Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học của tôm tít (oratosquillina interrupta)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.1 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN PHƯỚC LỘC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM TÍT

(Oratosquillina interrupta)

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN PHƯỚC LỘC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM TÍT

(Oratosquillina interrupta)

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGs.Ts.TRẦN NGỌC HẢI



2011


Mục Lục
Phần I....................................................................................................................1
I. Giới thiệu...................................................................................................1
I.1. Mục tiêu..............................................................................................1
I.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................1
I.3. Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện.........................................................1
Phần II. Tổng quan tài liệu...................................................................................2
I. Phân loại, ñặc ñiểm hình thái, phân bố......................................................2
I.1. Vị trí phân loại....................................................................................2
I.2. Đặc ñiểm hình thái..............................................................................2
I.3. Phân bố................................................................................................4
II. Đặc ñiểm dinh dưỡng và thành thục sinh dục............................................4
II.1. Đặc ñiểm dinh dưỡng..........................................................................4
II.2. Đặc ñiểm thành thục sinh dục............................................................5
II.
Sơ lược về áp suất thẩm thấu của giáp xác biển....................................8
Phần III. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.....................................................9
I. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu............................................................9
I.1. Dụng cụ................................................................................................9
I.2. Vật liệu.................................................................................................9
II. Thu mẫu........................................................................................................9
III. Nguồn nước và xử lý nước.........................................................................9
IV. Phương pháp thí nghiệm............................................................................10
IV.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh sản của tôm tít..........................10
IV.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm dinh dưỡng của tôm tít...................................10
IV.3. Nghiên cứu khả năng thích ứng ñộ mặn của tôm tít.........................11

V. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................12
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………13


PHẦN I
I. Giới thiệu
Trong những năm vừa qua hoạt ñộng nuôi trồng và khai thác thủy sản phát
triển rất mạnh mẽ , thông qua sản lượng ñạt ñược . Theo số liệu năm 2008 nhận
thấy tổng sản lượng thủy sản từ năm 2005-2008 tăng liên tiếp và dao ñộng trong
khoảng 3,5-4,6 triệu tấn. So với năm 2005 trong ñó sản lượng nuôi trồng là 2,47
triệu tấn tăng 66,82% và sản lượng khai thác là 2,14 triệu tấn tăng 7,47% (tổng cục
thống kê, 2008). Từ kết quả ñó mà ngành thủy sản ñã mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn cho ñất nước và là nguồn thu nhập cao cho người dân .
Từ thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống và nuôi nhiều loài thuỷ
sản kinh tế như tôm sú, cua biển, cá tra, cá chẽm,… sẽ giúp cho sản lượng nuôi
trồng ngày càng tăng và phong phú .
Bên cạnh ñó việc khai thác thủy sản quá mức sẽ là một nguy cơ làm cạn kiệt
nguồn thủy sản ngoài tự nhiên , làm thay ñổi vùng sinh thái . Chính vì thế mà việc
nghiên cứu cứu các loài thủy sản kinh tế bản ñịa là ñiều rất cần thiết hiện nay. Một
trong những loài kinh tế bản ñịa là tôm tít .
Tôm tít là loài tôm có kích thước lớn và có tập tính ñào hang ở nền ñáy cát
hay bùn cát . Là một loài có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, dai chắc, ngọt,
ngon. Đây là loài kinh tế cao vì vậy việc nghiên cứu về loài này là rất cần thiết, vì
các nghiên cứu hiện nay về loài này chủ yếu là tập trung vào phân loại hay mô tả
hay những bài viết ngắn, chính vì vậy ñề tài“Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh
học của tôm tít (Oratosquillina interrupta)” ñã ñược ñặt ra .
I. 1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của tôm tít ñể làm cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo về ương nuôi và sản xuất giống, góp phần ña dạng ñối tượng
nuôi thuỷ sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .


-

I.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ñặc ñiểm dinh dưỡng của tôm tít
Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh sản của tôm tít
Nghiên cứu khả năng ñiều hòa áp suất thẩm thấu của tôm tít.

I.3 Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện
Từ tháng 05/2010 ñến tháng 09/2010
Địa ñiểm: Trại thực nghiệm Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải Sản – Khoa Thuỷ Sản
- Trường Đại Học Cần Thơ .

1


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Phân loại, ñặc ñiểm hình thái, phân bố
I.1 Vị trí phân loại
Theo ( thì giáp xác chân miệng gồm có 128
loài, thuộc 10 họ trong 7 tổng họ và tôm tít có hệ thống phân loại:
( />Bộ :Stomatopoda (Latreille, 1817)
Họ: Squillidae (Latreille, 1802)
Giống: Oratosquillina (Manning, 1995)
Loài: Oratosquillina interrrupta (Kemp, 1911)
I.2 Đặc ñiểm hình thái
Tôm tít có 5 ñôi chân hàm, 3 ñôi chân ngực, 5 ñôi chân bơi gắn dưới các ñốt
bụng tương ứng từ I-V và một ñôi chân ñuôi thường có gai lớn (Manning,1995).

Một ñiểm nổi bật dễ nhận biết nhất của tôm tít là ñôi càng lớn với hàng răng
cưa sắt nhọn nằm ở ñốt ngón ( />Cơ thể tôm gồm 2 phần chính là phần ñầu-ngực và phần bụng, giáp ñầu ngực
ngắn không phủ hết bốn ñốt ngực cuối (Nguyễn Văn Chung và ctv. 2000).
Tuỳ vào các loài khác nhau mà có ñặc ñiểm hình thái khác nhau.
Theo Trần Chí Liên (2010) loài Harpiosquilla harpax: chuỷ dạng tam giác,
giác mạc có hai thùy, giáp ñầu ngực có gờ giũa và mép sau bên của giáp ñầu ngực
lõm sâu. Loài Neyakea neap: phiến chủy có dạng hình thang ñỉnh phẳng, mắt chia
hai thùy, gờ phân nhánh ở giửa có dạng chữ “Y” kéo dài qua ñiểm lõm mặt lưng
của giáp ñầu ngực. Loài Oratosquillina interrupta: giáp ñầu ngực có gờ màu ñỏ
thẩm, rãnh có màu xanh lục, mặt lưng có màu xanh olive nhạt, có ñốm nâu trên gờ
giữa của telson.

2


Hình 2.1: Đặc ñiểm hình thái ngoài của tôm tít
1. chủy; 2. vỏ ñầu ngực; 3. mắt; 4. râu I; 5. ngọn râu II; 6. vảy râu II; 7. chân hàm
I; 8. chân móc; 9. chân hàn III; 10. chân hàm V; 11. gai bụng; 12. gờ ñốt bụng
VIII; 13. cơ quan giao cấu ñực; 14. chân bò III; 15. mang; 16. chân bơi V; 17.
chân ñuôi; 18. ñốt ñuôi. (Nguồn: Nguyễn Văn Chung và ctv. 2000)

Hình 2.2: Sơ ñồ phần trước của giáp ñầu ngực
(Nguồn: Manning, 1999)

3


Theo Manning (1995) tuỳ theo chức năng của ñôi càng sẽ chia tôm tít thành
hai nhóm: “ñâm” và “ñập”. Loài thuộc nhóm “ñâm” có ñôi càng rất lớn và ñốt
ngón thon dài, mảnh. Các loài nhóm “ñập” có ñôi càng ngắn, ñốt ngón chắc khoẻ

và ở gốc phòng ra. Có tới ba phần tư của tổng loài thuộc bộ chân miệng bắt mồi
bằng “ñâm”, số còn lại bắt mồi bằng “ñập”.

