Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO sát HIỆN TRẠNG sản XUẤT GIỐNG, ƯƠNG và NUÔI cá rô đầu VUÔNG ở TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH THỊ PHƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG, ƯƠNG
VÀ NUÔI CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HUỲNH THỊ PHƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GIỐNG, ƯƠNG
VÀ NUÔI CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Trương Hoàng Minh
Ths. Nguyễn Thanh Hiệu

2011



LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn thầy Trương Hoàng Minh và thầy Nguyễn Thanh Hiệu
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, chị cán bộ ở Chi cục Thủy Sản
tỉnh Hậu Giang, trạm Khuyến nông – khuyến ngư huyện Long Mỹ, trạm Khuyến
nông – khuyến ngư huyện Vị Thủy, cùng bà con nông dân thuộc hai huyện
Long Mỹ và Vị Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu để thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Quản lý nghề cá K33, đặc biệt là các bạn
Bùi Thị Kiều Oanh, Trần Trọng Tân, Nguyễn Thị Diệu Tuyết, Nguyễn Thị
Trung Kiên, Trần Thị Nhật Quyên, Trần Gió Lạnh và Trần Nhựt Bổn (lớp
Bệnh học thủy sản K33) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài
này.
Huỳnh Thị Phương Thảo.

i


TÓM TẮT
Nhằm phân tích khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả tài chính và những thuận lợi, khó
khăn của mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang, đề tài này đã được thực
hiện thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ sản xuất giống và nuôi cá rô đầu
vuông thương phẩm ở hai huyện Long Mỹ và Vị Thủy từ tháng 01/2011 đến
tháng 5/2011. Kết quả điều tra cho thấy, có 38,3% số hộ có 3 năm kinh nghiệm
nuôi cá rô đầu vuông, 26,7% số hộ có 2 năm kinh nghiệm và 35% số hộ có 1
năm kinh nghiệm. Có 83,3% số hộ tự sản xuất giống và 16,7% số hộ mua cá
bột về ương và nuôi thương phẩm.
Diện tích ao nuôi hộ trung bình là 1270,4 ± 734,6 m2/ao, mực nước bình quân
ao nuôi là 2,09 ± 0,42 m. Các hộ tự SXG thì sản xuất được khoảng 2,2 ± 1,8

triệu cá bột/đợt. Sức sinh sản trung bình là 309.000 ± 35.985 trứng/kg cá cái.
Cá được ương với mật độ là 1.586,6 ± 1.678,1 con/m2, có hai loại thức ăn được
sử dụng là công nghiệp và tự chế, có hàm lượng đạm khoảng 40 - 42% với
lượng 81,39 ± 14,32 kg/1000m2/vụ, ngày cho ăn từ 3 - 4 lần. Thời gian ương cá
bột lên giống khoảng 47,5 ± 4,9 ngày. Kích cỡ cá sau khi ương đạt 8,6 ± 1,0
gram/con, tỷ lệ sống đạt 6,2 ± 3,5 %. Giai đoạn nuôi thương phẩm cá được thả
nuôi với mật độ trung bình là 71,12 ± 21,11 con/m2 và được cho ăn thức ăn
công nghiệp 100%, hàm lượng đạm từ 27 - 40% ngày cho ăn 2 - 3 lần với FCR
= 1,52. Đối với các hộ chỉ ương và nuôi, năng suất thu hoạch 5,7 ± 3,5
tấn/1000m2/vụ. Giá cá bán tại ao là 24,3 ± 2,1 ngàn đồng/kg. Tổng chi phí là
125,3 ± 69,5 triệu đồng/1000m2/vụ, doanh thu là 143,8 ± 96,6 triệu
đồng/1000m2/vụ thì lợi nhuận thu được là 18,5 ± 31,2 triệu đồng/1000m2/vụ.
Tỷ suất lợi nhuận đạt 5 ± 23,3 %. Số hộ nuôi có lời chiếm 70% và số hộ bị thua
lỗ là 30%. Đối với các hộ tự SXG, ương và nuôi cho năng suất thu hoạch là 8,1
± 3,3 tấn/1000m2/vụ. Giá cá bán tại ao là 26,2 ± 2,1 ngàn đồng/kg. Tổng chi
phí là 171,2 ± 66,9 triệu đồng/1000m2/vụ, doanh thu là 214,9 ± 101,4 triệu
đồng/1000m2/vụ thì lợi nhuận thu được là 43,7 ± 45,5 triệu đồng/1000m2/vụ.
Tỷ suất lợi nhuận đạt 23,5 ± 20,9%. Số hộ nuôi có lời chiếm 88% và số hộ bị
thua lỗ là 12%.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................ i
Tóm tắt............................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................... iii
Danh sách bảng ................................................................................................v
Danh sách hình............................................................................................... vi

