Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TÌM HIỂU một số CHỈ TIÊU SINH lý, SINH THÁI của cá mè VINH (barbodes gonionotusbleeker, 1850) GIAI đoạn PHÔI, cá bột và cá HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.33 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM THỊ THỦY

TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA CÁ MÈ VINH (Barbodes gonionotus Bleeker, 1850)
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

12/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA CÁ MÈ VINH (Barbodes gonionotus Bleeker, 1850)
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. PHẠM MINH THÀNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
PHẠM THỊ THỦY
MSSV: 3072965


Lớp: NTTS K33

12/2011


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Lòng thành kính biết ơn thiêng liêng và sâu sắc nhất đến công ơn sinh thành và
dưỡng dục trời biển của cha, mẹ.
Thành kính biết ơn!
Thầy Phạm Minh Thành đã tận tình chỉ dạy, quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong
quá trình học tập, định hướng nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Thầy cố vấn và quý thầy, cô khoa Thủy Sản cùng quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình học tập tại trường để em có được thành quả như ngày hôm nay.
Chân thành cám ơn!
Thầy Trần Văn Đua, Lê Sơn Trang và anh Nguyễn Hồng Quyết Thắng tại trại cá
thực nghiệm - Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt các thí nghiệm.
Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Thanh Liêm và tập thể các bạn
lớp Bệnh học thủy sản K33 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cám ơn

Phạm Thị Thủy

i



TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá mè vinh (Barbodes
gonionotus Bleeker, 1850) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” được tiến hành từ
tháng 09/2011 đến tháng 12/2011 tại trại cá thực nghiệm - Khoa Thủy Sản -Trường
Đại học Cần Thơ. Đề tài được thực hiện với mục tiêu thu thập một số dữ liệu về các
chỉ tiêu sinh lý và sinh thái của phôi, cá bột và cá hương của cá mè vinh, để góp
phần làm cơ sở phát triển kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo các loài cá nuôi đạt hiệu
quả cao hơn. Với các nội dung xác định nhiệt độ không sinh học của cá, xác định
ngưỡng nhiệt độ, oxy, pH và độ mặn của phôi tự do, cá bột và cá hương, xác định
tiêu hao oxy của phôi tự do, cá bột và cá hương. Kết quả thu được: Nhiệt độ không
sinh học của cá mè vinh trung bình là 10oC. Ngưỡng nhiệt độ trên của phôi tự do cá
mè vinh là 38,7 ± 0,5oC và ngưỡng nhiệt độ dưới của phôi tự do cá mè vinh là 8,1±
0,5oC. Ngưỡng nhiệt độ trên của cá bột mè vinh là 39,1 ± 0,5oC và ngưỡng dưới của
cá bột loài này là 7,7 ± 0,7oC. Ngưỡng nhiệt độ trên của cá hương mè vinh là 39,6 ±
0,4oC và ngưỡng dưới của cá hương loài này là 7,2 ± 0,5oC. Ngưỡng oxy của phôi
tự do cá mè vinh trung bình là 1,44 mg/lít. Ngưỡng oxy của cá bột mè vinh trung
bình là 1,25 mg/lít. Ngưỡng oxy của cá hương mè vinh trung bình là 1,08 mg/lít.
Cường độ hô hấp của phôi tự do cá mè vinh trung bình là 0,45mgO2/g/giờ. Cường
độ hô hấp của cá bột mè vinh trung bình là 0,81mgO2/g/giờ. Cường độ hô hấp của
cá hương mè vinh trung bình là 0,54mgO2/g/giờ. Ngưỡng pH trên của phôi tự do cá
mè vinh là 9,3 ± 0,3 đơn vị và ngưỡng pH dưới của phôi tự do cá mè vinh là 5 ± 0
đơn vị . Ngưỡng pH trên của cá bột mè vinh là 9,7 ± 0,3 đơn vị và ngưỡng pH dưới
của cá bột loài này là 4,7 ± 0,3 đơn vị. Ngưỡng pH trên của cá hương mè vinh là 10
± 0 đơn vị và ngưỡng pH dưới của cá hương loài này là 4,3 ± 0,3 đơn vị. Ngưỡng
độ mặn của phôi tự do cá mè vinh trung bình là 11,3o/oo. Ngưỡng độ mặn của cá bột
mè vinh trung bình là 11,7o/oo. Ngưỡng độ mặn của cá hương mè vinh trung bình là
12,3o/oo.

ii



MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ......................................................................................................i
TÓM TẮT ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ v
DANH SÁCH HÌNH . ........................................................................................ v
Phần I: Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.1. Giới thiệu ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
1.2.2 Nội dung của đề tài ........................................................................................... 2
Phần II: Lược khảo tài liệu ....................................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................................ 3
2.1.1 Phân loại ........................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố .............................................................................................. 5
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống ................................................................................ 5