Hình 2.3: Hình dạng càng của tôm tít. A. càng bắt mồi dạng “ñập”; B. càng bắt
mồi dạng “ñâm” (Nguồn: Manning, 1999)
I.3 Phân bố
Phân bố rộng Ấn Độ-Thái Bình Dương, Tây Ấn Độ Dương –Nhật Bản,
Australia như các loài : Gonodactyus bredini, Odonodactylus scyllarus,
Oratosquilla oratoria,.. (www.hk-fish.net/).
Ở Việt Nam tôm tít chủ yếu phân bố ở vịnh Bắc Bộ, Nha Trang, vùng biển từ
Quảng Ninh-Kiên Giang với một số loài phổ biến như : Harpiosquilla harpax,
Miyakea nepa, Lysiosquillina maculata (Nguyển Văn Chung và ctv.2000).
II. Đặc ñiểm dinh dưỡng và thành thục sinh dục
II.1 Đặc ñiểm dinh dưỡng
Brusca and Brusca (2003) mô tả quá trình tiêu hóa ở giáp xác : thức ăn vào
miệng, ñược tiêu hóa cơ học tại ruột và tiêu hóa hóa học ở ruột giữa . Ở giáp xác
10 chân ruột trước phát triển thành dạ dày và chia thành 2 phần tâm vị và môn vị .
Thức ăn ñược giữ ở dạ dày tâm vị nơi chứa bộ nghiền của hàm nghiền dạ dày.
Trước khi ñưa vào dạ dày môn vị có những khối cơ di chuyển các xương nhỏ và
ñược thấm qua van tâm môn vị, van này chỉ cho phép những phần tử nhỏ ñi qua
(Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư.2010).
4


Trần Chí Liên (2010) tôm tít sống ở nước mặn, săn mồi theo hình thức rình
mồi chủ yếu : tôm, cua, cá, mực, giun nhiều tơ và ñồng loại của chúng,...Khi con
mồi xuất hiện chúng sử dụng ñôi càng có vận tốc nhanh và lực ñập mạnh và bắt
mồi . Tuỳ theo chức năng của các chân bắt mồi mà con mồi bị bắt sẽ khác nhau
(Wortham-Neal 2002).
Hill (1979) nghiên cứu về dinh dưỡng cua, thì thành phần thức ăn trong ống

tiêu hoá có 50% nhuyễn thể, 29% mãnh vụn hữu cơ và 21% là giáp xác ít thấy cá
trong ống tiêu hoá (trích dẫn Phạm Văn Quyết 2008).

Hình 2.4: Hệ tiêu hóa tôm tít nhìn từ mặt lưng.
10. dạ dày; 11. dạ dày tâm vị;12. dạ dày môn vị; 13. ruột giữa; 14. gan tụy. 15.
trực tràng
(Nguồn: Bliss và Mantel (1983))

5


II.2 Đặc ñiểm thành thục sinh dục
Vòng ñời tôm tít trãi qua giai ñoạn hình thái : trứng, ấu trùng(nauplius,
protozoa, mysis), hậu ấu trùng, giống, tiền trưởng thành và trưởng thành
(htpp://www.creationwiki.org/Mantis_Shirmp) ñược mô tả như sau :
+ Giai ñoạn trứng : trứng chìm xuống ñáy và nằm trên nền ñất. Hầu hết trứng
ñược ñẻ trong môi trường nước mặn.
+ Giai ñoạn ấu trùng
++ Ấu trùng nauplius : có 5 giai ñoạn nauplius, sống trôi nổi trong môi
trường nước .
++ Ấu trùng protozoa : chúng bắt ñầu phát triển phần miệng và phần bụng .
++ Ấu trùng mysis : giai ñoạn này chân và râu bắt ñầu hình thành .
+ Giai ñoạn hậu ấu trùng : chân bò và chân bơi ñã phát triển và có kích thước
lớn hơn giai ñoạn mysis .
+ Giai ñoạn giống : kích thước tôm nhỏ, cơ thể trong suốt và có chuỹ dài hơn
so với tôm trưởng thành .
+ Giai ñoạn tiền trưởng thành : tôm có hình dạng tương tự như tôm trưởng
thành .
+ Giai ñoạn trưởng thành : thành thục về sing dục .
Khi trưởng thành tôm tít cái có thể bắt cặp với con ñực nhiều lần và khoảng

