Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

HIỆU lực một số LOẠI CHẾ PHẨM SINH học nấm ký SINH lên rệp sáp GIẢ gây hại sầu RIÊNG tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN CHÍ LONG

HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH
HỌC NẤM KÝ SINH LÊN RỆP SÁP GIẢ
(Icerya sp.) GÂY HẠI SẦU RIÊNG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH
HỌC NẤM KÝ SINH LÊN RỆP SÁP GIẢ
(Icerya sp.) GÂY HẠI SẦU RIÊNG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. Trần Văn Hai



Nguyễn Chí Long

KS. Nguyễn Thị Diệu Hương

Lớp: BVTV 32

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với ñề tài:

“ Hiệu lực một số loại chế phẩm sinh học nấm ký sinh lên rệp sáp
giả (Icerya sp.) gây hại sầu riêng tại thành phố Cần Thơ”
do sinh viên Nguyễn Chí Long thực hiện.
Kính trình lên Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS. Trần Văn Hai


KS. Nguyễn Thị Diệu Hương


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn ñính kèm với ñề tài:

“ Hiệu lực một số loại chế phẩm sinh học nấm ký sinh lên rệp sáp
giả (Icerya sp.) gây hại sầu riêng tại thành phố Cần Thơ”
do sinh viên NGUYỄN CHÍ LONG thực hiện và bảo vệ trước Hội ñồng ngày
tháng

năm 2010.

Luận văn ñược Hội ñồng ñánh giá ở mức ..............................................................
Ý kiến Hội ñồng:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần thơ, ngày
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

tháng

năm 2010


CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn
(ký tên)

NGUYỄN CHÍ LONG


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------

------

Họ, tên sinh viên: NGUYỄN CHÍ LONG

Giới tính: Nam

Sinh năm 1988 tại Tân An – Long An.

Dân tộc: Kinh

Con ông NGUYỄN CHÍ DŨNG và bà NGUYỄN THỊ THANH THÚY

ðã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2006, tại trường THPT Lý Tự Trọng,
thành phố Cần Thơ.
ðã trúng tuyển vào trường ðại Học Cần Thơ năm 2006, thuộc Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 32.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Ông, Bà, Cha, Mẹ-những người ñã dành tất cả những gì tốt ñẹp nhất cho con. Và
tất cả những người thân trong gia ñình ñã luôn yêu thương, ñộng viên và nâng ñỡ ñể tôi
có ñược ngày hôm nay.
Thành kính ghi nhớ!
Thầy TRẦN VĂN HAI và cô NGUYỄN THỊ DIỆU HƯƠNG ñã tận tình hướng
dẫn, gợi ý và giúp ñỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng cùng các bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật
K.32 ñã giúp ñỡ tôi trong suốt khóa học.
Chị Trịnh Thị Xuân, anh Bùi Xuân Hùng và các anh chị Bộ môn Bảo Vệ Thực
Vật ñã truyền ñạt những kinh nghiệm bổ ích cho em.
Các bạn Phạm Trung Trực, Trần Văn Biên, Huỳnh ðức Hưng (lớp Bảo Vệ Thực
Vật 32), Hồ Lê Tuấn Thanh, Nguyễn Thị Diễm (lớp Trồng Trọt 32) cùng các em sinh
viên khóa 34 ñã nhiệt tình giúp ñỡ ñể tôi hoàn thành luận văn này.

NGUYỄN CHÍ LONG


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................i

DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ...................................... v
TÓM LƯỢC ....................................................................................................... vi
MỞ ðẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1 Giới thiệu chung về cây sầu riêng ................................................................. 2
1.2 Các loại nấm ñược dùng làm chế phẩm ......................................................... 3
1.2.1 Nấm xanh Metarhizium anisopliae ....................................................... 3
1.2.2 Nấm tím Paecylomyces sp. ................................................................... 7
1.3 Rệp sáp giả Icerya sp. ................................................................................... 9
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP ..................................... 11
2.1 Phương tiện ................................................................................................. 11
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm ......................................................................... 11
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ ............................................................................. 11
2.2 Phương pháp................................................................................................ 13
2.2.1 Quan sát vòng ñời rệp sáp giả tại nhà lưới: ........................................ 13
2.2.2 Thí nghiệm trong nhà lưới: Khảo sát hiệu lực
của các loại chế phẩm sinh học ký sinh trên RSG. ............................................ 13
2.2.3 Thí nghiệm ngoài ñồng: ...................................................................... 15
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 17
3.1 Vòng ñời RSG gây hại sầu riêng ................................................................ 17
3.2 Hiệu lực một số chế phẩm sinh học ký sinh RSG trong ñiều kiện
nhà lưới ............................................................................................................. 18
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực của các loại chế phẩm
từ nấm xanh trên RSG ...................................................................................... 18
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực của các loại chế phẩm
từ nấm tím trên RSG trong ñiều kiện nhà lưới. .................................................. 21
3.3 Hiệu lực một số chế phẩm sinh học ký sinh RSG trong ñiều kiện
ngoài ñồng ......................................................................................................... 24

