Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề thi thử THPTQG 2018 môn lịch sử Sở Bắc Ninh File Word Có đáp án Có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.53 KB, 17 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPTQG KHỐI 12 – LẦN I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian
phát đề (40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng KHKT tử nửa sau thế kỉ XX là gì?
A. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

B. Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Quy mô lớn, tốc độ nhanh.

D. Diễn ra qua hai giai đoạn.

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện của toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thưong mại quốc tế.
B. Sự tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc nhau của các
quốc gia, dân tộc.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự ra đòi của các tổ chức liên kết kinh tế, thưong mại tài chính quốc tế.
Câu 3: Ý nào sau đây thể hiện nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong
khoảng hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX?
A. Nhiều tổ chức liên minh kinh tế, chính trị hình thành
B. Xung đột giữa 2 khối quân sự NATO và Vacsava.
C. Sự hình thành hai phe TBCN và XHCN
D. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta?


A. Các nước đồng minh bị Mĩ lôi kéo, khống chế.
B. Thế giới chia thành hai phe: TBCN và XHCN.
C. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
D. Nhiều cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra.
Câu 5: Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai được
quyết định bởi
A. Vai trò lãnh đạo, quàn lí của Nhà nước.

B. Sự năng động của các

công ty Nhật.
C. Yếu tố con người.
Câu 6: Khu vực Mỹ Latinh bao gồm:

Trang 1

D. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.


A. Một phần Bắc Mỹ, toàn bộ Trung và Nam Mỹ và những quần đảo ở Ca-ri-bê.
B. Toàn bộ Bắc Mỹ, Trung Mỹ và những quần đảo ở Ca-ri-bê.
C. Toàn bộ Nam Mỹ và những quần đảo ỏ Ca-ri-bê.
D. Toàn bộ Bắc Mỹ, Nam Mỹ và những quần đảo ở Ca-ri-bê.
Câu 7: Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia Đông Nam Á nào bị thực dân Pháp
xâm chiếm?
A. Lào, Việt Nam, Miến Điện

B. Lào, Việt Nam, Campuchia.

C. Malaixia, Miến Điện, Thái Lan.


D. Việt Nam, Miến Điện, Malaixia.

Câu 8: Nội dung của chiến lược kinh tế hướng ngoại là
A. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài, sản xuất hàng hóa để xuất
khẩu, phát triển ngoại thương.
B. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài.
C. Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
D. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài, phát triển ngoại thương.
Câu 9: Thách thức lớn nhất với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là gì?
A. Chưa tận dụng nguồn vốn bên ngoài. B. Tay nghề lao động thấp.
C. Trình độ quản lí thấp.

D. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào cơ bản nhất giúp cách mạng
Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực.
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.
C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
D. Vùng giải phóng được mở rộng.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của thực dân Anh
với nhân dân Ấn Độ?
A. Mua chuộc giai cấp phong kiến Ấn Độ.
C. Chia để trị.

B. Hòa hợp các dân tộc

D. Gây mâu thuẫn về chủng tộc, tôn giáo, đẳng


cấp.
Câu 12: Ai là Tổng thống Mỹ đưa ra quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao
với Việt Nam?

Trang 2


A. Kennơđi

B. Nichxơn

C. Clintơn

D. G. Bush

Câu 13: Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa
các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp
tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là của tô chức nào sau đây?
A. Liên minh châu Âu

B. Hội nghị Ianta

C. ASEAN

D.

Liên

hợp quốc.
Câu 14: Sự kiện mở đầu cho cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Nghĩa quân Cuba chiếm lĩnh thủ đô Lahabana.
B. Cuộc đô bộ của tàu “Grama” lên đất Cuba.
C. Cuộc tấn công vào trại lĩnh Môncađa.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Cuba.
Câu 15: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm Châu Phi do đây là năm
A. Tất cả các nước châu Phi đều giành độc lập.
của đế quốc lần lượt tan rã.

