Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn sự CHUYỂN BIẾN tư TƯỞNG TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG tác của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.8 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ THỊ VẸN

SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG
TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG

CẦN THƠ, 5 – 2011
1


1. Lí do chọn đề tài
Nếu như nền văn học Việt Nam hiện đại tự hào với những cây bút tài hoa mà từ lâu
tên tuổi đã khắc sâu vào lịng người như Ngơ Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Hồ
Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tn... thì ngược dịng thời gian khi tìm về với nền văn
học Việt Nam trung đại chúng ta lại càng vẻ vang hơn với những cây đại thụ của nền
văn học dân tộc, đó là Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
Trong số những nhà thơ, nhà văn vừa kể trên thì có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là người
sống ở Nam Bộ, một vùng đất cịn rất mới mẻ so với Bắc Bộ nghìn năm văn hiến.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng nơi đây cũng đã kịp thời đóng góp cho nền văn học
dân tộc những tác giả và tác phẩm đặc sắc, mà Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng


hùng hồn. Ơng được mệnh danh là ngọn cờ đầu trong phong trào văn học yêu nước
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc hành trình đầy gian truân, lận đận kém
phần may mắn. Cùng một lúc nhà thơ phải mang nặng trên vai hai nỗi đau lớn: đó là
những bất hạnh của bản thân và nỗi đau mất nước chung của dân tộc. Nhưng với bản
lĩnh và nghị lực phi thường, nhà thơ đã vượt lên số phận long đong và đứng thật vững
vàng trước mọi bão táp phong ba. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu cịn để lại cho đời
một sự nghiệp thơ văn đồ sộ. Có thể nói những sáng tác của ơng khơng chỉ tạo tiếng
vang trong lòng dân tộc mà ở cả nước ngoài tên tuổi nhà thơ vẫn được nhiều người
biết đến và ái mộ. Bởi nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang tính thiết thực
sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ ràng qua sự chuyển biến tư tưởng của nhà thơ
trong quá trình sáng tác. Trong thời bình, những tác phẩm của ông chủ yếu đi vào rèn
luyện, giáo dục con người về vấn đề đạo lí. Sang thời chiến, ngịi bút của Nguyễn
Đình Chiểu tiếp tục biểu dương đạo làm người, đồng thời nội dung thơ văn ông cũng
phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của dân tộc. Nghĩa là giai
đoạn này tư tưởng của nhà thơ đã có sự chuyển biến sâu sắc. Cho nên nó đáp ứng
được yêu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu trong qua trình sáng tác cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học có ý to lớn về
đạo làm người.
Vì thế, người viết quyết định chọn đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” để nghiên cứu, với hi vọng sẽ tìm hiểu kỹ hơn về
2


Nguyễn Đình Chiểu và những nét tiến bộ trong tư tưởng của ông. Qua thực hiện đề
tài, người viết cũng muốn góp phần giới thiệu những giá trị tinh thần trên mảnh đất
thân u của mình. Đồng thời qua đó người viết một lần nữa muốn khẳng định vị trí
của Nguyễn Đình Chiểu trong lịng dân tộc.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những ngơi sao sáng trên bầu trời văn học Nam
Bộ và là một trong những nhà thơ cổ điển có tầm cỡ lớn của nền văn học Việt Nam.
Với vị trí đó đã có khơng ít những ý kiến của các nhà nghiên cứu đánh giá, nhận xét
về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Bàn về “Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu” cũng được nhận định ở khía cạnh khác nhau.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu thân thế, sự nghiệp và tác phẩm” [ 1], Thái Bạch có
đề cập đến sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong q trình sáng tác.
Theo ơng, trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thì “tư tưởng của tiên sinh lúc
nào cũng nghĩ đến đạo lí thánh hiền, đến việc trung với nước và hiếu với dân làm
trọng” [ 1; tr.101]. Tác giả cho rằng tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong sáng tác
chịu ảnh hưởng nhiều của Khổng giáo “tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu là tư tưởng
của một nhà Nho, nhưng trong sạch theo đạo lí Thánh, Hiền là mong muốn của một
đời thạnh trị của vua thánh tôi hiền như Nghiêu, Thuấn, Võ, Trang, Văn, Vũ, chớ
không phải quá chú trọng về lối văn phù phiếm của các đời Đường, Tống về sau”
[ 1; tr.107], “Nguyễn Đình Chiểu muốn đem cái sở học để phò dân giúp nước, nhưng
rủi bị mang tật, nên tư tưởng ấy không đạt, và đã phải ký thác vào những thơ văn
cùng những tác phẩm lớn như Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu và Ngư Tiều vấn
đáp” [ 1; tr.108]. Bên cạnh ảnh hưởng từ Nho giáo thì tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu cũng khơng thốt ra phạm vi của Phật giáo, “ảnh hưởng này tuy không chiếm
phần lớn lao, quan trọng trong tư tưởng nhưng đối với tiên sinh khơng phải là khơng
có” [ 1; tr.108].
Nhìn chung, Thái Bạch đã nêu lên khái quát về tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy nhiên ơng vẫn chưa đi sâu vào khai thác sự chuyển biến về tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu qua hai chặng đường sáng tác.
Quyển“Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm” [ 16], do Nguyễn Ngọc Thiện
tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp được rất nhiều bài nghiên cứu đánh giá Nguyễn
3



Đình Chiểu về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm... Nhưng “Sự chuyển biến tư tưởng trong
quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” chỉ được đề cập ở một số phương diện.
Chẳng hạn trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu – thân thế và sự nghiệp” [ 16; tr.31] ,
Nguyễn Thạch Giang đã nêu lên sự biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua hai
giai đoạn sáng tác trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tác giả cho rằng
trong thời bình thì nội dung tư tưởng trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là
ln đặt vấn đề nhân nghĩa lên hàng đầu và nêu lên một chân lí sáng ngời đó là mọi
người “phải biết tiếp thu những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà ơng
mệnh danh là “chính đạo” để tu dưỡng nhằm mọi người đạt tới được một sự thống
nhất tư tưởng, biết yêu lẽ chính, ghét cái tà để hành động cho sự tiến bộ của xã hội”
[ 16; tr.43]. Theo Nguyễn Thạch Giang, tư tưởng đó của Nguyễn Đình Chiểu đã được
thể hiện trong Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta thì “ngịi bút vì nhân nghĩa” đã viết trong Lục Vân Tiên trước kia nay đã cụ
thể hóa ở tinh thần yêu nước chống ngoại xâm” [ 16; tr.36].
Nhìn chung, qua bài viết này Nguyễn Thạch Giang đã phần nào nêu lên được sự
biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác.
Bài viết “Từ lí tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước” [ 16; tr.212 ], Nguyễn
Đình Chú cũng đề cập đến sự phát triển tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cho
rằng “ Từ Lục Vân Tiên đến thơ văn chống Pháp, văn chương Đồ Chiểu đã tiến lên từ
lí tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm” [ 16; tr.212]. Tuy
nhiên “sự phát triển tư tưởng của Đồ Chiểu trong giai đoạn chống Pháp không hề
đoạn tuyệt với những nhân tố tích cực trong lí tưởng nhân nghĩa trước đó, nhưng
cũng khơng lập lại y nguyên. Ở đây, có kế thừa, có phát triển, có liên tục, có gián
đoạn” [ 16; tr.216]. Theo Nguyễn Đình Chú, thơ văn chống Pháp của Nguyễn Đình
Chiểu vẫn nhắc đến vấn đề “nhân nghĩa”, “trung hiếu” nhưng nó đã mang nội dung
mới, tức có sự tiến bộ hơn so với giai đoạn trước đó. Ở đây, “nhân nghĩa khơng phải
là để xây dựng một xã hội phong kiến, dù đó là xã hội phong kiến lí tưởng, mà trước
hết là chuyện chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Trung hiếu là đạo quân thần,
nhưng trung hiếu trước hết phải lấy dân làm gốc. Quan hệ vua tôi, quan hệ gia đình
chưa phải là hàng đầu. Hàng đầu là quan hệ dân nước, quan hệ xã hội” [ 16; tr.216].

