Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vắc xin vô hoạt h5n1, chủng re 5 tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 101 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác, chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ thực hiện luận án đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc Lan


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng
Đào tạo sau Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y đã quan tâm và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.
TS. Nguyễn Quang Tính là người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo,
cùng tập thể cán bộ, công nhân viên Phòng Dịch tễ, Trạm Chẩn đoán xét nghiệm
bệnh động vật Quảng Ninh; Phòng Dịch tễ - Cục Thú y; Chi cục Chăn nuôi và Thú y
tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này.


Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ngọc Lan


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................. ii
MỤC LỤC......................................................................................................iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu........................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm..............................................4
1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm..................................................................4
1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm................................................................5
1.3.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới...........................................5
1.3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam.......................................... 7
1.3.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh.................................... 11
1.4. Đặc điểm sinh học của virus cúm type A......................................... 14
1.4.1. Đặc điểm cấu trúc chung của virus thuộc họ Orthomyxoviridae.....14
1.4.2. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus cúm type A..........................17
1.4.3. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A.................................. 17
1.4.4. Thành phần hóa học của virus......................................................... 19

1.4.5. Quá trình nhân lên và tác động gây bệnh của virus.........................19
1.4.6. Độc lực của virus..............................................................................22
1.4.7. Phân loại virus..................................................................................23


4
1.4.8. Sức đề kháng của virus cúm gia cầm............................................... 24
1.4.9. Miễn dịch chống bệnh cúm gia cầm................................................ 24
1.5. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm.........................................................27
1.5.1. Loài vật mắc bệnh............................................................................ 27
1.5.2. Lứa tuổi, tỷ lệ mắc, chết, mùa vụ.....................................................28
1.5.3. Phương thức truyền lây................................................................... 28
1.5.4. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh cúm gia cầm................................ 28
1.5.5. Chẩn đoán........................................................................................29
1.5.6. Phòng bệnh......................................................................................30
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................31
2.1.3. Thời gian và địa điểm.......................................................................31
2.1.4. Vật liệu dùng trong nghiên cứu........................................................31
2.2.Nội dung nghiên cứu..........................................................................33
2.2.1.Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại Quảng Ninh
33
2.2.2. Đánh giá đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn gia cầm sau khi
tiêm vaức xin cúm H5N1 tại Quảng Ninh...................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................33
2.3.1.....................................................Phương pháp điều tra hồi cứu
33
2.3.2. Phương pháp phân tích dịch tễ học.................................................34

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản................................................. 34
2.3.4. Kiểm tra hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của gà, vịt sau tiêm
phòng 34


5
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 38
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở tỉnh Quảng Ninh.....38
3.1.1.
Tình hình bệnh cúm gia cầm từ năm 2013 đến tháng 05
năm 2017 38
3.1.2. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo mùa...........................40
3.1.3. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm...............42
3.1.4. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi
44
3.1.5. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo quy mô đàn...............47
3.2. Kết quả đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gà được tiêm phòng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Quảng Ninh năm 2016....................................48
3.2.1. Kết quả tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm của tỉnh Quảng Ninh
năm 2016 và 2017......................................................................................48
3.2.2. Kết quả giám sát lâm sàng trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vắc xin49
3.3. Giám sát huyết thanh học của đàn gà sau khi được tiêm phòng vắc xin
51
3.3.1. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của gà được tiêm vắc xin H5N1
chủng Re- 5.................................................................................................51
3.3.2. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vắc xin H5N1 tại các
thời điểm lấy mẫu...................................................................................... 55
3.4. Khảo sát đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm vắc xin
H5N1, chủng Re- 5 tại Quảng Ninh............................................................ 61
3.4.1.

Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của vịt được tiêm
vắc xin 61
3.4.2. Tần số phân bố các mức kháng thể của vịt tiêm vắc xin H5N1 tại các thời
điểm lấy mẫu..............................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................67


6
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 68


7
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỂ TÀI


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ARN

: Acid ribonucleic

Cs

: Cộng sự

GMT

: Geometic Mean Titer HA
:

test HGKT


Hemagglutination
: Hiệu giá kháng thể

HI

: Hemagglutination inhibitory test

HPAI

: High Pathogenicity Avian Influenza

KN

: Kháng nguyên

KT

: Kháng thể

OIE

: Office International Epizooties

PBS

: Phosphate - Bufered - Saline

RDE


: Receptor Destroying Enzyme

TN

: Thí nghiệm

TP

: Thành phố

TX

: Thị xã


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ gia cầm mắc cúm từ năm 2013 đến 05/2017...................38
Bảng 3.2: Kết quả về biến động tỷ lệ mắc cúm gia cầm theo mùa............40
Bảng 3.3: Kết quả về biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm theo loại gia cầm ...
43 Bảng 3.4: Kết quả về biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo
phương thức chăn nuôi........................................................... 45
Bảng 3.5: Kết quả về biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm theo quy mô đàn gia cầm
...................................................................................................................47
Bảng 3.6: Kết quả tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm của tỉnh
Quảng Ninh năm 2016 và 2017.............................................. 48
Bảng 3.7: Kết quả theo dõi độ an toàn của vắc xin H5N1 trên đàn gia cầm.50
Bảng 3.8: Hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vắc xin
H5N1........................................................................................51
Bảng 3.9: Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vắc

xin H5N1

.....................................55

Bảng 3.10: Hiệu giá kháng thể trung bình của vịt được tiêm vắc xin H5N1..62
Bảng 3.11: Phân bố hiệu giá kháng thể của đàn vịt trong tỉnh được tiêm
vắc xin qua các thời điểm....................................................... 63


10
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc bên ngoài của virus cúm gia cầm...............................14
Hình 1.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A (Murphy và Webster,
1996)......................................................................................... 17
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc kháng nguyên
Neuraminidae

Haemagglutinin. .và
........................... 18

Hình 1.4. Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A ở tế
bào chủ..................................................................................21
Hình 3.1. Tỷ lệ mắc cúm gia cầm H5N1 qua các năm..............................39
Hình 3.2. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh qua các mùa trong năm.....................41
Hình 3.3: Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm theo loại gia cầm........................44
Hình 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phương thức chăn nuôi.....46
Hình 3.5. Biến động hiệu giá kháng thể của gà được tiêm vắc xin
H5N1......................................................................................54
Hình 3.6. Biến động tỷ lệ bảo hộ của gà được tiêm vaccine H5N1.........55
Hình 3.7. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại thời

điểm sau tiêm 30 ngày..........................................................57
Hình 3.8. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại thời
điểm sau tiêm 60 ngày..........................................................58
Hình 3.9. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại thời
điểm sau tiêm 90 ngày..........................................................59
Hình 3.10. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại thời
điểm sau tiêm 120 ngày........................................................60
Hình 3.11. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh gà tại thời
điểm sau tiêm 150 ngày........................................................61
Hình 3.12. Biến động hiệu giá kháng thể của vịt được tiêm vắc xin H5N1 .
63 Hình 3.13. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời
điểm sau khi tiêm vắc xin 30 ngày........................................64


1
1
Hình 3.14. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời
điểm sau tiêm vắc xin 60 ngày..............................................65
Hình 3.15. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời
điểm sau khi tiêm vắc xin 90 ngày........................................65
Hình 3.16. Phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh vịt tại thời
điểm sau khi tiêm vắc xin 120 ngày......................................66


12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với
các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Phòng, có đường biên giới dài
132,8 km giáp Trung Quốc và vùng duyên hải Quảng Ninh chạy dọc 200 hải

lý. Là địa phương có 118 km đường biên giới giáp với Trung Quốc bao gồm 3
cửa khẩu chính và hàng trăm điểm, bến đường mòn lối mở tiểu ngạch,
Quảng Ninh hiện đã, đang và vẫn tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ dịch cúm
gia cầm xâm nhập và lây lan qua các hoạt động buôn bán, vận chuyển và
tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc qua biên
giới. Đây là nguyên nhân chính gây bùng nổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn
tỉnh.
Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây lan
rất nhanh, gây chết hàng loạt gia cầm và chim hoang dã, có thể lây sang
người, do virus type A họ Orthomyxorviridae gây nên (Phạm Sỹ Lăng, 2008)
[15].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống
nhất định nghĩa như sau: Bệnh truyền nhiễm của gia cầm gây ra bởi bất cứ
virus cúm type A có chỉ số gây bệnh qua đường tĩnh mạch cho gà 6 tuần tuổi
lớn hơn 1, 2 hoặc là bất cứ virus nhóm A type phụ H5 hoặc H7 không phụ
thuộc vào độc lực và tính gây bệnh của chúng cho gia cầm (Phạm Sỹ Lăng,
2008) [15].
Virus cúm gia cầm là virus ARN phân mảnh có khả năng đột biến mạnh,
với hai loại kháng nguyên bề mặt H (từ H1 đến H16) và N (từ N1 đến N9)
đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học và miễn dịch học (Tô Long
Thành, 2005) [22].