B. Hệ thống thuộc địa

C. Chủ nghĩa thực dân sụp đồ ở châu Phi.

D. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Câu 16: Ý nào sau đây phản ánh phương pháp đấu tranh của Đảng Quốc đại trong
những nă cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
A. Hợp tác với chính phủ thực dân đàn áp phong trào cách mạng.
B. Tuyên truyền, vận động nhân dân chống phong kiến.
C. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách.
D. Bạo động chống thực dân Anh.
Câu 17: Từ nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á không bị các nước thực
dân phương Tây thống trị?
A. Xiêm

B. Mã Lai

C. Campuchia

D. Lào

Câu 18: Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi được mở đầu

sớm nhất ở
A. Nam Phi

B. Tuynidi

C. Marốc

D. Bắc Phi.

Câu 19: Tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản dần tư sản hóa từ đầu thế kỉ XIX đến
trước năm 1868?
A. Đaimyo

Trang 3

B. Quý tộc mới

C. Samurai

D. Ca-tai-a-ma Xen


Câu 20: Nguyên nhân các nước tư bản Tây Âu lâm vào tình trạng khùng hoảng và
suy thoái, không ổn định từ năm 1973 - 1991 là vì lý do nào?
A. Do cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

B. Do ủng hộ Mỹ trong

cuộc chiến tranh lạnh.
C. Do sự cạnh tranh của Mỹ và Nhật Bản


D. Do Mỹ cắt viện trợ.

Câu 21: Nguyên nhân chung nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật
Bản là
A. Biết tận dụng các cơ hội để phát triển.

B. Phát huy các vai trò

của Nhà nước.
C. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.

D. Sự nỗ lực của các tầng

lớp nhân dân.
Câu 22: Hiệp ước đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên
minh châu Âu (EU)?
A. Maxtrich

B. Pari

C. Henxinki

D. Beclin

Câu 23: Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc
địa của
A. Quân phiệt Nhật Bản

B. Đế quốc Pháp và Anh.


C. Đế quốc Âu - Mỹ.

D. Đế quốc Mỹ.

Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào
để đưa đất nước phát triển?
A. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.
- nông - thương nghiệp.

B. Phát triển kinh tế công

C. Phát triển công nghiệp nhẹ.

D.

Phát

triển công nghiệp nặng.
Câu 25: Hội nghị cấp cao Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước thắng trận họp bàn về việc phân
chia quyền lợi.

B. Các nước Đồng minh họp bàn về việc tấn công tiêu diệt chủ

nghĩa phát xít.
C. Thế giới phân chia thành hai phe - Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
D. Chiến tranh thế giới hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

Trang 4



Câu 26: Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày
11-2-1945 được diễn ra tại đâu?
A. Tại Ianta (Liên Xô).

B. Tại Pốt-xđam (Đức).

C. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).

D. Tại Luận Đôn (Mĩ).

Câu 27: Ai là người khởi xướng cuộc vận đông Duy tân ở Trung Quốc cuối thế kỉ
XIX?
A. Tôn Trung Sơn và Từ Hy Thái Hậu. B. Tôn Trung Sơn và Khang Hữu Vi.
C. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. D. Hồng Tú Toàn và Khang Hữu Vi.
Câu 28: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 có nội dung
gì?
A. Phát triển quan hệ với các nước châu Á.
B. Ngả về phương Tây
C. Trung lập.
D. Ngả về phương Tây, phát triển quan hệ với các nước châu Á.
Câu 29: Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân
Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868?
A. Là một cuộc Cách mạng tư sản.
B. Xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
C. Đưa Nhật trở thành một đế quốc duy nhất ở châu Á.
D. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN.
Câu 30: Mâu thuẫn gay gắt nhất trong xã hội Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX là
A. Giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân phương Tây.

B. Giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
C. Giữa công nhân với tư sản.
D. Giữa nông dân với phong kiến.
Câu 31: Những nước nào sau đây nằm trong khu vực Đông Bắc Á?
A. Hàn Quốc, Cộng hòa DCND Triều Tiên, Nhật, Trung Quốc.
B. Cộng hòa DCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Nhật.
C. Hàn Quốc, Nhật, Mông cổ, Philippin.
D. Công hòa DCND Triều Tiên, Nhật, Trung Quốc, Inđônêxia.

Trang 5


Câu 32: Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc khởi nghĩa Thái Bình
Thiên quốc ở Trung Quốc năm 1851?
A. Diễn ra dưới sự lãnh đạo của tầng lóp quan lại phong kiến.
B. Là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
C. Thành lập chính quyền trung ương, thi hành nhiều cải cách tiến bộ.
D. Kéo dài trong 14 năm.
Câu 33: Tổ chức đầu tiên khởi nguồn cho Liên minh châu Âu (EU) là
A. Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC).
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Au (EURATOM).
C. Cộng đồng châu Âu. (EC).
D. Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC)
Câu 34: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân Campuchia diễn ra dưới sự lãnh
đạo của một nhà sư?
A. Khởi nghĩa Phacađuốc.

B. Khởi nghĩa của Pucombô.

C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.


D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.

