Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU lực SINH học của CHẤT ALLYL ISOTHIOCYANATE đối với mọt gạo và mọt THÓC đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

PHẠM VĂN LỘC

ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA CHẤT
ALLYL ISOTHIOCYANATE ðỐI VỚI
MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC ðỎ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ

ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA CHẤT
ALLYL ISOTHIOCYANATE ðỐI VỚI
MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC ðỎ

Cán Bộ Hướng Dẫn Khoa Học

Sinh Viên thực hiện

Ths. PHẠM KIM SƠN



PHẠM VĂN LỘC
(3064948)
Lớp Bảo Vệ Thực Vật K32
(TT0673A1)

Cần Thơ 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với ñề tài:
“ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA CHẤT ALLYL ISOTHIOCYANATE
ðỐI VỚI MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC ðỎ”
Do sinh viên PHẠM VĂN LỘC thực hiện.
Kính trình Hội ðồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Người Hướng Dẫn Khoa Học

Ths. PHẠM KIM SƠN

i



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp thuận luận văn với ñề tài:
“ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA CHẤT ALLYL ISOTHIOCYANATE
ðỐI VỚI MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC ðỎ”

Do sinh viên PHẠM VĂN LỘC thực hiện và bảo vệ trước Hội ñồng vào
ngày

tháng

năm

Luận văn tốt nghiệp ñã ñược Hội ñồng ñánh giá ở mức: ...................................
Ý kiến của Hội ñồng: .......................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Duyệt Khoa

Cần Thơ, ngày

Trưởng Khoa

tháng


Chủ Tịch Hội ðồng

ii

năm


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước ñây.

Người thực hiện

PHẠM VĂN LỘC

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
- Họ và tên: PHẠM VĂN LỘC
- Sinh ngày: 04/12/1986
- Nguyên quán:
- Họ tên Cha: Phạm Văn Ban
- Họ tên Mẹ: Trần Thị Miện
- Quá trình học tập của bản thân: tốt nghiệp Trung học Phổ Thông niên khóa 20032004. Trúng tuyển vào ðại học Cần Thơ niên khóa 2006-2010, chuyên ngành BẢO VỆ
THỰC VẬT khóa 32, thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

iv



LỜI CẢM ƠN
Kính dâng cha mẹ ñã ñộng viên, nâng ñỡ và chăm sóc con khôn lớn!
Em xin chân thành cảm ơn Thầy PHẠM KIM SƠN và Thầy LÊ VĂN VÀNG
ñã giúp em hoàn thành ñề tài này. Các thầy ñã tận tình hướng dẫn, ñộng viên và truyền
ñạt những kiến thức bổ ích cũng như những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
thời gian thực hiện ñề tài tốt nghiệp.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn ñến quý thầy cô của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật,
Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường ðại Học Cần Thơ ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành ñề tài tốt nghiệp của mình.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai
sót nên rất mong ñược sự ñóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn ñể luận văn ñược
hoàn chỉnh và chính xác hơn.
Chúc sức khỏe mọi người, xin chân thành cảm ơn.
Phạm Văn Lộc

v


Phạm Văn Lộc. 2010. ðánh giá hiệu lực sinh học của chất allyl isothiocyanate trên
mọt gạo và mọt thóc ñỏ. Luận văn tốt nghiệp ðại học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Trong sản xuất nông nghiệp, công tác phòng trừ côn trùng hại kho ngày càng
ñược chú trọng ở khâu bảo quản nông sản. Tuy nhiên, do quá lạm dụng biện pháp hóa
học và sử dụng thường xuyên một loại thuốc xông hơi (phosphine) ñã dẫn tới nhiều
vấn ñề : phosphine có ñộ ñộc cao ñến người và ñộng vật máu nóng, hiệu quả phòng trừ
côn trùng hại kho ngày càng giảm, tính kháng ñang dần gia tăng… ðề tài: “ðÁNH
GIÁ HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA CHẤT ALLYL ISOTHIOCYANATE ðỐI VỚI

MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC ðỎ” ñược thực hiện ñể khảo sát tác ñộng xông hơi nhằm
tìm ra hướng mới cho công tác phòng trừ côn trùng hại kho ñã thu ñược một số kết quả
khả quan trên thành trùng mọt gạo và mọt thóc ñỏ. Hiệu lực của AITC trên thành trùng
mọt gạo khá cao ở nồng ñộ 9µl/2L ñược xử lí trong thời gian 48 giờ (2 ngày). ðối với
mọt thóc ñỏ, AITC cũng có hiệu lực cao ở nồng ñộ 9µl/2L trong thời gian xử lý 5 ngày
ñối với thành trùng và 6 ngày ñối với ấu trùng. Tuy nhiên, chất ALLYL
ISOTHIOCYANATE không có ảnh hưởng trên trứng mọt thóc ñỏ.

vi


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

Tiểu sử cá nhân

.................................................................................................... iv

Lời cảm ơn

..................................................................................................... v

Tóm lược

.................................................................................................... vi


Mục lục

................................................................................................... vii

Danh sách bảng

..................................................................................................... x

Danh sách hình

.................................................................................................... xi

MỞ ðẦU

..................................................................................................... 1

Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................ 2

1.1

TỔNG QUAN VỀ CÔN TRÙNG HẠI KHO ................................ 2

1.1.1

Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản nông
sản ................................................................................................ 2

1.1.2


Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình
bảo quản trên thế giới................................................................... 2

1.1.3

Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình
bảo quản ở Việt Nam .................................................................... 3

1.1.4

Thành phần sâu mọt gây hại chính trong bảo quản nông
sản sau thu hoạch ......................................................................... 4

1.1.5

ðặc ñiểm hình thái, sinh học của một số loài côn trùng gây hại
chính trong kho vựa ...................................................................... 5

1.1.5.1

Mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) ...................................................... 5

1.1.5.2

Mọt thóc ñỏ (Tribolium castaneum Herb) ..................................... 7

1.2.

