Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG tác PHẨM PHỤC SINH của LEP TÔNXTÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.68 KB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LƯU THỊ KIM TRANG
MSSV: 6086151

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn:

Th.s NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

CầnThơ, 5-2012

-1-


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA
HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ NGHĨA HIỆN


THỰC PHÊ PHÁN Ở NGA NỬA SAU THẾ KỈ XIX
1.1. Một số vấn đề lí luận về chủ nghĩa hiện thực phê phán
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Cơ sở hình thành
1.1.2.1. Cơ sở xã hội
1.1.2.2. Cơ sở ý thức
1.1.3. Nguyên tắc sáng tác
1.1.3.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
1.1.3.2. Nguyên tắc điển hình hóa
1.1.3.3. Ngun tắc khách quan
1.2. Chủ nghĩa hiện thực ở Nga nửa sau thế kỉ XIX
1.2.1. Tình hình lịch sử, tư tưởng xã hội ở Nga nửa sau thế kỉ XIX
1.2.2. Tình hình văn học
1.2.2.1. Sự tác động của bối cảnh lịch sử và tư tưởng xã hôi đến chỉ nghĩa hiện
thực phê phán ở Nga nửa sau thế kỉ XIX
1.2.2.2. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Nga nửa sau thế kỉ
XIX
-2-


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ LEP-TÔNXTÔI VÀ
TÁC PHẨM PHỤC SINH
2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Lep-Tônxtôi
2.1.1. Thời niên thiếu (Từ năm 1828 đến năm 1844)
2.1.2. Thời kì đai học (Từ năm 1844 đến năm 1847)
2.1.3. Thời kì sau đại học (Từnăm 1847 đến năm 1851
2.1.4. Thời kì phục vụ quân dịch và bước đầu hoạt độngvăn chương (Từ năm
1851 đến năm 1856
2.1.5. Thời kì đi nước ngồi và thời kì trở thành một nhà giáo dục (Từ năm 1856
đến năm 1862)

2.1.6. Thời kì sau kết hơn (Từ năm 1862 đến cuối những năm 70
2.1.7. Thời kì chuyển qua lập trường nơng dân gia trưởng (Từ những năm 80 trở
đi
2.1.8. Những năm cuối đời (Từ năm 1901 trở đi)
2.2. Giới thiệu về tác phẩm Phục sinh
2.2.1. Hồn cảnh sáng tác
2.2.2. Tóm tắc tác phẩm
2.2.3. Chủ đề

CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ
PHÁN TRONG TÁC PHẨM PHỤC SINH
3.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
3.1.1. Tái hiện cụ thể và chi tiết tồn cảnh bức tranh cuộc sống xã hội
3.1.2. Nhìn nhận cuộc sống trong sự vận động và phát triển
3.2. Ngun tắc điển hình hóa
3.2.1. Hồn cảnh điển hình
3.2.2. Tính cách điển hình
3.3. Nguyên tắc khách quan
3.3.1. Tái hiện chân thực hiện thực
3.3.2. Sự phát triển nội tại trong tính cách nhân vật
-3-


C. PHẦN KẾT LUẬN

-4-


Phần MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“… Bao giờ ngơn ngữ Nga cịn, thì người ta cịn đọc mãi” – Lep-Tônxtôi
Mỗi tác phẩm, mỗi nghệ sĩ hay mỗi nền văn học đều có một giá trị, một vị trí
riêng trong nền văn học chung của nhân loại. Khi nhắc đến nền văn học Nga, người ta
nghĩ ngay đến một nền văn học lớn, phong phú và tiên tiến. Với những giá trị nghệ
thuật và giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc, với những bước phát triển nhảy vọt, kì diệu
và bất ngờ, người ta cịn tìm thấy ở văn học Nga cả một kho tàng quý báu để khám
phá. Có thể kể đến dấu son chói lọi, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền văn học
này và góp phần ghi dấu nó vào lịch sử văn học thế giới đó là sự ra đời và phát triển
của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX, với những nhà văn lớn Puskin,
Sécnưsépxki, Tuốcghênhép, Đôxtôiepxki, Lep-Tônxtôi, Sêkhôp… Cùng với tác phẩm
của mình, các nhà văn đã cống hiến và ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học chung của
nhân loại, đã đánh dấu một thế kỉ vàng son của văn học Nga. Nhận xét về sự phát triển
nhanh chóng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, M.Gorki viết: “Trong lịch sử phát
triển của văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi chúng ta là một hiện tượng kì diệu. Tơi
sẽ khơng q đáng khi nói rằng khơng một nền văn học phương Tây nào vươn lên
cuộc sống với một sức mạnh và tốc độ nhanh chóng và trong ánh hào quang thiên tài
chói lọi như vậy. Tầm quan trọng của văn học Nga đã được công nhận của một thế
giới ngạc nhiên trước sức mạnh và vẻ đẹp của nó” [5; tr. 5].
Chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga được đánh dấu với sự ra đời của tiểu thuyết
bằng thơ Epghênhi Ônêghin của nhà văn Puskin, nhưng để đưa chủ nghĩa hiện thực
phê phán Nga đạt được đỉnh cao nhất của nó, người ta khơng thể khơng kể đến vai trị
của đại văn hào Lep-Tơnxtơi. Với những cống hiến của mình, tên tuổi và vị trí của
Lep-Tơnxtơi khó có thể và sẽ khơng thể phai mờ trong nền văn học thế giới. Chúng tôi
xin được dẫn lời phát biểu của nhà văn Xô Viết Lêơniđơ Lêơnốp trong bài diễn văn
của mình tại Maxcơva vào dịp kỉ niệm năm mươi năm ngày Lep-Tônxtôi từ trần để nói
lên điều đó: “Chiếc ghế ngồi của Tơnxtơi nay bỏ trống. Giờ đây, chưa có thể ai, đem
một nhà văn nào thuộc nền văn học thế giới và thuộc nền văn học hiện đại của chúng
-5-



ta để đọ sức với văn sĩ được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần dẫn đồn đại biểu ta
sang dự cuộc hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân vào tháng
11-1960 ở Maxcơva, nhân dịp kỉ niệm ngày mất nhà văn Lep-Tônxtôi, Người đã viết
một bài đăng báo, kể chuyện Người đã “trở thành học trò của nhà văn hào Nga vĩ đại
như thế nào”.
Chính vì sự ảnh hưởng sâu rộng của nền văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỉ
XIX, của đại văn hào Lep-Tônxtôi đối với nền văn học thế giới nói chung và văn học
Việt Nam nói riêng nên việc tìm hiểu nghiên cứu về nền văn học hiện thực Nga, về
nhà văn Lep-Tôntôi là một điều rất cần thiết. Đến với đề tài này chúng tơi càng có cơ
hội bổ sung cho bản thân những kiến thức sâu sắc hơn và toàn diện hơn về tác gia lớn
của văn học thế giới nhằm phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy. Ngồi ra, việc
tìm hiểu đề tài “Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong tác phẩm Phục sinh của LepTơnxtơi” đã góp phần trang bị cho chúng tơi kiến thức về mặt lí luận về những đặc
điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán, là điều kiện để chúng tơi có thể hiểu, đánh giá
hay nhận định một cách đúng đắn về phương pháp sáng tác này. Việc đánh giá tác
phẩm dựa trên mặt lí luận giúp chúng tơi nhìn nhận giá trị tác phẩm một cách có cơ sở
và đúng đắn hơn.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Lep-Tơnxtơi là đại diện xuất sắc của văn học Nga và văn học thế giới, người mà
Lênin từng đánh giá là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”, là “người nghệ sĩ vĩ
đại”, là “nhà văn vơ song trên tồn châu Âu”, là “người khổng lồ” đã sáng tạo những
tác phẩm bậc nhất trong văn học thế giới. Nhắc đến nền văn học hiện thực Nga thế kỉ
XIX, người ta không thể không kể đến tên tuổi Lep-Tônxtôi. Ở Việt Nam, cũng bởi
khuynh hướng hiện thực trong các sáng tác của Lep-Tơnxtơi mà giới trí thức ngay từ
trước cách mạng tháng tám năm 1945 đã đón nhận một cách nồng nhiệt. Mặc dù chỉ
tiếp nhận các tác phẩm của Lep-Tônxtôi chủ yếu qua tiếng Pháp và cịn mang tính chất
lẻ tẻ, cá nhân, nhưng sự ảnh hưởng của tác giả đến các nhà văn Việt Nam là không
nhỏ. Độc giả Việt Nam thời ấy và cả hiện tại đã dành cho nhà văn Nga vĩ đại này
nhiều tình cảm sâu sắc.
-6-



