Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO sát HIỆU lực của một số LOẠI THUỐC TRỪ sâu đối với bọ NHẢY gây hại RAU cải TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM và NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  

Đỗ Văn Thái

KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ
SÂU ĐỐI VỚI BỌ NHẢY GÂY HẠI RAU CẢI TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
  

KHẢO SÁT HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU
ĐỐI VỚI BỌ NHẢY GÂY HẠI TRÊN RAU CẢI TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Phạm Kim Sơn

Sinh viên thực hiện:
Đỗ Văn Thái
MSSV: 3073338



Cần Thơ – 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
  

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:

“KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI
BỌ NHẢY GÂY HẠI RAU CẢI TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI”

Do sinh viên ĐỖ VĂN THÁI thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Phạm Kim Sơn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢOTHỰC VẬT
  


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI
BỌ NHẢY GÂY HẠI RAU CẢI TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI ”

Do sinh viên: Đỗ Văn Thái thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ngày……..tháng…….năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức………
Ý kiến của hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần thơ, ngày……tháng…..năm 2011.

DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN &SHƯD

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

ii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Đỗ Văn Thái.

Ngày sinh: 25/08/1988.
Nơi sinh: Mỹ Cẩm, Càng Long, Trà Vinh.
Quá trình học tập:
1994-1999: Trường tiểu học Mỹ Cẩm A, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long,
tỉnh Trà Vinh.
1998-2003: Trường trung học phổ thông thị trấn Càng Long, thị trấn Càng Long,
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
2003-2006: Trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng, thị trấn Càng Long, huyện
Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
2007-2011: Là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa
33, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

iii


LỜI CẢM TẠ
Cha, Mẹ những người suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Để có kết quả ngày hôm nay, con xin gởi lòng thành kính biết ơn và thiêng liêng
nhất đến công lao sinh thành và nuôi dưỡng của Cha, Mẹ.
Em xin gởi đến Thầy Phạm Kim Sơn, giảng viên hướng dẫn lòng thành kính
và biết ơn sâu sắc. Thầy đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo, động viên em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Thành kính ghi ơn, Cô Nguyễn Thị Thu nga cố vấn học tập đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng và các Thầy, các Cô trong trường đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy
dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức qúy báo cho em trong suốt thời
gian học tại trường.
Thành thật cảm tạ các bạn sinh viên lớp bảo vệ thực vật khóa 33, đã giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt bạn Nguyễn Xuân Sơn và bạn Nguyễn

Minh Truyền đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong lúc tôi làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Văn Thái

iv


Đỗ Văn Thái, 2011. “Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ
nhảy gây hại rau cải trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới”. Luận văn tốt
nghiệp Đại Học, khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần
Thơ.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2011 nhằm mục đích tìm
ra các loại thuốc trừ sâu có hiệu quả trong việc phòng trừ bọ nhảy gây hại trên rau
cải và ít độc với con người và môi trường.
Kết quả điều tra mật số thành trùng bọ nhảy trên 3 ruộng cải bẹ dún của nông
dân tại xã Thành Đông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian từ 15/2 đến
19/3/2011 cho thấy bọ nhảy xuất hiện liên lục trong suốt thời gian điều tra, từ lúc
cây còn nhỏ cho đến khi thu hoạch, có sự tích lũy mật số tăng dần về cuối vụ.
Kết quả thí nghiệm trong phòng: qua bố trí 6 thí nghiệm để khảo sát hiệu lực của
một số loại thuốc trừ sâu lên thành trùng của bọ nhảy, mỗi thí nghiệm gồm 5
nghiệm thức và 4 lần lặp lại, các loại thuốc trừ sâu được sử dụng theo nồng độ
khuyến cáo, trong đó có một số loại thuốc có hiệu lực cao trong việc phòng trị bọ
nhảy là Regent 800WG, Polytrin P 440ND, Sapen alpha 5EC, Oncol 20EC, Diazan
60EC, SecSaigon 5EC, Alika 247SC có hiệu lực trên 80%, Radiant có hiệu lực
60%.
Qua kết quả khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc nhóm sinh học và thảo
mộc thì có hiệu lực kém đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Kết quả thí nghiệm ở nhà lưới nhằm trắc nghiệm lại hiệu lực các loại thuốc trừ
sâu đã qua chọn lọc trong điều kiện phòng thí nghiệm với 6 loại thuốc là Oshin
25WP, Polytrin P 440ND, SecSaigon 5EC, Oncol 20EC, Diazan 60EC, Radiant
60SC. Kết quả cho thấy Oncol 20EC, Polytrin P 440EC và Oshin 25WP đạt hiệu
lực trên 80%. Thuốc Diazan cho hiệu lực trung bình trên 50%, Secsaigon rất thấp
(8%.), Radiant cho hiệu lực 70% tương đương với Oschin 25WP ở 5NSKP.

