Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐẶC điểm HÌNH THÁI đá TAI của họ cá CHÉT (POLYNEMIDAE) và sự PHÁT TRIỂN của TUYẾN SINH dục của cá PHÈN VÀNG (polynemus longipectoralis) PHÂN bố ở sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.46 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THỊ RẰNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐÁ TAI CỦA
HỌ CÁ CHÉT (POLYNEMIDAE) VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA TUYẾN SINH DỤC CỦA CÁ PHÈN VÀNG
(Polynemus longipectoralis) PHÂN BỐ Ở SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. HÀ PHƯỚC HÙNG

2010

1


LỜI CẢM TẠ


Xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Hà Phước Hùng đã hướng dẫn,
đã tận tình gúp đỡ và đóng góp những ý kiến bổ ích trong suốt quá trình thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp của em.
Xin cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện tốt nhất gúp
em hoàn thành đề tài và cũng xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô, cán bộ đang
công tác tại Bộ Môn Kinh Tế và Quản Lý Nghề Cá thuộc khoa Thủy Sản đã
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian


học tập tại trường và cũng như trong suốt thời gian thực hiện đề tài cho đến
hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá khóa 33 đã động
viên và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Lê Thị Rằng

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm hình thái đá tai họ cá Chét (Polynemidae) và
sự phát triển của tuyến sinh dục của cá phèn vàng (Polynemus
longipectoralis) phân bố ở Sóc Trăng” đã được thực hiện từ tháng 9 năm
2010 đến tháng 11 năm 2010. Kết quả đã đinh danh được 3 loài thuộc họ cá
Chét (Polynemidae) phân bố ở Sóc Trăng: Cá Chét (Gộc) Eleutheronema
tetradactylum (Shaw, 1804), Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis
(Weber & de Beaufort, 1922), Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus
(Linnaeus, 1758).
Đã xác định được 3 loài thuộc họ cá Chét ở Sóc Trăng.
Hình thái đá tai của 3 loài cá Chét,cá Phèn Vàng và Cá Phèn Trắng đều có
hình thuôn chữ nhật ở
Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Phèn Vàng (R2 = 0,9917) và cá
Chét (R2 = 0.9861) rất chặt chẽ, cá Phèn Trắng (R2 = 0.9847) nhưng do số
mẫu quá ít nên không thể kết luận.
Tương quan chiều dài đá tai và trọng lượng của cá Phèn Vàng (R2 = 0,832)
và cá Chét (R2 = 0.8217) chặt chẽ, cá Phèn Trắng do số mẫu quá ít nên không
thể đưa ra kết luận.
Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài rất chặt chẽ đối với cá Phèn Vàng
(R2 = 0,9255), cá Chét (R2 = 0.8425) chặt chẽ, cá Phèn Trắng do số mẫu quá

ít nên không thể đưa ra kết luận.
Sự phát triển của tuyến sinh dục cá Phèn Vàng không có tương quan chặt do
số lượng mẫu cá có trứng quá ít.Hệ số điều kiện (CF) của cá Phèn Vàng trong
thời gian nghiên cứu dao động từ 0.004019-0.006493. CF cao nhất là vào
tháng 10 là 0.004019 và thấp nhất vào tháng 11 là 0.006493. Kết quả khảo sát
sự phát triển của tuyến sinh dục của cá Phèn Vàng cho thấy: Hệ số GSI cao
nhất ở tháng 10 và thấp nhất vào tháng 11.

ii


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

Lời Cảm Tạ ......................................................................................................

i

Tóm Tắt ........................................................................................................... ii
Danh Mục Bảng ............................................................................................... iii
Danh Mục Hình................................................................................................ iv
Danh Mục Viết Tắt........................................................................................... v
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 1
Phần 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Đặc điểm và tình hình thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng....................................... 3

2.1.1 Đặc điểm tỉnh Sóc Trăng ....................................................................... 3
2.1.2 Tình hình chung về thủy sản tỉnh sóc Trăng............................................ 4
2.2 Đặc điểm hình thái và thành phần bộ cá nhụ (Mugiliformes) ..................... 5
2.2.1 Thành phần giống loài ............................................................................ 5
2.2.2 Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh trưởng........................................... 6
2.2.2.1 Giống cá Chét Euletheronema .............................................................. 6
2.2.2.2 Giống Cá phèn sông: Polynemus (Linnaeus)......................................... 7
2.3 Đá tai cá .................................................................................................... 9
2.3.1 Đặc điểm chung về đá tai........................................................................ 9
2.3.2 Cấu tạo của đá tai ................................................................................... 10
2.3.3 Sự hình thành đá tai ................................................................................ 11
2.3.4 Các ứng dụng của đá tai trên thế giới và trong nước ................................ 12
2.4 Sự tương quan giữa chiều dài với trọng lượng .......................................... 13
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 15
3.1 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................. 15
3.2 Thời gian nghiên cứu................................................................................. 15
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 15
3.4 Phương pháp thu mẫu và phân tích ............................................................. 16
3.4.1 Phương pháp thu mẫu ............................................................................. 16

iii


Nội Dung

Trang

3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu.................................................................... 16
3.4.2.1 Mô tả phương pháp lấy đá tai................................................................ 16
3.4.2.2 Phương pháp xử lý đá tai ...................................................................... 17