Tác phẩm Phục sinh được xem là tác phẩm đầu tiên của Lep-Tônxtôi được dịch
ra Tiếng Việt đăng tải trên báo Tiếng Dân, từ số 9 (ra ngày 7-9-1927) đến số 83 (ra
ngày 30-5-1928) của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Đến năm 1993, nhà xuất bản Văn học
liên kết với nhà xuất bản Mũi Cà Mau tái bản lại tác phẩm Phục sinh. Hiện thực trong
tác phẩm được độc giả Việt Nam nhìn nhận khơng chỉ là của nước Nga xa xơi ở thế kỉ
XIX, mà cịn là hiện thực của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Điều này
chứng tỏ khả năng thích ứng rất cao tác phẩm của Lep-Tơnxtơi trong một mơi trường
chính trị, văn hóa xa lạ. Hơn nữa, trong bối cảnh các nước trong khu vực rất hâm mộ
tư tưởng và tác phẩm của Lep-Tơnxtơi thì sự tiếp nhận nhanh chóng Phục sinh ở Việt
Nam là điều dễ hiểu. Mặc dù tiếp nhận tác phẩm qua chuyển ngữ nhưng nó đã có sức
ảnh hưởng to lớn, Phục sinh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng của nhiều bạn đọc, nhà
nghiên cứu văn học Như Phong có lần nói đến sự “lớn lên” trong bước đường sự
nghiệp của mình qua tác phẩm Phục sinh, “chính là nhờ những đêm nào đó hồi mười
sáu tuổi thao thức không ngủ với tập Tái sinh của Tônxtôi” [8; tr. 238]. Trước sự ảnh
hưởng của các tác phẩm của Lep-Tơnxtơi nói chung và Phục sinh nói riêng, thì việc
giới thiệu, nghiên cứu di sản đồ sộ của đại văn hào là một bộ phận khăng khít trong
quá trình tiếp nhận văn hóa, văn học ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề về nhà văn
Lep-Tơnxtơi đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về ơng. Cịn về chủ nghĩa hiện thực phê
phán trong tác phẩm Phục sinh, chúng tơi chưa thấy có bài viết nào đề cập cụ thể,
nhưng cũng có một vài trang viết nhắc đến một vài khía cạnh liên quan.
Từ trước cách mạng tháng Tám, tên tuổi của Lep-Tônxtôi đã xuất hiện trên một
số bài phê bình, khảo cứu của Vũ Bằng, Thạch Lam, Nhất Linh, Thiếu Sơn… và ông
được xem là chỗ dựa tin cậy về quan điểm nghệ thuật trong các cuộc tranh luận văn
chương. Song, vấn đề tìm hiểu Lep-Tơnxtơi chỉ thật sự đặt ra trong cơng trình nhiều
tập của giáo sư Hoàng Xuân Nhị: Lịch sử văn học Nga (phần viết về Lep-Tônxtôi nằm
ở tập 2, NXB giáo dục, Hà Nội, 1962). Sự ra đời của tập sách là mốc quan trọng có giá
trị mở đầu cho việc nghiên cứu của văn học Nga nói chung và nhà văn Lep-Tơnxtơi
nói riêng.

Tiếp đó là bộ giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX do Nguyễn Hải Hà chủ
biên, của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản lần đầu vào 1966 và được
-7-


tái bản nhiều lần. Trong bộ sách này các tác giả đã dành chương một để khái quát nền
văn học Nga thế kỉ XIX, nghiên cứu cặn cẽ bối cảnh lịch sử và tư tưởng xã hội trong
từng giai đoạn văn học, cũng như sự tác động của nó đến sự phát triển của nền văn
học. Những trang viết này góp phần giúp người đọc có cái nhìn tồn diện và cụ thể về
sự phát triển vượt bậc của nền văn học Nga. Ở chương cuối, cơng trình này cũng đã
nêu lên một vài đặc điểm của nền văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Ngoài ra, các tác
giả đưa ra một số nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực phê phán Nga thế kỉ
XIX. Trong đó, họ khẳng định nhà văn Lep-Tônxtôi cùng với một số sáng tác của ông
đã trở thành một trong số những nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu nhất. Cũng
giống với các nhà thơ, nhà văn được nghiên cứu trong cơng trình này, Lep-Tơnxtơi
được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những đặc trưng nghệ thuật về các thể
loại. Riêng đối với tác phẩm Phục sinh, các tác giả cũng dành một phần để giới thiệu
về nội dung, một vài đặc điểm nghệ thuật, giá trị của tác phẩm.
Nhóm tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà có cơng
trình Lịch sử văn học Nga, nhà xuất bản giáo dục (2009). Mặc dù cơng trình này địi
hỏi phải có tính bao qt cao nhưng nhóm tác giả cũng đã giới thiệu một cách rõ nét về
nhà văn Lep-Tônxtôi và những tác phẩm tiêu biểu của ông. Viết về Lep-Tônxtôi, các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới quan với phương pháp sáng tác,
đồng thời khẳng định sự gắn bó chặt chẽ giữa q trình văn học của Lep-Tơnxtơi với
lịch sử phát triển xã hội, với nhân dân và phong trào cách mạng ở Nga. Về tác phẩm
Phục sinh nhóm tác giả đã tóm tắt lại khá cụ thể nội dung tác phẩm, giới thiệu về một
số đặc điểm nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.
Với quyển Giáo trình văn học Nga do Đỗ Hải Phong chủ biên, nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, cũng đã nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Lep-Tônxtôi, giới
thiệu về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Phục sinh.

