Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

THỬ NGHIỆM ƯƠNG cá CHÌNH BÔNG (anguilla marmorata) TRONG bể với các LOẠI THỨC ăn KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.85 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG BÍCH TRUYỀN

THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHÌNH BÔNG (Anguilla marmorata)
TRONG BỂ VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. LÝ VĂN KHÁNH
PGs.Ts. TRẦN NGỌC HẢI

2012


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt cũng như nước lợ với
diện tích 39.876 km 2, trong đó có 954.350 ha mặt nước. Một số đối tượng được
nuôi phổ biến như tôm sú, cá tra, basa, rô phi…ngoài ra, những năm gần đây các
đối tượng như cá chẽm, cá mú, cá kèo…cũng là các đối tượng mới đang được
phát triển nuôi ở một số tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh những loài cá đó, cá chình cũng
là một đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong vài năm gần đây,
nghề nuôi cá chình đang được phát triển mạnh tại các địa phương như Bình
Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Trị, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau....với các
hình thức nuôi phổ biến như nuôi trong ao đất, bể xi măng và nuôi lồng. Đối
tượng được nuôi chủ yếu là cá chình bông (Anguilla marmorata), cá chình mun


(Anguilla bicolor bicolor) được khai thác từ tự nhiên. Trong đó, chình bông
được nuôi nhiều vì có giá trị kinh tế cao và tốc độ sinh trưởng nhanh.
Cá chình là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt
thơm ngon, dinh dưỡng cao được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng, có
tiềm năng xuất khẩu sang các nước khác rất lớn. Mặt khác, chúng có thể sống
trong môi trường nước ngọt, lợ mặn và có thể nuôi thâm canh trong ao đất hoặc
trong bể xi măng (Nguyễn Chung, 2008).
Các công trình nghiên cứu về cá chình ở ngoài nước rất nhiều, các tác giả
không chỉ nghiên cứu sâu về hình thái, phân loại, phân bố và các nghiên cứu về
bệnh xuất hiện trên cá chình. Tuy nhiên, ở trong nước do cá chình là đối tượng
mới được chọn nuôi trong những năm gần đây nên các nghiên cứu ở nước ta về
cá chình mới chỉ cung cấp những số liệu về thành phần loài, phân bố, chưa có
công trình nào nghiên cứu sâu về cá chình. Do đó để có định hướng cho sự phát
triển đối tượng này hiệu quả và bền vững hơn thì vấn đề quản lý, chăm sóc sức
khỏe cá, thông tin kỹ thuật cũng cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
Trong đó vấn đề thức ăn cần chú ý nhiều do thức ăn quyết định khá lớn đến
hiệu quả của mô hình ương nuôi. Thức ăn cho cá hiện nay chủ yếu là cá tạp, trùn
chỉ khó chủ động và dễ gây ô nhiễm (được trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải, 2010).
Với thực tế từ các vấn đề trên, đề tài “Thử nghiệm ương cá chình bông
(Anguilla marmorata) trong bể với các loại thức ăn khác nhau” được thực
hiện.

1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra loại thức ăn thích hợp cho ương cá
chình với tăng trưởng đạt hiệu quả cao. Góp phần làm hoàn thiện kỹ thuật ương
nuôi cá chình ở ĐBSCL.
1.3 Nội dung của đề tài

Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá chình được ương trong bể.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá chình
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Nguyễn Hữu Phụng (2001) cá chình bông
thuộc hệ thống phân loại như sau:
Lớp: Oteichthyes
Phân lớp: Actinopterygii
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Giống : Anguilla
Loài : Anguilla marmorata (Quoy and Gaimard, 1824)
Ngoài ra, cá chình bông A. marmorata (Quoy and Gaimard, 1824) còn
được gọi là cá chình Hoa có tên tiếng anh là Giant mottled eel.

Hình 2.1: Hình dạng cá chình bông A. marmorata
(Nguồn: />2.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố
Vũ Trung Tạng và ctv (2005) cho rằng cá chình là thuộc bộ thân dài có đốt
sống lên đến 260 đốt. Vẩy tròn nhưng thường không có xương. Xương cánh mắt
bướm thành đuôi. Đai vây ngực không có xương, xương sau thái dương không
gắn với hộp sọ mà gắn với xương đốt sống. Ở những dạng cá hiện đại không có
vây bụng. Xương gian hàm gắn với xương mesoetmoid (ở một vài loài lại gắn
với xương mũi) và mang răng như xương hàm (trích Nguyễn Thị Bích Vân,
2009).


3


Theo Nguyễn Chung (2008), thân cá chình dài, phần trước hình ống phần
sau hơi dẹp. Đầu cá dài và nhọn, mắt bé. Miệng ở phía trước rộng và to, há hốc
và kết thúc gần rìa của mắt. Hàm dưới và hàm trên có răng nhỏ xếp thành hàng
dài. Lỗ mang nhỏ nằm ở phía dưới góc vây ngực. Mũi hình tròn có 2 lỗ, lỗ mũi
trước có hình ống ở gần rìa đầu của mõm trước và nằm ở phía trước miệng, lỗ
mũi sau là 1 dạng mở đơn giản nằm từ trước tới giữa mắt. Vảy cá rất nhỏ, xếp
như hình chiếc chiếu và dấu dưới da. Có vây ngực và vây bụng, vây lưng và vây
hậu môn tiếp tục kéo dài tới quanh đuôi. Cá chình bông có màu xám tro ở mặt
lưng, màu vàng nhạt ở mặt bụng, vây lưng màu sẫm, rìa vây lưng vây hậu môn
cùng với vây đuôi có màu đen.
Chình bông trưởng thành có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên
lưng và bụng màu trắng, con nhỏ có màu hơi xám đến vàng. Chiều dài thân gấp 7
lần chiều dài đầu, gấp 3,5 lần chiều dài trước vây lưng và 2 lần chiều dài vây hậu
môn. Do tập tính sống ở hang hốc và đáy sông hồ nên mắt nhỏ, và các cơ quan
khứu giác, cơ quan đường bên phát triển. Đường bên dọc giữa thân, vây ngực
nhỏ gần như hình tròn, không có vây bụng. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi
đính liền nhau đều và tương đối phát triển, khoảng cách từ khởi điểm vây lưng
đến vây hậu môn lớn hơn từ đó đến khe mang, hậu môn ở nửa trước của thân
( />Cá chình bông phân bố rất rộng từ vùng nhiệt đới đến ôn đới của vùng Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Đông Châu Phi đến quần đảo Polynesia, từ
Bắc tới Nam Nhật Bản. Ở châu Phi cá chình có nhiều ở đảo Mozambique và hạ
nguồn sông Zambezi. Ở Úc không thấy cá chình bông xuất hiện (Nguyễn Chung,
2008).
Ở Việt Nam, cá chình bông tập trung sinh sống trên sông Bồ, sông Hương
và đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên - Huế; trên sông Trà Khúc vùng Ba Tơ - Quảng
Ngãi; trên sông Con, sông Ba - tỉnh Phú Yên, trên sông Ngàn Phố - Hà Tĩnh,
trong hồ Đắc Uy - tỉnh Kon Tum, trong đầm Châu Trúc - Bình Định và trên sông

