Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác và sử DỤNG THUỐC THUỐC TRỪ cỏ TRÊN RUỘNG lúa tại TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ QUỐC CHIẾN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG
THUỐC THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG
THUỐC THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI TỈNH
LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Sinh viên thực hiện
Lê Quốc Chiến
MSSV: 3083785
Lớp: BVTV K34

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Chí Cương


Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “ĐIỀU TRA HIỆN
TRẠNG CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG THUỐC THUỐC TRỪ CỎ TRÊN
RUỘNG LÚA TẠI TỈNH LONG AN”.
Do sinh viên Lê Quốc Chiến thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Chí Cương

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lê Quốc Chiến

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 13/02/1990

Dân tộc: Kinh


Nguyên quán: Ấp Bình Phú I, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Họ và tên cha: Lê Văn Dấm
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Thu Lan
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
- Từ năm 1996 - 2001: học tại trường tiểu học “A” Bình Hòa, xã Bình Hòa, huyện
Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Từ năm 2001- 2005: học tại trường Trung học cơ sở Quản Cơ Thành, xã Bình
Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Từ năm 2005 - 2008: học tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm,
thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Từ năm 2008 đến nay học tại trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Quốc Chiến

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!

Ông bà, cha mẹ, những người đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm
sóc và dạy bảo con nên người.
Thành kính biết ơn!
Thầy Nguyễn Chí Cương đã dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Thầy Lăng Cảnh Phú, thầy Vũ Anh Pháp đã tạo điều kiện để tôi thực hiện đề
tài này.
Thầy cố vấn học tập Trần Vũ Phến, thầy Phạm Kim Sơn, cô Nguyễn Thị Thu
Nga cùng tất cả các thầy cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
trong những ngày ở giảng đường đại học.
Chân thành cảm ơn!
Cô Thanh, thầy Liêm, anh Điền, chị Yến, anh Thương chia sẽ nhiều kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn Nghĩa, Mai, Ý, Quyền, Thắng, Bia và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật
K34 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình điều tra để hoàn thành đề tài.

Lê Quốc Chiến

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Chương

1

Trang


Danh sách hình

viii

Danh sách bảng

ix

Tóm lược

xi

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Long An

2

1.1.1 Vị trí địa lý

2

1.1.2 Tài nguyên đất


2

1.2 Sơ lược về cỏ dại

3

1.2.1 Định nghĩa cỏ dại

3

1.2.2 Nguồn gốc cỏ dại

3

1.2.3 Một số đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa

3

1.2.3.1 Có nhiều hình thức sinh sản

3

1.2.3.2 Khả năng sinh sản nhanh và nhiều

4

1.2.3.3 Có nhiều hình thức tồn tại

4


1.2.3.4 Có nhiều hình thức phát tán, lan truyền

4

1.2.3.5 Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao

5

1.2.3.6 Thời gian mọc mầm không đều

5

1.2.3.7 Yêu cầu những điều kiện nhất định để nảy mầm và

6

sinh sống
1.2.4 Phân loại cỏ dại

7

1.2.4.1 Theo hệ thống phân loại thực vật

7

1.2.4.2 Dựa vào số lá mầm của cỏ

7


1.2.4.3 Phân loại dựa vào chu kỳ sống của cỏ

8

1.2.4.4 Phân loại dựa trên đặc điểm hình thái chung

9

1.2.5 Các loài cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa

10

1.2.5.1 Cỏ Lồng vực nước (cỏ gạo, cỏ mỹ)

10

v


1.2.5.2 Cỏ Đuôi phụng (mảnh hòa Trung Quốc, cỏ lông

12

công)
1.2.5.3 Cỏ cháo (cỏ lác mỡ)