13
Đặc điểm là gen virus cúm gia cầm thường xuyên biến đổi do vậy việc
phòng bệnh bằng vắc xin trở nên rất khó khăn. Do vậy, người ta phải luôn chú
ý tới tính tương đồng của virus vaccine và virus ngoài thực địa để lựa chọn


vắc xin một cách chính xác. Bệnh càng trở lên nguy hiểm khi căn bệnh có

khả năng lây sang một số động vật khác đặc biệt lây sang người (Bùi Quang
Anh, Văn Đăng Kỳ, 2004) [2].
Dịch cúm hiện nay đã đang là mối đe dọa lớn đối với toàn cầu. Đến nay
đã 12 năm có hơn 50 nước trên thế giới xuất hiện dịch. Tại Việt Nam, dịch
cúm gà lần đầu tiên xảy ra từ tháng 12 năm 2003 và tháng 03 năm 2004, đã
có 57/64 tỉnh thành có dịch với 43 triệu gà, gia cầm bị bệnh và nằm trong ổ
dịch phải tiêu hủy. Thiệt hại kinh tế khoảng 3000 tỷ đồng Việt Nam (Phạm
Sỹ Lăng, 2005) [14].
Theo khuyến cáo của WHO, FAO, OIE, vắc xin nên sử dụng như một
biện pháp chiến lược, toàn diện để phòng chống bệnh cúm gia cầm tại
Việt Nam. Trên cơ sở đó, từ năm 2005 Chính phủ Việt Nam đã quyết
định sử dụng vắc xin cúm gia cầm nhập ngoại để phòng bệnh cho đàn gia
cầm ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và đã thu được những kết quả
tương đối tích cực trong công tác giám sát, phòng chống bệnh cúm gia cầm
(OIE, 1992) [36].
Năm 2016 Quảng Ninh đã triển khai tiêm phòng vắc xin H5N1 cho toàn
bộ đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy, khi tiêm cùng một
loại vắc xin cho mỗi địa phương khác nhau thì khả năng đáp ứng miễn dịch
của đàn gia cầm cũng khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia
cầm và đáp ứng miễn dịch của gà, vịt với vắc xin vô hoạt H5N1, chủng Re
-5 tại tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm ở tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm được tiêm vắc xin H5N1
tại tỉnh Quảng Ninh.


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu



Các kết quả nghiên cứu tại Quảng Ninh nhằm cung cấp, bổ sung và hoàn
thiện các thông tin về bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam.
Có biện pháp tổ chức tiêm vaccine cúm gia cầm đại trà cho đàn gia cầm
của tỉnh Quảng Ninh để đạt được kết quả cao nhất. Từ đó rút ra được
những kinh nghiệm tiêm phòng trong thực tế cho tỉnh nói riêng và cho cả
nước nói chung.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) trong lịch sử còn có tên gọi là Fowl
Plague, đã được Porroncito mô tả lần đầu tiên ở Italia vào năm 1878 và
ông nhận định một cách sáng suốt rằng tương lai nó sẽ là một bệnh quan
trọng và nguy hiểm. Nhưng sau đó 23 năm, năm 1901 Centai và Savunozzi
mới xác định được căn nguyên siêu nhỏ (Filterable agent) là yếu tố gây
bệnh. Từ đó, mãi đến năm 1955 virus gây bệnh mới được Achafer xác định
virus thuộc type A thông qua kháng nguyên bề mặt H7N1 và H7N7. Trong
những năm gần đây, dịch cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI - Highly
Pathogenic Avian Influenza) xuất hiện và đã giết chết hàng chục triệu gia cầm
trên thế giới, đồng thời khiến hàng tỷ gia cầm khác phải tiêu hủy bắt buộc
để tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Tính nguy
hiểm của bệnh còn thể hiện ở khả năng biến chủng của virus gây bệnh cho
cả con người và có thể thành đại dịch, vì thế bệnh cúm gia cầm đang ngày
càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết (Alexander D.J, 1996) [26].
1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Trong ba thế kỷ qua, cứ khoảng 30 đến 40 năm, thế giới lại chứng kiến
một đại dịch cúm gia cầm. Trước khi có vắc xin, mỗi đợt dịch giết chết hàng