NHỮNG YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ðẾN CÔN TRÙNG

PHÁ HẠI TRONG KHO .............................................................. 8

1.2.1

Nhiệt ñộ ........................................................................................ 8

1.2.2

Thức ăn ......................................................................................... 8

1.2.3

Thủy phần ..................................................................................... 9
vii


1.2.4

ðộ ẩm tương ñối ........................................................................... 9

1.2.5

Ánh sáng ....................................................................................... 9

1.2.6

Sự thông thoáng ............................................................................ 9

1.3


TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI KHO Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ....................................................................... 10

1.3.1

Biện pháp cơ học và lý học ......................................................... 10

1.3.2

Biện pháp sinh học...................................................................... 10

1.3.3

Biện pháp hóa học....................................................................... 11

1.4

Allyl isothiocyanate (AITC) ........................................................ 13

1.4.1

Danh pháp................................................................................... 13

1.4.2

Công thức phân tử, công thức cấu tạo và khối lượng phân
tử tương ñối ................................................................................ 14

1.4.3


Tính chất vật lý và hóa học ......................................................... 14

1.4.4

Sản xuất và sử dụng .................................................................... 14

1.4.5

Tính ñộc hại ................................................................................ 15

1.4.6

Ứng dụng của AITC.................................................................... 15

Chương 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 16

2.1

PHƯƠNG TIỆN ......................................................................... 16

2.1.1

ðịa ñiểm .................................................................................... 16

2.1.2

Vật liệu ....................................................................................... 16


2.2

PHƯƠNG PHÁP ........................................................................ 16

2.2.1

Chuẩn bị nguồn sâu mọt.............................................................. 16

2.2.2

Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu quả tác ñộng của một số nồng
ñộ allyl isothiocyanate lên thành trùng mọt gạo S. oryzae .......... 16

2.2.3

Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực của allyl isothiocyanate ñối với
thành trùng mọt gạo theo thời gian ở nồng ñộ 9µl/2L .................. 17

2.2.4

Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu quả tác ñộng của một số nồng
ñộ allyl isothiocyanate lên thành trùng mọt thóc ñỏ
T. castaneum .............................................................................. 17
viii


2.2.5

Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu lực của allyl isothiocyanate ñối với
thành trùng mọt thóc ñỏ theo thời gian ở nồng ñộ 9µl/2L ............ 17


2.2.6

Thí nghiệm 5: khảo sát hiệu lực của allyl isothiocyanate ñối với
trứng mọt thóc ñỏ (nồng ñộ 9µl/2L) ............................................ 17

2.2.7

Thí nghiệm 6: Khảo sát hiệu lực của allyl isothiocyanate ñối với ấu
trùng mọt thóc ñỏ theo thời gian ở nồng ñộ 9 µl/2L..................... 18

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 19

3.1

Hiệu lực của chất AITC trên thành trùng
mọt gạo Sitophilus oryzae ........................................................... 19

3.2

Hiệu lực của chất AITC (9µl/2L) trên thành trùng
mọt gạo Sitophilus oryzae theo thời gian..................................... 20

3.3

Hiệu lực của chất AITC trên thành trùng
mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum ............................................... 21


3.4

Hiệu lực của chất AITC (9µl/2L) trên thành trùng
mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum theo thời gian ......................... 23

3.5

Hiệu lực của chất AITC (9µl/2L) trên trứng
mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum theo thời gian ......................... 24

3.6

Hiệu lực của chất AITC (9µl/2L) ñối với ấu trùng
mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum theo thời gian ......................... 25

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ........................................................ 28

4.1

KẾT LUẬN ................................................................................ 28

4.2

ðỀ NGHỊ .................................................................................... 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 29
PHỤ CHƯƠNG


................................................................................................... 32

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa

Trang

3.1 ðộ hữu hiệu (ðHH) của AITC ñối với thành trùng mọt gạo trong ñiều kiện phòng
thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2009. ........................................................................ 19
3.2 ðộ hữu hiệu của AITC (9µl/2L) ñối với thành trùng mọt gạo theo thời gian trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2009. .............................................. 20
3.3 ðộ hữu hiệu của AITC ñối với thành trùng mọt thóc ñỏ trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2009. ............................................................................. 21
3.4 ðộ hữu hiệu của AITC (9µl/2L) ñối với thành trùng mọt thóc ñỏ theo thời gian
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2010. ..................................... 22
3.5 Số ấu trùng còn sống sau khi xử lí AITC (9µl/2L) trên trứng mọt thóc ñỏ theo thời
gian trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2010............................... 24
3.6 ðộ hữu hiệu của AITC (9µl/2L) ñối với ấu trùng mọt thóc ñỏ theo thời gian trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2010. ......................................... 25

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa

Trang

3.1 Hiệu lực của chất AITC ñối với thành trùng mọt gạo
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2009. ............................... 19
3.2 Hiệu lực của chất AITC ñối với thành trùng mọt gạo theo thời gian
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2009................................ 20
3.3 Hiệu lực của chất AITC ñối với thành trùng mọt thóc ñỏ
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại học Cần Thơ, 2009. ............................... 21
3.4 Hiệu lực của AITC (9µl/2L) ñối với thành trùng mọt thóc ñỏ
theo thời gian trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2010. ........ 23
3.5 Số ấu trùng sau khi xử lí AITC (9µl/2L) trên trứng mọt thóc ñỏ
theo thời gian trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2010. ......... 24
3.6 Hiệu lực của AITC (9µl/2L) ñối với ấu trùng mọt thóc ñỏ
theo thời gian trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, ðại Học Cần Thơ, 2010.. ....... 25

xi


MỞ ðẦU
ðể tăng năng suất cây trồng từ 1-5% trên diện rộng ngoài ñồng chúng ta gặp
rất nhiều khó khăn, nhưng sau khi thu hoạch nếu bảo quản không tốt thì sản phẩm
sẽ bị hao hụt rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng (Trần Minh Tâm, 1996). Theo
FAO (1999), hàng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trong kho bảo quản
trung bình từ 6-10%. Ở Việt Nam mức tổn thất này từ 8-15%, riêng ðồng Bằng
Sông Cửu Long khoảng 18% do các loài sâu mọt gây ra trong quá trình bảo quản.
Hiện nay, trong các biện pháp nhằm phòng trừ côn trùng kho thì biện pháp
hóa học vẫn là biện pháp quan trọng, ñược áp dụng chủ yếu. Ở nước ta hiện nay,

