Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHIÊN cứu BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY lá và đốm TRÁI TRÊN dưa hấu BẰNG VI KHUẨN VÙNG rễ TRONG điều KIỆN IN VITRO và NHÀ lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ðOÀN THỊ KIỀU TIÊN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY LÁ VÀ ðỐM
TRÁI (ACIDOVORAX AVENAE SUBSP. CITRULLI ) TRÊN
DƯA HẤU BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG
ðIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƯỚI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên ñề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY LÁ VÀ ðỐM
TRÁI (ACIDOVORAX AVENAE SUBSP. CITRULLI ) TRÊN
DƯA HẤU BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG
ðIỀU KIỆN IN VITRO VÀ NHÀ LƯỚI

Giảng viên hướng dẫn:
Ts. Nguyễn Thị Thu Nga


Sinh viên thực hiện:
ðoàn Thị Kiều Tiên
MSSV: 3064979
Lớp: BVTV K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với ñề tài
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY LÁ VÀ ðỐM TRÁI
(ACIDOVORAX AVENAE SUBSP. CITRULLI ) TRÊN DƯA HẤU
BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ðIỀU KIỆN
IN VITRO VÀ NHÀ LƯỚI

Do sinh viên ðoàn Thị Kiều Tiên thực hiện
Kính trình lên hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ
Thực Vật với tên :
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÁY LÁ VÀ ðỐM TRÁI
(ACIDOVORAX AVENAE SUBSP. CITRULLI ) TRÊN DƯA HẤU
BẰNG VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ðIỀU KIỆN
IN VITRO VÀ NHÀ LƯỚI
Do sinh viên ðoàn Thị Kiều Tiên thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng.
Ý kiến của hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp
….....…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


Luận văn tốt nghiệp hội ñồng ñánh giá ở mức ……………………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Chủ tịch Hội ðồng

ii



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: ðoàn Thị Kiều Tiên
Ngày sinh: 15 - 07 – 1987
Nơi sinh: ðồngTháp
Họ và Tên Cha: ðoàn Văn Trang
Họ và Tên Mẹ: Nguyễn Thị Kim Phụng
Quê quán: 37/4, Tổ 2, ấp Tân Thuận, xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh ðồng
Tháp.
Quá trình học tập:
1993 - 1998: Trường tiểu học Phong Hòa 3
1998 - 2000: Trường Trung Học Phong Hòa
2000 - 2005: Trường Trung Học Phổ Thông Thị Xã Sa ðéc
2005 - 2006: Trường Trung Học Y Tế Thành Phố Cần Thơ
2006 - 2010: Trường ðại Học Cần Thơ, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 32 Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng !
Cha Mẹ suốt ñời tận tụy vì các con.
Chân thành ghi ơn !
Ts. Nguyễn Thị Thu Nga ñã tận tình dạy dỗ và giúp ñỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn ñến khi hoàn thành.
Ts. Lê Văn Vàng và các quý Thầy, Cô trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật nói
riêng và quý Thầy, Cô của trường ðại học Cần Thơ nói chung ñã dạy dỗ và truyền
ñạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn,
Tất cả các anh, chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật ñã tạo ñiều kiện cho

em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Các bạn lớp BVTV K32 và các em BVTV K33 ñã giúp ñỡ tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài.
Trân trọng !
ðoàn Thị Kiều Tiên

iv


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước ñây.

Tác giả luận văn

v


MỤC LỤC

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN…………………………………………………..........
LỜI CẢM TẠ………………………………………………………………...
LỜI CAM ðOAN…………………………………………………………….
DANH SÁCH BẢNG………………………………………………………...
DANH SÁCH HÌNH………………………………………………………....
TÓM LƯỢC…………………………………………………………….........
ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………..
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……………………………………...

1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DƯA HẤU………………………………..
1.1.1 Nguồn gốc và sơ lược………………………………………………..
1.1.2 Tình hình sản xuất:…………………………………………………..
1.2 BỆNH CHÁY LÁ VÀ ðỐM TRÁI TRÊN DƯA HẤU (ACIDOVORAX
AVENAE SUBSP. CITRULLI)………………………………………………..
1.2.1 Triệu chứng…………………………………………………………..
1.2.2 Tác nhân……………………………………………………………...
1.2.2.1 ðặc ñiểm phân loại:……………………………………………...
1.2.2.2 ðặc ñiểm hình thái vi khuẩn và khuẩn lạc……………………….
1.2.2.3 ðặc ñiểm sinh học và sinh thái.....................................................
1.2.2.4 Phổ kí chủ và ñặc tính gây bệnh của vi khuẩn…………………...
1.2.3 Biện pháp phòng trị:………………………………………………….
1.3 VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC……………
1.3.1 Phòng trừ sinh học bệnh cây…………………………………………..
1.3.2 Khái niệm vi khuẩn vùng rễ…………………………………………...
1.3.3 Vai trò của vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học (PTSH) bệnh
cây trồng……………………………………………………………………...
1.3.4 Một số ứng dụng của vi khuẩn vùng rễ trong PTSH bệnh cây trồng....
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP…………………………...
2.1. PHƯƠNG TIỆN………………………………………………………...
2.1.1. Thời gian và ñịa ñiểm………………………………………………...
2.1.2. Vật liệu:……………………………………………………………....
2.2. PHƯƠNG PHÁP………………………………………………………..
2.2.1 Phương pháp thu mẫu bệnh:…………………………………………..
2.2.2 Phương pháp phân lập vi khuẩn gây bệnh…………………………….

vi

Trang
iii

iv
v
viii
ix
x
1
2
2
2
2
2
2
3
3
4
4
5
6
7
7
7
9
10
12
12
12
12
15
15
15



2.2.3 ðánh giá khả năng ñối kháng của các dòng vi khuẩn vùng rễ với vi
khuẩn gây bệnh cháy lá và ñốm trái (Acidovorax avenae subsp. citrulli)
trong ñiều kiện in vitro………………………………………………………………
2.2.4 ðánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy lá và ñốm trái dưa hấu của
một số chủng vi khuẩn ñối kháng trong ñiều kiện nhà lưới…………………..
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN…………………………………....
3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh cháy lá, ñốm trái dưa hấu và chủng
bệnh nhân tạo………………………………………………………………....
3.2 ðánh giá khả năng ñối khàng của các dòng vi khuẩn vùng rễ với vi
khuẩn gây bệnh cháy lá và ñốm trái (Acidovorax avenae subsp. citrulli)
trong ñiều kiện in vitro………………………………………………………..
3.3 ðánh giá hiệu quả phòng trị bệnh cháy lá và ñốm trái dưa hấu của một
số chủng vi khuẩn ñối kháng trong ñiều kiện nhà
lưới……………………………………………………………………………
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ…………………………………...
4.1 Kết luận…………………………………………………………………...
4.2 ðề nghị …………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………....
PHỤ BẢNG

vii

16
17
20
20

21


25
36
36
36
37


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa

Trang

2.1

ðặc ñiểm của các chủng vi khuẩn vùng rễ dưa hấu ñã ñược 12
phân lập (Trương Thị Bích Ngân, 2009).

