Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác và KHẢO sát một số đặc điểm SINH học của sâu gây hại đọt CAM AGONOPTERIX SP TRÊN cây CAM SÀNH ở TỈNH hậu GIANG và THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.45 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-o0o-

LÊ THỊ HOÀNG ANH

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU GÂY HẠI ĐỌT CAM
AGONOPTERIX SP. (LEPIDOPTERA: ELACHISTIDAE)
TRÊN CÂY CAM SÀNH (CITRUS NOBILIS LOUR.) Ở
TỈNH HẬU GIANG VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ 12 - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-o0o-

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ KHẢO SÁT MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU GÂY HẠI ĐỌT CAM
AGONOPTERIX SP. (LEPIDOPTERA: ELACHISTIDAE)
CÂY CAM SÀNH (CITRUS NOBILIS LOUR.) Ở
TỈNH HẬU GIANG VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. Ts. Lê Văn Vàng
2. Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Họ và Tên: Lê Thị Hoàng Anh
MSSV: 3073260
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật K33A

Cần Thơ 12 - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với
đề tài:
“Điều tra hiện trạng canh tác và khảo sát một số đặc điểm sinh học của
sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae) trên cây cam
sành (Citrus nobilis Lour.) ở tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ”
Do sinh viên Lê Thị Hoàng Anh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày 15 tháng
12 năm 2010
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ……….
Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………..

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD

CHỦ NHIỆM KHOA

Cần Thơ, ngày…tháng…năm....
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
“Điều tra hiện trạng canh tác và khảo sát một số đặc điểm sinh học của
sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae) trên cây cam
sành (Citrus nobilis Lour.) ở tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần Thơ”
Do sinh viên Lê Thị Hoàng Anh thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấp nhận luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm....
Người hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

iii


TRANG CẢM ƠN

Kính dâng!
Con mãi ghi ơn Ba Mẹ đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn đến ngày hôm nay.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy hướng dẫn Ts. Lê Văn Vàng, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho
những lời khuyên hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Anh Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình chỉ bảo, cho những lời khuyên để
tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn:
- Thầy cố vấn học tập ThS. Lăng Cảnh Phú cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho em trong
suốt thời gian học tại trường.
- Chị Trương Thị Kim Hai lớp cao học Bảo Vệ Thực Vật K14 và các bạn lớp Bảo
Vệ Thực Vật K33 đã quan tâm, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn,
đặc biệt là bạn Quyến, Toán, Khởi, Tiến, Hằng, Hạnh, bạn Vy lớp Nông học K33B.

Thân gửi đến các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K33 lời chúc thành đạt trong tương lai!

Lê Thị Hoàng Anh

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lê Thị Hoàng Anh
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Ngày, tháng, năm sinh: 04/01/1989

Nơi sinh: Giồng Riềng – Kiên Giang.
Quê quán: Thới Bình – Cần Thơ.
Họ và tên cha: Lê Quang Vinh
Họ và tên mẹ: Đặng Nguyệt Ánh
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1995 đến năm 1998 học tiểu học tại trường Tiểu Học “A” Thị Trấn,
Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang. Năm 1998 đến năm 2000 tiếp tục học tiểu
học tại trường Tiểu Học An Hòa 1 (nay là trường Tiểu Học Phan Bội Châu),
Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
Tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2004, tại trường Trung Học Cơ Sở An Hòa
2, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007, tại trường Trung Học Phổ Thông
Chuyên Lý Tự Trọng, Thành Phố Cần Thơ.
Thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007, Ngành Bảo Vệ Thực Vật,
Khóa 33, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

Lê Thị Hoàng Anh

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hoàng Anh


vi


MỤC LỤC
Chương

1

Nội dung

Trang

Trang cảm ơn

iv

Quá trình học tập

v

Lời cam đoan

vi

Danh sách bảng

ix

Danh sách hình


x

Tóm lược

xii

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CAM SÀNH (CITRUS NOBILIS LOUR.)

2

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại

2

1.1.2 Đặc điểm sinh học

2

1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG THUỘC BỘ LEPIDOPTERA GÂY HẠI

2


TRÊN CHỒI NON CỦA CÂY CAM QUÝT

3

1.2.1 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton

3

1.2.2 Các loài bướm phượng

5

- Bướm phượng vàng Papilio demoleus Linnaeus

6

- Bướm phượng đen Papilio polytes Linnaeus

6

- Bướm phượng lớn Papilio memnon Linnaeus

7

1.2.3 Sâu nhiếu đọt Adoxophyes privatana Walker

8

1.2.4 Loài gây hại thuộc chi Archip Huber


10

1.2.5 Loài gây hại thuộc chi Homona Walker

11

1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ ELACHISTIDAE

12

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

14

2.1 PHƯƠNG TIỆN

14

2.1.1 Thời gian thực hiện

14

2.1.2 Địa điểm thí nghiệm

14

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

14
vii



2.2 PHƯƠNG PHÁP

14

2.2.1 Điều tra nông dân

14

2.2.2 Điều tra trực tiếp ngoài đồng

15

2.2.3 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae)
3

16

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN

19

3.1.1 Tình hình canh tác cam sành tại các địa điểm điều tra


19

3.1.2 Tình hình dịch hại theo đánh giá của nông dân

21

3.1.3 Kết quả điều tra sâu tình hình gây hại của sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp.

23

3.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU GÂY HẠI
ĐỌT CAM AGONOPTERIX SP.(LEPIDOPTERA: ELACHISTIDAE) 24

4

3.2.1 Thành trùng

25

3.2.2 Trứng

29

3.2.3 Ấu trùng

30

3.2.4 Nhộng


32

3.2.5 Cách gây hại

33

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

4.1 KẾT LUẬN

36

4.2 ĐỀ NGHỊ

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng


Tựa bảng

Trang

3.1

Đặc điểm của vườn trồng cam tại các địa điểm điều tra

19

3.2

Việc sử dụng phân bón của nông dân tại các địa điểm điều tra

20

3.3

Kết quả điều tra tình hình gây hại của sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp.