Sau đó tác giả đi vào phân tích và chỉ ra sự phát triển tư tưởng đó của Nguyễn Đình

4


Chiểu. Nguyễn Đình Chú phân tích mặt tích cực cũng như đưa ra những hạn chế trong
tư tưởng của nhà thơ.
Bài viết “Nguyễn Đình Chiểu trong sự vận động của văn chương cận đại” [ 16;
tr.286], Lê Ngọc Trà cũng ít nhiều đề cập đến sự biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác. Tác giả cho rằng “từ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà
Mậu đến Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc và các tác phẩm ở giai đoạn sau,
Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ những biến đổi quan trọng. Từ lập trường “chủ yếu” thiên
về đạo đức nhà thơ chuyển hẳn sang lập trường chính trị, mà cái chính trị cao nhất
lúc ấy là yêu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc” [ 16; tr.268].
Sau nhận định, Lê Ngọc Trà chỉ đưa ra một số lí lẽ để chứng minh cho sự biến đổi tư
tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Vì bài viết này chủ yếu là đi sâu vào khai thác khía
cạnh về sức mạnh nghệ thuật của nhà thơ.
Bài viết “Chữ “dân” và chữ “nước” trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [ 16; tr.
539], Đào Thản và Nguyễn Thế Lịch cũng đưa ra nhận xét về sự chuyển biến tư tưởng
của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta. Hai tác giả cho rằng “ông đã chuyển từ chủ đề đạo nghĩa sang chủ đề yêu
nước chống xâm lược và xốy sâu mãi vào vấn đề nóng bỏng, vấn đề trung tâm ấy,
nói bao nhiêu cũng khơng vơi, khơng cạn nỗi lịng mình” [ 16; tr.541]. Tuy nhiên sau
đó bài viết khơng bàn nhiều đến vấn đề biến đổi “tư tưởng” của Nguyễn Đình Chiểu
mà chủ yếu đề cập đến chữ “dân”, chữ “nước” trong thơ văn ông và nói lên nỗi đau
xót của nhà thơ khi non sơng bị chia cắt.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương u nước và lao động nghệ thuật” [ 19],
cũng đã tập hợp nhiều bài viết có liên quan đến sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu trong quá trình sáng tác. Chẳng hạn trong bài viết “Tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX”

[ 19; tr.297], Bùi Đăng Huy có đưa ra nhận định rằng “trước khi thực dân Pháp xâm
chiến nước ta, đạo nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, ngồi nội dung đánh giặc,
cịn bao gồm những suy nghĩ về quan hệ vua tôi, vợ chồng, thầy trò, bạn bè, v.v...
những suy nghĩ ấy mang ý nghĩa phê phán đối với chế độ xã hội đang đi tới bước
đường suy vong. Nhưng khi giặc Pháp tới thì nội dung cốt tủy của đạo nhân nghĩa đó
là đánh giặc bảo vệ chủ quyền của đất nước, cứu giúp muôn dân [ 19; tr.299, tr.300].

5


Theo tác giả thì tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu “nó đã vượt ra khỏi cái hệ thống
cứng nhắc, khơ cằn của Nho giáo và đáp ứng được yêu cầu nhất định của lịch sử”
[ 19; tr.318].
Hay Nguyễn Trung Hiếu trong bài viết “Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và tấm
lịng, ý chí Việt Nam” [ 19; tr.324] cho rằng tư tưởng quán xuyến trong suốt quá trình
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chính là cái “nghĩa”. “Sự có mặt của cái “nghĩa”
Nguyễn Đình Chiểu như là cái ngun lí duy nhất làm nên vừa là cái phương châm xử
thế vừa là cái cảm hứng chủ đạo trong sáng tác độc đáo của nhà thơ” [ 19; tr.337].
Theo tác giả cái “nghĩa” của Nguyễn Đình Chiểu có hai mạch chính. Mạch thứ nhất
“nghĩa là lẽ phải của quần chúng, của dân tộc và là cái quyết tâm không khoan
nhượng bảo vệ nó” [ 19; tr.330], và “cái mạch ngầm thứ hai trong cảm hứng “nghĩa”
của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm lịng trung thực thủy chung vơ hạn” [ 19; tr.330].
Nhận định trên thật xác đáng về tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu nhưng nhìn chung
Nguyễn Trung Hiếu vẫn chưa đi vào thể hiện cụ thể “Sự chuyển biến về tư tưởng của
Nguyễn Đình Chiểu trong qua trình sáng tác” như thế nào.
Hay Trần Văn Giàu trong bài viết “Vì sao tơi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu” [ 19;
tr. 164 ] cũng có đề cập đến nội dung tư tưởng trong sự nghiệp văn chương của
Nguyễn Đình Chiểu. Ơng cho rằng tư tưởng triết lí nhân sinh của nhà thơ trong các
tác phẩm chủ yếu là lấy nhân nghĩa làm gốc. Nhưng nội dung nhân nghĩa của Nguyễn
Đình Chiểu có sự sáng tạo và khác xa nhân nghĩa của hầu hết các nhà Nho đương

thời. “Tư tưởng triết lí nhân sinh trong các vấn đề, trong các bài thơ Đường luật,
cũng là nhân nghĩa. Ở đây, có một tiến bộ mới so với Lục Vân Tiên. Đại biểu cho
nhân nghĩa chân chính là anh dân ấp dân lân vì “mến nghĩa mà làm quân chiêu mộ”,
chớ không phải đã sẵn tập tành qn sự, khơng phải đã có trang bị của triều đình;
vậy mà họ anh dũng vơ song! Trương Định cưỡng lại chiếu vua là vì nghĩa với dân,
dân cản đầu ngựa tướng quân là nghĩa với nước. Nhân nghĩa với yêu nước là một”[
19; tr.176]. Ngoài tư tưởng nhân nghĩa, Trần Văn Giàu cho rằng “một tư tưởng nữa
toát ra từ phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là chủ nghĩa yêu nước” [
19; tr.177].
Qua tham khảo các cơng trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Đình Chiểu người
viết thấy có rất nhiều bài viết với đầy đủ quy mô khác nhau đã đưa ra rất những nhận
định, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp cũng như về tư tưởng của Nguyễn Đình
6


Chiểu. Có thể nói đây là một điều kiện thuận lợi để giúp người viết có cái nhìn trọn
vẹn hơn trong việc khảo sát đề tài. Đó là những cứ liệu vơ cùng quan trọng để người
viết có thể tham khảo và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù có được điều kiện thuận lợi như đã nói trên nhưng người viết vẫn gặp phải một
số khó khăn nhất định. Vì những vấn đề liên quan đến“Sự chuyển biến tư tưởng trong
quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” vẫn chưa được phân tích cụ thể thành
những phương diện riêng để khảo sát. Nên rất khó trong việc tập hợp đầy đủ tài liệu
có liên quan đến đề tài. Mặc dù vậy, người viết cũng hi vọng qua khảo sát “Sự chuyển
biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ” sẽ có cơ hội tìm
hiểu kỹ hơn về những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu qua hai thời kì sáng tác qua.

3. Mục đích, u cầu
Trong khn khổ đề tài, người viết cần nghiên cứu tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ để làm rõ một số vấn đề có
liên quan đến sự biến đổi tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua hai chặng đường sáng

tác.
Cụ thể người viết sẽ xác định nội dung tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu. Tìm hiểu
nhân dẫn đến sự biến đổi “tư tưởng” này. Và những biến đổi đó được thể hiện như thế
nào qua thơ văn ơng. Từ đó người viết sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về đề tài và đưa ra
những nhận xét mang tính khách quan hơn về sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn
Đình Chiểu.
Qua đề tài này người viết sẽ đi vào làm nổi bật lên những tư tưởng tiến bộ của
Nguyễn Đình Chiểu trong q trình sáng tác. Từ đó, thấy được tính thiết thực về sự
chuyển biến tư tưởng của nhà thơ đối với tình hình xã hội ta trong bối cảnh đó.
Mặt khác, khi nghiên cứu đề tài này người viết sẽ có cái nhìn sâu hơn, tồn diện
hơn về nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Vì phần nào người viết đã đi sâu vào
tìm hiểu một tác gia lớn trong chương trình giảng dạy.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu ”, người viết chủ yếu nghiên cứu về sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Đình
Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung có 3 chương
là: Chương I một số vấn đề chung, chương II một số biểu hiện về sự chuyển biến tư
7


tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, chương III ý nghĩa của sự
chuyển biến về tư tưởng trong qua trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Những cứ liệu được sử dụng trong luận văn là: Quyển “Nguyễn Đình Chiểu về tác
gia và tác phẩm”, do Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản
Giáo dục, năm 1998.
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu, tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật”, do Ủy
ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện văn học tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản
khoa học xã hội, Hà Nội 1973. Và một số tài liệu khác có liên quan.