phosphine là loại thuốc xông hơi khử trùng kho ñược dùng phổ biến, bởi thuốc này
có nhiều ưu ñiểm như: hiệu quả cao, giá thành rẻ, dễ sử dụng… Phosphine trong khí
ẩm sẽ sinh ra khí ñộc, trong khi thực hiện tránh hít phải hơi và bụi thuốc. Thuốc này
dùng ñể phòng và diệt ấu trùng, trưởng thành của nhiều loại côn trùng gây hại trong
kho bảo quản khi cất giữ sản phẩm. Tuy nhiên, do việc sử dụng liên tục trong nhiều
năm dẫn ñến tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng không ñúng liều lượng, không
ñúng thời gian phủ bạt theo yêu cầu kĩ thuật, ñã làm hạn chế hiệu quả của thuốc
trong phòng trừ, ñồng thời tạo ñiều kiện thuận lợi cho một số loài côn trùng kho có
khả năng thích ứng cao, dễ dàng bộc phát tính kháng và trở thành ñối tượng gây hại
nghiêm trọng trong kho bảo quản.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những hoạt chất mới, ít ñộc hại với người và
ñộng vật máu nóng, có hiệu quả phòng trừ cao ñối với côn trùng kho là hết sức cần
thiết. Bước ñầu thử nghiệm ñánh giá hiệu quả của hoạt chất mới trong phòng thí
nghiệm nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo áp dụng trong thực tiễn và
thay thế dần chất phosphine. ðề tài: “ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC SINH HỌC CỦA
CHẤT ALLYL ISOTHIOCYANATE ðỐI VỚI MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC ðỎ”
ñược thực hiện ñể khảo sát tác ñộng xông hơi nhằm tìm ra hướng mới cho công tác
phòng trừ côn trùng hại kho.

1


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔN TRÙNG HẠI KHO
Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi ñể phát triển sản xuất nông nghiệp, song
cũng tạo ñiều kiện tốt ñể sâu hại phát sinh, phát triển và phá hại nghiêm trọng.
Hàng năm chúng ta dự trữ, bảo quản một khối lượng rất lớn hàng hóa nông
sản. Trong tình hình ñó, những thiệt hại do sâu hại trong kho gây ra không phải là
nhỏ (Vũ Quốc Trung, 1981).

1.1.1 Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản nông sản
Sâu mọt không những trực tiếp làm thiệt hại về số lượng nông sản, làm giảm
chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc không bình
thường mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng ñến sức khoẻ của người tiêu dùng hay
ñộng vật khi sử dụng nông sản (Nguyễn Thị Chắt, 2000a). Mặc dù FAO ñã có các
hội nghị quốc tế về lĩnh vực này nhưng vẫn không ñánh giá ñược ñầy ñủ về qui mô
và mức ñộ tổn hại do côn trùng gây ra ở các nước trên thế giới. (Bùi Công Hiển,
1995).
1.1.2 Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản trên thế giới
Theo kết quả ñiều tra của FAO, hàng năm trên thế giới, mức tổn thất của
lương thực trong kho bảo quản từ 6-10%, ở Mỹ là 5% so với tổng số lương thực sản
xuất. Ở các nước Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại này là 10%,
riêng ở các nước có trình ñộ bảo quản nông sản còn thấp và vùng khí hậu nhiệt ñới
thì mức tổn thất lương thực lên ñến 20%. Sự tổn thất lương thực trong kho, phần
lớn là do sâu mọt gây ra.
Hurlocle (1967), qua thực nghiệm với loài mọt răng cưa Oryzaephilus
surinamensis L. ñã xác ñịnh tốc ñộ tăng trưởng của hơn 100 cá thể mọt trưởng
thành ban ñầu, có thể ñạt tới hơn 12 triệu con trong vòng 03 tháng và trong thời
gian này chúng tiêu thụ ñến 54 kg lương thực trung bình/ tháng. Còn Moore và ctv.
(1966), ñã nghiên cứu sự tổn thất lương thực do ngài thóc nhỏ Sitotroga cerealella
gây ra, nhận thấy ñể hoàn thành một vòng ñời bên trong hạt thóc, một cá thể ngài ñã
sử dụng hết 32,9 mg trọng lượng hạt, tương ứng tỷ lệ tổn thất về trọng lượng là
10,35%.

2


Ở Cộng hoà liên bang Ðức chỉ riêng một loài mọt thóc Sitophilus granarius
L. ñã làm thiệt hại trên 100 triệu mác, theo Schulze (1964), ghi nhận năm 1957 cũng
ở nước này ñã có 379.919 tấn ngũ cốc, 1.382 tấn quả khô và 19.641 tấn hạt có dầu

bị hư hại do côn trùng gây ra ñến mức không thể sử dụng ñược. Theo Reed và ctv.
(1937), ở Mỹ thiệt hại bắp do các loài mọt bột mì Tribolium spp. gây ra khoảng 28
triệu ñôla (trích dẫn bởi Bùi Công Hiển, 1995).
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Mỹ về mất mát ngũ cốc sau thu hoạch
vào năm 1967 ở các nước công nghiệp phát triển ñã lên ñến 42 triệu tấn, tức bằng
95 % tổng sản lượng thu hoạch của Canada hay bằng gấp ñôi sản lượng lương thực
của nước ta trong năm 1992 (trích dẫn bởi Bùi Công Hiển, 1995). Theo Powlay
(1963), ở Mỹ mất mát hàng năm trong các kho tồn trữ ngũ cốc thường dao ñộng từ
15-23 triệu tấn, trong ñó côn trùng gây hại từ 8-16 triệu tấn.
Các nước Châu Mỹ La Tinh thiệt hại ñược ñánh giá vào khoảng 25-50% ñối
với các mặt hàng ngũ cốc và ñậu ñỗ, còn ở Châu Phi thiệt hại khoảng 30%, ở khu
vực Ðông Nam Á những năm qua ñã xảy ra dịch hại lớn do côn trùng gây ra ñối với
ngũ cốc làm tổn thất trên 50%. Hall (1970) và Snelson (1987), cho rằng dù ñã có
những cố gắng thường xuyên và liên tục, các chuyên gia về bảo quản chỉ mới ñạt
ñược một số kết quả trong việc bảo quản ngũ cốc lâu dài ở vùng ôn ñới nhưng rất ít
kinh nghiệm ở vùng nhiệt ñới, ñặc biệt là vùng nhiệt ñới ẩm.
Theo FAO (1982), một số côn trùng trước ñây ñược coi là những loài phá hại
thứ yếu nhưng khi gặp ñiều kiện thuận lợi cho sự phát triển thì chúng trở thành
hiểm họa, như loài mọt ñục hạt lớn Postephanus truncatur Horn, trước ñây tồn tại
như một loài gây hại thứ yếu ở Trung Mỹ, Brazin, Columbia và miền Nam nước
Mỹ, nhưng sau ñó tại Châu Phi chúng gây những thảm cảnh cho các kho tồn trữ
bắp. Các thông báo chính thức cho biết sự thiệt hại về trọng lượng lên ñến 34% ở
các kho tồn trữ bắp và khoảng 70% ở các kho tồn trữ ngũ cốc (Trần Minh Tâm,
2000).
1.1.3 Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản ở Việt Nam
Ở nước ta, theo thực nghiệm của Bộ môn nghiên cứu côn trùng trực thuộc
Tổng cục lương thực (1957-1974), nếu công tác phòng trừ sâu mọt trong kho không
tốt, hàng năm chúng ta sẽ bị hao hụt từ 3-10% số lượng nông sản dự trữ. Tính trung
bình ñối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch khoảng 10%, ñối với các loại cây có
củ là từ 10-20%, còn với rau quả từ 10-30%.


