Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ của Vũ Trọng Phụng, ngữ văn 11) dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.38 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TÔ THỊ THỦY

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HẠNH PHÚC CỦA
MỘT TANG GIA” (TRÍCH “SỐ ĐỎ” CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG, NGỮ VĂN 11) DƢỚI GÓC
NHÌN CỦA LÝ THUYẾT VĂN TRÀO PHÚNG
Chuyên ngành
Mã số

: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học
bộ môn Văn - Tiếng Việt
: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY QUÁT

Thái Nguyên, Năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác.


Tác giả
Tô Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Huy Quát. Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH các trường THPT Nam
Tiền Hải, THPT Tây Tiền Hải của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; những
người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian qua.
Thái nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Tô Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG .......................................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 8
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .................................................................................. 8
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết văn trào phúng ...................................... 8
1.1.2. Sơ lược về phương pháp dạy học tích cực ............................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 16
1.2.1. Khảo sát các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo .................... 17
1.2.2. Khảo sát giáo án của giáo viên về dạy học đoạn trích "Hạnh phúc
của một tang gia" ................................................................................................ 18
1.2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát giáo án và giờ dạy của giáo viên .... 31
1.2.4. Thực trạng dạy và học đoạn trích ở THPT qua việc phỏng vấn, điều
tra trực tiếp giáo viên và học sinh....................................................................... 33
Chƣơng 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” DƢỚI GÓC NHÌN
CỦA LÝ THUYẾT VĂN TRÀO PHÚNG ..................................................... 38
2.1.Những nội dung cơ bản khi dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia ............................................................................................................... 38
2.1.1. Về tác phẩm Số đỏ .................................................................................... 38
2.1.2. Về tác giả Vũ Trọng Phụng ...................................................................... 39
2.1.3. Xác định nội dung dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"
dưới góc nhìn của lí thuyết văn trào phúng ........................................................ 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>


2.2. Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích
"Hạnh phúc của một tang gia" dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng...... 46
2.2.1. Hướng dẫn học sinh tự học, tự bổ sung tri thức, phát hiện những
sáng tạo nghệ thuật của tác giả ........................................................................... 46
2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thủ pháp trào phúng đặc sắc được
sử dụng trong tác phẩm....................................................................................... 51
2.2.3. Hướng dẫn học sinh phân tích hệ thống nhân vật trào phúng trong
tác phẩm thông qua các thủ pháp nghệ thuật trào phúng ................................... 54
2.2.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập sau giờ học............................................... 58
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 62
3.1. Thiết kế bài học thực nghiệm ...................................................................... 62
3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ............................................................................ 74
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm ..................................... 74
3.2.2. Tổ chức dạy thực nghiệm và dạy học đối chứng...................................... 74
3.2.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................. 74
KẾT LUẬN........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 80
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THPT

: Trung học phổ thông


PPDH

: Phương pháp dạy học

PGS

: Phó Giáo sư

GS

: Giáo sư

TS

: Tiến sĩ

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

SGV


: Sách giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Hạnh phúc của một tang gia” là văn bản được trích từ chương XV
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Đoạn trích này đã được đưa vào
giảng dạy trong chương trình ngữ văn 11 nhiều năm qua và đã nhận được sự
quan tâm của giáo viên trung học phổ thông (THPT) cùng các nhà lý luận
dạy học. Đã có những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Số dỏ” và
phương pháp dạy học (PPDH) đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu việc dạy học đoạn trích
này dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng một cách toàn diện và triệt
để thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được công bố.
Chúng tôi chọn đề tài này với những lý do sau:
1.1. Hiện nay việc dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ở
trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, như: thời lượng lên lớp chưa tương xứng với dung lượng đoạn trích; học
sinh chuẩn bị bài sơ sài, phần lớn các em chưa đọc cả tác phẩm, thiếu hứng thú
học văn…nên việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát. Giáo viên mới giúp các em nắm được những nét cơ bản về nội dung
và nghệ thuật mà chưa thực sự dẫn dắt các em đi sâu tìm hiểu những giá trị
nghệ thuật độc đáo của đoạn trích, nói riêng, tác phẩm “Số đỏ”, nói chung, nhất
là nghệ thuật trào phúng, với các thủ pháp đa dạng, phong phú trong tiếng cười
của Vũ Trọng Phụng.