12

1.2.5.4 Cỏ Chác


13

1.2.5.5 Lác rận (cỏ lác vuông, cú rận)

14

1.2.5.6 Rau mương

15

1.2.5.7 U du thưa

15

1.2.5.8 Rau mác bao

16

1.2.5.9 Cỏ xà bông

17

1.3 Đặc tính một số loại thuốc trừ cỏ

18

1.3.1 Clipper 25OD

18


1.3.2 Nominee 10SC

19

1.3.3 Sirius 10WP

20

1.3.4 Pyanchor 3EC

21

1.3.5 Topshot 60OD

21

1.3.6 Turbo 89OD

22

1.3.7 Sofit 300EC

22

1.3.8 Facet 25SC

23

1.3.9 Clincher 10EC, Bangbang 10EC, Koler 10EC, Linhtrơ
100EC, Topco 200EC


23

1.3.10 Cantanil 550EC

24

1.3.11 Dibuta 60EC, Vibuta 62ND, Michelle 62EC,

2

3

BL.Tachlor 60EC

25

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

26

2.1 Phương tiện

26

2.2 Phương pháp

26

KẾT QUẢ THẢO LUẬN


27

3.1 Điều tra hiện trạng canh tác lúa tại tỉnh Long An

27

3.1.1 Số vụ

27

vi


3.1.2 Trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất lúa của nông

4

dân

27

3.1.3 Giống và nguồn gốc giống

28

3.1.4 Phương pháp gieo sạ và mật độ sạ

29


3.1.5 Nguồn nước tưới

30

3.1.6 Thuốc cỏ sử dụng

30

3.1.7 Thời gian phun xịt và quản lý nước

33

3.1.8 Liều lượng và lượng nước phun lần thứ nhất

34

3.1.9 Đánh giá của nông dân

34

3.1.10 Cỏ khó trị và cỏ có chiều hướng gia tăng hiện nay

43

3.2 Thảo luận chung

44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


46

4.1 Kết luận

46

4.2 Đề nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

1.1

Bản đồ tỉnh Long An

1.2


Cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli) trên ruộng lúa và

Trang
2

phát hoa của cỏ lồng vực nước

10

1.3

Cỏ đuôi phụng

12

1.4

Cỏ cháo

13

1.5

Cỏ chác

14

1.6

Cỏ lác rận


14

1.7

Cỏ rau mương

15

1.8

Cỏ rau mác bao

16

1.9

Cỏ xà bông

17

3.1

Tỷ lệ (%) số vụ lúa trên năm tại địa bàn điều tra tỉnh Long
An, 2012

3.2

Tỷ lệ (%) các giống lúa đang được trồng tại địa bàn điều tra
tỉnh Long An, 2012


3.3

28

Tỷ lệ (%) nguồn gốc của các giống lúa tại địa bàn điều tra
tỉnh Long An, 2012

3.4

27

29

Tỷ lệ (%) ảnh hưởng phèn của nguồn nước tưới tại địa bàn
điều tra tỉnh Long An, 2012

30

3.5

Tỷ lệ (%) nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ lần hai

32

3.6

Tỷ lệ (%) loại cỏ dại khó trị nhất hiện nay tại địa bàn điều tra
tỉnh Long An, 2012


3.7

44

Tỷ lệ (%) loại cỏ dại có chiều hướng gia tăng hiện nay tại địa
bàn điều tra tỉnh Long An, 2012

44

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tên bảng
Thành phần cỏ dại chủ yếu trong ruộng lúa có điều kiện nước
khác nhau

3.1

7

Tỷ lệ (%) trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất của nông
dân tại địa bàn điều tra tỉnh Long An

3.2

Trang


27

Tỷ lệ (%) phương pháp gieo sạ và mật độ sạ lang tại địa bàn điều
tra tỉnh Long An, 2012

29

3.3

Tỷ lệ (%) các loại thuốc trừ cỏ nông dân sử dụng lần thứ nhất

31

3.4

Tỷ lệ (%) các loại thuốc trừ cỏ nông dân sử dụng lần thứ hai

32

3.5

Thời gian phun xịt và quản lý nước của thuốc trừ cỏ sử dụng lần
thứ nhất

3.6

Tỷ lệ (%) liều lượng thuốc cỏ và lượng nước nông dân sử dụng
trong lần phun thứ nhất


3.7

39

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ mác bao (Monochoria vaginalis)

3.13

38

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ lác rận (Cyperus iria)

3.12

37

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ chác (Fimbristylis miliacea)

3.11

36

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ cháo (Cyperus difformis L.)