3


Năm 1995 sản lượng lúa thiệt hại khoảng 10%, ước tính khoảng 2,3 triệu tấn.
Với các loại rau củ khoảng 20%, với sản lượng 2 triệu tấn khoai lang, 722.000 tấn
khoai tây và khoảng 3,112 triệu tấn khoai mì. Ðối với ngô số hao hụt hàng năm có
thể lên ñến 100.000 tấn (Trần Minh Tâm, 2000).
Theo kết quả báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2002),
thiệt hại về gạo do côn trùng gây ra trong kho bảo quản vùng Ðồng Bằng Sông Cửu
Long khoảng 18% (trích dẫn bởi Trần Minh Tâm, 2000).
1.1.4 Thành phần sâu mọt gây hại chính trong bảo quản nông sản sau thu
hoạch
Thành phần các loài sâu mọt phá hoại lương thực, thực phẩm, hạt giống…,
khá phức tạp và rất biến ñộng, nguyên nhân chính là các sản phẩm này từ nhiều
nguồn khác nhau . Những thay ñổi về thành phần và mật ñộ côn trùng trong kho còn
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như biến ñộng về thức ăn, thời tiết, phương thức bảo
quản. Mỗi loại nông sản, mỗi nguồn gốc xuất xứ sẽ có một thành phần sâu mọt khác
nhau (Bùi Công Hiển, 1995).
* Sâu mọt hại chính trong gạo
Dennis Hill, 1983, cho rằng trên cám gạo có các loại sâu mọt như: mọt thóc
ñỏ, mọt thóc tạp (Tribolium confusum Jacqueline Du Van), mọt ñầu dài (Latheticus
oryzae Waterhouse)…Các loài Tribolium spp. gây hại nghiêm trọng trên cám gạo,
cám mì và bột (Trích dẫn bởi Nguyễn Tràng Thịnh, 1999). Mọt thóc ñỏ không chỉ
làm hao hụt về trọng lượng mà nó còn tiết ra dịch sản phẩm có mùi hôi, làm giảm
phẩm chất nông sản (Wilian H. Schoenheer, 1967). Tuy nhiên, loài mọt thóc ñỏ
phân bố ở Châu Á và Trung Mỹ, còn loài mọt thóc tạp thích hợp ở vùng ôn ñới.
C.P. Dobie, 1985, cho rằng mọt ñầu dài phân bố ở vùng nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới, chủ yếu ở Nam và ðông Nam Á, loài này chủ yếu gây hại thời kỳ sau và
nhiệt ñộ thích hợp khoảng 35 oC, ẩm ñộ thích hợp khoảng 85%. Ở Việt Nam, mọt

thóc ñỏ gây hại trên nhiều loại sản phẩm như: thóc, gạo, cám, bột mì… (Trần Minh
Tâm, 1996). Mọt ñầu dài thường gặp trong kho bột mì, gạo, quả khô, dược liệu…,
mọt thích sống trong nơi ẩm tối hoặc ẩn nấp trong gầm kho, khe bao bì (Vũ Quốc
Trung, 1981).
Kết quả ñiều tra tại ðồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương ghi nhận ñược 14
loài sâu mọt phá hại trên cám gạo như mọt thóc ñỏ, mọt ñầu dài, mọt gạo dẹt, mọt
ñục hạt nhỏ, mọt răng cưa. Trong ñó mọt thóc ñỏ là loài gây hại ñiển hình nhất với

4


tần số xuất hiện 100%, kế ñến là mọt ñầu dài (86%), mọt gạo dẹt (59%) còn lại các
loài khác có tần số xuất hiện ít hơn (Nguyễn Thị Chắt, 2000a).
1.1.5 ðặc ñiểm hình thái, sinh học của mọt gạo và mọt thóc ñỏ gây hại chính
trong kho vựa
1.1.5.1 Mọt gạo (Sitophilus oryzae L.)
* ðặc ñiểm hình thái
Trưởng thành: Thân dài 3-4 mm, rộng 1,0-1,2 mm, toàn thân màu nâu xám
ñen, trên ñầu có vòi nhô dài ra. Râu hình ñầu gối có 8 ñốt. Trên mảnh ngực trước có
những ñốm tròn nhỏ lõm vào. Trên cánh cứng có những ñường dọc lõm cũng có
những ñiểm tròn. Trên lưng cánh cứng gần ñầu và gốc cánh có 4 vòng gần tròn màu
vàng nâu hay ñỏ nâu trông rất rõ. Ở dưới cánh cứng có màng phát triển.
Con ñực có vòi ngắn và to hơn con cái, trên mặt lưng chấm lõm dài và rõ
hơn con cái. Ngoài ra trên vòi con cái không có chấm lõm ở ñoạn cuối.
Trứng: Dài 0,45-0,70 mm, rộng 0,24-0,30 mm, hình bầu dục dài, một ñầu có
hình nuốm phình ra. Lúc mới nở màu trắng sữa, dần dần biến thành màu vàng nhạt,
ñục.
Ấu trùng: dài 2,5-3,0 mm, ñầu nhỏ màu nâu nhạt, ngực và bụng màu trắng,
trên mình có nhiều ñường vân ngang. Thân mập, ngắn, thường cong lại làm cho mặt
lưng thành hình bán nguyệt. Mặt bụng gần như bằng, có màu trắng ñục.