1.2. Trào phúng là thể loại văn học dùng những lời lẽ khôi hài, mỉa mai,
châm biếm, đả kích… để “tấn công” đối tượng bị phê phán. Biểu hiện rõ nhất
của trào phúng là tiếng cười. Tiếng cười trong văn trào phúng được thể hiện
dưới nhiều cấp độ khác nhau, như: tiếng cười khôi hài, tiếng cười mỉa mai,
tiếng cười châm biếm, tiếng cười chế giễu, tiếng cười nhạo báng, tiếng cười đả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

kích…Văn học viết Việt Nam có rất nhiều cây bút tài ba về văn thơ trào phúng,
và cùng với thành tựu trào phúng của văn học dân gian, họ đã góp phần tạo nên
truyền thống nghệ thuật trào phúng Việt Nam: đa dạng, phong phú và độc đáo.
Vũ Trọng Phụng đã thừa hưởng, phát huy truyền thống đó trong các sáng tác
của mình, đặc biệt là ở “Số đỏ”. GS.Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Trong cái
dòng văn học cười đó, Vũ Trọng Phụng nổi lên như một cây cười độc đáo nhất,
cường tráng và sắc nhọn nhất. Ông đã sáng tạo nên kiệt tác “Số đỏ”, một
chuỗi cười không tiền khoáng hậu mà âm hưởng giòn giã sẽ còn vang dội mãi
trong lịch sử” [25]. Tiếng cười trào phúng trong “Số đỏ” được tác giả thể hiện
một cách sinh động, sâu sắc qua nghệ thuật trào phúng độc đáo. Tuy nhiên, khi
dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, giáo viên vẫn chưa khai
thác được hết cái hay của tiếng cười Vũ Trọng Phụng và học sinh chưa thật
hiểu rõ ý nghĩa tiếng cười của nhà văn trong tác phẩm.
1.3. Dạy học đoạn trích “Hạnh phúc cuả một tang gia” dưới góc nhìn của
lý thuyết văn trào phúng, chúng tôi mong muốn góp phần bồi dưỡng cho học
sinh những năng lực cần thiết về đọc hiểu văn trào phúng, về cảm thụ thẩm mỹ,
về kỹ năng, năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm văn chương, nói chung,
tác phẩm văn trào phúng, nói riêng. Đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực
tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy…để từ đó có thể vận dụng những

tri thức ấy vào việc phân tích những tác phẩm cùng loại.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học đoạn trích
Hạnh phúc cuả một tang gia ( trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11) dưới
góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng”, mong muốn đóng góp một tiếng nói
nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.

Về thành tựu nghiên cứu “Số đỏ” cuả Vũ Trọng Phụng
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Vũ Trọng

Phụng và tiểu thuyết “Số dỏ”:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

- Trong bài viết “Mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan và trong sáng tác
của Vũ Trọng Phụng” GS.Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Số đỏ “đã phát huy
đến cao độ tài năng trào phúng sắc sảo của ông. Cũng vẫn là khối căm hờn
ngày trước nhưng giờ đây ông không chịu để nguôi đi bằng những lời chửi rủa
tuyệt vọng nữa, mà cho nổ ra thành một trận cười sảng khoái tung vào giữa
những nhố nhăng, lố bịch của xã hội đương thời. Đọc Số đỏ, người ta như
được lôi cuốn vào một cuộc tả xung hữu đột của Vũ Trọng Phụng đánh vào đủ
loại quái thai của xã hội thực dân tư sản” [23]. Trong bài viết này, tác giả đã lí
giải một cách sâu sắc và thỏa đáng về ngòi bút Vũ Trọng Phụng, nhìn nhận đó
là ngòi bút đầy tài hoa nhưng phức tạp về tư tưởng. Nguyên nhân của hiện
tượng trên là do xã hội đương thời đang tồn tại những vấn đề chính trị - xã hội,

tác động đến tư tưởng của nhà văn.
- Với bài “Đánh giá lại Số đỏ”, tác giả Phan Cự Đệ cho rằng: “Vũ Trọng
Phụng đã thành công rất xuất sắc trong tiểu thuyết hoạt kê Số Đỏ hơn cả
Giông tố, Vỡ đê (…). Với “Số đỏ”, Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan
trọng trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa, trong nghệ thuật
trào phúng cuả văn xuôi Việt Nam” [6]. Ở đây, tiếng cười của Vũ Trọng Phụng
là công cụ đả kích phong trào “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung” do nhóm Ngày nay
khởi xướng. Phan Cự Đệ viết: “Trong cuốn tiểu thuyết hoạt kê này, tiếng cười
ào ạt trùm lấp, phủ lên mọi trò cải lương bịp bợm, mọi kiểu cách “văn minh”,
“Âu hóa”, có lúc phủ lên mọi nhân vật chóp bu của chính quyền đương thời,
khiến cho cái xã hội thực dân phong kiến hóa ra “ối a, ba phèng, hóa ra lỗ
mãng, kệch cỡm” [6].
- Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài“ Trào phúng của Vũ Trọng Phụng
trong Số đỏ” lại cho rằng: “Số đỏ” không thuộc loại trào phúng “đả kích” mà
thực ra đây chỉ là “một tác phẩm trào phúng hài hước”, ông nhận định: “Lớn
hơn sự phê phán một giai cấp, tiếng cười của tác giả phủ định cả một xã hội
ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch, nhố nhăng. Nội dung tư tưởng của Số đỏ đạt tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