v


MỤC LỤC
Trang
TÓM LƯỢC ............................................................................................................v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG .............................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................x
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................2
1.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ nhảy Phyllotreta striolata............2
1.1.1. Phân bố và kí chủ.............................................................................2
1.1.2. Vòng đời của bọ nhảy (Phyllotreta striolata) ....................................3
1.1.2.1. Thành trùng .........................................................................3
1.1.2.2. Trứng và ấu trùng................................................................3
1.1.2.3. Nhộng.........................................................................................4

1.2. Tập quán sinh sống và cách gây hại ...............................................................6
1.3. Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm ........................7
1.4. Biện pháp phòng trừ bọ nhảy ......................................................................16
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................... 18
2.1. Điều tra tình hình gây hại của bọ nhảy trên ruộng cải bẹ dún ở huyện Bình

Tân, tỉnh Vĩnh Long ............................................................................................18
2.1.1. Thời gian và địa điểm......................................................................18
2.2.2. Mục đích.........................................................................................18
2.1.3. Vật liệu ..........................................................................................18
2.1.4. Chỉ tiêu ghi nhận.............................................................................19
2.2. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ nhảy Phylotrella
striolata trong điều kiện phòng thí nghiệm ..........................................................19
2.2.1. Thời gian và địa điểm......................................................................19
2.2.2. Vật liệu ..........................................................................................19

vi


2.3. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu trên bọ nhảy Phylotrella
striolata trong điều kiện nhà lưới.........................................................................20
2.3.1. Thời gian và địa điểm......................................................................20
2.3.2. Vật liệu .......................................................................................... 20
2.3.3. Phương pháp ..................................................................................20
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 21
3.1. Điều tra tình hình gây hại của bọ nhảy (Phyllotreta striolata) trên cải bẹ dún tại
xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. ..............................................21
3.2. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ nhảy P. striolata
trong điều kiện phòng thí nghiệm. .......................................................................24
3.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học Marshal
200SC, Suprathion 40EC, Netoxin 18DD và Danitol 10EC đối với bọ nhảy trong
điều kiện phòng thí nghiệm. ................................................................................24
3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
SecSaigon 10EC, Oncol 20EC, Tasieu 1.9EC và Diazan 60EC đối với bọ nhảy
trong điều kiện phòng thí nghiệm. .......................................................................26
3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học Karate

2.5EC, Polytrin P 440ND, Sapen alpha 5EC và Alika 247SC đối với bọ nhảy trong
điều kiện phòng thí nghiệm. ................................................................................28
3.2.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học Abatin
1.8EC, Angun 5WDG, Decis 2.5EC, Peran 50EC và Regent 800WG đối với bọ
nhảy trong điều kiện phòng thí nghiệm................................................................31
3.2.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học Neem
Nim 0.5EC, Radiant 60SC, Success 25SC và Sapen alpha 5EC đối với bọ nhảy
trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................................................... .33
3.2.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học Oshin
25WP, Prevathon 5SC, Takumi 20WG, Pegasus 500SC và Vitarko 40WG đối với
bọ nhảy trong điều kiện phòng thí nghiệm...........................................................35

vii


3.2.7. Thí nghiệm 7: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc thảo mộc Tỏi tỏi,
hạt Neem, lá Neem và hạt bình bát đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng thí
nghiệm. ...............................................................................................................36
3.2.8. Thí nghiệm 8: khảo sát hiệu lực một số loại nấm kí sinh: nấm xanh,
nấm trắng, nấm tím và Map Green 6AS đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng thí
nghiệm. ...............................................................................................................37
3.3. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ nhảy P. striolata
trong điều kiện nhà lưới.......................................................................................39
3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu Oshin
25WP, Radiant 60SC, Polytrin P 440ND đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng nhà
lưới......................................................................................................................38
3.3.2. Thí nghiêm 2: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
SecSaigon 5EC, Diazan 60EC, Oncol 20EC đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng
nhà lưới. ..............................................................................................................39
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 42

Kết luận...............................................................................................................42
Đề nghị................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................43
PHỤ CHƯƠNG .................................................................................................45

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Mật số trung bình của bọ nhảy (Phyllotreta striolata) trên
ruộng cải bẹ dún tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long.

21

3.2

Độ hữu hiệu của thuốc Marshal 200SC, Suprathion 40EC,
Netoxin 18DD và Danitol 10EC bọ nhảy trong điều kiện phòng
thí nghiệm,ĐHCT, tháng 10/2010.

24


3.3

Độ hữu hiệu của thuốc SecSaigon 10EC, Oncol 20EC, Tasieu
1.9EC và Diazan 60EC đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng
thí nghiệm, ĐHCT, tháng 10/2010.

26

3.4

Độ hữu hiệu của thuốc Karate 2.5EC, Polytrin P 440ND, Sapen
alpha 5ECvà Alika 247SC đối với bọ nhảy trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 11/2010.

28

3.5

Độ hữu hiệu của thuốc Abatin 1.8EC, Angun 5WDG, Decis
2.5EC, Peran 50EC và Regent 800WG đối với bọ nhảy trong
điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 11/2010.

31

Độ hữu hiệu của thuốc Neem Nim 0.5EC, Radiant 60SC,
Success 25SC và Sapen alpha 5EC đối với bọ nhảy trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 12/2010.