Thạch Hãn, sông Hiền Lương, khu ngã ba lòng huyện Triệu Phong, Đakrong, khe
Sanh, Tà Rụt huyện Đakrong tỉnh Quảng Trị (Nguyễn Chung, 2008).
2.1.3 Môi trường
Theo Nguyễn Chung (2008), cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với
độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Cá thích bóng
tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng
yếu, tối bò ra kiếm mồi, da và ruột cá có khả năng hô hấp dưới 150C mà chỉ cần
giữ cho da cá ẩm ướt là có thể sống được khá lâu .

4


* Nhiệt độ
Cá chình là loài cá có phạm vi thích ứng nhiệt rộng, đối với nhiệt độ từ 1
- 38 C cá đều có thể sống được, nhưng trên 120C cá mới bắt mồi, nhiệt độ sinh
trưởng là 13 - 300C, thích hợp nhất là 25 - 270C (Nguyễn Chung, 2008).
0

* pH
Theo Nguyễn Chung (2008), trong tự nhiên cá chình có thể sống ở môi
trường có giá trị pH từ 4 - 10, pH thích hợp nhất là từ 7 - 8.5.
* Oxy
Oxy hòa tan là yếu tố chất lượng nước quan trọng trong ương nuôi các đối
tượng thủy sản.
Theo Ngô Trọng Lư (2002), hàm lượng oxy hoà tan trong nước yêu cầu
trên 2 mg/l, thích hợp nhất cho sinh trưởng là lớn hơn 5 mg/l. Nếu vượt quá 12
mg/l sẽ có ảnh hưởng không tốt, cá dễ sinh ra bệnh bọt khí.
* Đạm
Nitrogen trong nước tồn tại dưới 4 dạng chính: NH3, NH4+, NO2-, NO3-.
Trong đó, NH3 và nitrite là yếu tố nguy hiểm gây độc đối với động vật thủy sản.

Khi hàm lượng NH3 trong nước gia tăng, sự bài tiết NH3 ở sinh vật sẽ bị giảm đi,
khi đó lượng NH3 trong máu và mô tăng. Kết quả làm tăng pH máu và tác động
xấu đến phản ứng xúc tác enzyme, tính bền của màng tế bào, tăng nhu cầu oxy
trong các mô, làm tổn thương mang và giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.
Đối với nitrite, khi nitrite được cá hấp thụ nó sẽ phản ứng với hemoglobin để tạo
thành methemoglobin không có khả năng kết hợp với oxy. Khi đó độc tính của
nitrite dẫn đến làm giảm hoạt động của hemoglobin hoặc thiếu máu chức năng.
Lượng NO2- cho phép đối với các ao nuôi từ 0,01 - 1,7 mg/l và với NH3 là dưới
0,2 mg/l (Trương Quốc Phú, 2006).
Đạm NH4+ trong nước cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật là thức
ăn tự nhiên trong thủy vực. Nhưng nếu NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du
phát triển, nếu thực vật phù du phát triển quá mức sẽ gây hại cho tôm cá và hàm
lượng thích hợp dao động trong khoảng 0,2 - 2 mg/l (Nguyễn Văn Thường,
2006).
NO3- trong thủy vực là dạng đạm mà thực vật hấp thu dễ nhất và không độc
đối với thủy sinh vật, hàm lượng NO3- thích hợp cho các ao nuôi dao động từ 0,1
- 1 mg/l (Nguyễn Văn Thường, 2006).

5


2.1.4 Dinh dưỡng và sinh trưởng
Theo Nguyễn Chung (2008), cá chình là loài cá ăn thịt. Ở giai đoạn cá
giống thức ăn chủ yếu của cá là luân trùng, tảo, giun ít tơ, ấu trùng, côn trùng.
Khi cá nặng khoảng 5 g bắt đầu đuổi bắt mồi như cá con, tôm con, xác các động
vật chết. Khi nhiệt độ nước trên 120C bắt đầu bắt mồi, nhiệt độ khoảng 24 - 300C
cá ăn khoẻ và ăn nhiều. Lượng thức ăn chiếm 10 – 12 % trọng lượng cơ thể.
Trong điều kiện nuôi cá có thể sử dụng tốt thức ăn nhân tạo, tuy nhiên
thức ăn nhân tạo nuôi cá chình cần có hàm lượng protein cao (trên 40% protein).
Khi cho cá ăn thức ăn nhân tạo có 52 % protein, 24 % Carbonhydrat, 10 % nước,

4 % chất béo và 10 % tro thì hệ số FCR là 1,4. Trong khi đối với thức ăn là cá
tươi thì FCR là 7 (theo Atsushi usui, 1991 trích bởi Trần Công Lanh (2007)).
Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt cỡ
4 - 6 con/kg. Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300 g trở nên tốc độ sinh trưởng
chỉ bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 – 100 g.
Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau nhưng khi
đạt chiều dài hơn 40 cm con đực lớn chậm hơn con cái
( />2.1.5 Tập tính sinh sản
Tuổi thành thục của cá cái là 4 - 5 tuổi, cá đực 3 - 4 tuổi. Cá bố mẹ thành
thục khi thấy vây ngực, vây lưng, bụng có màu đen ánh bạc, có con phía bụng có
màu đỏ hồng nhạt, gốc vây ngực có màu vàng ánh kim tức màu "áo cưới" (Ngô
Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2003).
Cá chình sống ở nước ngọt, di cư ra biển sinh sản. Sống ở nước ngọt,
tuyến sinh dục của cá không thể thành thục. Hàng năm cứ đến mùa thu là cá
chình tập kết, kết đàn từ sông suối, hồ đầm kéo nhau ra biển. Trong quá trình di
chuyển tuyến sinh dục chín dần, cuối cùng đến bãi đẻ ở ngoài biển sâu đẻ trứng.
Sức sinh sản của cá chình bông mẹ Anguilla marmorata nặng 1,5 - 2 kg có thể
đẻ 1.500.000-2.000.000 trứng (Nguyễn Chung, 2008).
2.2 Một số bệnh thường gặp trong ương nuôi cá chình
Theo Nguyễn Chung (2008) có một số nghiên cứu về bệnh trên cá chình
như sau: Bệnh xuất huyết do nhiễm khuẩn Aromonas cá bị xuất huyết ở vây,
đuôi, từng mảng trên thân màu đỏ, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài. Cách phòng: cá
bị bệnh vớt bỏ ngay con bệnh, cá giống dùng thuốc Oxytetracylin hay nhóm
Sulphamid 0,2 - 0,5 mg/l tắm cho cá trong 1 giờ, mỗi ngày 1 lần và thay nước
mới trong 3 ngày. Cá thịt dùng thuốc Oxytetracylin hay nhóm Sulphamid 100 -