trình độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt thói rởm tật xấu có thể trở thành
phổ biến ở mọi chế độ xã hội: cấp tiến rởm, bình dân rởm, trí thức rởm, nghệ
thuật, khoa học rởm, hàm tước rởm, bằng sắc rởm” [11]. Tiếp nối mạch lý luận
mang tính khái quát này, trong bài viết “Dị ứng với cái rởm – một phương diện
của trào phúng Vũ Trọng Phụng”, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã bổ sung thêm
hàng loạt “cái rởm” trong “Số đỏ”, đồng thời là những cái rởm trong xã hội

mà tác phẩm này miêu tả.
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Minh Ngọc với đề tài: “Đặc trưng cái hài trong
“Số đỏ” (so sánh với cái hài trong “Đường công danh của Nikodem Dyzma” của
T.Đ. Môxtôvich)” đã chỉ ra những đặc điểm của nghệ thuật trào phúng trong 2 tác
phẩm. Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng có nhiều nét tương đồng với tiểu thuyết Đường
công danh của Nikôđem Đyzma, 1923 (của nhà văn Ba Lan T.Đ.Môxtôvích). Nghệ
thuật trào phúng sắc sảo, đạt tới trình độ bậc thầy của hai nhà văn thuộc hai châu lục
khác nhau đã không hẹn mà tình cờ gặp trong việc phanh phui, vạch trần bản chất
giả dối, nhố nhăng, hết sức thối nát, bất nhân bất nghĩa của xã hội trưởng giả thành
thị và xã hội tư sản ở Việt Nam và Ba Lan đương thời. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại
có những sắc thái riêng, thể hiện rất rõ cá tính sáng tạo của mỗi tác giả và nét độc
đáo về văn hóa của từng dân tộc.
2.2. Về dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Chúng tôi xin điểm qua các công trình sau đây:
- Sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 11, tập I (bộ chuẩn) do GS. Phan Trọng
Luận chủ biên có bài gợi ý việc dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia”, đồng thời hướng dẫn giáo viên (GV) cách thức tổ chức học sinh (HS)
chiếm lĩnh văn bản tác phẩm.
- SGV Ngữ văn 11, tập I (bộ nâng cao) do GS. Trần Đình Sử tổng chủ
biên cũng có phần hướng dẫn GV tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản “Hạnh phúc
cuả một tang gia”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

- Cuốn Kĩ năng đọc – hiểu văn bản ngữ văn 11 do TS. Nguyễn Kim
Phong chủ biên cũng có phần viết khá chi tiết về dạy học đoạn trích này.

- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Thu Hương với đề tài: “Đọc – hiểu
và cách hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong
chương trình trung học phổ thông” đã đưa ra một số cách thức hướng dẫn
học sinh đọc hiểu đoạn trích, giúp học sinh chiếm lĩnh chiều sâu nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng kể về mặt lý
thuyết và cách thức tiến hành dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia” ở SGK ngữ văn 11. Đó cũng là những căn cứ khoa học để chúng tôi tham
khảo khi tiến hành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một

tang gia”, chúng tôi đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học đoạn
trích này dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng, nhằm đạt hiệu quả mong
muốn, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở THPT hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực tế việc dạy và học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia” ở một số trường THPT.
- Đề xuất những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một
tang gia” dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng.
- Tiến hành thể nghiệm sư phạm (dạy thể nghiệm ở một số lớp để rút ra
những kết luận cần thiết về hiệu quả của những biện pháp do tác giả luận văn
đề xuất)
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn hướng tới các đối tượng nghiên cứu sau đây:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

- Hoạt động dạy của giáo viên đối với đoạn trích (Qua khảo sát, đánh giá
một số giáo án và giờ lên lớp của giáo viên về đoạn trích, rút ra những ưu điểm,
hạn chế về phương pháp, biện pháp… đã được sử dụng, trên cơ sở đó đề xuất
những biện pháp, phương pháp có hiệu quả hơn).
- Hoạt động học của học sinh đối với đoạn trích (Khảo sát việc chuẩn bị bài
trước khi lên lớp của học sinh, những biện pháp giáo viên hướng dẫn học sinh tự
học và tình hình (thực trạng) học đoạn trích, đọc Số đỏ…của các em)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Lý thuyết văn trào phúng và phương pháp dạy
học tích cực
- Nghiên cứu thực tế: Khảo sát tình hình dạy - học ở một só trương
THPT và tổ chức dạy thể nghiệm ở 2 trường THPT thuộc địa bàn huyện Tiền
Hải – tỉnh Thái Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan để làm cơ sở lý thuyết cho
đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin thu thập
được, qua các bảng, biểu so sánh, thể hiện tính khoa học của đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát
Khảo sát thực trạng dạy học bằng phiếu điều tra thăm dò ý kiến, phỏng
vấn giáo viên và học sinh, nghiên cứu giáo án của một số giáo viên để có căn

cứ thực tế cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thiết kế giáo án và tiến hành dạy thể nghiệm sư phạm để đánh giá kết
quả của những phương pháp, biện pháp dạy học do tác giả luận văn đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×