Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH SINH học, KHẢ NĂNG gây hại và HIỆU lực của THUỐC TRỪ sâu đối với sâu kéo MÀNG hellula undalisfabricius TRÊN RAU cải ở TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.7 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
---------&--------

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC, KHẢ NĂNG
GÂY HẠI VÀ HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ SÂU
ĐỐI VỚI SÂU KÉO MÀNG Hellula undalis Fabricius
(Pyralidae, Lepidoptera) TRÊN RAU CẢI
Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGs Ts. NGUYỄN VĂN HUỲNH

TẠ THỊ HUỲNH ĐÀO
LỚP TRỒNG TRỌT K27

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT (2001 - 2006)


Tạ Thị Huỳnh Đào, 2006. Khảo sát đặc tính sinh học, khả năng gây hại và hiệu lực
của thuốc trừ sâu đối với sâu kéo màng Hellula undalis Fabricius (Pyralidae,
Lepidoptera) trên rau cải ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 08 năm 2005 đến tháng 01 năm 2006 với mục


đích điều tra sự xuất hiện và gây hại của Hellula undalis ở một số vùng trồng rau
thuộc tỉnh Sóc Trăng, khảo sát đặc tính sinh học, cây ký chủ, và thử hiệu lực của
một số thuốc trừ sâu thông dụng đối với chúng.
Kết quả điều tra về sự xuất hiện và gây hại của sâu kéo màng điều tra được
30 hộ trên 7 loại cải thì có 6 loại bị sâu tấn công (90%). Sâu thường xuất hiện vào
thời điểm 5 - 10 ngày sau khi gieo (65% hộ điều tra) và gây hại mạnh từ tháng 12
đến tháng 3 năm sau (90% hộ), đa số nông dân cho biết sâu tấn công trên đọt làm
thiệt hại nặng đến năng suất, nông dân phòng trị chủ yếu bằng thuốc hoá học, đa số
sử dụng thuốc gốc Cúc tổng hợp và sinh học với liều lượng sử dụng theo khuyến
cáo, có 45% hộ sử dụng thuốc có hiệu quả tốt trong phòng trị sâu kéo màng.
Thí nghiệm khảo sát vòng đời của sâu kéo màng H. undalis trên thức ăn là
cải ngọt (Brassica integrifolia) trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy thời gian
phát triển vòng đời từ giai đoạn trứng đến thành trùng kéo dài từ 17 - 19 ngày (trung
bình 18,1 ngày), trong đó thời gian ủ trứng kéo dài 2 - 3 ngày (trung bình 2,29
ngày), giai đoạn ấu trùng gồm có 4 tuổi, phát triển kéo dài từ 7 - 12 ngày (trung
bình 9,04 ngày) và giai đoạn nhộng kéo dài từ 5 - 6 ngày (trung bình 5,32 ngày).
Thành trùng có tuổi thọ khoảng 6 - 7 ngày, tuổi thọ con cái khoảng 6,5 ngày và con
đực khoảng 6,1 ngày. Thành trùng sau khi vũ hoá 1 ngày có khả năng bắt cặp và đẻ
trứng, trung bình 188,25 trứng/con.
Về cây ký chủ của sâu kéo màng ghi nhận được 12 loại cây ký chủ trong đó
có một loại không phải họ Crucifereceae là màng màng tím (Cloeme chelidonii). Và
một loại cải mọc hoang dại là cải đất (Rorippa indica). Về khả năng ăn và tăng
trọng của H. undalis trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy H. undalis tăng

vii


trọng nhanh khi ăn thức ăn là cải xanh, cải ngọt, cải bắp và cải tùa xại. Trong điều
kiện nhà lưới H. undalis có mật số cao trên cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải tùa xại và
cải củ, còn cải rỗ có mật số sâu thấp nhất (0,27 con/cây).

Về hiệu lực của thuốc đối với sâu kéo màng thì Vertimec 1,8EC cho thấy có
hiệu quả đối với sâu kéo màng nhanh nhất ở 6 giờ thí nghiệm. Sau 72 giờ thí
nghiệm thì Vertimec 1,8EC, Biobit 32B.FC và hỗn hợp thuốc đều có hiệu quả 100%
đối với sâu kéo màng, còn Match 50ND và Cyperan 10EC thì có hiệu quả thấp hơn,
hiệu lực diệt sâu chưa cao.

viii


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

TÓM LƯỢC

vii

DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH HÌNH

xii

GIỚI THIỆU.................................................................................................. 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................ 3
1. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu kéo màng H. undalis........... 3
1.1 Phân bố, ký chủ ....................................................................................... 3

1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học................................................................ 4
1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại......................................................... 7
1.4 Biện pháp phòng trị ................................................................................. 8
2. Đặc tính của các loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm .......................... 9
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................... 12
1. Điều tra sự gây hại của ấu trùng sâu kéo màng H. undalis trên rau cải
ở tỉnh Sóc Trăng. ............................................................................................ 12
2. Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của H. undalis trong điều kiện
phòng thí nghiệm ............................................................................................ 12
3. Khảo sát cây ký chủ của ấu trùng H. undalis .............................................. 14
3.3.1 Điều tra khảo sát cây ký chủ phụ của sâu kéo màng H. undalis ............. 16
3.3.2 Khảo sát sự ưa thích cây ký chủ của ấu trùng H. undalis ....................... 16
4. Thủ hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với H. undalis trong
điều kiện phòng thí nghiệm............................................................................. 20
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 23
1. Điều tra sự gây hại của ấu trùng sâu kéo màng H. undalis trên rau cải
ở tinh Sóc Trăng ............................................................................................. 23
2. Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu kéo màng H. undalis trong điều
kiện phòng thí nghiệm ................................................................................... 29

ix


3. Về cây ký chủ của H. undalis..................................................................... 34
3.1 Điều tra cây ký chủ phụ của H. undalis ................................................... 34
3.2 Sự ưa thích cây ký chủ của ấu trùng H. undalis ....................................... 36
4. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với H. undalis trong điều
kiện phòng thí nghiệm .................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48

ĐỀ NGHỊ........................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50
PHỤ CHƯƠNG............................................................................................. 52

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Bảng 1

Tên bảng

Trang

Các loại cây được dùng làm thí nghiệm thử sự ưa thích cây ký

15

chủ của ấu trùng H. undalis. ĐHCT, 2005.
Bảng 2

Thông tin chung về nông dân trồng rau cải ở các vùng điều tra.

24

Bảng 3

Diện tích và kỹ thuật canh tác.


