Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam sành trồng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

TRẦN THÁI THUẬN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CAM SÀNH TRỒNG
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

TRẦN THÁI THUẬN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CAM SÀNH TRỒNG
TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn


THÁI NGUYÊN – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Giang, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thái Thuận


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thế Huấn
người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng
Đào tạo - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Thái Thuận


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu đề tài ............................................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới và trong nước .................................. 5
1.2.1. Tổng quan tình hình sản xuất trên thế giới ............................................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất cam quýt trong nước ................................................ 7
1.3. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cam quýt....................... 8
1.3.1. Một số đặc điểm thực vật học chính của cam quýt ................................. 8
1.3.1.1. Đặc điểm rễ cam quýt ...................................................................................... 8
1.3.1.2. Đặc điểm thân, cành ......................................................................................... 9
1.3.1.3. Đặc điểm lá cam quýt.....................................................................................10

1.3.1.4. Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả ở cam quýt ..................................................11
1.3.2. Một số yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cam quýt ......................... 12
1.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón cho cam Sành .......................... 21
1.4.1. Sử dụng Phân bón lá..........................................................................................21


iv

1.4.2. Sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng ............................................................23
1.4.3. Sử dụng bón phân hữu cơ vi sinh ............................................................ 25
1.5. Sâu bệnh hại cam quýt ............................................................................. 26
1.6. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 27
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Đối tượng phạm vi và vật liệu nghiên cứu .........................................................29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 29
2.1.3. Dụng cụ ................................................................................................ 30
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................30
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................................30
2.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................30
2.4.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 31
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở giống cam Sành trồng tại
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. ................................................................................37
3.1.2. Đặc điểm hình thái lá giống cam Sành ................................................. 38
3.1.3. Đặc điểm hình thái quả cam Sành ......................................................... 39
3.1.4. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong năm ................................. 40
3.1.5. Động thái ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống cam Sành .................................41

3.2. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng và phân bón đến sự đậu hoa, đậu
quả, năng suất, chất lượng cam Sành .........................................................................42
3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến sự đậu hoa, đậu quả, năng
suất, chất lượng cam Sành ...........................................................................................42


v

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự đậu hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng
cam Sành .......................................................................................................................47
3.2.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đến sự đậu hoa, đậu
quả, năng suất, chất lượng cam Sành .........................................................................52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 58
1. Kết luận .....................................................................................................................58
2. Đề nghị ......................................................................................................................59
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CAQ

: Cây ăn quả


CC

: Chiều cao

CT

: Công thức

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐK

: Đường kính

NCCAQ

: Nghiên cứu cây ăn quả

FAO

: Food and Agricultural Organization of
the United National

TB

: Trung bình

TG


: Thời gian

TT

: Thứ tự

GAP

: Good Agricultural Practices

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ........................................ 6
Bảng 1.2: Mức phân bón đối với cam quýt ..................................................... 19
Bảng 1.3: Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cam quýt ...................................... 20
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái của cam Sành tại huyện Vị
Xuyên – tỉnh Hà Giang ................................................................. 37
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái lá giống cam Sành ........................................... 38
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái quả cam Sành .................................................. 39
Bảng 3.4: Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong năm ........................... 40
Bảng 3.5: Động thái ra hoa và tỷ lệ đậu quả của giống cam Sành ................. 41
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra hoa .... 42
Bảng 3.7a: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái rụng quả .......43