23

3.4

Vòng đời và các giai đoạn phát triển của sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae) trong điều kiện
phòng thí nghiệm


24

3.5

Chỉ tiêu kích thước (mm) của các giai đoạn phát triển của sâu
gây hại đọt cam Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae)

25

3.6

Khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae) trong điều kiện
phòng thí nghiệm

28

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Trái cam sành ( />

3

1.2

Thành trùng của Homona coffearia (estryimages.
org/browse/detail.cfm?imgnum=5368062)

12

1.3

Dạng gân cách Depressaria (Elachistidae, Depressariinae) (Charles
A. Triplehorn và Norman F. Johnson, 2005).

13

2.1

Sơ đồ ghi nhận chỉ tiêu trên vườn điều tra sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp.

15

2.2

Vườn bị nhiễm Agonopterix sp. ở ngoài đồng (A), đọt bị nhiễm
Agonopterix sp. (B), hộp nuôi sâu (C) và nguồn nhộng nhân nuôi
(D) trong phòng thí nghiệm

16


2.3

Hình dạng thành trùng (A) và đặc điểm phân biệt đực cái (B) của
sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

17

2.4

Cho bướm bắt cặp trong bọc nylon (A) và hộp nuôi ấu trùng (B)

17

3.1

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân đánh giá về tình hình bệnh
hại

21

3.2

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân sử dụng các loại gốc thuốc
dùng để trị bệnh gây hại

21

3.3


Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân đánh giá về tình hình côn
trùng và nhện hại

22

3.4

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ (%) hộ nông dân sử dụng các loại gốc thuốc
dùng để trị côn trùng và nhện hại

22

3.5

Thành trùng của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

25

3.6

Kiểu miệng vòi hút (A) và dạng râu hình sợi chỉ (B) của thành trùng
sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

26

3.7

Cánh của thành trùng sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

26


3.8

Gân cánh trước của thành trùng sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

27

x


3.9

Gân cánh sau của thành trùng sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

27

3.10

Phần cuối bụng (A) của thành trùng đực, thành trùng cái và phần
bụng (B) của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

28

3.11

Trứng được đẻ thành từng nhóm, rời rạc trên lá cam non (A) và bọc
nylon (B)

29


3.12

Quá trình phát triển của trứng sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

29

3.13

Các mảnh đầu để lại khi ấu trùng lột xác và hóa nhộng

30

3.14

Quá trình biến đổi màu sắc mảnh đầu khi ấu trùng mới vừa lột xác

30

3.15

Ấu trùng tuổi 1 của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

31

3.16

Ấu trùng các tuổi của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

32


3.17

Ấu trùng tuổi 5 và cuối tuổi 5 của sâu gây hại đọt cam Agonopterix
sp.

32

3.18

Nhộng của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

33

3.19

Quá trình biến đổi màu sắc của nhộng

33

3.20

Triệu chứng gây hại của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp.

34

3.21

Thành trùng của sâu nhiếu đọt Adoxophyes privatana

34


3.22

Triệu chứng gây hại của sâu nhiếu đọt Adoxophyes privatana (A)
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) và sâu xếp lá Archip sp. (B)

35

xi


LÊ THỊ HOÀNG ANH, 2010. “Điều tra hiện trạng canh tác và khảo sát một số
đặc điểm sinh học của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. (Lepidoptera:
Elachistidae) trên cây cam sành (Citrus nobilis Lour.) ở tỉnh Hậu Giang và
thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. 38 trang.
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và khảo sát một số đặc điểm sinh học của
sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae) trên cây cam
sành (Citrus nobilis Lour.) ở tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ” được thực
hiện từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010 đã được những kết quả sau:
* Điều tra tình hình canh tác và dịch hại trên 57 vườn cam ở ba địa điểm
thuộc phường Thới An, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ; xã Phú Hữu và Cảng
Cái Cui, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho thấy phần lớn diện tích vườn từ
3.100 m2 đến 8.000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất 56,14%; các vườn điều tra chủ yếu là
vườn tơ từ 1 đến 4 năm tuổi. Tình hình dịch hại thì có 7 loại bệnh phổ biến, trong
đó bệnh gây hại nặng nhất là bệnh vàng lá gân xanh (33,38%). Riêng côn trùng và
nhện hại có 8 loài phổ biến, trong đó sâu vẽ bùa Phyllocnitis citrella là gây hại nặng

nhất (31,59%).
* Nhận biết của nông dân về loài sâu hại mới (sâu gây hại đọt cam
Agonopterix sp.) chiếm 49,12% và nông dân đánh giá không ảnh hưởng đến năng
suất chiếm 66,67%. Kết quả điều tra trực tiếp ngoài vườn thì tỷ lệ chồi bị hại khá
cao là 46,98% (± 20,86) ở xã Phú Hữu và 39,77% (±17,99) ở cảng Cái Cui, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
* Khảo sát đặc điểm sinh học của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. trong
điều kiện phòng thí nghiệm (T = 29,4 – 32,10C; RH = 70,6 – 80,8%) cho thấy: vòng
đời từ 25 – 39 ngày, trung bình 31,77 ngày. Bướm đực và bướm cái có kích thước
nhỏ, màu xám, hình dạng tương tự nhau, trên cánh có những vệt, đốm đặc trưng.
Một bướm cái đẻ trung bình 203,3 trứng, tỷ lệ trứng nở trung bình là 48,77%. Trứng
sau 3 – 4 ngày sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 12 – 19 ngày,
thân từ màu vàng chuyển sang xanh đậm đến đỏ nâu, đầu có 2 mảnh vỏ màu đen
bóng, gây hại bằng cách tấn công, ăn phá vào các lá non của chồi làm lá không xòe
ra được và ở chóp lá chuyển sang màu vàng. Nhộng có màu nâu đậm, sau 6 – 7
ngày thì nhộng vũ hóa thành bướm.
xii