3.2

Khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Acidovorax avenae 22
subsp. citrulli của các chủng PGPR ở các thời ñiểm 1, 3, 5
NSKC.

3.3

Phần trăm diện tích lá bị bệnh và hiệu quả giảm bệnh (%) trong 26
biện pháp áo hạt và tưới ñất ở các thời ñiểm 2, 3, 4, 5 NSKC.


3.4

Phần trăm diện tích lá bị bệnh và hiệu quả giảm bệnh (%) trong
biện pháp xử lí phun lá trước khi chủng bệnh ở các thời ñiểm 2,
3, 4, 5 NSKC.

3.5

Phần trăm diện tích lá bị bệnh và hiệu quả giảm bệnh (%) trong 29
biện pháp xử lí phun lá sau khi chủng bệnh ở các thời ñiểm 2, 3,
4, 5 NSKC.

3.6

Phần trăm diện tích lá bị bệnh và hiệu quả giảm bệnh (%) trong 31
biện pháp xử lí phun lá trước và sau khi chủng bệnh ở các thời
ñiểm 2, 3, 4, 5 NSKC.
Trung bình các ngày qua các biện pháp xử lí khác nhau ở các 32
thời ñiểm 2, 3, 4, 5 NSKC.

3.7

viii

28


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa

Trang

1.1

Triệu chứng cháy lá và ñốm trái dưa hấu do vi khuẩn Acidovorax
avenae subsp. citrulli.
2

1.2

Triệu chứng cháy lá trên dưa hấu.

3

1.3

Chu trình bệnh của vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli .

6

2.2.2 Sơ ñồ minh họa ñĩa cấy vi khuẩn trên môi trường King’ B.
2.2.3 Phương pháp thử khả năng ñối kháng của vi khuẩn vùng rễ với vi
khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli.

16
17


3.1

Vi khuẩn tuôn ra thành dòng từ vết bệnh trên lá dưới kính hiển vi.

3.2

20

3.3

Cây dưa hấu chủng bệnh nhân tạo theo qui trình Koch bằng cách áo
hạt.
Vết bệnh trên dưa hấu.

3.4

Triệu chứng cháy lá trên dưa hấu.

21

3.5

Vi khuẩn PGPR ñối kháng với vi khuẩn Acidovorax avenae subsp.
citrulli trong ñiều kiện in vitro trên môi trường King’ B.

23

3.6

Phần trăm diện tích lá bị bệnh ở các biện pháp xử lí vi khuẩn trong

ñiều kiện nhà lưới.

ix

20

20

35


ðoàn Thị Kiều Tiên. 2010. “Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cháy lá và
ñốm trái (Acidovorax avenae subsp. citrulli) trên dưa hấu bằng vi khuẩn vùng
rễ trong ñiều kiện in vitro và nhà lưới” ñược thực hiện nhằm tuyển chọn ra những
dòng vi khuẩn có hiệu quả cao trong phòng trị tác nhân gây bệnh cháy lá và ñốm
trái trên dưa hấu. Luận văn tốt nghiệp kĩ sư Bảo Vệ Thực Vật, Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga.

TÓM LƯỢC
Nhằm mục ñích chọn ra các dòng vi khuẩn vùng rễ trên dưa hấu có hiệu quả phòng
trị bệnh cháy lá và ñốm trái do vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli gây ra,
ñề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cháy lá và ñốm trái ( Acidovorax
avenae subsp. citrulli) trên dưa hấu bằng vi khuẩn vùng rễ trong ñiều kiện in
vitro và nhà lưới” ñược thực hiện tại phòng thí nghiệm 102 và nhà lưới bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần
thơ từ tháng 8/2009 ñến tháng 3/2010.
Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh: Mẫu ñược thu ở tỉnh ðồng Tháp trên
ruộng dưa có diện tích hơn 1000 m2 . Mẫu bệnh tiêu biểu trong ruộng dưa và ñược
phân lập tại phòng thí nghiệm.Vi khuẩn sau khi phân lập từ vết bệnh ñược tách ròng

và ñược kiểm tra khả năng gây bệnh bằng phương pháp chủng bệnh nhân tạo. Kết
quả phân lập chủng vi khuẩn A. avenae subsp. citrulli gây triệu chứng ñiển hình trên
lá dưa hấu giống triệu chứng lá bệnh thu thập ngoài ñồng và như mô tả của Agrios
(2005). Chủng vi khuẩn gây bệnh này ñược sử dụng cho nghiên cứu sau về phòng
trị bệnh bằng vi khuẩn vùng rễ.
Nguồn vi khuẩn vùng rễ gồm 88 chủng vi khuẩn vùng rễ cây dưa hấu tại các
tỉnh ðồng bằng sông Cửu Long do Trương Thị Bích Ngân phân lập và cung cấp
(Trương Thị Bích Ngân, 2009).
Thí nghiệm ñánh giá khả năng ñối kháng của các chủng vi khuẩn vùng rễ
dưa hấu ñối với vi khuẩn gây bệnh A. avenae subsp. citrulli trong ñiều kiện in vitro
chúng tôi ghi nhận ñược. Trong 88 chủng vi khuẩn khảo sát có 12 chủng có khả
năng ñối kháng với vi khuẩn A. avenae subsp. citrulli với bán kính vòng vô khuẩn
từ 0,9 ñến 6,6 mm trong ñó nhóm Pseudomonas fluorescens chiếm 42%, nhóm
Bacillus chiếm 33% và nhóm chưa xác ñịnh (cxñ) chiếm 25%. Tiếp tục so sánh khả
năng ñối kháng của 12 chủng vi khuẩn ñối với A. avenae subsp. citrulli, chúng tôi
chọn ñược 5 dòng vi khuẩn 76 (Bacillus sp), 28 (P. fluorescens), 38 (P.
fluorescens), 18 (cxñ) và 44 (P. fluorescens), có khả năng ñối kháng mạnh với vi