Nhộng: dài 3,5-4,0 mm, hình bầu dục, lúc mới hóa nhộng màu trắng sữa, sau
thành màu nâu nhạt.
* ðặc tính sinh vật học
Mọt hoạt bát. Có tính giả chết, thích bò lên cao và phía ngoài các bao nông
sản, bay ñược khá tốt. Mọt có thể sinh sôi nảy nở trong kho và cả ngoài ñồng. Khi
ñẻ trứng, dùng vòi có hàm trên ở phía ñầu vòi khoét một lỗ, sau ñó ñẻ trứng vào lỗ
này và dùng ống ñẻ trứng tiết ra một chất nhầy bảo vệ trứng và bịt kín lỗ lại. Mỗi
lần ñẻ 1 quả, có khi 2-3 quả (Provett, 1960). Thời gian ñẻ 1 quả trứng tùy thuộc vào
ñộ cứng của nông sản, thường mất khoảng 1/2 ñến 2 giờ. Mỗi con mọt cái một ngày
có thể ñẻ ñược 3-10 trứng, mỗi năm bình quân ñẻ 380 trứng, nhiều nhất có thể ñẻ
tới 576 trứng. Từ một ñôi mọt ñực và mọt cái, nếu sống trong ñiều kiện thích hợp,
theo tính toán trong một năm có thể sinh sôi, nảy nở thêm 800.000 con khác.
5


Ấu trùng nở ra là bắt ñầu ăn hại, ñục sâu vào trong lòng hạt, làm cho hạt chỉ
còn lại lớp vỏ bên ngoài, không còn giá trị sử dụng nữa. Ở vùng nhiệt ñới mỗi năm
sinh 4-7 lứa. Ở vùng ôn ñới, khí hậu lạnh mỗi năm chỉ sinh 1-2 lứa. Thời kỳ trứng
3-16 ngày, ấu trùng 13-28 ngày, tiền nhộng 1-2 ngày, nhộng 4-12 ngày, trưởng
thành 54-311 ngày. Sâu non có 4 tuổi: tuổi 1 ñến tuổi 3 từ 3-4 ngày, tuổi 4 từ 4-9
ngày.
Thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo phụ thuộc rất chặt chẽ vào ñộ
nhiệt, ñộ ẩm và thức ăn. Theo kết quả nghiên cứu thì thấy: trong lương thực có thủy
phần 14% và ñộ nhiệt 20oC thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo khá dài,
trong lúa mì 53 ngày, trong thóc 60 ngày. Khi ñộ nhiệt tăng dần ñến 28oC thì thời
gian hoàn thành một thế hệ rút ngắn lại. Tăng ñộ nhiệt từ 28 lên 30oC, thời gian
hoàn thành một thế hệ gần như không thay ñổi: trong lúa mì là 38 ngày, trong thóc
và bắp khoảng 40-41 ngày, còn trong khoai sắn lát khô trên 50 ngày. ðộ nhiệt tăng
tới 32oC tốc ñộ sinh sản giảm, thời gian hoàn thành một thế hệ kéo dài: trong lúa
mì, thóc và bắp tới 53-54 ngày, trong khoai khô 71 ngày và trong sắn khô 90 ngày.

Ở 34 oC nói chung sự sinh sản khó khăn.
Thời gian hoàn thành một thế hệ phụ thuộc chặt chẽ vào thủy phần của hạt.
Khi thủy phần của hạt tăng thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt giảm. Sự phụ
thuộc này không theo dạng ñường thẳng, mà theo dạng hàm số bậc hai. Khi trong
lúa mì, bắp, lúa và sắn lát có thủy phần 11,5% trứng mọt vẫn còn khả năng nở và
trở thành mọt, nhưng thời gian hoàn thành một thế hệ trên 70 ngày. Riêng trong
khoai khô, với thủy phần này, mọt không sinh sản ñược. Khi thủy phần của hạt tăng
tới khoảng 14,3% thời gian hoàn thành một thế hệ rút ngắn dần, nhưng nói chung
tốc ñộ chuyển hóa các giai ñoạn ấu trùng thành mọt vẫn còn chậm. Với thủy phần
lương thực từ 15% trở lên thì mọt nở khá nhanh.
Mọt gạo hoạt ñộng mạnh nhất ở ñộ nhiệt 24-30oC, trong ñó thích hợp nhất là
ñộ nhiệt 29oC. Ở dưới 13oC và trên 38oC mọt sẽ ngừng hoạt ñộng. Theo Cotton thời
gian thực hiện một thế hệ ở 27,2oC chỉ mất 25 ngày, còn ở 17 oC mất tới 92 ngày.
ðộ ẩm tương ñối của không khí thích hợp nhất ñối với sự phát triển của mọt gạo
khoảng 90-100%, ñộ ẩm cần thiết của sự ñẻ trứng thấp nhất khoảng 60%. Mọt
không thể sinh sản ở hạt có thủy phần dưới 8% và trên 40%, thủy phần tối thiểu,
cần thiết cho sự sinh sản là 10%, tốc ñộ sinh sản mạnh nhất là khi thủy phần của hạt
từ 15-20%, trong ñó thích hợp nhất khi thủy phần hạt là 17%, quá 20% thủy phần
thì sự sinh sản chậm lại.