MỞ ĐẦU
Cam quýt là cây ăn trái quan trọng, chiếm sản lượng 107 triệu tấn trên toàn
thế giới (FAO, 2001), trồng được ở vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới. Ở Việt Nam
và cả trên thế giới, cam quýt được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì chứa nhiều chất
dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, PP. Thân, lá, vỏ, trái, hạt được làm gia vị, thuốc
nam hay trích lấy tinh dầu và được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như nước
giải khát, mứt, kẹo…Với lợi ích và giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng cây cam
quýt ngày càng tăng. Ở nước ta, cam quýt chiếm khoảng 56.900 ha và sản lượng
khoảng 560.200 tấn vào năm 2004 (FAOSTAT Data, 2005). Đến năm 2009, ở Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có hơn 73.000 ha cây có múi (cam, quýt,
chanh, bưởi), chiếm 27,4% trong tổng số 282.000 ha cây ăn trái toàn vùng. Các tỉnh

có diện tích cây có múi nhiều nhất là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre...
( nhan-rongmo-hinh-trong-oi-xen-canh-cay-co-mui/view).
Ngoài nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của cây cam quýt (đất đai màu
mỡ, nguồn nước, thời tiết thuận lợi, kinh nghiệm sản xuất…). Tuy nhiên, trong quá
trình trồng trọt cây cam quýt cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi như quá trình
công nghiệp hóa làm diện tích canh tác giảm đi, nhiều loài sâu bệnh gây hại (đặc
biệt là bệnh vàng lá gân xanh)... Mức độ bị hại, thời gian sâu bệnh gây hại thay đổi
tùy thuộc vào giống cây, kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái của từng vùng.
Trong đó, một số loài thứ cấp đang trở nên phổ biến và gây hại vào giai đoạn ra
chồi non, chúng tấn công và phá hoại các chồi non làm ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển và có thể làm giảm năng suất đáng kể của cây trồng.
Vì vậy, đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác và khảo sát một số đặc điểm
sinh học của sâu gây hại đọt cam Agonopterix sp. (Lepidoptera: Elachistidae)
trên cây cam sành (Citrus nobilis Lour.) ở tỉnh Hậu Giang và Thành Phố Cần
Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng canh tác, nhận biết của nông dân về
tình hình dịch hại và một số đặc điểm sinh học cũng như cách gây hại của sâu gây
hại đọt cam Agonopterix sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm từ đó có hướng đề ra
biện pháp phòng trị một cách hiệu quả loài sâu này trên các vườn cam quýt ở vùng
ĐBSCL.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CAM SÀNH (CITRUS NOBILIS LOUR.)
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại
Theo Đường Hồng Dật (2009) thì giống cam sành có nguồn gốc ở Việt Nam
và được trồng ở tất cả các vùng trồng cây có múi. Cam sành Hà Giang - Tuyên

Quang - Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất
cao; quả được thu hoạch vào vào dịp Tết. Tại miền Nam Việt Nam, cam sành cũng
được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền
Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)...
Cây cam sành thuộc chi cam quýt Citrus, họ Rutaceae.
1.1.2 Đặc điểm sinh học
Cam sành thuộc dạng cây thân gỗ, tán nhỏ, cây không cao lắm nhưng cao
hơn cây cam mật, cây 6 tuổi trung bình cao khoảng 3,9 m (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2004). Cam sành sinh trưởng khỏe, phân cành hướng ngọn. Cành
mập và thưa, có thể có gai hoặc không có gai.
Lá cam sành to, dày, màu xanh đậm, eo lá to hoặc nhỏ, có răng cưa trên mép
lá. Phiến lá hơi cong lại, túi tinh dầu nổi rõ (Đường Hồng Dật, 2009).
Rễ thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), phần lớn phân bố ở tầng đất sâu 10 – 30
cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 – 8 năm sau khi trồng, sau đó suy giảm nhiều và
tái sinh kém. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên
mặt đất.
Hoa thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá. Hoa có 4 – 8 cánh
(thường là 5), màu trắng, dính liền vào nhau ở đáy.
Cam đậu trái nhờ tự thụ phấn, thụ phấn chéo hoặc không qua thụ phấn (hình
thành những quả không hạt). Thời gian chín của trái biến động từ 7 – 14 tháng kể từ
khi thụ phấn (đối với cam cam sành và quýt từ 9 – 10 tháng, cam mật khoảng 7
tháng, bưởi và chanh từ 7 – 8 tháng…). Trái của cam sành thường có nhiều múi,
mỗi múi có nhiều hạt hoặc không có hạt. Trái cam sành thì có vỏ dày, thô, sần sùi
nhưng màu sắc vỏ quả rất đẹp và thịt quả lại rất ngon.