6


200 gr/100 kg thức ăn và bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn cho cá. Bệnh do

nhóm vi khuẩn Steptococcus cá mắc bệnh bơi lội không định hướng xoay vòng
tròn, than sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây. Cách
phòng: quản lý môi trường nuôi tốt, xử lý môi trường bằng hóa chất diệt khuẩn.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác về bệnh trên cá chình của Chu Văn
Công (2008) có một số bệnh như sau: Bệnh nhiễm trùng máu (còn gọi là bệnh
đốm đỏ hay bệnh xuất huyết, hội chứng lở loét, bệnh trắng đuôi), thuốc phòng:
Ciprogen for fish và Enro-Ampitrim for fish, Bioflum for fish; Nhóm bệnh do ký
sinh trùng: Bệnh trùng bánh xe, trùng quả dưa, bệnh sán lá 16 móc dùng
Formalin liều lượng 25 - 30 mg/l và nhóm bệnh do nấm dùng KMnO4 với liều
lượng 1 - 2 mg/l (Nguyễn Thị Bích Vân, 2009).
2.3 Hệ thống lọc tuần hoàn
2.3.1 Khái quát về hệ thống lọc tuần hoàn
Hiện nay, hệ thống tuần hoàn nước được xem là công nghệ nuôi trồng
thủy sản tiên tiến. Nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và nước, những nơi
có chất lượng nước kém hay nhiệt độ ngoài vùng tối ưu của loài thủy sản do hệ
thống tuần hoàn nước chiếm diện tích nhỏ, sử dụng ít nước hơn hệ thống thủy
sản truyền thống và có thể tạo điều kiện môi trường tốt cho các loài cá phát triển.
Những nơi nuôi thâm canh cần hệ thống tuần hoàn hơn so với hệ thống mở như
ao, hồ. Hệ thống tuần hoàn là một hệ thống xử lý nước thay thế một nguồn nước
thô để tạo lại một chất lượng nước phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Và là hệ
thống tái sử dụng nước bằng xử lý cơ học, sinh học và hóa học (Dương Tuấn
Thịnh, 2011).
2.3.2 Ưu-khuyết điểm của hệ thống lọc tuần hoàn
* Ưu điểm
Các khía cạnh về môi trường sản xuất được kiểm soát, tức là kiểm soát
được chỉ tiêu chất lượng nước phù hợp với sự phát triển các loài thủy sản. Sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Tác động đến môi trường ngoài được giảm thiểu
thông qua việc tái sử dụng và xử lý nước. Có thể sản xuất quanh năm và sản xuất
những loài bên ngoài điều kiện sống tự nhiên của nó (Dương Tuấn Thịnh, 2011).
* Khuyết điểm

Bên cạnh đó, hệ thống tuần hoàn nước cũng có những nhược điểm: chi phí
đầu tư cao, tốn kém chi phí vận hành và duy trì hoạt động cũng như đòi hỏi công
nhân sản xuất phải được đào tạo (Dương Tuấn Thịnh, 2011).

7


2.4 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn
Thức ăn có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu
quả của nghề nuôi thủy sản. Vì vậy, thức ăn là yếu tố luôn được quan tâm hàng
đầu, nếu chọn lựa được loại thức ăn tốt và thích hợp với đối tượng nuôi sẽ làm
giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả cho người nuôi. Trong cùng điều kiện nuôi
dưỡng như môi trường, đối tượng nuôi và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như
nhau thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng, năng suất và hiệu
quả kinh tế (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Phạm Ngọc Nhàn (2009), thử nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn lên
lươn đồng (Monopterus albus) trong giai đoạn giống lớn. Thí nghiệm được thực
hiện với 4 nghiệm thức thức ăn: (1) thức ăn công nghiệp (thức ăn Cargill 35%
đạm dành cho cá tra), (2) thức ăn tươi sống (tép, cá tạp, hến theo tỷ lệ 2:1:1), (3)
thức ăn tươi sống kết hợp thức ăn công nghiệp với tỷ lệ 1:1, (4) thức ăn tự chế.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tương đối về chiều
dài, khối lượng của lươn đồng trong giai đoạn giống lớn khi sử dụng các loại
thức ăn khác nhau có khuynh hướng giảm theo sự phát triển của cơ thể. Tỉ lệ
sống của lươn đồng khi cho ăn thức ăn tươi sống (90,67 %) cao hơn so với cho
ăn thức ăn tươi sống kết hợp thức ăn công nghiệp (85,33 %), cho thức ăn công
nghiệp (80,44 %) và cho ăn thức ăn tự chế (80,89 %). FCR của lươn đồng ở
nghiệm thức cho ăn thức ăn tươi sống (0,49) thấp hơn so với cho ăn thức ăn tươi
sống kết hợp thức ăn công nghiệp (1,24), thức ăn công nghiệp (2,14) và thức ăn
tự chế (5,55).
Phan Minh Thùy (2008), ương lươn đồng (Monopterus albus) từ bột lên

giống bằng các loại thức ăn khác nhau. Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm
thức thức ăn: (1) thức ăn trùn chỉ, (2) cá biển xay, (3) thức ăn chế biến, (4) thức
ăn chế biến kết hợp trùn chỉ. Kết quả cho thấy, lươn được cho ăn trùn chỉ có tỷ lệ
sống cao 97,9 % và tăng trưởng nhanh nhất, trong khi đó lươn được cho ăn thức
ăn chế biến thì ngược lại, tỷ lệ sống thấp 81,6 %. Đồng thời, lươn tăng trưởng
chiều dài (0,15±0,008 cm/ngày) nhanh hơn về khối lượng (3,2±0,03 %/ngày) khi
ương từ giai đoạn từ bột lên giống. Mức độ phân hóa sinh trưởng của lươn 60
ngày tuổi rõ ràng và phức tạp hơn lươn 30 ngày tuổi.
Ngô Thị Kim Sang (2010), thử nghiệm ương cá leo (Wallago attu Bloch
and Schneider, 1801) bằng các loại thức ăn khác nhau. Thí nghiệm được bố trí
với 3 nghiệm thức thức ăn: (1) cho cá ăn thức ăn tự chế biến với hàm lượng đạm
40 %, (2) cho cá ăn cá cơm, (3) cho cá ăn thức ăn tự chế biến, hàm lượng đạm
50 %. Kết quả cho thấy, khi sử dụng thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm cao
(50 %) giúp cá leo tăng trưởng nhanh hơn khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm

8


thấp (40 %). Ương cá leo sử dụng thức ăn là cá cơm cho kết quả với tỷ lệ sống
cao nhất 80 % sau 30 ngày ương, kế đến là thức ăn tự chế biến 50 % CP với tỷ lệ
sống 71,3 % và thấp nhất là thức ăn tự chế biến 40 % CP với tỷ lệ sống 64,7 %.
Ương cá leo bằng thức ăn là cá tạp thì cá đạt tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn sử
dụng thức ăn tự chế biến.
Nguyễn Văn Trung (2009), thử nghiệm ương cá ngát (Plotosus canius) với
các loại thức ăn khác nhau. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn:
(1) TANT (thức ăn nhân tạo), (2) cá tạp và (3) TANT kết hợp cá tạp trong thời
gian nuôi 4 tháng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cá được cho ăn cá tạp có tăng
trưởng nhanh nhất, kế đến là nghiệm thức cho cá ăn TANT kết hợp cá tạp và thấp
nhất là nghiệm thức sử dụng TANT. Đồng thời, ở tất cả các nghiệm thức đều có
một số cá thể phân đàn nhưng không đáng kể.

Tôn Nữ Mỹ Hương (2010), thử nghiệm ương nuôi cá lăng nha (Mystus
wyckioides Fang and Chaux, 1949). Thí nghiệm được bố trí gồm 2 đợt thí nghiệm
với 3 nghiệm thức thức ăn là trùn chỉ, thức ăn công nghiệp và cá biển luộc chín.
Kết quả cho thấy, ở cả 2 đợt thí nghiệm thì tốc độ sinh trưởng về khối lượng và
chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 (cho ăn trùn chỉ) nhanh nhất, kế đến là tốc độ
sinh trưởng của cá ở nghiệm thức 2 (cho ăn thức ăn công nghiệp) và tăng trưởng
chậm nhất là cá ở nghiệm thức 3 (cho ăn cá biển luộc).
2.5 Tổng quan tình hình nuôi cá chình trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Thế giới
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới có xu hướng tăng dần theo thời
gian với sản lượng chủ yếu từ các quốc gia châu Á chiếm 91,2 % tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản của thế giới (FAO, 2005 và 2006). Trong đó, sản lượng nuôi
thủy sản nội địa chiếm 61,1 % tổng sản lượng nuôi thủy sản thế giới, nuôi thủy
sản biển chiếm 38,9 % giá trị nuôi trồng thủy sản và đạt khoảng 78,8 tỷ USD.
Theo báo cáo của FAO (2006), châu Á chiếm 9 vị trí trong 10 quốc gia dẫn đầu
về nuôi trồng thủy sản gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Nhật
Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Bangladesh, Chile và Mỹ.
Sản lượng cá chình trên thế giới phần lớn sản phẩm được sản xuất từ các
nước Châu Á, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản , Đài Loan là những nước sản xuất
chủ yếu. Thị trường tiêu thụ cá chủ yếu là Nhật chiếm 60% tổng sản lượng
(Wray, 1995). Đây là loài cá nước ngọt được ưa thích nhất ở Nhật (Nguyễn Thị
Bích Vân, 2009).
Nghề nuôi cá chình phát triển mạnh trên thế giới hiện có 4 nước là Nhật
Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc (Usui, 1991). Trong khi đó theo Lee et
9


al (2003) được trích bởi Trương Minh Út (2009) thì chi phí con giống chiếm
khoảng 21,3-26,5 % tổng chi phí sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản
(Nguyễn Thị Bích Vân, 2009).

Cá chình được bắt đầu nuôi ở Nhật Bản từ 1894 và hiện nay đang được
nuôi với quy mô lớn (khoảng 37.000 tấn/năm) với hai hình thức phổ biến là
“nuôi nước tĩnh” và “nuôi nước chảy”. Các nước như Đài Loan, Hàn Quốc cũng
đang áp dụng mô hình nuôi cá chình của Nhật Bản. Năm 2000, sản lượng cá
chình nuôi ở Trung Quốc đạt khoảng 16.000 tấn. Còn ở Đài Loan bắt đầu nuôi
thực nghiệm cá chình từ năm 1926 đến năm 1972 xuất sang Nhật Bản trị giá 30
triệu USD, diện tích nuôi là 1.058 ha, còn nuôi cá chình làm mồi câu cá mập sản
xuất 30.000 tấn/năm. Trung Quốc bắt đầu nuôi từ những năm của thập kỷ 70, đã
đưa năng suất lên 15 tấn/ha, đạt 155.000 tấn, năm 2000 đạt 200.000 tấn. Ở Châu
Âu, hàng năm có khoảng 25.000 tấn cá chình được tiêu thụ. Khoảng 70 % sản
lượng cá chình là của châu Á và được coi là thị trường cá chình quan trọng nhất
trên thế giới. Tuy nhiên, sản lượng cá chình vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ (Nguyễn Thị Bích Vân, 2009).
Hầu hết sản lượng cá chình ở châu Âu là từ việc nuôi trong hệ thống bể sử
dụng nước quay vòng. Trong điều kiện nuôi cá chình thâm canh trong bể thì yêu
cầu về chọn địa điểm đặt bể không bị khống chế nhưng tốt nhất nên dùng hệ
thống nước quay vòng qua lọc sinh học để đảm bảo chất lượng nước (Neumer,
1983; Forteath, 1990). Ương giống cá chình tốt nhất là thực hiện trong bể sau đó
mới chuyển ra nuôi thương phẩm trong bể hoặc trong ao. Thông thường cá được
nuôi thương phẩm trong bể có dung tích 1.000-20.000 lít với hệ thống nước chảy
quay vòng (Hart and O’Sullivan, 1993). Đặc biệt yêu cầu đối với việc sử dụng
nước quay vòng thì nhất thiết phải qua lọc để loại bỏ những yếu tố gây độc cho
cá nhằm duy trì chất lượng nước tốt. Mật độ nuôi trung bình trong bể là 80 kg/m3
(Gooley, 1998) (Nguyễn Thị Bích Vân, 2009).
2.5.2 Việt Nam
Việt Nam là nước có truyền thống nuôi trồng thủy sản lâu đời, tình hình
nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong những năm qua phát triển rất mạnh.
Theo thống kê sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt trên 2,8 triệu tấn,
tăng hơn 160 nghìn tấn so với năm 2009 (tăng 9 %).
Theo Chu Văn Công (2005) ở Việt Nam cá chình được nghiên cứu từ

những năm đầu thập kỉ 30, tuy nhiên các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở
việc công bố thành phần loài, đặc điểm phân loại của chúng.