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện người viết đã tập hợp tư liệu có liên quan đến đề tài. Sau
đó tiến hành phân loại, sắp xếp theo hệ thống những vấn đề cần khảo sát.
Người viết chủ yếu sử dụng thao tác phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Trong q
trình phân tích có kết hợp với phương pháp so sánh nhằm làm nổi bật quan niệm tiến
bộ của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác.

8


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
1. 1. 1. Trước khi Pháp xâm lược nước ta
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một chuỗi dài những bất hạnh: Mẹ mất, thi cử dở
dang, vị hôn thê phụ bạc, đau khổ nhất là ơng phải sống trong cảnh mù lịa ngót 40
năm. Thế nhưng với ý chí kiên cường nhà thơ đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách,
vượt lên số phận kém phần may mắn để trở thành người có ích cho dân tộc.
Sau khi mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học, làm nghề thuốc và
sáng tác văn thơ. Những tác phẩm chính của ơng trong giai đoạn này là hai tập truyện
thơ dài: Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu.
Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm đầu tiên ở Nam Bộ gồm 2082 câu thơ lục bát.
Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu đi vào thể hiện đạo làm người trong
cuộc đời thường và ước mơ của nhà thơ về một xã hội lí tưởng.
Truyện thơ Lục Vân Tiên ra đời đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân
dân bởi nhà thơ đề cập đến những vấn đề về lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa cũng như
thể hiện được bản chất đạo lí tốt đẹp của nhân dân.
Viết Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu nêu lên những tấm gương về luân lí, đạo
đức nhằm mục đích truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính. Những
nhân vật tốt trong Lục Vân Tiên là những người luôn hành động vì nhân nghĩa và xem

đó như một nhu cầu tất yếu phải làm mà không hề màng đến danh lợi, khơng cần đến
sự đền ơn, báo đáp. Đó là hình ảnh của chàng thư sinh Vân Tiên nghĩa hiệp “giữa
đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” nên đã “tả đột hữu xung”, “bẻ cây làm gậy”
đánh cướp Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga. Hay một Hớn Minh đầy dũng khí, đã bẻ
đi một giò con quan tri Huyện tên là Đặng Sinh để cứu người thế cô đang bị ức hiếp.
Ngồi ra, trong truyện cịn có hình ảnh của những ông Ngư, ông Tiều, Tiểu đồng giàu
lòng thương người, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc người khác trong cơn hoạn nạn.
Vấn đề đạo lí cịn được nhà thơ thể hiện qua các mối quan hệ trong tác phẩm như
tình cha con, thầy trò, vợ chồng, bạn bè, chủ tớ. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng các
mối quan hệ đó khơng bó hẹp theo khn khổ Nho giáo mà trái lại nó rất gần gũi với
nhân dân. Ta thấy tình cha con giữa Lục ơng và Vân Tiên, tình thầy trị giữa Tơn sư và
Vân Tiên, tình cảm vợ chồng giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga, tình cảm bạn bè giữa
9


Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực hay tình nghĩa chủ tớ giữa Vân Tiên và Tiểu đồng,
Nguyệt Nga với Kim Liên đều được nhà thơ xây dựng phù hợp với đời sống và quan
niệm của nhân dân.
Bản chất đạo lí của nhân dân còn được nhà thơ thể hiện rõ nét qua tính cách nhân
vật. Đó là những con người dũng khí, có lịng nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài, sống
có tình có nghĩa như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực, ơng Ngư, ơng Tiều… và có
quan điểm ghét thương rõ ràng như ơng Qn. Nhìn chung, tính cách của họ đều tiêu
biểu cho nhân dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Truyện thơ Lục Vân Tiên cịn thể hiện ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu về một xã
hội phong kiến lí tưởng. Đó là một xã hội có vua sáng tơi hiền: Một xã hội mà cái đẹp
luôn được trân trọng, người tài đức được trọng dụng, cái chính nghĩa ln ln được
đề cao và mọi bất cơng, phi lí được phơi bày. Đó cũng là một xã hội ln có những
con người biết “trọng nghĩa khinh tài”, không ham danh hám lợi và đối xử với nhau
trên cơ sở nhân nghĩa, tình thương, lịng bác ái.
Giai đoạn này Nguyễn Đình Chiểu cịn sáng tác truyện thơ Nôm Dương Từ - Hà

Mậu [ 9; tr.3]. Tác phẩm gồm hơn 3456 câu thơ lục bát và 35 bài thơ Đường luật, văn
tế, câu đối. Nguyễn Đình Chiểu viết Dương Từ - Hà Mậu nhằm mục đích kêu gọi mọi
người hãy trở về với con đường chính đạo và phải biết tiếp thu, gìn giữ những truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Trong “Dương Từ - Hà Mậu”, Nguyễn Đình Chiểu đã vạch ra cho mọi người thấy
một chân lí đó là “đạo” khơng ở đâu xa mà nó ở ngay trong lịng của mỗi con người:
“Đạo trời nào phải đâu xa,
Gội tấm lòng người có giải ra”
Chính vì vậy, mỗi người phải biết tự “tu thân”, rèn luyện đạo đức, nhân cách để trở
thành người có ích phục vụ nhân dân. Phải biết phân biệt đâu là chính nghĩa, tà gian
để thực hiện góp phần làm cho xã hội ngày càng tiến bộ.
Bên cạnh việc kêu gọi mọi người trở về con đường chính đạo, qua “Dương Từ Hà Mậu” Nguyễn Đình Chiểu cịn vạch trần, lên án, đả kích bản chất xấu xa của
những kẻ lợi dụng đạo để làm những việc mờ ám, xấu xa, hành nghề phi pháp để vơ
vét tiền bạc của nhân dân như bọn thầy pháp, thầy địa lí hay bọn nhà nho học thuốc vụ
lợi, bọn thơ lại quen thói ngang tàn “ăn bẩn” của dân.

10


Nhìn chung, quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước khi Pháp xâm lược
nước ta chủ yếu nhà thơ tập trung đi vào kêu gọi mọi người bảo vệ đạo đức, bảo vệ
chính nghĩa trong cuộc đời thường nhằm góp phần giáo huấn, cải tạo xã hội làm cho
đời sống con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