3.10


35

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)

3.9

34

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

3.8

33

40

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ rau mương (Ludwigia octovalvis)

41

ix


3.14

Đánh giá mức độ hài lòng của nông dân về các loại thuốc trừ cỏ
đã từng sử dụng trên cỏ xà bông (Sphaenoclea zeylanica)


42

x


Lê Quốc Chiến, 2012. “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG
THUỐC THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI TỈNH LONG AN”.
Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Chí
Cương.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa tại tỉnh
Long An” đươc thực hiện từ tháng 4/2012-6/2012 bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp 80 nông dân tại 4 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh tỉnh
Long An nhằm (1) đánh giá hiện trạng canh tác, (2) tình hình sử dụng thuốc cỏ hiện
nay trên ruộng lúa, (3) điều tra loại cỏ nào có chiều hướng gia tăng hiện nay cũng
như khó diệt trừ.
(1) Qua kết quả điều tra cho thấy rằng, đa số nông dân sản xuât lúa của 4 huyện
điều tra ở tỉnh Long An canh tác 2 vụ/năm (74%). Trình độ học vấn của người nông
dân còn thấp, số người hoc cấp 3 chỉ chiếm có 22,5%. Kinh nghiệm sản xuất lúa
trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao (66,25%). Giống chủ yếu được nông dân sử dụng là:
IR50404 (37,5%), OM4900 (17,5%), OM6976 (16,25%). Nông dân sử dụng giống
xác nhận là đa số (77%). Áp dụng biện pháp sạ lan là chính (95%). Mật độ sạ trung
bình từ 100 - 150 kg/ha (57,5%). Nguồn nước tưới trông ruộng lúa hoàn toàn là
nước sông, nguồn nước tưới không bị ảnh hưởng phèn là 52%.
(2) Thuốc cỏ sử dụng chủ yếu trong lần thứ nhất là Sofit (60%), lần thứ hai là
Topshot (27,5%). Phun trong điều kiện đất đủ ẩm là đa số (92,5%). Thời gian bơm
nước vào sau khi phun thuốc là 3 - 6 ngày (53,3%). Thời gian giữ nước trong ruộng

là 1 - 10 ngày (50,9%). Số nông dân sử dụng liều lượng đúng với khuyến cáo chỉ
chiếm tỷ lệ 35%. Lượng nước phun trung bình 300 - 400 lit/ha (53,8%). Đánh giá
của nông dân về hiệu quả của một số loại thuốc: Sofit có hiệu quả trừ cỏ tiền nảy
mầm cao với hầu hết cái loại cỏ phổ biến trên ruộng lúa, Topshot có hiệu quả trừ cỏ
hậu nảy mầm cao đối với hầu hết các nhóm cỏ, Facet chỉ có hiệu quả trừ cỏ hậu nảy
mầm với cỏ lồng vực, Clincher chỉ có hiệu quả trừ cỏ hậu nảy mầm với cỏ đuôi

xi


phụng, Nominee có hiệu quả trừ cỏ hậu nảy mầm đối các loại cỏ phổ biến là tương
đương nhau nhưng hiệu quả chỉ khá cao.
(3) Theo nông dân cỏ khó trị nhất hiện nay là cỏ chác (44%), cỏ có chiều hướng gia
tăng cao nhất là cỏ đuôi phụng (37%).

xii


MỞ ĐẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta và đặc biệt là ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL). Trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ
rất xa xưa, có lẽ khi người Việt cổ xưa bắt đầu công việc trồng trọt thì cây lúa đã
được quan tâm đầu tiên. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích lũy và phát
triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật trong nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc
đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế
giới. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo dự phóng của cơ quan FAO, mặc dù nhu cầu gạo của mỗi đầu người trong
tương lai có phần suy giảm do cải tiến kinh tế của nhiều nước, nhu cầu tổng thể của
toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục bành trướng vì dân số gia tăng lên 8 tỉ trong 2030 và 9 tỉ

người trong 2050 và mức tiêu thụ tăng nhanh của châu Phi và các vùng khác. (Trần
Văn Đạt, 2005).
Cỏ dại xuất hiện ở mọi nơi và đã gây ra cho nông nghiệp những tổn thất rất lớn.
Theo tài liệu của cơ quan lương thực của Liên hợp quốc FAO, thì thiệt hại do cỏ dại
gây ra hàng năm trên thế giới có thể nuôi sống 1000 triệu người. (Hà Thị Hiến,
2003).
Cỏ dại đã trở thành vấn đề bức xúc cần được giải quyết trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và nghề trồng lúa ở tỉnh Long An nói riêng. Để biết rõ hiện trạng canh
tác, tình hình cỏ dại trong ruộng lúa của nông dân ở tỉnh Long An hiện nay như thế
nào, đề tài: “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG THUỐC
THUỐC TRỪ CỎ TRÊN RUỘNG LÚA TẠI TỈNH LONG AN” được thực hiện.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Long An
`