Nghiên cứu về đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán, trong q trình tìm
hiểu chúng tơi nhận thấy có những cơng trình nghiên cứu về phương pháp sáng tác
hiện thực phê phán, trong đó các vấn đề như: khái niệm, cơ sở hình thành, nguyên tắc
sáng tác được đi sâu nghiên cứu. Điển hình như các cơng trình: Lí luận văn học của
nhà xuất bản Giáo dục năm 2000 do Hà Minh Đức chủ biên, Lí luận văn học của
-8-


Phương Lựu, nhà xuất bản Giáo dục, Lí luận văn học do Lê Ngọc Tân dịch (Gulaiep),
nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1996.
Ngoài ra, chúng tơi tìm thấy một vài tài liệu có liên quan đến cơng trình nghiên
cứu của chúng tơi như: Văn học lãng mạn và hiện thực Phương Tây thế kỉ XIX của hai
tác giả Lê Hồng Sâm và Đặng Thị Hạnh, nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên
nghiệp Hà Nội xuất bản năm 1981. Chuyên luận Thi Pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi của
nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hà, của nhà xuất bản Giáo dục năm 1992. Cơng trình
L.Tơnxtơi Đỉnh cao hùng vĩ của văn học Nga do Nguyễn Văn Kha biên soạn của nhà
xuất bản trẻ Hội nghiên cứu & giảng dạy văn học TPHCM xuất bản 2006.
Nhìn chung, các cơng trình trên đều là những tư liệu q báu để giúp chúng tôi
nghiên cứu đề tài này. Trong phạm vi đề tài, nhiệm vụ của người viết là phải nêu ra
được những đặc điểm tiêu biểu nhất, độc đáo nhất để chứng minh rằng tác phẩm chính
là sản phẩm của phương pháp sáng tác hiện thực phê phán.

3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Đối với đề tài, yêu cầu đặt ra với người nghiên cứu là cần đi sâu để làm rõ đặc
điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong tác phẩm Phục sinh của Lep-Tônxtôi.
Người nghiên cứu cần dựa vào cơ sở lí luận về chủ nghĩa hiện thực cũng như bám sát
vào hoàn cảnh ra đời và nội dung của tác phẩm, phải dựa vào các yếu tố như hệ thống
nhân vật, hệ thống đề tài chủ đề, thế giới quan nghệ thuật... để việc nghiên cứu chủ
nghĩa hiện thực phê phán trong tác phẩm Phục sinh có cơ sở và khoa học. Ngồi ra,
cần đặt ra mối tương quan giữa phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa với các

phương pháp sáng tác khác cũng như giữa bút pháp hiện thực của Lep-Tônxtôi với các
nhà văn hiện thực khác. Để từ đó, khơng những ghi nhận những cống hiến về nghệ
thuật của Lep-Tônxtôi trong việc đưa chủ nghĩa hiện thực ở Nga nửa sau thế kỉ XIX
lên tầm cao mới, mà còn thấy được tầm tư tưởng cũng như tấm lòng của một nhà văn
lớn. Đối với tác phẩm, dựa vào bút pháp hiện thực của Lep-Tơnxtơi mà người nghiên
cứu có thể chỉ ra được ý nghĩa thời đại của tác phẩm, khẳng định được giá trị nội dung
và tư tưởng của tác phẩm.

-9-


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Yêu cầu của đề tài là làm rõ những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán
trong tác phẩm Phục sinh. Chính vì thế, địi hỏi người viết cần phải nghiên cứu lí luận
về chủ nghĩa hiện thực phê phán, nghiên cứu về tác giả Lep-Tơnxtơi, về tác phẩm
Phục sinh. Bên cạnh đó cần phải tìm hiểu về lịch sử văn học Nga và về đặc điểm chủ
nghĩa hiện thực phê phán ở Nga nửa sau thế kỉ XIX để góp phần làm rõ hơn vấn đề
nghiên cứu.
Trong những tư liệu hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu này, ngồi tác phẩm
Phục Sinh khơng thể không kể đến các tư liệu khác như các giáo trình Lí luận văn học,
các giáo trình Lịch sử văn học Nga, cùng với các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài. Dựa vào các tư liệu này mà chúng tôi tiến hành việc khảo sát và nghiên
cứu.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để quá trình nghiên cứu đạt kết quả tốt, trước khi đi vào triển khai vấn đề,
chúng tôi đã vạch ra phương hướng và phương pháp cho việc nghiên cứu.
Công việc đầu tiên mà chúng tôi thực hiện là sưu tầm tài liệu có liên quan đến
phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tiếp đó là sử dụng lần lượt các phương pháp để xử lí
tài liệu và tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi đã bắt đầu bằng phương pháp thống kê để

hệ thống hóa lại các tư liệu phục vụ cho từng vấn đề nhỏ, sau đó vận dụng các phương
pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để tổng hợp các vấn đề, sắp xếp các tư liệu đó lại
một cách hợp lí.
Tùy thuộc vào từng yêu cầu, từng nội dung cụ thể, mà các phương pháp được
vận dụng sao cho thích hợp nhất. Chúng tơi sử dụng phương pháp thống kê các hình
ảnh, các đặc điểm biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong tác phẩm, nhằm
làm cho những nhận định của chúng tơi có cơ sở, đồng thời tránh được việc nhìn nhận
vấn đề một cách chung chung, thiếu cụ thể và mang tính chủ quan. Các thao tác chứng
minh, bình luận được chúng tơi sử dụng để lí giải các nhận xét của mình. Trong quá
- 10 -


trình viết, việc vận dụng các phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp hoặc
phương pháp song hành để vấn đề đưa ra được làm rõ nhất cũng rất cần thiết.

- 11 -


Phần NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
PHÊ PHÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ
PHÁN Ở NGA NỬA SAU THẾ KỈ XIX
1.1.

Một số vấn đề lí luận về chủ nghĩa hiện thực phê phán

1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được sử dụng và hiểu trong nhiều trường hợp
khác nhau. Là một trào lưu văn học khi nó là đối tượng của bộ mơn lịch sử văn học.

Có khi được hiểu như một kiểu sáng tác – kiểu sáng tác “tái hiện”. Ngồi ra, nó cịn
được xem như là một phương pháp sáng tác.
Định nghĩa về phương pháp sáng tác, trong cuốn Lí luận văn học do Phương
Lựu chủ biên, xuất bản năm 1997 có viết: “Phương pháp sáng tác là một hệ thống
hoàn chỉnh hữu cơ những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật được xác định bởi một thế
giới quan nhất định, dùng để phản ánh (lựa chọn, bình giá, khái quát) cuộc sống bằng
hình tượng”. Với cách hiểu chủ nghĩa hiện thực là một phương pháp sáng tác thì nó có
nghĩa là những ngun tắc phản ánh có tính chất tư tưởng, nghệ thuật của một trào lưu
văn học. Chính vì hiểu theo nghĩa này chủ nghĩa hiện thực có thể thấy với nhiều dạng
trong các nền văn học khác nhau: chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện
thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt kì ở phương
Đơng… Nhưng chủ nghĩa hiện thực ở Tây Âu thế kỉ XIX đạt đỉnh cao nhất, mẫu mực
nhất cho nên người ta gọi là chủ nghĩa cổ điển và vì theo ý kiến của M.Gorki cảm
hứng chủ đạo của nó là phê phán nên các nhà nghiên cứu thống nhất gọi là chủ nghĩa
hiện thực phê phán.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ đi sâu chủ nghĩa hiện thực phê phán ở
cách hiểu là một phương pháp sáng tác.
- 12 -