1. 1. 2. Sau khi Pháp xâm lược nước ta
Nếu như trước khi Pháp xâm lược nước ta văn chương Nguyễn Đình Chiểu đi vào
thể hiện lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa thì sang giai đoạn sau khi Pháp xâm lược nước
ta thơ văn của ông vẫn tiếp tục biểu dương đạo làm người, thế nhưng ngòi bút của nhà
thơ đã có sự chuyển biến sâu sắc. Lúc này thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trực tiếp đi
vào phản ánh những vấn đề mang tính chất chính trị, phản ánh người thực, việc thực

ngay trên đất nước mình trong thời chiến mà khơng phải là một xã hội lí tưởng nào
nữa.
Q trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này tập trung đi sâu vào
một số thể loại chủ yếu như: Thơ Đường luật, thơ điếu, văn tế, hịch. Những năm cuối
đời, sau khi lánh giặc về sống ở Ba Tri, nhà thơ có viết thêm một tập truyện thơ Nôm
dài “Ngư Tiều vấn đáp Nho y diễn ca” hay cịn có tên gọi khác là “Ngư Tiều y thuật
vấn đáp”.
Một số sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này gồm có thơ
Đường luật: Xúc cảm, Ngựa Tiêu sương, Đạo người, Làm thuốc, Chạy giặc, Tự thuật.
Thơ điếu: Điếu Phan Cơng Tịng (10 bài), Điếu Trương Công Định (12 bài), Điếu
Phan Thanh Giản. Văn tế: Văn tế Trương Công Định, Văn tế Lục Tỉnh tử sĩ dân, Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Hịch: Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Thảo Thử hịch.
Nhìn chung, những tác phẩm kể trên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ln phản
ánh những vấn đề sơi nổi, nóng bỏng của tình hình đất nước ta lúc bấy giờ. Với ngịi
bút sắc bén của mình, ơng đã dùng nó làm vũ khí lợi hại để chống lại kẻ thù và bọn
tay sai bán nước, nhà thơ cũng vạch trần tội ác, bản chất xấu xa của bọn chúng. Đồng
thời những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này cũng thể hiện tinh
thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng hết lịng ca
ngợi tinh thần chiến đấu hiên ngang, dũng cảm của những người lãnh tụ nghĩa binh và
nhân dân cũng như nhà thơ đã bày tỏ nỗi đau xót của mình trước cảnh nước mất, nhà
tan và lịng tiếc thương vơ hạn đối với sự hi sinh của họ. Về khía cạnh này, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã có một nhận định sâu sắc khi nói tới thơ, văn tế của Nguyễn Đình
11


Chiểu đó là: “Ca ngợi những anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc
những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của
Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật sinh động và não nùng, tình cảm của dân tộc đối
với người chiến sĩ của nghĩa quân vốn là nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỏng
chốc trở thành người anh hùng cứu nước”.

[ 16; tr.44]
Truyện thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp nho y diễn ca” [ 9; tr.39], là tác phẩm cuối
cùng của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3641 câu thơ có xen
lẫn 21 bài thơ Đường luật và một số bài thuốc. Tập truyện này chủ yếu viết về việc
dạy nghề thuốc chữa bệnh. Thế nhưng, trong tác phẩm nay Nguyễn Đình Chiểu vẫn
tiếp tục biểu dương đạo đức làm người thông qua câu chuyện đối đáp giữa hai nhân
vật Ngư và Tiều. Bên cạnh đó, ơng cịn mượn lời của nhân vật trong truyện để bộc lộ
tinh thần yêu nước, thương dân nồng nàn và lòng căm thù giặc của mình. Trong tác
phẩm, nhà thơ cũng bày tỏ nỗi xót xa của mình khi đất nước rơi vào cảnh “nửa Tống
nửa Liêu”. Ông đã khéo léo mượn câu chuyện của vua Thạch Kính Đường dâng đất
cho giặc Khiết Đan để ngầm ám chỉ, phê phán triều đình nhà Nguyễn phản bội nhân
dân bán nước cho giặc. Đồng thời thông qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu cũng hết
lịng ca ngợi, biểu dương những người có ý chí phản kháng, chống lại giặc, bất hợp
tác với kẻ thù như nhân vật Kì Nhân Sư.
Tóm lại, những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sau khi Pháp xâm lược nước ta
hầu hết đều thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết của nhà thơ, một tấm
lịng ln đau đáu lo cho vận mệnh của dân tộc trước họa ngoại xâm.
Có thể nói những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này đã đánh
dấu bước phát triển cao và đạt được những thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp văn
chương của nhà thơ. Nó đã đưa ơng lên địa vị của một người mở đầu cho dòng văn
học yêu nước chống Pháp và trở thành một trong những ngôi sao sáng trong bầu trời
văn nghệ dân tộc.

1.2. Sự vận dụng tư tưởng Nho giáo một cách sáng tạo
1.2.1. Nhân nghĩa
Tư tưởng “nhân nghĩa” đã được ra đời cách nay khoảng mấy ngàn năm do Khổng
Tử sáng lập và đưa vào trong đạo Nho để làm tiêu chí đánh giá người quân tử. Khổng
Tử viết: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”. Hựu viết: “Quân tử hữu dũng vi vô nghĩa vi
12



loạn”. Nghĩa là: “Thấy việc nghĩa mà không làm là thiếu dũng khí” lại nói rằng:
“Qn tử có dũng khí mà khơng có nghĩa là làm loạn”. Như vậy, vấn đề “nhân
nghĩa” là vấn đề mà người quân tử nào cũng phải biết và thực hiện.
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập đã được nhiều nước
trên thế giới tiếp thu. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài Nho giáo được coi là ý thức
hệ chính thống. Với vị trí đó, Nho giáo chi phối cả nền văn học trung đại Việt Nam.
Hầu hết các nhà Nho trung đại như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng
Tuân, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ ... đều chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo. Đặc
biệt trong sáng tác văn chương nó càng chịu sự chi phối mạnh mẽ và tư tưởng “nhân
nghĩa” là một trong những tư tưởng hết sức được đề cao.
Cuối thế kỉ XIX Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến, Nho giáo chiếm vị trí
quan trọng, tư tưởng của nó đã tác động mạnh mẽ đến những nhà Nho trong giai đoạn
này mà Nguyễn Đình Chiểu là một điển hình. Hầu hết các sáng tác của nhà thơ đều
thấm nhuần tư tưởng “nhân nghĩa”. Nó như một sợi chỉ đỏ xuất hiện xuyên suốt trong
những tác phẩm của ông. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng tư tưởng “nhân nghĩa” của
Nho giáo để các nhân vật của mình thực hiện nghĩa cử cao đẹp đó là cứu giúp người
trong cơn hoạn nạn, hiểm nguy. Thế nhưng Nguyễn Đình Chiểu khơng chỉ có sự kế
thừa, tiếp thu mà khi vận dụng ông đã nhào nặn lại tư tưởng của đạo Nho một cách
sáng tạo. Nhà thơ quan niệm về “nhân nghĩa” rất bình dị. Nội dung đạo đức của nó
mang tính nhân dân rõ rệt nên rất phù hợp với đời sống và quan điểm của họ. Nếu như
tư tưởng“nhân nghĩa” của Nho giáo được đề cao ở người quân tử thì đến Nguyễn
Đình Chiểu, người thực hiện “nhân nghĩa” lại là những người có vị trí bình thường
trong xã hội, họ là nhân dân lao động.
Với Nguyễn Đình Chiểu, ngồi những người qn tử thực hiện “nhân nghĩa” thì
những con người nhỏ bé trong xã hội khơng có tên riêng cụ thể, họ chỉ được gọi bằng
nghề nghiệp như Ngư, Tiều, Tiểu đồng vẫn có thể thực hiện nghĩa cử này. Qua ngịi
bút của Nguyễn Đình Chiểu, những người thấp cổ bé họng ấy lại ẩn chứa biết bao
phẩm chất đáng quý. Họ chính là những người giàu lịng nhân ái, ln sẵn sàng làm
việc nghĩa quên mình.

Trong truyện thơ Lục Vân Tiên, hiện lên ba nhân vật không tên thực hiện “nhân
nghĩa” mà đọc lên ai cũng u mến đó là ơng Ngư, ơng Tiều, Tiểu đồng. Nhân vật
Tiểu đồng là hình ảnh nêu lên tấm gương vô cùng xúc động về nghĩa chủ tớ. Tiểu
13