triệu người.
Hippocrates (460-370 B.C.), thầy thuốc Hy Lạp cổ đại, ông tổ nghề y,
trong ghi chép của mình đôi khi nhắc đến các triệu chứng như cúm gia cầm.
Tuy vậy cho đến năm 1580, chưa từng có dịch cúm gia cầm nào được ghi
nhận trên thế giới. Thời vua Phillip II ở Tây Ban Nha mới xuất hiện cúm gia
cầm. Các nhà khoa học cho rằng chính đội quân của vua Phillip đã làm lây lan
virus


chết người này sang những phần khác của châu Âu (Cục Thú y, 2004) [5].
Năm 1918 chứng kiến đại dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất lịch sử
thế giới, thậm chí còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại
bệnh dịch. Khoảng 50 triệu người chết, trong đó riêng ở Tây Ban Nha có 8
triệu, vì thế dịch cúm này mang tên cúm Tây Ban Nha (Cục Thú y, 2004) [5].
Năm 1957 đánh dấu dịch cúm gia cầm châu Á. Nhờ các tiến bộ khoa học,
dịch bệnh nhanh chóng được xác định, các biện pháp y tế cần thiết được
triển khai, trong đó có việc sử dụng vắc xin. Tuy vậy, số lượng người chết vì
cúm gia cầm vẫn ở mức 2 triệu.
1.3. Tình hình dịch cúm gia cầm
1.3.1. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới
Tại châu Á, đúng như cảnh báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) virus
H5N1 đang lây lan rất nhanh và bùng phát trở lại ở nhiều nước châu Á và đến
nay đã tấn công cả 5 châu lục. Ông Marcos Kyprianou, phụ trách vấn đề Y tế
của Liên minh châu Âu (EU), nhận định khả năng đại dịch cúm gia cầm lây
sang con người đã trở nên rõ ràng và có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào trong
những năm tới nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Năm 2003, ở Hà Lan dịch cúm gia cầm xảy ra với quy mô lớn do chủng
H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu huỷ, 83 người lây nhiễm và 1 người chết, gây
thiệt hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng (Phạm Sỹ Lăng, 2005) [14].
Năm 2004, tại Nhật Bản do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, đã phải

tiêu hủy hơn 300.000 con gia cầm. Tháng 6 năm 2005, một trang trại chăn
nuôi ở ngoại ô Tokyo cũng buộc phải tiêu hủy khoảng 94.000 con gia cầm sau
khi phát virus H5N2.
Năm 2013, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đã xảy ra tại các nước:
Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Campuchia, Triều Tiên, Việt Nam.
Ngoài ra, dịch cúm tại các nước khác như: Úc có cúm H7N7 và H7N2, Ý có
H7N7, Mexico có H7N3 và Nam Phi có H5N2, Trung Quốc có H5N1 và H5N2.