x


khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 4,4;
4,8; 5,7; 6,5 và 6,6 mm trong ñiều kiện in vitro.
Thí nghiệm khảo sát khả năng phòng trừ của 5 chủng vi khuẩn ñối kháng
(18, 28, 38, 44 và 76) với vi khuẩn A. avenae subsp. citrulli trong ñiều kiện nhà lưới
với 4 biện pháp xử lí khác gồm: Ngâm hạt + tưới ñất, phun lá trước khi chủng bệnh,
phun lá sau khi chủng bệnh và phun lá trước + sau khi chủng bệnh. Kết quả ghi
nhận tất cả 5 chủng vi khuẩn với 4 cách xử lí ñều giúp giảm diện tích lá bị bệnh với
hiệu quả giảm bệnh cao từ 62,2 ñến 96,7%. Trong ñó chủng 44 với biện pháp xử lí
phun lá sau khi chủng bệnh có hiệu quả giảm bệnh cao nhất ñến 97,6%


xi


ðẶT VẤN ðỀ
Dưa hấu một loại cây quý biểu tượng cho sự thịnh vượng trong ngày Tết
cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Dưa hấu thường cho năng suất trung bình từ 30- 40
tấn/ha (Nguyễn Mạnh Chinh, 2006), mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho nông
dân. Theo FAO (2008), tổng sản lượng trên thế giới hàng năm khoảng 99 triệu tấn
với diện tích trồng là 3.753.000 ha. Riêng ở Việt Nam, tổng sản lượng khoảng
420.000 tấn với tổng diện tích 28.000 ha lại nằm trong khu vực mưa nắng thất
thường ñó là ñiều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển như bệnh khảm do virus,
bệnh thối trái do nấm Phytophthora capsici, bệnh nứt thân chảy nhựa do nấm
Didymella bryoniae….ðặc biệt bệnh cháy lá và ñốm trái do vi khuẩn Acidovorax
avenae subsp. citrulli. Vi khuẩn này lưu tồn trong hạt và tàn dư thực vật sau thu
hoạch. Vi khuẩn gây thiệt hại nặng trong ñiều kiện ẩm ñộ cao, ñặc biệt vào mùa
mưa. Theo Hopkins (1997) bệnh ñã làm giảm 90% tổng sản lượng trái trong tổng
mùa vụ và thiệt hại khoảng 100.000 USD. Các biện pháp phòng trị bệnh: canh tác
như sử dụng giống sạch bệnh, vệ sinh ñồng ruộng và áp dụng biện pháp tưới thấm;
biện pháp hóa học và sinh học. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam người nông dân chủ
yếu sử dụng biện pháp hóa học, biện pháp này mang hiệu quả cao nhưng lại có
nhiều khuyết ñiểm là gây ô nhiễm môi trường, dễ tạo ñiều kiện cho mầm bệnh bộc
phát nòi kháng thuốc và nông sản không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chính vì vậy, quan ñiểm trong quản lí dịch hại trên cây trồng hiện nay trên thế giới
theo xu hướng nông nghiệp sạch trong ñó phải phối hợp nhiều biện pháp gồm biện
pháp canh tác hợp lí, hạn chế sử dụng thuốc hoá học và ñẩy mạnh biện pháp phòng
trị sinh học nhằm sản xuất ra các sản phẩm sạch và an toàn ñồng thời bảo vệ môi
trường.
Biện pháp phòng trừ sinh học bệnh cây bằng vi sinh vật gần ñây ñược các
nhà khoa học rất chú ý. ðặc biệt là nhóm vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng

cây trồng (Plant Growth Promoting Rhizobacteria = PGPR). Vi khuẩn vùng rễ ñược
thế giới nghiên cứu rất nhiều trong phòng trị bệnh trên cây trồng (Siddiqui, 2006).
Riêng trên bệnh cháy lá và ñốm trái theo nghiên cứu của Fessechaie và Waleott
(2005) ñã thấy ñược hiệu quả của nhóm vi khuẩn Pseudomonas fluorescens trong
phòng trừ bệnh cháy lá và ñốm trái do tác nhân Acidovorax avenae subsp. citrulli
trên dưa hấu. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu PTSH ñối với bệnh
này. Từ ñó ñề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cháy lá và ñốm trái
(Acidovorax avenae subsp. citrulli) trên dưa hấu bằng vi khuẩn vùng rễ trong
ñiều kiện in vitro và nhà lưới” ñược thực hiện nhằm tuyển chọn ra những dòng vi
khuẩn và biện pháp xử lí cho hiệu quả cao trong phòng trị bệnh.

1


CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DƯA HẤU:
1.1.1 Nguồn gốc và sơ lược:
Dưa hấu tên khoa học Citrullus lanatus [Thumb.] Matsum. và Nakai
thuộc họ Cucurbitaceae. Dưa hấu có nguồn gốc từ Nam Phi (Seshadri, 1993),
xuất hiện ở Trung Quốc và miền Nam nước Nga vào thế kỉ thứ 10 trước công
nguyên và ở Mỹ vào thế kỉ thứ 16 (Robinson và Decker- Walter, 1997). Ngày
nay dưa hấu ñược trồng phổ biến ở các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới (Robison
và Decker- Walter, 1997), dưa hấu ñược trồng ở các nước như Trung Quốc,
Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Mỹ và Ai Cập. Ở
Việt Nam, dưa hấu xuất hiện và ñã ñược trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18.
Với thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 60 – 100 ngày, cần nhiều ánh sáng, nhiệt
ñộ thích hợp 25- 30OC. Có thể trồng nhiều loại ñất với pH = 5- 7 và tốt nhất là
ñất thoát nước. Năng suất trung bình từ 30 – 40 tấn/ ha (Nguyễn Mạnh Chinh,
2006).
1.1.2 Tình hình sản xuất:

Việt Nam là nước nhiệt ñới với khí hậu nóng và ẩm nên thích hợp cho
dưa hấu trồng quanh năm. Theo FAO (2008), tổng sản lượng dưa hấu trên thế
giới hàng năm khoảng 99 triệu tấn với diện tích trồng là 3.753.000 ha. Riêng ở
Việt Nam, tổng sản lượng khoảng 420.000 tấn với tổng diện tích 28.000 ha.
1.2 BỆNH CHÁY LÁ VÀ ðỐM TRÁI TRÊN DƯA HẤU (ACIDOVORAX
AVENAE SUBSP. CITRULLI):
1.2.1 Triệu chứng: Bệnh xuất hiện tất cả các giai ñoạn của cây, ñặc biệt
gây hại chính trên lá và trái (Hopkins va Latin, 1995).