3.4.2.3 Phương pháp phân tích đá tai................................................................ 17
3.4.2.4 Phân tích các đặc điểm.......................................................................... 17
3.4.2.5 Phương pháp để xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ........ 18
3.4.3 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................ 20
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 21
4.1 Thành phần các loài cá thuộc họ cá Chét (Polynemidae) phân bố ở tỉnh
Sóc Trăng . ............................................................................................................... 21
4.1.1 Cá Chét(Gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) ....................... 21
4.1.1.1 Mô tả hình thái cá Chét............................................................................... 21
4.1.1.2 Đặc hình thái đá tai của cá Chét (cá gộc) Eleutheronema
tetradactylum (Shaw, 1804).............................................................................. 22
4.1.1.3 Tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá ....................................... 24
4.1.1.4 Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá ..................................... 25
4.1.1.5 Tương quan chiều dài đá tai và trọng lượng thân cá ................................ 25
4.1.2 Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber & de Beaufort,
1922) ....................................................................................................................... 26
4.1.2.1 Mô tả hình thái cá Phèn Vàng ............................................................... 27
4.1.2.2 Đặc hình thái đá tai của cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis
(Weber and de Beaufort,1922) ............................................................................... 28
4.1.2.3 Tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá ....................................... 29
4.1.2.4 Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá .................................. 30
4.1.2.5 Tương quan chiều dài đá tai và trọng lượng thân cá .............................. 30
4.1.3 Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus,1758)............................. 31
4.1.3.1 Mô tả hình thái cá Phèn Trắng ............................................................. 31
4.1.3.2 Đặc hình thái đá tai của cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus
(Linnaeus,1758) ...................................................................................................... 32
4.1.3.3 Tương quan chiều dài và trọng lượng thân cá ....................................... 34
4.1.3.4 Tương quan chiều dài đá tai và chiều dài thân cá .................................. 34
4.1.3.5 Tương quan chiều dài đá tai và trọng lượng thân cá .............................. 35
4.2 Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Phèn Vàng Polynemus

longipectoralis (Weber and de Beaufort,1922) ..................................................... 36

iv


Nội Dung

Trang

4.2.1 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ................................................. 36
4.2.2 Hệ số điều kiện (CF) ...................................................................................... 37
4.2.3 Hệ số thành thục (GSI) ................................................................................. 38
4.2.4 Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối........................................ 39
Phần V:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 40
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 43
5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 43
Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................ 44
Phụ Lục............................................................................................................ 48

v


DANH MỤC HÌNH
Nội Dung

Trang

Hình 2.1: Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long ......................................................

3


Hình 2.2: Cá Chét Eleutheronema tetradactylum(Shaw, 1804).........................

6

Hình 2.3: Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber and de
Beaufort,1922) .........................................................................................................

7

Hình 2.4:Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus,1758).....................

8

Hình 2.5: Vị trí của đá tai (Sagitta) của cá ........................................................

9

Hình 2.6: Ba cặp đá tai của cá Bơn (Jennifer Brown, 2009) ................................ 10
Hình 2.7: Một số hình dạng về đá tai của cá ..................................................... 11
Hình 2.8: Đá tai của Cá Tuyết vùng biển phía Bắc ............................................... 11
Hình 3.1: Bản đồ Tỉnh Sóc Trăng..................................................................... 15
Hình 3.2: Phương pháp lấy đá tai của cá Chét ..................................................... 17
Hình 4.1: Cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)....................... 21
Hình 4.2: Đá tai cá Chét (Gộc) ........................................................................ 22
Hình 4.3: Đặc điểm đá tai (Sagitta) của Cá Chét (Eleutheronema
tetradactylum) .................................................................................................. 23
Hình 4.4: Đá tai cá Chét khi có chiều dài khác nhau......................................... 24
Hình 4.5: Tương quan giữa TL (cm) và trọng lượng FW (g) của Cá Chét....... 24
Hình 4.6: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai OL (mm) và chiều dài thân

cá FL (cm) của loài Cá Chét.............................................................................. 25
Hình 4.7: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai OL (mm) và trọng lượng
thân cá Fw (g) của loài Cá Chét......................................................................... 25
Hình 4.8: Cá Phèn Vàng................................................................................... 26
Hình 4.9: Đá tai cá Phèn Vàng ......................................................................... 27
Hình 4.10: Mô tả hình thái đá tai (Sagitta) của loài Cá Phèn Vàng
Polynemus longipectoralis (Weber and de Beaufort,1922) ............................... 28
Hình 4.11: Đá tai cá Phèn Vàng khi có chiều dài khác nhau ............................. 28
Hình 4.12: Tương quan giữa chiều dài TL (cm) và trong lượng FW (g) của
Cá Phèn Vàng .................................................................................................. 29
Hình 4.13: Tương quan giữa chiều dài đá tai OL (mm) và chiều dài thân cá
FL (cm) của loài Cá Phèn Vàng ........................................................................ 30
Hình 4.14: Mối tương quan giữa chiều dài đá tai OL (mm) và trọng lượng
thân cá FW (g) của loài Cá Phèn Vàng .............................................................. 30