Bảng 3.7b: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái rụng quả .......44
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất quả khi thu
hoạch của giống cam Sành............................................................ 45
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng quả khi
thu hoạch ....................................................................................... 46
Bảng 3.10 : Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa ....................... 47
Bảng 3.11a: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái rụng quả .................. 48
Bảng 3.11b: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái rụng quả.................. 49
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất quả khi thu hoạch........... 49
Bảng 3.13 : Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng quả khi thu hoạch ......... 50
Bảng 3.14:Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến khả năng ra hoa ..... 52
Bảng 3.15a: ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái rụng quả ....... 53
Bảng 3.15b : ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến động thái rụng quả ...... 54
Bảng 3.16: ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất quả khi thu
hoạch ............................................................................................. 55
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến chất lượng quả khi
thu hoạch ....................................................................................... 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cam (Citrus sinensis Osbeck) là một loại quả á nhiệt đới và nhiệt đới
có giá trị cao trên thị trường quốc tế, là một sản phẩm lý tưởng đã được
nghiên cứu trong mậu dịch thương mại và ở Việt Nam cây cam đã trở thành
một cây trồng phổ biến trong các vườn cây ăn quả.
Hiện nay phong trào trồng cây ăn quả có xu hướng tăng nhanh và
phát triển mạnh mẽ ở mọi vùng miền trong cả nước. Trong điều kiện phát
triển kinh tế xã hội như hiện nay thì đời sống đã được cải thiện, nhu cầu ăn

no mặc ấm không còn nữa mà thay vào đó là nhu cầu ăn ngon mặc đẹp. Để
đáp ứng được những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thì quả tươi là
một phần rất cần thiết trong mỗi bữa ăn, tăng khẩu phần quả tươi trong mỗi
bữa ăn là mức phấn đấu của các nước có nền kinh tế đã và đang phát triển.
Trước những yêu cầu thực tại của xã hội việc phát triển cây ăn quả cũng
như những nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm quả là điều hết sức quan trọng trong việc phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân [38].
Ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế cao cam còn có hàm lượng dinh
dưỡng khá lớn có ý nghĩa trong việc bồi bổ sức khoẻ ví dụ như: Hàm lượng
đường tổng số là 6 - 12%, vitamin C là 49 - 90%; đạm là 0.9%, chất béo là
0.1%, sắt 0.2mg/100g tươi, năng lượng 430 - 460cal/kg, canxi 26 - 40mg.
(Ngô Xuân Bình, Đào Thanh Vân (2003)) [3]; (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân,
Nguyễn Thế Huấn (2000) [38].
Ở nước ta cam, quýt được trồng hầu hết khắp các tỉnh thành trong cả
nước, đặc biệt đã hình thành những vùng cam cổ truyền mang tính đặc sản
của địa phương như: Cam Sành Bắc Quang, Cam sành Hàm Yên, cam sành


2

Bố Hạ, Cam Vinh... Ở các địa phương đó cam, quýt được coi là cây trồng
nông nghiệp chính, với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn gấp nhiều lần so
với lúa và một số cây trồng khác, đồng thời cũng được coi là lợi thế so sánh
với các địa phương khác trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
Vị Xuyên trong một thời gian dài, cây cam sành đem lại hiệu quả kinh
tế cao nên nhân dân phát triển tự phát về diện tích bằng cách tự chiết cành
nhân giống để trồng.
Diện tích cam ngày một thu hẹp do nhiều nguyên nhân: Cây vào giai
đoạn già cỗi, nguồn cây giống không đảm bảo chất lượng, diện tích trồng cam

sành chủ yếu trên các sườn đồi do đó công tác quản lý dinh dưỡng, đặc biệt là
nước tưới cho cam rất hạn chế dẫn tới năng suất và chất lượng sản phẩm thấp.
Khâu bảo vệ thực vật chưa được chú trọng, phòng trừ sâu bệnh hại không
kịp thời để sâu bệnh lây lan, phát sinh trên diện rộng thành dịch, đặc biệt là
dịch Rầy chổng cánh chích hút là nguồn lây lan bệnh vàng lá gân xanh
Greenning và sâu đục thân khiến cây cam chết hàng loạt...
Nhằm góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện
Vị Xuyên, theo đó quyết tâm phục hồi và phát triển vùng sản xuất cam theo
hướng đầu tư đồng bộ từ công tác quy hoạch, sản xuất giống, thâm canh tăng
năng suất để khôi phục vùng sản xuất cam hàng hóa, thương hiệu cam Vị
Xuyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Xuất phát từ thực tế
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh
học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam Sành trồng tại huyện
Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của giống cam Sành tại
huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật
bón phân. Từ đó đề xuất phương pháp bón phân thích hợp.