Hình 1.1 Triệu chứng cháy lá và ñốm trái dưa hấu do vi khuẩn Acidovorax
avenae subsp. citrulli. (Nguồn Agrios, 2005)

2


(a)

(b)

Hình 1.2. Triệu chứng cháy lá trên dưa hấu: (a) mặt trên lá ; (b) mặt dưới lá

Triệu chứng ñiển hình trên trái xuất hiện những ñốm nhỏ úng nước trên bề
mặt trái và vùng xanh của trái biến màu, vùng nhiễm vi khuẩn có màu vàng sậm của
dầu olive hoặc tạo trên bề mặt trái có những ñốm lồi làm mất vẻ ñẹp của trái dưa.
Thường vết bệnh có chiều dài ñường kính nhỏ hơn 1 cm và kích thướt vết bệnh lan
rộng ra sau 7 – 10 ngày. Và càng về sau từ trong vết bệnh rỉ ra chất dịch loan lổ trên
bề mặt trái, chúng tiếp tục ăn sâu vào trong trái. Cuối cùng trái bị thối nhũn ra
(Hopkins và Latin, 1995). Sau ñó vi khuẩn xâm nhập vào hạt tạo nên vùng mô
nhiễm là những vùng úng nước. Từ những hạt giống nhiễm bệnh khi chúng nảy
mầm thì những vi khuẩn ñã có sẵn trong hạt giống sẽ tiếp tục xâm nhiễm vào cây

mầm (Hopkins và Latin, 1995).
Trên lá nhiễm bệnh thường thấy ở mặt dưới lá vết bệnh nhỏ úng nước,
màu hơi tối và bao quanh là một quầng vàng. Khi cây mầm có lá thật trên lá xuất
hiện những vết bệnh úng nước ở mặt dưới lá, lan dọc theo gân lá và hơi có gốc cạnh
trong ñiều kiện thời tiết ẩm hoặc ẩm ñộ cao (Hopkins và Latin, 1995).
1.2.2 Tác nhân:
Bệnh cháy lá và ñốm trái ñược ghi nhận ñầu tiên ở Mỹ và chúng tiếp tục
lan rộng ở Florida, miền Nam và Bắc Carolina, Maryland, Delaware và Ấn ðộ
(Somodi và ctv., 1991; Latin và Rane, 1990). Theo Schaad và ctv. (1987); Willems
và ctv. (1992) nguyên nhân bệnh cháy lá và ñốm trái do vi khuẩn Acidovorax
avenae subsp. citrulli gây ra.
1.2.2.1 ðặc ñiểm phân loại:
Bệnh ñốm trái (Bacterial fruit blotch) trên dưa hấu ñã ñược công bố vào
năm 1969 (Crall và Schenck, 1969). Crall và Schenck ñã miêu tả thối trái do vi
khuẩn trên dưa hấu và họ ñã quan sát ở rất nhiều nơi như Leesburg, Floria. Tuy
nhiên vẫn chưa xác ñịnh ñược tên tác nhân chính xác. Tiếp tục nghiên cứu bệnh này
vào năm 1963, Mullin và Schenck ghi nhận bệnh ñốm trái ñã xâm nhiễm vào mùa
vụ trồng và tác nhân gây bệnh này ñược ñịnh danh với tên là Pseudomonas syringae

3


pv. lachrymans nhưng nó không phải tác nhân gây ra bệnh ñốm trái vì khác triệu
chứng.
Mãi gần 10 năm sau Crall và Schenck trong một tờ báo ñược công bố bệnh
“bacterial fruit blotch” viết rất ngắn gọn và hình chụp triệu chứng ñiển hình trên trái
do vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas gây ra. Cùng năm Schaad (1978) vi khuẩn gây
bệnh cũng ñã ñược ñịnh danh chính xác với tên Pseudomonas pseudoalcaligenes
subsp. citrulli. ðến 1991, Hu và ctv. cũng ñã xác ñịnh tác nhân gây bệnh là
Pseudomonas avenae subsp. citrulli vì kết quả phân tích ADN của các chủng

Pseudomonas spp. không phát huỳnh quang như P. avenae, P. cattleyea, P.
pseudoalcaligenes subsp. citrulli, P. pseudoalcaligenes subsp. konjani và P.
rubrilineans có quan hệ gần giống nhau vì có tỉ lệ G + C gần bằng nhau và có
khoảng 70% ADN giống nhau nên ông ñặt tên lại là Pseudomonas avenae subsp.
citrulli. Sau ñó Willems và ctv. (1992) ñã tìm thấy mối liên hệ gần gủi giữa chi
Acidovorax với chi Pseudomonas do rRNA trong chi Acidovorax giống với chi
Pseudomonas và vi khuẩn này ñã ñược ñịnh danh lại thuộc chi Acidovorax. Cuối
cùng bệnh cháy lá và ñốm trái trên dưa hấu ñược ñịnh danh chính xác do tác nhân
Acidovorax avenae subsp. citrulli gây ra. Acidovorax avenae subsp. citrulli (Acc)
thuộc giới Bacteria, Ngành Proteobacteria, Lớp Zymobacteria, Bộ
Pseudomonadales, Họ Pseudomonadaceae, Chi Acidovorax và không phát huỳnh
quang trên môi trường King’ B (Schaad và ctv., 1978; Willems và ctv., 1992).
1.2.2.2 ðặc ñiểm hình thái vi khuẩn và khuẩn lạc:
Theo Saddler và Ritchie (2001),vi khuẩn Acidovorax avenae subsp.
citrulli là vi khuẩn Gram âm, hình que hơi cong, kích thước 0,2 – 0,8 x 1,0 – 5,0µm
chúng có thể xuất hiện ñơn lẻ, thành từng ñôi hay thành chuỗi ngắn. Háo khí thường
di chuyển bằng một lông roi (hiếm khi di chuyển bởi 2 ñến 3 lông roi).
Khuẩn lạc có màu sắc và hình dạng khác nhau tùy môi trường nuôi cấy.
Theo Schaad và Sechler (1999) Acidovorax avenae subsp. citrulli phát triển trên
môi trường mEBB (modified Ethanol Bromcresol) khuẩn lạc tròn trơn bóng với
kích thướt từ 1-2 mm sau 3-4 ngày ở 36OC. Sau ñó chúng có màu hơi vàng sau 4-5
ngày và sau 5 ngày trở ñi tất cả các khuẩn lạc có màu xanh. ðến năm 2000, Song và
ctv. ñã miêu tả khuẩn lạc A. avenae subsp. citrulli có màu hơi xanh sáng bóng và
hơi lồi trên môi trường King’ B, kích thướt khuẩn lạc 2,0 – 2,5 mm sau 5 ngày.
1.2.2.3 ðặc ñiểm sinh học và sinh thái:
Nhiệt ñộ phát triển thích hợp từ 30 – 35oC (Saddler và Ritchie, 2001).
Theo CPC (2001) vi khuẩn phát triển mạnh trong ñiều kiện ấm và ẩm ướt. Vi khuẩn
có thể sống vài năm trong hạt giống ñã sấy khô và kí chủ phụ như các loài bí hoang
dã. Chúng lan truyền qua nước tưới, mưa, gió, qua vết thương, …Ngoài ra, chúng
còn lây lan qua con người và các dụng cụ vật lí khác như kéo, dao. v. v.