33


Độ hữu hiệu của thuốc Oshin 25WP, Prevathon 5SC, Takumi
20WG, Pegasus 500SC và Vitarko 40WG đối với bọ nhảy
trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 12/2010.
Độ hữu hiệu của một số loại thuốc thảo mộc Tỏi tỏi, hạt Neem,
lá Neem và hạt bình bát đối với bọ nhảy trong điều kiện phòng
thí nghiệm, ĐHCT, tháng 3/2011.

35

3.6

3.7

3.8

3.9

Độ hữu hiệu của một số loại nấm kí sinh nấm xanh, nấm trắng,
nấm tím và Map Green 6AS đối với bọ nhảy trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 3/2011.

36

37

3.10

Khảo hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu Oshin 25WP,
Radiant 60SC, Polytrin P 440ND đối với bọ nhảy trong điều

kiện nhà lưới, ĐHCT, tháng 3/2011.

38

3.11

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu SecSaigon 5EC,
Diazan 60EC, Oncol 20EC đối với bọ nhảy trong điều kiện nhà
lưới, ĐHCT, tháng 4/2011.

40

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Thành trùng của bọ nhảy (Phyllotreta striolata).

3

1.2


Trứng của bọ nhảy (Phyllotreta striolata).

4

1.3

Vòng đời của bọ nhảy (Phyllotreta striolata).

5

1.4

Sự gây hại của bọ nhảy trên cải bẹ xanh.

6

1.5

Công thức phân tử và cấu tạo của chất Acerogenin chứa trong
hạt bình bát .

15

1.6

Công thức cấu tạo của Flubendiamide.

16

1.7


Công thức cấu tạo của Spinetoram.

17

3.1

Diễn biến mật số bọ nhảy trên 3 ruộng cải bẹ dún tại xã Thành
Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

22

3.2

Biến động hiệu lực của thuốc Marshal 200SC, Suprathion 40EC,
Netoxin 18DD và Danitol 10EC đối với bọ nhảy trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 10/2010.

25

3.3

Biến động hiệu lực của thuốc SecSaigon 10EC, Oncol 20EC,
Tasieu 1.9EC và Diazan 60EC đối với bọ nhảy trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 10/2010.

27

3.4


Biến động hiệu lực của thuốc Karate 2.5EC, Polytrin P 440ND,
Sapen alpha 5ECvà Alika 247SC đối với bọ nhảy trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 11/2010.

29

3.5

Biến động hiệu lực của thuốc Abatin 1.8EC, Angun 5WDG, Decis
2.5EC, Peran 50ECvà Regent 800WG đối với bọ nhảy trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 11/2010.

32

3.6

Biến động hiệu lực của thuốc Neem Nim 0.5EC, Radiant 60SC,
Success 25SC và Sapen alpha 5EC đối với bọ nhảy trong điều
kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 11/2010.

34

x


3.7

Biến động hiệu lực của thuốc Oshin 25WP, Prevathon 5SC,
Takumi 20WG, Pegasus 500SC và Vitarko 40WG đối với bọ
nhảy trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 12/2010.


36

3.8

Biến động hiệu lực của một một số loại nông dược Oshin 25WP,
Radiant 60SC, Polytrin P 440ND đối với bọ nhảy trong điều kiện
nhà lưới, ĐHCT, tháng 3/2011.

39

3.9

Biến động hiệu lực của một một số loại trừ sâu hóa học Secsaigon
5EC, Diazan 60EC, Oncol 20EC đối với bọ nhảy trong điều kiện
nhà lưới, ĐHCT, tháng 4/2011.

40

xi


MỞ ĐẦU
Rau xanh là một thành phần không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày
của con người. Từ khi lương thực và thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu
rau xanh ngày càng cao. Trong đó, các loại cải họ thập tự là loại rau màu được trồng
khá phổ biến, nhất là những khu vực gần những trung tâm thành phố lớn như Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh và mang lại lợi nhuận kinh tế tương đối cao. Trong đó,
bọ nhảy Phyllotreta striolata là một trong những loài côn trùng gây hại chủ yếu trên
cải họ thập tự, đã gây thiệt hại quanh năm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ước tính

thiệt hại từ 85 đến 100% năng suất khi không phun thuốc trừ sâu kịp thời.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu rau về số lượng, nhiều loại rau được trồng ở diện
tích lớn hơn nên sâu bệnh có nhiều điều kiện phát triển nhiều hơn. Vì vậy, nông dân
muốn giữ vững năng suất thì buộc họ phải sử dụng nhiều loại thuốc hóa học, ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người. Mặt khác, dưới tác dụng chọn lọc
mạnh của thuốc trừ sâu đã gây sự bộc phát tính kháng thuốc của sâu hại (Trần Văn
Hai và ctv, 1997). Bên cạnh đó, việc dùng quá nhiều loại thuốc một cách không
khoa học sẻ làm chi phí sản xuất tăng lên cao và kết quả là làm giảm lợi nhuận của
người nông dân, còn để lại dư lượng thuốc trong nông sản.
Vì thế, việc khảo sát tìm ra loại thuốc có hiệu quả cao và ít độc hại là rất quan
trọng trong việc khống chế và quản lí bọ nhảy là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, đề
tài được thực hiện nhằm: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với
bọ nhảy gây hại rau cải trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới.