cách giữa hai lần sinh sản thứ nhất và lần sinh sản thứ hai là 40 ngày (Hamano và
Matsuura 1984). Mùa vụ sinh sản ( Manning 1969) ñã nghiên cứu loài
Harpiosquilla hapax có thể sinh sản cả năm và tập trung vào tháng 8-12. Con ñực
trưởng thành có chiều dài 71-188mm, con cái 64-248mm. Loài Harpiosquilla
melanoura sinh sản tháng 9-11 vùng biển Đông Nam Ấn Độ (Lyla et al. 1999) .
Tập tính giao vĩ
Tôm tít thành thục trước khi giao vĩ chúng cần một thời gian làm quen nhau,
con ñực sẽ phát tín hiệu ñể con cái nhận biết, tôm tít có thể bắt cặp trong mọi
trường nuôi nhân tạo (Trương Quốc Thái và Nguyễn Thành Nhơn 2009). Khi giao
vĩ con ñực sẽ cưỡi lên lưn con cái, dùng các ñôi chân hàm giữ con cái, sau ñó con
ñực xoay con cái lại ñể mặt bụng của con cái áp vào mặt bụng của con ñực, tiếp
theo con ñực sẽ chuyển túi tinh sang con cái qua lỗ sinh sản ñể thụ tinh cho trứng
tronh khi sinh sản hay con cái có thể loại bỏ túi tinh ñó

6


Hình 2.5: Hình thức giao vỹ của tôm tít Gonodactylus bredini
(Nguồn: Dingle and Caldwell, 1972)
Đẻ và ấp trứng
Sau khi giao vĩ một thời gian tôm cái sẽ sinh sản, tôm cái nằm trên cát hay ở
trong hang, gập thân lại và ñẻ trứng. Trứng ra ngoài qua lỗ sinh sản cùng với tuyến
chất nhờn. Trứng dính riêng biệt trên một chiếc ñĩa có màu trắng, tôm thường sinh
sản bất cứ thời gian nào trong ngày và thường là vào ban ñêm, thời gian sinh sản
kéo dài khoảng 1-2 giờ (Hamano và Matsuura 1984).
Sau khi ñẻ xong tôm cái sẽ lật lại như bình thường, ñĩa trứng sẽ ñược di
chuyển từ giữa bụng lên miệng, các ñôi chân hàm có nhiệm vụ bảo vệ trứng và
ñảo trứng ñể cung cấp oxy cho trứng (Hamano và Matsuura 1984).
Ở nhiệt ñộ 27-29oC trứng sẽ nở vào ngày thứ 13-15 (loài Harpiosquilla
harppax). Thời gian ấp trứng tuỳ thuộc vào nhiệt ñộ, loài Oratosquilla oratoria ở

19oC trứng nở ở ngày thứ 23 (Hamano và Matsuura 1987).
Sức sinh sản
Kodama et al,.(2004) xác ñịnh sức sinh sản của loài Oratosquilla oratoria từ
19.300-92.300 trứng/cá thể với chiều dài 8cm và 14cm với kích thước thành thục
lần ñầu 7Ngoài ra Trương Quốc Thái và Nguyễn Thành Nhơn (2009) ñã nghiên cứu
sản xuất giống tôm tít nhân tạo thí nghiệm (Harpiosquilla harpax de Haan, 1844)
thì số trứng trung bình/cá thể là 246.906 trứng với chiều dài 18,04cm và khối
lượng 60,89g.

