm sâu vào sự hỗn loạn, mất ổn định; làm cho khoảng cách giàu
nghèo và sự lạc hậu ngày một xa so với sự phát triển chung của toàn cầu. Ngày nay,
chúng ta đang chuyển từ thời kỳ "cá lớn nuốt cá bé" sang thời kỳ "trâu chậm uống
nước đục", cho nên một sự chậm trễ nào cũng dễ dẫn đến tụt hậu, thua kém nếu không
muốn nói là bị loại khỏi vòng chơi trong thế giới toàn cầu hóa. Nhưng buông cây oliu
một cách đột ngột để chọn chiếc Lexus đồng hành trên con đường phát triển sẽ dẫn
đến những hệ quả tiêu cực và thật tai hại, cũng như các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
Hệ quả là những cánh đồng oliu trở nên xơ xác và hoang tàn.
Trong những năm gần đây, thế giới xuất hiện một kiểu buông cây oliu mới của
Trung Quốc, đây là một cách buông rất linh hoạt và tinh xảo. Trước khi thực hiện thao
tác buông cây oliu, Trung Quốc đã chuẩn bị những bước đệm và trong tư thế sẵn sàng
bước vào chiếc Lexus một cách an toàn và thành công. Về tư duy, Trung Quốc thể
hiện sự quyết tâm đổi mới triệt để. Trong hội nhập quốc tế thì thể hiện sự dứt khoát,
chủ động nắm lấy thời cơ, nhưng biện pháp thực hiện lại rất mềm dẻo, thận trọng và
quyết đoán. Khôn ngoan hơn nữa, Trung Quốc còn chú trọng đến việc bảo tồn bản sắc
dân tộc, nền văn hóa đặc trưng của mình, biến nó trở thành thế mạnh để cạnh tranh
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 23 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân



Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

toàn cầu. Trung Quốc không chỉ giành lợi thế mở cửa chiếc Lexus trước nhiều nước
đang đồng hành với mình như Ấn Độ, các nước Mỹ Latinh… mà còn theo đuổi đến
cùng chiến lược làm chủ nó. Kể từ năm 1979, trong hơn 30 năm mở cửa và hội nhập
để phát triển, Trung Quốc đã nhận được những khoản tín dụng khổng lồ từ hầu hết các
nước tư bản phát triển, kể cả Đài Loan và Hồng Kông (khi Hồng Kông chưa trở về với
Trung Quốc). Tổng số vốn trong hai thập niên 80 và 90 lên đến 700 tỷ USD. Trung
Quốc đã thành công trong việc thành lập các đặc khu kinh tế, điển hình là Thâm
Quyến (phụ lục hình 7), các khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao cùng với đặc
khu kinh tế Hồng Kông đã được Anh trả về cho Trung Quốc từ năm 1997 (phụ lục
hình 8). Với những khoản tín dụng rất lớn, kinh tế Trung Quốc trong hơn 30 năm qua
đã có những bước phát triển và tăng trưởng với tốc độ chưa từng có trên thế giới. Tính
đến cuối năm 2008, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 1.946 tỷ USD, tăng hơn 417,8
tỷ USD so với năm 2007, nhờ vậy đã giúp Trung Quốc tiếp tục đứng đầu thế giới về
dự trữ ngoại tệ. Trong số 1.946 tỷ USD dự trữ ngoại tệ thì có khoảng 1000 tỷ USD đã
được dùng để mua các khoản nợ của chính phủ, các cơ quan chính phủ của Mỹ và các
nước phương Tây. Trong bối cảnh kinh toàn cầu, đặc biệt là trong tình hình kinh tế Mỹ
đang suy thoái như hiện nay thì Trung Quốc với việc giữ các khoản nợ này đã và đang
góp phần quan trọng cho việc ổn định thị trường tài chính tiền tệ của Mỹ và các nước
phương Tây khác. Điều này cho thấy vai trò và sức ảnh hưởng của Trung Quốc rất lớn
trong nền kinh tế thế giới. Suốt mấy mươi năm qua, Trung Quốc luôn giữ mức tăng
trưởng hơn 8%/năm. Năm 2007 Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ ba thế
giới vượt qua Đức, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản thì đến năm 2009 đã vươn lên trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vượt qua cả Nhật Bản, chỉ sau Mỹ. Hiện nay,
Trung Quốc đang kiểm soát đến 9% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, 7% nhập
khẩu của cả thế giới, nắm trong tay hơn 2500 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, phần lớn là công
trái của Mỹ và Nhật. Với tốc độ này, theo các chuyên gia kinh tế thế giới thì đến năm
2050, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới.
Trung Quốc đã tận dụng nguồn lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nay