1


Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của bọ nhảy Phyllotreta striolata
1.1.1. Phân bố và kí chủ
Bọ nhảy có tên khoa học là Phyllotrela striolata Fabricius; thuộc họ ánh kim
(Chrysomelidea), bộ cánh cứng (Coleoptera), mà người dân thường gọi là rầy bún
hay rầy đất. Ngoài ra, loài này còn có nhiều tên khoa học khác nữa như: Crioceris
vittata Fabricius, 1801; Crioceris striolata Fabricius, 1807; Holtica striolata
Illiger, 1807; Phylotreta vittata Fabricius, 1801. Trước đây, tên Phylotreta vittata
được nhiều nhà côn trùng sử dụng để chỉ đến loài này, nhưng ngày nay hầu như ít
sử dụng đến nữa (Barber, 1947 trong CABI, 1999).
Theo Balachowsky (1963) cho rằng bọ nhảy phân bố rộng rãi ở châu Á, châu

Âu và châu Mỹ. Kalshoven (1981 trong CABI, 1999) ghi nhận bọ nhảy sống phổ
biến ở những vùng đất thấp và đồi ở Java (Indonesia) và là loài dịch hại chính trên
cây họ thập tự, nhưng ít khi thấy chúng xuất hiện trên cải bắp mọc ở độ cao trên
1200 mét so với mặt nước biển (CABI, 1999).
Theo Feeny và ctv, (1970), cho biết bọ nhảy là loài côn trùng có phổ kí chủ
hẹp. Một thử nghiệm trên 23 loài thực vật được thu mẫu trên cánh đồng ở New
York năm 1968, kết quả cho thấy bọ nhảy chỉ tấn trên 3 loại thực vật chủ yếu là
Cruciferae, Capparidaceae và Tropaeocea. Trong những loài thực vật này thì hầu
hết có chứa chất mù tạt và allyl-isothiocyanate xem như là chất hóa học có khả năng
hấp dẫn mạnh đối với bọ nhảy (CABI, 1999).
Đây là loài côn trùng gây hại chủ yếu trên rau thập tự ở nước ta và nhiều nước
trên thế giới. Bọ nhảy có thể ăn và gây hại trên một số loài cải họ thập tự là cải bẹ
xanh (Brassia juncea), cải ngọt (Brassia integrifolia), cải bẹ dún (Raphanus
sativus), xà lách soon (Nasturtium officinea) và gây hại tương đối ít trên các loại cải
sau: cải bắp, cải ngọt, cải bông và ngoài ra chúng còn thích ăn cỏ màng màng tím
(Nguyễn Văn Tới, 2008).
Bọ nhảy hiện diện và gây hại quanh năm nếu không được phòng trị kịp thời thì
có thể làm thất thu nâng suất từ 85-100% và chi phí để phòng trừ bọ nhảy là khoảng
1,3 triệu đồng/1000m2/vụ ( Nguyễn Văn Đém, 2010).

2


1.1.2. Vòng đời của bọ nhảy (Phyllotreta striolata):
Bọ nhảy là loài côn trùng biến thái không hoàn toàn. Vòng đời của chúng phải
trãi qua 4 giai đoạn: trứng, sâu non (ấu trùng), nhộng và trưởng thành, vòng đời của
bọ nhảy kéo dài từ khoảng 33-67 ngày, tùy vào điều kiện sống (Bộ Nông nghiệp &
Phát Triển Nông thôn, 2003).
1.1.2.1. Thành trùng:
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thì bọ nhảy trưởng thành có

chiều dài thân từ 1,8 – 2,4 mm, hình bầu dục, toàn thân màu đen bóng. Trên cánh
trước có tám hàng chấm đen lõm chạy dọc cánh và hai vân sọc cong màu vàng nhạt
có hình dáng tương tự như vỏ đậu phộng (nên gọi là bọ nhảy sọc cong).
Đốt đùi chân sau to khỏe giúp thành trùng nhảy xa và rất nhanh nhẹn. Kích
thước cơ thể con cái thường lớn hơn con đực. Một con cái có thể đẻ trung bình 135
trứng và cao nhất là 230 trứng (Võ Thanh Tùng, 2005). Thời gian hóa nhộng cho
đến lúc đẻ trứng biến động rất lớn phụ thuộc vào điều kiện từng cá thể và điều kiện
sống là từ 15 đến 79 ngày. Thời gian đẻ trứng rãi rác từ 30 đến 45 ngày. Trứng được
đẻ ở dưới mặt đất, sâu khoảng từ 2-3cm gần gốc cây kí chủ (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2004).