Đặc biệt virus cúm A/H5N2 chủng độc lực cao đã lây nhiễm cho đàn gia cầm
tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Đây là trường hợp đầu
tiên trên thế giới phát hiện virus cúm H5N2 độc lực cao và chưa có vắc xin
phòng bệnh đặc hiệu cho gia cầm.
Từ đầu năm 2014 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một số nước
trong khu vực như: Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Tại Campuchia: ổ
dịch cúm A/H5N1 tại tỉnh Kongpong Cham phát sinh ngày 14/02/2014. Số gia
cầm mắc bệnh, chết là 5.250 con. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong
năm 2013 tại Campuchia đã có 26 người mắc bệnh trong đó có 14 người
tử vong cúm A/H5N1.
- Tại Trung Quốc: ổ dịch cúm A/H5N1 tại tỉnh Quý Châu ngày 02/01/2014 với
số gia cầm mắc bệnh, chết là 31.564 con; ổ dịch ở tỉnh Hà Bắc ngày
07/01/2014 với số gia cầm mắc bệnh, chết là 50.000 con.
Ổ dịch cúm A/H5N2 độc lực cao phát sinh ngày 20/01/2014 tại tỉnh Sơn
Đông với số gia cầm mắc bệnh, chết là 18.857 con (đây là tỉnh thứ 2 sau Hồ
Bắc phát hiện ổ dịch cúm A/H5N2 vào ngày 21/12/2013 với 129.700 con mắc
bệnh, chết). Ngoài ra từ cuối năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 03
trường hợp mắc cúm A (H10N8) tại tỉnh Giang Tây và đã có 02 ca tử vong, cả
hai đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.
- Tại Hàn Quốc: phát hiện 05 ổ dịch cúm A/H5N8 trong tháng 01/2014 tại tỉnh
Jeollabuk Do và tỉnh Jeollanam Do với 60.580 con gia cầm mắc bệnh, chết và

tiêu hủy.
- Năm 2016, ở Nigeria có hơn 65 ổ dịch cúm độc lực cao, chủng virus được
xác định trong các ổ dịch là chủng virus H5N1. Ước tính thiệt hại lên đến
225.000 đã bị chết hoặc tiêu hủy.
- Đài Loan phát hiện cùng lúc hai chủng virus cúm gia cầm độc lực cao là
H5N2 và H5N8. Hơn 57.000 con gia cầm đã bị chết hoặc tiêu hủy và hơn


249.290 con khác bị ảnh hưởng bởi một chủng cúm gia cầm độc lực thấp của H5N2
đã phát hiện thêm 5 trang trại của nước này.
- Tháng 10/ 2016 đến nay, dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc có chiều hướng
gia tăng về quy mô, số lượng, tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn
511 trường hợp mắc, 153 trường hợp tử vong.
- Tại Đài Loan: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 24/02/2017, đã có 6 trang trại
chịu thiệt hại to lớn do dịch cúm gia cầm H5N6 gây ra. Từ đó một loạt các
biện pháp mạnh đã được thực hiện ở nước này, nguồn trứng bán ra thị
trường được kiểm soát chặt chẽ hơn, cấm vận chuyển gia cầm trong thời
điểm bệnh dịch đang bùng phát.
- Cho đến ngày 16/02/2017, Pháp chính thức công bố có 263 ổ dịch cúm gia
cầm độc lực cao H5N8 trong vòng 36 tuần kể từ khi nước này bị đại dịch
cúm gia cầm xâm nhập. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Thú y thế giới
(OIE) Pháp có thêm 32 ổ dịch mới được xác nhận vào tuần 7 năm 2017 và liên
quan tới khoảng 65.000 gia cầm. Hơn 54.000 gia cầm được tiêu hủy ở phía
Tây Nam nước Pháp (OIE, 2017) [37].
- Ngày 28/02/2017, Nhật Bản phát hiện 201 con chim hoang dã đã bị
nhiễm cúm A chủng H5N6. Đồng thời phát hiện sự có mặt của virus cúm gia
cầm trên 10 trang trại chăn nuôi. Chính phủ Nhật Bản buộc phải tiêu hủy 1,4
triệu gia cầm (OIE, 2017) [37].
- Tại Ba Lan, 4 trang trại và 3 đàn gia cầm nuôi thương mại đã được xác nhận
nhiễm cúm gia cầm. Hơn 12.000 gia cầm chết và 308.000 gia cầm bị tiêu hủy