25

Bảng 4

Các loại cải điều tra được bị sâu kéo màng tấn công.

26

Bảng 5

Tình hình xuất hiện và gây hại của sâu kéo màng trên cải.

27

Bảng 6

Tỷ lệ hộ (%) sử dụng các loại thuốc để phòng trừ sâu kéo

28

màng tại các vùng điều tra.
Bảng 7

Các giai đoạn phát triển của H. undalis trong điều kiện phòng

31

thí nghiệm. ĐHCT, tháng 8/2005.
Bảng 8


Kích thước các giai đoạn phát triển của sâu kéo màng H.

32

undalis . ĐHCT, tháng 8/2005.
Bảng 9

Các loại cây được ghi nhận bị H. undalis tấn công ở ngoài đồng.

35

ĐHCT, 2005.
Bảng 10

Trọng lượng thức ăn (mg) được tiêu thụ và sự tăng trọng (%)

36

của H. undalis khi ăn trên 12 cây ký chủ sau 24 và 48 giờ
trong điều kiện phòng thí nghiệm. ĐHCT, tháng 12/2005.
Bảng 11

Sự lựa chọn cây ký chủ của ấu trùng H. undalis trong điều kiện

41

nhà lưới. ĐHCT, tháng 12/2005.
Bảng 12

Độ hữu hiệu của thuốc trừ sâu ở nồng độ khuyến cáo đối với


44

H. undalis trong điều kiện phòng thí nghiệm. ĐHCT, tháng
10/2005.
Bảng 13

Độ hữu hiệu (%) của thuốc Cyperan ở nồng độ khuyến cáo và
của thuốc Vertimec 1/2 khuyến cáo đối với H. undalis trong
điều kiện phòng thí nghiệm. ĐHCT, tháng 11/2005.

xi

46


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Hình 1

Tên Hình
Khảo sát vòng đời sâu kéo màng trong điều kiện phòng thí

Trang
13

nghiệm. ĐHCT, 2005. (a) nuôi ấu trùng trong hộp nhựa và (b)
nuôi thành trùng trong lồng lưới.
Hình 2


Các loại cải được trồng trong nhà lưới trước khi làm thí

17

nghiệm.
Hình 3

Thí nghiệm khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng H. undalis

17

đối với một số cây ký chủ. ĐHCT, 2005.
Hình 4

Sơ đồ bố trí thí nghiệm sự lựa chọn cây ký chủ của ấu trùng

19

H. undalis trong điều kiện nhà lưới.
Hình 5

Các giai đoạn sinh trưởng của sâu kéo màng H. undalis (từ

30

trên xuống theo chiều kim đồng hồ): trứng; ấu trùng Tuổi 1,
Tuổi 2, Tuổi 3 và Tuổi 4; nhộng; bướm.
Hình 6

Sự gây hại của ấu trùng H. undalis trên đọt (a) và trên lá (b).


30

Hình 7

Sự gây hại của ấu trùng H. undalis trên lá cải đất (a) và trên đọt

35

màng màng tím (b). ĐHCT, 2005.
Hình 8

Sự gây hại của ấu trùng H. undalis trên một số loại cải (tính từ

37

trái sang): cải thìa, cải rỗ, cải bẹ trắng và cải tùa xại. ĐHCT,
2005.
Hình 9

Biểu đồ phần trăm (%) tăng trọng của H. undalis trên 12 loại

38

thức ăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. ĐHCT, 2005.
Hình 10

Mật số H. undalis trên 10 loại cây ký chủ trong điều kiện nhà

40


lưới. ĐHCT, 2005.
Hình 11

Độ hữu hiệu (%) của các loại thuốc trừ sâu đối với H. undalis
trong điều kiện phòng thí nghiệm. ĐHCT, tháng 10/2005.

xii

44


GIỚI THIỆU
Rau xanh là loại thực phẩm rất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của chúng
ta. Rau cung cấp nhiều loại vitamin (A, C, U, P, B9), muối khoáng (canxi, natri,
phospho, sắt) và các chất bổ dưỡng cần thiết khác như đạm, đường, cellulose... giúp
cho sự duy trì và phát triển của cơ thể. Hàng năm, nước ta gieo trồng khoảng 260 270 ngàn hecta rau các loại với tổng sản lượng là 3,22 - 3,25 triệu tấn/năm, bình
quân lượng rau tiêu thụ/người/năm khoảng 60 - 65 kg, lượng rau này chỉ đảm bảo
1/3 nhu cầu tối thiểu của con người (Mai Thị Phương Anh, 1996).
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng, nhiều loại rau ngày
càng được trồng với diện tích lớn và quanh năm nên dịch hại có điều kiện phát triển
nhanh, gây thiệt hại đến năng suất. Bên cạnh đó, phần lớn các loại rau chứa nhiều
chất dinh dưỡng, hàm lượng nước cao (80 - 90%), thân lá non mềm là nguồn thức
ăn ưa thích và cũng là yếu tố thích hợp cho việc phát sinh và gây hại của nhiều loại
côn trùng. Do đó, người dân ngày càng sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật
hơn để phòng trừ dịch hại, điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của người dân khi phun thuốc và tiêu thụ sản phẩm có dư lượng thuốc.
Côn trùng là một trong những yếu tố quan trọng gây thất thu năng suất, giảm
giá trị thương phẩm của rau cải. Một trong những loài côn trùng gây hại quan trọng
trên rau cải (thuộc họ Thập Tự) là sâu kéo màng Hellula undalis Fabricius mà hiện

nay có rất ít tài liệu nghiên cứu về loại sâu này.
Ở Việt Nam, chỉ mới có nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Thu Giang (2005) về
đặc tính sinh học của H. undalis, kết quả cho biết sâu kéo màng là một loại sâu hại
nguy hiểm đối với rau cải họ Thập Tự, phân bố rộng rãi trên thế giới nhất là ở các
nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự gây hại của loài sâu này làm giảm
30% năng suất, thậm chí lên tới 100% ở những ruộng rau không phun thuốc vào
mùa khô. Theo thông báo số 34, 35 và 46 (tháng 3, 4/2004) của Chi Cục Bảo Vệ
Thực Vật thành phố Hồ Chí Minh thì bên cạnh sâu tơ, bọ nhảy, sâu kéo màng là
một đối tượng gây hại trên rau được lưu ý là sẽ phát sinh mạnh ở các vùng trồng rau

1


quanh thành phố Hồ Chí Minh, nên cần được theo dõi trên đồng để có biện pháp
phòng trị kịp thời.
Chính vì vậy, đề tài “Khảo sát đặc tính sinh học, khả năng gây hại và thử
hiệu lực của thuốc trừ sâu đối với sâu kéo màng Hellula undalis Fabricius
(Pyralidae, Lepidoptera) trên rau cải ở tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện với mục
đích điều tra sự xuất hiện và gây hại của H. undalis ở một số vùng trồng rau thuộc
tỉnh Sóc Trăng, khảo sát đặc tính sinh học, cây ký chủ, và thử hiệu lực của một số
thuốc trừ sâu thông dụng đối với chúng.