1.1.2. Cơ sở hình thành
1.1.2.1.

Cơ sở xã hội

Khi xét sự ra đời của bất kì phương pháp sáng tác nào, thì có một đặc điểm
chung là sự ra đời của nó gắn liền một một bối cảnh xã hội, lịch sử nhất định. Nếu như
chủ nghĩa cổ điển hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tập trung trong thế quân
bình giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản, thì chủ nghĩa hiện thực phê phán ra
đời trong bối cảnh xã hội chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, mâu thuẫn xã hội giữa

tầng lớp tư sản và vô sản đạt đến mức độ sâu sắc và gay gắt nhất, các phong trào đấu
tranh của cơng nhân ngày càng lớn mạnh. Có thể khái qt rõ tình hình xã hội châu Âu
trong giai đoạn này qua sự đánh giá của Mác và Ănghen: “Từ khi có cơng nghiệp lớn,
ít nhất từ hịa ước châu Âu năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống trị giữa hai
giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản – đã trở thành trọng tâm của
tồn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nước này… Ở Pháp, khi dịng vua Buốcbơng trở về
nước, sự việc giống như thế cũng phản ánh vào ý thức mọi người… Và từ năm 1830
trở đi ở hai nước ấy, giai cấp công nhân, tức là giai cấp vô sản, đều được coi là chiến
sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị. Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ có
người cố ý nhắm mắt lại mới khơng thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn ấy
và sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận đại” (Nguyên lí
triết học Mác-xit – Mác và Ănghen).
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện ở các nền văn học Đức, Anh, Mĩ, Nga
và cả ở phương Đông sau này. Nhưng tiêu biểu và xuất hiện đầu tiên là ở Pháp vào
khoảng năm 1830. Sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ
vương triều Buốcbông, nền quân chủ tư sản được thiết lập, từ một lực lượng tiến bộ
chống phong kiến tư sản Pháp trở thành một thế lực hoàn toàn phản động thẳng tay
đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Song song quá trình chuyển biến của
giai cấp tư sản là sự phát triển không ngừng về số lượng và cả chất lượng của giai cấp
công nhân. Từ năm 1831 đến năm 1834, ở Pari và Lyon liên tiếp nổ ra các cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân và nông dân đòi tăng lương giảm giờ làm. Đây là tiền đề
dẫn đến cuộc cách mạng 1848 – “trận giao chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp đối lập
trong xã hội đương thời” (Mác – đấu tranh giai cấp ở Pháp).
- 13 -


Phong trào Hiến chương ở Anh bắt đầu vào những năm 30, đạt đến cao trào vào
những năm 40 đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân. Trong khi đó nước
Anh lại là nước diễn ra sớm nhất bước ngoặt về cơng nghiệp, chính là điều kiện đắc
lực thúc đẩy sự phát triển của tư bản chủ nghĩa. Hai cực đối nghịch nhau điều phát

triển, đều trưởng thành vì thế tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt hơn
lúc nào hết
Ở Đức, để bù đắp lại cho sự “sinh sau đẻ muộn” của mình, giai cấp tư sản thỏa
hiệp với giai cấp địa chủ đã ra sức áp bức bóc lột nơng dân một phần để củng cố vị trí
của mình, một phần để cạnh tranh. Sự bóc lột khóc liệt hơn vào những năm 40 đó là
nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh rầm rồ.
Nói một cách khác chính sự thay đổi trật tự xã hội, sự hình thành và phát triển
mâu thuẫn của giai cấp tư sản và vô sản, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là
điều kiện để các nhà văn dũng cảm dùng ngòi bút của mình cơng khai phản ánh sự thật
xã hội, đi sâu vào những vấn đề phức tạp và gay cấn nhất của xã hội tư sản. Cũng có
thể thấy rằng, cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực phê phán là cảm hứng phê
phán, chính lịch sử xã hội là cơ sở để người cầm bút phơi bày, vạch trần cái xấu, họ
khơng cịn ẩn náo dưới những lớp vỏ bọc của sự bí ẩn và trừu tượng nữa.

1.1.2.2.

Cơ sở ý thức

Để hình thành nên một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác ngồi nhân
tố xã hội, nó còn chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng. Với tham vọng phản ánh hiện thực
xã hội phức tạp và đầy biến động sao cho toàn diện và chân thực nhất, các nhà văn chủ
nghĩa hiện thực đòi hỏi phải có một trình độ kiến thức rộng, sự am hiểu tường tận về
các lĩnh vực trong đời sống xã hội để bức tranh cuộc sống mà họ phản ánh có sự cụ
thể, chân thực và khách quan. Đồng thời để dám nhìn thẳng vào sự thật, đứng lên tố
cáo nó và để tránh được bệnh ảo tưởng, phiến diện thì ngồi việc có một trình độ tri
thức nhà văn chủ nghĩa hiện thực cần có một quan điểm lập trường nhất định. Chính vì
vậy, khác với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn thường bị chi phối bởi một
nguồn ý thức tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực tiếp thu được rất nhiều trình độ kiến thức
nhất định về thế giới, những tri thức kết tinh từ những thành tựu khoa học.
- 14 -



Thế kỉ XIX được xem là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội, các nhà văn hiện thực phê phán thế kỉ XIX đã có một trình độ tri
thức nhất định về thế giới – kết tinh từ những thành tựu đó. Trước hết về mặt xã hội
học, nhận thức của con người về xã hội đã có chuyển biến tích cực hơn khi các nhà xã
hội khơng tưởng đầu thế kỉ XIX như Xanhximơng, Phuriê và Ơoen chỉ ra được mâu
thuẫn giai cấp trong xã hội và áp bức giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Hướng
giải quyết tuy ảo tưởng và mang tính cải lương khi kêu gọi lòng bác ái của giai cấp
thống trị nhằm xây dựng một xã hội cơng bằng và hợp lí, nhưng bước đầu họ đã có cái
nhìn đúng đắn về vấn đề giai cấp. Tư tưởng của họ đã có tác động đến nhận thức của
mọi người trong đó có các nhà văn.
Về mặt sử học, xuất hiện hai tư tưởng đối lập nhau của sử học phong kiến và sử
gia tư sản. Trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ phong kiến là
vĩnh hằng, bất biến, thắng lợi của cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên và chắc chắn sẽ bị
đảo ngược thì các sử gia Ghidô, Minhê, Chiêri đã chỉ ra và chứng minh thắng lợi của
giai cấp tư sản trước chế độ phong kiến là một tất yếu. Mặc dù họ đứng trên lập trường
của giai cấp tư sản nhưng luận điểm của họ là tiến bộ và đúng đắn. Đặc biệt họ đã vạch
ra được quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực
phát triển lịch sử.
Triết học có thể xem là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
chủ nghĩa hiện thực. Thế kỉ XIX xuất hiện nhiều hệ thống tư tưởng triết học, góp phần
ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của các nhà văn hiện thực, có thể kể đến chủ nghĩa duy tâm
khách quan của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Phơbách, chủ nghĩa thực
chứng của Căng – Xpensơ. Ở Hêghen, mặc dù đứng trên tư tưởng duy tâm nhưng ông
vẫn ủng hộ cách nhận thức của các nhà văn về cuộc sống con người như một quá trình
biện chứng khách quan của quá trình phát triển lịch sử của chính thực tại. Tư tưởng
của Hêghen khẳng định niềm tin tất thắng của trí tuệ và nhân đạo, gieo lòng tin cho
mọi người vào một tương lai tốt đẹp. Thêm vào đó bằng việc đổi mới về mặt lí luận để
khẳng định tính độc lập, sáng tạo của con người cũng như việc loại trừ khỏi chủ nghĩa

hiện thực mọi loại thần bí của Phơbách thì trí tuệ và lịng tin đối với con người được
khẳng định.
- 15 -