3.3.1 Ghi nhận tổng quát ............................................................................. 24
3.3.2 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực của các loại chế phẩm
ii.


sinh học ký sinh trên RSG ở ñiều kiện ngoài ñồng. ............................................ 24
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ...................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 30
PHỤ CHƯƠNG

ii
i.


DANH SÁCH HÌNH

Tên hình

Hình

Trang

1.1

Cuống bào tử và bào tử của nấm M. anisopliae.

4

1.2


Sự phát triển của M. anisopliae trên Heterotermes tenuis.

6

1.3

Cuống bào tử và bào tử của nấm Paecilomyces sp.

8

1.4

Bào tử Paecilomyces fumosoroseus nảy mầm trên rầy phấn trắng.

9

2.1

Các loại chế phẩm sinh học ký sinh RSG từ nấm tím Pae.

12

2.2

Các loại chế phẩm sinh học ký sinh RSG từ nấm xanh Ma.

12

3.1
3.2


ðồ thị biểu diễn ñộ hữu hiệu (%) của các chế phẩm từ nấm xanh qua các thời

ñiểm trong ñiều kiện nhà lưới.
ðồ thị biểu diễn ñộ hữu hiệu của các chế phẩm từ nấm tím qua các thời ñiểm

trong ñiều kiện nhà lưới.

19
22

3.3

ðồ thị biểu diễn ñộ hữu hiệu của các chế phẩm từ nấm tím qua các thời ñiểm

3.4

Thành trùng RSG ñang mang trứng.

27

3.5

Ấu trùng tuổi một mới nở.

27

3.6

Ấu trùng tuổi một ñang chích hút ở mặt dưới lá.


27

3.7

Ấu trùng tuổi một ñang lột xác sang tuổi hai.

27

3.8

RSG bị mọc nấm xanh trở lại.

28

3.9

RSG bị mọc nấm tím trở lại.

28

3.10

Thí nghiệm 1 và 2 ñược bố trí tại nhà lưới bộ môn BVTV.

28

3.11

Thí nghiệm 3 ñược bố trí tại vườn sầu riêng huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ.


28

trong ñiều kiện ngoài ñồng.

25

i.
iii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang
18

3.1

Các chỉ tiêu ghi nhận khi quan sát vòng ñời RSG.

3.2

ðộ hữu hiệu của các loại chế phẩm sinh học nấm xanh trên RSG trong ñiều
kiện nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật.

18


3.3

Tỷ lệ (%) RSG bị mọc nấm trở lại trong ñiều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV.

20

3.4

ðộ hữu hiệu của các loại chế phẩm sinh học nấm tím trên RSG trong ñiều
kiện nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật.

21

3.5

Tỷ lệ (%) RSG bị mọc nấm trở lại trong ñiều kiện nhà lưới, Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật.

23

3.6

ðộ hữu hiệu của các loại chế phẩm sinh học nấm xanh tím trên RSG trong
ñiều kiện ngoài ñồng.

24

3.7


Tỷ lệ (%) RSG bị mọc nấm trong ñiều kiện ngoài ñồng.

26

iv
i.


CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

BD: bọ dừa
BN: bọ nhảy
BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
BXN: bọ xít nhãn
CP Ma: chế phẩm Metarhizium anisopliae
CP Pae: chế phẩm Paecilomyces sp.
Ma: nấm xanh Metarhizium anisopliae
Nh: nhện
NS: non significant (khác biệt không ý nghĩa)
NSKP: Ngày sau khi phun
Pae: nấm tím Paecilomyces sp.
Pae-BN: Nấm Paecilomyces sp. ñược phân lập trên bọ nhảy
Pae-BXN: Nấm Paecilomyces sp. ñược phân lập trên bọ xít nhãn
Pae-Nh: Nấm Paecilomyces sp. ñược phân lập trên nhện
Pae-RN: Nấm Paecilomyces sp. ñược phân lập trên rầy nâu
PTN: phòng thí nghiệm
RN: rầy nâu
RSG: rệp sáp giả
TB: trung bình


v
i.