lại có thêm vốn dư thừa để trang bị những thiết bị đồng bộ hiện đại, càng tạo ra năng
suất lao động cao, giảm giá thành sản phẩm và biến sản phẩm của mình thành những
mặt hàng có sức cạnh tranh đặc biệt trên thị trường thế giới, ngang tài ngang sức với
Mỹ, Nhật Bản và EU. Chính sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc đã thể
hiện được sức đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 ở châu Á,
cho nên Trung Quốc không rơi vào khủng hoảng hoặc có chăng cũng chỉ là sự tác
động nhẹ đến nền kinh tế bởi vì Trung Quốc có nền kinh tế đa dạng hơn, không phụ
thuộc vào các mặt hàng tiêu dùng xuất khẩu, không xây dựng các công trình bất động
sản một cách ồ ạt bằng mọi giá và nâng giá bất động sản bằng hình thức giả tạo. Trong
những ngành cụ thể, Trung Quốc có sự điều hành và kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.
Tất nhiên sự mất giá của đồng tiền trong khu vực đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của
hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc - đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm và hàng tiêu
GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 24 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


Toàn cầu hóa và định lượng toàn cầu hóa

dùng. Thế nhưng Trung Quốc không phá giá đồng Nhân dân tệ, tức là chứng minh
được sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc.
Có thể nói, Trung Quốc là một ông khổng lồ đang vươn dậy, nhưng ông khổng lồ
này lại lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu và năng lượng của thế giới. Trung
Quốc còn đang đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng khác như cải thiện môi trường, tạo
cuộc sống an sinh xã hội… nhằm nâng cao cuộc sống cho người dân. Đây mới thật sự
là những tham vọng của một đất nước Trung Quốc lớn mạnh.
Tiếp theo phải kể đến Ấn Độ, nếu như trong thập niên 80 Ấn Độ được xếp vào
nhóm những nước kém phát triển thì đến năm 1998, tổng sản phẩm quốc dân của Ấn

Độ đã đạt 420 tỉ USD, đứng thứ 11 trên thế giới. Tính đến năm 2000, nền kinh tế Ấn
Độ đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Trong năm
mở cửa đầu tiên, kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng 1% (1991). Đến năm 1995, con
số này đã là 6%. Hàng xuất khẩu của Ấn Độ tăng bình quân 20% trong suốt 6 năm qua
và tăng liên tục. Lạm phát giảm còn 5%. Có thể khẳng định Ấn Độ thành công khá
ngoạn mục trong chính sách hội nhập theo định hướng thị trường tự do thế giới, hoàn
toàn phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Ấn
Độ trong nửa đầu thập niên 90 đã đưa đất nước giảm được số nợ nước ngoài rất đáng
kể so với thời gian cùng kỳ thập niên 80. Trong nửa đầu thập niên 80, tổng số nợ nước
ngoài của nước này bằng 41% tổng sản phẩm quốc nội. Nhưng 10 năm sau con số này
chỉ còn 26%. Nguồn đầu tư vào Ấn Độ tăng nhanh, kinh tế phát triển ổn định. Xuất
khẩu tăng từ 5% (năm 1990) lên đến 9,4% (năm 1996) so với tổng sản phẩm quốc dân.
Đặc biệt một thành công lớn đáng nể không chỉ ở Ấn Độ mà còn trên thế giới, là sự
phát triển kỹ thuật phần mềm vi tính. Trung tâm kỹ thuật phần mềm Bangalore có hơn
20.000 chuyên gia cao cấp, tạo ra hàng loạt sản phẩm chất lượng quốc tế, đạt hiệu quả
kinh tế rất cao. Trung tâm này gia công cho rất nhiều nước trên thế giới với đủ các
chủng loại tùy theo đơn đặt hàng của họ. Năm 1995, trung tâm kỹ thuật phần mềm
Bangalore có 300 xí nghiệp chuyên sản xuất các chương trình phần mềm, trong đó có
200 xí nghiệp của các công ty xuyên quốc gia, kể cả Microsoft, IBM, Motorola,
Siemens… Bangalore xuất khẩu kỹ thuật phần mềm ngày một tăng, chỉ riêng năm
2000 đã đạt tới 6 tỷ USD.
Nhờ chú trọng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là công nghệ thông tin đã thúc
đẩy nền kinh tế Ấn Độ vươn lên ở vị trí mới. Ngành công nghiệp phần mềm của Ấn
Độ rất mạnh, tăng bình quân 50%/năm. Ngay từ năm 2000, khoảng 65% nhu cầu phần
mềm của Mỹ là do Ấn Độ cung cấp, các sản phẩm tin học của Ấn Độ chiếm 30% thị
trường thế giới. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã tận dụng số lượng đông đảo dân số có
trình độ học vấn cao, cùng với vốn tiếng Anh thông thạo của nước mình để trở thành
một cường quốc về dịch vụ cho thuê nguồn lao động, phục vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ
thuật cho các công ty toàn cầu. Ngoài ra, Ấn Độ còn là một nước xuất khẩu hàng đầu
về nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm tài chính.


GVHD: Huỳnh Tương Ái

- 25 -

SVTH: Trần Lưu Kim Ngân


×