2


Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu kéo màng H. undalis
1.1 Phân bố, ký chủ

Sâu kéo màng có tên khoa học là Hellula undalis Fabricius; tên tiếng Anh là
cabbage webworm, thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh Vẩy (Lepidoptera).
Người dân thường gọi là sâu đục thân, sâu đọt, sâu bọng, sâu nhiếu đọt hay sâu đục
nõn. Ngoài ra, do đặc tính sâu nhả tơ phủ lên trên đọt cải và gây hại ở bên trong nên
có nơi người ta còn gọi là sâu kéo màng.
Kessing và Mau (1992) cho rằng H. undalis được ghi nhận lần đầu tiên ở Ý
và phân bố rộng rãi ở Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương; ở Hawaii, H.
undalis được ghi nhận lần đầu vào năm 1989 và hiện nay nó hiện diện trên tất cả
các hòn đảo. Sivapragasm và Aziz (1990) cho biết H. undalis được biết đến lần đầu
ở Malaysia vào năm 1922 và bắt đầu nghiên cứu vào năm 1980 khi chúng xuất hiện
và gây hại ở các vùng trồng rau có nhiệt độ ấm và những vùng đất thấp ở Malaysia.
Ooi (1979, trong Sivapragasm và Aziz, 1990) cũng cho biết H. undalis chỉ là một
dịch hại thứ yếu khi ở độ cao 1525m. Theo Hồ Thị Thu Giang (2005) và Lê Thị
Hồng Diễm (2001) H. undalis được ghi nhận trên nhiều quốc gia thuộc châu Âu,
châu Á, châu Phi, châu Úc, châu Mỹ và phần lớn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới.
Lê Thị Hồng Diễm (2001), Kessing và Mau (1992) cho biết H. undalis hiện
diện và gây hại trên tất cả các cây cải thuộc họ Thập Tự như: cải xanh, cải ngọt, cải
bắp, cải bông, cải bẹ dún, cải thìa, củ cải... Trong đó, gây hại quan trọng trên các
cây cải bắp, cải bông và cải bẹ dún... Ngoài ra, H. undalis còn tấn công trên loài cỏ
Cleome spp. (họ Capparidaceae) là cây ký chủ mọc ngoài tự nhiên giúp cho H.
undalis sống sót, duy trì mật số và gây hại cho vụ sau khi trên ruộng không còn thức
ăn chính (Sivapragasam và Aziz, 1990). Sivapragasam và Aziz (1990) còn cho biết
thêm H. undalis thích cải xanh hơn cải bắp và cải củ. Kết quả nghiên cứu của Hồ
Thị Thu Giang (2005) cho biết thành trùng H. undalis lựa chọn đẻ trứng cao nhất

3


trên cải xanh (chiếm tỷ lệ số trứng đẻ là 45,82%) kế đến trên cải thìa (36,63%) và

thấp nhất trên cải bắp (17,55%), khi ấu trùng H. undalis ăn thức ăn là cải xanh có
thời gian sinh trưởng ngắn nhất (17,32 ngày), trên cải thìa (17,87 ngày) và dài nhất
trên cải bắp (19,86 ngày) khi tác giả khảo sát sự lựa chọn cây ký chủ để đẻ trứng
của thành trùng và ảnh hưởng của thức ăn đến sự sinh trưởng của ấu trùng H.
undalis trên 3 loại cây ký chủ này.
1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
a. Thành trùng
Về hình thái, Hồ Thị Thu Giang (2005), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
(2003) mô tả thành trùng của H. undalis là một loài bướm nhỏ có kích thước chiều
dài khoảng 8,29mm; sải cánh con đực rộng khoảng 13,57mm và của con cái khoảng
15,48mm; thân có màu xám đậm, trên cánh có nhiều sọc gãy khúc màu xám nhạt,
rãi rác trên cánh có những đốm hình dạng không đồng nhất màu đậm, cuối rìa cánh
có một hàng điểm đen nhỏ, cánh trước của con đực có màu xám đậm và ở con cái
có màu nâu sáng, ở khoảng giữa cánh có một đốm hình quả thận màu nâu đậm, ở
con đực rõ hơn con cái. Tuy nhiên, Sivapragasam và Aziz (1990) cho biết đốm hình
quả thận nằm ở phía 1/3 tính từ đỉnh cánh và con cái có màu sậm hơn con đực.
Cũng theo sự mô tả của tác giả này, đoạn cuối bụng của con cái dài hơn và có một
cây kim đẻ trứng trong khi con đực thì không có. Esguerra và Rengiil (2000),
Kessing và Mau (1992) thì cho rằng trên cánh của H. undalis có những sọc ngang
gãy khúc với đủ màu từ nâu, xám và đen thay đổi từ cánh trước đến cánh sau, cuối
cánh sau có một dãy băng màu trắng sáng.
Về tuổi thọ, Sivapragasam và Aziz (1990) ghi nh ận thời gian sống của cả con
đực và con cái là 7 ngày. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) cho biết đời
sống của thành trùng khoảng 5 - 10 ngày. Theo Kessing và Mau (1992) thì thành
trùng sống từ 4 - 8 ngày và tuổi thọ tăng thêm với sự giảm của nhiệt độ. Một nghiên
cứu của Hồ Thị Thu Giang (2005) cho biết rằng H. undalis có thời gian sống dài
nhất (4 - 11 ngày) khi ăn mật ong nguyên chất, kế đến là ăn mật ong 20% (4 - 8
ngày) và ăn nước lã thì H. undalis có thời gian sống ngắn nhất (1 - 6 ngày).