Nguyễn Chí Long. 2010. Hiệu lực một số loại chế phẩm sinh học nấm ký sinh lên
rệp sáp giả (Icerya sp.) gây hại sầu riêng tại thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, ðại
học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Thí nghiệm khảo sát hiệu lực của các loại chế phẩm trên rệp sáp giả trong ñiều
kiện nhà lưới, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng,
trường ðHCT và ngoài ñồng tại huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ
Thí nghiệm 1: Ở thời ñiểm 10 NSKP, các chế phẩm nấm xanh cho thấy hiệu
lực diệt RSG chỉ dừng ở mức trung bình (khoảng 20% ñối với ba trên tổng số bốn loại
chế phẩm trong thí nghiệm) và tỷ lệ nhiễm nấm trở lại ở mức thấp.
Thí nghiệm 2: Trong khi ñó, ba trong tổng số bốn loại chế phẩm nấm tím cho
hiệu lực diệt RSG khá tốt và còn tăng nhanh qua các lần quan sát, cao nhất là chế phẩm
Pae-N ñạt ñộ hữu hiệu ñến 61,7% sau khi phun 10 ngày, tiếp theo sau là Pae-BN với
50,3% và Pae-RN với 38,1%. Về tỷ lệ nhiễm nấm trở lại, chế phẩm nấm tím cũng ñạt
hiệu quả khả quan hơn bằng sự xuất hiện khá ñồng loạt và tăng một cách ổn ñịnh qua
các lần quan sát.
Thí nghiệm 3: Bốn loại chế phẩm nấm tím khi ñem ra thí nghiệm ngoài ñồng
ñều cho kết quả khả quan, hiệu lực diệt RSG của cả bốn nghiệm thức ñều ñạt trên 57%,
trong ñó cao nhất là Pae-BXN với 79% ở thời ñiểm 30 NSKP. Nhìn chung tuy hiệu lực
xuất hiện chậm hơn so với kết quả thí nghiệm trong nhà lưới nhưng lại tăng nhanh qua
các lần quan sát và ñạt tỷ lệ khá cao vào lần lấy chỉ tiêu cuối cùng. ðồng thời, chế
phẩm nấm tím có tỷ lệ nhiễm nấm trở lại khá tốt và tăng khá ổn ñịnh qua các lần lấy
chỉ tiêu, cao nhất là nghiệm thức Pae-N với 73% ở thời ñiểm 30 NSKP, sau ñó là PaeBN với 59% ở cùng thời ñiểm.


vi i.


MỞ ðẦU
Nhằm hưởng ứng chủ trương chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững, việc phá thế ñộc canh cây lúa ñã và ñang là vấn ñề bức thiết hiện
nay ở ñồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy trong những năm gần ñây diện tích
trồng cây ăn trái không ngừng gia tăng và ñã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập
cho người nông dân. Trong ñó, không thể không kể ñến cây sầu riêng là một trong các
loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho nhà vườn. Có
lẽ vì vậy mà những năm gần ñây diện tích trồng cây sầu riêng ở nước ta ñã gia tăng
một cách nhanh chóng. Chính mức ñộ ñầu tư thâm canh ngày càng cao này ñã góp
phần tạo ñiều kiện cho sự phát sinh và phát triển nhiều loài dịch hại mới, làm cho chi
phí ñầu tư tăng cao. Trong ñó rệp sáp giả (RSG) là một trong những loài dịch hại quan
trọng cần ñược quan tâm. RSG là loài có khả năng gây hại khá lớn làm giảm năng suất
và chất lượng trái thương phẩm. Chúng thuộc nhóm côn trùng chích hút, rất ít di ñộng,
cơ thể mềm, yếu ớt nhưng rất khó phòng trị bởi vì cơ thể chúng ñược bao phủ bởi một
lớp sáp nên ít bị thiên ñịch tấn công và thuốc trừ sâu thông thường khó tác ñộng. Vào
giai ñoạn trái non, nếu bị rệp tấn công với mật số cao trái sẽ bị biến dạng và rụng. Nếu
rệp tấn công giai ñoạn trái lớn sẽ làm trái kém phát triển. Ngoài việc gây hại trực tiếp
cho trái, trong chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất ñường mật, ñây là môi trường
thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm cho vỏ trái bị ñen, ảnh
hưởng ñến vẻ ñẹp bên ngoài của vỏ trái, khi bán bị mất giá, gây thiệt thòi cho nhà
vườn.
Trong những năm gần ñây, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến
trong nông nghiệp ñã và ñang ñem lại những thành tựu nhất ñịnh, làm cho chất lượng
cuộc sống con người ngày một nâng cao. Do ñó, con người ngày càng có yêu cầu cao
hơn ñối với các sản phẩm phục vụ cuộc sống từ hình thức bên ngoài ñến chất lượng
bên trong. Từ yêu cầu của một nền nông nghiệp sạch và an toàn, các sản phẩm sinh học
ñã ra ñời như các loại thuốc vi sinh, phân hữu cơ, cũng như các loại côn trùng thiên