vi


Nội Dung

Trang

Hình 4.15: Cá Phèn Trắng ................................................................................ 31
Hình 4.16: Đá tai cá Phèn Trắng....................................................................... 32
Hình 4.17: Mô tả cấu trúc đá tai (Sagitta) của loài Cá Phèn Trắng
Polynemus paradiseus (Linnaeus,1758) ........................................................... 33
Hình 4.18: Đá tai cá Phèn Trắng khi có chiều dài khác nhau ............................ 33
Hình 4.19: Tương quan giữa TL (cm) và trọng lượng FW (g) của Cá Phèn
Trắng................................................................................................................ 34
Hình 4.20: Mối tương quan giũa chiều dài đá tai OL (mm) và chiều dài thân

cá FL (cm) của loài Cá Phèn Trắng ................................................................... 34
Hình 4.21: Tương quan giữa chiều dài đá tai OL (mm) và trọng lượng thân cá Fw (g) ..... 35
Hình 4.22: Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Cá Phèn
Vàng theo thời gian .......................................................................................... 37
Hình 4.23: Hệ số điều kiện CF của loài Cá Phèn Vàng trong thời gian thực
hiện đề tài......................................................................................................... 38
Hình 4.24: Sự biến động hệ số thành thục sinh dục (GSI) trung bình của loài
Cá Phèn Vàng .................................................................................................. 38
Hình 4.25: Mối tương quan giữa trọng lượng thân cá Fw (g) và trọng lượng
buồng (g).......................................................................................................... 40
Hình 4.26: Mối tương quan giữa trọng lượng thân cá Fw (g) và sức sinh sản tuyệt đối
(trứng) ............................................................................................................... 40
Hình 4.27: Mối tương quan giữa trọng lượng thân cá Fw (g) và sức sinh sản
tuyệt đối (trứng) ............................................................................................... 41

vii


DANH MỤC BẢNG
Nội Dung

Trang

Bảng 4.1: Bảng so sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá Chét..........................22
Bảng 4.2: Bảng so sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá Phèn Vàng………

27

Bảng 4.3: Bảng so sánh một số chỉ tiêu hình thái của Cá Phèn Trắng………


32

Bảng 4.4: Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng cơ thể của các
loài cá thuộc họ cá Chét phân bố ở Sóc Trăng trong thời gian nghiên cứu. ...... 36
Bảng 4.5: Hệ số thành thục (GSI) của loài Cá Phèn Vàng trong thời gian
thực hiện đề tài................................................................................................ 39

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A: Số tia vây hậu môn (Anal)
D1: Số tia vây lưng thứ nhất (Dorsal 1).
D2: Số tia vây lưng thứ hai (Dorsal 2).
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
LOL: Chiều dài đá tai bên trái (Left otolith lengt)
LOR: Chiều dài đá tai bên phải (Right otolith lengt)
LOTB: Chiều dài trung bình của đá tai (Otolith avergate lengt)
LT: Chiều dài tổng thân cá (Fish total lengt)
P: số tia vi ngực (Pectoral).
V: Số tia vi bụng (Ventral).
WT: Trọng lượng thân cá có nội quan (Fish total weight)

ix


Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Các loài cá thuộc họ cá Chét (Polynemidae) là một trong những loài cá có
tiềm năng kinh tế cao, có thể trở thành đối tượng nuôi do có kích thước lớn,

thịt ngon, sản lượng tương đối cao, có giá trị kinh tế nhất định. Bên cạnh đó,
giá trị dinh dưỡng từ thủy sản là rất bổ dưỡng, nguồn thực phẩm này có được
từ việc khai thác nguồn lợi tự nhiên hay nuôi trồng các đối tượng từ nhỏ cho
đến thu hoạch. Cá đa dạng, phong phú về thành phần loài và số lượng vì thế
cần phải nắm vững những yếu tố cơ bản về đặc điểm thành phần loài, đặc
điểm sinh học của một số loài cá sống ở các thủy vực trong tự nhiên.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc khảo sát thành phần loài, đặc
điểm sinh thái…các loài cá ở các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn ở trên thế
giới và cũng như ở Việt Nam. Các loài cá thuộc họ cá Chét (Polynemidae) là
một trong những đối tượng đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu.
Tuy nhiên hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu đến việc khảo sát
thành phần các loài cá ở các tỉnh, thành phố còn lại ở khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Sóc Trăng.
Nhằm đánh giá và ghi nhận thêm thong tin về nguồn lợi thủy sản ở các khu
vực trong nước đặc biệt là ở Sóc Trăng để có những giải pháp thiết thực cho
việc nghiên cứu và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở đây, đặc biệt là các loài cá có
giá trị kinh tế cao, vì thế đề tài: “Đặc điểm hình thái đá tai họ cá Chét
(Polynemidae) và sự phát triển của tuyến sinh dục của cá phèn vàng
(Polynemus longipectoralis) phân bố ở Sóc Trăng” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần loài, hình thái đá tai một số loài cá, tương quan giữa đá
tai với trọng lượng cá, chiều dài cá dựa vào phân tích đá tai của các loài cá
thuộc họ cá Chét (Polynemidae). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp
phần cung cấp những thông tin cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần
loài một số loài cá trong khu vực nghiên cứu.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Định loại một số loài cá thuộc họ cá Chét (Polynemidae) ở tỉnh Sóc
Trăng.
 Mô tả đặc điểm hình thái đá tai một số loài thuộc họ cá Chét
(Polynemidae) ở tỉnh sóc Trăng.