Về mặt mỹ học, đi ngược lại quan điểm “Vẻ đẹp không ở đôi má hồng của cô
thiếu nữ, mà trong con mắt của kẻ si tình” của Căng – nhà mỹ học Đức cuối thế kỉ
XVIII, chủ nghĩa hiện thực phê phán bị chi phối bởi quan điểm cái đẹp chính là hiện
thực cuộc sống, mọi loại hình nghệ thuật trong giai đoạn này đều lấy nó làm thước đo
chuẩn mực. Đối với các nhà văn hiện thực, họ càng tơn thờ và đề cao tính hiện thực
xem nó là cơ sở của mọi tư tưởng có hiệu quả. Bị chi phối bởi quan niệm nghệ thuật
như thế, cho nên để hướng đến cái đẹp trong văn học thì nhiệm vụ trọng tâm của nhà
văn chính là tái tạo chân lí cuộc sống, trung thành với hiện thực, xem con người là đối
tượng trung tâm của văn học.
Về khoa học tự nhiên, Đácuyn với thuyết tiến hóa luận, đã góp phần hình thành
một học thuyết hồn chỉnh về sự tiến hóa các lồi trong giới động vật, phá tan quan
niệm về sự bất động, bất biến của các hình thái trong tự nhiên ngự trị trong nhận thức
của loài người hàng thế kỉ. Ngoài ra, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
cùng với học thuyết về tế bào là những phát minh vĩ đại chuẩn bị cho sự ra đời của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Tất cả những thành tựu trên là tiền đề quý báu, góp phần to lớn hình thành tri
thức nhất định về thế giới cho các nhà văn hiện thực, giúp họ phản ánh hiện thực cuộc
sống một cách toàn diện hơn, cũng như tránh được những nhận thức sai lệch, phiến
diện và ảo tưởng. Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc đến việc kế thừa của văn học hiện
thực đối với các trào lưu, các phương pháp sáng tác trước đó. Với truyền thống hiện
thực trong sáng tác của Sêchpia (thế kỉ XVI) và Môlie (thế kỉ XVII), với tinh thần dân
chủ và tiến bộ của các nhà văn ánh sáng, hay với những giá trị hiện thực trong những
tác phẩm lãng mạn tích cực… tất cả đều được các nhà văn hiện thực phán kế thừa,
phát huy cũng như rút kinh nghiệm từ những hạn chế của các trào lưu, phương pháp
trước đó.


1.1.3. Nguyên tắc sáng tác
1.1.3.1.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

Chính vì dựa trên cơ sở những đặc điểm về tình hình xã hội và những thành tựu
về khoa học nên đã hình thành nên nguyên tắc lịch sử – cụ thể trong chủ nghĩa hiện
- 16 -


thực phê phán. “Lịch sử” và “cụ thể”, hai khía cạnh tuy khơng tách rời nhau nhưng có
thể phân biệt chúng một cách tương đối.
Nói “cụ thể” có nghĩa là nhà văn xem xét, phản ánh cuộc sống không trừu
tượng, chung chung hay mơ hồ mà phải bám sát vào thực trạng của hiện thực cuộc
sống, phải cụ thể đến từng chi tiết. Sự“cụ thể” thể hiện ở việc mô tả tỉ mỉ từ hình
tượng nhân vật, thời gian, khơng gian nghệ thuật... cho đến việc đi sâu vào những chi
tiết được xem là đơn vị nhỏ nhất của sự vật, sự việc, một hình dáng, một cử chỉ, một
lời nói, một nét sinh hoạt… Cũng tức là nhà văn phải chỉ ra được một mối quan hệ xã
hội cụ thể, một hình thái xã hội nhất định, một mâu thuẫn giai cấp nào đó. Có được
điều này do sự phản ánh thực tại khách quan trong xã hội, đồng thời cũng do những
yếu tố đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội không tưởng cùng những thành tựu khách quan
trong sử học lúc bấy giờ.
Trong tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki, tác giả đã xây dựng cụ
thể nhân vật trung tâm của tác phẩm là Raxkônnhikôp là một sinh viên nghèo – một
loại người quen thuộc ở đất Pêtecbua thế kỉ XIX. Việc phạm tội giết người được tác
giả miêu tả cũng hết sức cụ thể, hành động của tiểu thuyết được xác định trong khoảng
thời gian là mười bốn ngày, trong không gian hẹp chủ yếu ở Petecbua. Ở phần kết, nhà
văn thuật lại một cách chi tiết về cuộc sống, những suy tư của Raxkônnhikôp ở trại lưu
đày, với một thời gian xác định, chín tháng sau khi xảy ra vụ án. Hay trong tác phẩm

được xem là mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán ở Nga Epghênhi Ônhêgin của
Puskin, thời gian của tiểu thuyết cũng được xác định từ mùa xuân năm 1819 đến mùa
xuân năm 1825 và nhiều chi tiết sinh hoạt xã hội Nga thời bấy giờ cũng được đưa vào.
Ngồi ra Puskin cịn ghi lại một cách chân thực và tỉ mỉ những chi tiết về ăn ở, may
mặc, đi lại, nội dung một thực đơn, nội dung những điều khoản trong một chứng từ...
Cịn khi nói đến “lịch sử”, có nghĩa là sự vật bao giờ cũng được nhìn nhận
trong sự vận động, nhà văn nhìn cuộc sống bao giờ cũng thấy được quá trình phát sinh,
phát triển và chuyển hóa của nó. Điều này là do tác động của phép biện chứng của
Hêghen cùng với sự kết tinh thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là tiến hóa của
Đácuyn.
- 17 -


Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đã thay thế cho nguyên tắc lí tính đã ngự trị trong
khoa học và trong văn học nghệ thuật của trước đó. Dựa vào nguyên tắc này, nhà văn
phản ánh cuộc sống một cách cụ thể và chân thực nhất, góp phần đưa người đọc say
sưa với những cảnh đời thực như đang diễn ra trước mắt mà quên đi việc đang đọc tác
phẩm.
Với chủ trương “mô phỏng cổ đại” – chuyên bắt trước những tác phẩm văn
nghệ cổ Hi-La của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn cũng chú ý khai thác đề tài
trong lịch sử dân tộc mình, đến chủ nghĩa hiện thực phê phán đã nối tiếp truyền thống
đó. Nhờ vào sự cụ thể chân thực ở chi tiết mà bức tranh lịch sử xã hội trong tác phẩm
được “tái hiện” với quy mơ vơ cùng rộng lớn. Có thể thấy điều đó qua lời nhận xét
của Lep-Tơnxtơi: “Chưa một nền văn học nào của thế giới đem lại cho chúng ta một
cái gì tương tự như thế. Hàng nghìn nhân vật, hàng nghìn cảnh đời, đủ mọi địa bàn
quốc gia và đời sống cá nhân lịch sử, chiến tranh, với mọi thảm cảnh có trên trái đất,
với mọi dục vọng, mọi yếu tố trong cuộc sống con người, đủ mọi trạng thái tâm hồn, từ
tâm trạng của một tên ăn cắp tiền của bạn đến cao trào của chủ nghĩa anh hùng và sự
bừng sáng bên trong của một tư tưởng – tất cả đều hiện diện trong bức tranh này” [5;
tr. 96].