4


1.2.2.4 Phổ kí chủ và ñặc tính gây bệnh của vi khuẩn:
a. Phổ kí chủ: A. avenae subsp. citrulli gây hại ở hầu hết các loại cây
thuộc họ dưa bầu, bí (Cucurbitacaea) ở các giai ñoạn cây (Schaad và ctv., 1978;
Hopkins and Latin, 1995). ðặc biệt trên dưa hấu và dưa lê chúng gây hại cả trên trái
(Isakeit và ctv.,1997).
b. ðặc tính gây hại:
Theo Hopkins và Latin (1995); CPC (2001), vi khuẩn lưu tồn trong hạt
giống khi gặp ñiều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhiễm vào cây kí chủ. Trên lá
chúng xâm nhập qua cửa ngõ tự nhiên như khí khẩu, thủy khẩu và bì khẩu. Vì ñược
cấu tạo hở nên các cửa ngõ này rất dễ ñược các loại mầm bệnh có cách xâm nhập
chủ ñộng lợi dụng và xâm nhập vào một cách dễ dàng.
Theo Frankle và ctv. (1992), trên trái dưa hấu vi khuẩn A.avenae subsp.
citrulli dễ xâm nhiễm vào 2-3 tuần sau khi trổ hoa. Và chúng xâm nhiễm vào các
khí khổng trên bề mặt trái tạo thành những vết nhỏ úng nước sau 3-7 ngày bệnh
phát triển mạnh.
- Chu kì bệnh:
Năm 1995, Hopkins và Latin ñã nghiên cứu chu kì gây bệnh của vi khuẩn
Acidovorax avenae subsp. citrulli như sau:
Chu kì bệnh bắt ñầu bằng cách vi khuẩn xâm nhiễm vào hạt giống (Rane,
1992; Wall, 1988) (bước 1) và chúng lưu tồn ở ñó. Sau ñó người ta dùng những hạt
giống này mang ñi trồng ñể tạo những cây mầm phục vụ cho mùa vụ (bước 2).
Mầm bệnh tiếp tục lưu tồn trong những hạt giống này ñến khi gặp thời tiết ấm và
ẩm ñộ thích hợp ñể phát triển (Hopkins, 1994) vi khuẩn sẽ xâm nhiễm vào cây mầm
(bước 3). Trong ñiều kiện trồng và tưới phun bằng vòi trong nhà lưới làm cho mầm
bệnh lây lan nhanh chóng qua những cây con bên cạnh vì vi khuẩn theo những giọt
nước bắn tung tóe ra xung quanh là ñiều kiện thuận lợi ñể vi khuẩn tăng diện tích

gây hại (Hopkins, 1993) (bước 4). Khi mang những cây con này ñem trồng ra ngoài
ñồng thì vi khuẩn tiếp tục lây lan sang những lá mới bên cạnh cứ thế diện tích
nhiễm bệnh ngày càng nhiều (bước 5). Nếu những cây con này không chết thì mầm
bệnh lại tiếp tục xâm nhiễm lên trái với triệu chứng riêng bắt ñầu bằng những chấm
nhỏ khi trái chưa chín (bước 6). Sau ñó mầm bệnh lan rộng trên trái ñến lúc trái sẽ
bị thối và vi khuẩn lại lưu tồn trong hạt giống, một số ñi vào ñất và những cây kí
chủ phụ (bước 8). Nếu bắt ñầu một vụ mới với những hạt giống ñã nhiễm sẵn mầm
bệnh thì chu kì bệnh mới lại tiếp tục vì theo Hopkins và Latin (1995) ñây là bệnh
sinh ra từ hạt giống.

5


A. avenae lưu tồn trong
hạt giống

Mang hạt giống ñi
trồng trong hà lưới

Cứ thế mầm bệnh lưu
tồn trong hạt giống và
găp ñiều kiện thuận lợi
lại gây hai

Mầm bệnh găp ñiều kiện
thuận lợi phát triển và
lan rộng
Một số mầm bệnh lưu tồn trong hạt, số còn lại ñi
vào ñất hay kí chủ phụ
Những cây mầm ñã mang

mầm bệnh ñem trồng ra
ruông

Mầm bệnh trên lá tiếp
tục lan sang trái

Mầm bệnh lưu tồn
trong hạt

Mầm bệnh xâm nhiễm trái
ñến khi trái lớn

Hình 1.3. Chu trình bệnh của vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli
(Nguồn: Hopkins và Latin, 1995)

1.2.3 Biện pháp phòng trị:
Bệnh do vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli nói riêng và bệnh vi
khuẩn nói chung ñều khó quản lí (Agrios, 1997). Bệnh thường phát triển mạnh và
lây lan nhanh với nhiệt ñộ cao và ẩm ñộ thấp (Hopkins và Latin, 1995). Việc sử
dụng thuốc hóa học thường ñiều trị có hiệu quả nhưng gây ô nhiễm môi trường và
một thời gian sau bệnh có hiện tượng kháng thuốc. Sau ñây là một số biện pháp
nhằm quản lí bệnh:
Biện pháp canh tác: dùng hạt giống sạch bệnh hoặc bằng cách xử lí hạt
giống với nước nóng ở nhiệt ñộ 52OC trong 20 phút (Agrios, 1997).
• Trồng dưa hấu tam bội có khả năng giảm bệnh hơn giống dưa nhị bội
(Rhodes và ctv., 1996).
• Vệ sinh ñồng ruộng trong và sau khi trồng như cắt bỏ những lá bị bệnh và
thu gom chúng lại một nơi sau ñó thiêu hủy ñể tránh lây lan mầm bệnh ñi khắp nơi.
• ðối với những cây con trồng trong nhà kính thì phải ñóng cửa cẩn thận tránh
gió, mưa mang những giọt nước lây lan sang những cây khác. ðặc biệt trong nhà