7


III. Sơ lược về áp suất thẩm thấu của giáp xác biển
Theo Marshell, 2002 (trích bởi Nguyễn Hương Thuỳ, 2010) có hai cơ chế
thích nghi ñối với xự gia tăng ñộ mặn mối trường sống : gia tăng áp suất thẩm thấu
ñến lúc cân bằng với môi trường hoặc giữ áp suất thẩm thấu ổn ñịnh ñến khi
không còng khả năng ñiều hoà nữa sẽ chết. Tôm tít là loài thuộc cơ chế thứ nhất.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư (2010) thì giáp xác biển có nồng ñộ
thẩm thấu ñẳng trương. Thành phần ion chính của máu và dịch tế bào khác với
môi trường ngoài, ñể duy trì thì cần tốn năng lượng cho quá trình ñiều hoà, liên kết
giữa ion và protein của máu, thiết lập hệ thống cân bằng Gibbs-Donan, vận chuyển
ion tích cực, thải ion trong nước tểu. Và khi ñộ mặn giảm chúng ñiều hoà bằng
cách : giảm tính thấm bề mặt cơ thể, giảm nồng ñộ thẩm thấu máu, thay ñổi nồng
ñộ thẩn thấu dịch tế bào, cơ chế vận chuyển tích cực.
Vũ Ngọc Út (2006) nghiên cứu sự ảnh hưởng củ ñộ mặn lên tỉ lệ sống của
cua Scylla paramamosain với kích thước mai 5,5-52,7mm ở ñộ mặn 0, 5, 10, 15,
20, 25 và 30 ppt với thời 45, 60 và 70 ngày . Kết quả cua giống phát triển kém và
tỉ lệ sống thấ ở ñộ mặn 5, 10 ppt. Ở ñộ mặn 15-25ppt cua tăng trưởng nhanh hơn,
số cua lột nhiều hơn và tỉ lệ sống cao hơn, vì ñộ mặn thích hợp cho sinh trưởng và

phát triển là 15-25ppt, và tốt nhất là 20-25ppt. Cua chết hoàn toàn ở ñộ mặn 0ppt
trong vòng 3 ngày trong thí nghiệm này, tuy nhiên vẫn bắt gặp cua ngoài tự nhiên
sống ở ñộ mặn 0ppt ở vùng cửa sông .
Dương Thuý Yên và ctv.(2004) ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) ở
ñộ mặn thấp 15ppt và giảm với tốc ñộ 2ppt, 8 ngày sau tỉ lệ sống là 82,8-97,0% và
tăng trưởng tốt ở ñộ mặn 0,56ppt nhưng tỉ lệ sống lại thấp so với ñộ mặn của nước
>1ppt (73,0-81,1%) và với ñộ mặn 0ppt tôm không thể sống hơn 45 ngày.

8


PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
I.1 Dụng cụ
-

Bể composite lớn (10 m3) ñể chứa nước
Bể composite nhỏ (500L)
Máy bơm nước, máy thổi khí
Cân ñiện tử, thước ño, kính hiển vi
Máy ño áp suất thẩm thấu
Máy ño oxy, khúc xạ kế, nhiệt kế.
Các bộ test pH, N-NH3
Bộ giải phẫu
Ống ependoff, kim tiêm, găng tay,..
Vật dụng khác (ñá bọt, dây thổi khí, vợt, lưới,..)

2 bể

6 bể

I.2 Vật liệu
* Tôm tít
Tôm phải ñảm bảo
- Cơ thể còn nguyên vẹn, không bị xây xát hay mất phụ bộ
- Màu sắc sáng ñẹp, hoạt ñộng mạnh
- Khối lượng ≤ 25g/con.
II. Thu mẫu
Tôm tít ñược mua từ Bạc Liêu và ñược vận chuyển sống về phòng thí nghiệm
Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải Sản – Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ.
Tổng cộng : 600 con.