10


Ở nước ta cá chình được nuôi rải rác ở khắp nơi với quy mô nhỏ. Cá chình
được nuôi ở các tỉnh như Phú Yên, Bình Định, An Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau...Với loài nuôi phổ biến nhất là loài cá chình bông (A. marmorata) chiếm
80-90% sản lượng, cá chình mun (A. bicolor bicolor) chiếm 10 – 20 %. Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 đã áp dụng phương pháp nuôi cá chình bông
trong nước ngọt và nước lợ, bằng cách thả cá con kích cở từ 10-15 cm vào khu
vực ao đã được xử lý nguồn nước. Cá chình được cho ăn bằng các loại cá tạp và
sau 8 tháng nuôi cá đạt 90 g/con. Hiện nay, mô hình nuôi cá chình bông đang
được nhân rộng trong dân do nuôi cá chình bông ít tốn kém, lại có giá trị kinh tế
cao (trích Nguyễn Thị Bích Vân, 2009).
Năm 2001, tại Phú Yên, cá chình được nuôi trong lồng trên sông, thời kỳ
cao điểm có trên 200 lồng, bao gồm cá chình Bông, cá chình Mun. Tuy nhiên do
nắng hạn kéo dài cá bị chết hàng loạt làm thiệt hại lớn về kinh tế nên đến tháng
12 năm 2001 Phú Yên chỉ còn khoảng 20 – 30 lồng nuôi. Tại Bình Ðịnh, cá
chình được nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng ở Đập Đá, Tây Sơn, Phù
Mỹ, Bồng Sơn, Vĩnh Thạnh, An Lão với 3 loại cá chình: chình Bông và chình
Mun, chình Nhọn (sống nhiều ở Đầm Trà Ổ thuộc huyện Phù Mỹ). Tại An Lão,
người dân nuôi cá chình trong ao đất với mật độ 6 con/m2, cỡ giống thả ban đầu
300 g/con, sau thời gian nuôi 10 tháng, cá đạt kích cỡ thương phẩm 1 kg/con
( />
11


PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2012
Thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm Cá biển, khoa Thủy Sản,
trường Đại học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
6 bể composite (2 m 3/bể), hệ thống bể lọc 6 bể (0,25 m 3/bể)
Máy đo pH, nhiệt kế.
Hệ thống máy bơm, sục khí, sàn ăn, cân đồng hồ, cân điện tử, xô nhựa,
thau nhựa, thước nhựa,...
Bộ test: N-NO2-, NH4+/NH3.
Hóa chất: Chlorine.
Nguyên liệu làm thức ăn: bột cá Kiên Giang, bột đậu nành, mì tinh, cám,
vitamin, chất kết dính, dầu mực, dầu nành, dịch trùn quế, cá tạp biển.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nguồn cá thí nghiệm
Cá thí nghiệm được thu gom từ vùng ven biển miền Trung có khối lượng
trung bình 1,6 g/con. Cá sau khi mua về được nuôi dưỡng trong bể composite
một thời gian để tập ăn các loại thức ăn thí nghiệm và quen với điều kiện thí
nghiệm.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức thức ăn:
(i) Thức ăn nhân tạo (TANT), (ii) Cá tạp, (iii) Thức ăn nhân tạo + cá tạp. Mỗi
nghiệm thức lặp lại 2 lần. Mật độ cá thí nghiệm là 20 con/m3.
Cá chình được ương hoàn toàn trong nước ngọt và được bố trí trong bể
composite (2 m3/bể), sục khí liên tục, hệ thống được bố trí lọc tuần hoàn, mỗi bể
có ống thoát nước ở trung tâm. Hệ thống bể ương được che tối (hình 3.1).
Thời gian thí nghiệm: 8 tháng

12



Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm và cá chình ương
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn nhân tạo có dạng bột mịn, có hàm lượng protein 50 % được phối
chế từ các nguyên liệu gồm: bột cá, bột đậu nành, mì tinh, cám, dầu, vitamin,
gelatin (Bảng 3.1). Khi cho cá ăn, hòa thức ăn với nước thành dạng dẻo và trung
bình 1 kg thức ăn cần 0,9 lít nước.
Bảng 3.1: Tỉ lệ thành phần nguyên liệu làm thức ăn cho cá chình
Thành phần nguyên
liệu
Bột cá Kiên Giang
Bột đậu nành
Mì tinh
Cám
Dầu mực
Dầu nành
Vitamin
Chất kết dính

Tỷ lệ tính theo khối
lượng khô (%)
52,35
26,18
3,28
9,13
2,08
3,13
2,00
1,85


Tỷ lệ tính theo nguyên
liệu thực tế (g)
613,39
305,80
37,38
101,98
20,79
31,26
20,00
18,55

Thức ăn nhân tạo kết hợp với cá tạp: cá tạp được để ráo nước, xay nhuyễn,
phối trộn với thức ăn nhân tạo theo tỷ lệ 1:1 và thức ăn cũng được trộn sẵn thành
dạng dẻo trước khi cho ăn với lượng nước dùng để trộn 1 kg thức ăn là 0,5 lít.
3.3.4 Chăm sóc và quản lý
 Cho ăn: Cho cá ăn bằng sàn ăn 2 lần/ngày (7h, 17h). Cho ăn theo nhu
cầu của cá khoảng 5 – 7 % trọng lượng thân. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo
nhu cầu ăn của cá.

13


 Quản lý môi trường: môi trường nước được quản lý ổn định. Siphon bể
hàng ngày, bổ sung lượng nước hụt vào bể và thay nước 1 lần/tháng (30 – 40 %).
Các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, pH được theo dõi định kỳ và thu 2
tuần/lần (8h sáng và 14h chiều) bằng cách đo trực tiếp bằng máy đo pH và nhiệt
độ. Yếu tố đạm tổng số (TAN) và N-NO2- được thu 4 tuần/lần vào buổi sáng
bằng bộ test NH4+/NH3 và N-NO2-.
 Thu mẫu: Mẫu cá được thu để xác định khối lượng, tốc độ tăng trưởng,
tỉ lệ sống, sinh khối và sự phân đàn của cá. Mẫu cá được thu 2 tháng/lần bằng

cách vớt và cân toàn bộ cá trong bể. Sau 8 tháng ương thì xác định khối lượng
từng cá thể.
Các chỉ tiêu theo dõi:
-

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t

-

Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) = 100 x (lnWc – lnWđ)/t

Trong đó: Wđ: khối lượng cá ban đầu (g).
Wc: khối lượng cá cuối (g)
t: thời gian thí nghiệm (ngày)
-

Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá thể cuối/số cá thể ban đầu)

-

Sinh khối (g/m 3) = khối lượng cá (g)/1 m 3 nước

-

FCR = khối lượng thức ăn/tăng trọng của cá

-

Sự phân đàn của cá sau 8 tháng nuôi:
CV= độ lệch chuẩn/khối lượng trung bình của cá sau 8 tháng


3.4 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel 2003 và SPSS version 13. Các số liệu thu thập
được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích thống kê (One-way
Anova với phép thử Duncan) để tìm ra sự khác biệt giữa các trung bình các
nghiệm thức ở mức ý nghĩa p < 0,05.