Long An
Ghi chú:
: Huyện điều tra

Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Long An
1.1.1 Vị trí địa lý
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia,
phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất
tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km 2. Trên địa bàn tỉnh có 1 thị xã và 13 huyện,

trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình trũng bao gồm
Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá và Đức Huệ với diện tích
đất tự nhiên là 298.243 ha. Các huyện còn lại là khu vực phát triển khá ổn định và
đa dạng. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).
1.1.2 Tài nguyên đất
Theo điều tra cơ bản, Long An có 6 nhóm đất chính: đất phù sa cổ (chiếm
21,5% diện tích), đất phù sa ngọt (chiếm 17,04% diện tích), đất phù sa nhiễm mặn

2


(chiếm 1,26% diện tích), đất phèn (chiếm 55,47% diện tích) và đất than bùn (chiếm
0,05% diện tích). Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng
lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém,
các vùng thấp, trũng tích tụ độc tố làm đất trở nên chua phèn, bất lợi trong tổ chức
sản xuất nông nghiệp. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008).
1.2 Sơ lược về cỏ dại
1.2.1 Định nghĩa cỏ dại
Cỏ dại là những loại thực vật mọc ở một nơi ngoài ý muốn của con người và
làm ngăn trở hoạt động của con người (Trần Vũ Phến, 2005)
1.2.2 Nguồn gốc cỏ dại
Trong sản xuất nông nghiệp, cỏ dại có thể có nguồn gốc từ:
- Những loài thực vật mọc hoang, trong tự nhiên và đã thích ứng lâu đời đối
với những tác động quấy nhiểu tự nhiên.
- Những loài thực vật hay các dạng hình mới của chúng được hình thành
trong quá trình đồng tiến hóa với cây trồng của chúng (Trần Vũ Phến, 2005 trích
dẫn từ Muzik, 1970)
1.2.3 Một số đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa
1.2.3.1 Có nhiều hình thức sinh sản
Các loại cỏ trong ruộng lúa đều sinh sản chủ yếu bằng hạt giống. Ngoài ra có

nhiều loại cỏ nhất là cỏ đa niên, còn có thể sinh sản bằng cơ quan dinh dưỡng như
thân, rễ. Ở các đốt thân và rễ, kể cả khi đã bị cắt thành từng đoạn rời, vẫn có thể nẩy
mầm sinh cây cỏ mới. Điển hình trong kiểu sinh sản này là các loài cỏ chỉ, cỏ ống,
cỏ bợ, rau nghể, rau cần, rau trai, cỏ cú… (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành
Phụng, 2004)

3


1.2.3.2 Khả năng sinh sản nhanh và nhiều
Từ một hạt cỏ lồng vực mọc thành cây chỉ sau 3 tháng có thể sinh ra từ 200300 hạt cỏ mới. Một cây rau dền có thể sinh ra hàng triệu hạt (Nguyễn Mạnh Chinh
và Mai Thành Phụng, 2004)
1.2.3.3 Có nhiều hình thức tồn tại
Hạt cỏ sau khi hình thành phần lớn rơi xuống đất. Tích tụ nhiều nhất ở lớp
đất mặt 1 - 2 cm, càng xuống sâu mật độ hạt cỏ giảm dần, ở mức sâu trên 20 cm hầu
như không còn hạt cỏ.
Một số hạt cỏ lẫn trong hạt giống lúa, sau đó cùng với hạt giống được gieo
xuống ruộng, từ đó tiếp tục phát triển. Trong hạt giống lúa thường lẫn nhiều nhất là
hạt cỏ lồng vực, thường chín chung với lúa và được cắt về cùng với thu hoạch lúa.
Các hạt cỏ khác như cỏ đuôi phụng, cỏ cháo, cỏ chác ít lẫn trong hạt giống hơn do
hạt cỏ thường chín rụng xuống đất trước khi lúa chín và hạt nhỏ dễ bị loại trừ khi
quạt sảy lúa.
Nhiều loại cỏ tồn tại bằng đốt thân hoặc củ có mầm ở trong đất như cỏ chỉ,
cỏ ống, cỏ bợ, cỏ năn, mác bao… (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng,
2004)
1.2.3.4 Có nhiều hình thức phát tán, lan truyền
Hạt cỏ có thể phát tán, lan truyền qua nhiều con đường như qua gió, nước và
sinh vật, kể cả con người.
Trên ruộng lúa các hạt cỏ nhỏ như cỏ đuôi phụng, cỏ túc, sau khi chín được
gió đẩy đi xa khắp ruộng hoặc cánh đồng.