2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH và độ mặn .............................................. 5
2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ........................................................................... 5
2.2.2 Ảnh hưởng của oxy.. ................................................................................ 6
2.2.3 Ảnh hưởng của pH …………………… .................................................... 8
2.2.4 Ảnh hưởng của độ mặn ............................................................................ 8
Phần III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 9
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 9
3.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 9

3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................ 9
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 9
3.2.3 Thức ăn thí nghiệm .......................................................................................... 10
3.2.4 Nguồn nước cho thí nghiệm ............................................................................. 10
3.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .................................................................... 10
3.3.1 Xác định nhiệt độ không sinh học ..................................................................... 10
3.3.2 Xác định ngưỡng nhiệt độ ................................................................................ 11
3.3.3 Xác định ngưỡng oxy........................................................................................ 11
3.3.4 Xác định cường độ hô hấp ................................................................................ 12

3.3.5 Xác định ngưỡng pH .............................................................................. 13

iii


3.3.6 Xác định ngưỡng độ mặn ....................................................................... 15
3.4 Phương pháp xử lý đánh giá số liệu…...... ................................................. 16
Phần IV: Kết quả và thảo luận ..................................................................... 17
4.1. Nhiệt độ không sinh học của cá mè vinh (To) ....................................................... 17
4.2. Ngưỡng nhiệt độ của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh ......................... 18
4.3. Ngưỡng oxy của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh ................................ 20
4.4. Cường độ hô hấp của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh ......................... 21

4.5. Ngưỡng pH của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh .......................... 23
4.6. Ngưỡng độ mặn của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh..................... 24
Phần V: Kết luận và đề xuất ......................................................................... 27
5.1. Kết luận .................................................................................................... 27
5.2. Đề xuất .................................................................................................... 28
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 29
Phụ lục ........ .................................................................................................... 30


iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM THỊ THỦY

TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH THÁI
CỦA CÁ MÈ VINH (Barbodes gonionotus Bleeker, 1850)
GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

12/2011

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Nhiệt độ không sinh học của cá mè vinh ……… .............................. 17
Bảng 4.2: Ngưỡng nhiệt độ của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh....... 18
Bảng 4.3: Ngưỡng oxy của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh ............ 20
Bảng 4.4: Cường độ hô hấp của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh ..... 22
Bảng 4.5: Ngưỡng pH của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh .............. 23
Bảng 4.6: Ngưỡng độ mặn của phôi tự do, cá bột và cá hương cá mè vinh ....... 25


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker, 1850) .............................. 3

i


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển
đáng kể, giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, cung cấp nguồn
thực phẩm vô cùng quý giá cho con người, góp phần giải quyết việc làm cũng như
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả nước. Trong đó nổi bật nhất là
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích rộng lớn xấp xỉ 4 triệu
ha, chiếm 12% diện tích cả nước, địa hình bằng phẳng, sinh cảnh đa dạng, nguồn
lợi phong phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu ấm áp quanh năm. Đây là
điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt.
Cá mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker, 1850) là loài cá có giá trị kinh tế cao,
thịt cá thơm ngon, có năng suất cao, tiêu thụ khá mạnh cả ở thành thị và nông
thôn….Cá mè vinh có đặc tính dễ nuôi, phổ thức ăn rộng bao gồm phiêu sinh
động thực vật, mùn bã hữu cơ và thực vật thủy sinh thượng đẳng có sẵn trong môi
trường nước và thực vật mềm trên cạn. Do đó nó chiếm một vị trí quan trọng trong
đàn cá nuôi. Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt rất phát triển nên vấn đề sản
xuất con giống để đáp ứng kịp thời cho người dân là rất cần thiết. Nghề nuôi cá
mè vinh đã góp phần tích cực cho việc chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, giảm
việc khai thác quá mức cá tự nhiên, đồng thời phục hồi và phát triển nguồn lợi cá
tự nhiên. Trong suốt quá trình phát triển, sinh trưởng và sinh sản, hầu hết các loài
cá đều trải qua quá trình biến đổi phức tạp dưới tác dụng của các yếu tố môi

trường, trong đó nổi bật nhất là: nhiệt độ, oxy, pH và độ mặn. Các yếu tố này sẽ
ảnh hưởng đến toàn bộ vòng đời của cá, từ khi còn là trứng trong bụng mẹ cho
đến khi được đẻ ra môi trường bên ngoài. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ trải qua
quá trình sinh trưởng và phát triển để trở thành cá thể trưởng thành và tham gia
vào sinh sản. Quá trình phát triển phôi sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường nhiều nhất vì đây là giai đoạn biến đổi sinh lý, sinh thái phức tạp, từ một
trứng đã được thụ tinh qua quá trình biến đổi dưới tác dụng của môi trường để trở
thành phôi tự do. Phôi tự do có hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh hoặc phát triển
đến giai đoạn phôi nang thì dừng lại, đều chịu sự chi phối bởi: nhiệt độ, oxy, pH
và độ mặn.