4



Theo mô tả của Grater (1986, trong Lê Thị Hồng Diễm, 2001) thành trùng có
khả năng bay rất xa và di cư đến những nơi có thể sinh sản được, khi đậu cánh
không xếp lại mà hợp với thân tạo thành hình tam giác, một bướm cái có thể đẻ từ
28 - 214 trứng. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), Phạm Hồng Cúc et al.
(2001) cho biết một bướm cái đẻ từ 160 - 180 trứng, trung bình 25 - 30 trứng/ngày,
đẻ cao điểm vào ngày thứ hai sau khi vũ hoá, trứng được đẻ riêng lẽ hoặc 2 - 3
trứng trên lá non, cuống lá hay đọt non. Tuy nhiên, Sivapragasam và Aziz (1990)
thì cho rằng sự đẻ trứng của bướm cái bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi vũ hoá và
đẻ kéo dài từ 3 - 10 ngày, số trứng đẻ trung bình là 157 trứng/con và trung bình 27
trứng/ngày.
b. Trứng
Hồ Thị Thu Giang (2005), Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) mô tả
trứng có hình bầu dục, dài khoảng 0,44mm và rộng khoảng 0,35mm, màu trắng sữa
lúc mới đẻ, sau đó có màu đỏ cam và khi sắp nở trên trứng có một chấm đen, trên
bề mặt trứng có những đường gân xếp lộn xộn. Theo sự mô tả của Kessing và Mau
(1992), Sivapragasam và Aziz (1990) thì trứng có dạng hình oval hơi thon thẳng,
lúc mới đẻ có màu đỏ hồng và nâu đỏ lúc sắp nở. Tuy nhiên, Esguerra và Rengiil
(2000) thì cho rằng trứng của H. undalis có màu xám.
Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ủ trứng của H. undalis, theo Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày. Hồ Thị Thu Giang
(2005) cho biết thời gian ủ trứng từ 2 - 4 ngày. Theo Lê Thị Hồng Diễm (2001)
trứng có thời gian phát triển từ 2 - 5 ngày. Ở Hawaii, thời gian ủ trứng từ 2 - 3 ngày
với nhiệt độ trung bình khoảng 280C và biến thiên 60% (Kessing và Mau,1992;
Sivapragasam và Aziz, 1990).
c. Ấu trùng
Shepard et al. (1999) cho biết ấu trùng dài khoảng 14mm, có nhiều sọc vằn
chạy dọc theo thân và cạnh bên của thân, ấu trùng tuổi nhỏ ăn ở gân giữa lá hoặc là
đục vào thân cây, phía trên có phủ một màng tơ. Theo Hồ Thị Thu Giang (2005),

Kessing và Mau (1992) mô tả ấu trùng có màu vàng nhạt, đầu đen, mảng lưng ngực
trước có màu đen, trên lưng có 5 đường vân sọc nâu hồng chạy dọc theo chiều dài

5


cơ thể, phía trên lưng và phía bên phần bụng mỗi đốt cơ thể có các u lông xếp thành
2 dãy, tuổi cuối trên mặt lưng đốt ngực trước không còn mảng đầu đen. Đặc điểm
hình thái của ấu trùng giữa các tuổi không khác nhau, ngoại trừ kích thước. Ấu
trùng mới nở dài khoảng 1,48mm, rộng khoảng 0,18mm và dài khoảng 12mm khi
phát triển đầy đủ. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), Phạm Hồng Cúc
et al. (2001) thì cho rằng ấu trùng có màu hồng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng
ấu trùng H. undalis có màu kem trắng và chiều dài cơ thể của ấu trùng tuổi cuối có
thể đến 15 - 18mm (Lê Thị Hồng Diễm, 2001).
Về thời gian phát triển của ấu trùng, theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
(2003), Hồ Thị Thu Giang (2005) cho rằng thời gian phát triển đầy đủ của ấu trùng
có 4 tuổi và phát triển trong thời gian từ 6 - 12 ngày. Tuy nhiên, theo Kessing và
Mau (1992), Sivapragasam và Aziz (1990) thì ấu trùng H. undalis có 5 tuổi và phát
triển trong khoảng thời gian 14 ngày. Đồng thời, các tác giả cũng cho biết thêm trên
các cây ký chủ khác nhau thì thời gian phát triển của ấu trùng cũng khác nhau. Trên
cải bắp thời gian phát triển đầy đủ từ 16 - 19 ngày trong khi cải bông chỉ cần 11 - 13
ngày. Ở 280C thời gian phát triển của tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và tuổi 5 là 3 ngày,
2 ngày, 3 ngày, 2 ngày và 4 ngày tương ứng (Kessing và Mau, 1992).
d. Nhộng
Esguerra và Rengiil (2000), Shepard et al. (1999) cho biết nhộng xuất hiện
trong một cái kén ngay trong thân cây nơi ấu trùng tấn công gây hại, hay trong lá bị
cuốn lại, hoặc là ở dưới đất. Theo mô tả của Kessing và Mau (1992), Sivapragasam
và Aziz (1990) trước khi ấu trùng hoá nhộng sẽ có một thời gian tiền nhộng khoảng
1 ngày, lúc đầu nhộng có màu vàng sáng rất tái, thấy rõ các mạch máu đỏ trên mặt
lưng của nhộng. Sau đó, nhộng sẽ trở nên cứng và có màu nâu sáng, nhộng dài

khoảng 9 - 12mm, rộng từ 5 - 6mm. Nhộng được thành lập ngay tại vị trí ấu trùng
ăn, trong những lá xếp lại, trong thân cây, trên mặt đất được che phủ bởi các lá dưới
gốc hay trong đất dưới gốc cây ký chủ khoảng 3mm, thời gian phát triển của nhộng
khoảng 8 ngày ở 280C. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhộng được hình thành
ngay sát thành dụng cụ nuôi chúng (Sivapragasam và Aziz, 1990). Tuy nhiên, theo
Hồ Thị Thu Giang (2005) cho biết nhộng có màu nâu vàng, trên mặt lưng của phần