3

3. Yêu cầu đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cam Sành được trồng tại
huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng, phân
bón qua lá, phân hữu cơ vi sinh đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng
quả cam Sành trồng tại huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ xung thêm những tài liệu
khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây cam ở
Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu về các đặc điểm của cam Sành cùng với các
biện pháp kỹ thuật tác động đến cây sẽ đem lại cho chúng ta thêm hiểu biết
về cây trồng. Từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật mới để phát triển cam
sành lâu dài và phù hợp hơn với khu vực tỉnh Hà Giang nói chung và huyện
Vị Xuyên nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được tình hình sản xuất, đặc điểm
sinh vật học của cam sành tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tìm ra biện pháp bón phân phù hợp với cây cam sành đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây cam thuộc họ cam quýt (Citrus) là loại cây ăn quả lâu năm có giá
trị kinh tế cao, quá trình sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của
các yếu tố nội tại và các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, đất đai,
biểu hiện qua sinh trưởng, ra hoa kết quả, năng suất và phẩm chất quả.
Cây ăn quả có múi có phạm vi thích nghi sinh thái rộng, ở Việt Nam
cây có múi có mặt hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước, mỗi vùng miền
đều có những cây ăn quả có múi đặc sản. Điều này cho thấy Việt Nam là
nước có tập đoàn cây có múi rất phong phú với nhiều loại cây có múi khác
nhau. Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu để nâng cao năng suất chất lượng quả cam, tuy nhiên cây có múi là loại

cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài, mỗi nghiên cứu chỉ áp dụng cho một
loại cây có múi nhất định, do vậy trong thực tiễn sản xuất hiện nay các
nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ
thuật nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng quả
cam là hết sức cần thiết (Đường Hồng Dật (2003) [9].
Cây trồng nói chung và cam quýt nói riêng luôn tồn tại các cơ chế
điều khiển các quá trình sinh trưởng và phát triển nhằm thích ứng với các
điều kiện ngoại cảnh, duy trì sự sống. Chất điều hòa sinh trưởng chính là các
chất điều tiết các cơ chế này và thông qua tác động của các chất điều hòa
sinh trưởng phôi có thể hình thành phát triển thành quả không qua quá trình
thụ phấn thụ tinh do vậy quả được tạo thành do tác động của các chất này
thường không hạt hoặc ít hạt. Các chất này được tổng hợp với một lượng rất nhỏ
ở các cơ quan đến một bộ phận nhất định của cây, từ đó chuyển sang các bộ phận


5

khác để điều tiết hoạt động sinh lý của cây. Trong chất điều hòa sinh trưởng có
Gibberellin (GA3) và Naphthaleneaceticd (NAA) được tổng hợp ở tất cả các bộ
phận còn non của cây và được vận chuyển không phân cực. Tác dụng sinh lý của
GA3 là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, sự lớn lên của quả, tạo quả không hạt,
ngăn cản sự rụng của các cơ quan như lá, hoa, quả, làm chậm quá trình già hóa của
toàn cây và sự chín của quả, kích thích kéo dài thân, dóng, kích thích sự nảy mầm
của hạt, củ. NAA có tác dụng kích thích cây trồng ra rễ, ra hoa đồng loạt, kết nhiều
trái, trái có phẩm chất tốt, ngăn ngừa rụng trái non, cho sản lượng tốt (Chu Đình
Lâm, Vũ Cao Thái (1980) [21].
Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật bón phân trong từng giai đoạn là rất
cần thiết vì cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy
nhiên hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi
lượng. Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho

cây là rất cần thiết. Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun bón phân cho
cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Phân bón
qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cần
thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây,
đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinh dưỡng để tạo
hoa, nuôi quả (Hoàng Ngọc Thuận (2002) [27].
1.2. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tổng quan tình hình sản xuất trên thế giới
Hiện nay cây ăn quả có múi được phát triển khắp các lục địa, sự phát
triển của các vùng cây ăn quả có múi trên thế giới có sự tương quan với các
cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công
nghiệp thì nghề cây ăn quả có múi cũng sớm phát triển và ngược lại. Kết quả
được trình bày qua bảng 1.1.
Qua bảng 1.1 cho thấy: Năm 2010 diện tích cây ăn quả có múi của toàn thế
giới là 4.127,0 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 168,4 tấn/ha, sản lượng đạt


6

6.9516,0 nghìn tấn. Đến năm 2014 tổng diện tích giảm xuống còn 3.885,9 nghìn
ha nhưng năng suất lại tăng lên 182,3 tấn/ha, sản lượng tăng lên 70.856,3 nghìn
tấn.
So sánh về diện tích của 5 châu lục năm 2014, châu Á có tổng diện tích lớn
nhất (1.562,2 nghìn ha) sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện
tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 19,2 nghìn ha.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Chỉ
tiêu

Các châu lục trên thế giới

Năm

Châu

Châu

Phi

Mỹ

2010

391,8

1742,1

2011

412,6

2012

Châu Á

Châu

Châu Đại Thế giới

Âu


Dương

1657,7

314,0

21,3

4127,0

1741,1

1450,3

310,5

15,9

3930,6

434,1

1618,2

1466,3

281,6

21,1


3821,6

2013

457,3

1585,5

1536,1

293,7

21,7

3894,5

2014

457,4

1560,3

1562,2

286,6

19,2

3885,9


2010

181,8

195,9

128,0

211,0

188,5

168,4

Năng

2011

186,7

209,7

139,9

207,2

189,4

181,2


suất

2012

188,7

212,0

138,1

202,6

189,7

180,2

(tấn/ha) 2013

184,1

211,6

141,8

219,6

189,5

181,3


2014

199,1

203,8

149,0

219,4

188,1

182,3

2010 7.123,5 34.132,3 21.230,5 6.626,6

403,0

69.516,0

2011 7.707,8 36.518,1 20.293,2 6.434,5

302,5

71.256,3

2012 8.193,2 34.316,8 20.260,5 5.708,8

401,9


68.881,5

2013 8.420,3 33.556,3 21.788,6 6.451,6

412,5

70.629,5

2014 9.111,6 31.808,3 23.282,5 6.291,9

361,9

70.856,3

Diện
tích
(nghìn
ha)

Sản
lượng
(nghìn
tấn)

Nguồn: FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2017 [40]


7

- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa,

Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành
muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu
đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cây ăn quả có múi ở đây
phát triển rất mạnh. Về năng suất được ổn định từ năm 2010 đến năm 2014 năng
suất đạt từ 195,9 đến 203,8 tấn/ha.
- Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc,
Ấn Độ, Inđônêsia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất năm
2014 là 1.562,2 nghìn ha, chiếm 40,2% tổng diện tích toàn thế giới. So với châu
Mỹ sản lượng châu Á các năm từ 2000 đến 2014 thấp hơn châu Mỹ. Nguyên nhân
là do tổng diện tích châu Á lớn nhưng năng suất lại thấp hơn so với chau Mỹ. Tuy
châu Á có tổng diện tích trồng cam đến năm 2014 là cao nhất thế giới (chiếm
40,2%) nhưng lại có năng suất trung bình thấp nhất.
1.2.2. Tình hình sản xuất cam quýt trong nước
Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất
cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước.
Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam
quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng
chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang)... đây là 2 vùng
chuyên canh cam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến.
Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường
quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cây ăn quả có múi
như Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con... đã hình thành
một số vùng trồng cam chính ở nước ta (Bùi Huy Đáp (1960) [11].
Vùng Nghệ An khoảng 1.000ha, vùng tây Thanh Hoá 500ha, vùng Xuân
Mai (Hoà Bình) 500ha, vùng Việt Bắc 500ha và các vùng còn lại khác 500ha
(Nguyễn Quốc Hiếu (1993) [20].