2


Hình 1.1 Trái cam sành ( />
1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG THUỘC BỘ LEPIDOPTERA GÂY HẠI TRÊN

CHỒI NON CỦA CÂY CAM QUÝT
1.2.1 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton
Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton, họ Gracillariidae, bộ Lepidoptera,
thường xuất hiện ở các vùng trồng cam quýt trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan,
Nhật, Nepal, Phillippines, Trung Quốc, Việt Nam và các vùng miền bắc châu Úc.
Loài này chủ yếu gây hại trên nhóm cây cam quýt chanh nhưng mức độ thiệt hại
khác nhau tùy theo giống (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì:
- Tại Ấn Độ, sâu vẽ bùa gây hại trên tất các các giống cây thuộc nhóm cam quýt,
ngoài ra còn tấn công trên một số cây như cây trái nấm (Aegle marmelos), cây
Murraya exotica, quế (Cinnamomum zeylanicum)…
- Tại ĐBSCL tất cả các loài cam sành, cam mật, chanh tàu, chanh giấy, bưởi, quýt
tiều, quýt xiêm, tắc (hạnh) và sảnh đều bị sâu vẽ bùa tấn công. Loại cây nhiễm nhẹ
nhất là cây sảnh. Cây bị nhiễm nhiều nhất là cây cam mật, cam sành, quýt xiêm.
a) Đặc điểm hình thái và sinh học
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì:
- Trứng hình bầu dục, dẹp, rất nhỏ, khoảng 0,2 – 0,3 mm. Trứng mới đẻ trong suốt,
sắp nở có màu trắng đục hơi ngả vàng. Thời gian ủ trứng từ 2 – 7 ngày. Sâu mới nở
dài khoảng 0,5 mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, đầu màu nâu.
- Sâu lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, màu vàng xanh, cơ thể không còn trong suốt.
Mình sâu dẹp, có 13 đốt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thoái hóa,
đốt cuối có hình ống dài. Ở giai đoạn chuẩn bị nhộng, cơ thể sâu không còn dẹp mà
chuyển sang dạng hình ống màu trắng ngả vàng đục. Sâu có 4 tuổi, thời gian phát
triển từ 15 – 20 ngày tùy điều kiện ngoại cảnh.

3


- Nhộng dài từ 2 – 3 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc mới hình thành màu vàng nhạt, sâu
chuyển thành màu nâu vàng với một gai rất nhỏ trên đầu. Thời gian phát triển của

nhộng từ 7 – 15 ngày.
- Thành trùng là loại bướm rất nhỏ, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng từ 4 – 5 mm.
Toàn thân có màu vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc
cánh màu xám nhạt, phần còn lại màu trắng bạc hơi ngả vàng. Từ gốc cánh có hai
vân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh. Khoảng 1/3 về phía đầu cánh có một vân
xiên giống hình chữ Y. Phần đầu cánh có rìa lông khá dài màu đen. Cánh sau rất
hẹp, màu xám đen, hai rìa lông bên ngoài rất dài màu xám nhạt. Thời gian sống của
bướm từ 4 – 5 ngày. Một bướm cái đẻ từ 40 – 50 trứng.
b) Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Ban ngày bướm ẩn trốn trong tán lá
cây, ban đêm bay ra hoạt động và đẻ trứng. Từ 12 – 15 giờ sau khi bắt cặp bướm cái
bắt đầu đẻ trứng. Khoảng 85% số trứng được đẻ trong vòng 2 ngày đầu. Trứng
thường đẻ ở mặt dưới lá, trung bình 2 – 3 trứng trên một lá hay một chồi non. Phần
lớn trứng tập trung hai bên gân chính. Bướm thích đẻ trứng ở những vườn cam quýt
dưới 4 năm tuổi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), sâu gây hại chủ
yếu trên các vườn ươm và các vườn tơ. Sau khi nở sâu đục những đường hầm ở mặt
dưới lá để cạp ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Sâu ăn tới đâu thường bài tiết phân
đến đấy, vệt phân thường kéo dài thành một đường liên tục, giống như sợi chỉ dài.
Đường đục thường rộng dần và kéo dài theo tuổi của sâu. Các đường đục này khi
khô đi có hình dạng những đường ngoằn ngoèo rất rõ trên lá vì vậy loại sâu gây hại
này được gọi là sâu vẽ bùa.
c) Thiên địch
Thiên địch là yếu tố quan trọng có thể khống chế sự bộc phát và gây hại của sâu vẽ
bùa trong điều kiện tự nhiên.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) thì:
- Tại Nhật Bản, có 13 loại ký sinh đã được ghi nhận trên ấu trùng và nhộng của sâu
vẽ bùa, nhóm Eulophids là nhóm phổ biến nhất.
- Tại Thái Lan, các loại ký sinh như Eurytoma sp., Ageniaspis sp., Cirrospilus
quadristriatus, Sympiesis striatipes, Closteroserus trifasciatus, Kratosyma sp.,

Zaommomentedon brevitiolatus…đã được khảo sát về hiệu quả phòng trị đối với
sâu vẽ bùa. Trong các loài này thì Ageniaspis sp. chiếm ưu thế và là tác nhân phòng
trị sinh học quan trọng nhất.

4


- Tại Trung Quốc, có các loài thiên địch như Ancylopteryx octopunctata và
Chrysopa boninensis có thể khống chế được sâu vẽ bùa.
- Tại ĐBSCL, có 8 loại ong ký sinh khác nhau, thuộc 2 tổng họ Chalcidoidea và
Ichneumonidea đã được phát hiện, trong đó có 3 loài Ageniaspis citricola,
Cirrospilus sp. và Zaommomentedon brevitiolatus.
d) Biện pháp phòng trị
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), có một số biện pháp
phòng trừ sâu vẽ bùa tại ĐBSCL là:
- Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sự
lây nhiễm liên tục trong năm.
- Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.
- Sử dụng dầu khoáng hay thuốc hóa học khi 25% số chồi non hoặc lá non bị nhiễm
sâu vẽ bùa. Hiện giờ trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đã có dầu
khoáng DC – TronPlus, có thể sử dụng loại dầu này ở nồng độ 0,5% để phòng trị
sâu vẽ bùa. Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), sâu vẽ bùa hại dưới biểu bì lá nên cần
sử dụng các loại thuốc có tính thấm sâu hoặc nội hấp như Bitox 40 EC (nồng độ 0,1
– 0,15%), Ofatox 400 EC (nồng độ 0,1 – 0,2%), Trebon 10 EC (nồng độ 0,05 –
0,1%).
- Nếu có điều kiện có thể sử dụng Pheromone (Z.Z. – 7,11 – hexadecadienal) để hấp
dẫn thành trùng đực.
1.2.2 Các loài bướm phượng
Các loài bướm phượng gây hại trên cam quýt có sự phân bố rất rộng, không những
tại các nước thuộc vùng Đông Nam Châu Á mà cả nhiều nước khác trên thế giới.