6


bụng có 5 dãy sọc nâu mờ, khi sắp vũ hoá nhộng có màu nâu đỏ, cuối bụng hơi
cong và có 2 đôi gai, đôi giữa hơi ngắn, lỗ thở 2 bên lồ lên rất rỏ, chiều dài trung
bình nhộng khoảng 7,88mm và chiều rộng khoảng 1,84mm, thời gian phát triển của
nhộng từ 5 - 7 ngày.
1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Kessing và Mau (1992) cho biết H. undalis hiện diện quanh năm ở Hawaii,
gây hại mạnh từ tháng 7 - 8 và từ tháng 12 - tháng 2 năm sau, ngưỡng nhiệt độ thích
hợp cho sự gây hại của H. undalis từ 20 - 350C. Mật số của H. undalis cao vào
khoảng tháng 2 - tháng 4 và tháng 6 - tháng 7, từ tháng 9 - tháng 12 mật số của H.
undalis sẽ thấp (Sivapragasam và Aziz, 1990). Tuy nhiên, theo Phạm Hồng Cúc et
al. (2001) thì H. undalis gây thiệt hại nặng trong mùa mưa làm cho cây cải không
cuốn bắp được. H. undalis tấn công và gây hại suốt giai đoạn tăng trưởng của
cây cải bắp và có mật số cao khi cây trồng được 40 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2003).
Theo Kessing và Mau (1992), Lê Thị Hồng Diễm (2001) cho biết H. undalis
tấn công cả trên cây còn non lẫn cây già. Trên cây non, H. undalis tấn công các lá
đang phát triển, xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng cắn phá làm hư khối sơ khởi của
cây, đục vào bên trong thân cây, sống ngay ở bên trong đọt non của cây và thải phân
ra ngoài ngay bộ phận bị hại. Ban ngày sâu nhả tơ phủ lên trên ẩn náo vào bên
trong, ban đêm mới chui ra gây hại. Kết quả sự gây hại của H. undalis làm ức chế

sự sinh trưởng của cây, chết cây con, cây bị gãy và biến dạng, mọc ra nhiều đọt mới
làm giảm giá trị thương phẩm của cây khi đem bán. Trên các loại cải bắp, cải bông
cây không hình thành bắp được, làm giảm năng suất của cây (Shepard et al., 1999).
Ngoài ra, Sivapragasam và Aziz (1990) còn cho biết sự gây hại của H. undalis
nghiêm trọng trên cây cải bắp là do tập tính sống riêng lẻ một con/cây, tấn công và
gây hại trên đọt non, làm chết cây con, trung bình một con sâu/cây, khi mật số cao
thì lên đến 9 con/cây. Thành trùng thường vũ hoá vào ban đêm lúc trời vừa chập tối,
ít khi ban ngày, sau khi vũ hoá từ 3 - 4 giờ chúng bay đi tìm đối tượng để bắt cặp,
thời gian hoạt động mạnh của thành trùng là lúc 9 giờ tối (Kessing và Mau, 1992).

7


1.4 Biện pháp phòng trị
-

Biện pháp sinh học
Lee et al. (2004) cho biết ong ký sinh Diadegma insulare có nguồn gốc châu

Mỹ, tấn công trên các côn trùng thuộc bộ cánh Vẩy trong đó có H. undalis. Theo
ghi nhận của Sivapragasam và Chua (1997) có 2 loài ong ký sinh trên H. undalis là
Bassus sp. (họ ong đen, Braconidae) ký sinh ấu trùng và Thrathala flavoorbitalis
(Cam.) (họ ong cự, Ichneumonidae) ký sinh ấu trùng và nhộng. Zimmerman (1958,
trong Kessing và Mau, 1992) cho biết ong ký sinh Chelonus blackburni Cameron đẻ
trứng lên trứng của H. undalis và phát triển bên trong ấu trùng. Tuy nhiên, tầm quan
trọng của sự ký sinh này chưa được biết đến nhiều. Lim (1982, trong Sivapragasam
và Aziz, 1990) cũng cho biết ong ký sinh Cotesia plutellae ký sinh nhộng của H.
undalis trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng không thấy xuất hiện trên thành
trùng. Bên cạnh đó, tác giả còn ghi nhận được, khi ấu trùng ăn thức ăn có chứa
nhiều nước sẽ bị bệnh do một động vật đơn bào (Protozoa) gây nên, nhưng chưa có

ghi nhận nhiều về bệnh này nhiều.
-

Biện pháp canh tác
Esguerra và Rengiil (2000) đề nghị thu gom và tiêu huỷ hoặc dọn đi nơi khác

những xác bã còn lại ở vụ trước nhằm hạn chế sự sinh sôi và phát triển, cắn phá của
H. undalis ở vụ sau. Ngoài ra, Kessing và Mau (1992) cho biết việc che cho cây cải
ở giai đoạn nhỏ và vệ sinh đồng ruộng tốt sẽ làm giảm đến mức tối thiểu sự gây hại
của H. undalis và sẽ giúp cây phát triển mạnh. Tác giả cũng cho biết thêm, nếu việc
che cho cây con không được thực hiện tốt trước khi đem trồng, có thể phun ngừa 12 loại thuốc trừ sâu để bảo vệ cây.
-

Biện pháp hoá học
Lê Thị Hồng Diễm (2001) đề nghị sử dụng các loại thuốc gốc lân, cúc tổng

hợp , thế hệ mới (Polytrin, Atabron, Selecron, Vertimec) phun vào lúc chiều tối,
thời điểm H. undalis chui ra ngoài gây hại. Phạm Hồng Cúc et al. (2001) khuyến
cáo sử dụng phối hợp thuốc gốc cúc và gốc lân hữu cơ để phòng trị H. undalis như
Sumicidin, Decis, Cyperan, Karate, Cympus, Alphan... Kessing và Mau (1992) cho
biết một số loại thuốc có hiệu quả với H. undalis như Carbaryl, Methomyl,

8


Mevinphos, Permethrin và Trichlorfon; ở Hawaii và một số nơi trên thế giới cho
rằng vi khuẩn Bacillus thuringiensis có hiệu quả đối với H. undalis.
Theo tài liệu của Sivapragasam và Aziz (1990) ghi nhận các kết quả thí
nghiệm phòng trừ H. undalis của MARDI vào các năm 1981, 1986, 1987 và 1989
cho thấy B. thuringiensis có hiệu quả rất tốt trong phòng trừ H. undalis, sử dụng