(OIE, 2017) [37].
- Tại Ý, một ổ dịch cúm gia cầm mới bùng phát trên đàn gia cầm vỗ béo tại
phía Bắc nước này có quy mô 14.000 con (OIE, 2017) [37].
1.3.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng
12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết
các tỉnh/thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu
tiên dịch


cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị
tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến nay
(tháng 10/2008), dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều
địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn như sau:
- Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 và 30/03/2004, dịch cúm xảy ra
ở các tỉnh Hà Tây, Long An và Tiền Giang. Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ
trong vòng hai tháng đã xuất hiện ở 57/64 thành trong cả nước. Tổng số gà
và thủy cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 17%
tổng đàn gia cầm. Trong đó gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu
con. Ngoài ra, có ít nhất 14,8 triệu chim cút và các loại khác bị chết hoặc tiêu
huỷ. Đặc biệt, có 3 người được xác định nhiễm virus cúm A/H5N1 và cả 3 đã
tử vong trong đợt dịch này (Cục Thú y, 2004) [5].
- Đợt dịch thứ 2 từ tháng 04 đến tháng 11/2004: dịch bệnh tái phát tại 17
tỉnh, thời gian cao điểm nhất là trong tháng 07, sau đó giảm dần đến
tháng 11/2004 chỉ còn một điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy được
thống kê trong vụ dịch này là 84.078 con. Trong đó, có gần 56.000 gà;
8.132 vịt; và 19.950 con chim cút. Và đã có tới 27 người mắc bệnh virus cúm
A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong.
- Đợt 3 từ tháng 12/2004 đến ngày 15/12/2005: dịch cúm gà xảy ra trên 36
tỉnh thành trong cả nước. Số gia cầm bị tiêu hủy được Cục Thú y thống kê là

1,846 triệu con (gồm 470.000 gà, 825.000 thủy cầm và 551.000 chim cút).
Vào những tháng cuối năm 2005, dịch cúm gà xảy ra trong tháng 10/2005 lan
nhanh trong gần 40 tỉnh thành và giảm dần trong tháng 12/2005.
Sau một năm (2006), do áp dụng chương trình tiêm chủng rộng rãi
cho các đàn gia cầm trong cả nước, cùng với các biện pháp phòng chống dịch
quyết liệt, dịch cúm A/H5N1 không xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đến
06/12/2006 dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã tái bùng phát ở Cà Mau, sau đó lan
sang các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.


- Trong năm 2007, dịch bệnh tái phát tại Hải Dương vào ngày 17/02/2007 và
được khống chế sau 01 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 01/05/2007 dịch bệnh
tiếp tục tái phát tại Nghệ An, sau đó lan sang nhiều tỉnh, thành phố trong
cả nước. Theo Báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) đến ngày 10/06/2007 dịch đã xảy ra trên 16 tỉnh, thành phố (Nghệ An,
Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang,
Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình
và Phú Thọ), và chỉ được khống chế hoàn toàn vào 08/2007.
- Gần đây, dịch bệnh lại tiếp tục tái bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vào
tháng 03/2008. Cho đến tháng 06/2008, dịch cúm gia cầm A/H5N1 về cơ bản
đã được khống chế trên toàn quốc.
Năm 2013, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra tại 50 xã, phường của 23
huyện, quận thuộc 7 tỉnh gồm Điện Biên, Hòa Bình, Kiên Giang, Khánh Hòa,
Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long làm 59.829 con gia cầm mắc bệnh (gà
chiếm 16,25%, vịt là 83,43%, ngan 0,32%); tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là
79.522 con (trong đó gà chiếm 18,12%, vịt 81,64%, ngan là 0,26%). Ngoài ra,
một số địa phương khác có xuất hiện điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng
nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhưng đã được chính quyền địa phương và cơ
quan chuyên môn tổ chức tiêu hủy ngay và xử lý kịp thời không để dịch lây
lan. Đặc biệt, năm 2013 cũng đã phát hiện dịch cúm gia cầm xảy ra trên đàn

chim Trĩ và chim Cút (Tiền Giang) và 01 ổ dịch trên chim Yến (Ninh Thuận)
(Cục Thú y, 2013) [6].
- Ngày 25/02/2014 dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 21 tỉnh, thành phố bao gồm:
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Phú Thọ,
Bình Định, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau,
Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa- Vũng Tàu. Số
gia cầm mắc bệnh, chết là 63.611 con, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc
bệnh đã được địa phương tiêu hủy (Cục Thú y, 2014) [7].