đồng được Lục ông cho theo Vân Tiên để sớm hôm bầu bạn, lo việc cơm nước cho
chàng trên đường đi thi. Khi Vân Tiên hay tin mẹ mất, chàng than khóc mẹ mà ngã
bệnh rồi rơi vào hồn cảnh mù lịa. Chính lúc này một tay Tiểu đồng đã hết lịng giúp
đỡ, chăm sóc cho Vân Tiên khi ốm đau. Tiểu đồng khơng ngần ngại khó khăn, vất vả,
đường xa cách trở mà tìm thầy thuốc chạy chữa cho chủ. Để Vân Tiên khỏi bệnh Tiểu
đồng có thể làm tất cả mọi chuyện không kể chi đến bản thân mình:
“Bịnh kia dầu hết mình này bán đi”. (820)
Thật là một tấm lòng cao quý biết bao. Rồi khi Tiểu đồng bị Trịnh Hâm lừa vào
rừng sâu và bị hắn trói vào gốc cây cho cọp ăn thịt thì chú khơng hề nghĩ đến tình
cảnh đáng thương của mình. Trong lúc cận kề giữa cái chết và sự sống như thế chú
vẫn chỉ lo cho Vân Tiên một mình bơ vơ khơng người dìu dắt:
“Tiểu đồng bị trói khơn về,
Kêu la chẳng thấu bốn bề rừng hoang.
Phận mình đã mắc tai nàn,
Cảm thương họ Lục suối vàng bơ vơ.
Xiết bao những nỗi dật dờ,
Đò giang nào biết bụi bờ nào hay.
Vân Tiên hồn hỡi có hay,
Đem tơi theo với đỡ tay chơn cùng”.
(887 - 894)
“Ở hiền gặp lành” đó là qui luật nhân quả ngàn đời nay. Tiểu đồng là người có
tấm lịng trong sáng, cao thượng nên chú đã được chúa sơn lâm cắn dây cởi trói. Sau
khi được thoát chết hành động đầu tiên của chú là:
“Chạy ra chốn cũ kiếm thầy Vân Tiên”. (902)

Tiểu đồng đối xử với Vân Tiên thật có tình có nghĩa. Tình cảm của chú dành cho
Vân Tiên không đơn thuần là thứ tình cảm của tơi tớ đối với chủ nữa mà dường như
đó là thứ tình của máu mủ ruột thịt rồi. Cho nên, lúc Tiểu đồng ngỡ Vân Tiên chết chú
đã tình nguyện che chịi giữ mộ cho chàng suốt ba năm ròng:
“Tiểu đồng ở chốn rừng hoang,
Che chòi giữ mả lịng toan trọn bề.
Một mình ở đất Đại Đề,
Sớm đi khuyên giáo tối về quảy đơm.
14


Dốc lòng trả nợ áo cơm,
Sống mà trọn nghĩa thác thơm danh hiền”.
(925 - 930)
Tiếp đến là ông Ngư, ông Tiều những người áo vải quanh năm lao động vất vả để
kiếm chén cơm manh áo sống qua ngày, nhưng họ đã sẵn sàng giúp đỡ Vân Tiên trong
cơn hoạn noạn, cùng Vân Tiên “chia ngọt sẻ bùi” trong lúc khó khăn, đúng theo
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đó là“Lá lành đùm lá rách”
Giữa đêm tối Vân Tiên bị người bạn nham hiểm, độc ác là Trịnh Hâm xơ xuống
biển chỉ vì lịng ghen tị, ích kỉ, nhỏ nhen. May thay chàng được giao long dìu vào bờ,
rồi sau đó lại được ơng Ngư vớt lên. Trong tình trạng khẩn cấp như thế ơng Ngư đã
vội vàng:
“Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày”.
(949 - 950)
Cuối cùng Vân Tiên cũng qua cơn nguy hiểm, sau khi nghe Vân Tiên tỏ rõ sự tình
ơng Ngư rất cảm thương cho số phận bất hạnh của chàng và có nhã ý khuyên chàng
sống cùng lão mặc dù gia đình ơng cũng đang trong cảnh túng thiếu:
“Ngư rằng: Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui”. (957 - 958)

Đúng là trong cơn hoạn nạn mới thấy chân tình. Ơng Ngư khơng chỉ cứu sống Vân
Tiên mà còn giúp đỡ, đùm bọc chàng trong lúc tưởng chừng như cái chết đang cận kề.
Lòng tốt của lão chẳng những làm cho Vân Tiên cảm động mà cịn ái ngại vì khơng
biết lấy gì báo đáp công ơn to lớn ấy. Biết được điều này ông Ngư đã khẳng khái đáp
lời Vân Tiên:
“Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lịng đây”.
(963 - 966)
Đối với ơng Ngư, hành động cứu Vân Tiên là một việc làm xuất phát từ lòng
“nhân nghĩa” chứ không phải cứu người để mong được sự báo đáp nào cả. Ơng Ngư
cịn đối xử với Vân Tiên trọn tình trọn nghĩa khi chàng nhờ ơng đưa sang nhà Võ
15


Công, tức cha Võ Thể Loan vị hôn thê của Vân Tiên. Lúc này ông đã khuyên chàng
bằng những lời hết sức chân tình:
“Chớ tin sơng cũ đị xưa mà lầm.
Mấy ai ở đặng hảo tâm,
Nắng đun chót nón, mưa dầm tả tơi.
Mấy ai hay nghĩ việc đời,
Nhớ nơi nghèo khổ quên nơi sang giàu”.
(994 - 998)
Mới nhìn thoạt tưởng ông Ngư chỉ là người lao động bình thường không màng
chuyện đời, thế nhưng ông không những am hiểu việc đời mà còn hiểu hết kinh luân
mọi đàng. Cho nên, khi mới tiếp xúc qua với Võ công ông đã nhìn thấu bản chất xấu
xa của hắn. Con người này tưởng chừng như là người có nhân, có nghĩa khi ngõ lời
hậu tạ ơng Ngư vì đã đưa Vân Tiên về:
“Ngư ơng đã có cơng đưa,

Tới ngày sau sẽ lo lừa đền ơn”. (1007 - 1008)
Chỉ có những người trẻ lịng non dạ như Vân Tiên mới có thể dễ dàng bị Võ cơng lừa.
Cịn đối với ơng Ngư, một người từng trải thì làm sao có thể bị qua mắt được. Chẳng
những thế ơng Ngư cịn dạy cho Võ cơng một bài học đích đáng để hắn biết được thế
nào là việc “nhân nghĩa” ở đời:
“Ngư rằng: Tôi chẳng sờn lòng,
Xin tròn nhân nghĩa còn hơn bạc vàng.
Nhớ xưa trong núi Lư San,
Có ơng ngư phủ đưa chàng Ngũ Viên.
Tới sau đình trưởng đỗ thuyền,
Giúp người Hạng Võ qua miền Ơ giang.
Xưa cịn thương kẻ mắc nàn,
Huống nay ai nỡ quên đàng ngãi nhơn”.
(1009 - 1016)
Đến đây, một lần nữa ơng Ngư đã nhắc lại mục đích việc làm của mình là vì cái
“nghĩa” ở đời. Đó là truyền thống q báu đã có từ xưa.
Dốc lịng “nhân nghĩa” không cần báo đáp ta không chỉ bắt ở gặp ông Ngư. Ông
Tiều khi gặp Vân Tiên bị nạn ở hang sâu đã không ngần ngại mà vội vàng mở gói
16


cơm cho Vân Tiên ăn vì biết được đã mấy ngày liền chàng chẳng có gì lót dạ. Rồi mặc
dù tuổi già sức yếu ông Tiều vẫn: “Lão ra sức lão cổng Tiên về nhà”. Cũng như ông
Ngư, khi Vân Tiên hứa sau này về tới Đông Thành sẽ đền ơn cứu khổ, thì:
“Lão Tiều mới nói: Thơi thơi,
Làm ơn mà lại trông người sao hay?”
(1107 - 1108)
Cả Ngư và Tiều cùng gặp nhau ở một nhân cách lớn đó là sẵn sàng làm việc nghĩa,
cứu giúp người trong hoàn cảnh khó khăn mà khơng cần tới sự trả ơn và khơng hề so
hơn tính thiệt cho riêng mình. Tuy họ chỉ là những người lao động bình thường nhưng

hành động của họ chính là những việc làm của người quân tử.
Thế mới thấy tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Đình Chiểu đã có sự sáng tạo
vượt bậc so với Nho giáo. Với nhà thơ nhiều khi những con người có vị trí nhỏ bé
trong xã hội lại là người giàu lòng “nhân nghĩa” hơn ai hết. Còn những người nhìn bề
ngồi nho nhã, lịch thiệp như Trịnh Hâm cứ ngỡ là người quân tử nhưng lại bất nhân
bất nghĩa, có tâm địa độc ác, xấu xa.