thuốc Thuricide (B. thuringiensis 16000 IU/mg) và Florbac (B. thuringiensis 8500
IU/mg) phun cho cây sau khi trồng từ 3 - 5 ngày, trong trường hợp H. undalis gây
hại nghiêm trọng có thể phun 2 lần/tuần; Abamectin có hiệu quả cao hơn
Permethrin, Triazophos, Profenofos, Fenthion, Methamidophos; còn Cypermethrin
không đủ hiệu lực để phòng trừ H. undalis. Thí nghiệm trước đó của Hồ Thị Thu
Giang (2005) cho thấy các loại thuốc như Padan 95SP, Sherpa 25EC và Delfin WG
đều có hiệu lực đối với sâu kéo màng.
2. Đặc tính của các loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm
v Biobit 32B.FC
Tên khoa học: Bacillus thuringiensis Berliner var. kurstaki
Biobit 32B.FC là thuốc trừ sâu sinh học, nguồn gốc vi khuẩn, được sản xuất
bằng phương pháp lên men vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Sản phẩm lên men là
độc tố ở dạng tinh thể cao phân tử và dạng bào tử vi khuẩn. Độc tố là chất Edotoxin
có nhiều dạng a, b, x, d. Trong đó, dạng d-Endotoxin có hiệu lực cao đối với sâu
non bộ cánh vẩy và là thành phần chủ yếu trong các loại thuốc B. thuringiensis.
Độc tố có độ lớn 0,5 - 2 micron, không bền trong môi trường kiềm và acid, không
tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, tan trong dung dịch ruột sâu non bộ cánh
Vẩy (Trần Văn Hai, 2002).
Thuốc thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng > 8000 mg/kg, có tác dụng vị
độc, không có hiệu lực tiếp xúc và xông hơi. Sau khi ăn phải lá cây có thuốc, chỉ
một giờ sau sâu sẽ yếu và ngưng ăn, cơ thể đen dần, teo lại và chết sau vài ngày.
Thuốc có phổ tác dụng hẹp, chủ yếu có hiệu lực với sâu non bộ cánh Vẩy (Trần Văn
Hai, 2002), rất ít độc đối với người, môi trường và các loại thiên địch, không độc
đối với cá và ong, loại BT chứa bào tử mẫn cảm với tằm.

9


Sử dụng: dùng phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu keo hại
rau đậu và nhiều loại sâu hại rau màu, cây ăn trái (Trần Quang Hùng, 1999). Sử

dụng với liều lượng 1 - 2 kg/ha, pha với nồng độ 0,2 - 0,4%, phun 400 - 500 l/ha,
thời gian cách ly 5 ngày (Trần Văn Hai, 2002).
v Match 50ND
Match là thuốc trừ sâu thế hệ mới, có hoạt chất Lufenuron. Thuốc có hiệu lực
cao và kéo dài, ít bị rữa trôi, ít bị ánh sáng phân huỷ, có thể bị phân hủy ở nhiệt độ
trên 350C (Công ty cổ phần BVTV An Giang, 2002).
Thuốc thuộc nhóm độc III, LD 50 qua miệng >2000 mg/kg, có tác dụng vị
độc, tiêu diệt sâu hại bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp chitin, tác động đường
ruột (Trần Quang Hùng, 1999). Thuốc làm sâu bất động sau vài giờ và chết sau khi
bị nhiễm thuốc từ 2 - 3 ngày. Match không độc đối với cá, chim, trùn đất và thiên
địch nhưng rất độc đối với loài giáp xác như tôm, cua. Do đó, không để thuốc rơi
vào nguồn nước (Công ty cổ phần BVTV An Giang, 2002).
Sử dụng: Match trừ hữu hiệu những loại sâu khó trị, kể cả những loại sâu
kháng thuốc gốc Cúc (Pyrethroid), lân hữu cơ như sâu tơ, sâu xanh da láng, ruồi
trắng, nhện hại cam, sâu đục trái đậu, sâu ăn tạp, sâu vẽ bùa, trừ côn trùng y tế và
thú y. Liều lượng sử dụng 0,5 - 1 l/ha, pha 0,5 cc/l nước, có thời gian cách ly là 7
ngày (Công ty cổ phần BVTV An Giang, 2002).
v Vertimec 1,8EC
Vertimec 1,8EC là thuốc trừ sâu thế hệ mới, có hoạt chất là Abamectin.
Abamectin là hỗn hợp của 2 loại chất Avermectin B1a (80%) và B1b (20%). Thuốc
được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces avermitilis, đặc trị
các loại sâu gây hại quan trọng và đang kháng thuốc.
Thuốc thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da >1800
mg/kg, dễ kích thích da và mắt. Vertimec tác động đến tất cả các giai đoạn cử động
của sâu bằng cách làm tê liệt hệ thống thần kinh điều khiển hoạt động qua tác dụng
tiếp xúc, vị độc, ít bị rữa trôi, an toàn đối với cây trồng.
Sử dụng Vertimec để phòng trị các loại rầy rệp, bọ phấn trắng, nhện hại cà
chua, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu tơ, bọ trĩ... với liều lượng: trên rau màu, hoa kiểng,

10



bầu bí dưa sử dụng 0,2 - 0,5 l/ha, trên cây ăn trái là 0,5 - 0,7 l/ha, thời gian cách ly 3
- 7 ngày (Công ty cổ phần BVTV An Giang, 2002).
v Cyperan 10EC
Cyperan là thuốc hoá học thuộc nhóm Cúc tổng hợp, có hoạt chất
Cypermethrin. Thuốc kỹ thuật dạng đặc biệt, hầu như không tan trong nước, tan
nhiều trong dung môi hữu cơ, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid
nhẹ, thủy phân trong môi trường kiềm, quang giải yếu, không ăn mòn kim loại
(Trần Văn Hai, 2002).
Thuốc thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 215 mg/kg, LD 50 qua da 1600
mg/kg. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc, có phổ tác dụng rộng, tiêu diệt nhiều
loại sâu hại trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt, côn trùng thuộc bộ cánh Vẩy. Ngoài
ra, còn gây tính ngán ăn cho sâu (Công ty cổ phần BVTV An Giang, 2002). Thuốc
độc đối với ong mật.
Sử dụng Cyperan để trừ các loại sâu như: sâu đục thân, sâu phao, sâu keo, b ọ
xít hôi (trên lúa); sâu xanh, sâu khoang, sâu t ơ, rầy mềm, sâu đục trái (trên rau
màu); sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp, rầy, sâu đục trái (trên cây ăn trái, cà phê) với liều
lượng là 0,6 - 0,8 l/ha, thời gian cách ly 14 ngày (Công ty cổ phần BVTV An
Giang, 2002).