 Sự tương quan giữa đá tai với chiều dài, trọng lượng của một số loài
thuộc họ cá Chét (Polynemidae) ở tỉnh Sóc Trăng.

1


 Phân tích một số đặc điểm phát triển tuyến sinh dục và phân tích hệ số
điều kiện (CF) của cá phèn vàng (Polynemus longipectoralis) ở tỉnh Sóc
Trăng.

2


Phần 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm và tình hình thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng
2.1.1 Đặc điểm tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối cửa Nam sông
Hậu, tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển; Diện tích tự nhiên 3.310 km 2,
xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Sóc Trăng tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp tỉnh
Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông
và Đông Nam.
Sóc Trăng có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi nhờ vị trí địa lý nằm trên
trục quốc lộ 1A, quốc lộ 60 tuyến Nam sông Hậu, thông qua sông Hậu đến các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các nước Lào, Cam-Pu-Chia. Cùng với hệ
thống kinh rạch và 8 tuyến tỉnh lộ dài 277 km, các tuyến đường liên huyện,
liên xã nối liền các huyện, thành phố thành hệ thống giao thông thủy, bộ khá
thuận lợi.


Hình 2.1 : Bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long
( />3


Sóc Trăng đã hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn đất đai màu mỡ, ruộng
đồng phì nhiêu, khí hậu ôn hoà. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu
Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27oC,
độ ẩm trung bình là 83%.
Nhờ vào địa thế đặc biệt thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, vùng
có nhiều trữ lượng tôm cá nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng đặc
biệt là hàng thuỷ sản, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
biển tổng hợp.
Mục tiêu phát triển của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 là tiếp tục thực hiện quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế với vùng và khu
vực; biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để thu hút đầu tư; Phát triển công
nghệ hiện đại, sản xuất ra hàng hóa có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của tỉnh trong công cuộc
phát triển kinh tế của toàn vùng (Tạp chí lý luận của ủy ban dân tộc, 2010).
2.1.2 Tình hình chung về thủy sản tỉnh sóc Trăng
Sóc Trăng có bờ biển dài 72km, với ba cửa sông chính: Định An, Trần Đề, Mỹ
Thanh đổ ra biển đông. Vùng lãnh hải thuộc địa phận Sóc Trăng khá rộng,
hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Hằng
năm, nước biển xâm lấn sâu vào những cánh đồng rộng lớn, tạo thành một
vùng nước mặn - lợ, chưa kể hàng nghìn ha đất bãi bồi ven sông, biển, là điều
kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Nhờ công suất tàu thuyền tăng, hoạt động đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh,
doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển, nên sản lượng khai thác
thủy sản những năm gần đây của Sóc Trăng tăng đáng kể, bình quân mỗi năm

đạt từ 28 đến 30 nghìn tấn. Ngoài các nghề cào đôi, lưới vây, lưới đèn sản xuất
ổn định và phát triển.
Cùng với kết quả khai thác hải sản tự nhiên tăng đều hằng năm, việc nuôi
trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú cũng đang phát triển mạnh ở các huyện
ven biển trong tỉnh. Đến nay, Sóc Trăng đã đầu tư gần 1.300 tỷ đồng xây dựng
40 dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, công trình thủy lợi phục vụ 60 nghìn
ha nuôi tôm, cá các loại (Trang thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2009).

4


2.2 Đặc điểm hình thái và thành phần bộ cá nhụ (Mugiliformes)
2.2.1 Thành phần giống loài
Theo Trương Thủ khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) ở Đồng bằng sông
Cửu Long Việt Nam thì Bộ cá Nhụ Polynemiformes chỉ có 1 họ là
Polynemidae. Trong đó, họ Polynemidae có 2 giống là Eleutheronema Shaw
và Polynemus Linnaeus.
 Giống Eleutheronema có 1 loài là loài cá Chét (Eleutheronema
tetradactylum Shaw, 1804) hay còn gọi là cá Gộc.
 Giống Polynemus (Linnaeus) có 2 loài là: Cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis Weber and de Beaufort, 1922), Cá Phèn Trắng (Polynemus
paradiseus Linnaeus, 1758) là các loài có giá trị kinh tế nhất định của bộ
cá Nhụ Polynemiformes. Nhưng đối với loài cá Phèn Trắng có giá trị kinh
tế thấp do sản lượng thấp.
Theo Rainboth (1996) thì bộ cá Nhụ có 1 họ gồm có 2 giống. Trong đó, họ cá
Chét có 2 giống: Eleutheronema và Polynemus(Linnaeus).
 Giống Eleutheronema có loài Eleutheronema tetradactylum Shaw (1804).
 Giống Polynemus(Linnaeus) có 4 loài là Polynemus longipectoralos
Weber and de Beaufort (1922), Polynemus borneesis Bleeker (1852),
Polynemus dubius Bleeker (1851) và Polynemus multifilis Schlegel (1845).