1


Để góp phần nâng cao kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương một số loài cá nước
ngọt mà đề tài “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá mè vinh
(Barbodes gonionotus Bleeker, 1850) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” được
thực hiện.

1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
Thu thập một số dữ liệu về các chỉ tiêu sinh lý và sinh thái của phôi, cá bột và cá
hương của cá mè vinh, để góp phần làm cơ sở phát triển kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo các loài cá đạt hiệu quả cao hơn.

1.2.2 Nội dung của đề tài
Ø Xác định ngưỡng nhiệt độ, O2, pH, độ mặn của phôi tự do, cá bột và cá hương.
Ø Xác định nhiệt độ không sinh học của cá.
Ø Xác định cường độ hô hấp của phôi tự do, cá bột và cá hương.


2


Phần II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá mè vinh được phân
loại như sau:
Ngành:

Vertebrata

Ngành phụ: Craniata
Tổng lớp:

Grathostomata

Lớp:

Osteichthyes

Bộ:

Cypriniformes

Họ:

Cyprinidae


Giống:
Loài:

Barbodes
Barbodes gonionotus Bleeker, 1850

Tên Việt Nam: Cá mè vinh

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 1: Cá mè vinh Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850)

3


Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá mè vinh có những
đặc điểm sau:
Đầu nhỏ, dạng hình nón. Mõm tù, ngắn, miệng trước, hẹp bên. Góc miệng chạm
với đường thẳng đứng kẻ từ bờ trước của mắt, rạch miệng xiên. Môi trơn, rãnh sau
môi trên liên tục, rãnh sau môi dưới gián đoạn ở giữa. Có hai đôi râu: râu mõm và
râu mép, râu kém phát triển, dài tương đương nhau và tương đương với ½ đường
kính của mắt. Mắt to, lệch về nửa trên của đầu và gần chóp mõm hơn gần điểm
cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng và cong lồi.
Thân dẹp bên, có dạng hình thoi. Vảy lớn, phủ khắp thân, đầu không có vảy. Có
1,5 hàng vảy phủ lên gốc vi lưng, một hàng vảy phủ lên gốc vi hậu môn và ba
hàng vảy phủ lên gốc vi đuôi. Vảy nách gốc vi bụng hình mũi mác và dài hơn
chiều dài gốc vi bụng. Đường bên hoàn toàn, xuất phát từ mép trên của lỗ mang,
hơi cong xuống bụng và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi.
Khởi điểm gốc vi lưng nằm ngang vảy đường bên thứ 9, sau khởi điểm vi bụng và
gần điểm giữa gốc vi đuôi hơn chót mõm. Tia đơn vi lưng hóa xương cứng và mặt

sau tia đơn cuối cùng có răng cưa. Vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu hơn ½ chiều dài
vi đuôi. Vi hậu môn hóa xương không hoàn toàn và mặt sau tia cuối cùng không
có răng cưa.
Mặt lưng của đầu và thân có màu xanh rêu, lợt dần xuống hai bên hông, mặt bụng
và thân của đầu có màu trắng bạc. Vi lưng màu xám, phần ngọn đậm hơn phần
gốc. Vi bụng, vi hậu môn màu vàng, rìa vi đuôi ửng lên màu vàng cam, vi ngực
màu vàng lợt.
Vi lưng D. 3,0
Vi hậu môn A. 3,(5 - 6)
Vi bụng V. 2,(7 - 8)
Vi ngực P. 1,13
Vảy trước vi lưng: 9 – 11
Vảy quanh cuống đuôi: 16
Tỷ lệ chiều dài chuẩn trên chiều dài đầu là 3,9; chiều dài chuẩn trên chiều cao thân
là 2,4; chiều dài đầu trên đường kính mắt là 3,5; chiều dài đầu trên khoảng cách
giữa hai mắt là 2,1; chiều dài đầu trên chiều dài mõm là 3,5; chiều dài cuống đuôi
trên chiều cao đuôi là 1.

4


Theo Vương Trung Hiếu (2006), màu sắc cá mè vinh khi còn tươi có màu trắng
bạc, đôi khi có màu vàng kim loại. Vi lưng và vi đuôi màu xám đến vàng xám, vi
chậu và vi hậu môn màu nhạt (phần đầu vi hơi đỏ). Vảy ngực màu tái cho tới màu
vàng nhạt. Có vài gò lồi trên mũi, mũi ngắn hơn bề rộng của mắt.

2.1.3 Đặc điểm phân bố
Cá mè vinh (Barbodes gonionotus Bleeker, 1850) là loài cá nhiệt đới. Chúng phân
bố chủ yếu ở Đông Nam Á nhưng tập trung nhiều ở vùng hạ lưu sông Mê Kông
như: Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam. Ở Việt Nam,

chúng phân bố ở hầu hết các vùng nước ngọt thuộc hạ lưu sông Cửu Long, trong
các vùng kênh rạch, sông ngòi, ao hồ và đồng ruộng (Phạm Văn Khánh, 1998).
Trong thủy vực, cá mè vinh hoạt động ở mọi tầng nước, cá thích sống ở những nơi
có nguồn nước trong sạch và có hàm lượng oxy cao.