8


Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cây ăn quả có múi, song
những vùng cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể
đến vùng cam đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía
Bắc với nhiều giống cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc
Quang, quýt Bắc Sơn, cam Sành Hàm Yên... với tổng diện tích của cả nước
năm 2013 là 70.400 ha. Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng bằng sông
Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng cam có
diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long 36.800 ha, vùng Trung du và
miền núi phía bắc 13.800 ha và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung 7.700 ha (Trần Như Ý (2000) và cs [33].
1.3. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cam quýt
1.3.1. Một số đặc điểm thực vật học chính của cam quýt
1.3.1.1. Đặc điểm rễ cam quýt
Rễ cam, quýt nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm
Micorhiza sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như những lông
hút ở các cây trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối khoáng và một
lượng nhỏ chất hữu cơ cho cây, cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần
Thế Tục (1990) [29], Viện Bảo vệ thực vật (2001) [30]).
Do những đặc điểm trên mà cây ăn quả có múi không ưa trồng sâu, vì
rễ cam quýt chủ yếu là rễ bất định, phân bố rất nông (10-30cm), phân bố
tương đối rộng và tập trung ở tầng đất mặt. Tuy nhiên, mức độ phân bố sâu
hay rộng phụ thuộc vào loại đất, đặc tính của giống, cách nhân giống, chế độ
chăm bón, tầng canh tác và mực nước ngầm. Đặc biệt là biện pháp kỹ thuật canh
tác như: Làm đất, bón phân, phương pháp nhân giống, giống gốc ghép và giống
cây trồng.


9


Nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại đất ở vùng
Phủ Quỳ Nghệ An, tác giả Trần Thế Tục [29] nhận xét: “Trên ba loại đất
trồng cam: đất Bazan, đất phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất bazan rễ
cam ăn sâu và xa nhất. Cùng trồng trên một loại đất và cùng có chế độ
chăm sóc, các giống cam khác nhau có sự phân bố bộ rễ khác nhau. Giống
cam có bộ tán khoẻ tương ứng, có bộ rễ phát triển tốt và ngược lại”.
Nhìn chung rễ cam quýt hoạt động mạnh ở thời kỳ 1- 8 năm tuổi sau trồng,
sau đó giảm dần và khả năng tái sinh kém. Trong một năm cam quýt có 3 thời kỳ
rễ hoạt động mạnh: Trước khi ra cành xuân (tháng 2 đến đầu tháng 3); sau rụng
quả sinh lý lần 1 (lúc cành hè xuất hiện) và cành thu đã sung sức (tháng 9-10).
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ cam quýt: Nhiệt độ thích hợp trên
dưới 260C; Đất thoáng và đủ ẩm (60%); độ chua pH = 4-8 và tối thích là 5,5-6,5,
nhiều mùn, đủ dinh dưỡng, đủ chất kích thích sinh trưởng vv.. (Lê Quý Đôn
(1962) [15].
1.3.1.2. Đặc điểm thân, cành
Theo tác giả Phạm Thừa (1965) [26]: Đặc điểm thân, cành tuỳ thuộc
giống, tuổi cây, điều kiện sinh sống, hình thức nhân giống mà cây có chiều
cao và hình thái khác nhau. Tán cây cam quýt rất đa dạng: Có loại tán thưa,
tán rộng, có loại phân cành hướng ngang, có loại phân cành hướng ngọn. Có
loại tán hình cầu, hình bán cầu, hình tháp, hoặc hình chổi xể. Cành có thể có
gai hoặc không gai, có thể còn non thì có gai và rụng gai khi về già v.v....
Trong một năm cam quýt có thể ra nhiều đợt lộc tuỳ vào từng vùng sinh
thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người (Phạm Thừa
[26]; Chapman H.D and S.M Brow (1950); Quyang Tao (1990), thông thường
có từ 2 - 4 hoặc 5 đợt lộc. Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm liên quan khá
nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng nhiều đợt lộc
trong năm, tuổi thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành quả càng ngắn