Theo Mai Đình Yên (1992) thì họ cá Chét (Polynemidae) cũng có 2 giống:
Eleutheronema và Polynemus (Linnaeus).
 Giống Eleutheronema thì có loài cá Chét (Eleutheronema tetradactylum
Shaw, 1804).
 Giống Polynemus(Linnaeus) thì có 2 loài Cá Phèn Trắng (Polynemus
longipectoralos Weber and de Beaufort, 1922) và loài Cá Phèn Vàng
(Polynemus paradiseus Linnaeus, 1758).
Vị trí phân loại: (Theo Trương Thủ khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Bộ Cá Nhụ: Polynemiformes
Họ Cá Chét: Polynemidae
Giống Cá Nhụ: Eleutheronema
Loài: Cá Chét (Gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
Giống Cá phèn sông: Polynemus (Linnaeus)

5


Loài: Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber & de Beaufort,
1922)
Loài: Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus, 1758)
2.2.2 Đặc điểm hình thái, phân bố và sinh trưởng
Theo Trương Thủ khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) mô tả các loài cá thuộc
họ cá Chét như sau:
2.2.2.1 Giống cá Chét Euletheronema Shaw
 Cá Chét (cá gộc) Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
-Kích thước: 102-208 mm
-Chỉ tiêu hình thái:
D1: VII
D2: I, 15-16
A: III, 16-17

P: 16-17
V: I, 5
Chú thích:
 Số la mã tượng trưng cho số tia cứng.
 Số tự nhiên tượng trưng cho só tia mềm.

Hình 2.2 : Cá Chét Eleutheronema tetradactylum(Shaw, 1804)
()
Đặc điểm hình thái: Đầu lớn vừa, hơi dẹp bên. Mõm ngắn, tròn, tù. Răng nhỏ,
mịn, phân bố đến bộ phận ngoài của xương hàm. Lưỡi tròn, ngắn. Mắt to, nằm
dưới da, trên trục giữa thân và gần chót mõm hơn so với điểm cuối nắp mang.
Phần trán giữa hai mắt cong lồi và nhỏ hơn đường kính mắt. Cạnh sau xương
nắp mang có răng cưa nhỏ.
Thân cá thon dài hơi dẹp bên. Đường bụng phần trước gần như thẳng ngang.
Cuống đuôi thon dài. Vẩy lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu, vảy phủ gần đến
ngọn vi lưng thứ hai, vi hậu môn và vi đuôi. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ
mang cong xuống đến trục ngang giữa thân rồi chạy thẳng đến điểm giữa gốc
vi đuôi, tại gốc vi đuôi đường bên chia làm 3 nhánh chạy ra các tia vi đuôi.

6


Khởi điểm vi lưng thứ nhất ngang với vảy đường bên thứ 6-8 và gần chót
mõm hơn so với điểm giữa gốc vi đuôi. Khoảng cách giữa hai vi lưng lớn hơn
chiều dài gốc vi lưng thứ nhất và tương đương với dài gốc vi lưng thứ hai. Gai
vi lưng, vi hậu môn, vi bụng yếu. Vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu 2/3 chiều dài
vi.
Phần nữa trên của đầu có màu xám nhạt, phần nữa dưới của thân và đầu có
màu trắng bạc. Ngọn vi lưng, vi hậu môn màu đen. Vi ngực màu vàng nhạt. Vi
bụng và sợi tự do vi ngực màu trắng trong.

Đặc điểm phân bố: cá sống chủ yếu ở nước lợ và mặn, rất ít gặp ở nước ngọt.
Vùng phân bố khá rộng trãi dài từ Trung Quốc đến Thái Lan.
2.2.2.2 Giống Cá phèn sông: Polynemus (Linnaeus)
 Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber and de Beaufort, 1922)
-Kích thước: 121-202mm
-Chỉ tiêu hình thái:
D1: VII
D2: I, 15-17
A: II, 13
V: I, 5
P: 16-17