1. 2 .2. Trung quân ái quốc
Trong xã hội phong kiến, tư tưởng “trung quân ái quốc” là một trong những tư
tưởng được đặt lên hàng đầu. Nguyễn Đình Chiểu là một người xuất thân từ tầng lớp
Nho giáo nên ơng cũng khơng thốt ra khỏi khn khổ đó. Tư tưởng “trung qn ái
quốc” của ơng có sự kế thừa và tiếp thu của các thế hệ nhà Nho trước đó như Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi.
Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi là hai vị anh hùng của dân tộc ta. Tuy cả hai sống
vào mỗi triều đại khác nhau nhưng ở họ có chung một tư tưởng lớn đó là “trung quân
ái quốc”.
Trần Quốc Tuấn sống vào thời nhà Trần, đây là một triều đại cực thịnh trong xã hội
phong kiến Việt Nam. So với Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, thì Trần Quốc
Tuấn có cái may mắn là được sống trong một xã hội phong kiến tốt đẹp: Vua là một vị
minh quân, có lối sống gần gũi với nhân dân. Các vua nhà Trần luôn chú ý đến đời
sống cực khổ của nhân dân và quan tâm tới việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.
Chính vì vậy vua ln được sự tín nhiệm của nhân dân. Quần thần trong triều ai ai
cũng hết mực trung thành đối với vua. Có thể nói Trần Quốc Tuấn là tấm gương sáng
về một người có lịng “trung qn” sâu sắc. Tuy cha của ông là Trần Liễu có mối
17


hiềm khích với Trần Cảnh (tức vua Trần Nhân Tơng, chú của Trần Quốc Tuấn), bởi
lúc đó để ổn định cơ đồ thống trị của họ Trần mà Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải
nhường một người vợ đang mang thai cho Trần Cảnh. Trần Liễu vì vậy mà tìm cách

trừ khử Trần Cảnh nhưng mưu kế khơng thành. Trước khi chết Trần Liễu trăn trối lại
với con là Trần Quốc Tuấn phải trả cho bằng được mối thù này thì ơng mới n lịng
nhắm mắt. Trần Quốc Tuấn nhận lời để cha yên lòng trước lúc ra đi nhưng khơng cho
đó là điều phải. Vì ơng nhận thấy rằng Trần Nhân Tông là một vị vua tốt luôn lo cho
dân cho nước nếu vâng theo lời cha thì đó chính là một hành động đại nghịch bất đạo,
là hại dân hại nước. Và ơng giữ trọn tấm lịng trung cho đến cuối đời. Tư tưởng
“trung quân” của ông còn được thể hiện qua hành động dùng gậy gỗ thay cho gậy bịt
sắt khi theo hầu vua hay kể tội đứa con bất hiếu... Đặc biệt tư tưởng “trung quân” của
Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện rõ khi cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên
hung bạo ông luôn là người cầm đầu binh sĩ chống lại kẻ thù xâm lược đem lại nền
thái bình cho thiên hạ.
Nguyễn Trãi là một nhà nho sống vào thế kỷ XV dưới triều đại nhà Lê. Ông cũng
là một người suốt đời luôn mang nặng tư tưởng “trung quân ái quốc”. Nhưng có lẽ do
sống trong một triều đại phong kiến có nhiều biến động nên quan niệm về “trung
quân” của Nguyễn Trãi có phần khác hơn so với chữ “trung” của Nho giáo. Chữ
“trung” của Nho giáo bắt buộc con người phải tuyệt đối phục tùng các quy tắc đạo lý
đặt ra: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Có nghĩa là: “Vua khiến bầy tơi chết
mà bầy tôi không chết là bất trung”.
Khái niệm chữ “trung” theo quan niệm của Nho giáo Nguyễn Trãi tiếp nhận và
ông đã thực hiện đúng nhân cách của một bầy tôi trung, chứ không tuyệt đối tuân thủ
mù quán theo quan điểm “trung” của Nho giáo. Có thể nói cả đời Nguyễn Trãi ln
mang canh cánh trong lịng một nỗi “ trung quân”:
“Bui có một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh”.
(Bảo kính cảnh giới 31)
“Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
(Thuật hứng 24)

18



Dù sống trong những triều đại khác nhau nhưng ta thấy Trần Quốc Tuấn và
Nguyễn Trãi đều thấm nhuần tư tưởng “trung quân ái quốc”. Tuy về cách thể hiện có
khác nhau nhưng đó khơng phải là sự hạn chế về tư tưởng của người này hay người
kia mà nguyên nhân chính của sự biến đổi tư tưởng này là do sự biến động của xã hội.
Cho nên tư tưởng “trung quân ái quốc” của họ đều được thế hệ sau ca ngợi và tiếp
thu. Tư tưởng “trung quân ái quốc” của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng cho
sự kế thừa và tiếp thu đó.
Tư tưởng “trung quân ái quốc” của Nguyễn Đình Chiểu rất gần với quan niệm của
Nguyễn Trãi. Tức tư tưởng “trung quân” của ông không bó hẹp, cực đoan theo lý
thuyết Nho giáo một chiều mà có sự chuyển biến rõ nét. Dõi theo quá trình sáng tác
của Nguyễn Đình Chiểu qua hai thời kỳ thì tư tưởng “trung qn ái quốc” của ơng đã
phát triển theo chiều hướng thật tiến bộ.
Trong thời bình tư tưởng “trung quân ái quốc” của Nguyễn Đình Chiểu là có điều
kiện: Bề tơi sẽ tuyệt đối trung thành với vua nếu đó là một vị vua anh minh, sáng suốt,
biết lo cho đời sống của dân. Còn đối với vua bạo chúa, hơn qn thì nhà thơ tỏ thái
độ căm ghét và tuyệt đối không “trung quân”. Tư tưởng này được thể hiện rõ ràng,
dứt khốt qua lời ơng Quán:
“Quán rằng: Ghét việc tầm phào,
Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm,
Để dân đến nổi sa hầm sẩy hoang.
Ghét đời U Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”.
( Lục Vân Tiên)

Tương truyền rằng “Kiệt Trụ” là vua Kiệt nhà Hạ và vua Trụ nhà Thương. Đây là
hai ông vua bạo ngược, vô đạo hoang dâm nhất trong lịch sử các vua chúa Trung
Quốc. Vua Kiệt say mê Muội Hỷ, vua Trụ say mê Đát Kỷ mà bê tha việc triều chính,
khơng lo cho dân cho nước. Cả hai bị nhân dân ốn ghét mà mất ngơi.
19


Còn “U Lệ” là U Vương và Lệ Vương đời nhà Chu làm nhiều việc bạo ngược, vô
đạo. Tiếp theo “Ngũ Bá”: “Cuối đời nhà Chu thời xuân thu, năm Vua chư hầu là Tề
Hồn Cơng, Tấn Văn Cơng, Tống Tương Công, Tần Mục Công và Sở Trang Vương kế
tiếp nhau nổi lên làm bá chủ một thời gọi là Ngũ Bá. Ngũ Bá đều dựa trên uy lực, đàn
áp, giả nhân giả nghĩa, kéo bè nước này đánh nước kia, nhân dân phải chịu lầm than
điêu đứng”. [ 28; tr.103]
Đối với những ông vua xấu xa làm hại dân, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than như
thế làm sao có thể “trung qn” được. Nguyễn Đình Chiểu đã mượn lời ông Quán để
làm người phát ngôn cho tư tưởng của mình. Có thể thấy tư tưởng “trung qn” của
Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là xuất phát vì dân chứ khơng phải vì vua. Cho nên đối
với những ơng vua hại dân như Kiệt Trụ, U Lệ, Ngũ Bá…thì khơng những khơng
“trung qn” mà cịn quyết liệt lên án.
Sang thời chiến, dưới gót giày xâm lược của thực dân Pháp, đất nước ta ngày càng
điêu linh, đời sống nhân dân ngày càng rơi vào thảm khổ. Triều đình nhà Nguyễn lúc
này vì bảo vệ ngơi vàng mà đã nhẫn tâm bỏ mặc nhân dân. Trước hồn cảnh đó, tư
tưởng Nguyễn Đình Chiểu đã có sự biến đổi quan trọng. Nếu như trong thời bình, nhà
thơ đề cao tư tưởng “trung qn ái quốc” thì sang thời chiến ơng đã đảo ngược nó lại
thành “ái quốc trung qn”. Nguyễn Đình Chiểu có sự thay đổi như thế là do tư
tưởng “trung quân ái quốc” của nhà thơ trong thời bình đã sụp đổ hồn tồn. Vua giờ
đây khơng phải là một vị minh quân mà trái lại đang từng bước đẩy đất nước rơi vào
con đường tăm tối. Từ thực tế phũ phàng này, Nguyễn Đình Chiểu đã có sự đổi mới
trong quan niệm trung hiếu, quân thần qua việc ông xây dựng hình tượng những người
lãnh tụ nghĩa quân như Phan Tịng, Trương Định và qua hành động của họ:

“Vì nước tấm thân đã trải, còn mất cũng cam
Giúp đời cái nghĩa đáng làm nên hư nào hại”.
(Văn tế Trương Cơng Định)
Hành động của họ giờ đây khơng cịn xuất phát từ quyền lợi của vua nữa mà nó đã
gắn liền với nước, với dân. Tuy trong chừng mực nào đó Nguyễn Đình Chiểu vẫn
chưa thể phủ nhận được nghĩa vụ vua tơi theo quan niệm của Nho giáo, vì đối với ông
lẽ sống lớn ở đời là: “Sống thờ vua, thác cũng thờ vua”, thế nhưng ông đã gắn nó rất
chặt với đại nghĩa dân tộc, với lịng u nước thương dân. Cho nên ta không thấy làm
lạ khi Nguyễn Đình Chiểu tán thành hành động của Trương Định không tuân theo
20


lệnh vua đầu hàng giặc để làm theo nguyện vọng của nhân dân mà vẫn khơng cho
hành động đó là trái với đạo “trung quân”:
“Ở đời đốc trọn ơn nam tử
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần”.
(Thơ điếu Trương Định)
Sống trong xã hội phong kiến, giữa lúc tư tưởng Nho giáo hết sức được đề cao
nhưng Nguyễn Đình Chiểu có được quan niệm như vậy quả thực là một sự tiến bộ.

1. 2. 3. Tam cang, ngũ thường
“Tam cang” là ba quan hệ cơ bản trong hệ thống Nho giáo gồm: Quân thần cang,
phụ tử cang và phu thê cang. “Ngũ thường” là năm đức tính trong hệ thống đạo đức
của Nho giáo gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Đối với Nho giáo vấn đề “tam cang, ngũ thường” là một trong những vấn đề cơ
bản mà bất cứ người nào trong xã hội phong kiến cũng phải biết và thực hiện. Nó
được xem là khn vàng, thước ngọc của đạo Nho. Hay nói rộng hơn, thuyết nói trên
“là một thứ giáo lí bất khả xâm phạm, nhằm đảm bảo cho trật tự xã hội phong kiến
được thuyết lập một cách vững chắc không thể lai chuyển và không thể bị nghi ngờ.
Nền tảng đạo đức của đạo Nho đồng thời là hệ tư tưởng chính thống của mọi triều đại

phong kiến, thuyết tam cang, ngũ thường đã đầu độc tha hóa con người – nhất là giai
cấp phong kiến và các tầng lớp trên trong xã hội một cách ghê gớm. Nó là một thứ
dây vơ hình ác nghiệt, trói buộc con người không cựa quậy nổi mà quan hệ vua, tôi là
một loại quan hệ đặc biệt, nổi bật được nhấn mạnh, được tơ điểm qua các sử sách
chính thống của vua chúa. [ 23; tr.62]
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế như đã nói trên thì thuyết “tam cang, ngũ
thường” vẫn có nhiều yếu tố tích cực nhất định. Nó được xem là thước đo và là một
trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá người quân tử.
Là một nhà Nho chân chính lẽ đương nhiên là bản thân Nguyễn Đình Chiểu đã
thấm nhuần tư tưởng này của Nho giáo. Nhà thơ đã kế thừa, tiếp thu những nền tảng
đạo đức tốt đẹp của thuyết “tam cương, ngũ thường” và xem nó như một phương tiện
rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đời. Đồng thời ông cũng loại bỏ
những yếu tố tiêu cực của thuyết nói trên và cải tạo nó để phù hợp với đời sống đạo
đức của nhân dân ta.

21


Không chỉ áp dụng tư tưởng “tam cang, ngũ thường” trong việc rèn luyện bản thân
mà Nguyễn Đình Chiểu cịn đưa nó vào trong văn chương của mình nhằm mục đích
giáo dục con người. Trong những sáng tác của mình, ông luôn đặt ra vấn đề “nhân
nghĩa” và “trung hiếu tiết hạnh”, nhưng vấn đề nhà thơ đưa ra không theo quan niệm
áp đặt của đạo Nho mà theo quan điểm của nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã dung
hịa hệ tư tưởng Nho giáo với đời sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người dân
Nam Bộ.
Quan niệm về chữ “trung” trong hệ tư tưởng Nho giáo bao giờ cũng yêu cầu con
người phải tuyệt đối trung thành với vua kể cả bọn hôn quân bạo chúa. Bất kể là vua
đúng hay sai những chiếu chỉ vua ban ra thì đó là mệnh lệnh, kẻ bầy tơi phải nhất nhất
tuân theo. Kể cả vua bảo chết cũng không dám cãi mệnh nếu không sẽ mang tiếng là
bất trung, là nghịch thần đời đời sẽ bị thiên hạ chê cười. Chữ “trung” đó được quy cũ

vào những tư tưởng đạo đức bất di bất dịch thành công thức sau:
“Quân xử thần tử thần bất tử bất trung”.
Với tinh thần đó chữ “trung” của Nho giáo dễ dàng đẩy con người đi đến ngu
trung. Sáng tác Nguyễn Đình Chiểu đã đề cập nhiều đến chữ “trung”. Nhưng chữ
“trung” của ông không rơi vào con đường bế tắc như trong Nho giáo: “Trung quân”
một cách mù quáng. Bởi chữ “trung” theo quan niệm của nhà thơ là “trung” với lẽ
phải và cao hơn nữa là “trung” với nước, với dân. Các nhân vật trong tác phẩm của
ơng ít nhiều đã có sự đấu tranh lại với chữ “trung” của Nho giáo. Trong truyện thơ
Lục Vân Tiên, nhân vật Kiều Công khi tiễn Kiều Nguyệt Nga xuống thuyền về nước
Phiên đã có ý trách móc Sở Vương. Chính vì mệnh lệnh của Sở Vương cho nên cha
con Kiều Công mới mỗi người một nước, cách xa dịu vợi:
“Chẳng qua việc ở quân vương
Cho nên phụ tử hai đàng xa xi”.
(1481 - 1482)
Đó là một dấu hiệu chống lại chữ “trung”, điều mà trước giờ trong xã hội phong
kiến không ai dám nghĩ tới. Tuy nhiên, ở nhân vật Kiều Công, nhà thơ Nguyễn Đình
Chiểu chỉ mới đưa ra dấu hiệu mờ nhạt về ý thức chống lại chữ “trung”. Vì vua là
một kẻ hôn quân, chỉ biết nghe theo lời gian thần xúi giục mà không cần phân biệt
phải trái, trắng đen. Chữ “trung” được phản kháng mạnh mẽ khi Nguyễn Đình Chiểu
để cho Kiều Nguyệt Nga có sự đấu tranh quyết liệt giữa chữ “trung” và chữ “tiết”.
22