Nước là tác nhân lan truyền cỏ dại trên ruộng lúa quan trọng nhất. Nước
mang hạt cỏ từ kênh mương vào ruộng và từ ruộng này sang ruộng khác. Ở Đồng
bằng sông Cửu Long hàng năm bị lũ lụt tràn ngập, có hiện tượng ở những nơi,
những ruộng nước rút muộn thì sau đó vụ Đông Xuân mật độ cỏ thường cao, do hạt
cỏ các nơi khác bị nước cuốn trôi dồn tụ lại.

4


Hạt cỏ cũng được người và súc vật mang đi phát tán một cách vô tình từ nơi
này sang nơi khác. Các hạt cỏ nhỏ hoặc có lông có gai dính vào quần áo người hoặc
lông trâu bò, chim, gà, vịt ăn vào trong ống tiêu hóa vẫn còn khả năng nảy mầm sau
khi được thải ra theo phân. Trong phân chuồng bón vào ruộng nếu chưa ủ hoai kỹ
thường mang theo hạt cỏ. Theo Harmon và Keim, tỷ lệ hạt cỏ còn khả năng nảy
mầm trong phân bò là 9,6%, trong phân ngựa là 8,7% (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai
Thành Phụng, 2004)
1.2.3.5 Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao
Cây cỏ có khả năng chịu dựng và thích ứng cao với các điều kiện ngoại cảnh
bất lợi do đã qua hàng triệu năm trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Trong
ruộng thiếu phân bón và nước, cây cỏ vẫn sống tốt hơn hẳn so với cây lúa. Phạm vi
nhiệt độ thích hợp của cây cỏ cũng rộng hơn cây lúa (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai
Thành Phụng, 2004)
1.2.3.6 Thời gian mọc mầm không đều
Sau khi làm đất gieo cấy, gặp điều kiện ánh sáng và nước đầy đủ, một số hạt
cỏ bắt đầu mọc và thường sau 7 - 10 ngày phần lớn mới mọc hết, còn lại tiếp tục
mọc về sau, chậm nhất khoảng 15 ngày.
Thời gian cỏ mọc nảy mầm đều do một số nguyên nhân:
- Do hạt chín không đều, hạt chín trước sẽ nảy mầm trước.
- Thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) của các hạt cỏ khác nhau. Có hạt nảy mầm
sớm, có hạt sau khi chín bắt buộc phải có thêm một thời gian ngủ nghỉ mới nảy

mầm được.
- Độ sâu chôn vùi của hạt cỏ: Các hạt cỏ ở phía trên mặt đất thường nảy mầm
sớm hơn các hạt cỏ bị vùi sâu, do có điều kiện nảy mầm thuận lợi hơn (ánh sáng,
nhiệt độ…).
Do đặc điểm canh tác ruộng lúa nước (khi làm đất thường có nước hạt cỏ nổi
lên trên mặt đất hoặc sạ chay không làm đất thì hạt cỏ không bị chôn vùi sâu), thành