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), ở nước ta các vùng trồng
cam quýt đều thấy xuất hiện các loài bướm phượng, phổ biến là ba loài:
- Bướm phượng vàng Papilio demoleus Linnaeus.
- Bướm phượng đen Papilio polytes Linnaeus.
- Bướm phượng lớn Papilio memnon Linnaeus.
Cả ba loài này đều thuộc họ Papilionidae, bộ Lepidoptera.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), trong ba loài bướm
phượng nêu trên thì phổ biến nhất tại ĐBSCL là Papilio demoleus, kế đến là
Papilio polytes. Riêng Papilio memnon chỉ xuất hiện rải rác, mật số thấp, tuy nhiên
trong điều kiện tự nhiên cả ba loại có thể cùng hiện diện trong một vườn hoặc trên
cùng một cây. Ngoài cam quýt là ký chủ chính, hai loài Papilio demoleus và
5


Papilio polytes còn được ghi nhận khá phổ biến trên cây Murraya koenigii và trên
một số cây ký chủ khác.
a) Đặc điểm hình thái và sinh học của các loài bướm phượng
* Bướm phượng vàng Papilio demoleus Linnaeus
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì:
- Trứng có dạng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng
sữa và khi sắp nở chuyển sang màu xám nâu. Thời gian ủ trứng là 3 – 7 ngày.
- Sâu non vừa mới nở có màu nâu sẫm, trên mình có nhiều gai thịt nổi lên xù xì, về
sau trên lưng sâu xuất hiện những vệt trắng. Sau lần lột xác thứ ba mình sâu chuyển
sang màu xanh vàng hoặc xanh lá cây, phía trên lưng và hai bên hông cơ thể có
nhiều vệt và chấm màu nâu hoặc đen. Khi lớn đủ sức sâu có thể dài đến 5 cm. Sâu 5
tuổi phát triển từ 15 – 25 ngày.
- Nhộng có hình dáng đặc biệt, phần đầu phân làm hai nhánh như hai cái sừng, phần
bụng cong vòng ra phía trước, đồng thời nhô sang hai bên thành hai góc. Mình
nhộng bám chắc vào cành cây nhờ túm tơ ở mặt bụng và sợi tơ treo vòng ngang
lưng. Mình nhộng có nhiều màu sắc, phần lớn là màu xanh nhạt, có lúc màu xám

hoặc nâu vàng. Nhộng dài từ 25 – 30 mm. Thời gian nhộng khoảng từ 7 – 10 ngày.
- Thành trùng là bướm khá lớn, chiều dài thân từ 25 – 35 mm, chiều dài sải cánh
rộng từ 8 – 12 cm. Nền cánh màu đen, có nhiều đốm vàng tươi, kích thước không
đều nhau. Cánh sau không có đuôi, gần góc trong có một đốm lớn hình bầu dục màu
đỏ nâu, phía ngoài xanh lơ. Thời gian sống của bướm đực từ 3 – 5 ngày, bướm cái
từ 5 – 8 ngày và một bướm cái có thể đẻ từ 75 – 120 trứng.
* Bướm phượng đen Papilio polytes Linnaeus
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), hình dạng trứng và
sâu tương tự như trứng và sâu của bướm phượng vàng Papilio demoleus nhưng kích
thước tương đối lớn hơn.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), sâu non mới nở màu trắng
vàng, tuổi 2 màu nâu vàng, tuổi 3 màu nâu xanh. Từ tuổi 4 mình sâu có màu xanh lá
cây, các vệt trên mặt lưng và hai bên cơ thể ít hơn bướm phượng vàng Papilio
demoleus và có màu nâu. Sâu non có cơ thể ít xù xì hơn sâu non của bướm phượng
vàng Papilio demoleus.
- Nhộng có màu sắc và hình dáng tương tự như nhộng bướm phượng vàng Papilio
demoleus nhưng có thể phân biệt nhờ đặc điểm sau: ở nhộng bướm phượng đen hai
nhánh ở đầu kéo dài hơn, phần bụng cong và nhô rộng ra hai bên nhiều hơn loài
bướm phượng vàng.
6


- Thành trùng là bướm thuộc loại to như bướm phượng vàng Papilio demoleus,
cánh có đuôi dài, chiều dài thân từ 25 – 30 mm, sải cánh rộng từ 80 – 90 mm. Bướm
đực màu đen như nhung, mép ngoài cánh trước có 9 chấm màu trắng vàng và giữa
cánh sau có 7 chấm màu vàng nhạt xếp thẳng hàng ngang qua cánh, cuối cùng có
một đốm tròn phân nửa màu đỏ cam, phân nửa màu đen. Nền cánh trước của bướm
cái màu xám nâu, chân cánh màu đậm hơn. Cánh sau có hai dạng cấu trúc khác
nhau: dạng thứ nhất, cạnh ngoài có 6 đốm hình bán nguyệt, kế là một đốm hình dài
màu đỏ cam nằm khoảng giữa cạnh sau, giữa cánh có 5 đốm màu trắng với 4 đốm