2.1.4 Đặc điểm môi trường sống
Theo Phạm Văn Khánh (1998) thì cá mè vinh có khả năng chịu đựng được với
điều kiện môi trường kém. Cá thích sống ở những nơi nước ấm, nhiệt độ thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là từ 27 – 32 oC. Tuy nhiên, ngưỡng nhiệt
độ mà cá có thể sống là từ 13 – 41,5 oC. pH thích hợp cho cá mè vinh nằm trong
khoảng từ 7 – 8, nhưng chúng cũng có thể sống được ở vùng nước bị nhiễm phèn
nhẹ và hơi kiềm có pH từ 5,5 – 9. Cá thích sống trong nước ngọt nhưng cũng nuôi
được ở nước lợ với nồng độ muối nhỏ hơn hoặc bằng 7‰. Hàm lượng oxygen hòa
tan trong nước phải lớn hơn 1 mg/l.

2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH và độ mặn
2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), sự phát triển của phôi cá,
cá bột và cá hương rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ. Khi các điều
kiện môi trường thích ứng thì sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định
tới sự phát triển của chúng.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thời kì phôi vị, hình thành các đốt cơ và thời kỳ
mầm đuôi tách khỏi noãn hoàng rõ ràng hơn so với các thời kì khác của quá trình
phát triển phôi. Trong khoảng giới hạn cho phép, khi nhiệt độ tăng thì thời gian nở
của trứng rút ngắn và ngược lại. Nhưng khi nhiệt độ tăng quá cao, gần tới cực đại
của nhiệt độ thích ứng, thì thời gian nở chênh lệch không đáng kể (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
5



Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đới nằm
trong khoảng 25 – 32oC. Tuy nhiên cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20–
35oC.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến phôi cá. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), khi ở
nhiệt độ 30 – 31oC thì tỷ lệ dị hình của phôi cá Mè Trắng là 60 – 70% và tỷ lệ
phôi chết trước khi nở là 50 – 60%. Trong giới hạn thích hợp của nhiệt độ
(28±2oC) nhưng biên độ thay đổi lớn (To > 2) đều có ảnh hưởng tới sự phát triển
phôi.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở của trứng. Ở nhiệt độ nước 180C
cá mè trắng ấp nở mất 61 giờ, nhưng ở 280C chỉ cần 18 giờ. Khi nhiệt độ nước cao
gần tới mức tối đa, thời gian nở của trứng chênh lệch nhau không đáng kể. Thí dụ:
nhiệt độ nước 270C thời gian nở là 19 giờ 10 phút, nhiệt độ nước 30,20C thời gian
nở là 16 giờ 10 phút.
Nhiệt độ thích hợp trong bể ấp cá mè vinh là 27 - 30 oC. Nếu nhiệt độ > 31oC thì
trứng ung nhiều, tỷ lệ nở thấp, cá con dị hình nhiều. Ở nhiệt độ 28 - 30oC phôi
phát triển trong khoảng 11 – 13 giờ. Tuy nhiên, trong giới hạn thích hợp của nhiệt
độ (28 ± 2oC) nhưng biên độ thay đổi lớn (To > 2) đều có ảnh hưởng tới sự phát
triển phôi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004 và Phạm Văn Khánh, 1998).

2.2.2 Ảnh hưởng của oxy
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) thì nhu cầu về oxy sẽ khác nhau trong từng giai
đoạn phát triển của phôi, đồng thời tùy theo đặc điểm của từng loại trứng mà nhu
cầu về oxy cũng khác nhau. Những loại trứng bán trôi nổi, có hàm lượng
carotenoid thấp, thường cần môi trường có hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với
loại trứng có hàm lượng carotenoid cao hơn.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), trong hầu hết trường hợp,
hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2 ppm thì phôi sẽ chết ngạt. Để đảm
bảo cho phôi phát triển bình thường thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất phải
từ 3 – 4 ppm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/l.
Nhu cầu oxy của trứng tăng dần theo quá trình phát triển nhưng sẽ tăng đột ngột

từ giai đoạn xuất hiện mầm đuôi, nhất là giai đoạn trước và sau khi nở.
Theo Chung Lân (1969), trích bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm
(2009) thì lượng tiêu thụ oxy của cá mè trắng ở mỗi giai đoạn trong quá trình
sinh trưởng và phái triển có khác nhau rất rõ rệt. Do đặc trưng cường độ dinh
dưỡng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh mà cá con có đòi hỏi cao về hàm lượng oxy
6