ñịch ñược nhân nuôi trong phòng thí nghiệm…nhằm ñáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị
trường.
Do ñó em chọn ñề tài “Hiệu lực một số loại chế phẩm sinh học nấm ký sinh lên
rệp sáp giả (Icerya sp.) gây hại sầu riêng tại thành phố Cần Thơ” nhằm tìm ra loại
chế phẩm vừa an toàn cho người sử dụng, ñảm bảo yếu tố môi trường vừa cho hiệu lực
diệt rệp sáp tốt nhất góp phần ñưa ra các biện pháp quản lý rệp sáp giả một cách có
hiệu quả.

1


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về cây sầu riêng
1.1.1. ðặc tính
Cây sầu riêng có tên khoa học là Durio zibethinus Murr, thuộc họ gòn
(Bombaceae). Cây gỗ lớn, cao 15-20 m hoặc hơn nếu trồng từ hạt, cây ghép thì ít khi
cao quá 20m. Thời gian ra hoa vào cuối mùa mưa. Hoa mọc thành chùm với số lượng
rất nhiều. Hoa nở trong khoảng 3 giờ chiều ñến 6 giờ sáng của ngày hôm sau. Hoa sầu
riêng không có khả năng tự thụ phấn ñược mà phải nhờ phấn của cây khác. Hoa sầu
riêng nở vào ban ñêm, do có nhiều mật và hương thơm nên hấp dẫn côn trùng, sóc,
dơi… ñến hút mật và giúp hoa thụ phấn. Nếu thụ phấn không thành công thì nuốm
nhụy sẽ bị héo và rụng trong khoảng bốn ngày sau khi nở hoa. Nếu hoa ñược thụ phấn,
bầu noãn bắt ñầu to ra và phát triển thành quả. Quả to gồm năm lá noãn hợp thành, mỗi
lá noãn chứa 1-7 hạt, xung quanh hạt là phần cùi mềm ăn ñược (Sổ tay chuyển giao
công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi).
Theo Trần Thế Tục (1998) thì sau khi thụ tinh quả phát triển nhanh từ tuần lễ thứ
5 ñến 13, sau ñó chậm dần ñến tuần thứ 16. Quả chín khoảng 2-3 ngày sau khi rụng. Ở
ðồng Bằng Sông Cửu Long, sầu riêng trổ hoa vào tháng 12 ñến tháng 2 dương lịch.

Thường mỗi chùm hoa chỉ ñậu 1-2 quả. Quả sầu riêng tùy theo giống có hình tròn, hình
trứng hay bầu dục dài, vỏ màu xanh ñến nâu vàng. Hình dạng và kích thước gai cũng
thay ñổi tùy giống. Quả chín thịt trắng ngà, vàng nhạt hay vàng cam, ăn có vị ngọt và
béo giống như bơ.
1.1.2. Yêu cầu sinh thái
Theo sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi:
a) Nhiệt ñộ, ẩm ñộ, lượng mưa: cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt
ñộ từ 24 ñến 300C, ẩm ñộ 75 – 80%. Khi cây ra hoa cần có nhiệt ñộ không khí từ 20 –
220C, ñộ ẩm 50 – 60%. Lượng mưa từ 1600 – 4000 mm/năm. Nhưng tốt nhất là 2000
mm/năm, mùa khô không quá ba tháng, khi trái già, chín không có mưa.
b) ðộ cao so với mặt biển: cây sầu riêng không ñòi hỏi khắt khe về ñộ cao so với
mặt biển, vùng Di Linh, ðức Trọng tỉnh Lâm ðồng có ñộ cao khoảng 1100m, sầu riêng