Hình 2.3 :Cá Phèn Vàng Polynemus longipectoralis (Weber and de Beaufort,
1922)
Đặc điểm hình thái: Đầu lớn vừa, mõm ngắn, hơi tù. Răng nhỏ, mịn, phân bố
đến bộ phận ngoài của hàm. Mắt tròn, nhỏ, nằm dưới da, ở trên trục giữa thân
và gần chót mõm hơn so với điểm cuối xương nắp mang. Phần trán giữa hai
mắt rộng và cong lồi. Cạnh xương nắp mang trước có răng cưa.
Thân thon dài, hơi dẹp bên, cuống đuôi thon dài. Vảy lược nhỏ, phủ khắp thân
và đầu, vảy ở thân to hơn vảy ở đầu. Vi lưng thứ hai, vi hậu môn, vi đuôi vảy
phủ gần đến ngọn. Đường bên liên tục chạy từ mép trên lỗ mang đến 1/2 các
tia ngắn giữa vi đuôi.
7


Gai lưng, vi hậu môn, vi bụng nhọn yếu. Phần dưới của vi ngực có 7 sợi tự do,
hai sợi trên dài nhất và kéo dài khỏi ngọn vi đuôi. Vi đuôi chẻ hai, rãnh nhỏ
sâu hơn 2/3 chiều dài vi đuôi.
Lưng cá có màu xám đen, hai bên hông và bụng có màu vàng nghệ. Ngọn vi
lưng, vi ngực và ngọn các sợi tự do màu đen. Gốc vi ngực, gốc các sợi tự do

và vi bụng màu vàng.
Đặc điểm phân bố: cá sống chủ yếu ở nước lợ, mặn nhưng cũng thường bắt
gặp ở nước ngọt.
 Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus, 1758)
-Kích thước:124-135mm
-Chỉ tiêu hình thái:
D1: VII
D2: I, 16
A: II, 12
V: I, 5

P: 16-17

Hình 2.4 : Cá Phèn Trắng Polynemus paradiseus (Linnaeus, 1758)
(De Bruin, Russell and A. Bogusch, 1995)
Đặc điểm hình thái: Đầu dài, ngắn, dẹp bên. Mõm ngắn, nhọn, hơi tù. Răng
nhỏ, mịn không mọc phần ngoài của xương hàm. Mắt nhỏ được da che phủ
nằm trên trục giữa thân và gần chót mõm hơn so với điểm cuối nắp mang.
Phần trán giữa hai mắt cong lồi và rộng. Cạnh dưới xương nắp mang trước có
răng cưa nhọn.
Thân thon dài, dẹp bên. Đường bụng gần như thẳng, cuống đuôi thon dài. Vảy
lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu. Có nhiều vảy nhỏ che phủ gốc vi lưng thứ
nhất và gần đến ngọn các vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi. Đường bên liên tục
chạy từ mép trên lỗ mang qua điểm giữa gốc vi đuôi và kéo dài gần đến ngọn
các tia vi giữa của vi đuôi.

8


Gai vi lưng mềm, yếu. Khoảng cách hai vi lưng ngắn hơn chiều dài gốc vi

lưng thứ nhất.
Hai sợi tự do của vi ngực dài tương đương hoặc lớn hơn hai lần chiều dài toàn
thân của cá. Vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu hơn 2/3 chiều dài của vi đuôi.
Mặt lưng của than và đầu cá có màu xám lợt, mặt bụng có màu trắng sữa. Nắp
mang phía trên gốc vi ngực có đốm màu đen. Ngọn vi lưng có nhiều sắc tố
đen. Các vi khác có màu trắng trong.
Đặc điểm phân bố: Cá sống chủ yếu ở nước lợ và mặn, nhưng cũng thường bắt
gặp ở nước ngọt. Phân bố ở Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, ĐBSCL
Việt Nam.
2.3 Đá tai cá
2.3.1 Đặc điểm chung về đá tai
Khác với thế giới yên lặng, đáy sông là nơi khá ồn ào bởi các loại tiếng như ụt
ịt, quạc quạc, chít chít của nhiều loài cá thông tin với nhau. Cá phát ra những
tiếng đó chủ yếu để nhận biết cá thể cùng loài. Tiếng ồn mà một số cá phát ra
khi đẻ trứng to đến nỗi trên bờ sông vẫn có thể nghe thấy, một thứ âm thanh
kỳ lạ huyền bí phát ra trong đêm tối.
Để nghe được tiếng động đó cá cần có cấu tạo tai đặc biệt. Cá có cấu tạo tai
trong hoàn chỉnh, trong đó đá tai là bộ phận then chốt. Đá tai kết cấu bằng
xương, nó phản ứng với sóng âm khác với phản ứng của cơ thể của nó.
Chuyển động nhỏ của đá tai kích thích những lông tơ ở tai trong, từ đó truyền
tín hiệu thần kinh lên não. Tai trong cũng rất quan trọng trong việc giữ thăng
bằng cho cá, trong đó đá tai thông báo cho não biết về hướng đi và tốc độ di
động của cá (Kent Hortle, 2003).
Sagitta

Hình 2.5 : Vị trí của đá tai (Sagitta) của cá
(Boss and Jumars, 2003)