hòa tan. Giai đoạn còn nhỏ, cá con có ngưỡng oxy cao, cao nhất ở giai đoạn phôi
tự do và cá bột. Vì vậy cá rất dễ bị chết khi môi trường thiếu oxy. Lượng oxy tiêu
thụ nhiều nhất là trước và sau khi nở, đặc biệt là trong giai đoạn cá bột, sau đó
giảm dần.
Lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC giai đoạn từ
2 – 8 tế bào là 0,272 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,19 mg/g/giờ, giai đoạn
phôi nang là 0,319 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,223 mg/g/giờ, giai đoạn
phôi vị là 0,318 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,223 mg/g/giờ, giai đoạn xuất
hiện mầm đuôi là 0,657 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,46 mg/g/giờ, giai
đoạn phôi có tim đập là 0,846 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,59 mg/g/giờ,
giai đoạn trứng nở là 0,853 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,597 mg/g/giờ.
Lượng tiêu thụ oxy của cá bột mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC giai đoạn lúc
bắt đầu tuần hoàn máu là 0,983 mg/1000 con/giờ tương đương với 0,59
mg/g/giờ, giai đoạn sau khi nở 24 giờ là 1,64 mg/1000 con/giờ tương đương với
0,82 mg/g/giờ, giai đoạn sau khi nở 47 giờ là 3,41 mg/1000 con/giờ tương đương
với 1,71 mg/g/giờ, giai đoạn sau khi nở 68 giờ là 3,983 mg/1000 con/giờ tương
đương với 1,99 mg/g/giờ.
Lượng tiêu thụ oxy của cá hương, cá giống cỡ trọng lượng 0,77 gram ở nhiệt độ
nước 28,5 – 29,6oC là 0,632 mg/g/giờ và khi cá hương, cá giống đạt cỡ trọng
lượng 301 gram thì lượng tiêu hao oxy của cá là 0,216 mg/g/giờ.
Kết quả trên cho thấy khi cá càng lớn thì cường độ hô hấp cũng giảm dần. Giai
đoạn càng nhỏ thì lượng oxy tiêu thụ càng lớn, vì cá nhỏ hô hấp nhiều, sức chịu

đựng với sự thiếu hụt oxy kém hơn so với cá lớn. Đối với các giai đoạn khác nhau
thì nhu cầu oxy cũng khác nhau.
Theo Phạm Văn Khánh (1998), hàm lượng oxy hòa tan trong bể nước để ấp trứng
cá mè vinh tối thiểu là 3 mg/lit. Nếu oxy thấp hơn 2 mg/lit thì trứng có tỷ lệ nở
thấp.
Nắm vững điều kiện sinh thái cho phôi thai phát dục và tạo điều kiện thích hợp
nhất cho trứng nở là một khâu quan trọng nhất để nâng cao tỷ lệ nở của trứng.

2.2.3 Ảnh hưởng của pH
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) thì hầu hết các loài cá đều không có khả năng
phát triển trong môi trường có pH khá cao hoặc khá thấp (pH < 5 hoặc pH > 8).
Nhưng điều quan trọng nhất là pH phải ổn định, bất kì một sự thay đổi nào dù rất

7


nhỏ về pH cũng làm cho trứng ngừng phát triển hoặc làm cho phôi bị dị tật ,dị
hình. Do vậy, nguồn nước cung cấp cho quá trình ấp phải có pH ổn định để hạn
chế những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển phôi.
Theo Trương Quốc Phú (2006), pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), khả năng thích ứng của cá
con với pH rất hạn chế, chỉ trong phạm vi hẹp. Cá sẽ chết khi môi trường có pH
thấp (môi trường acid) và pH cao (môi trường kiềm).
Hầu hết các ao cá nước ngọt ở ĐBSCL có pH từ 6,5 – 8,5 và đây là khoảng pH mà
cá, tôm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.

2.2.4 Ảnh hưởng của độ mặn:
Nồng độ muối là một nhân tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng lớn lên quá
trình nở của trứng. Mỗi loài có một khoảng nồng độ muối thích hợp. Ngoài
khoảng này, động vật phải sử dụng năng lượng của các quá trình sinh trưởng, phát

triển,... để phục vụ cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể. Tương tự, mỗi
loài có nồng độ muối thích hợp cho quá trình phát triển phôi. Nếu nằm ngoài
khoảng này, phôi sẽ không điều hòa được áp suất thẩm thấu dẫn đến ấu trùng bị dị
hình hoặc không nở được. Nếu trong môi trường có nồng độ muối quá cao, lượng
ion đi vào tế bào sẽ quá khả năng điều hòa của cơ thể, làm cho nồng độ muối
trong tế bào tăng lên. Hiện tượng này sẽ làm tế bào bị mất nước, vì thế mà thiếu
nước phục vụ cho quá trình trao đổi chất, điều này làm cho tế bào phát triển chậm
hơn (Thân Trọng Ngọc Lan, 2005).
Nhìn chung, thông qua các tài liệu thu thập được, việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh
lý, sinh thái của phôi, cá bột và cá hương các loài cá nuôi nói chung và cá mè vinh
nói riêng còn rất hạn chế.