6


1.1.5.2 Mọt thóc ñỏ (Tribolium castaneum Herbst)
* ðặc ñiểm hình thái
Trưởng thành: Thân dài 3-3,75 mm, rộng 0,97-1,5 mm, hình bầu dục dài và
dẹt. Toàn thân có màu nâu ánh, ñầu dẹt và rộng. Mắt kép màu ñen, nhìn ở mặt dưới
ñầu thì thấy khoảng cách của 2 mắt kép bằng ñường kính của mắt kép. Râu hình
chùy có 11 ñốt, 3 ñốt ñầu phồng to lên. Ngực trước hình chữ nhật, góc của mép
ngực trước hơi cong xuống dưới, trên ngực trước có nhiều ñiểm nhỏ. Trên cánh

cứng có 10 ñường rãnh lõm chạy dọc và trong ñường rãnh lõm có nhiều ñiểm nhỏ
xếp thành hàng.
Trứng: Dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm, hình bầu dục, màu trắng sửa. Vỏ trứng thô
và ráp.
Ấu trùng: Khi ñẫy sức dài 5-7 mm, hình ống nhỏ và dài. ðầu màu hung nâu,
thân màu vàng nâu nhạt. Toàn thân có 12 ñốt (3 ñốt ngực, 9 ñốt bụng), ñốt bụng
cuối cùng có 2 gai lồi màu ñen nâu, trên thân có lác ñác những lông nhỏ màu vàng
nâu. Ở các ñốt thì nửa ñốt về trước màu nâu nhạt, nửa ñốt về sau và ñường phân
chia ñốt màu vàng trắng nhạt. Có 2 mắt ñơn màu ñen, râu có 4 ñốt (ñốt 1 và ñốt 2
ngắn, ñốt 3 dài nhất, ñốt 4 nhỏ nhất).
Nhộng: Dài 4 mm, rộng 1,3 mm, màu vàng trắng nhạt.
* ðặc tính sinh vật học
Mỗi năm sinh 4-5 lứa, thời kỳ trứng 3-9 ngày, ấu trùng 25-80 ngày ( tuổi 1 từ
2-8 ngày, tuổi 2 từ 4-9 ngày, tuổi 3 từ 3-8 ngày, tuổi 4 từ 2-11 ngày, tuổi 5 từ 3-9
ngày, tuổi 6 từ 3-11 ngày, tuổi 7 từ 4-8 ngày, tuổi 8 từ 4-16 ngày). Thời kỳ nhộng từ
4-14 ngày, hoàn thành vòng ñời từ 32-103 ngày. Thời gian sống của mọt khoảng từ
104-374 ngày, con ñực có thể sống tới 3 năm.
Con cái ñẻ từ 2-3 trứng/lần, nhiều nhất có thể ñẻ tới 18 trứng, con cái trung
bình ñẻ 327 trứng, nhiều nhất có thể ñẻ tới 1000 trứng (tỉ lệ trứng nở khoảng 90%).
Mọt thường ñẻ trứng trên vỏ hạt, trên các rãnh của hạt, trong các khe kẽ bao bì.
ðộ nhiệt phát dục thích hợp nhất vào khoảng 28-30 oC khi ñó hoàn thành
vòng ñời chỉ khoảng 27-35 ngày, dưới 18oC không thích hợp với sự phát dục và trên
40oC ñã ngừng phát dục, ở 25oC thời kỳ trứng khoảng 6-7 ngày, ấu trùng 66 ngày,
còn ở 30oC thời kỳ trứng 3-5 ngày và ấu trùng 22-27 ngày.

7


Ở ñộ nhiệt 42oC, tất cả các giai ñoạn phát triển của mọt ñều chết sau 114 giờ,
ở 52oC chết sau 3 giờ, ở ñộ nhiệt này mọt chết sau 15 phút, trứng chết sau 30 phút,

ấu trùng chết sau 45 phút, còn nhộng chết sau 3 giờ.
Trong ñiều kiện nước ta, trung bình mỗi năm mọt sinh 7-8 lứa, về mùa hè
mọt hoàn thành vòng ñời trung bình 28-30 ngày, còn mùa ñông từ 35-40 ngày, có
khi tới 48 ngày.
Mọt thường có tính quần tụ và giả chết, leo bò rất nhanh và bay khỏe (Vũ
Quốc Trung, 1981).
Trong ñiều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm (T=28,5oC, H=73,5%), kết
quả khảo sát chu kỳ sinh trưởng của mọt thóc ñỏ có vòng ñời trung bình là 53,7
ngày, tỷ lệ vũ hoá 100%. Khả năng ñẻ trứng cao, trung bình 1 ngày ñẻ khoảng 5
trứng/ thành trùng, trứng ñược ñẻ liên tục ở các ngày trong thời gian khảo sát (Trần
Văn Mì, 2004).
1.2. NHỮNG YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH HƯỞNG ðẾN CÔN TRÙNG PHÁ
HẠI TRONG KHO
1.2.1 Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sự vận ñộng
và phát triển của côn trùng. Mỗi loài côn trùng ñều có nhiệt ñộ tối ưu, ở nhiệt ñộ ñó
sự tăng trưởng của quần thể có khả năng ñạt cực ñại. Khi nhiệt ñộ vượt quá nhiệt ñộ
tối ưu, thì các ñiều kiện trở nên tương ñối không thuận lợi cho sự phát triển của côn
trùng và tốc ñộ tăng trưởng của quần thể giảm xuống.
Tất cả các loài mọt hại kho quan trọng vùng nhiệt ñới ñều có nhiệt ñộ tối ưu
ở mức 25-35oC. Nhiệt ñộ dưới 20oC thường làm giảm tốc ñộ tăng trưởng của quần
thể, các loài gây hại không tạo ra những thiệt hại rõ rệt.
1.2.2 Thức ăn
Thức ăn là một yếu tố cần thiết ñể côn trùng tăng trưởng kích thước cơ thể,
phát triển sản phẩm sinh dục và bù lại phần năng lượng bị mất trong hoạt ñộng sống
của chúng, vì chúng không thể dùng chất vô cơ ñể nuôi sống cơ thể mà phải dùng
chất hữu cơ của môi trường làm thức ăn. Khi môi trường có thức ăn ñầy ñủ thì thời
gian hoàn thành vòng ñời ngắn. Nếu côn trùng thiếu thức ăn trong ñiều kiện nhiệt
ñộ thích hợp, ẩm ñộ không khí thấp thì tất cả các loài côn trùng chết rất nhanh. Tuy