9



Cá nghe được khi sóng âm thanh gây ra các biểu mô giác và sagittae để rung
động. Do mật độ khác nhau của các cấu trúc dao động ở mức giá khác nhau,
sản xuất một hành động cắt mà uốn cong các tế bào giác quan và được dịch
sang một tín hiệu âm thanh của các dây thần kinh thính giác (Platt và Popper,
1981).
2.3.2 Cấu tạo của đá tai
Đá tai là các hạt nhỏ bao gồm chủ yếu là aragonit, nó là một dạng của canxi
cacbonat (Degens et al., 1969). Chúng cũng chứa 0,2-10% chất hữu cơ ở dạng
của một protein (Degans et al., 1969).
Hệ thống tai trong cuả cá gồm có 3 cặp đá tai: cặp sagitta trong túi sacculus,
cặp asteriscus trong túi lagena, và lapillus trong túi ultriculus. Sagitta lớn nhất
trong 3 cặp đá tai tham gia vào việc phát hiện các âm thanh hoặc chuyển đổi
các sóng âm thanh thành tín hiệu. Asteriscus tham gia vào việc phát hiện các
âm thanh. Lapillus-tham gia vào việc phát hiện của lực hấp dẫn và âm thanh
(Popper và Lu, 2000).
Các Cặp Đá Tai

Cặp Sagittae

Cặp Asterisci

Cặp Lapilli

Hình 2.6 : Ba cặp đá tai của cá Bơn (Jennifer Brown, 2009)
Đá tai có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau giữa các loài khác nhau
như cá sụn, cá mập…và một số loài cá khác không có đá tai. Đá tai thì có tầm
quan trọng trong các nghiên cứu về xác định tuổi và sự tăng trưởng, một số đá
tai bị tiêu hóa rất chậm nên nó tồn tại khá lâu trong ruột cá dữ. Điều này cho
phép nhà sinh học cá xác định con vật bị ăn là loài cá nào (Kent Hortle, 2003).


10


Obvat

Panhvàle

Thuôn chữ nhật

Hình vuông

Hình thoi

Tam giác

Tròn

Oval

Hình 2.7 : Một số hình dạng về đá tai của cá
(Smale, Watson, và Hecht, 1995; Robins, Carleton, 1986)
Do một số loài cá có tập tính di cư hoặc sinh sản thì trong thời gian này cá tiêu
thụ ít chất dinh dưỡng nên cấu trúc các vòng hình thành trên đá tai có màu
trắng. Vùng tối hoặc " khu mờ " đại diện cho giai đoạn tăng trưởng nhanh.
Vùng trắng hoặc "khu đục " đại diện cho giai đoạn tăng trưởng chậm. Tuổi của
cá được xác định bằng cách đếm vòng năm “một vòng năm bằng một năm”,
hoặc dải mờ đục của lát đá tai đã được cắt mỏng, cũng giống như con người
đếm các vòng thân cây được lát mỏng để xác định tuổi của nó (Campana,
1985).

Khu đục

Khu mờ

Hình 2.8 : Đá tai của Cá Tuyết vùng biển phía Bắc
()
2.3.3 Sự hình thành đá tai
Đá tai bắt đầu hình thành ở giai đoạn sớm nhất trong sự phát triển của cá.
“Nhân” hay “tiêu điểm” của đá tai là điểm mà tại đó đá tai hình thành. Ở mỗi
loài khác nhau thì vị trí hình thành đá tai khác nhau là do hai hợp chất Canxi
Carbonat và Protein tác động lên bề mặt của đá tai, tuỳ thuộc vào môi trường
sống của cá mà chịu sự tác động nhiều hay ít. Vì thế mà các loài cá có thể

11


được xác định từ các đặc điểm hình thái riêng của một đá tai độc lập (NPAFC,
2006)
Đá tai phát triển bởi các trầm tích liên tục của canxi cacbonat không có bằng
chứng về sự tái hấp thu. Trong thời gian lắng đọng, một số nguyên tố tích tụ
trong đá tai tương ứng với nồng độ nước biển, mặc dù các tỷ lệ có thể thay đổi
theo nhiệt độ và độ mặn (Campana et al., 1994; Fowler et al., 1995). Vì vậy,
đá tai là một thành phần nguyên tố có thể phản ánh điều kiện môi trường nước
tại thời điểm lắng đọng.
2.3.4 Các ứng dụng của đá tai trên thế giới và trong nước
Có rất nhiều ứng dụng về đá tai chẳng hạn như:
Đá tai có tác dụng rất lớn đối với các nhà sinh học cả trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau. Đá tai được sử dụng để xác định tuổi cá trong nhiều
thập kỷ trở lại đây bởi vì tốc độ lớn của đá tai ít nhiều tỷ lệ thuận với tốc độ
lớn của cá, và nó cấu tạo bởi những tầng (vòng) protein và canxi cacbonat nhỏ