6


lưới mầm bệnh lây lan rất nhanh vì nhiệt ñộ, ẩm ñộ và hệ thống tưới do ñó cần giảm
nhiệt ñộ và ẩm ñộ; không sử dụng hệ thống tưới phun mà nên sử dụng hệ thống tưới
nhỏ giọt.
Biện pháp sinh học: Hiện nay trên thế giới ñã có nhiều nghiên cứu về
bệnh do vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli gây ra trên dưa hấu. Theo
Fessehhaie và Walcott (2005), ñã có những báo cáo về biện pháp phòng trừ sinh học
là sử dụng Pseudomonas fluorescens nhằm quản lí Acidovorax avenae subsp.
citrulli trong ñiều kiện nhà lưới. Một nghiên cứu khác của Santos và ctv. (2006) ñã
sử dụng Bacillus spp.. Cùng năm Yaeram và ctv., cũng ñã nghiên cứu trên
Streptomyces spp. trong ñiều kiện nhà lưới có kết quả phòng trừ khả quan. Ở Việt
Nam, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về phòng trừ sinh học trên Acidovorax
avenae subsp. citrulli.
Biện pháp hóa học:
Theo Sowell và Schaad (1979) ngâm hạt giống ñã bị nhiễm với vi khuẩn
A. avenae subsp. citrulli trong 1 mg/ml streptomycin với thời gian 16h loại bỏ sự
lây nhiễm của A. avenae subsp. citrulli các cây con trồng từ giống nhiễm bệnh.
Hopkins và Latin (1995); Walcott và ctv. (2003), ñã xử lí hạt bằng peroxyacetic
acid, hydrochloric acid (HCl) hoặc thuốc gốc ñồng kết hợp với thuốc trị vi khuẩn.
ðối với phòng trị bệnh trên lá và trái, theo Hopkins (1991) phun hàng tuần
với copper hydroxide (Cu(OH)2) kết hợp với Fosetyl – Al (Aliette) ngăn chặn mầm
bệnh từ 61% xuống khoảng 9-10%. Nếu phun hàng tuần bằng Streptomycin kết hợp
với Aliette hiệu quả giảm xuống khoảng 20-25%.
1.3 VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG PHÒNG TRỪ SINH HỌC:
1.3.1 Phòng trừ sinh học bệnh cây:
1.3.1.1. Khái niệm:
“Biện pháp sinh học trong phòng trị bệnh cây là ñiều khiển môi trường, cây
trồng và vi sinh vật ñối kháng một cách thích hợp, ñể tạo nên một thế cân bằng sinh

học cần thiết, giúp giảm mật số của mầm bệnh xuống dưới mức gây hại. Nhờ ñó
bệnh của cây trồng chỉ xuất hiện ở mức ñộ nhẹ, không gây ảnh hưởng quan trọng về
mặt kinh tế” (Phạm Văn Kim, 2006).
1.3.2 Khái niệm vi khuẩn vùng rễ:
Theo Kennedy (2005) vùng rễ (rhizosphere) là thể tích ñất xung quanh bộ
rễ và ảnh hưởng ñến bộ rễ. Rhizoplane là thể tích bề mặt rễ và có ái lực mạnh với
các phân tử ñất.
Vi khuẩn vùng rễ (rhizobacteria) là những vi khuẩn sống ở vùng rễ và ñịnh
vị ñược ở rễ cây, chúng có khả năng sinh sôi và chiếm lĩnh các ổ sinh thái ở rễ vào
tất cả các giai ñoạn phát triển của cây. Có khoảng 2 – 5 % vi khuẩn vùng rễ khi
ñược chủng vào ñất có hệ sinh vật cạnh tranh, biểu hiện có lợi cho sự tăng trưởng

7


của cây ñược gọi là vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng của cây (Plant Growth
Promoting Rhizobacteria = PGPR) (Siddiqui, 2006).
Theo Vessey (2003) có 2 kiểu liên hệ với cây kí chủ.
a.

Vi khuẩn quanh rễ cây:

Nhiều vùng của rễ non ñược ñịnh cư bởi vi khuẩn, nơi ñây có nhiều hốc
sinh thái thích hợp mà những vi khuẩn thuộc các loài như Arthrobacter,
Azotobacter, Bacillus và Pseudomonas có thể phát triển. Những vi khuẩn này ngăn
chặn vi sinh vật có hại. Nhiều báo cáo ghi nhận vai trò của vi khuẩn vùng rễ cho
thấy ảnh hưởng có lợi lên sự tăng trưởng của cây thông qua khả năng kiềm chế hay
chiếm chỗ của mầm bệnh.
b.


Vi khuẩn nội sinh rễ:

PGPR thường là các vi khuẩn sống tự do, nhưng một số loài có thể xâm
nhập vào mô cây sống mà không làm cây biểu hiện triệu chứng bị xâm nhiễm, ñược
gọi là các vi khuẩn nội sinh rễ (endophytic bacteria), ñể thâm nhập vào rễ trước hết
chúng phải là những vi khuẩn vùng rễ (trích dẫn Siddiqui, 2006).
Vi khuẩn nội kí sinh rễ thường là những vi khuẩn ñược tách ra từ mô cây
ñã ñược khử trùng bề mặt hoặc ñược trích ra từ phía trong của rễ cây (Kloepper và
ctv., 2006).
Theo ghi nhận của Aravind và ctv. (2009) và Lian và ctv., (2008), nhóm vi
khuẩn nội sinh rễ trên cây trồng ñược tìm thấy gồm Bacillus spp., Pseudomonas
spp., Serratia spp., Clavibacter spp. v.v và có khả năng ức chế các mầm bệnh trong
ñất như Phytophthora và Fusarium (trích dẫn Trương Thị Bích Ngân, 2009).
c.