8


nhiên, cũng có một số loài có khả năng nhịn ñói lâu ở ñộ ẩm không khí cao và nhiệt
ñộ thấp hơn mức thích hợp (Trần Minh Tâm, 2000).
1.2.3 Thủy phần
Côn trùng hại kho có khả năng thích nghi kỳ lạ, ñặc biệt có khả năng tồn tại
và phát triển trong ñiều kiện thức ăn rất khô, một số côn trùng có khả năng sống
trong ñiều kiện thuỷ phần chỉ khoảng 1%. Thuỷ phần là hàm lượng nước tự do có
trong hàng hoá mà hàng hoá này ñã bị côn trùng xâm nhiễm nên sẽ có ảnh hưởng
tương tự như nhiệt ñộ ñến sự phát triển của côn trùng. Ở ñộ thuỷ phần quá thấp
hoặc cao thì tốc ñộ phát triển quần thể sẽ chậm, còn ở ñộ thuỷ phần cực thuận thì
tốc ñộ ñạt cao nhất. Thuỷ phần thấp không nhất thiết giết chết côn trùng ngay tức
khắc, chúng có thể tồn tại với tốc ñộ phát triển rất hạn chế, khi thuỷ phần cao thì
hình thành việc cạnh tranh với sự tăng trưởng của nấm mốc và các vi sinh vật khác,
làm giảm khả năng sống sót của hầu hết côn trùng hại kho, rồi sau ñó ñược thay thế
bởi các loài ăn nấm (Bùi Công Hiển, 1995).
1.2.4 ðộ ẩm tương ñối
Nhìn chung, ảnh hưởng của ñộ ẩm tương ñối có quan hệ mật thiết với thuỷ
phần thức ăn thông qua việc tồn tại giữa cân bằng thuỷ phần và ñộ ẩm tương ñối.
Do ñó, ở trên bề mặt khối hàng ñộ ẩm tương ñối bao quanh có thể thấp hơn nhiều so
với ở dưới sâu khối hàng, là nơi mà ñộ ẩm bị ñiều chỉnh bởi thuỷ phần của hàng
hóa. Ở trên bề mặt, côn trùng dễ bị làm khô, nên các giai ñoạn trước trưởng thành
(ấu trùng và nhộng) hiếm khi bắt gặp trên bề mặt khối hàng ở ñiều kiện khô ráo
(Bùi Công Hiển, 1995).
1.2.5 Ánh sáng
Ða số côn trùng hại kho có thể hoàn tất vòng ñời của chúng trong kho hoàn
toàn không có ánh sáng, trong những ñiều kiện ñó côn trùng còn dựa vào các giác
quan như xúc giác và khứu giác ñể di chuyển và tìm thức ăn. Ða số các loài, gồm cả
những loài có thể hoàn thành vòng ñời trong tối hoàn toàn, cũng sẽ bị lôi cuốn ñến

ánh sáng ñèn trong kho tối (Bùi Công Hiển, 1995).
1.2.6 Sự thông thoáng
Ảnh hưởng của việc thông thoáng lên côn trùng hại kho, ñến nay chưa ñược
nghiên cứu ñầy ñủ, nhưng có ñiều chắc chắn mức ñộ ôn hoà của vận ñộng không
khí trong kho sẽ có tác ñộng tới vi khí hậu chung quanh khối hàng hoá và việc tăng

9


trưởng của nấm mốc qua ñó bị hạn chế và việc thay ñổi vi khí hậu sẽ có tác ñộng tới
ñời sống côn trùng trong kho (Bùi Công Hiển, 1995).
1.3. TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI KHO Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
1.3.1 Biện pháp cơ học và lý học
Sàng sẩy, loại bỏ tạp chất vụn nát, ngoài việc giúp thông thoáng trong lô
hàng, còn hạn chế khả năng phát triển của sâu mọt tuổi 1 và tuổi 2. Theo Cotton và
ctv., (1960) cho biết lúa mì còn lẫn tạp chất và bụi của chất vụn nát ngay cả khi thuỷ
phần còn 8% thì 100% Tribolium confusum vẫn tồn tại trong 4 tháng. Do vậy, một
lô hàng bị nhiễm mọt và có thuỷ phần cao, nếu ñã ñược khử trùng và phơi, sấy ñể
hạ thuỷ phần thì vẫn cần thiết phải sàng sẩy loại bỏ tạp chất ñể ñề phòng sâu tái phát
triển, ñặc biệt là sâu tuổi 2 (Trần Văn Mì, 2004).
1.3.2 Biện pháp sinh học
Haines (1984), cho rằng có thể ứng dụng thiên ñịch trong phòng trừ tổng hợp
côn trùng hại kho, chúng bao gồm thiên ñịch ăn thịt và ký sinh. Nhóm ký sinh có
thể sống ở trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác, hoặc có thể sử dụng hormone diệt
sản, làm cho sâu non không hoá nhộng ñược, khả năng sinh sản của trưởng thành
giảm và tỷ lệ trứng bị hư cũng cao. Thiên ñịch có khả năng tấn công vào côn trùng
hại kho và có thể là yếu tố tích cực trong phòng trừ sinh học.
Côn trùng hại kho còn có thể bị ký sinh bởi các loài mạt, như các loài ký sinh
thuộc giống Pyemotes và loài Acarophenas tribolii thuộc bộ Prostigmata. Chúng

sống trên bề mặt cơ thể côn trùng, tấn công vào phần kitin mềm, chọc vào lớp vỏ,
ñeo hút dịch cơ thể côn trùng. Một số vi sinh vật như vi khuẩn Bacilus thuringiensis
và Amip triboliosystis, Mattesia, Nosema, Adelina… cũng thuộc nhóm ký sinh ñối
với côn trùng kho (trích dẫn bởi Nguyễn Hữu ðạt, 2001).
Theo ñiều tra của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II trong năm 1997, ñã ghi
nhận có 6 loài thiên ñịch thuộc 4 họ trong 4 bộ là Cheyletus sp. (họ Acaridae, bộ
Arachnida), loài này ăn thịt côn trùng thuộc nhóm Liposcelis spp.; Tenebroides
mauritanicus (bộ Coleoptera) ăn thịt một số côn trùng như Lasioderma serricorne,
Stegobium paniceum; Xylocoris flavipes ñược ghi nhận là ăn thịt các loài côn trùng
như Tribolium spp., Ephestia spp.…và bộ Hymenoptera có 2 loài thiên ñịch là
Anisopteromalus canlandrae (họ Pteromalidae), Bracon hebetor (họ Braconidae),
chúng ký sinh trên một số loài thuộc bộ Coleoptera và Lepidoptera.