8


Phần III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian ngiên cứu: Từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2012.
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiên tại trại cá thực nghiệm - Khoa Thủy
Sản - Trường Đại học Cần Thơ.

3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm
Nhiệt kế
Cốc thủy tinh 1lít (L)
Dụng cụ đo oxy, pH
Dụng cụ đo độ mặn
Bộ kit test môi trường
Bình kín 0,5L và 1L

Lọ nút mài 125mL
Thau, ca, bocal 2L, 3L và thùng 20 – 70L
Hệ thống máy bơm và sục khí
Các hóa chất, dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm
Một số vật dụng khác…

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá mè vinh ở các giai đoạn phát triển khác nhau (giai
đoạn phôi phát triển trong trứng (trứng đã thụ tinh), phôi tự do, cá bột và cá
hương) tùy thuộc vào yêu cầu thí nghiệm như:
• Nhiệt độ không sinh học: đối tượng là phôi phát triển trong trứng (thời kỳ phụ
trứng).
• Các ngưỡng sinh lý, sinh thái (nhiệt độ, oxy, pH, độ mặn, cường độ hô hấp):
đối tượng là phôi tự do (cá 1 ngày tuổi), cá bột (cá 10 ngày tuổi) và cá hương (cá
30 ngày tuổi).
Cá thí nghiệm khỏe mạnh, đồng cỡ; không dị tật và dị hình.

9


3.2.3 Thức ăn thí nghiệm
Trùn chỉ, moina: là thức ăn tươi sống, được mua từ các cơ sở kinh doanh cá cảnh.
Chúng được bắt từ tự nhiên như kênh mương, sông rạch (trùn chỉ) hoặc được nuôi
trong ao (moina).

3.2.4 Nguồn nước cho thí nghiệm
Các thí nghiệm sử dụng nguồn nước sông có độ trong > 30cm và pH = 7 – 8

3.3. Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm xác định một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá đều sử dụng các

thí nghiệm thăm dò trước khi thực hiện các thí nghiệm chính thức.
3.3.1 Xác định nhiệt độ không sinh học
Thí nghiệm được bố trí trong hai cốc thủy tinh 1L ở nhiệt độ khác nhau (cốc được
đặt trong 2 thau nhựa chứa 3L nước) có sục khí nhẹ. Mỗi cốc chứa 30 phôi cá.
Cốc 1 có nhiệt độ T1; cốc 2 có nhiệt độ T2. Theo dõi thí nghiệm liên tục để duy trì
nhiệt độ T1 và nhiệt độ T2, đồng thời loại bỏ kịp thời những trứng không thụ tinh
trong suốt thời gian thí nghiệm. Ghi nhận thời điểm có số phôi nở 50% và thời
gian D1, D2 tương ứng với 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2. Thí nghiệm được lặp lại 3
lần.
Dựa vào công thức tính tổng nhiệt: S = D(Ti – T0)
Trong đó:
S : Tổng nhiệt lượng (hằng số) của quá trình phát triển phôi.
D : Thời gian phát triển phôi.
Ti : Nhiệt độ môi trường thí nghiệm.
T0: Nhiệt độ không sinh học (hằng số)
T0 sẽ được suy ra từ phương trình:
D1(T1 – T0) = D2(T2 – T0)
D1T1 – D1T0 = D2T2 – D2T0
D1T0 – D2T0 = D1T1 – D2T2

T0 =

D1T1 − D2T2
D1 − D2

10


3.3.2 Xác định ngưỡng nhiệt độ
Ngưỡng nhiệt độ trên: Cho 30 phôi tự do vào cốc thủy tinh 0,5L hoặc 30 cá bột

vào bocal 1L hoặc 30 cá hương vào bocal 2L có chứa nước (sục khí nhẹ). Cốc và
bocal được đặt tương ứng trong thau nhựa có chứa 3L, 4L và 5L nước. Dùng nước
nóng thêm vào thau nhựa (để tăng nhiệt độ nước trong cốc thủy tinh hoặc bocal rất
chậm). Đặt nhiệt kế trong cốc hoặc bocal chứa cá thí nghiệm. Theo dõi nhiệt độ
liên tục để đảm bảo nhiệt độ nước trong cốc hoặc bocal tăng ≤ 2oC/giờ. Xác định
nhiệt độ tại thời điểm cá chết 50%. Đó là ngưỡng nhiệt độ trên. Thí nghiệm được
lặp lại 3 lần.
Ngưỡng nhiệt độ dưới: cũng thực hiện tương tự như ngưỡng nhiệt độ trên, nhưng
thay nước nóng bằng nước lạnh.
Nghiệm thức đối chứng: thực hiện tương tự như thí nghiệm trên (sử dụng cùng
nguồn nước với các thí nghiệm trên nhưng không điều chỉnh nhiệt độ nước).