14


PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường
4.1.1. Nhiệt độ
Trong thời gian thí nghiệm, nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức dao
động trong khoảng 25,0 - 26,3 0C và không biến động nhiều, nhiệt độ buổi sáng
thấp hơn nhiệt độ buổi chiều nhưng sự chênh lệch đó không lớn (khoảng 10C).
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Theo
Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá là 24 - 300C.
Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Theo
Nguyễn Chung (2008) thì nhiệt độ sinh trưởng của cá chình là 13 - 300C và thích
hợp nhất là 25 - 27 0C.
Như vậy, có thể kết luận rằng nhiệt độ và khoảng dao động trong suốt quá
trình thí nghiệm là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chình ương.
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường
Nhiệt độ (oC)

pH

Thức ăn
Sáng


Chiều

Sáng

Chiều

TAN
(mg/l)

N-NO2(mg/l)

Cá tạp

25,0±0,07 26,3±0,08 7,38±0,01 7,45±0,02 0,17±0,01 0,02±0,02

Cá tạp + TANT

25,2±0,05 26,3±0,03 7,44±0,03 8,02±0,06 0,17±0,01 0,02±0,01

TANT

25,1±0,01 26,2±0,08 7,37±0,01 7,96±0,01 0,20±0,02 0,02±0,01

4.1.2. pH
Từ kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy, trong suốt quá trình thí nghiệm pH giữa
các nghiệm thức dao động từ 7,37 - 8,02 rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển bình thường của cá chình bột trong thí nghiệm.
Theo Boyd (1990) thì pH thích hợp cho sự phát triển của cá là trong
khoảng 6,5 - 9, pH thấp hay quá cao cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá.

4.1.3. TAN
Qua kết quả biến động các yếu tố (Bảng 4.1), tổng đạm (TAN) trong thí
nghiệm dao động trong khoảng 0,17 - 0,20 mg/l. Vậy hàm lượng TAN vẫn nằm
trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chình bột.
Theo Boyd (1990) hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản từ 0,2
– 2mg/l.

15


4.1.4. N-NO2
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, hàm lượng N-NO2 giữa các nghiệm thức
dao động quanh giá trị 0,02 mg/l và không biến động nhiều. Theo Trương Quốc
Phú (2006) thì lượng N-NO2- cho phép đối với ương nuôi thủy sản là từ 0,01 1,7 mg/l. Theo Boyd (1990) NO2- có tác dụng gây độc đối với tôm cá khi >2mg/l,
hàm lượng thích hợp cho ao nuôi thủy sản phải nhỏ hơn 0,3 mg/l. Như vậy hàm
lượng N-NO2- của các nghiệm thức trong thí nghiệm vẫn nằm trong giới hạn cho
phép đối với ương cá chình bột.
Tóm lại, giá trị và khoảng dao động của các yếu tố: nhiệt độ, pH, TAN, NNO2 giữa các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong giới
hạn cho phép đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật nói
chung và cá chình nói riêng.
4.2. Khối lượng của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại thức ăn
Tăng trưởng của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại thức ăn
khác nhau được thể hiện ở hình 4.1. Kết quả cho thấy, qua 2 tháng ương đầu tốc
độ tăng trưởng của cá chình ở nghiệm thức cá tạp + TANT tăng trưởng cao nhất
đạt 3,43 g/con nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với tăng
trưởng của cá ở nghiệm thức cá tạp và nghiệm thức TANT. Tăng trưởng của cá ở
nghiệm thức cá tạp và nghiệm thức TANT là khác biệt không lớn và khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 4 tháng ương, tăng trưởng của cá ở
nghiệm thức cá tạp + TANT vẫn cao hơn 2 nghiệm thức còn lại (đạt 4,46 g/con)
và thấp nhất là nghiệm thức cá tạp (2,59 g/con). Tăng trưởng của cá ở nghiệm

thức cá tạp + TANT khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức
cá tạp nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức TANT. Sau
6 tháng ương, tăng trưởng của cá dao động từ 2,76 - 5,50 g/con và tăng trưởng
của cá ở nghiệm thức cá tạp + TANT vẫn là cao nhất (5,14 g/con) khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá tạp nhưng khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức TANT. Và tăng trưởng của cá ở
nghiệm thức cá tạp vẫn thấp hơn (2,82 g/con) so với 2 nghiệm thức còn lại. Và
sau 8 tháng ương, tốc độ tăng trưởng trung bình của nghiệm thức TANT đạt cao
nhất (6,32 g/con) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá
tạp và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức cá tạp +
TANT, sự chênh lệch về tăng trưởng của cá giữa nghiệm thức cá tạp + TANT và
nghiệm thức TANT là không đáng kể. Nghiệm thức cá tạp vẫn là nghiệm thức có
tốc độ tăng trưởng thấp nhất 3,24 g/con.

16


7,0

6,0

Cá tạp

Khối lượng (g/con)

Cá tạp+TANT
5,0

TANT


4,0

3,0

2,0

1,0
Ban đầu

2 tháng

4 tháng

6 tháng

8 tháng

Hình 4.1: Khối lượng của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại thức ăn

Theo Phạm Ngọc Nhàn (2009) khi ương thử nghiệm lươn đồng với các
loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn giống lớn với thời gian ương 120 ngày.
Kết quả nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi sống lươn tăng trưởng nhanh nhất về
khối lượng đạt 27,18±2,65 g, kế đến là bể sử dụng thức ăn tươi sống kết hợp
thức ăn công nghiệp (24,28±2,17 g), thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn
công nghiệp (14,35±0,34 g).
Theo Phan Minh Thùy (2008), sau 30 ngày ương nghiệm thức sử dụng
trùn chỉ cho tăng trưởng về khối lượng cao nhất (1,31±0,05 g) và thấp nhất là
nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến (0,60±0,06 g). Sau 60 ngày ương, nghiệm
thức sử dụng trùn chỉ lươn tăng trưởng tốt nhất đạt 3,1±0,2 g và thấp nhất là
nghiệm thức thức ăn chế biến 0,7±0,04 g.