10


Theo Nguyễn Hữu Ðạt (2001) thì dầu cây Neem và một số dược liệu như cây
gia vị Eugenia cariophillus có hiệu quả phòng trừ cao ñối với các loài Corcyra
cephalonica, Rhizopertha dominica, Sitophilus oryzae, Sitotroga cerealella,
Tribolium castaneum… (Trích từ Trần Văn Mì, 2004).
1.3.3 Biện pháp hóa học
Là biện pháp quan trọng ñược áp dụng rộng rãi, hoá chất sử dụng diệt trừ sâu
mọt ñược chia làm hai nhóm: nhóm chất sát trùng kho và nhóm chất xông hơi nông
sản. Trong ñó, nhóm sát trùng gồm các loại thuốc sử dụng phổ biến như DDVP
50EC, Dipterex 50SP, Sumithion 50ND.... Nhóm chất xông hơi dùng trong khử
trùng gồm: Cloropicrin, Methyl Bromide, Phosphine....
Khử trùng xông hơi: là biện pháp kỹ thuật sử dụng hoá chất có khả năng bốc
hơi hoặc thăng hoa ñể diệt trừ sinh vật gây hại trong không gian kín theo yêu cầu.
Ðối tượng gây hại trên thực vật và sản phẩm thực vật có thể diệt trừ bằng biện pháp
khử trùng là côn trùng, chuột, tuyến trùng, rệp, nấm…. Biện pháp khử trùng xông

hơi trên hàng hoá, nông sản ñã ñược ứng dụng rộng rãi trên thế giới từ trên 50 năm
nay (Phạm Ðăng Chương, 2002).
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại thuốc xông hơi ñược sử dụng như:
Methyl Bromide, Phosphine, Hydrogen Cyanide, Carbon Dioxide, Ethylene
Dibromide…. Ở Việt Nam, hai loại thuốc ñược sử dụng rộng rãi là Phosphine và
Methyl Bromide. Trong ñó, Phosphine ñược sử dụng nhiều hơn do Methyl Bromide
rất ñộc, hiện bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới vì nó có tiềm năng phá huỷ
tầng Ozon của khí quyển, chỉ dùng ñể diệt các loài côn trùng ñối tượng kiểm dịch
thực vật và không dùng ñể xử lý hạt giống và cây giống.
* Ðặc ñiểm và tác dụng của Phosphine (PH3)
Ưu ñiểm: thuốc không làm ảnh hưởng ñến hàm lượng chất béo có trong
nông sản và tỷ lệ nẩy mầm của hạt. Khí phosphine (PH3) ñược sinh ra từ các hợp
chất của phosphine kim loại (nhôm, magiê, kẽm). Phản ứng của thuốc thành phẩm
với hơi nước xảy ra như sau:
AlP + 3 H2O
Mg3P2 + 6 H2O

Al(OH)3 + PH3
3Mg(OH)2 + 2 PH3

PH3 có tác dụng diệt côn trùng, còn Al(OH)3 hoặc Mg(OH)2 không ñộc. Ðể
ngừa cháy nổ người ta thêm (NH4)2CO3.
11


(NH4)2CO3

2NH3 + CO2 + H2O

CO2 và H2O làm tăng khả năng hô hấp của côn trùng, làm cho khả năng

nhiễm thuốc cao hơn.
Khí PH3 bay ra là khí ñộc diệt sâu mọt bằng con ñường hô hấp. PH3 rất dễ bị
oxy hoá thành acid metaphosphine (HPO3) làm tăng khả năng gây ñộc của thuốc.
Thuốc thành phẩm ñóng gói ở dạng hạt, dạng bột, phổ biến nhất là dạng viên nén.
Ðặc tính lý hoá: thành phần chủ yếu là nhôm phosphua (66%), còn lại là các
chất phụ gia khác, thuốc dạng viên nén có màu xám tro. Công thức hoá học PH3,
ñiểm sôi - 87,4oC, trọng lượng phân tử là 34, tỷ trọng ñối với không khí là 1,2, khả
năng khuếch tán cao, khí không bị hấp thụ vào hầu hết các loại hàng hoá.
Tính ñộc: thuốc rất ñộc ñối với người, ở nồng ñộ 2,8 mg/lýt không khí
(2.000 ppm trong không khí) sẽ gây chết người trong thời gian ngắn. Ðối với nông
sản hàng hoá Phosphine hấp thụ rất ít hoặc không hấp thụ vào hàng hoá và rất dễ
dàng phóng thích ra ngoài bằng quạt gió, nên không ñể lại dư lượng ñáng kể trên
hàng hoá. Ở ñiều kiện bình thường phosphine không ảnh hưởng ñến ñộ nẩy mầm
của hạt giống. Phosphine có thể diệt trừ ñược nhiều loại sâu mọt. Liều lượng tuỳ
thuộc vào loại hàng hoá, dịch hại mà có liều lượng khuyến cáo khác nhau. Ðể việc
sử dụng phosphine trong khử trùng kho ñạt hiệu quả cao cần phải giữ hơi ñộc trong
thời gian dài ñể cho các pha chống chịu thuốc như: trứng ñủ thời gian phát triển
thành sâu non hoặc trưởng thành sẽ chết vì thuốc (Trần Văn Hai, 2000; Trần Minh
Tâm, 2000). Theo Lương Duy Kính và ctv. (1991), Phostoxin (chất hữu hiệu chính
là phosphine nhôm 50%) là thuốc có dạng bột xám nhạt, chứa hàm lượng Phosphine
khoảng 30%. Hơi Phosphine rất ñộc với sâu mọt, chuột nhưng sau thời gian hiệu
lực nó bị oxy hoá thành acid phosphoric ít ñộc với người và gia súc. Phostoxin khi
gặp ñộ ẩm không khí hoặc ñộ ẩm của sản phẩm, phản ứng tạo ra khí Phosphine.
AlP + 3H2O

Al(OH)3 + PH3

2AlP + 3H2O

Al2O3 + 2 PH3


Ðộ phân giải của thuốc phụ thuộc vào: kho hàng không kín liều lượng thuốc
cao hơn. Ðối với hàng hoá 12-20g phostoxin/m3, thời gian bịt kín ít nhất 72 giờ. Sau
khi xử lý 9 ngày dư lượng PH3 ñược ghi nhận bằng không.
Hoạt chất nhôm phosphua (phosphine) ñược dùng ñể khử trùng cho sâu mọt,
chuột... cho lúa mì, lúa gạo, cà phê, các loại hạt giống và dược liệu... nhưng không

12


×