Câu 35: Ý nào sau đây không phải là lý do Mỹ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về
khoa học - kỳ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chính sách Mỹ đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật.
B. Mỹ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
C. Mỹ chú trọng mua bằng phát minh.
D. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khao học
được nghiên cứu và ứng dụng tại Mỹ.
Câu 36: Tập đoàn Tưởng Giói Thạch thực hiện âm mưu gì ở Trung Quốc sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.
B. Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.
C. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng
Trung Quốc.
D. Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính qui tấn công vào vùng giải phóng do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Trang 6


Câu 37: Từ thế kỉ XVI - XVII, các nước Mỹ Latinh bị thực dân phương Tây nào
thống trị?
A. Anh, Hà Lan

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Pháp, Anh.


D. Hà Lan, Pháp.

Câu 38: Tên của một trong những lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Cuba - người được
ghi nào kỷ lục Ghi net vì số lần bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức
Tình báo Trung ương Mĩ CIA là
A. Raul Modesto Castro

B. Fidel Castro.

C. Julio Casas Regueiro.

D. Che Guevara.

Câu 39: Chọn đáp án đúng nhất lý giải vì sao những năm 60-70 của thế kỉ XX, các
nước tham gia sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A. Vì tệ tham nhũng phát triển.

B. Vì đời sống nhân dân khó khăn.

C. Vì thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.

D. Vì chiến lược kinh tế

hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế.
Câu 40: Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945) đã tạo điều kiện cho
nhân dân Đông Nam Á
A. Đứng lên đấu tranh và nhiều nước giành được độc lập dân tộc.
B. Đứng lên đấu tranh và tất cả các nước Đông Nam Á đều giảnh độc lập dân tộc.
C. Làm cách mạng thành công và thành lập các nước cộng hòa.
D. Tự tuyên ngôn là các quốc gia độc lập.


Trang 7


Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết
1-B
11-B
21-C
31-A

2-B
12-C
22-A
32-A

3-D
13-D
23-A
33-D

4-B
14-C
24-D
34-B

5-C
15-D
25-D
35-C


6-A
16-C
26-A
36-A

7-B
17-A
27-C
37-B

8-A
18-D
28-D
38-B

9-D
19-C
29-B
39-D

10-B
20-A
30-B
40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Khác với cuộc cách mạng Khoa học - kĩ thuật thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng

Khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu
khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật,
đến lượt mình kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào
sản xuất và trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ khoa học và công nghệ.
Trang 8


Câu 2: Đáp án B (Sgk 12 trang 69)
Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa xuất hiện vào những năm 80 của thế kỉ XX
là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành các tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Đáp án B là đặc điểm của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 3: Đáp án D (Sgk 12 trang 72)
Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ
đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh
không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa , đứng đâu là
Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh
tế, chính trị đến văn hóa - tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới
nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng
thăng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á,
Triều Tiên, Trung Đông,...
Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1889, Cuộc gặp gỡ không
chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Buso tại Manta (Địa
Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quôc tế giữa, xu thế hòa bình hợp tác
cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật
=> Như vậy, “Chiến tranh lạnh ” là nhân tổ chủ yếu chi phổi quan hệ quốc tế trong
phần lớn nửa sau thế kỉ XX.

Câu 4: Đáp án B (Sgk 12 trang 71)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập. Đó là trật tự
thế giới hai cực Ianta với đặc trung nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
Câu 5: Đáp án C (Sgk 12 trang 55)
Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh
thế giới thứ hai. Nếu như đối với Mĩ, ứng dụng thành tựu Khoa học - kĩ thuật đươc

Trang 9


coi là nhân tố quan trọng hàng đầu thì đối với Nhật Bản, con ngươi được coi là vốn
quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
Câu 6: Đáp án A (Sgk 11 trang 28)
Khu vực Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ, gồm một phần Bắc
Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê.
Câu 7: Đáp án B (Sgk 11 trang 19)
Ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến
cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách
bóc lột, khai thác thuộc địa.
Câu 8: Đáp án A (Sgk 12 trang 29)
Bắt nguồn từ những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, từ những năm 60-70
trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại
với nội dung: các nước này đều tiến hành mở cửa nền kinh tê, thu hút vôn đâu tư của
nước ngoài, tập trung sản xuât hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Câu 9: Đáp án D
Thách thức của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiên nay bao gồm:
+ Hội nhập là điều không thể tránh khỏi, nhưng đòi hỏi phải có sự nhận thức tìm ra
con đường đúng đắn để phát triển lợi thế, nếu không sẽ dễ rơi vào những sai lầm, rủi
ro.