Vai trò của vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây trồng (PGPR):

PGPR có vai trò quan trọng trong kích thích tăng trưởng cây trồng thông qua các
khả năng sau:
+ PGPR có thể cải thiện hạt giống nảy mầm, kích thích rễ phát triển nhanh,
kích thích tăng trưởng cây trồng trực tiếp bằng cách tiết các hormon tăng trưởng
như IAA (Idol – acid - acetic), cytokinyn, gibberellin (GA3) và cải thiện hấp thu
dinh dưỡng như hòa tan lân khó tan thành lân dễ tan, cố ñịnh ñạm hoặc gián tiếp
thay ñổi môi trường vi sinh vật có lợi xung quanh vùng rễ cây nhằm mang lại lợi ích
cho cây trồng (Siddiqui, 2006).
+ Vi khuẩn vùng rễ giữ vai trò quan trọng trong ức chế sự phát triển của các
tác nhân gây bệnh trên cây trồng thông qua khả năng tiết ra các chất kháng sinh, các
enzyme phân hủy vách tế bào nấm như chitinase, β- 1,3 – glucanase (Siddiqui,
2006).
8



+ Vi khuẩn vùng rễ có khả năng cạnh tranh về dinh dưỡng và nơi ở với mầm
bệnh. Chẳng hạn, vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có khả năng tiết siderophore
lấy sắt tự do trong môi trường nuôi tế bào, giúp ức chế mầm bệnh không có khả
năng tạo ra siderophore. Theo Bakker và ctv., 1986, 1987; Becker và Cook, 1988,
Loper, 1988; trích dẫn Siddiqui, 2006) rằng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens có
khả năng ức chế bệnh trong ñất bằng cách tiết ra các siderophore.
+ Ngoài ra, vi khuẩn vùng rễ còn có khả năng kích thích tính kháng bệnh
cây trồng (Van Loon và ctv., 1998). Một số kháng sinh sinh ra bởi vi khuẩn vùng rễ
2,4-diacetyphloroglucinol (DAPG) hay phenazin – 1 – carboxylic acid (PCA) là ñộc
tố ñối với cây trồng ở nồng ñộ cao và nó có thể khích kháng lưu dẫn với nồng ñộ
thấp (Maurhofer, 1995).
1.3.3 Vai trò của vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học (PTSH)
bệnh cây trồng:
Qua nhiều kết quả nghiên cứu từ năm 1986 ñến nay vi khuẩn vùng rễ có
nhiều vai trò trong phòng trừ bệnh cây trồng (Nguyễn ðắc Khoa, 2000). Và chúng
ức chế mầm bệnh qua hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp (Siddiqui, 2006).
+ Cạnh tranh dinh dưỡng và nơi ở với mầm bệnh (Phạm Văn Kim,
2003).
+ Vi khuẩn vùng rễ giữ vai trò quan trọng trong ức chế sự phát triển
của các tác nhân gây bệnh trên cây trồng thông qua khả năng tiết ra các chất kháng
sinh, enzym phân hủy vách tế bào nấm bệnh. ðiển hình như nhóm Pseudomonas
spp. có khả năng:
• Tiết kháng sinh ức chế nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng như: 2,4diacetylphlrogluteorin (DAPG ) (Keel, 1992), pyrolnitrin (PRN) (Cartwright và ctv.,
1995), pyoluteorin (PLT), phenazine -1- carboxylic acid (PCA), 2-hidroxy
phenazines, phenazine-1-carboxamide (PCN) (Fernado và ctv., 2005). Aerugine [ 4hydroxymrthyl-2-(2-hydroxyphenyl)-2-thiazoline] (Lee và ctv.,2003). Theo Loper
và Buyer (1991) hợp chất pyoverdine ñịnh vị ở rễ như là biện pháp sinh học ức chế
bệnh trong ñất (trích dẫn Siddiqui, 2006).
• Tiết các loại enzyme như chitinase, glucanase và protease phân hủy

vách tế bào nấm. Theo Siddiqui (2006) Pseudomonas cepacia ức chế tác nhân gây
bệnh như Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và Pythium ultimum bằng cách tiết
ra β- 1,3 – glucanase.
• Tiết ra siderophore ñể cạnh tranh sắt hữu dụng với mầm bệnh.
Pseudomonas aeruginosa 7NSK2 (Buysens và ctv., 1996) ngoài khả năng tiết
siderophore, pyochelin ức chế Pythium trên cà chua chúng còn tiết ra salysilic acid
(trích dẫn Siddiqui, 2006).

9


+ Ngoài ra theo Van Loon (1998), vi khuẩn vùng rễ còn có khả năng
kích kháng lưu dẫn cây trồng chống lại mầm bệnh.
1.3.4 Một số ứng dụng của vi khuẩn vùng rễ trong PTSH bệnh cây trồng:
Năm 2002, Basha và Ulaganathan ñã nghiên cứu thấy rằng Bacillus BC121
có khả năng tiết kháng sinh ức chế sự phát triển của nấm Curcularia lunata gây
bệnh ñốm lá trên lúa.
Các loài thuộc chi Bacillus như B. amyloliquefaciens, B. subtilis, B.
pasterii, B. pumilus, B. mycoides và B. sphaercus ñược biết có khả năng kích kháng
hay ñối kháng giúp giảm bệnh do nhiều loại tác nhân trên nhiều loại cây trồng
(Kloepper và ctv., 2004).
Sản phẩm Yield Shield với thành phần hoạt chất là nội bào tử của B.
pumilus, chủng GB34 ñược ñăng kí tại Mỹ năm 2003 ñể trị bệnh trên ñậu nành. Sản
phẩm BioYield với thành phần là 2 chủng B. amyloliquefaciens GB 99 và Bacillus
subtilis GB 122, ñược khuyến cáo ñể kích kháng trên bắp cải, cải bông, dưa leo, dưa
hấu, ớt, cà chua chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và kích thích tăng trưởng của cây
(Kloepper và ctv., 2004).
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn
Pseudomonas ñược các nhà khoa học bỏ công nghiên cứu nhiều nhất. Theo Agrios
(1997), chi vi khuẩn Pseudomonas sống vùng rễ, như vi khuẩn thuộc nhóm phát

huỳnh quang fluorescens: P. putida, P. cepaci, P. aureofacines. Nhóm vi khuẩn này
phòng trị hầu hết các tác nhân gây bệnh trong ñất như nấm Pythium, Phythopthora,
Fusarium và Gaeumnnomyce khi áp dụng trên hạt giống và tưới vào rễ thì giúp hạn
chế ñược bệnh héo cây con, thối nhũn và giúp tăng năng suất cây trồng.
Năm 2000, Yang và Crowley rằng pyoverdina và siderophore ñược tiết ra
nhiều bởi Pseudomonas trong việc phòng trị hiệu quả tác nhân Pythium và
Fusarium.
Năm 2002, Kumar và ctv. trong 80 chủng phân lập thì có 18 chủng
Pseudomonas fluorescens có khả năng ñối kháng mạnh với nấm Rhizoctonia solani
và Fusarium oxysporium.
ðến năm 2007, Ahmadzadeh và ctv. ñã thấy rằng vi khuẩn P. fluorescens
BP-3 có khả năng ñối kháng với nấm Sclerotinia sclerotiorum gây bệnh ñốm trắng
(white mold) trên cây cải dầu.
Gần ñây vào 2009, Liao ñã nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn P. fluorescens
AG3A, P. fluorescens 2-79 và Bacillus YD1 trong phòng trị bệnh thối nhũn trên
bắp cải. Và kết quả thấy rằng P. fluorescens 2-79 có tiềm năng cao nhất trong
phòng trừ bệnh này vì hiệu quả phòng trị rất cao từ 40-70%.
Ở Việt Nam, những năm gần ñây ñã có nhiều công trình nghiên cứu về lợi
ích của PGPR và thật chúng mang lại hiệu quả khả quan:
10