11


Chương 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Điều tra sự xuất hiện và gây hại của sâu kéo màng H. undalis trên rau cải ở
tỉnh Sóc Trăng
1.1 Thời gian và địa điểm điều tra

- Thời gian điều tra: từ tháng 08 năm 2005 đến tháng 12 năm 2005.
- Địa điểm điều tra: huyện Mỹ Xuyên, huyện Kế Sách, thị xã Sóc Trăng
thuộc tỉnh Sóc Trăng.
1.2 Phương pháp điều tra: gồm có 2 phần:
(1) Dùng phiếu điều tra in sẵn (Phụ Lục 1) để phỏng vấn nông dân ở các địa
bàn nói trên về mức độ xuất hiện và gây hại của H. undalis cũng như cách nhận biết
và phòng trị của nông dân đối với chúng. Tùy theo tình hình canh tác ở từng nơi mà
số nông dân được điều tra ở mỗi địa điểm thay đổi từ 5 - 20 người.
(2) Sau khi phỏng vấn nông dân, ra khảo sát ngoài đồng để ghi nhận sự xuất
hiện và gây hại của H. undalis có trên thực tế đồng ruộng.
Số liệu điều tra được xử lí thống kê và lập bảng biểu để thảo luận.
2. Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của H. undalis trong điều kiện
phòng thí nghiệm
2.1 Thời gian và địa điểm: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08 năm
2005 đến tháng 10 năm 2005 tại Phòng thí nghiệm Côn trùng thuộc Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
2.2 Vật liệu thí nghiệm
- Ấu trùng của sâu kéo màng được thu từ ngoài đồng về nuôi, nhân mật số.
- Hộp nhựa có chiều cao khoảng 3cm và đường kính khoảng 4cm để nuôi ấu
trùng, keo nhựa có chiều cao 20cm và rộng khoảng 15cm để nuôi thành trùng, cho
đẻ trứng.
- Chậu đất và hột cải ngọt để trồng cây làm thức ăn cho ấu trùng, mật ong
làm thức ăn cho thành trùng.

12


- Kính lúp cầm tay, kính để bàn để quan sát sự lột xác, đo kích thước
thân, vỏ đầu.
- Ẩm kế, nhiệt kế để đo nhiệt độ, ẩm độ trong thời gian làm thí nghiệm.

- Kéo, giấy thấm, bông gòn, nước cất, viết lông, vải mùng…
2.3 Phương pháp thí nghiệm
a. Giai đoạn trứng
Ấu trùng của sâu kéo màng được thu từ ngoài đồng đưa về nuôi trong hộp
nhựa cho đến khi vũ hóa trưởng thành. Trưởng thành được đưa vào lồng nuôi sâu có
kích thước 40cm x 40cm x 40cm, bên trong có để chậu cải ngọt ở độ tuổi 10 ngày
sau khi gieo cho trưởng thành đẻ trứng và có cung cấp thêm mật ong để trưởng
thành ăn (Hình 1b). Hàng ngày, quan sát trên lá cải để phát hiện và ghi nhận thời
gian đẻ trứng. Dùng kéo cắt lá cải có mang trứng chuyển vào hộp nhựa có lót giấy
thấm và gòn thấm nước để ủ trứng. Ghi nhận thời gian trứng nở, hình dạng, màu sắc
vỏ trứng và đo kích thước của trứng. Số lượng để khảo sát là 50 trứng.

(a)

(b)

Hình 1: Khảo sát vòng đời sâu kéo màng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
ĐHCT, 2005. (a) nuôi ấu trùng trong hộp nhựa và (b) nuôi thành trùng trong lồng
lưới.

13


b. Giai đoạn ấu trùng
Sau khi trứng nở dùng bút lông đưa tùng sâu non vào hộp nhựa để nuôi riêng
từng cá thể. Hộp nhựa dùng để nuôi ấu trùng có kích thước cao khoảng 3cm và
đường kính miệng khoảng 4cm, đáy hộp được lót nhiều lớp giấy thấm để giữ ẩm và
có để một ngọn cải ngọt non làm thức ăn cho ấu trùng (Hình 1a). Hàng ngày, thay
thức ăn, giấy thấm và theo dõi sự lột xác, thời gian phát triển từng tuổi của ấu trùng.
Ở mỗi tuổi, tiến hành đo kích thước vỏ đầu, kích thước thân và ghi nhận đặc điểm

hình thái, màu sắc của ấu trùng. Số cá thể quan sát là 50 cá thể.
c. Giai đoạn nhộng
Sau khi vừa hóa nhộng, nhộng được chuyển vào nuôi trong hộp nhựa như
nuôi ấu trùng nhưng không để thức ăn. Ghi nhận đặc điểm hình dạng, màu sắc và
thời gian phát triển của nhộng.
d. Giai đoạn thành trùng
Khi nhộng vừa vũ hóa, ta chọn các cặp thành trùng cho chúng sống và bắt
cặp trong keo nhựa có để thức ăn là mật ong cho trưởng thành ăn và chậu cải ngọt
cho trưởng thành đẻ trứng. Hàng ngày, quan sát ghi nhận thời gian đẻ trứng, tiến
hành đếm số lượng trứng đẻ mỗi ngày của từng thành trùng cái. Mô tả đặc điểm
hình thái của thành trùng, ghi nhận tuổi thọ và số lượng trứng đẻ của từng thành
trùng cái.
Số liệu ghi nhận được xử lí thống kê và lập bảng biểu để thảo luận, xác định
vòng đời của H. undalis.
3. Khảo sát cây ký chủ của sâu kéo màng H. undalis
Nhằm tìm hiểu về phổ cây ký chủ của sâu kéo màng và khả năng ăn cũng
như phát triển tốt trên loại cây nào, khảo sát này gồm có 2 phần:
(1) Điều tra cây ký chủ phụ của sâu kéo màng, tìm hiểu khi trên đồng ruộng
không còn nguồn thức ăn chính (cây ký chủ chính) thì sâu kéo màng có thể dùng
loại thức ăn nào thay thế (cây ký chủ phụ) để tồn tại và gây hại cho những vụ sau.
(2) Khảo sát sự ưa thích cây ký chủ của ấu trùng H. undalis, bao gồm:

14


+ Khảo sát khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng H. undalis khi cho ăn
một số loại cây ký chủ chính nhằm tìm hiểu xem ấu trùng H. undalis phát triển
nhanh trên loại cây nào.
+ Khảo sát sự lựa chọn cây ký chủ của ấu trùng H. undalis trong điều
kiện nhà lưới để biết khả năng gây hại nặng của H. undalis trên loại cây nào.

3.1 Thời gian và địa điểm: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11/2005 đến
tháng 1/2006 tại Phòng thí nghiệm Côn trùng và nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
- Ấu trùng của sâu kéo màng được thu từ ngoài đồng về nuôi, nhân mật số.
- Hột giống các loại cải dùng trong thí nghiệm: cải xanh, cải ngọt, cải củ, cải
bắp, cải bông, cải rỗ, cải tùa xại, cải bẹ trắng, cải bẹ dún, cải thìa và 2 loại thu từ tự
nhiên là cải đất và màng màng tím (Bảng 1).
Bảng 1: Các loại cây được dùng làm thử nghiệm sự ưa thích cây ký chủ của ấu
trùng H. undalis. ĐHCT, 2005.
STT

Tên thông thường

Tên khoa học

Họ

1

Cải Xanh

Brassica juncea L.