III. Nguồn nước và xử lý nước
-

Nước ngọt: sử dụng nước máy.
Nước mặn: nước ót có ñộ mặn 60-80‰
9


Chuẩn bị nước
Nước biển có ñộ mặn 60-80‰ ñược xử lý chlorine 200ppm, sau ñó sục khí mạnh
cho ñến khi hết chlorine, sau ñó pha thêm nước máy ñể nước có ñộ mặn tương ứng
với các ñộ mặn sử dụng và ñược lọc qua túi lọc mịn .
IV. Phương pháp thí nghiệm
IV.1 Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học sinh sản của tôm tít
Số mẫu : 42 con.
Kích cỡ : 11-22g/con.


-

Nghiên cứu mối tương quan giữa sự thành thục và kích thước của tôm dựa
trên chiều dài tổng và khối lượng của tôm tít và ñối chiếu với ñặc ñiểm hình
thái tuyến sinh dục.

-

Mô tả các giai ñoạn thành thục của tuyến sinh dục thông qua chiều dài, khối
lượng, màu sắc buồng trứng.

-

Đường kính trứng: ñường kính trứng ñược ño bằng thước ño trên kính hiển
vi, 40 trứng.

-

Xác ñịnh hệ số thành thục GSI (Gonadosomatic index): GSI ñược xác ñịnh
cho từng giai ñoạn thành thục của tôm theo công thức:
GSI = 100 x (Khối lượng tuyến sinh dục)/(Khối lượng tôm)

-

Xác ñịnh sức sinh sản

* Sức sinh sản tuyệt ñối (F): tính theo Banegal và Braum, (1968) (Trích dẫn bởi
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004)
F = n G/g
Trong ñó:

G: là khối lượng buồng trứng (g)
g: khối lượng 1 mẫu trứng ñược lấy ra ñể ñếm
n: số lượng trứng trung bình có trong 1 mẫu trên (mẫu trứng
ñược lấy ñể ñếm ở 3 vị trí: ñầu, giữa và cuối của buồng trứng).
* Sức sinh sản tương ñối: của tôm = Sức sinh sản tuyệt ñối/khối lượng tôm cái.
IV.2 Nghiên cứu ñặc ñiểm dinh dưỡng của tôm tít
Số mẫu : 350 con.
Kích cở : 6-25g/con.

10


Thức ăn ñược lấy ra khỏi ống tiêu hoá sau ñó cho vào nước cất, lắc ñều rồi
ñưa lên lam phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện, phương pháp ñếm số
lượng (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
♦ Phương pháp tần số xuất hiện: Tần số xuất hiện của một loại thức ăn là số ống
tiêu hoá hiện diện loại thức ăn ñó trên tổng số ống tiêu hoá quan sát ñược tính ra
phần trăm. Phương pháp này ñược tiến hành như sau
-

Liệt kê và ghi nhận lại các loại thức ăn hiện diện trong mỗi mẫu quan sát

-

Số lượng ống tiêu hoá hiện diện mỗi loại thức ăn ñược cộng lại. Sau ñó tính
ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.

♦ Phương pháp số lượng: Đếm từng loại thức ăn, thống kê lại số lượng của mỗi
loại thức ăn (số lượng cá thể). Từ ñó xác ñịnh số lượng trung bình của mỗi loại
thức ăn như sau

-

Lấy thức ăn trong dạ dày tôm pha loãng với nước cất. Sau ñó cho buồng
ñếm 1 ml và quan sát trên kính hiển vi ñể ñếm số lượng từng loại thức ăn.
Các phiêu sinh thực vật ñược phân tích ñịnh lượng theo phương pháp của
Boyd và Tucker (1992), sử dụng buồng ñếm Sedgwich-Rafter (trích dẫn bởi
Lan, 2000)