Danh mục từ và thuật ngữ viết tắt .................................................................. vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 1
1.3 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 1
1.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô đầu vuông ...................................................... 3
2.1.1 Phân loại...................................................................................... 3
2.1.2 Hình thái...................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố ........................................................................ 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ........................................................................ 4
2.2 Tình hình thủy sản trên thế giới............................................................ 4
2.3 Tình hình thủy sản Việt Nam ............................................................... 5
2.4 Tình hình ngành thủy sản ở ĐBSCL..................................................... 6
2.5 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang............................................................... 6
2.5.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội .......................................................... 6
2.5.2 Tình hình thủy sản ở Hậu Giang................................................... 8
2.6. Các nghiên cứu có liên quan đến sản xuất giống, ương và nuôi cũng
như tiêu thụ cá rô đầu vuông ...................................................................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............10
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ...........................................................10
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................11
3.3 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................13
4.1 Thông tin về hộ nuôi ...........................................................................13
4.1.1 Thông tin chung..........................................................................13
4.1.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật...............................................14

4.1.3 Lao động tham gia ......................................................................14
iii


4.1.4 Hình thức tham gia......................................................................14
4.2 Khía cạnh kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đầu vuông.................15
4.2.1 Sản xuất giống ............................................................................15
4.2.2 Giai đoạn ương ...........................................................................15
4.2.3 Giai đoạn nuôi cá thương phẩm...................................................16
4.3 Khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi cá rô đầu vuông...........................19
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các
hình thức sản xuất .....................................................................................21
4.4.1 Mô hình ương và nuôi.................................................................21
4.4.2 Mô hình SXG, ương và nuôi .......................................................22
4.5. Nhận thức của người nuôi ..................................................................23
4.6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá rô đầu
vuông ở Hậu Giang ..................................................................................23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................25
5.1 Kết luận...............................................................................................25
5.2 Đề xuất...............................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................27
PHỤ LỤC......................................................................................................28

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi cá rô đầu vuông ..................18
Bảng 4.2 Các loại chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cá rô đầu vuông ...........20
Bảng 4.3 Các thông số kinh tế của mô hình nuôi cá rô đầu vuông ..................20

Bảng 4.4 Nhận thức của người nuôi................................................................23
Bảng 4.5 Bảng đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá rô
đầu vuông ở Hậu Giang..................................................................................24

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá rô đầu vuông................................................................................ 3
Hình 3.1 Khu vực nghiên cứu.........................................................................10
Hình 4.1 Cơ cấu theo nhóm tuổi người nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang.....13
Hình 4.2 Tỷ lệ số năm kinh nghiệm nuôi cá rô đầu vuông của nông hộ ..........14
Hình 4.3 Sơ đồ hình thức SXG và nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang............15
Hình 4.4 Tỷ lệ số hộ sử dụng các loại thức ăn.................................................17
Hình 4.5 Cơ cấu chi phí biến đổi của các hộ nuôi cá rô đầu vuông .................21
Hình 4.6 Mối tương quan giữa mật độ, năng suất và lợi nhuận .......................23

vi


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐBSCL

Đồng Bằng sông Cửu Long

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

LVTNĐH

Luận văn tốt nghiệp Đại học

SXG

Sản xuất giống

GDP

Gross Domestic Production

TS

Thủy sản

SL

Sản lượng

XK

Xuất khẩu

ĐHCT

Đại học Cần Thơ


NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam không ngừng phát triển với nhiều hoạt
động như: khai thác kết hợp với các phương tiện hiện đại, NTTS tăng nhanh,
chế biến thủy sản cũng phát triển, thêm vào đó các dịch vụ hậu cần phục vụ
nghề cá cũng từ đó phát triển. Theo ước tính của FAO (2010) sản lượng thuỷ
sản nuôi trồng và khai thác quý I/2010 đạt 1.067,7 nghìn tấn, tăng 4,4% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá đạt 808,4 nghìn tấn, tăng 4,2%, tôm đạt 93
nghìn tấn, tăng 6,1%.
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của ĐBSCL là tỉnh mới thành lập
nhưng hoạt động thủy sản rất phát triển. Với diện tích 1.608 km², điều kiện tự
nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Thủy sản được xác định là thế
mạnh thứ hai của tỉnh sau cây lúa với sản lượng khai thác cao, khoảng 33.000 35.000 tấn/năm. Hàng năm xuất khẩu thủy hải sản của tỉnh đạt 20.000 tấn
(khoảng 50 triệu USD). Các loại cá được tỉnh tập trung phát triển là: cá tra, cá
thác lác, cá rô đồng, cá sặc rằn… Năm 2008 cá rô đầu vuông được phát hiện ở
tỉnh Hậu Giang. Tuy là loài cá mới nhưng khi nuôi đạt giá trị kinh tế rất cao.
Người dân trong tỉnh hiện đang bắt đầu nuôi loài cá này rất nhiều. Tuy nhiên,
hiện nay chưa có nhiều thông tin về tình hình sản xuất giống, ương và nuôi cá
rô đầu vuông thương phẩm. Do đó, đề tài “Khảo sát hiện trạng sản xuất
giống, ương và nuôi cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất giống, ương và nuôi
cá rô đầu vuông để từ đó cung cấp các thông tin cần thiết cho các nghiên cứu
và các nhà quản lý, để góp phần đưa ra hướng phát triển ổn định cho nghề nuôi
cá rô đầu vuông ở Hậu Giang.
1.3 Mục tiêu cụ thể
i.