Tất nhiên, sự mô tả chân thực, cụ thể hoàn toàn khác với chủ nghĩa tự nhiên và
cũng khơng đồng nhất với tính chính xác của sử học. Bởi chi tiết trong chủ nghĩa hiện
thực phê phán thể hiện không xô bồ, tràn lan như chủ nghĩa tự nhiên và khác với sử
học có sự chọn lọc các sự kiện tiêu biểu để phản ánh tinh thần của thời đại. Bức tranh
xã hội lịch sử sinh động, quy mô cuộc sống rộng lớn, sự cụ thể, chất lọc trong từng chi
tiết thể hiện trong chủ nghĩa hiện thực có thể thấy rõ qua nhận xét của Ănghen về tác
phẩm “Tấn trò đời” của Bandắc: “Xung quanh cái bức tranh trung tâm này, Bandắc
tập trung tất cả lịch sử của xã hội Pháp, ở đây tôi đã biết được, ngay cả theo ý nghĩa
kinh tế học, nhiều chi tiết (chẳng hạn về sự phân phối lại động sản và bất động sản
sau cuộc cách mạng) hơn ở quyển sách của tất cả những nhà chuyên môn: các sử gia,
các nhà kinh tế học, các nhà thống kê của thời kì này cộng lại” (Mác, Ănghen, Lênin
bàn về văn học và nghệ thuật)
Bức tranh cuộc sống rộng lớn trong chủ nghĩa hiện thực phê phán được mô tả
- 18 -


chân thực cụ thể, điều đó thể hiện được năng lực quan sát cuộc sống của nhà văn. Tuy
nhiên để tạo nên tính khách quan, thuyết phục cho điều muốn phản ánh đó, nhà văn
hiện thực phê phán khơng chỉ dừng lại ở sự quan sát mà còn tiến hành phân tích,
nghiên cứu để nắm bắt được mối liên hệ nội tại của xã hội cùng những quy luật bản
chất làm nên sự vận động của xã hội ấy. Quá trình sáng tác của người nghệ sĩ là một
quá trình nhận thức, họ phải xem xét hiện tượng và sự vật với thái độ và phương pháp
của một nhà khoa học. Bộ Tấn trò đời của Bandắc được xem như là một pho lịch sử
của toàn bộ nước Pháp thế kỉ XIX. Tác phẩm phản ánh những mặt cơ bản của đời sống
con người, đời sống vật chất, đời sống kinh tế, đời sống tinh thần, thông qua những
biểu hiện cụ thể, bình thường về nơi ăn, chốn ở, đi lại, làm lụng, mua bán, học hành,
nghiên cứu, sáng tạo và kinh doanh... Nhà văn đã tìm tịi, khám phá thực trạng xã hội,
người đọc cũng có thể tìm thấy trong tác phẩm những vấn đề về động cơ của lịch sử, lí
do của cuộc vận động xã hội…
Nếu như chủ nghĩa cổ điển chú ý khai thác tính cách thiên về tâm lí một chiều,

quan niệm hình tượng khơng phải là kết quả của quá trình trực quan sinh động, mà chỉ
là sản phẩm của lí trí trong cơng cuộc trừu tượng hóa những giá trị đạo đức, nghĩa vụ
và danh dự làm người. Đến chủ nghĩa lãng mạn cũng có thiên hướng chạy theo hình
thức, khơng quan tâm đến hồn cảnh thực, khơng nghiên cứu mâu thuẫn cơ bản của
thời đại, phong cách nghệ thuật trở nên gầy guộc và thiếu sức sống. Thì chủ chủ nghĩa
hiện thực phê phán ra đời xứng đáng với vị trí thay thế cho hai phương pháp sáng tác
trên, bởi dựa trên quan niệm biện chứng sinh động, các nhà văn hiện thực phê phán có
ý thức mơ tả lịch sử trong sự biến chuyển đầy mâu thuẫn của nó. Đọc văn học hiện
thực Anh, Mác cũng từng nhận xét: “Học phái hiện đại xuất sắc những nhà tiểu thuyết
Anh vốn đã có những trang sách thuyết minh và hùng biện cho thế giới biết được
nhiều sự thật chính trị và xã hội hơn là tất cả các nhà chính trị chuyên nghiệp, những
nhà chính luận và những nhà luận lí học gộp lại”.
Trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể, văn học hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX đã mô tả,
phân tích và lí giải xã hội thời kì này. Đó là một xã hội ln diễn ra cuộc đấu tranh gay
gắt giữa các giai cấp, giữa quý tộc và tư sản, giữa tư sản và công nhân, giữa nông dân
hay nông nô và địa chủ quý tộc. Tùy vào hồn cảnh xã hội của mỗi nước, hình thái đấu
- 19 -


tranh giai cấp có khác. Tiểu thuyết Anh vẽ lên xã hội Anh nửa đầu thế kỉ XIX, qua việc
kèn cựa cũng như thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và quý tộc, việc làm giàu của giai cấp
tư sản nắm quyền lực về kinh tế và chính trị, phong trào cơng nhân có tính chất quần
chúng rộng lớn, tình trạng nghèo khổ của nhân dân lao động, các tổ chức giáo dục, tôn
giáo, việc di cư của người dân Anh ra nước ngoài để kiếm sống và làm giàu. Tiểu
thuyết Đức kêu gọi cuộc đấu tranh chống nước Đức phong kiến, ca tụng cuộc cách
mạng Pháp và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Tiểu thuyết Pháp phản quá
trình hư hỏng con người, con đường tư sản hóa của giai cấp q tộc Pháp. Tiểu thuyết
Nga mơ tả mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp nông nô và giai cấp địa chủ quý tộc và sự
thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn Nga.
Khi lấy hiện thực là đối tượng trực tiếp để phản ánh, thì phê phán trở thành cảm

hứng chủ đạo của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Trong thực tế ở bất cứ
lĩnh vực nào sự phủ định, phê phán cái xấu là tất yếu trong quy luật phát triển chung
của xã hội khơng riêng gì văn học, M.Gorki từng nhận xét: “Văn học của tất cả các
thời đại, nhất là trong thời đại càng gần với thế hệ chúng ta, thì thái độ phê phán, bóc
trần và phủ nhận thực tại càng mạnh thêm” [9; tr. 527]. Sự phân biệt khác nhau giữa
chủ nghĩa hiện thực phê phán với chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng được thể hiện ở
đặc điểm này. Chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng tuy có phê phán nhưng chủ yếu
vẫn chan chứa cảm hứng ngợi ca mang lí tưởng nhân văn chủ nghĩa qua các nhân vật
như: Hămlét, Ơtenlơ, Rơmêơ, Giuyliét... Cịn ở chủ nghĩa hiện thực phê phán, cảm
hứng phê phán mạnh mẽ. Ngay ở chủ đề “Sự thật chua chát”, “Sự thật hèn mọn”, hay
tựa đề tác phẩm như Những linh hồn chết, Vỡ mộng, Ảo tưởng tan tành... cũng phần
nào nói lên điều đó. Tất nhiên, bên cạnh sự phủ định chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn
thể hiện tinh thần ngợi ca, khẳng định và thương cảm nhưng yếu ớt hơn so với cảm
hứng phê phán.
Với nguyên tắc lịch sử cụ thể, các sự vật hiện tượng phải được nhìn nhận một
cách chi tiết cụ thể, nên tiểu thuyết là thể loại tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê
phán. Ở thể loại này nhà văn có thể dễ dàng thể hiện sự phân tích, mơ tả và lí giải về
xã hội.

- 20 -


1.1.3.2.