5


phần cỏ dại trên một ruộng lại thường không đa dạng phức tạp lắm, cho nên thời
gian hạt cỏ mọc mầm tuy không đều nhưng cũng tương đối tập trung, thường nảy
mầm 3 - 5 ngày, mọc thành cây nhiều nhất trong vòng 7 - 10 ngày sau gieo. Đây
cũng là một thuận lợi cho việc phòng trừ (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành
Phụng, 2004).
1.2.3.7 Yêu cầu những điều kiện nhất định để nảy mầm và sinh sống
Mặc dầu có khả năng thích ứng cao các hạt cỏ cũng cần những điều kiện nhất
định để nảy mầm và sinh trưởng phát triển.
- Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với sự nảy mầm của hạt cỏ. Ruộng khô
hạn quá hạt cỏ không nảy mầm. Ngược lại, nếu bị ngập nước thường xuyên cỏ cũng
không nảy mầm được, mật độ cỏ trong ruộng cũng giảm.
Trong ruộng lúa, khả năng thích ứng với điều kiện nước của các loại cỏ cũng
khác nhau. Một số cỏ phát triển nhiều trong điều kiện ngập nước như cỏ bợ, mác
bao, rau nghể, dừa nước, một số năn lác, các loại bèo và rong. Một số cỏ phát triển
mạnh trong điều kiện đất đủ ẩm nhưng không bị ngập nước như cỏ cú, rau má, thài
lài, rau đắng, u du…. Phần lớn các loại cỏ quan trọng như lồng vực, đuôi phụng,
cháo, chác… thích hợp trong điều kiện ruộng có mức nước nông thường xuyên.
Điều kiện nước ruộng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt trong thành
phần cỏ dại ở từng ruộng từng vùng.
- Ánh sáng cũng có ảnh hưởng khá rõ đến sự nảy mầm và phát triển của cỏ.

Phần lớn hạt cỏ không nảy mầm được ở dưới lớp đất sâu chủ yếu do thiếu ánh sáng.
Khi đưa lên lớp đất mặt chúng dễ dàng nảy mầm. Sau khi nảy mầm, nếu cây cỏ bị
cây lúa phát triển che bớt ánh sáng, cây cỏ có thể chết hoặc sinh trưởng yếu khả
năng cạnh tranh với lúa kém đi (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 2004)

6


Bảng 1.1 Thành phần cỏ dại chủ yếu trong ruộng lúa có điều kiện nước khác nhau
Điều kiện
nước ruộng

Đủ ẩm

Nước nông

Nước ngập
sâu

Cỏ hòa bản

Cỏ cói lác

Cỏ lá rộng

Cỏ lông tây, lồng vực

Cỏ cú, u du, cỏ bạc

cạn, đuôi phụng


đầu

Cỏ lồng vực, cỏ mồm,

Cỏ cháo, cỏ chác,

Cỏ mực, xà bông, mác bao, bìm

cỏ túc, cỏ bắc

lác nến, lác vuông

bìm, cỏ chân vịt

Cỏ chỉ nước

Lác voi, đưng, u du
thưa

Rau đắng, rau trai

Cỏ bợ, dừa nước, nghể, lục
bình, cần nước, đồng tiền, bèo
cám, rong, rau muống

(Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 2004)

1.2.4 Phân loại cỏ dại
1.2.4.1 Theo hệ thống phân loại thực vật

Thường được áp dụng trong nghiên cứu cơ bản.
Phương pháp và mục đích nhằm xác định và sắp xếp các thực vật khác nhau
thành những nhóm, dựa trên những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Những thực vật càng giống nhau thì sẽ nằm gần nhau hơn trong hệ thống phân loại.
(Trần Vũ Phến, 2005)
1.2.4.2 Dựa vào số lá mầm của cỏ
- Cỏ một lá mầm: Hạt có một tử diệp.
+ Dạng lá hẹp, gân lá song hành, dày, có lông, thường mọc xiên.
+ Rễ thường là rễ chùm, điểm sinh trưởng bọc kín trong bẹ lá.
Như cỏ lồng vực (Echinochloa spp.), đuôi phụng (Leptochloa chinensis).
- Cỏ hai lá mầm: Cây có hai tử diệp.