-

Tính lượng thức ăn từng loại, ta có công thức
T x 1000 x Thể tích nước pha loãng
Y = -----------------------------------------------A x N x Thể tích mẫu ban ñầu
Y: Số lượng từng loại thức ăn (cá thể)
T: Số lượng loại thức ăn ñếm ñược
A: Hệ số thấu kính và vật kính (A=1)
N: Số ô ñếm
IV.3 Nghiên cứu khả năng thích ứng với ñộ mặn của tôm tít

Tôm mua về ñược thuần hóa trong bể lớn ít nhất là 1 tuần và cho ăn thức ăn
giống nhau trước khi ñưa vào thí nghiệm. Khi bố trí thí nghiệm sẽ chọn ngẫu
nhiên tôm trong bể thuần dưỡng cho vào bể thí nghiệm.
Tôm ñược bố trí vào 3 bể composite (1 bể ñối chứng không thay ñổi ñộ mặn,
2 bể thuần ñộ mặn) với mật ñộ 30 con/ bể, (thể tích 500 lít và cột nước 60cm) có
ñộ mặn bằng với ñộ mặn ở bể nuôi dưỡng, và ñược sục khí liên tục.

11


Phương pháp thuần hóa ñược thực hiện bằng cách tăng hay giảm ñộ mặn

2‰/ngày thông qua việc cho nước ngọt hay nước ót vào bể cho ñến khi tôm bắt
ñầu chết (chết mức 50% và 100%).Trong thời gian thí nghiệm tôm ñược cho ăn 1
lần/ngày vào lúc 18h và vệ sinh bể vào sáng hôm sau.
Hàng ngày, sau khi thuần 6 giờ tiến hành thu máu 3 tôm trên mỗi bể. Máu
ñược thu từ tim hoặc mặt bụng của mỗi tôm khoảng 0,1–0,3 mL và ñược giữ lạnh
ở -80oC ñể ño áp suất thẩm thấu (ASTT), ñồng thời ño ASTT của nước ở thời
ñiểm thu mẫu tôm. So sánh mối tương quan giữa ñộ mặn, ASTT nước và ASTT
của tôm. Ngoài ra, cần xác ñịnh ñộ mặn, ASTT của tôm và thời gian tôm bắt ñầu
chết (chết 50% và 100%).
* Các yếu tố môi trường cũng ñược theo dõi như sau
Chỉ tiêu

Đơn vị

Thời gian

Phương pháp

Nhiệt ñộ

o

C

2 lần/ngày

Nhiệt kế

Oxy hòa tan


mg/l

2 lần/ngày

Máy ño

Độ mặn



2 lần/ngày

Khúc xạ kế

2 lần/ngày

Test Germany

1tuần/lần

Test Germany

pH
N-NH3

mg/l

Các chỉ tiêu nhiệt ñộ, oxy hòa tan, ñộ mặn, pH ñược ño 2 lần/ngày vào buổi
sáng và chiều.
V. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu ñược tính toán các giá trị trung bình, max, min, phần trăm và xử
lý thống kê ñể xem xét sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương pháp phân
tích ANOVA một nhân tố, Ducan Multiple Range Test (sử dụng phần mềm SPSS
13.0), Excel.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahyong, S.T., T.Y. Chan and Y.J. Liao, 2008. A catalog of the mantis shrimp
(Stomatopoda) of Taiwan. National Taiwan Ocean University. Keelung.
203p.
Bliss, D.E. and L.H. Mantel, 1983. Internalanatomy and physiology
regulation: In The Biology of Crustacea. Vol.5. Academic press. New
York.
Brusca, R.C and G.I. Brusca, 2003. Invertebrates. Second Edition.
Massachussete. p651-653.
Dingle, H. and R.L. Caldwell, 1978. Ecology and morphology of feeding and
agonistic beharvior in mudflat stomatopoda (squillidae). Biol. Bull.
155:134-149.
Dingle, H. and R.L.Caldwell, 1972. Reproductive and maternal behavior of the
mantis
shrimp
Gonodactylus
bredini
Manning
(Crustacea:
Stomatopoda). Biol. Bull. 142:417-426.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư. 2010. Một số vần ñề về sinh lý cá và
giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 152 trang.