- Ngày 15/02/2015 xảy ra dịch cúm tại Bà Rịa - Vũng Tàu làm 42.000 con gà bị
chết và được tiêu hủy. Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lấy mẫu xét
nghiệm thì phát hiện đàn gà dương tính với cúm gia cầm H5N1 (Cục Thú y,
2016) [9].
- Ngày 05/01/2016, tại tỉnh Quảng Ngãi trạm Thú y huyện Sơn Tịnh nhận được
tin báo đàn gà 1.000 con, 75 ngày tuổi của 01 hộ chăn nuôi ở thôn Trà Bình,
xã Tịnh Trà nghi nhiễm dịch cúm gia cầm. Kết quả xét nghiệm ngày
06/01/2016 virus dương tính với cúm A/H5N6. Địa phương đã tiêu hủy đàn
gia cầm mắc bệnh và triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy
định (Cục Thú y, 2016) [9].
- Tại tỉnh Kon Tum, cơ quan thú y địa phương phát hiện đàn gia cầm 824 con
của một hộ chăn nuôi xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi bị mắc bệnh làm chết 600
con. Kết quả phát hiện virus cúm A/H5N6 (Cục Thú y, 2016) [9].
- Tại tỉnh Bạc Liêu phát hiện cúm A/H5N1 tại 01 hộ chăn nuôi 2.785 con của xã
Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long. Từ ngày 21/02/2017 đến nay, không
phát sinh gia cầm mới mắc (Cục Thú y, 2017) [10].
- Tại tỉnh Nam Định phát hiện cúm A/H5N1 tại 01 hộ nuôi vịt 890 con của xã
Trực Nội và 01 hộ chăn nuôi 500 con vịt, 40 con gà của xã Trực Thuận, huyện
Trực Ninh (Cục Thú y, 2017) [10].
- Tại tỉnh An Giang phát hiện cúm A/H5N1 tại 01 hộ nuôi gà 80 con của xã Mỹ

Phú Đông, huyện Thoại Sơn, 01 ổ dịch xảy ra trên đàn vịt trời nuôi tại xã
Trung Tân, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang làm 300con vịt trời mắc bệnh và 809
con vịt trời phải tiêu hủy (Cục Thú y, 2017) [10].
- Tại tỉnh Sóc Trăng, bùng phát cúm A/H5N1 tại 01 hộ nuôi gà 495 con của xã
Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (Cục Thú y, 2017) [10].
- Tại tỉnh Đồng Nai, bùng phát dịch cúm A/H5N1 tại 01 hộ nuôi gà 5.000 con
của xã Suối Trầu, huyện Long Thành (Cục Thú y, 2017) [10].


- Tại tỉnh Quảng Ngãi, phát hiện dịch cúm A/H5N6 tại 01 hộ nuôi vịt 1.660
con của xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ (Cục Thú y, 2017) [10].
1.3.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Quảng Ninh
Theo thông tin của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh. Từ đầu
năm 2010 cho đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 đợt dịch [3].
- Đợt dịch 1: ngày 29/03/2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 12 hộ/ 06 thôn,
khu/03 huyện, thành phố: Đông Triều, Yên Hưng và Hạ Long. Tính đến ngày
06/04/2010 tổng số gia cầm chết và tiêu hủy của 6 hộ trên là 7.199 con
(trong đó có 3.781 gà và 3.418 vịt).
- Đợt dịch 2: từ ngày 12/02 đến ngày 28/10/2011 Tại
huyện Yên Hưng:
Dịch phát sinh tại 15 hộ/02 xã Yên Giang và Nam Hoà. Tổng số ốm, chết
và tiêu huỷ bắt buộc 7.261 gia cầm và thuỷ cầm các loại (2.761 gà, 4.590 vịt,
850 quả trứng. Cụ thể:
- Xã Yên Giang: bệnh phát sinh từ ngày 12/02 - 22/02/2011 tại 13 hộ chăn nuôi
thuộc xóm 6, số mắc bệnh: 1.660 gà và 4.590 vịt.
- Xã Nam Hoà: bệnh phát sinh từ ngày 16/02 - 13/03/2011 tại 02 hộ xóm 5 và
xóm 6 làm 1.011 gà mắc bệnh.
Công tác khoanh vùng chống dịch tại 02 xã được tiến hành nhanh,
hiệu quả. Ngày 21/04/2011 UBND tỉnh đã ra Quyết định số: 1200/QĐ-UBND
công bố hết dịch cúm gia cầm tại 02 xã Yên Giang và Nam Hòa.