7


+ Dạng lá thường rộng, gân lá thường hình lông chim hay chân vịt,
mỏng và mềm, ít lông.
+ Rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, điểm sinh trưởng để lộ ra, hoa 4 - 5
phân. Không phải mọi cỏ lá rộng đều là song tử diệp.
Như rau mương đứng (Ludwigia octovalvis), Xà bông (Sphenoclea
zeylanica) (Trần Vũ Phến, 2005).
1.2.4.3 Phân loại dựa vào chu kỳ sống của cỏ
Chu kỳ sống được tính từ lúc cỏ nảy mầm đến khi tạo ra thế hệ mới và chết.
Việc phân nhóm cỏ dựa theo chu kỳ sống có ý nghĩa trong các biện pháp kiểm soát
cỏ bằng hóa chất hoặc bằng thủ công.
- Cỏ hằng niên hay nhất niên:
+ Hoàn tất chu kỳ sống trong vòng một năm hay ngắn hơn.
+ Sinh sản và phát tán chủ yếu bằng hạt giống.
- Cỏ nhị niên: Cỏ nhị niên hoàn tất chu kỳ sống trong vòng hai năm.
+ Năm thứ 1: Tương ứng với giai đoạn tăng trưởng, tạo rễ củ.

+ Năm thứ 2: Cây phát triển trở lại rồi tạo hoa. Khi hạt giống được
thành lập thì cây chết.
- Cỏ đa niên: Cỏ đa niên thường có chu kỳ sống thường kéo dài trong hơn hai
năm, hoặc vô hạn và trong một bụi cỏ, có thể cùng gặp nhiều thế hệ nối tiếp nhau.
+ Cỏ đa niên có thể sinh sản bằng hình thức hữu thính hoặc vô tính.
Có loài sinh sản chủ yếu bằng cơ quan sinh dưỡng, bằng hạt ít quan trọng
như cỏ cú (Cyperus rotundus).
+ Hầu hết cỏ đa niên có khả năng cạnh tranh mạnh và nhất là những
cỏ có cơ quan sinh sản nằm trong đất thường rất khó kiểm soát. (Trần Vũ
Phến, 2005).

8


1.2.4.4 Phân loại dựa trên đặc điểm hình thái chung
Trên cơ sở khảo sát các đặc điểm hình thái, chủ yếu là dạng lá, thân, phát
hoa, rễ,… cỏ có thể được chia thành 3 nhóm chính:
- Cỏ lá hẹp (Grass, đa số thuộc họ hòa bản: Poaceae, Monocotyledoneae):
+ Thân: Thường dạng thân thảo, có thể uốn, thẳng hay bò,… thường
nhỏ. Hình trụ tròn, thường rỗng, mang đốt và lóng.
+ Lá: Lá các loài cỏ lá hẹp thường song đính, đứng, mọc luân phiên
hai hàng từ đốt thân. Lá thường gồm 2 - 3 phần: Bẹ lá bao thân với mép lá
phủ lên nhau tạo thành dạng ống. Phiến lá hẹp, dài, mỏng và thẳng, gân lá
song song. Cổ lá, nối giữa bẹ và phiến lá, nhiều loài còn có lá thìa.
+ Phát hoa thường là chùm tụ tán, mang gié.
+ Dĩnh quả có thể có lông gai hay không.
+ Có thể là cỏ hằng niên hoặc đa niên.
- Cỏ lác (Sedges, thuộc họ Cyperaceae, Monocotyledoneae):
Nhóm cỏ lác có thể phân biệt với cỏ lá hẹp qua:
+ Thân thường cứng và có 3 cạnh. Có thể cô độc hay mọc thành bụi

thưa.
+ Lá tam đính, mọc thành 3 hàng dọc theo thân, không kết hợp thành
dạng ống bao quanh thân. Không phân biệt giữa bẹ lá và phiến lá.
+ Phát hoa có thể dạng hoa đầu (bạc đầu ngắn Cyperus brevifolius),
chùm tụ tán (đưng Scleria poneformis) hay có tia, mang nhiều tia phụ
(Cyperus difformis), với lá hoa. Gié có thể gắn khích nhau thành chùm.
+ Hột rời, dạng bế quả.
+ Có thể là loài hằng niên hoặc đa niên.
- Cỏ lá rộng (Broad-leaf weeds):
Thuộc những họ khác của Monocotyledoneae và Dicotyledoneae.