hình dài phía dưới và một đốm nhỏ hơn ở phía trên; dạng thứ hai, cạnh ngoài có 5
đốm tròn và một đốm to hình dài nằm ở giữa khoảng cạnh sau màu cam, giữa cánh
có 5 đốm dài và phía trên có một đốm nhỏ, tất cả có màu vàng nhạt, gần như trắng.
Bướm sống khoảng được 13 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh,
2002).
* Bướm phượng lớn Papilio memnon Linnaeus
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), thành trùng là
bướm có kích thước khá lớn so với hai loài bướm phượng ở trên, chiều dài thân
khoảng 3,5 – 3,7 cm, chiều dài sải cánh 12,5 – 13 cm. Bướm đực có cánh trước màu
đen, cánh sau màu đen lẫn xanh dương. Bướm cái có cánh trước màu xám nâu đen,
phần trên của gốc cánh có 4 đốm đỏ rất đặc trưng; cánh sau có màu đen ở gốc cánh,
trên nửa phần cánh còn lại có màu trắng chia thành 6 ô, phần cuối của mỗi ô là 6
đốm đen trên phần nền đỏ cam rất đẹp.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), bướm cái có cánh trước
màu xám nâu đen, chân cánh có một vết đỏ bầm hình tam giác. Cánh sau màu đen ở
phần chân cánh, phần ngoài cánh màu vàng hơi trắng với những đường màu đen
chạy dọc theo gân ra đến đầu cánh, chia cánh thành những ô dài, với 5 đốm tròn to
và 2 đốm tròn nhỏ ở ô cuối màu đen.
b) Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), tập quán sinh sống của các
loài bướm phượng đều tương tự nhau. Bướm thường vũ hóa rộ vào sáng sớm. Các
hoạt động bắt cặp và đẻ trứng thường thường xảy ra mạnh nhất vào buổi sáng từ 8 –
10 giờ. Khi đẻ trứng bướm cái thường bay lượn trên các chồi non và đẻ rải rác từng
cái ở mặt dưới lá non. Sâu có tập quán ăn hết vỏ trứng hoặc lớp da vừa mới lột ra,
không để lại dấu vết. Lúc nhỏ sâu ăn lá non và chỉ gặm khuyết bìa lá, khi lớn sâu có
thể ăn cả chồi hoặc thân non. Sâu hoạt động chậm chạp và có đặc tính nhả tơ trên bề
mặt lá để bám.

7



Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), trong điều kiện tự
nhiên của vùng ĐBSCL, sâu gây hại chủ yếu trên các vườn cam quýt có tuổi nhỏ.
Nếu mật số cao, sâu có thể ăn trụi các chồi lá non làm cây còi cọc không phát triển.
c) Thiên địch
Thành phần thiên địch của sâu bướm phượng rất phong phú và là yếu tố quan
trọng trong việc khống chế sự gia tăng mật số của sâu bướm phượng.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), có một số thiên
địch như: ong mắt đỏ Trichogramma chilonis ký sinh trên trứng, ong ký sinh
Pteromalus puparum ký sinh trên nhộng, tuyến trùng Steinernema sp. ký sinh trên
sâu, kiến vàng Oecophylla smaragdina.
d) Biện pháp phòng trị
Thường xuyên diệt trứng, sâu và nhộng trên cành cam quýt vì chúng dễ phát
hiện. Nếu có thể thì sử dụng kiến vàng để diệt chúng vì một số kết quả nghiên cứu
cho thấy kiến vàng hạn chế rất nhiều mật số của loài sâu này cũng như sâu hại cam
quýt khác (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.2.3 Sâu nhiếu đọt Adoxophyes privatana Walker
Sâu nhiếu đọt Adoxophyes privatana, họ Tortricidae, bộ Lepidoptera, phân
bố phổ biến tại châu Á, đã được ghi nhận tại Ấn Độ, Malaysia, Singapore,
Indonesia, Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Gây hại trên nhiều loại cây trồng như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, đậu
phộng và trên cây ăn trái có múi (cam, quýt, bưởi, chanh).
a) Đặc điểm hình thái và sinh học
Trứng dẹp, hình oval kích thước dài 0,8 – 0,85 mm và rộng 0,55 – 0,65 mm,
khi mới nở trứng có màu vàng và màu càng tối hơn khi sắp nở, bướm đẻ trứng
thành nhóm như vảy ở trên hoặc dưới bề mặt lá. Thời kỳ trứng trung bình khoảng
7,2 ngày (S.A. Uleberg, 2000).
Ấu trùng khi phát triển đầy đủ dài khoảng 14 mm, đầu màu vàng, mặt lưng
cơ thể có màu xanh đen, mặt bụng có màu xanh nhạt hơn. Sâu trưởng thành nhả tơ,
kết lá và hóa nhộng ngay trên lá. Nhộng màu nâu nhạt, dài 10 – 11 mm (Nguyễn

Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Theo S.A. Uleberg (2000) thì ấu trùng dài khoảng 18 mm, ấu trùng rất linh
hoạt, khi chạm phải thường giật lùi lại đằng sau hoặc nhả tơ xuống đất và rời khỏi
lá, sau đó khi ổn định sâu có thể quay lại chỗ cũ; nhộng dài 8 – 9 mm, nhộng có
màu nâu sáng, gai bụng của nhộng có 8 móc nhỏ. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ
14 – 50 ngày, trung bình 21,6 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thức ăn và nhiệt độ. Ấu
8