Tại TP Móng Cái:
Bệnh phát sinh tại 01 hộ chăn nuôi thuộc thôn 6, xã Hải Đông nuôi tổng
số 800 gia cầm, thuỷ cầm (640 gà, 160 vịt). Bắt đầu từ ngày 28/10/2011 có
hiện tượng đàn gia cầm ủ rũ, bỏ ăn, ỉa phân trắng phân xanh, chết tổng số
370 con gà.
Ngay sau khi có thông báo, Chi cục Thú y đã kiểm tra trực tiếp tại ổ gia
cầm mắc bệnh và phối hợp cùng Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã Hải
Đông và TP Móng Cái chỉ đạo và giám sát tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm còn lại:


270 con gà (trọng lượng 0,6 kg/con) và 160 con vịt (2 kg/con) tại ổ dịch; chỉ
đạo Trạm Thú y Móng Cái báo cáo diễn biến tại ổ dịch và thực hiện các biện
pháp chống dịch theo quy định. Đến nay trên địa bàn xã Hải Đông cũng như
TP Móng Cái không phát sinh thêm gia cầm, thủy cầm mắc bệnh.
- Đợt dịch 3: từ ngày 14/02 đến ngày 24/08/2012
Địa phương đầu tiên xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
trong năm 2012 là TX Quảng Yên tại 04 hộ/02 thôn/ 02 xã.
+ Tại xã Sông Khoai dịch cúm gia cầm phát sinh từ ngày 14/02/2012 đến
ngày 16/02/2012 tại 01 hộ thuộc thôn 5, xã Sông Khoai với tổng đàn gia cầm
bệnh là 320 con (15 gà, 265 vịt, 40 ngan), chết 172 con (gia đình tự chôn hủy).
Ngày 17/02/2012 đã tiêu hủy 148 con (140 vịt, 08 ngan) và 100 quả trứng.
+ Tại xã Tiền An dịch cúm gia cầm phát sinh từ ngày 21/02/2012 tại 03 hộ
thôn Giếng Méo, xã Tiền An với tổng gia cầm bệnh là 430 con (22 gà, 408 vịt).
Ngày 26/02/2012 đã tiêu hủy tổng số 317 con (25 gà, 292 vịt) và 100 quả trứng.
Tại TP Móng Cái: ổ dịch đầu tiên phát sinh vào ngày 16/04/2012 đến
ngày 21/04/2012 tại 04 hộ/01 thôn, thuộc thôn 4, xã Hải Tiến. Tổng đàn
941 con (755 con vịt, 186 con gà), số gia cầm bệnh 941 con, số chết 180
con, số tiêu hủy 941 con.
Tại huyện Hải Hà: ngày 04/05/2012 dịch cúm gia cầm phát sinh tại 01 hộ
thuộc thôn 8, xã Quảng Chính. Tổng đàn 450 con, số gia cầm bệnh 220 con

(200 con vịt, 20 con gà), số gia cầm chết 230 con, tiêu hủy 450 con.
Tại TX Quảng Yên: Ngày 06/08/2012 dịch cúm gia cầm xuất hiện tại hộ
ông Phạm Văn Dơi, thôn 4, xã Tiền Phong. Trước đó cũng tại địa phương này
đã xuất hiện rải rác gia cầm ốm, chết có dấu hiệu của bệnh cúm gia cầm. Tính
đến ngày 24/08/2012 dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 22 hộ/08 thôn/05 xã có
dịch. Tổng
12.058 con gia cầm bệnh (1.673 gà, 9.602 vịt, 783 ngan), 246 quả trứng và
buộc phải tiêu hủy toàn bộ số gia cầm bệnh, chết và số trứng trên.
- Đợt dịch 4: Từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2013
+ Từ tháng 03 - 04/ 2013, tại TX Quảng Yên có 920 con gia cầm chết và
tiêu hủy (gà: 450 con, vịt: 400 con, ngan: 70 con).


×