Có thể thấy tăng trưởng của cá chình thấp hơn so với các đối tượng khác.
Nhưng tăng trưởng của cá chình ở nghiệm thức TANT lại cao hơn nghiệm thức
cá tạp và nghiệm thức cá tạp + TANT so với các đối tượng khác. Như vậy, cá
chình có khả năng sử dụng TANT và TANT + cá tạp tốt hơn các loài khác.
4.3. Tốc độ tăng trưởng của cá chình
Sau 8 tháng ương, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ở nghiệm thức
TANT đạt cao nhất 0,02 g/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
nghiệm thức cá tạp nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với

17


nghiệm thức cá tạp + TANT và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ở nghiệm
thức cá tạp là thấp nhất 0,007 g/ngày.
Đồng thời qua kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tương đối
của cá qua 8 tháng ương đạt cao nhất ở nghiệm thức TANT đạt 0,57 %/ngày
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá tạp nhưng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức cá tạp + TANT và
sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa 2 nghiệm thức TANT và cá tạp +
TANT là không lớn. Tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở nghiệm thức cá tạp
là thấp nhất (0,29 %/ngày).
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại
thức ăn
Thức ăn

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
(g/ngày)

Tốc độ tăng trưởng tương đối
(%/ngày)


Cá tạp

0,007±0,001 a

0,29±0,01 a

Cá tạp+TANT

0,018±0,005 b

0,55±0,09 b

TANT

0,020±0,002 b

0,57±0,04 b

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a và b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05)

Theo Phạm Ngọc Nhàn (2009), thử nghiệm ảnh hưởng của các loại thức
ăn khác nhau lên lươn đồng trong giai đoạn giống lớn. Kết quả thu được sau 120
ngày ương thì tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về khối lượng của lươn
đồng đạt cao nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn tươi sống (0,2308±0,0291
%/ngày và 0,0072±0,0011 g/ngày), thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn tự
chế (0,0303±0,0047 %/ngày và 0,0016±0,0003 g/ngày).
Theo Phan Minh Thùy (2008), ương lươn từ bột lên giống bằng các loại
thức ăn khác nhau. Kết quả sau 30 ngày ương tốc độ tăng trưởng tương đối đạt

cao nhất ở nghiệm thức sử dụng trùn chỉ (5±0,2 %/ngày) và thấp nhất là nghiệm
thức sử dụng thức ăn chế biến (2,2±0,4 %/ngày). Sau 60 ngày ương nghiệm thức
sử dụng trùn chỉ cho tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 3,2±0,03 %/ngày và thấp
nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến đạt 1,6±0,08 %/ngày.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của cá chình thấp hơn đối tượng khác.
Nhưng so với các đối tượng khác tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức TANT
hay tự chế cao hơn nghiệm thức sử dụng cá tạp và thức ăn tươi sống. Điều này
cho thấy có thể sử dụng TANT để ương cá chình.

18


4.4. Tỷ lệ sống của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại thức ăn
Qua kết quả ở hình 4.2 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ương ở 2 tháng đầu tiên
đạt tỷ lệ cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm
thức. Trong đó, nghiệm thức có tỷ lệ sống đạt cao nhất là nghiệm thức cá tạp
(97,5 %), kế đến là nghiệm thức cá tạp + TANT (93,8 %) và thấp nhất là ở
nghiệm thức TANT (91,3 %). Sau 4 tháng ương, tỷ lệ sống của cá ở 3 nghiệm
thức là tương đối cao và dao động trong khoảng 88,8 - 91,3 %. Tỷ lệ sống ở
nghiệm thức cá tạp và cá tạp + TANT là bằng nhau và đạt cao nhất (91,3 %),
thấp nhất là nghiệm thức TANT đạt 88,8 %. Sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các
nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 6 tháng ương, tỷ lệ sống
của cá đạt khá cao và cao nhất là nghiệm thức cá tạp + TANT đạt 90,0 %, tiếp
đến là nghiệm thức cá tạp (83,8 %) và tỷ lệ sống thấp nhất vẫn là nghiệm thức
TANT (80,0 %). Sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức vẫn không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 8 tháng ương, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm
thức giảm và sự chênh lệch về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khá lớn dao động
trong khoảng 53,8 - 90,0 %. Trong đó, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức cá tạp +
TANT đạt cao nhất (90,0 %) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
nghiệm thức cá tạp và TANT. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức cá tạp là thấp

nhất đạt 53,8 % và khác biệt có ý nghĩa thống kê so (p<0,05) với nghiệm thức
TANT và cá tạp + TANT. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức TANT đạt 70,0 %
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức cá tạp và cá tạp +
TANT
Từ kết quả trên cho thấy, từ tháng thứ 8 thì sự chênh lệch về tỷ lệ sống
của cá ương giữa các nghiệm thức rất rõ ràng. Tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở
nghiệm thức cá tạp + TANT, kế đến là TANT và thấp nhất là nghiệm thức cá tạp.
Từ đó có thể kết luận rằng, loại thức ăn ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ sống của cá
ương và có thể sử dụng TANT để ương cá chình.

19


100

a

a
a

a

a
a

a

c

a

a

Tỷ lệ sống (%)

80

b

a

60

Cá tạp
Cá tạp+TANT
TANT

40
20
0
2 tháng

4 tháng

6 tháng

8 tháng

Hình 4.2: Tỷ lệ sống của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại thức ăn
Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05)


Theo Phan Minh Thùy (2008), sau 30 ngày ương tỷ lệ sống của lươn bột
đạt cao nhất ở nghiệm thức sử dụng trùn chỉ (100 %) và thấp nhất là nghiệm thức
sử dụng cá xay. Sau 60 ngày ương, tỷ lệ sống của lươn ở nghiệm thức sử dụng
trùn chỉ và trùn chỉ + thức ăn chế biến cao nhất đạt 97,9 % và nghiệm thức sử
dụng cá xay có tỷ lệ sống thấp nhất (81,6 %).
Theo Phạm Ngọc Nhàn (2009) khi ương thử nghiệm lươn đồng trong giai
đoạn giống lớn với các loại thức ăn khác nhau. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của
lươn đồng giảm sau 30 ngày ương và lươn đồng trong nghiệm thức cho ăn thức
ăn tươi sống có tỷ lệ sống (100 %) cao hơn các nghiệm thức còn lại. Sau 120
ngày ương, tỷ lệ sống của lươn đồng ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tươi sống đạt
cao nhất 90,67 % và thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp
(80,44 %).
Có thể thấy tỷ lệ sống của cá chình khi cho cá ăn cá tạp thấp hơn so với
các đối tượng khác nhưng ở nghiệm thức TANT + cá tạp và TANT lại có tỷ lệ
sống cao.
4.5. Sinh khối và hệ số thức ăn của cá chình
Sinh khối của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các loại thức ăn khác
nhau được thể hiện qua Bảng 4.3. Từ kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy, sinh khối của
cá ương dao động từ 34,8-109 g/m3, có sự chênh lệch lớn giữa nghiệm thức cá
tạp với nghiệm thức cá tạp + TANT và nghiệm thức TANT. Sinh khối của cá