+ Điểm xuất phát của các nước đang phát triển thường rất thấp, trình độ phát triển
thấp, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu kém cho nên hòa nhập vào thế giới
là điều khó khăn. Nó tạo ra nguy cơ tụt hậu cho các nước đang phát triển nếu bỏ lỡ cơ
hội.
+ Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, của các quan hệ kinh tế còn nhiều bất
bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong đó, thách thức lớn nhất chính là sự cạnh tranh gay gắt của thị trương quốc tế,
nếu không có sự điều chỉnh kip thời rất dễ có nguy cơ tụt hậu.
Câu 10: Đáp án B

Trang 10


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày
càng lớn mạnh. Lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải
phóng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong
trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao.
- Sự đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng (Nội
chiến 1946 - 1949) tạo ra sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Trung
Quốc so với các quốc gia khác.
Đến ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập cũng là
mốc đánh dấu sự thắng lợi của Đảng Cộng sản đối với Quốc Dân đảng.
Câu 11: Đáp án B (Sgk 11 trang 9)
Chính sách của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ về chính trị - xã hội là: Chính
phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Ngày 1-1-1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố
đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình,
thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong
giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và

đẳng cấp xã hội.
Câu 12: Đáp án C
Dựa vào nhiệm kì của các đời tổng thống Mĩ, tổng thống Clinton có nhiệm kì từ
20/1/1993 - 20/1/2001.
Trong khi đó, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11-71995.
=>Thống Clinton là người đưa ra quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
Việt Nam.
Câu 13: Đáp án D (Sgk 12 trang 7)
Hiến chưong Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tô chức này là: duy trì hòa bình
và an ninh thế giói, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành
hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc.
Câu 14: Đáp án C (Sgk 12 trang 39)

Trang 11


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ
bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc tấn công vào trai lính Moneada của
135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chủ huy (26-7-1953).
Câu 15: Đáp án D (Sgk 12 trang 36)
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
Câu 16: Đáp án C (Sgk 11 trang 10)
Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn
hòa để đòi chính phủ thực dân tiến hành các cải cách và phản đối phương pháp đấu
tranh bằng bạo lực. Giai cấp tư sản Ản Độ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các
điều kiện đẽ họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực
hiện một số cải cách về các mặt văn hóa - xã hội.
Câu 17: Đáp án A (Sgk 11 trang 18, 24)
Nửa sau thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây căn bản hoàn thành xâm lược các

quốc gia Đông Nam Á (trừ Xiêm). Do Xiêm đã cải cách đất nước và thực hiện chính
sách ngoại giao mềm dẻo. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các
nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị,
kinh tế vào Anh và Pháp.
Câu 18: Đáp án D (Sgk 12 trang 35)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu
Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi,
sau đó lan ra các khu vực khác.
Câu 19: Đáp án C (Sgk 11 trang 4)
Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giói quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruông đất,
chỉ phục vụ đaimyo bằng việc chỉ huy và huấn luyện các đội vũ trang đê hưởng bông
lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương
bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt
động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,...dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng
đấu tranh chống chê độc phong kiến lỗi thời.
Câu 20: Đáp án A (Sgk 12 trang 49)

Trang 12


Cũng như các nước tư bản khác, trong giai đoạn 1973 - 1992, do tác động của cuộc
khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã làm cho kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình
trạng khủng hoảng, suy thoái và không ôn định kéo dài đến những năm đầu thập kỉ
90.
Câu 21: Đáp án C (Sgk 12 bài 6,7,8)
Dựa vào những nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật
Bản co thể rút ra nguyên nhân chung nhất dẫn đến sự phát triển của các nước này là
áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 22: Đáp án A (Sgk 12 trang 51)
Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực

từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
Câu 23: Đáp án A (Sgk 12 trang 25)
Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm
Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân
phiệt Nhật Bản.
Câu 24: Đáp án D
Sau chiến tranh thế giói thứ hai, Liên Xô chú trọng phát triển công nghiệp nặng để
đưa đất nước phát triển.
Câu 25: Đáp án D (Sgk 12 trang 4)
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn sắp kết thúc, nhiều vấn đề
đặt ra cho các nước đồng minh:
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- Tổ chức lại thế giói sau chiến tranh.
- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
=>Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 112-1945 với sự tham gia cua nguyên thủ 3 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh gọi là hội nghị
Ianta.
Câu 26: Đáp án A (Sgk 12 trang 4)
Năm 1945, chiến tranh thế giói thứ hai bưóc vào giai đoạn sắp kết thúc, nhiều vấn đề
đặt ra cho các nước đồng minh.