Ngun tắc điển hình hóa

Như đã nói ở ngun tắc lịch sử - cụ thể, khi đưa cuộc sống hiện thực vào trong
tác phẩm, để tránh việc sa vào chủ nghĩa tự nhiên hay biến tác phẩm thành một sản
phẩm sử học, nhà văn cần phải lựa chọn chi tiết. Sự vật, sự việc được miêu tả cần phải
điển hình. u cầu đó trở thành ngun tắc khơng thể thiếu và quan trọng trong chủ

nghĩa hiện thực phê phán. Nguyên tắc điển hình hóa được xem là một ngun tắc đặc
trưng của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Điển hình văn học bao giờ cũng cần phải thỏa mãn tính chung và tính riêng của
nó, là sự kết hợp giữa khái qt hóa và cụ thể hóa. Tính chung địi hỏi đối tượng phải
tiêu biểu cho một tập hợp hàm chứa nó. Tính riêng địi hỏi đối tượng phải có những
đặc điểm riêng của nó, giúp phân biệt với các đối tượng khác. Như vậy ngun tắc
điển hình hóa là ngun tắc tạo nên những điển hình, nó vừa mang những nét chung
khái quát, vừa có những nét riêng biệt, độc đáo. Nguyên tắc này góp phần làm cho chủ
nghĩa hiện thực phê phán xây dựng được tính cách điển hình và hồn cảnh điển hình.
Nghĩa là tính cách và hồn cảnh ở đây rất thật và tiêu biểu, hội đủ tính chung và tính
riêng, phản ánh được bản chất của xã hội. Tính cách điển hình và hồn cảnh điển hình
khơng phải là một thuộc tính vốn có của văn học mà chỉ có ở chủ nghĩa hiện thực, đến
thế kỉ XIX khái niệm này mới xuất hiện trong văn học.
Tính cách điển hình là kết quả của việc khái quát những tính cách xã hội của
một giai cấp hoặc một giai tầng nhất định vào một nhân vật, tất nhiên khơng phải một
giai cấp chỉ có một điển hình. Tính cách điển hình vừa mang ý nghĩa tiêu biểu, khái
quát, nhưng không chung chung mà phải sinh động, nhân vật phải có cá tính như một
người thực ở ngồi đời, có những nét riêng biệt của mình, khơng giống với một ai. Khi
xây dựng tính riêng sắc nét và tính chung khái qt khơng phải là nhà văn làm một
phép cộng gộp cái chung và riêng ấy mà phải có sự thống nhất hài hịa giữa hai mặt cụ
thể hóa và khái quát hóa, có như thế nhà văn mới tạo nên nhân vật điển hình cho tác
phẩm của mình.
Tính chung trong tính cách điển hình có thể hiểu đó là tính cách của nhiều loại
người, tiêu biểu cho một giai cấp trong xã hội, có thể thấy qua lời nhận định của
- 21 -


Ăngghen đối với nhân vật trong Phrăngxơ Phôn Xickinghen: “Các nhân vật chính thì
thực sự là đại biểu cho những giai cấp và trào lưu nhất định cho thời đại của họ”.
Cũng cần lưu ý mối quan hệ giữa tính chung điển hình và tính giai cấp, chúng khơng

đồng nhất mà được hiểu một cách biện chứng, chúng có mối quan hệ khơng tách rời
nhau, tính chung phải có tính giai cấp, nhưng khơng đồng nhất với tính giai cấp, tùy
theo đề tài, ý đồ, trình độ khái quát của nhà văn mà tính chung có thể “nhỏ hơn” hoặc
“lớn hơn” tính giai cấp.
Tính riêng trong tính cách điển hình được nhà văn thể hiện một cách sinh động
và độc đáo từ lí lịch, dáng vẻ, tác phong, tâm tư, hành động, ngôn ngữ… làm cho
người đọc như đang tiếp xúc được với những con người cụ thể ở ngoài đời. Đặc biệt
nhân vật phải có những tính cách nổi bật, riêng biệt và khi nhà văn xây dựng được
những cá tính đó tức là nhà văn đã nắm bắt được yếu tố chủ đạo, tạo nên tính thống
nhất cao độ cho các hình tượng nhân vật. Tính riêng giúp cho nhân vật có một sức
sống, một diện mạo và một lí do tồn tại.
Như vậy, tích cách điển hình cần hội đủ tính chung và tính riêng. Nhờ đó nhân
vật điển hình có tính khái qt cao, khơng trừu tượng, xơ cứng như nhân vật trong chủ
nghĩa cổ điển. Cho nên với nguyên tắc này nhà văn cần phải có vốn sống rộng, sâu sắc
về cuộc sống xã hội và khả năng khái quát cao, để gạt bỏ yếu tố thứ yếu, giữ lại những
nét chủ yếu có ý nghĩa phổ biến.
Các nhà văn lãng mạn thường không chú ý khai thác hồn cảnh điển hình, họ
lẫn tránh, khơng nói đến những mâu thuẫn, những đối lập giai cấp trong xã hội. Trái
lại, trong chủ nghĩa hiện thực phê phán, hoàn cảnh trong tác phẩm phản ánh đúng bản
chất hoặc một vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội với một quan điểm
giai cấp nhất định. Hồn cảnh điển hình phản ánh chân thực cuộc sống nhưng phải tập
trung nhất và tiêu biểu nhất. Giống như tính cách điển hình, hồn cảnh điển hình cũng
phải hội đủ tính chung và tính riêng, nghĩa là nó phải vừa bao quát, vừa cụ thể. Trong
tác phẩm, nhà văn vẽ lên một hoàn cảnh cụ thể, một bối cảnh, một sự kiên có thời gian
khơng gian xác định, mang nét riêng biệt của nó. Nhưng từ những nét riêng biệt đó,
nhà văn phải khái quát lên được những vấn đề xã hội rộng lớn. Cũng có khi, nhà văn
giới thiệu trực tiếp những sự kiện, những vấn đề bao trùm trong xã hội và đó khơng
- 22 -



được xem là hồn cảnh điển hình. Những bối cảnh ấy chỉ có ý nghĩa là đường viền, có
tác dụng khơi gợi, dẫn dắt người đọc đi vào tác phẩm. Hồn cảnh điển hình phải gắn
với một số phận, một tính cách nhất định và bao gồm những sự kiện, những quan hệ
do chính tính cách ấy tạo nên. Chính Lênin từng nói: “Trong khi nghiên cứu những
mối quan hệ thực tế của những mối quan hệ đó, tơi đã nghiên cứu chính ngay cái kết
quả hoạt động của những cá nhân đang sống”.
Như vậy, tính cách điển hình và hồn cảnh điển hình gắn bó hữu cơ với nhau,
tính cách điển hình cần phải đặt trong hồn cảnh điển hình. Bởi tính cách từ hồn cảnh
mà ra, có thể qua hồn cảnh hiểu được tính cách nhân vật và ngược lại. Tính cách
được xem là con đẻ của hồn cảnh, mà hồn cảnh khơng là bất biên, đứng n hay tạm
thời, nó ln có sự vận động, đột biến cho nên tính cách của nhân vật ln ln có sự
vận động, phát triển cùng với hoàn cảnh. Khác với chủ nghĩa cổ điển tính cách nhân
vật là tĩnh tại, cịn tính cách các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực phê phán đều có
một q trình phát triển.
Như đã nói tính cách điển hình là sản phẩm của hồn cảnh điển hình, đồng thời
tính cách điển hình ln có sự vận động, phát triển cho nên nó trở nên phong phú và
đa dạng cả về số lượng và cả chất lượng. Trước nhất, về số lượng, tính cách nhân vật
trong chủ nghĩa hiện thực phê phán khơng cịn là sự phân thân của tác giả như trong
chủ nghĩa lãng mạn, mà được nhà văn lấy từ những bối cảnh đời thực, do đó có vơ số
ngun mẫu tính cách được tái hiện. Trong Tấn trị đời của Bandắc có 425 nhân vật
quý tộc, 188 nhân vật tư sản, 487 nhân vật tiểu tư sản... với những nghề nghiệp, địa vị
khác nhau: địa chủ, quan tòa, nhà văn, linh mục, thầy thuốc, võ quan, sen đầm, gái
giang hồ... Còn về chất lượng, tính cách điển hình được soi roi đa chiều, khơng bất
biến và tĩnh tại, tính cách nhân vật ngoài việc được đặt trong mối quan hệ với hoàn
cảnh, thì cịn được nhìn nhận ở mối quan hệ với các nhân vật khác. Tính xấu tốt đan
xen, chứ khơng xấu hoàn toàn hay tốt hoàn toàn. Mặc dù nhân vật bao giờ cũng nổi lên
vài ba nét tính cách chủ đạo, nhưng chung quanh nét tính cách chủ đạo đó cịn có
những biểu hiện đa dạng gần như chính con người thật ở ngoài đời. Do bị chi phối bởi
chủ nghĩa duy lí của Đềcác, cho nên các nhà văn cổ điển chỉ xây dựng được những
tính cách đơn nhất, độc diện. Nhân vật Ácpagông của Môlie chỉ là tính hà tiện được