3.3.3 Xác định ngưỡng oxy
Dụng cụ thí nghiệm: Dùng bình kín (bình hai vòi) 0,5L và 1L, lọ nút mài 125mL.
Tiến hành thí nghiệm: Thu 30 phôi tự do hoặc cá bột cho vào bình kín 0,5L hoặc
cá hương cho vào bình kín 1L (ở điều kiện nhiệt độ nước tự nhiên thích hợp cho
cá sống (từ 27 đến 300C)), lấy đầy nước và cột chặt 2 vòi lại. Tiếp tục theo dõi đến
khi nào cá chết 50% thì kết thúc thí nghiệm. Thu mẫu nước vào lọ nút mài 125mL
và cố định mẫu nước để tiến hành phân tích mẫu nước và xác định ngưỡng oxy
(bằng dụng cụ đo oxy hoặc chuẩn độ bằng phương pháp Winkler) tại thời điểm
đó.
Nếu chuẩn độ bằng phương pháp Winkler cần các hóa chất sau:
Hóa chất sử dụng để cố định mẫu nước:
ü

1mL MnSO4

ü

1mL KI – NaOH


Hóa chất phân tích mẫu nước:
ü

2mL H2SO4 đậm đặc

ü

2 – 3 giọt hồ tinh bột 1%

ü

Na2S2O3 0,01N

11


Công thức tính ngưỡng oxy:

DO =

VTB × N × 8 × 1000
VM

DO: Ngưỡng oxy (mg/L)
VTB: Thể tích trung bình Na2S2O3
N: Nồng độ Na2S2O3 là 0,01N
8: Phân tử lượng oxy
VM: Thể tích mẫu nước phân tích (L)


3.3.4 Xác định cường độ hô hấp
Dụng cụ thí nghiệm: Sử dụng bình kín 0,5L và 1L, lọ nút mài 125mL để xác
định mức hao hụt oxy trong điều kiện nhiệt độ nước tự nhiên thích hợp với cá (từ
27 đến 300C).
Tiến hành thí nghiệm: Thực hiện tương tự như thí nghiệm xác định ngưỡng oxy
nhưng trước khi thả cá, tiến hành thu mẫu nước vào lọ nút mài 125mL rồi cố định
mẫu nước và tiến hành phân tích hàm lượng oxy ban đầu. Sau 3 giờ (đối với phôi
tự do), 2 giờ (đối với cá bột) và 1 giờ (đối với cá hương) thì thu mẫu nước vào lọ
nút mài 125mL rồi cố định mẫu nước và tiến hành phân tích hàm lượng oxy.
Nghiệm thức đối chứng: thực hiện như thí nghiệm trên (sử dụng cùng nguồn
nước với các bình kín trên) nhưng không thả cá vào trong bình kín.
Công thức tính cường độ hô hấp:

CĐHH =

(Od − Oc ) × (Vb − Vc )
W ×t

Trong đó:
CĐHH: Cường độ hô hấp (mgO2/g/giờ)
Od: Lượng oxy ban đầu (mg/L)
Oc: Lượng oxy cuối (mg/L)
Vb: Thể tích nước trong bình kín (L)

12


Vc: Thể tích cá trong bình kín (L)
W: Khối lượng cá trong bình kín (g)
t: Thời gian thí nghiệm (giờ)


3.3.5 Xác định ngưỡng pH
Xác định ngưỡng pH trên và ngưỡng pH dưới của cá trong điều kiện nhiệt độ môi
trường nước tự nhiên thích hợp với cá (từ 27 đến 300C).
Thí nghiệm được bố trí trong các bocal 2L, theo trình tự giảm (tăng) dần pH cho
từng bocal. Khởi đầu dùng thùng 50L và 3 bocal 2L. Chứa 150 cá ở thùng 20L
(có sục khí nhẹ) hoặc 8 – 10 cá ở mỗi bocal 2L thứ nhất: 1a, 1b, 1c. Nước được
sử dụng có pH từ 7 – 8 ở cả bocal và thùng. Trong thí nghiệm có sử dụng hệ đệm
Bicarbonat (H2CO3 và BHCO3, trong đó B là Na+ hoặc K+) để giữ ổn định pH.
Ngưỡng pH trên: Dùng NaOH (KOH) thêm vào thùng để tăng thêm pH 1đơn vị
trong vòng 60 phút. Sau đó lấy từ thùng 8 – 10 cá và nước đưa vào các bocal 2L
thứ 2: 2a, 2b, 2c. Phần cá và nước còn lại trong thùng tiếp tục tăng pH 1 đơn vị
trong vòng 60 phút. Sau đó lấy 8 – 10 cá và nước trong thùng đưa vào các bocal
2L thứ 3: 3a, 3b, 3c. Cứ tiếp tục công việc như thế đến khi pH có giá trị lớn nhất
(trong dãy pH < 7). Tất cả các bocal sau khi nhận cá từ thùng sẽ được duy trì pH.
Xác định bocal nào có cá chết 50% là ngưỡng pH trên.
Trường hợp xác định ngưỡng pH dưới cũng làm tương tự như ngưỡng pH trên,
nhưng thay NaOH (KOH) bằng HCl (H3PO4) để giảm bớt pH đến khi pH có giá trị
nhỏ nhất.
Quá trình điều chỉnh pH trong bố trí thí nghiệm để xác định ngưỡng pH dưới được
thực hiện như sơ đồ sau:

13


1a

Thùng 20L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở pH 7


1c

Bocal 2L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở pH 7

60 phút

2a

Thùng 20L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở pH 6

1b

60 phút

2b

2c

Bocal 2L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở pH 6

...