Đến đây nhà thơ muốn khẳng định một điều: Tư tưởng “trung qn” đã khơng cịn
tuyệt đối nữa. Nhân vật của ông đã cãi mệnh: Giữa “trung” và “tiết” Nguyệt Nga
quyết định chọn lấy chữ “tiết” và dùng cái chết để bảo toàn tiết hạnh. Nàng đã đặt
“chồng” ngang với “vua”, thậm chí cịn cao hơn vua. Đây là một điều hiếm thấy
trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Mặc dù Nguyễn Đình Chiểu để xảy ra mâu thuẫn giữa chữ “trung” và chữ “tiết”,
nhân vật của ơng có phần phản kháng quyết liệt nhưng có lẽ do sự hạn chế tư tưởng

của thời đại mà nhà thơ vẫn chưa thể đoạn tuyệt hẳn với chữ “trung” mà vẫn muốn
một sự dung hòa. Suy nghĩ của Nguyệt Nga trước khi đi cống phiên chính là để thể
hiện sự dung hịa đó:
“Tình phu phụ, nghĩa quân thần,
Nghĩa xa cũng trọn ơn gần cũng nên.
Nghĩa tình nặng cả hai bên,
Nếu ngay cùng chúa lại quên ơn chồng.
Sao cho một thác thời xong.
Lấy mình báo chúa, lấy lòng sự phu”.
(1413 - 1418)
Bước sang thời kỳ thực dân Pháp đem quân viễn chinh sang tấn cơng xâm lược
nước ta, tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu đã biến đổi theo chiều hướng tiến bộ. Lúc
này quan niệm về chữ “trung” của nhà thơ có sự phát triển vượt bậc. Nếu như ở giai
đoạn trước, Nguyễn Đình Chiểu để xảy ra mâu thuẫn “trung quân” để bảo vệ quyền
lợi cho cá nhân, gia đình nhưng vẫn muốn có sự dung hịa, thì sang giai đoạn này ơng
đã dứt khoát chống lại tư tưởng trung với vua mà chuyển sang trung với nước, với
dân. Ơng đã hết lịng ca ngợi hành động của sĩ phu yêu nước kháng chỉ vua mà đứng
về phía quần chúng nhân dân yêu nước đánh giặc.
Quan niệm về chữ “hiếu” của Nguyễn Đình Chiểu cũng có nhiều nét đổi mới hơn
so với Nho giáo. Chữ “hiếu” trong Nho giáo là thứ tình cảm một chiều, cũng bắt con
cái tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ theo kiểu “phụ xử tử vong, tử bất vong
bất hiếu”. Còn chữ “hiếu” theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu đã mang tính
nhân văn sâu sắc. Quan hệ phụ tử theo quan niệm của ông không phải là quan hệ lý trí
một chiều mà là quan hệ tình cảm hai chiều. Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu
đã xây dựng nhân vật Vân Tiên, Nguyệt Nga là những người con chí hiếu hay trong
23


truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu thì Xuân Tuyết, Thu Băng, Dương Trân, Dương Bửu
cũng là những người con hết mực yêu thương cha mẹ. Cha mẹ của họ cũng đối xử hết

sức nhân từ, đôn hậu với các con theo kiểu con thương yêu kính trọng cha mẹ, cha mẹ
nâng niu, hết lịng lo lắng và ln thấu hiểu, cảm thông với con. Hầu hết chữ “hiếu”
trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu diễn ra rất tự nhiên, thoải mái chứ không theo
khuôn khổ của Nho giáo. Nhà thơ đã vận dụng chữ “hiếu” vào trong sáng tác của
mình một cách cực kỳ khéo léo chứ khơng đẩy nó vào con đường khó chịu, gay gắt
như chữ “hiếu” trong Nho giáo. Có thể thấy chữ “hiếu” theo quan niệm của Nguyễn
Đình Chiểu có nét giống so với chữ “hiếu” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho
nên nó rất gần gũi và phù hợp với đời sống đạo đức của nhân dân ta. Chính vì vậy mà
đến nay quan niệm về chữ “hiếu” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn được các thế hệ sau
tiếp thu, nó mãi đi sâu vào lịng người và để lại nhiều bài học quý báu.
Tiếp theo, quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về chữ “tiết” tuy vẫn nằm trong
khn khổ “tam tịng” theo kiểu Nho giáo nhưng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Trong Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã “tại gia tòng phụ” mà vâng lệnh cha qua miền
Hà Khê để “định bề nghi gia”. Nhưng giữa đường mắc nạn được Lục Vân Tiên cứu
giúp thì lúc này nàng đã tự định đoạt lấy việc “nghi gia” cho mình. Nguyệt Nga quyết
định chọn Vân Tiên làm người yêu. Nguyễn Đình Chiểu chấp nhận hành động đó của
Nguyệt Nga mà vẫn khơng thấy nó là bất hiếu bởi nàng không giấu cha việc này, nàng
bày tỏ nỗi lịng của mình cho cha thấu hiểu và Kiều công cũng đồng ý với con và hứa:
“Cha nguyền trả đặng ơn này thì thơi”.
Cho nên, Nguyệt Nga đã “Đặt bàn hương án chúc nguyền thần linh” xem Vân Tiên là
chồng của nàng. Chữ “tiết” theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu rất thoải mái
nhưng nhà thơ cũng khơng đẩy nó đi qua xa truyền thống đạo đức của dân tộc. Ơng
chấp nhận tình u trong quan hệ vợ chồng của Kiều Nguyệt Nga. Một nét mới trong
quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu là ơng cho phép con cái được tự quyền định đoạt
lấy việc hơn nhân của mình vì biết đâu cha mẹ chẳng có lúc mắc sai lầm trong việc tạo
lập gia đình cho con.
Về chữ “nhân” của Nguyễn Đình Chiểu cũng có chỗ khác so với chữ “nhân” của
Khổng Tử. Qua thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu thì chữ “nhân” của nhà thơ xuất
phát từ lịng u nước thương dân. Còn: “Nội dung chữ “nhân” của Khổng Tử là
“thương người”. Thiên Nhan Uyên trong luận ngữ chép: “Phàn Trì hỏi nhân, Khổng

24


Tử nói: “Thương người” nhưng việc thương người của Khổng Tử vẫn có tính giai cấp
của nó. Chữ “người” của Khổng Tử không bao gồm “dân”. Suốt bộ luận ngữ khơng
có chỗ nào Khổng Tử đề cập đến hai chữ “thương dân” [ 16; 421]. Như vậy, chữ
“nhân” của Khổng Tử chỉ đơn thuần là lòng thương người. Đối với Nguyễn Đình
Chiểu chữ “nhân” của ơng khơng chỉ là lịng thương người mà còn là lòng thương đối
với cả “dân đen, con đỏ”, những người “dân lân, dân ấp”. Chữ “nhân” của ông tập
trung nhiều nhất vào những người nghèo khổ, bần cùng trong xã hội:
“Đứa ăn mài cũng trời sinh
Bệnh cịn cứu đặng thuốc dành cho khơng”.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Nguyễn Đình Chiểu cịn ra sức kêu gọi những người giàu có phải biết thương
người nghèo khổ:
“Giàu thời bắt chước xưa hào
Nợ lâu đốt khế, lúa vào đong ra”.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Qua đó cho thấy chữ “nhân” của Nguyễn Đình Chiểu đã tiến rất gần với quan điểm
của nhân dân.
Nội dung chữ “nghĩa” của Nguyễn Đình Chiểu trong các mối quan hệ cũng khác
hơn so với Nho giáo. Trong xã hội phong kiến quan hệ chủ tớ ln ln có sự phân
chia đẳng cấp, tơn ty, trật tự rõ ràng. Còn trong truyện thơ Lục Vân Tiên, Nguyễn
Đình Chiểu đã làm nổi bật lên tình cảm cao quý về nghĩa chủ tớ giữa Vân Tiên và
Tiểu đồng, Nguyệt Nga và Kim Liên. Mặc dù là quan hệ chủ tớ nhưng Vân Tiên đối
xử với Tiểu đồng khơng khác gì tình máu mủ ruột thịt, chàng khơng hề phân biệt giai
cấp, địa vị đối với Tiểu đồng, khi tưởng Tiểu đồng chết Vân Tiên còn làm văn tế chú
và đau lịng khơn xiết:
“Đọc văn nhớ tới chau mày,
Đơi hàng lụy ngọc tn ngay rịng rịng”.

(2005 - 2006)
Hay Nguyệt Nga cũng đối xử tốt với Kim Liên không khác gì tình chị em. Khi nói
chuyện nàng xưng hơ với Kim Liên rất ngọt ngào, trìu mến:
“Thơi thơi em hỡi Kim Liên,

25


×