Hình 1.1. Thành trùng của bọ nhảy (Phyllotreta striolata).
1.1.2.2. Trứng và ấu trùng
Trứng có màu vàng sữa, hình bầu dục, dài khoãng 3 mm. Thời gian đẻ trứng
kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Ấu trùng hình ống tròn, màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài
khoảng 3,5- 4 mm, có ba đôi chân rất phát triển và các đốt đều có u lồi, bên trên có
lông nhỏ. Ấu trùng có ba tuổi và phát triển từ 3 đến 4 tuần (Nguyễn Văn Huỳnh và
Lê Thị Sen, 2004), khi ấu trùng lớn đủ sức, thì ấu trùng làm nhộng ngay trong đất ở
độ sâu 3 đến 7cm, nhưng theo Phạm Thị Nhất (2000), ấu trùng có hình giun đất,
3


màu trắng hoặc màu vàng tươi, sống lột xác và làm nhộng trong đất, thời gian phát
triển của ấu trùng là khoảng 4 đến 5 tuần.
1.1.2.3. Nhộng
Nhộng hình bầu dục, khi mới hình thành nhộng có màu trắng kem, mềm, dần
chuyển sang màu vàng và đến
nâu đen khi sắp vũ hóa. Nhộng
dài khoảng 2-2,5 mm, mầm
cánh và mầm chân sau rất dài,

đốt cuối cùng có hai gai lồi rất
rõ. Thời gian phát triển của
nhộng kéo dài 4 đến 5 ngày (Hồ
Văn Tín, 2003).
Hình 1.2. Trứng của bọ nhảy (Phyllotreta striolata).

4


Kéo dài khoảng
15 đến 79 ngày
sau khi vũ hóa

Kéo dài khoảng
4 đến 5 ngày

Thành trùng

Nhộng

Trứng

Kéo dài từ 5 đến 7
ngày

Kéo dài khoảng
4 tuần

Ấu trùng
Hình 1.3. Vòng đời của bọ nhảy (Phyllotreta striolata).

(Nguồn: Ruth Hazzard, Caruyn Adersen, Roy Van Driesche and Francis
mangan, University of Massachusetts).

5


1.2. Tập quán sinh sống và cách gây hại:
Ấu trùng nằm trong đất, ăn gặm rễ cây, trưởng thành ăn thành từng lỗ trên lá
cải và làm cây sinh trưởng cằn cỗi và ảnh hưởng đến chất lượng thương phẩm. Bọ
nhảy hóa nhộng dưới đất và ấu trùng của chúng tấn công và gây hại trên rể cải và
củ cải ở dưới mặt đất (Nguyễn Văn Tới, 2008).
Bọ nhảy trưởng thành nhảy xa và bay rất khỏe, thường hoạt động mạnh
vào lúc sáng sớm. Thành trùng ẩn náo ở nơi râm mát, mặt dưới các lá gần mặt
đất khi trời nắng, thường bò lên mặt đất để cắn phá vào lúc sáng sớm và chiều
tối, cắn thủng những lá cải thành những lổ thủng đều đặn trên khắp mặt lá rất dễ
nhận diện, sau đó làm lá vàng và rụng đi (Hồ Văn Tín, 2003). Bọ nhảy trưởng
thành không ưa thích ánh sáng đèn nhưng lại mẫn cảm với đèn có bước sóng
ngắn (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Bọ nhảy trưởng thành thường
ăn lá và bắt cặp trên cây, đẻ trứng chủ yếu dưới đất, cách rễ chính chừng 3-4 cm,
khi đất ướt chúng lại đẻ ngay trên thân cây chỗ sát mặt đất.
Sự gây hại của chúng càng trở nên trầm trọng hơn bỡi nhiều loài được biết
là vector truyền bệnh cho cây trồng (Nguyễn Văn Đém, 2010).

Hình 1.4. Sự gây hại của bọ nhảy trên cải bẹ xanh.
Bọ nhảy phát sinh và phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô,
mật độ giảm xuống khi trời mưa nhiều. Ở các tỉnh phía Bắc, bọ nhảy phát sinh
nhiều vào hai đợt là tháng 3-5 và tháng 7-9, trong đó đợt đầu thì mạnh hơn. Còn ở
các tính phía Nam, bọ nhảy thường xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 2, 3, 4 và
từ tháng 5 trở đi khi có mưa nhiều thì bọ nhảy xuất hiện ít dần. Bọ nhảy là loài ưa