10

thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có, đó cũng là lý do có thể
giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể cho quả quanh năm.
Cành cam quýt sau khi mọc một thời gian, khi đã gần đến độ thuần
thục thì tại các đỉnh sinh trưởng có hiện tượng các auxin giảm đột ngột làm
cho các tế bào đỉnh sinh trưởng ngừng phân chia, phần mô ở đỉnh sinh
trưởng bị chết. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng “tự rụng ngọn”
nghĩa là cành sinh trưởng một thời gian thì dừng lại và thuần thục, sau đó
các mầm từ nách lá lại mọc ra và phát triển thành đợt lộc mới xuân, hạ, thu,
đông. Chính vì vậy, cành cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá sum
xuê rậm rạp.
Cành của cam quýt gồm các loại cành chính đó là cành mẹ, cành dinh
dưỡng, cành quả. Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành. Mối
liên hệ giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít. Cành dinh dưỡng có
thể trở thành cành mẹ, hoa mọc ở mầm bất định trên thân chính hoặc cành
dinh dưỡng cao tuổi làm cho tuổi của cành mẹ, của cành quả có độ dao động
lớn. Những năm ít hoa, hoa mọc từ cành cao tuổi vẫn có thể cho đậu quả rất
tốt. Nhìn tổng quan một năm ra lộc của cam quýt cho thấy lộc xuân thường
được mọc từ cành năm trước hoặc mầm ngủ trên thân chính, lộc xuân có ý
nghĩa (cành quả) nhất là lộc mọc từ cành hè, thu năm trước. Lộc hè có thể
mọc từ cành xuân, cành đông và cành thu năm trước. Lộc thu cũng có thể mọc
từ cành xuân (cành quả vô hiệu) hoặc cành đông, thu năm trước. Tuy nhiên
mỗi điều kiện sinh thái khác nhau mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm cũng
có thay đổi.
1.3.1.3. Đặc điểm lá cam quýt
Bộ lá của cam quýt được khá nhiều tác giả nghiên cứu: Lá cam quýt
thuộc loại lá đơn, phần lớn mép lá có hình răng cưa, lá có eo. Độ lớn của eo lá,
hình dạng, kích thước lá, màu sắc lá, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu



11

vv… Bùi Huy Đáp (1960 - 1967), [12],[13]. Tuỳ thuộc vào giống, vào mùa vụ.
Bình quân trên mặt lá có từ 400-500 khí khổng/mm2. Cây cam quýt trưởng
thành thường có từ 150.000-200.000 lá, tương ứng với tổng diện tích khoảng
200m2. Tuổi thọ lá 2-3 năm tuỳ theo vùng sinh thái, vị trí và tình trạng sinh
trưởng của cây và cành mang lá, vị trí của cấp cành. Những lá hết thời gian sinh
trưởng thường rụng nhiều vào mùa thu và mùa đông.
Bộ lá trên cành quả và cành mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất của cây ăn quả có múi. Theo Nagai và cộng sự, quýt Ôn
Châu có năng suất cao thì ít nhất phải có từ 40 lá trung bình cho một quả.
Tác giả Turrall cho rằng, ở cây ăn quả có múi 9 tuổi cần phải có ít nhất 2,3
m2 lá để sản xuất 1 kg quả (trích theo tác giả Batra R.C [37] và Huang
Mingdu. Ở giai đoạn đầu để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho hoa đậu quả, cành
mẹ đóng vai trò quan trọng, sau khi quả lớn thì tổng diện tích lá bình quân
trên 1 quả sẽ là yếu tố quyết định năng suất và phẩm chất quả. Tuy nhiên
mối liên hệ giữa số lá, sự sinh trưởng của lá và năng suất ở cây ăn quả có
múi cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ
thuật cần thiết. Nagai, K., O. Tanigawa (1928) [39].
1.3.1.4. Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả ở cam quýt
Cam quýt phân hoá hoa từ sau khi thu hoạch đến trước khi nảy lộc xuân
(đa số từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau). Hoa cam quýt phần lớn có mùi
thơm. Xét về hình thái có 2 loại hoa: Hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình
(Swingle, W. T. and Reece, P. C. (1967). Hoa đầy đủ có cánh dài màu trắng
và có công thức cấu tạo: K5 ; C5 ; A(20-40) ; G(8-15), thường thì số nhị gấp 4 lần số
cánh hoa và xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa dị hình: Là những hoa bị thiếu
khuyết 1 trong các bộ phận của hoa.
Về hoa tự cũng có 2 loại: Hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn: Có 2 dạng:
Dạng cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu quả