2


vẫn phát triển tốt, tuy nhiên thời gian thu hoạch trái ở vùng cao có chậm hơn ở vùng
ñồng bằng khoảng hai tháng.
c) ðất trồng: cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển tốt trên nhiều loại ñất
khác nhau. Nhưng tốt nhất là loại ñất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, hàm
lượng muối trong ñất không cao hơn 0.02%, pH từ 4.5 – 6.5.
1.2 Các loại nấm ñược dùng làm chế phẩm
1.2.1. Nấm xanh Metarhizium anisopliae:
• Lịch sử nghiên cứu:
Năm 1878, khi nghiên cứu về loài sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì Anisoplia
austriaca, nhà khoa học người Nga I.I Metchnikov ñã phát hiện thấy một loài nấm bào
tử lục cương có thể gây chết hàng loạt loài sâu này. Ông ñã xác ñịnh loài nấm này có
tên khoa học là Entomophthora anisopliae. Về sau, Sorokin kiểm tra lại và thấy loài
nấm này ko thuộc giống Entomophthora mà thuộc về giống Metarhizium (Lâm Tố
Oanh, 2005).

• Phân loại:
Xếp loại theo hệ thống của G. C. Anisworth, 1966, 1970, 1971 (Phạm Thị Thùy,
2004) cho rằng nấm M. anisopliae và M. flavoviride thuộc ngành phụ lớp bất toàn,
giống Mertarhizium. Giai ñoạn sinh sản hữu tính của M. anisopliae thuộc ngành phụ
lớp nấm nang Ascomycota, lớp Sordariomycetes và giống Metarhizium.
• Phân bố:
Nấm xanh M. anisopliae là nấm ký sinh côn trùng, xuất hiện phổ biến trong tự
nhiên. ðã có nhiều nghiên cứu ở Nepal, Newzealand, Mỹ, Canada,... về việc phân lập
nấm này từ xác chết côn trùng hay từ trong ñất. Ở những nơi không có côn trùng,
người ta cũng phân lập ñược nấm M. anisopliae: từ các hạt ngoài ñồng và trong ñất
trồng ở Canada, ñất trồng chuối ở Honduras, ñất trồng dâu ở Brazil, ñất trồng cỏ ở
Newzealand hay ngay cả trong ñiều kiện thời tiết khắc nghiệt ở ðức, trên những khu
ñất ở rừng sâu khi bị ñốt cháy, cả trong những chất thải hữu cơ (chuẩn bị ô nhiễm)
hoặc trong trầm tích ở sông chứa ñất ñầm lầy trồng các loại cây ñước hoặc trong tổ một
số loài chim và cả trong rễ cây dâu tây cũng có thể phân lập ñược nấm M. anisopliae
(Phạm Thị Thùy, 2004).

3


• ðặc ñiểm hình thái:
Nấm M. anisopliae có màu xanh lục bên ngoài nên người ta gọi là nấm lục
cương.
Nấm M. anisopliae có dạng phân nhánh, có vách ngăn ngang, ñường kính 3 – 4
μm (Trần Thị Thanh, 2000).
Sợi nấm phát triển trên bề mặt côn trùng có màu từ trắng ñến hồng, cuống sinh
bào tử ngắn, mọc tỏa tròn trên ñám sợi nấm dày ñặc. Bào tử trần hình que có kích
thước 3.5 x 6.4 x 7.2 μm, màu từ lục xám ñến ôliu – lục, bào tử xếp thành chuỗi khá
chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường có thể thấy ñược bào tử ñược tạo ra trên bề mặt cơ
thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục. Sợi nấm khi phát triển bên trong côn

trùng có chiều rộng khoảng 3 – 4 μm, dài khoảng 20 μm, chia thành nhiều tế bào
ngắn, trong tế bào có thể thấy rõ nhiều giọt mỡ (Phạm Thị Thùy, 2004).

Hình 1.1: Cuống bào tử và bào tử của nấm M. anisopliae.

Phân biệt 3 dòng nấm Ma1-RS, Ma2-RS và Ma3-RS:
Tuy cùng một chủng nấm M. anisopliae và phân lập trên cùng một loài côn trùng
là rệp sáp nhưng vì có những ñặc ñiểm khác nhau nên loại nấm này trên rệp sáp cũng
ñược phân ra thành nhiều dòng.
Ba dòng nấm sử dụng trong thí nghiệm là Ma1-RS, Ma2-RS và Ma3-RS. Chúng
phân biệt nhau về cách ăn môi trường và màu sắc bào tử nấm. Về màu sắc bào tử nấm:
nấm Ma1-RS có màu xanh lục ñậm, nấm Ma2-RS có màu vàng xanh và nấm Ma3-RS có
màu xanh lục nhạt. Màu sắc quan sát dưới ñáy ñĩa Petri của mỗi dòng nấm trên cũng