6


ẩm khi ẩm độ cao hơn 80% thì thích hợp cho bọ nhảy phát triển. Nếu ẩm độ dưới
80% sẻ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của bọ nhảy trưởng thành và tỉ lệ chết
của ấu trùng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Khi trời mưa và đất ẩm
ướt thì bọ nhảy trưởng thành cũng đẻ trứng ít và tỉ lệ nở trứng thấp.
1.3. Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm
 Polytrin P 440EC: Thành phần của thuốc là hỗn hợp gốc lân và cúc tổng
hợp, chứa hoạt chất Profenofos + Cypermethrin. Thuốc dạng lỏng, màu vàng
nhạt, có mùi hắc. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ các loại sâu ăn lá,
chích hút trên rau màu và cây ăn trái. Liều lượng sử dụng là 0,5 đến 1 lít trên
diện tích là 1ha, nồng độ phun là 0,1% phun ướt đều lên cây. Thời gian cách
ly là 14 ngày (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).
 Map Green 6AS là thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc (thành
phần Citrus oil với nồng độ là 6%). Hiệu quả phòng trừ sâu hại của thuốc rất
cao nhờ độ loan trãi mạnh trên bề mặt cây trồng nên phòng trừ tương đối
hiệu quả đối với các loài rầy mềm,… Ngoài ra, thuốc có tác dụng kích thích
sự phát triển, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản. Đặc biệt, thời gian
cách ly là 0 ngày nên rất an toàn với con người và hệ sinh thái (Lê Trường,
2004).
 Suprathion 40EC: Thuốc có hoạt chất là Methidathion thuộc gốc lân hữu
cơ. Thuốc đặc trị rệp sáp hại cây có múi và sâu xám hại khoai tây và tương
đối độc với cá và ong mật. Thuốc có thời gian cách ly là 15 ngày. Thuốc sẻ
hiệu quả hơn nếu phun thuốc khi rệp mới xuất hiện và phun lại lần 2 cách 7 10 ngày nếu mật số rệp sáp quá cao.
(Nguồn: /> Diazan 60EC: Thuốc có hoạt chất Diazinon, thuộc gốc lân hữu cơ, thuốc kĩ
thuật dạng lỏng, màu nâu nhạt, rất ít tan trong nước, nhưng tan nhiều trong
các dung môi hữu cơ như: etanol, acetone, xylene. Thuốc thuộc nhóm độc
II, LD50 qua miệng 1.250mg/kg, LD50 qua da là 2.150mg/kg. Thuốc có
dạng tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu, một phần xông hơi và có phổ

tác dụng rộng. Thuốc phòng trừ hữu hiệu các loại sâu cuốn lá nhỏ và bọ trỉ
7


trên lúa và đặc biệt hữu hiệu đối với dòi đục thân trên đậu nành (Phạm Văn
Biên và ctv, 2000).
 SecSaigon 10EC: Thuốc có hoạt chất là Cypermethrin thuộc nhóm thuốc
gốc cúc tổng hợp, thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc và ngoài ra còn có tác
động gây ngán ăn, có phổ tác động rộng và diệt sâu nhanh, mạnh, diệt cả
trứng sâu. Thuốc dùng để đặc trị các lọai sâu cuốn lá nhỏ trên lúa, sâu
khoang trên đậu, nhện đỏ hại bông vải. Thuốc có thể pha chung với các loại
thuốc trừ sâu bệnh khác, ngoại trừ các loại thuốc có tính kiềm hoặc thuốc
có chứa chất lưu huỳnh. Thuốc thuộc nhóm độc II, ít độc với cá, không lưu
tồn lâu trong môi trường. Thuốc có thời gian cách li là 14 ngày.
Nguồn( /> Danitol 10EC: Thuốc có hoạt chất là Fenpropathrin thuộc nhóm cúc tổng
hợp, thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng là 70,6-164mg/kg, LD50 qua da
trên 2.000mg/kg. Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và xua đuổi.
Thuốc có phổ tác động rộng phòng trừ được nhiều loại sâu và nhện hại trên
cây. Thuốc có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác, tuy
nhiên không được pha chung với những loại thuốc có tính kiềm như
Bordeaux (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).
 Regent 800WG: Có hoạt chất là Fipronil, thuộc nhóm độc II, thuốc độc
với cá và rất độc đối với ong mật. Thuốc có tác dụng ức chế sự dẫn truyền
và kích thích thần kinh, có tác dụng qua tiếp xúc và qua đường ruột, thuốc
có thể diệt trừ một số loài sâu kháng thuốc gốc lân hữu cơ, carbamat và cúc
tổng hợp. Thuốc dùng để phòng trị các loài sâu đục thân, rầy nâu, bù lạch,
sâu cuốn lá và có thời gian cách li là 15 ngày (Lê Trường, 2004).
 Netoxin 18DD: Thuốc có hoạt chất là Nereistoxin. Thuốc có tác dụng tiếp
xúc, vị độc và nội hấp, hiệu lực trừ sâu tương đối nhanh. Hiệu quả trong
việc phòng trừ các loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút trên nhiều loại cây

trồng. Thuốc thuộc nhóm độc II và có LD50 qua miệng là 1.021 mg/kg.