12

cao nhất, trong điều kiện được chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành này;
Dạng cành không có lá, thường có nhiều cành quả/1 cành mẹ, cuống ngắn dễ
lẫn với dạng hoa chùm.
Hoa chùm: Có 3 dạng là: Dạng trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và 1
hoa ở ngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu từ 1-2 quả;
Dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và có 1 số lá không
hoàn chỉnh, chỉ ở dạng vảy, dạng này tỷ lệ đậu quả không cao; Dạng hoa
chùm không có lá có từ 4-5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không
đậu (Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (1995) [30].
Đa số các giống quýt có dạng hoa đơn nên tỷ lệ đậu quả của quýt
thường cao hơn cam. Theo Wakana A Kia: Cam quýt thường ra hoa tập
trung nhưng tỉ lệ đậu quả tương đối thấp vì tất cả các hoa, nụ và quả nhỏ đều
bị rụng trước khi quả tăng trưởng. Những cây cam ở vị trí độc lập, tỉ lệ đậu
quả từ 2,33 - 5,33% (giống Shamouti). Yếu tố ảnh hưởng đến rụng quả là
nhiệt độ cao trên 370C trong tháng 6. Tác giả Chapot. H nhận định: Sự rụng
quả xảy ra trong thời gian 1 - 2 ngày ngay sau khi hình thành quả và tăng
dần đến tháng 6. Hiện tượng trên được các nhà khoa học nghiên cứu và cùng
thống nhất, đó là hiện tượng rụng quả sinh lý. Trong năm, quá trình phát
triển quả có 2 đợt rụng quả sinh lý:
- Đợt 1 (rụng cả cuống): Sau khi ra hoa 1 tháng (tháng 3 và đầu tháng 4).
- Đợt 2: Rụng khi quả đạt 3- 4cm (cuối tháng 4 trở đi), để lại cuống.
Sau 2 đợt rụng quả sinh lý quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình đường
kính quả tăng 0,5 - 0,7mm/ngày), trước khi hình thành hạt tốc độ chậm lại ít
ngày, sau đó lại tăng nhanh đến khi đạt kích thước tối đa.
1.3.2. Một số yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cam quýt
* Một số yêu cầu về sinh thái

Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ rễ
cộng sinh với nấm. Vì vậy, đất trồng cam quýt cần đủ ẩm, thoáng khí, mực