trùng có từ 3 – 5 tuổi, thường là 4 tuổi. Nhộng được hình thành và nằm giữa hai lá
có phủ lớp tơ xung quanh. Nhộng phát triển từ 4 – 27 ngày, trung bình là 7,7 ngày,
phụ thuộc vào thế hệ.
Có hiện tượng đa hình thái giữa thành trùng đực và thành trùng cái. Thành
trùng đực có màu sắc sặc sỡ, cơ thể có màu vàng, trên cánh trước có những băng
cong màu nâu. Khi đậu, hai cánh trên xếp lại, tạo thành một đốm đen ngay phía
dưới đầu và ngực. Con cái có màu tối hơn con đực, các băng cong trên cánh trước
cũng có màu lợt hơn. Thành trùng có kích thước nhỏ, con cái lớn hơn con đực,
chiều dài sải cánh 16,5 mm (đực) và 18 mm (cái) (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm
Hoàng Oanh, 2002). Tuổi thọ của thành trùng từ 2 – 22 ngày (S.A. Uleberg, 2000).
b) Tập quán sinh sống và cách gây hại
Theo S.A. Uleberg (2000), thì ở Canton, Trung Quốc loài này có vài thế hệ
mỗi năm. Khi nuôi trong phòng thí nghiệm côn trùng thì có 9 thế hệ mỗi năm. Ở
trên chồi, sâu nhả tơ để tránh gió thổi, sau đó sâu xếp nhiều lá lại với nhau, ăn và
cắn phá những lá đó. Loài này là côn trùng gây hại quan trọng trên cam quýt và vải
ở Canton, Trung Quốc. Ấu trùng gây hại nghiêm trọng trên trái non, hoa, lá và chồi
non của cây.
Tại ĐBSCL, loài này cũng đã được ghi nhận trên chôm chôm, sầu riêng.
Trên nhóm cây ăn trái có múi, Adoxophyes privatana gây hại bằng cách nhiếu lá
đọt, ăn phá chồi non. Chúng hiện diện suốt năm và mật số thường cao trong các đợt
ra chồi non (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).

c) Thiên địch
Theo S.A. Uleberg (2000), có một số loài ong ký sinh trên nhộng của
Adoxophyes privatana như Phaeogenes sp. (Ichneumonidae), Brachymeria
obsculata (Chalcididae), Nemorilla floralis maculosa Meigen (Tachinidae).
d) Phòng trị
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002), khi tỷ lệ chồi bị
nhiễm ≥ 5% thì sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông thường (gốc lân hay gốc cúc
tổng hợp) để phòng trị.
1.2.4 Loài thuộc chi Archips Hubner
a) Sơ lược chi Archips Hubner, 1822
Theo S.A. Uleberg (2000) thì có một số loài thuộc chi (genus) Archips
Hubner,1822 (Lepidoptera:Tortricidae) gây hại trên cam quýt như Archips
machlopis, Archips seditiosa, Archips xylosteana.

9


Theo Tosiro Yasuda (1972) thì chi Archips Hubner, 1822 có một số đặc điểm
sau: đầu thành trùng khá ngắn, cánh trước rộng với phần trước bề ngoài có gân
Costa cong rõ ràng. Gân Anal dài chia làm hai nhánh, cánh sau gân Cu1a và M3 xuất
phát từ một điểm, M2 phần phía trước cong gần giống M3, gân M1 và Rs xuất phát từ
một điểm. Bụng dễ thấy chùm lông sinh dục. Có một thế hệ trong một năm. Trứng
được đẻ thành ổ có hình oval, từ 30 – 100 trứng.
Ấu trùng có hình trụ phát triển đầy đủ thì dài 15 – 30 mm. Nhộng có màu
nâu tối đến hơi đen và gai bụng của nhộng thon dài (S.A. Uleberg, 2000).
Theo Oleg Nicetic et al. (2007) thì: sâu xếp lá gồm nhiều loài, phổ biến nhất
là Archip sp. gây hại trên cây cam quýt. Ấu trùng của các loại sâu xếp lá nhả tơ kết
lá lại với nhau, sâu nằm trong lá xếp ăn phá. Hoá nhộng ngay trong lá xếp. Thành
trùng đực Archip sp. có màu sắc rực rỡ hơn thành trùng cái. Đẻ trứng thành từng ổ,
trứng dẹp, màu xanh vàng xếp lên nhau như vảy cá. Ấu trùng có đầu đen nâu, cơ thể

màu xanh. Thiên địch gồm nhiều loài ăn mồi như bọ đuôi kìm, bọ rùa, kiến và nhiều
loại ong ký sinh khác. Phòng trị khi mật số cao, sử dụng thuốc theo IPM hoặc sử
dụng thốc Bt (Bacillus thuringiensis).
b) Một số đặc điểm sinh học của Archips xylosteana Hubner, 1799
Theo S.A. Uleberg (2000) thì Archips xylosteana có một số đặc điểm sau:
- Trứng: hình trụ, trứng được đẻ thành từng nhóm trên cành hoặc thân cây, bên
ngoài có phủ một lớp chất màu hơi nâu để ngụy trang.
- Ấu trùng: dài 16 – 22 mm, màu xám hơi trắng, có khi có màu xám hoặc màu xám
xanh tối, đầu ấu trùng màu đen bóng.
- Nhộng: dài 10 – 15 mm, màu nâu hơi đỏ đến nâu tối hoặc đen, gai bụng dài, bụng
có từ 2 – 3 đốt với đường kính rộng, đốt ở bụng dễ thấy rõ.
- Thành trùng: dài sải cánh ở con đực 15 – 21 mm, con cái 16 – 24 mm, cánh trước
hơi trắng màu như đất son hoặc nâu hơi đỏ, đường mép có vết màu xanh xám, có
chấm màu nâu tối. Cánh sau màu nâu hơi xám.
- Cách gây hại: ấu trùng phát triển ở dưới mặt lá, sau đó cuộn mép lá lại, thường thì
cuộn nguyên lá non, ẩn mình và ăn phá trong lá đã cuộn lại. Nhộng được hình thành
giữa hai lá, nằm trong lớp tơ, nhộng vũ hóa thành bướm sau vài tuần.
- Ký chủ: trên nhiều loại cây khác nhau, cây bụi, cây lấy gỗ, một số cây ăn trái như
táo, lê, cherry, mận, cam quýt…
- Thiên địch: các loài ong ký sinh Phaeogenus eurydoxae Uchida (Ichneumonidae)
Itoplectis maculator Fabricius (Ichneumonidae), Brachymeria obscurata Walker
(Chalcididae), Neocopidosoma komobae Ishic. (Chalcididae), Apanteles albipennis
10