8


Thuốc độc trung bình đối với người, gia súc và cá, độc với ong mật và tằm.
Thuốc có thời gian cách ly từ 10 đến 15 ngày.
Nguồn:
/>oxin.htm
 Oncol 20EC: Hoạt chất là Benfuracarb, thuộc nhóm Carbamate, nhóm độc
II và LD50 qua miệng là 110mg/kg và LD50 qua da là 2.000mg/kg, độc với
cá (LD50 = 0,65mg/l trong 48 giờ đối với cá chép, ít độc với chim và có
thời gian cách ly là 14 ngày. Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, khả năng
nội hấp và phổ tác động. Thuốc phòng trừ được nhiều loài sâu dưới đất, sâu
ăn lá và tuyến trùng trên nhiều loại cây trồng như: sâu xám, sâu đục thân
hại ngô, mía, lúa, sâu cuốn lá, sâu keo, sâu xanh hại ngô, khoai tây, rệp và
tuyến trùng hại trên cà phê, hồ tiêu và cam quýt, không pha với thuốc có
tính kiềm cao và thuốc gốc đồng (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).
 Sapen alpha 5EC: Thuốc có hoạt chất là Alpha-cypermethrin, nhóm cúc
tổng hợp, thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng là 79 mg/kg, LD50 qua da là
trên 2.000mg/kg, ít độc với cá và tương đối độc với ong mật. Thời gian
cách ly đối với rau ăn lá là 7 ngày, rau ăn quả là 3 ngày, đối với cây ăn trái
là 14 ngày. Thuốc dùng để phòng trị các loài sâu ăn lá, chích hút như bọ trĩ,
sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, dòi đục lá. Thuốc có thể pha chung với nhiều
loại thuốc trừ sâu bệnh khác, nhưng không được pha chung với những loại
thuốc có tính kiềm như Bordeaux… Để tăng cường hiệu lực trừ sâu của
thuốc có thể pha chung với nhóm thuốc lân hữu cơ (Phạm Văn Biên và ctv,
2000).
 Decis 2.5EC: Hoạt chất là Deltamethrin, thuộc nhóm độc II, có LD50 qua
da là trên 2.000mg/kg, LD50 qua miệng là 128,5-500mg/kg, thời gian cách

ly đối với rau ăn lá là 14 ngày, rau ăn quả là từ 3-4 ngày, cây làm thuốc
nam là 28 ngày. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và có phổ tác động rộng
trên nhiều loài côn trùng, phòng trừ được nhiều loài sâu ăn lá và chích hút
cho rau, đậu, cây ăn quả và cây công nghiệp như sâu tơ, sâu xanh, sâu

9


khoang, sâu đục quả, rầy, rệp, rầy phấn trắng, bọ xít…. (Phạm Văn Biên và
ctv, 2000).
 Success 25SC: Hoạt chất là Spinosad được li trích từ nấm kháng sinh
(Actinomycetes), thuộc nhóm vi sinh, rất ít độc với người, gia súc, cá và
ong mật. LD50 qua miệng là trên 5.000mg/kg và có thời gian cách ly là 7
ngày. Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc và có phổ tác động rộng. Thuốc
được dùng để phòng trị các loài sâu ăn lá trên bông, thuốc lá… Tuy nhiên,
thuốc không được pha chung với những loại thuốc trừ nấm khác (Phạm
Văn Biên và ctv, 2000).
 Peran 50EC: Có hoạt chất Permethrin, thuộc nhóm cúc tổng hợp, thuốc
dùng để phòng trừ các loại sâu tơ hại rau, sâu xanh, sâu khoang hại đậu,
thuốc lá, sâu ăn lá trên cây ăn quả, rầy xanh hại chè. Thuốc thuộc nhóm độc
II, LD50 qua miệng là 430mg/kg, LD50 qua da là trên 4.000mg/kg. Thời
gian cách ly là 7 ngày với cải bắp, 4 ngày với cà chua, dưa leo, 14 ngày đối
với khoai tây và cây ăn quả. Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có tính xua
đuổi côn trùng và có phổ tác dụng rộng, có thể diệt cả trứng của côn trùng
(Lê Trường, 2004).
 Neem Nim 0.5EC: Hoạt chất Azadirachtin từ các bộ phận của cây Neem
như lá và hạt Neem. Hoạt chất Azadirachtin có công thức phân tử là
C35H44O16 và trọng lượng phân tử 720, có hiệu lực phòng trừ nhiều loài sâu
hại trên cây trồng như: lúa, rau màu (cải, cà tím, cà chua, ớt,…) cây công
nghiệp (cà phê, trà, mía, …), cây ăn trái (xoài, cam, quýt, …) và cây cảnh.

Theo kết quả nghiên cứu thì hoạt chất Azadirachtin là gây chán ăn, mang
tính chất xua đuổi côn trùng, ngăn cản sự đẻ trứng và làm giảm khả năng
sinh sản của côn trùng và không tạo nên tính kháng thuốc trên dịch hại,
không ảnh hưởng đến kí sinh và thiên địch, không để lại dư lượng trên cây
trồng và thân thiện với môi trường và hệ sinh thái (Doanh nghiệp tư nhân
thương mại Tân Qui).
 Alika 247SC: Có hoạt chất là Lambda-Cyhalothrin + Thiamethoxam,
thuộc nhóm độc II. Thuốc có tác dụng thấm sâu nhanh, nội hấp mạnh, có