13

nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển
của bộ rễ cam quýt. Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa lượng như
N, P, K cam quýt còn cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng như: Ca, S, Zn,
B, Mo, Mn, Mg, Fe, Cu v.v... Nếu thiếu hụt một trong các nguyên tố dinh
dưỡng trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng và phát triển kém, khả năng chống
chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làm giảm năng suất và chất
lượng sản phẩm (Viện Bảo vệ thực vật (2001), [32].
- Nhiệt độ
Theo Trần Thế Tục (1990) [29] và nhiều tác giả khác cho rằng cây
cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39oC,
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27oC. Tại nhiệt độ thấp -5oC có một số giống
có thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 400C kéo dài
trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu
hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo. Tuy nhiên cũng có giống chỉ bị hại
khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C.
Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động của cam quýt như: Sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động
của bộ rễ, sự lớn lên của quả.v.v...Bằng những nghiên cứu của mình Vũ
Công Hậu (1996) [19] cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng
dần từ 9 - 23oC. Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có
ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây
vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này
kém đi. Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có

phẩm vị ngon, mã quả đẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có
phẩm chất kém hơn.


14

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002)[27], ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ
mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh với nhiệt độ bình quân
năm >150C, tổng tích ôn từ 2.500 - 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở các
vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800m
so với mực nước biển vì những vùng này mùa đông thường có tuyết rơi và
nhiệt độ xuống tới âm 40C. Về phương diện nhiệt độ, cam quýt có thể phát
triển khắp các miền sinh thái ở Việt Nam nhưng lý tưởng nhất là khí hậu ở
vùng núi cao phía Bắc.
- Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng
tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6
cal/cm2, ứng với ánh sáng lúc 8 - 9h sáng và 4 - 5h chiều hoặc những ngày
trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy
chúng ta cần bố trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa,
vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió
đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những
ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu
bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh (2005 )[6].
- Ẩm độ và lượng mưa
Cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm
này không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho
năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ
ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ không khí
quá cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện

tượng rám nắng và nứt quả.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002)[27], lượng mưa thích hợp cho các
vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000mm, Cam cần 1.200 - 1.500, quýt cần


15

nhiều hơn từ 1.500 - 2.000, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong
đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ
khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng.
Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ
thoả mãn cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt (1.400 mm 2.500 mm), nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm,
do đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất, phẩm chất quả.
- Gió.
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí
các vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu
thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt
là gió lớn.
Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa
thường có gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh
trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng
các đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có
bão lớn.
- Đất đai.
Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1990)[29] và một số tác giả cho rằng
cây cam quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở
đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất
cát pha, đất bạc màu... Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên đất xấu, nghèo
dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn.

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002)[27], cây cam quýt có thể trồng được
trên đa số các loại đất trồng trọt ở Việt Nam: Đất thịt nặng, đất pha cát, đất
bạc màu. Tuy nhiên ở những vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao,


16

hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn. Không nên trồng cam quýt ở đất sét nặng, đất
cát già hoặc có lớp đất mặt nông, đất ong, đất có mực nước ngầm cao mà
khó thoát nước. Cũng theo tác giả này, đất trồng cam quýt tốt là đất bằng
phẳng, có cấu tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo
nước và có tầng đất dày (hơn 1m càng tốt), mực nước ngầm thấp (tối thiểu
phải sâu hơn 80cm). Như vậy, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía Bắc, phía
Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, miền Đông Nam Bộ đều thoả mãn các yêu cầu của
cây cam quýt.
Cây cam quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích
hợp nhất là từ 5,5 - 6,0, điện thế oxy hóa khử Eh > 300mV. Ở độ pH này các
nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là
đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất. Đất trồng cam
quýt cần có độ thoáng cao, nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh
trưởng và phát triển bình thường, nếu hàm lượng oxy nhỏ hơn 2% cây sẽ
ngừng sinh trưởng. Nếu chúng ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với
cam quýt thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng
năm, đất Bazan, đất dốc tụ và đất đá phiến sét. Không nên trồng cam quýt
trên đất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc
những nơi có mực nước ngầm cao mà không thể thoát được nước (Đường
Hồng Dật (2003) [9].
Tóm lại, cam quýt có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền sinh
thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc của
Việt Nam.

* Dinh dưỡng đối với cam quýt
Thực vật nói chung và cam quýt nói riêng, muốn sinh trưởng và phát
triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa
lượng cũng như vi lượng.


×