Theo Nguyễn ðắc Khoa (2000) ñã có nhiều thành tựu nghiên cứu trong và
ngoài nước về khả năng kháng bệnh của vi sinh vật vùng rễ, ñặc biệt là hai chi
Bacillus và Pseudomonas.
Theo Nguyễn Thị Thu Nga và Phạm Văn Kim (2003), bước ñầu khảo sát
khả năng ñối kháng của vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 ñối với nấm
Rhizoctonia solani trong ñiều kiện in vitro bước ñầu thành công. Kết quả vi khuẩn
B. cepacia TG17 ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm R. solani. Ngoài ra, vi
khuẩn này còn ức chế sự hình thành hạch nấm R. solani khi cùng sống trong ñĩa

Petri ngay cả với mật số ban ñầu là 6 vi khuẩn/ñĩa. Có lẻ vi khuẩn tiết ra các chất có
khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm và chất này không bền theo thời gian.
Tiếp theo sự thành công trong ñiều kiện in vitro, Phạm Văn Kim và Mew
(2003) sử dụng vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 ở Tiền Giang nhằm quản lí
bệnh ñốm vằn ở ðồng Bằng Sông Cửu Long. Sau 4 vụ áp dụng giải pháp này thì
vào vụ thứ tư bệnh ñốm vằn không còn quan trọng trên ruộng lúa nữa.
Tiếp bước các công trình nghiên cứu về vi khuẩn vùng rễ, ðào Thị Thu
Hằng và ctv. (2003) ñã xác ñịnh ñược qui trình sử dụng chế phẩm ñối kháng
Pseudomonas monteilli 58 phòng trị bệnh héo xanh cà chua trong ñiều kiện nhà
lưới.
Bằng cách áo hạt và tưới ñất với vi khuẩn Pseudomonas fluorescens 231-1
(Nguyen Thi Thu Nga, 2007; Nguyễn Thanh Giàu và Nguyễn Trung Long, 2009)
qua thí nghiệm ñã giảm ñược sự nhiễm bệnh trên lá do nấm Didymella bryoniae
trên dưa hấu trong ñiều kiện nhà lưới.
Phạm Thị Hoàng Lan (2009), sử dụng biện pháp tưới ñất với vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens 231-1 và Bacillus 8 một lần trước khi chủng bệnh và 2 lần
(trước và sau chủng bệnh) có thể giảm ñược bệnh héo dây do Fusarium oxysporum
f.sp.niveum trên dưa hấu.
Bên cạnh cơ chế ñối kháng thì vi khuẩn có khả năng kích kháng. Theo
Lăng Cảnh Phú (2001) dùng dịch trích vi khuẩn Flavimonas oryzihabitans, nấm
Colletotrichum sp. phân lập từ cỏ (Trần Vũ Phến và Phạm Văn Kim, 2000, trích
Nguyễn thị Thanh Xuân, 2003) có khả năng kích kháng bệnh cháy lá lúa
Pyricularia oryzae gây ra.

11


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP
2.1. PHƯƠNG TIỆN:
2.1.1. Thời gian và ñịa ñiểm:

Thời gian: từ tháng 8/2009 ñến tháng 3/2010
ðịa ñiểm: mẫu thu ở các tỉnh ñược mang về phòng thí nghiệm bệnh cây Bộ
môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường ðại học
Cần Thơ ñể phân lập.
2.1.2. Vật liệu:
Vật liệu trong phòng thí nghiệm:
- Tủ cấy vi sinh, tủ úm, tủ thanh trùng khô, autoclave, máy ño pH,
micropipette, waterbath, cân ñiện tử, dụng cụ phân phối môi trường.
- Bình tam giác, ống nghiệm, ống eppendorf, ñĩa Petri….
- Các hóa chất cần thiết cho môi trường King’ B, cồn.
Nguồn vi khuẩn bệnh: vi khuẩn ñược thu từ tỉnh ðồng Tháp mang về phòng
thí nghiệm phân lập và tách ròng trên môi trường King’ B.
Nguồn vi khuẩn vùng rễ: gồm 88 dòng vi khuẩn vùng rễ cây dưa hấu tại các
tỉnh ðồng bằng sông Cửu Long do Trương Thị Bích Ngân phân lập và cung cấp
(Trương Thị Bích Ngân, 2009).
Bảng 2.1. ðặc ñiểm của các chủng vi khuẩn vùng rễ dưa hấu ñã ñược phân lập (Trương
Thị Bích Ngân, 2009).

STT

Vị trí phân lập

1

Ô Môn-Cần Thơ

2

Ô Môn-Cần Thơ


3

Cái Bè-Tiền Giang

4

Ô Môn-Cần Thơ

5

Ô Môn-Cần Thơ

6

Ô Môn-Cần Thơ

7

Mỹ Xuyên-Sóc Trăng

8

Cái Bè-Tiền Giang

9

Ô Môn-Cần Thơ

10


Mỹ Xuyên-Sóc Trăng

11
12
13

Cái Bè-Tiền Giang
Bình Thuỷ-Cần Thơ
Cầu Kè- Trà Vinh

14

Bình Thuỷ-Cần Thơ

15
16

Cầu Kè- Trà Vinh
Mỹ Xuyên-Sóc Trăng

Gram

+
+
+
+
+
+
+
+

+

Phát huỳnh quang

Tạo nội bào
tử
+

Phân giải
chitin

Chi vi khuẩn
Bacillus sp.

+

Bacillus sp.

+

Bacillus sp.

+

Bacillus sp.

+

Bacillus sp.
cxñ


+
+
+

Bacillus sp.
+

P. fluorescens

+

Bacillus sp.
cxñ
cxñ
cxñ

cxñ
+

+
+
cxñ

+
12

+

Bacillus sp.


+

Bacillus sp.
cxñ
cxñ


×