xen kẽ gọi là vòng năm. Vòng năm lớn lên hằng ngày cho nên có thể tính được
tuổi ngay cả đối với cá chưa trưởng thành.
Hình dáng đá tai của các loài cá khác nhau thì khác nhau. Đá tai bị phân hủy
rất chậm nên nó tồn tại khá lâu trong ruột cá dữ. Điều này cho phép nhà sinh
học cá xác định con vật bị ăn là loài cá nào.
Xác định sự sinh trưởng hằng ngày rõ ràng nhất là của cá vùng ôn đới trong
mùa đông, khi đó sinh trưởng bị chậm lại, hình thành nên vòng năm rõ rang.
Cá ở vùng nhiệt đới xác định tuổi khó hơn nếu căn cứ theo mùa hoặc một số
yếu tố ức chế sự sinh trưởng khác.
Rất nhiều nghiên cứu hiện nay sử dụng ưu thế về thành phần cấu tạo của đá tai
thay đổi tùy theo nồng độ hóa chất của môi trường khác nhau. Tỷ lệ thành
phần các nguyên tố của đá tai cho phép xác định vết tích của đàn cá đã sống
trong môi trường nào, nó có thể chỉ ra rằng cá thể này có thời gian sống ở biển
hay không. Kỹ thuật này đã được sử dụng để chứng minh cá bông lau
(Paugaius Krempfi) ở song Mê Công có một vòng đời sống ở biển. Cấu tạo
của đá tai còn phản ánh nồng độ các chất ô nhiễm của môi trường, nó còn là
chỉ tiêu có ích xác định lịch sử đời sống cá thể.
Áp dụng mới nhất đây dựa vào theo phân tích chất đồng vị ổn định của đá tai.
Tỷ lệ thành phần chất đồng vị ổn định có thể chỉ ra cá này là loài ăn cỏ, ăn tạp
hay ăn thịt và còn chỉ ra nguồn quang hợp sơ cấp trong chuỗi thức ăn của nó
(thí dụ như có phải tảo hay thực vật cao cấp hơn là thức ăn chủ yếu của nó hay

12


không) và những ứng dụng rất có ích khác trong công tác quản lý nghề cá
(Kent Hortle, 2003).
Rout (1954), Templemann và Squires (1956) là một trong những nhà đầu tiên
chứng minh mối quan hệ giữa đá tai và chiều dài của cá tuyết (Boreogagadus
saida) vùng biển Barents và loài cá haddock (Melanogrammus aeglefinus).

Chilton và Beamish (1982) đã sử dụng sagittae để xác định tuổi và sự tăng
trưởng của cá.
Casteel (1976) đã nghiên cứu về sự tương quan giữa chiều dài đá tai với trọng
lượng cá.
Harkonen (1986) đã sử dụng đá tai trong việc xác định tuổi cá nhằm tìm thêm
thông tin về quần đàn của cá.
Ở Việt Nam đã dựa vào đá tai để xác định tuổi của cá bống Kèo (Trần Đắc
Định, 2008).
2.4 Sự tương quan giữa chiều dài với trọng lượng
Mối quan hệ giữa chiều dài với trọng lượng có tầm quan trọng trong nghiên
cứu như: Goncalves et al., 1996; Bolger và Connoly, 1989; Erkoyuncu, 1995;
King, 1996; Moutopoulos và Stergiou, 2000
– Chiều dài và trọng lượng có sự thay đổi thì độ tuổi của các loài cá cũng
thay đổi.
– Sử dụng để ước tính tỷ lệ tử vong.
– Sử dụng để đánh giá tỷ lệ sống.
Mối quan hệ giữa chiều dài cá với trọng lượng thì được giải thích bởi một
phương trình cân bằng và được xác định bằng một phương trình hồi quy tuyến
tính của số liệu được ghi nhận về chiều dài cá và trọng lượng cá (Ricker,1975)
Sự khác biệt về giá trị tăng trưởng có thể là sự kết hợp của một số yếu tố sau:
(Tesch, 1971; Wootton, 1998)
Sự khác biệt trong số lượng mẫu.
 Mùa vụ khai thác.
 Môi trường sống.
 Mức độ to của dạ dày.
 Sự thành thục.
 Giới tính.

13



 Tình trạng sức khỏe.
 Kỹ thuật bảo quản.
 Sự khác biệt trong phạm vi quan sát.

14


Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu: một số huyện của tỉnh Sóc Trăng

KẾ SÁCH

Mỹ Tú
Long Phú
SÓC
TRĂNG

MỸ TÚ
Ngã Năm

Mỹ Xuyên

THẠNH TRỊ

LONG
PHÚ

MỸ XUYÊN


VĨNH CHÂU
Vĩnh Châu

Địa điểm nghiên cứu
Hình 3.1: Bản đồ Tỉnh Sóc Trăng
( />3.2 Thời gian nghiên cứu:
Đề tài bắt đầu nghiên cứu từ tháng 06/2010 đến tháng 12/2010 được chia ra 6
đợt thu mẫu cá:
 Đợt 1: ngày 3 tháng 9 năm 2010
 Đợt 2: ngày 1 tháng 10 năm 2010
 Đợt 3: ngày 4 tháng 11 năm 2010
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Một số dụng cụ và hóa chất được sử dụng để bảo quản và phân tích:
Cân điện tử, khai hộp nhựa, kính hiển vi.
Dung dịch formol, túyp Eppendoff 1,5ml, cồn Ethalnol 700
Thước đo, thước Panme.

15


×