3a

3b

3c


Bocal 2L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở pH 3

Thùng 20L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở pH 3

14


3.3.6 Xác định ngưỡng độ mặn
Xác định ngưỡng độ mặn của cá trong điều kiện nhiệt độ môi trường nước tự
nhiên thích hợp với cá (từ 27 đến 300C) và có sục khí nhẹ.
Thí nghiệm được bố trí trong các bocal 2L, theo trình tự tăng dần nồng độ muối
cho từng bocal. Khởi đầu dùng thùng 30L chứa 200 cá (có sục khí). Dùng nước
biển có độ mặn cao (nước ót) để thuần cá từ 0o/oo lên 5o/oo bằng cách tăng dần độ
mặn ≤ 2o/oo/giờ. Lấy 8 – 10 cá (ở thùng) cho vào các bocal 2L thứ nhất: 1a, 1b, 1c.
Tiếp tục dùng nước ot thêm vào thùng để tăng thêm độ mặn 1o/oo trong vòng 60
phút. Sau đó lấy 8 – 10 cá và nước trong thùng đưa vào các bocal 2L thứ 2: 2a, 2b,
2c. Phần cá và nước còn lại trong thùng tiếp tục tăng độ mặn 1o/oo trong vòng 60
phút. Sau đó lấy 8 – 10 cá và nước trong thùng đưa vào các bocal 2L thứ 3: 3a, 3b,
3c. Cứ tiếp tục công việc như thế đến khi độ mặn đạt 20o/oo thì dừng lại. Tất cả các
bocal sau khi nhận phôi, cá bột hoặc cá hương từ thùng sẽ được duy trì độ mặn.
Xác định bocal nào có cá chết 50% là ngưỡng độ mặn.
Quá trình điều chỉnh nồng độ muối trong bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng độ
mặn được thực hiện như sơ đồ sau:

15



1a

Thùng 30L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở 5o/oo

1c

Bocal 2L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở 5o/oo

60 phút

2a

Thùng 30L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở 6o/oo

1b

2b

2c

Bocal 2L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở 6o/oo

60 phút




20a

Thùng 30L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở 20o/oo

20b

20c

Bocal 2L chứa phôi,
cá bột hoặc cá hương ở 20o/oo

3.4. Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được xử lý bằng phần mềm Excel.
16


Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nước là môi trường sống duy nhất của cá, do đó mọi sự biến động thủy lý hóa
trong nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá nói
chung và đến quá trình sinh trưởng, phát triển của phôi và cá con nói riêng. Mỗi
yếu tố tác động đều có thể tìm được một khoảng giá trị thích ứng cho từng loài.
Từ đó có thể giúp Ngành thủy sản dễ dàng hơn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát
triển các loài cá này. Vì vậy, để góp phần vào việc xác định các chỉ tiêu tác động
đến sự sinh trưởng và phát triển các loài cá, nghiên cứu đã tiến hành và thu được
một số kết quả như sau:

4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá mè vinh (To)
To có giá trị không đổi và đặc trưng theo loài. Nó có ý nghĩa rất lớn trong thực

tiễn nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi vỗ cá bố mẹ. Đồng thời nhiệt độ không
sinh học còn là cơ sở quan trọng cho sự tái thành thục nhanh hay chậm của cá bố
mẹ được nuôi vỗ vì tốc độ các quá trình phát triển và thoái hóa tuyến sinh dục gia
tăng cùng sự gia tăng của nhiệt độ.
Để xác định nhiệt độ không sinh học của cá mè vinh, thí nghiệm đã được tiến
hành và kết quả được trình bày qua Bảng 4.1
Bảng 4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá mè vinh.
Lần thí nghiệm

Nhiệt không sinh học (oC)

I

9,7

II

10,3

III

10

Trung bình

10

Từ kết quả ở Bảng 4.1 nhận thấy nhiệt độ không sinh học của cá mè vinh (trung
bình là 10oC) thấp hơn cá trôi Ấn Độ nhưng cao hơn cá rô đồng rất nhiều. Theo
Võ Văn Bằng (2010) thì nhiệt độ không sinh học của cá trôi Ấn Độ là 11,3 ±

0,5oC và cá rô đồng là 7,6 ± 0,3oC. Kết quả này cũng cho thấy cá mè vinh có thể

17


×