20


ương đạt cao nhất ở nghiệm thức cá tạp + TANT (109 g/m 3), đồng thời sự khác
biệt về sinh khối của cá ở nghiệm thức cá tạp + TANT so với nghiệm thức cá tạp
là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) nhưng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức TANT. Mặt khác, sinh khối của cá ương
đạt thấp nhất ở nghiệm thức cá tạp (34,8 g/m3) và khác biệt có ý nghĩa thống kê

(p<0,05) so với nghiệm thức cá tạp + TANT và TANT.
Bảng 4.3: Sinh khối và hệ số thức ăn của cá chình ương trong bể tuần hoàn với các
loại thức ăn
Sinh khối (g/m3)

FCR tối đa

Cá tạp

34,8±1,98 a

19,1±0,99 a

Cá tạp + TANT

109±26,0b

12,1±3,35 a

TANT

88,3±3,22 b

14,6±1,80 a

Thức ăn

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a và b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05)


Sau 8 tháng ương, FCR ở cả 3 nghiệm thức rất cao và khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. FCR đạt cao nhất ở nghiệm
thức cá tạp 19,1, kế đến là nghiệm thức TANT 14,6 và FCR thấp nhất ở nghiệm
thức cá tạp + TANT (12,1).
Theo Phạm Ngọc Nhàn (2009), thí nghiệm ương lươn đồng trong giai
đoạn giống lớn với các loại thức ăn khác nhau. Kết quả cho thấy, FCR của lươn
đồng ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tươi sống (0,49) thấp hơn so với cho ăn thức
ăn tươi sống kết hợp thức ăn công nghiệp (1,24), thức ăn công nghiệp (2,14) và
FCR cao nhất ở nghiệm thức cho ăn thức ăn tự chế (5,55).
Có thể thấy rằng, sau 8 tháng ương FCR của cá chình cao hơn các đối
tượng khác rất nhiều. Tuy nhiên, FCR của cá chình ở nghiệm thức cho ăn cá tạp
lại cao hơn nghiệm thức TANT và nghiệm thức cá tạp + TANT so với các đối
tượng khác. Như vậy có thể sử dụng TANT để ương cá chình để đạt hiệu quả
cao.
4.6. Sự phân cỡ của cá sau 8 tháng ương
Hệ số vượt đàn của cá ương ở nghiệm thức cá tạp (0,62) là cao nhất, thấp
nhất là nghiệm thức cá tạp + TANT (0,37) nhưng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức (Bảng 4.4).

21


Bảng 4.4: Hệ số phân cỡ của cá sau 8 tháng ương
Thức ăn

Số cá thể (con)

Khối lượng cá (g/con)

Hệ số CV


Cá tạp

43

3,23±0,08a

0,62

Cá tạp + TANT

72

6,01±1,21b

0,37

TANT

56

6,32±0,55b

0,48

Kết quả từ hình 4.4 cho thấy, nhóm cá có khối lượng từ 2-4 g/con có tần
số xuất hiện cao ở hầu hết các nghiệm thức. Ở các nghiệm thức đều có cá thể
vượt đàn chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Ở nghiệm thức cá tạp + TANT và TANT
nhóm cá có khối lượng 2-5 g/con chiếm tỷ lệ cao nhất, hiện tượng vượt đàn của
cá ương ở 2 nghiệm thức này cũng không lớn nhưng có sự tách biệt khá lớn về

khối lượng giữa cá thể vượt đàn (khoảng 18 g/con) và khối lượng trung bình của
cá ương trong nghiệm thức (6,01 g/con; 6,32 g/con). Đối với nghiệm thức cá tạp
nhóm cá có khối lượng 2-4 g/con chiếm tỷ lệ cao nhất, hiện tượng vượt đàn của
cá ương ở các nghiệm thức cũng không cao, đồng thời cũng có sự tách biệt về
khối lượng giữa cá thể vượt đàn (7 g/con) và khối lượng trung bình của cá ương
trong nghiệm thức (3,23 g/con) nhưng thấp hơn so với nghiệm thức cá tạp +
TANT và nghiệm thức TANT.
Nhìn chung, cá ở nghiệm thức cá tạp + TANT phân cỡ đồng đều về khối
lượng hơn so với nghiệm thức cá tạp và nghiệm thức TANT. Cá ương ở nghiệm
thức cá tạp có tỷ lệ phân cỡ cao nhất trong các nghiệm thức. Khối lượng trung
bình của cá ở nghiệm thức TANT (6,32 g/con) là cao nhất và thấp nhất là nghiệm
thức cá tạp (3,23 g/con). Khối lượng cá vượt đàn ở nghiệm thức TANT cao hơn 2
nghiệm thức còn lại và thấp nhất ở nghiệm thức cá tạp. Cá thể có khối lượng lớn
nhất là 18,01 g và thấp nhất 1,03 g (TANT).

lượng (con)

Từ kết quả trên có thể thấy, cá chình có tỷ lệ phân cỡ cao hơn các đối
tượng khác. Đồng thời, sự tách biệt về khối lượng giữa cá thể vượt đàn và khối
lượng trung bình của cá ương trong các nghiệm thức rất cao so với đối tượng
khác.

22


Hình 4.3: Sự phân cỡ của cá sau 8 tháng ương

23



PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Một số yếu tố môi trường theo dõi ở thí nghiệm nằm trong khoảng thích
hợp cho quá trình sinh trưởng của cá chình.
Sau 8 tháng ương, cá ở nghiệm thức TANT có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất (0,02 g/ngày và 0,57 %/ngày) nhưng không chênh lệch với cá ở nghiệm thức
cá tạp + TANT (0,018 g/ngày và 0,55 %/ngày).
Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức cho cá ăn cá tạp + TANT (90,0 %).
Sinh khối đạt được sau 8 tháng ương ở nghiệm thức cá tạp + TANT là
cao nhất (109 g/m3).
Như vậy, TANT + cá tạp là thức ăn thích hợp cho ương cá chình trong bể.
5.2 Đề xuất
Nghiên cứu ương thực nghiệm cá chình với thức ăn nhân tạo có hàm
lượng đạm khác nhau

24


×