9


+ Lá thường rộng, mở hoàn toàn, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều
cách khác nhau, nhưng không song song: rau mác bao (Monochoria
vaginalis), cây Xà bông (Sphenoclea zeylanica), rau dền (Amaranthus
spp.),…
+ Không phải mọi cỏ lá rộng đều là song tử diệp.
Dựa trên những đặc tính định tính đối với mỗi nhóm ta có thể mô tả một loài
cỏ như: cỏ bèo tai tượng Pistia stratiotes: Cỏ lá rộng, đa niên, thủy sinh.
(Trần Vũ Phến, 2005).
1.2.5 Các loài cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa

Hình 1.2 Cỏ lồng vực nước trên ruộng lúa và phát hoa của cỏ lồng vực nước
(Nguyễn Hữu Trúc, 2009)

1.2.5.1 Cỏ Lồng vực nước (cỏ gạo, cỏ mỹ)
Tên khoa học: Echinochloa crus-galli (L.) Beauv.
Họ thực vật: Poaceae

Là loại cỏ rất phổ biến không chỉ trong ruộng lúa mà còn trên nhiều loài cây
trồng khác với phạm vi phân bố rất rộng rãi ở những vùng có khí hậu ấm áp. Tuy
nhiên Châu Á được coi như cội nguồn của chúng.

10


Là thực vật thuộc nhóm C4, cỏ lồng vực có khả năng quang hóa tốt hơn, hiệu
quả sử dụng nước và nitơ cũng cao hơn cây lúa, do đó nó có thể cạnh tranh dinh
dưỡng và gây tổn thất lớn đối với năng suất lúa. Thiệt hại về năng suất lúa chỉ riêng
do cỏ lồng vực gây ra còn cao hơn cả cỏ lá rộng và các thực vật thủy sinh khác.
Thông qua các hoạt động dinh dưỡng, cỏ lồng vực có thể làm giảm khả năng đẻ
nhánh của lúa tới 50% và năng suất lúa có thể giảm 70 - 90%.
Cỏ trông rất giống cây lúa khi chưa trổ bông. Có sức sống cao, mọc khỏe và
rất “phàm ăn” nên dễ dàng mọc lấn át cây lúa nếu không có biện pháp kiểm soát kịp
thời và được dân gian ví là “quân ăn cướp” bởi chúng mọc lẫn lúa, “cướp màu,
cướp ánh sáng” của lúa, làm giảm năng suất lúa từ 25 - 50%. Chúng mọc lẫn với mạ
và lúa nhưng thường vượt cao hơn và có bông chín sớm hơn. Cỏ lồng vực nước có
màu xanh sẫm, với bộ rễ và lá giống hệt cây lúa, thân cây mập mạp nhưng lại mềm
hơn lúa. Loài cỏ này Hạt cỏ lẫn vào thóc sẽ làm giảm giá trị thương mại, đồng thời
là nguồn tồn lưu, lây lan cỏ dại từ vụ này sang vụ khác.
Cỏ nhất niên, mọc thẳng, cao 1 - 2 m. Thân thẳng đứng, nhẵn, mập và rỗng,
phân nhánh tại gốc, lá hẹp, hình ngọn giáo dài tới 40 cm rộng 5 - 15 mm, không có
lá thìa (đây là đặc điểm để phân biệt cỏ lồng vực và lúa ở giai đoạn cây con). Lá
cuộn dẹt trong có chồi non. Màng bao màu xanh nhạt, dẹt, úp và tách ra, với mép
trong suốt. Gân chính nổi rõ.
Cụm hoa dạng bông, có màu xanh hoặc hơi đỏ tía. Nhánh thấp của chùy hoa
thưa trong khi nhánh cao tập hợp thành khối.
Bông con tập trung dày đặc thành 2 - 4 hàng trên mỗi bên của thân. Bông
con có hình bầu dục dài 6 mm, với các mày nhọn không đều nhau. Hạt hình đa giác

cứng chắc trên một bề mặt, phẳng trên bề mặt còn lại, có màu cam tới vàng sáng dài
2,5 – 3,5mm.
Cây trưởng thành có rễ chùm hoặc có rễ khí. Rễ đầu tiên mọc từ mesocotyl
(đoạn thân giữa vẩy nhỏ và lá bao mầm) trồi ra trong thời gian hạt giống nẩy mầm.
(Đỗ Thị Kiều An, 2010).

11


×