Crucifereae

2

Cải Ngọt


B. integrifolia O. B. Schultz

Crucifereae

3

Cải Bắp

B. oleracea var. capitata L.

Crucifereae

4

Cải Bông

B. oleracea. var. botrytis L.

Crucifereae

5

Cải Bẹ Dún

B. oleracea var. sabauda L.

Crucifereae

6


Cải Tùa Xại

B. campestris L.

Crucifereae

7

Cải Rỗ

B. o. var. viridis L.

Crucifereae

8

Cải Củ

Raphanus sativus L.

Crucifereae

9

Cải Bẹ Trắng

B. chinensis L.

Crucifereae


10

Cải Thìa

B. sinensis L.

Crucifereae

11

Cải Đất

Rorippa indica (L.) Hiern.

Crucifereae

12

Màng Màng Tím

Cleome chelidonii L.f.

Capparaceae

15


- Hộp nhựa có chiều cao khoảng 3cm và đường kính miệng khoảng 4cm để nuôi
ấu trùng.
- Chậu đất để trồng cải làm thức ăn cho ấu trùng.

- Phân bón N - P - K.
- Lồng lưới (40cm x 40cm x 40cm) để nuôi thành trùng và làm thí nghiệm
sự lựa chọn cây ký chủ của ấu trùng.
- Rỗ nhựa loại có chiều dài khoảng 40cm và chiều rộng khoảng 25cm.
- Ẩm kế, nhiệt kế để đo nhiệt độ, ẩm độ trong thời gian làm thí nghiệm.
- Kéo, giấy thấm, bông gòn, nước cất, viết lông, vải mùng…
3.3 Phương pháp thực hiện
3.3.1 Điều tra khảo sát cây ký chủ phụ của sâu kéo màng H. undalis
Việc điều tra cây ký chủ phụ của sâu kéo màng tiến hành cùng lúc với điều
tra nông dân về sự sự xuất hiện và gây hại của sâu kéo màng. Loại cây được quan
tâm là các loại rau cải và các loại cây mọc hoang dại trong khu vực ruộng cải của
nông dân như: cải đất, cải trời, rau mương, màng màng tím, cỏ mần trầu, rau trai…
Cách tiến hành điều tra là quan sát sự hiện diện của ấu trùng sâu kéo màng
trên các loại cây này. Nếu phát hiện sâu thì ghi nhận tên cây ký chủ và xem có triệu
chứng gây hại hay không. Trường hợp không biết tên cây ký chủ thì thu mẫu mang
về và dựa vào khoá phân loại thực vật của Phạm Hoàng Hộ (2000) để định danh.
Sau khi điều tra xong sẽ cho ấu trùng sâu kéo màng ăn lại các cây đã ghi nhận ở trên
để xem ấu trùng sâu kéo màng có thực sự ăn hay không.
3.3.2 Khảo sát sự ưa thích cây ký chủ của ấu trùng H. undalis
a. Khảo sát khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng H. undalis đối với
một số cây ký chủ
Ấu trùng H. undalis được thu từ ruộng cải xanh và cải ngọt ở huyện Kế Sách
của tỉnh Sóc Trăng, đưa về Phòng thí nghiệm Côn trùng Bộ môn Bảo Vệ Thực vật
nuôi cho đến khi đủ số lượng thì tiến hành làm thí nghiệm. Chọn sâu có kích thước,
độ tuổi tương đối đồng đều nhau để làm thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm
cho sâu nhịn ăn một ngày.

16



Hình 2: Các loại cải được trồng trong nhà lưới trước khi làm thí nghiệm.

Hình 3: Thí nghiệm khả năng ăn và tăng trọng của ấu trùng H. undalis đối với một
số cây ký chủ. ĐHCT, 2005.

17


Các loại cải dùng làm thí nghiệm được trồng sẵn trong nhà lưới Bộ môn Bảo
Vệ Thực Vật và được chăm sóc như nhau về cách bón phân, tưới nước để cây phát
triển đồng đều không bị sâu hại (Hình 2). Chọn các lá cải trưởng thành có kích
thước và độ tuổi tương đối đồng đều nhau để làm thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện phòng thí nghiệm theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 12 nghiệm thức (12 loại cải) với 4 lần lặp lại (Hình 3). Mỗi
lần lặp lại tương ứng với một hộp nhựa có lót giấy thấm, gòn thấm nước, đặt 1 lá cải
trưởng thành có kích thước thích hợp của từng loại cải, sau đó thả vào 3 ấu trùng
(tuổi 3) cho chúng sống và phát triển. Thức ăn và sâu được cân cùng lúc trước khi
cho vào hộp nhựa.
Chỉ tiêu ghi nhận là trọng lượng thức ăn được sâu tiêu thụ và sự tăng trọng
của sâu sau 24 và 48 giờ thí nghiệm. Các chỉ tiêu này được tính như sau:
(1) Trọng lượng lá bị sâu ăn = M1 - M0
Trong đó M1: trọng lượng lá sau 24 và 48 giờ thí nghiệm
M0: trọng lượng lá ban đầu
Ai - Ao
(2) Sự tăng trọng của sâu (%) =

x 100
Ao

Trong đó Ai: trọng lượng sâu sau 24 và 48 giờ thí nghiệm

Ao: trọng lượng sâu ban đầu
b. Khảo sát sự lựa chọn cây ký chủ của ấu trùng H. undalis trong điều
kiện nhà lưới
Do không thu được hột của cải đất nên thí nghiệm chỉ tiến hành trên 10 loại
cây ký chủ chính. Sâu được nuôi và chuẩn bị như ở thí nghiệm (a).
Các loại cải dùng làm thí nghiệm được trồng riêng lẽ mỗi cây trong một bầu
đất có có chiều cao khoảng 10cm và chiều rộng bầu đất khoảng 6cm, được để trong
nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật và được chăm sóc như nhau về cách bón phân,
tưới nước để cây phát triển đồng đều không bị sâu hại (Hình 2). Chọn các cây có
chiều cao, kích thước và độ tuổi tương đối đồng đều nhau để làm thí nghiệm.

18


×