- 23 -


nhân cách hóa, do đó chỉ có mỗi một tính hà tiện. Còn ở Bandắc xuất phát từ con
người hà tiện trong một hoàn cảnh sống nhất định, nhân vật Grăngđe ngồi tính hà tiện
nổi bật ra cịn có những nét tham lam, quỷ quyệt và xảo trá.
Cũng chính vì thế, tính cách trong chủ nghĩa hiện thực dù có đa dạng, phức tạp
và li kì như thế nào thì cũng có thể giải thích bởi hồn cảnh. Tuy nhiên, do hạn chế về
thế giới quan, cũng là hạn chế chung của lịch sử, các nhà văn hiện thực chưa tìm ra
hướng giải quyết cho những xung đột cho xã hội, cho nên phản ứng của nhân vật trước
hoàn cảnh thường chưa mang tính chủ động, tích cực mà thường thất bại hoặc vơ
vọng.
Tóm lại, ngồi việc xây dựng tính cách điển hình và hồn cảnh điển hình, các
nhà văn chủ nghĩa hiện thực phê phán cần chỉ ra được mối quan hệ tác động qua lại
giữa chúng, điều đó trở thành một đặc trưng cũng như yêu cầu không thể thiếu của chủ
nghĩa hiện thực phê phán. Nguyên tắc điển hình hóa được xem là một trong những
thành tựu nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực, cả trong khái qt xã hội lận trong tâm lí
con người. Đó cũng là một trong những lí do quan trọng để M.Gorki đánh giá đây là
một trong những phương pháp sáng tác “mẫu mực về kĩ thuật”.
1.1.3.3.

Nguyên tắc khách quan

Nếu như trong hai phương pháp sáng tác chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng
mạn, các nhà văn nặng về chủ quan, thì đến phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa
tính khách quan được đề cao.
Do yêu cầu tái hiện cuộc sống một cách chân thật và cụ thể, hay việc chỉ ra sự
phát triển tự thân của tính cách trong mối quan hệ với hồn cảnh, đã địi hỏi nhà văn
khi xây dựng nhân vật phải tuân theo một quy luật khách quan. Bandắc nói rằng:
“Chính bản thân xã hội Pháp mới là sử gia mà tôi chỉ là người thư kí trung thành của

thời đại”, với quan điểm này nhà văn đã cho thấy được trách nhiệm phải trung thực và
khách quan của người nghệ sĩ khi đưa hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm.
Dựa vào bước phát triển chung của thời đại cũng như những thành tựu khoa học
xã hội mang lại, thế giới quan của các nhà văn hiện thực có phần tiến bộ hơn của với
- 24 -


các nhà văn cổ điển và lãng mạn. Tuy nhiên, do hạn chế chung của thời đại, trong tư
tưởng của họ đôi khi cũng đầy mâu thuẫn, tồn tại không ít những quan điểm ấu trĩ, tiêu
cực. Những hạn chế đó đã từng bước được khắc phục, nhờ vào ý thức trung thành tái
hiện một cách khách quan cuộc sống như những gì tự thân nó vốn có. Cũng nhờ đó
hiện thực cuộc sống trong hiện thực phê phán trở nên sinh động, toàn diện, phong phú
và đa dạng hơn tạo sự thuyết phục và lôi cuốn cho người đọc. Tuốcghênhép đã nhận
xét rằng: “Tái hiện chân lí, tái hiện thực tế cuộc sống một cách chính xác và mạnh mẽ
là hạnh phúc cao cả nhất đối với nhà văn ngay cả khi chân lí đó khơng trùng hợp với
những thiện cảm riêng của nhà văn”.
Về mặt thể hiện, tính khách quan được thể hiện tập trung trong việc xây dựng
tính cách điển hình và hồn cảnh điển hình. Tính khách quan được thể hiện một cách
cao độ qua việc nhà văn xây dựng hồn cảnh điển hình. Hồn cảnh đó phải là hồn
cảnh là của thực tại, chứ khơng phải do trí tưởng tượng nào tạo nên. Nó mang tính cụ
thế nhưng phải tốt lên tầm vóc rộng lớn của cuộc sống, phải mang hơi thở của thời
đại. Tuy có lựa chọn chi tiết tái hiện nhưng nhà văn phải mô tả sao cho đầy đủ nhất,
chân thật nhất và tự nhiên nhất với những gì hiện thực vốn có. Có nghĩa là phải phản
ánh đúng tình trạng quan hệ giữa các giai cấp, đúng xu hướng vận động của xã hội.
Đối với tính cách điển hình, tính khách quan thể hiện ở việc nhà văn xây dựng tính
cách phải đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh. Sự vận động của tính cách được quyết
định bởi lơgic nội tại của nó trong mối quan hệ với hồn cảnh. Tuy nhân vật là trung
tâm và khái quát lên tầm tư tưởng của tác phẩm, cũng là tiếng nói của nhà văn nhưng
chủ nghĩa hiện thực không cho phép nhà văn dựa vào tình cảm của mình để áp đặt tính
cách cho nhân vật, mọi cảm xúc đều phải được kìm nén, đồng thời ln giữ một thái

độ khách quan khi nhìn nhận sự vận động trong tính cách nhân vật. Tác giả bày tỏ tình
cảm, tâm tư của mình thông qua nhân vật nhưng không làm ảnh hưởng đến tính cách
nhân vật. Do đó, dù là đứa con tinh thần của nhà văn nhưng với nguyên tắc này thì
nhân vật điển hình chỉ cịn là sản phẩm của hồn cảnh điển hình và chịu sự chi phối
của hồn cảnh điển hình. Tất nhiên tính cách điển hình hay hồn cảnh điển hình đều là
sản phẩm chủ quan của nhà văn, vấn đề là nhà văn cần điều khiển cái chủ quan của
mình sao cho phù hợp với thực tế khách quan. Ngồi ra, cần phải đặt nhân vật trong
tính đa dạng, nhiều chiều và phức tạp của nó, cần được xem xét dưới nhiều góc độ
- 25 -


×