4


rất khác nhau. Nấm Ma1-RS ñáy ñĩa có màu vàng nâu, nấm Ma2-RS ñáy ñĩa màu vàng
sậm và ñáy ñĩa của nấm Ma3-RS màu vàng nhạt.
• Khả năng sinh ñộc tố:
ðộc tố là một trong những sản phẩm thứ cấp không ổn ñịnh (sản phẩm thứ cấp
là một loại hợp chất ñược sinh ra từ các chất trao ñổi sơ cấp nhờ quá trình chuyển hóa
sinh hóa ñặc biệt), ñược tích lũy vào cuối giai ñoạn sinh trưởng của nấm khi các nguồn
thức ăn và năng lượng ñã cạn dần (Phạm Thị Thùy, 2004).
Nấm M. anisopliae có một số ngoại ñộc tố như Destruxin A, B, C, D. Các ngoại
ñộc tố này là những sản phẩm thứ cấp vòng peptide, L – prolyne, L – leucine
anhydride, L – prolyne – L valine anhydride và Desmethyl Destrucxin B (Nguyễn Thị
Hồng Diễm, 2009).
S. Tamura và ctv ñã tiến hành nuôi cấy nấm lục cương và cũng tách ñược những
ñộc tố trên từ môi trường Czapek – Dox có chứa 0.5% peptone. Từ 1 lít dung dịch nuôi

cấy người ta có thể thu nhận ñược 13 – 15 mg ñộc tố Destruxin A và B, dịch lọc ñược
xử lý bằng than hoạt tính rồi ñược phản hấp thụ bằng N – butanol, sau ñó ñược tách
bằng benzen và ñược làm sạch trên cột nhôm oxit trung tính (Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Trần Thị Thanh (2000) thì người ta ñã tổng hợp nhân tạo ñược Destruxin
B và có khoảng 70 loài côn trùng bị tiêu diệt bởi nấm M. anisopliae, trong ñó có 34
loài côn trùng cánh cứng và 5 loài côn trùng cánh vẩy.
• ðặc tính diệt côn trùng:
Bào tử nấm xanh M. anisopliae khi dính vào côn trùng, gặp ñiều kiện khí hậu
thời tiết thuận lợi sẽ nảy mầm và mọc thành sợi nấm xuyên qua lớp vỏ chitin của côn
trùng. Chúng phát triển trong cơ thể côn trùng và tạo thành ống mầm xuyên qua vỏ côn
trùng, tiếp tục phân nhánh tạo thành mạng sợi chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng.
Côn trùng huy ñộng tất cả tế bào bạch huyết ñể chống ñỡ, nhưng nấm M. anisopliae ñã
sử dụng ñộc tố Destruxin A và B làm cho các tế bào bạch huyết lần lượt bị tiêu diệt,
ñây cũng là lúc côn trùng chết, cơ thể cứng lại do các sợi nấm ñan xen với nhau. Cũng
có trường hợp côn trùng bị nấm tấm công thì cơ thể ngắn lại hoặc bị khô ñi do hệ thống
tiêu hóa bị tổn thuơng hoặc do thiếu nguồn thức ăn. Khi nấm M. anisopliae ký sinh vào
cơ thể côn trùng thì tuyến mỡ và các mô khác của côn trùng bị hòa tan do lipase và
protease cùa nấm tiết ra (Phạm Thị Thùy, 2004).

5


Hình 1.2 : Sự phát triển của M. anisopliae trên Heterotermes tenuis: A) Bào tử bám vào lớp da; B) Bào tử nảy
mầm với sự xâm nhiễm cuả ống mầm; C) Sự phát triển của ống mầm; D và E) Sợi nấm chui ra bên ngoài qua
các khớp; F) Sợi nấm chui ra bên ngoài và phá hủy lớp da côn trùng; G) Sợi nấm bao lấy côn trùng; H) Sự tạo
bào tử; I) Bào tử (Alcides Moino, 2002)