Drury, R.A.B. and E.A. Wallington. 1967. Carleton’s histological technique. 4th
edition. Oxford University Press. London.
Haddy, J.A., 2000. Review the known biology and distribution of all recently
approved “permitted fish” species associated with the trawl fishery.
p153-171.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn ñề về sinh lý cá và
giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 152 trang.
Đỗ Thị Thanh Hương, 2008. Ảnh hưởng của ñộ mặn thấp lên ñiều hoà áp suất
thẩm thấu và hoạt tính men na+/k+ Atpase ở tôm thẻ chân trắng (
Litopenaeus vannamei). Tạp chí khoa học. Đại Học Cần Thơ.
Hamano, T., S. Matsuura, 1987. Egg size, duration of incubation and larval
development of the Japanese mantis shrimp in the laboratory. Nippon.
Suikan. Gakkaishi. 53:23-39.
Kodama, K., T. Yamakawa, I. Aoki, M. Fukuda and T. Shimizu, 2003.
Salinity Tolerance of Pelagic Larvae of the Japanese Mantis Shrimp
Oratosquilla oratoria in Tokyo Bay. Bulletin of the Japanese Society of
Fisheries Oceanography. 67(3):141-147.
Lyla, P.S., K. Panchatcharam and S.A. Khan, 1999. Breeding biology of the
stomatopod Harpiosquilla
melanoura
(Crustacea:
Stomatopoda)
occurring in Parangipettai waters, south-east coast of India. Indian J.
Mar. Sci. 28:87-88.
Manning, R.B. 1967. Review of the genus Odontodactylus (Crustacea:
Stomatopoda). Proc. U.S. Natl. Mus. 123(3606):1-33.

13



Manning, R.B. 1995. Stomatopod Crustacea of Vietnam: the legacy of Raoul
Serène.Tokyo, Crustacean Research, The Carcinological Society of
Japan. Special Number 4:339 p.
Nguyễn Hương thùy, 2010. Ảnh hưởng của ñộ mặm khác nhau lên sư5 ñiều hòa
áp suất thẩn thấu và tăng trưởng của lương ñồng ( Monopterus albus) giai
ñoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại Học Cần Thơ. 69
trang.
Manning, R.B. 1999. The living marine resources of the Western central
Pacific. In: FAO species indentification guide for fishery purposes. Vol
2, 828-849p
Morgan, S.G. and J.W. Goy, 1987. Reproduction and larval development of the
mantis shrimp Gonodactylus bredini (Custacea: Stomatopoda)
maintained in the laboratory. J. Crust. Biol. 7:595-618.
Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự. 2000. Động vật chí Việt
Nam- quyển 1 tôm biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 263 trang.
Reddy, H.R.V. and S.L. Shanbhogue, 1994. The reproductive biology of the
mantis shrimp, Oratosquillina nepa (Latreille) from Mangalore.
Mahasagar. 27:67-72.
Trần Chí Liên, 2010. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của tôm tít (Squillidae).
Trương Quốc Thái và Nguyễn Thành Nhơn. 2009. Kết quả bước ñầu thử
nghiệm sản xuất giống nhân tạo tôm tít (Harpiosquilla harpax De Haan,
1884). Bản tin Viện nghiên cứu NTTS III. số 1.
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định. 2004. Giáo trình phương pháp nghiên cứu
sinh học cá. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 81 trang.
Wortham-Neal, J., 2002. Reproductive morphology and biology of male and
female mantis syhrimp (Stomatopoda: Squillidae). Journal of crustacean
biology. 22(4):728-742 Encyclopedia of creation science.
/> /> /> /> /> />=331532
. The Lucker’s guild to Stomatopods.
/> />

14



×