10


tác động tiếp xúc, vị độc, gây chán ăn. Thuốc đặc trị rầy nâu và sâu cuốn lá
trên lúa. Do thuốc có tác động kép lên hệ thần kinh làm rầy chết nhanh, đặc
biệt là rầy kháng thuốc kể cả rầy cám và rầy trưởng thành mang mầm bệnh
vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Thuốc có thời gian cách ly là 14 ngày
( Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang,
/>browse&category_id=1&pcid=6&mainmenu=product)
 Nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorok): theo hệ thống phân loại sinh
học thì nấm xanh thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, giống
Mertahizum. Nấm xanh sinh ra bào tử khi dính vào côn trùng và gặp điều
kiện thuận lợi thì bào tử này sẽ nẩy mầm và mọc xuyên qua lớp kitin của
côn trùng. Chúng phát triển trong cơ thể côn trùng tạo thành ống mầm
xuyên qua vỏ côn trùng, tiếp tục phân nhánh tạo thành hệ sợi nấm chằng
chịt bên trong cơ thể côn trùng. Côn trùng huy động tất cả bạch huyết để
chóng đở nhưng nấm xanh tiết ra độc tố Destruxin A và B làm cho tế bào
bạch huyết lần lượt bị tiêu diệt và đây cũng chính là lúc côn trùng bị chết,
cơ thể cứng lại do nhũng sợi nấm đan xen với nhau (Phạm thị Thùy, 2004).
 Nắm trắng (Beauveria bassiana Vuillemin): Theo Phạm thị Thùy (2004)
thì nấm trắng sinh ra bào tử trần đơn bào (chỉ gồm một tế bào), không màu

trong suốt và không có vách ngăn từ hình cầu đến hình trứng. Những bào
tử của nấm trắng khi dính vào côn trùng và gặp điều kiện thuận thì bào tử
sẽ nẫy mầm và đâm xuyên qua lớp cutin của côn trùng. Chúng phát triển
ngay trong cỏ thể côn trùng đến khi xuất hiện tế bào nấm đầu tiên (có dạng
chuỗi ngăn như nấm men), côn trùng huy động hết tế bào bạch huyết để
phản ứng lại sự kí sinh của nấm và nấm trắng sẽ tiết ra độc tố Beauvericin,
proteaza làm cho tế bào bạch huyết côn trùng bị bất hoạt và cơ thể côn
trùng bị cứng lại do các sợi nấm đan xen lại với nhau.
 Nấm tím (Peacilomyces sp): Xếp theo hệ thống phân loại của
G.C.Anisworth (1971) cho rằng nấm tím có rất nhiều loài trên thế giới,
phân bố trên diện rộng, trong đó có thể kể đến là Paecilomyces farinosus,

11


Paecilomyces fumosoroseus, Paecilomyces amoeneroseus, Paecilomyces
javanicus, Paecilomyces tenuipes, Paecilomyces cicadea, Paecilomyces
lilacinus (Samson, 1974). Nấm tím rất cần ánh sáng cho sự phát triển, ánh
sáng là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành bào tử của nấm
tím. Nấm tím có thể kí sinh nhiều loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng, cánh
nữa cứng, cánh màng, cánh vẫy và hai cánh. Người ta đã sản xuất ra chế
phẩm là Pelomin để phòng trừ sâu róm trên thông (Phạm Thị Thùy, 2004).
 Abatin 1.8EC: Có hoạt chất là Abamectin, được phân lập từ quá trình lên
men của nấm Streptomyces avermitilis. Thuốc ở dạng kết tinh từ không
màu đến vàng nhạt, tan tốt trong nước và rượu, tuy nhiên chúng không tan
trong benzene, ete và acetone. Sau khi tiếp xúc với thuốc thì côn trùng
ngừng ăn ngay và chết đói. Thuốc có tác dụng vị độc là chủ yếu, mang tính
tiếp xúc và nội hấp yếu. Thuốc trừ được nhiều loài sâu miệng nhai và
miệng chích hút thuộc bộ cánh vẫy, bộ hai cánh, bộ cánh đều như sâu vẽ
bùa, sâu tơ bắp cải, bọ trĩ hại dưa hấu, sâu xanh da láng, dòi đục lá trên cà

chua,…(Lê Trường, 2004).
 Tasieu 1.9EC: Có hoạt chất là Emamectin benzoate. Thuốc dùng để diệt
trừ hữu hiệu các loài côn trùng gây hại cây trồng như sâu cuốn lá, nhện gié,
bọ trĩ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn lá, bọ trĩ trên các loại cây ăn trái, cây
công nghiệp, lúa, rau cải, hoa màu và có thời gian cách li là 7 ngày.
 Karate 2.5EC: Có hoạt chất là Lambda-Cyhalothrin, thuộc nhóm cúc tổng
hợp, thuốc dạng kỉ thuật ở dạng rắn và có điểm nóng chảy là 49,2 oC, rất ít
tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Thuốc có tác
dụng tiếp xúc, vị độc, có tính xua đuổi, hiệu lực trừ sâu nhanh và có phổ tác
động rộng. Thuốc được phòng trị nhiều loài sâu ăn lá như sâu cuốn lá, sâu
keo, bọ xít hại lúa, sâu tơ, sâu xanh, rệp hại rau, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa trên
cam quýt. Cũng giống như các thuốc gốc cúc khác thì thuốc có thể pha
chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác, nhưng không pha chung với
thuốc có tính kiềm như Bordeaux (Phạm Văn Biên và ctv, 2000).

12


×