6



• Thành tựu và ứng dụng:
Brazil ñã sử dụng chế phẩm nấm xanh trên quy mô rộng ñể chống lại sâu hại
ñồng cỏ và sâu hại củ cải ñường. Hiện nay nấm này ñang ñược dùng ñể xử lý trên diện
tích vài hecta (Phạm Thanh Hùng, 2007).
Nhiều loài nấm trong chi Metarhizium có khả năng diệt công trùng họ
Elateridae và Curculionidae thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, bọ xít ñen hại lúa mì
Scotiphora coarctaca thuộc bộ nửa cứng Hemiptera, ấu trùng muỗi Aedes aehypti
thuộc bộ hai cánh Diptera, châu chấu sóng lưng vàng Pantaga sucincta, châu chấu mía
Heiroglyphus tonkinensis thuộc bộ cánh thẳng Orthoptera (Phạm Thị Thùy, 2004).
Ở Dak Lak, nấm M. anisopliae ñược sử dụng dưới dạng bào tử ở nồng ñộ 108
bào tử/ml ñể phòng trừ rệp sáp hại rễ café trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ñạt hiệu
quả 70 – 100% sau 7 ngày chủng, trong khi ñó sử dụng chế phẩm M. anisopliae ñạt
75% sau 7 ngày chủng và 100% sau 14 ngày chủng cũng trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm (Nguyễn Xuân Thanh và Phạm Thị Thùy, 2005).
1.2.2 Nấm tím Paecilomyces sp.
• Lịch sử nghiên cứu:
Nấm Paecilomyces sp. ñược phân lập trên côn trùng ngủ nghỉ trong lòng ñất.
Nấm Paecilomyces sp. tựa như nấm mốc xanh (Penicillin) và nấm chồi (Gliocladium)
(Trần Văn Mão, 2002)
• Phân loại:
Xếp theo hệ thống phân loại nấm của G.C. Anisworth, 1966, 1970, 1971, Mccoy
và ctv. (1988), Samson và ctv. (1988) cho rằng nấm Paecilomyces sp. thuộc ngành phụ
lớp nấm bất toàn, giống Paecilomyces (Phạm Thị Thùy, 2004).
• Phân bố:
Trên thế giới có rất nhiều loài, có phổ ký sinh côn trùng rất rộng, cả cùng nhiệt
ñới lẫn ôn ñới. Loài nấm này ñược thu thập từ ñất ở Nam Phi, Nepal, Nhật Bản, Brazil
và Mỹ (Trần Văn Mão, 2002).
• ðặc ñiểm hình thái:
Khuẩn lạc của nấm Paecilomyces sp. có dạng thảm nhung bó sợi, có màu trắng,
hồng nhạt ñến tím ñinh huơng, có khi màu nâu vàng hoặc nâu xám, thỉnh thoảng màu

lục nhạt. Cuống bào tử có mức ñộ phân nhánh lớn, gốc cuống phình to, phía trên nhỏ
và uốn cong. Cuống bình sắp xếp dạng vòng hoặc không ñồng ñều. Bào tử phân sinh

7


ñơn bào, không màu, mọc thành chuỗi, hình bầu dục, bề mặt nhẵn hoặc có gai (Trần
Văn Mão, 2002).
Gần ñây ñã có những công bố về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ
ñến sự sinh trưởng và phát triển của nấm Paecilomyces sp. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nấm này thích hợp phát triển ở nhiệt ñộ 280C ẩm ñộ 80 – 90% (Phạm Thị Thùy,
2004).

Hình 1.3 : Cuống bào tử và bào tử của nấm Paecilomyces sp.

• Khả năng sinh ñộc tố:
Nấm Paecilomyces sp. có khả năng gây chết loài Bemisia tabaci và Bemisia
argentifolic trong vòng 24 – 48h nhờ tiết ra các ñộc tố gây hại Dipicolinic acid (DPA)
là chất dẫn xuất của pirydine, ñược tiết ra bởi hầu hết các loại nấm ký sinh côn trùng
như Beauveria bassiana, Paecilomyces fumosoroseus, Paecilomyces farinosus và
Verticilium lecanii (Shima, 1955).
DPA có vai trò quan trọng như là một nhân tố ñộc cho côn trùng, nhất là ñối với
nhộng rầy phấn trắng (Nguyễn Thị Hồng Diễm, 2009).
• ðặc tính diệt côn trùng:
Sau khi dính vào côn trùng, bào tử nấm nảy mầm trên bề mặt côn trùng và sau
ñó phát triển bên trong nội tạng của côn trùng. Sau khi làm chết côn trùng, nấm phóng
thích bào tử ra bên ngoài và tiếp tục lây làn sang côn trùng khác (Trần Quốc Thắng,
2008).

8



• Thành tựu và ứng dụng:
Năm 1981, Liang ñã phân lập ñược nấm Paecilomyces sp., nấm này có thể ký
sinh nhiều loài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, bộ cánh nửa cứng Hemiptera, bộ cánh
màng Hemynoptera, bộ cánh vẩy Lepidoptera và hai cánh Diptera (Trần Văn Mão,
2002).
Ở Trung Quốc, các tác giả Am và Wu ñã sử dụng chủng nấm Paecilomyces sp.
ñể phòng trừ sâu róm thông qua ñông ñạt hiệu quả cao (Phạm Thị Thùy, 2004).