Trang 13


=> Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 112-1945 với sự tham gia của nguyên thủ 3 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh gọi là hội nghị
Lanta.
Câu 27: Đáp án C (Sgk 11 trang 14)
Cuối thế ki XIX, trong bối cánh các nước đế quốc tăng cường xé Trung Quốc, một số
nhân vậy tiến bột thuộc giới sĩ phu Trung Quốc chủ trưong tiến hành cải cách để cứu
vãn tình thế. Đó là cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất (1898) do hai nhà nho yêu
nước là Khang Hữu Vi và Lưong Khải Siêu lãnh đạo, với sự đồng tình ủng hộ của

vua Quang Tự.
Câu 28: Đáp án D (Sgk 12 trang 17)
Về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2000 là:
- Một mặt, Nga ngả về phưong Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và
viện trợ về kinh tế.
- Mặt khác, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ vói các nước châu A (Trung
Quốc, Ản Độ, các nước ASEAN,...)
Câu 29: Đáp án B
Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản có ý nghĩa:
- Cuộc cải cách có ý nghĩa mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiên thành
một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi một nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa chứ
chưa xóa bỏ chế đô phong kiến.
- Cuộc cải cách đã đưa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ XIX, đưa nước
Nhật trở thành một cường quốc quân sự vào năm 1905.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền với các
nhà tài phiệt thao túng nền kinh tế và chính trị Nhật Bản.
Câu 30: Đáp án B (Sgk 11 trang 9)
Giữa thế kỉ XIX, tư những chính sách cai trị của thực dân Anh về kinh tế và chính trị
- xã hội đã làm cho mâu thuân giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh trở thành mâu
thuẫn gay gắt nhất. Nhiều cuộc đâu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh đã
nổ ra.
Câu 31: Đáp án A

Trang 14


Các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á bao gồm: Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên, Nhật và Trung Quốc.
Câu 32: Đáp án A (Sgk 11 trang 14)
Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồng Tú Toàn nổ ra từ

ngày 1-1-1851 ở Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan rộng ra nhiêu địa phương khác.
Đây là phong trào nồng dân lớn nhất trong lich sử Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo
dài suốt 14 năm (từ 1851 đến 1864). Nghĩa quân đã xây dưng chính quyển Trung
ương ở Thiên Kinh (tức Nam Kình) và thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Lần đầu
tiên trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, bình đẳng nam nữ,...
được đề ra.
Câu 33: Đáp án D (Sgk 12 trang 50)
- Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua
(Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu ” (ECSC).
- Ngày 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng
nguyên từ châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu ” (EEC).
- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu ” (EC).
- 07/12/1991: Hiệp ước Maxtrich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành
một Liên bang châu Âu mới
vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung...
- 1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
- 1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
- 01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên
25.
=>Tổ chức đầu tiên khơi nguồn cho Liên minh châu Âu (EU) là: “Cộng đồng than
thép châu Âu (ECSC).
Câu 34: Đáp án B (Sgk 11 trang 23)
Pu-côm-bô là một nhà sư uy tín trong nhân dân từng lánh nạn ở Nam Lào trong 17
năm. Năm 1866, ông phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây
Ninh…. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiếm soát Pa-man,
tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì

Trang 15



thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, ông hi
sinh trong chiến đấu.
Câu 35: Đáp án C
Việc chú trọng mua bằng sáng chế phát minh có ở Nhật Bản, ít thấy ở Mĩ. Tính đến
năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tói 6 tỉ USD.
Câu 36: Đáp án A
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng Trung Quốc nổi bật lên là sự giành quyền
lãnh đạo giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản. Trong đó, âm mưu của Quốc Dân
đảng là cấu kết với Mĩ đê chống lại Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung
Quốc.
Câu 37: Đáp án B (Sgk 11 trang 28)
Từ thế kỉ XVI, XVII, đa số các nước Mĩ Latinh lần lượt biến thành thuộc địa của Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 38: Đáp án B
Lãnh tụ Fidel Castro là nhà lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Cuba - người được ghi vào
kỷ lục Ghinet vì số lần ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo
Trung ưong Mĩ CIA.
Câu 39: Đáp án D (Sgk 12 trang 29)
Xuất phát từ những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội:
- Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
Chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển.
Đời sống người lao động khó khăn.
- Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng vói công bằng xã hội.
Từ những năm 60-70 của trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến
lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).
Câu 40: Đáp án A (Sgk 12 trang 25)
Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông
Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nuớc đã giành được độc lập, hoặc đã giải phóng
phần lớn lãnh thổ. Trong đó có ba nuớc giành độc lập là: Lào, Việt Nam và
Inđônêxia.


Trang 16


Trang 17



×