Nees (Braconidae), Chremylus rubiginosus Nees (Braconidae), Neocopidosoma
komabae Ishic. (Encyrtidae), Trichocgramma sp. (Trichogrammatidae), Steiniomyia
bakeri Townsend (Tachinidae), Pseudoperichaeta nigrolineata (Walker)
(Tachinidae)…


1.2.5 Loài thuộc chi Homona Walker
a) Sơ lược chi Homona Walker, 1863
Hiện nay chi Homona gồm khoảng 30 loài được mô tả ở Đông Nam Á và
châu Úc. Chi Homona bao gồm nhiều loài phổ biến ăn tạp gây hại đặc biệt là
Homona coffearia (Nietner) và H. magnanima (Diakonoff). Theo điều tra phân tích
thì loài thuộc chi này có hiện tượng lưỡng tính dị hình và kiểu gân cánh hay thay
đổi. Sáu loài đã được biết đến ở New Guinea – Úc là H. aestivana (Wallker, 1866),
H. mermerodes (Meyrick, 1910), H. phanaea (Meyrick, 1910), một loài gần giống
với H. salaconis (Meyrick, 1912), H. spargotis (Meyrick, 1910), H. trachyptera
(Diakonoff, 1941), H. plumicornis (Brown, 2005). Mặc dù nhiều loài đã được xem
xét nhiều lần bởi Diakonoff (1948, 1953, 1968, 1983) nhưng chi này cũng cần được
xem lại để làm cho sáng tỏ dễ hiểu hơn về tình trạng phân loại và tất cả các loài
thuộc chi (Jiri Hulcr et al.,2007).
Theo Tosiro Yasuda (1972), thì chi Homona Walker có một số đặc điểm sau:
râu môi dưới ngắn, cánh trước của con đực hình nửa trứng thon dài còn con cái thì
cánh trước hình chữ nhật thon dài, đỉnh tròn nhỏ. Gân Cu 1b từ trước 2/3, cong,
không có gân Cu1a – M2, gân Cu1a ở góc, R4 và R5 có cuống dài. Cánh sau rộng hơn
cánh trước. Ở cánh sau, gân Cu1a và M3 nhập lại từ ở gốc, Rs và M1 tách riêng. Bộ
phận sinh dục ngoài ở con đực có móc rộng với đỉnh hình chùy phát triển đầy đủ
còn ở con cái thì lỗ sinh dục rộng có hình thang ngược. Ấu trùng có 3 – 4 lần lột
xác. Nhiều loài có 2 – 3 thế hệ trong năm. Chi này được mô tả có giới hạn và chủ
yếu thấy phổ biến ở Nam Á.
b) Một số đặc điểm sinh học của Homona coffearia Nietner, 1861
Theo S.A. Uleberg (2000) thì Homona coffearia có một số đặc điểm sau:
- Homona coffearia có nhiều nhất vào mùa khô (giữa tháng 11 và tháng 4) ở vùng
gió mùa tây nam của Sri Lanka.
- Trứng: rất dẹp, trứng được đẻ thành khối dưới bề mặt của lá trưởng thành, thời
gian ủ trứng khoảng 6 – 11 ngày.
- Ấu trùng: dài khoảng 25 mm, cơ thể màu xanh tối, đầu màu đen bóng.


11


- Thành trùng (Hình 1.2): sải cánh con đực dài 16 – 20 mm, có chùm lông ở tận
cùng của bụng, cánh trước rộng hình bán nguyệt, toàn bộ cánh màu nâu hơi xám với
những đốm nâu hoặc những đốm có màu tối, cánh sau có màu sậm hơn. Sải cánh
con cái dài khoảng 23 mm, cánh trước màu nâu hơi xanh xám, hầu hết không có
đốm riêng biệt. Gân R4 và R5 có cuống thấy xuất hiện ở cả con đực lẫn con cái.
- Cách gây hại: ấu trùng là loài ăn tạp có tập quán cuốn lá hoặc xếp nhiều lá chồng
lên nhau. Trên cây trà, sâu cuốn lá theo chiều dọc. Sâu cũng tấn công trên trên trái
cành non và hoa.
- Ký chủ: gây hại trên nhiều loại cây trồng như cam quýt, cà phê, trà…
- Thiên địch: một số loài ong ký sinh như Meteorus varicosus Huddleston
(Braconidae), Aulosaphes bicolor XueXin and JunHua (Braconidae), Theronia
simillima Turner (Ichneumonidae), Camptotypus (Hemipimpla) clotho (Morley)
(Ichneumonidae), Phytodietus sp. (Ichneumonidae), Itoplectis naranyae
(Ichneumonidae), Habronyx discoidellus (Ichneumonidae), Palexocrista solennis
(Tachinidae).

Hình 1.2 Thành trùng của Homona coffearia
( />
1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌ ELACHISTIDAE
Họ Elachistidae (Grass Miner Moths) bao gồm hơn 165 chi và 3.270 loài trên
khắp thế giới. Ấu trùng loài này thường hay xếp lá, cuốn lá
( />optera/Elachistidae/Elachistidaehome.html).
Họ Elachistidae gồm có 5 họ phụ với 331 loài, được tìm thấy nhiều ở Bắc
Mỹ (Charles A.Triplehorn và Norman F.Joshnon, 2005). Các ấu trùng là loài này
hay cuốn lá, đôi khi cắn phá thân của cây trồng. Mặc dù các loài trong họ được tìm
thấy ở tất cả các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực nhưng phần lớn trong số đó gần
500 loài được tìm thấy ở khu vực Holarctic (LaurI. Kaila, 1999).

12


×