Hình 1.4: Bào tử Paecilomyces fumosoroseus nảy mầm trên rầy phấn
trắng (Fernando, 1997)

1.3 Rệp sáp giả Icerya sp.
Phân loại theo ITIS (Integrated Taxonomic Information System):
Giới:

Animalia

Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Insecta

Bộ:

Homoptera


9


Phụ bộ:

Sternorrhyncha

Tổng họ:

Coccoidea (Handlirsch, 1903)

Họ:

Margarodidae (Newstead, 1901)

Giống:

Icerya (Signore, 1875)

Theo John Capinera (2008) Icerya sp. là một loài côn trùng có phổ ký chủ rộng
có nguồn gốc từ Australia, hiện nay ñã phân tán trên toàn thế giới ñặc biệt là những nơi
cây có múi ñược trồng. Nó ñã ñược phát hiện lần ñầu tiên ở California năm 1868 và
ñến cuối thập niên 1880 ñã xuất hiện trên cây cam chanh ở phần phía nam của tiểu
bang.
Cơ thể lớn, lên ñến 5 mm hoặc hơn, thường tròn, nhưng một số loài hình bầu
dục. Ấu trùng màu vàng. Thành trùng cái có thân màu cam sáng, ñỏ, vàng, một phần
ñược bao phủ bởi sáp. Trứng có màu ñỏ, vàng hoặc cam ñược bao phủ bởi một túi sáp
dạng sợi mềm. Con cái lưỡng tính, có cả 2 cơ quan sinh dục của ñực và cái. Thành
trùng ñực có cánh và hiếm khi xuất hiện. Khi con cái tự thụ, chỉ có thế hệ lưỡng tính

ñược sinh sản, trong khi ñó nếu một con cái lưỡng tính bắt cặp với một thành trùng
ñực, những con ñực và lưỡng tính sẽ xuất hiện nhiều hơn (John Capinera, 2008).
Icerya sp. sống tập trung dọc theo gân chính của lá và trên cây. Chúng gây thiệt
hại trên cây có múi bằng cách làm giảm sức sống cây, rụng lá, nếu mật số nhiều có thể
làm rụng hoa và trái (John Capinera, 2008).

10


Chương 2
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và ñịa ñiểm
- Thời gian thực hiện ñề tài: ðề tài ñược thực hiện từ tháng 12/2009 ñến tháng
4/2010.
- ðịa ñiểm: Phòng thí nghiệm và nhà lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại Học Cần Thơ.
Vườn sầu riêng của hộ nông dân Phóng Văn Nhiều, ấp Trường Trung A, Xã Tân
Thới, Huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ
Vật liệu:
-

Nguồn nấm: Sử dụng các chủng nấm ký sinh ñược phân lập, tách ròng từ phòng
thí nghiệm thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật.
+ Nấm xanh Mertahizium anisopliae (Ma).
+ Nấm tím Paecilomyces sp. (Pae).

-


Chế phẩm sinh học nấm Ma, Pae ñược sản xuất tại phòng thí nghiệm bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật.
Nguồn rệp sáp: Thu ngoài ñồng về và nuôi ổn ñịnh trên cây sầu riêng.

-

Môi trường nuôi cấy nấm SDAY3 :
Peptone

10g

Dextrose

40g

Yeast extract

2g

NaNO3

2g

KH2PO4

1g

MgSO4.7H2O


0,5g

11


Agar

20g

Nước cất

1.000 ml

pH: 6,5-7,0.
Dụng cụ:
- Chậu trồng cây.
- Các dụng cụ thủy tinh: Beaker, bình tam giác, ñĩa Petri, chai thủy tinh có nắp
ñậy,…
- Tủ cấy, nồi khử trùng áp suất, nồi nấu tan môi trường,…
- Bông gòn, giấy thấm, kẹp inox, cọ lông, kéo, bút lông, cồn 70% ñể khử trùng
dụng cụ,…
- Kính hiển vi, lam ñếm Thoma, kính lúp, cân ñiện tử, micropipete.

Hình 2.1: Các loại chế phẩm sinh học ký sinh RSG từ nấm tím Pae

Hình 2.2: Các loại chế phẩm sinh học ký sinh RSG từ nấm xanh Ma

12



×