Phân tích được khía cạnh kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đầu
vuông ở Hậu Giang;

ii. Phân tích được hiệu quả tài chính trong sản xuất giống và nuôi cá rô đầu
vuông;

1


iii. Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong các khâu sản xuất giống
và nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang.
1.4 Nội dung nghiên cứu
i.

Điều tra và đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính trong các khâu sản
xuất giống và nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang.

ii. Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn và đề ra biện pháp phát triển
cho mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loài cá rô thuộc:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas sp

Hình 2.1 Cá rô đầu vuông
2.1.2 Hình thái
Cá rô đầu vuông lúc nhỏ hình dáng giống như cá rô đồng bình thường có hình
bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, chiều dài gấp 3-4 lần chiều cao thân, đầu lớn, mắt
to tròn nằm lệch về hai bên nửa trên của đầu, mõm ngắn, miệng giữa hơi cận
trên, răng nhỏ nhọn, mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau
xương nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo thành răng cưa, giúp cá di chuyển tốt trên
cạn, gai vây cứng và chắc, gốc vây đuôi có đốm đen tròn, vẩy lược phủ toàn
thân. Cá có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất gọi là hoa khế, cơ
quan này giúp cá sống được trong môi trường thiếu oxy. Ngoài việc lấy oxy
trong nước, chúng còn có thể lấy oxy trong không khí để thở (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Ngoài ra, khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ,
đuôi dài, vây dưới dày. Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá.
Đặc điểm khác giữa cá rô đầu vuông và cá rô đồng bình thường là cá đực và cá
cái có tốc độ tăng trưởng tương đương.
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Cá rô đầu vuông là loài cá nước ngọt, hiện đang được nuôi chủ yếu ở một số

tỉnh vùng ĐBSCL. Chúng được nuôi trong ao chưa phát hiện ngoài tự nhiên.

3


2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm dinh dưỡng tương tự như cá rô đồng. Có ruột dày và ngắn so với
chiều dài thân, là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức ăn rất đa
dạng, giai đoạn còn nhỏ cá ăn chủ yếu là động vật, thực vật phù du, mùn bã
hữu cơ. Khi lớn lên ngoài những thức ăn trên chúng còn ăn cả mầm lúa, hạt cỏ,
lá bèo, rong…và cả nhóm động vật như tép, giáp xác, cá nhỏ, nòng nọc… khi
nuôi trong ao chúng có thể ăn cả phụ phế phẩm nông nghệp, từ các nhà máy
như: phân gia súc, gia cầm, đầu tôm, đầu cá… ngoài những loại thức ăn trên cá
còn có thể ăn cả thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của cá rô đầu vuông là rất lớn và lớn hơn cá rô đồng mới
hơn 3 tháng đạt trọng lượng 100-120 g/con. Hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, theo
kinh nghiệm của các hộ nuôi thì chỉ tốn 1,4 kg thức ăn cho 1 kg cá, trong khi
đó nuôi cá rô đồng bình thường tốn đến 2 kg thức ăn.
Cá rô đầu vuông có ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích thước như
nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 6 con/kg. Nếu nuôi
kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con
(, ngày 05/07/2010 ).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá sinh sản tự nhiên vào đầu mùa mưa. Cá di chuyển từ nơi sinh sống đến
những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa,
... nơi có chiều cao cột nước 30 - 40cm để sinh sản. Cá không có tập tính giữ
con. Sức sinh sản dao động từ 300.000 - 700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá
thuộc loại trứng nổi (Dương Nhựt Long, 2006)

2.2 Tình hình thủy sản trên thế giới
Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu tấn, tăng
1,3% so với năm 2009. Trái ngược với tình hình sa sút của hoạt động đánh bắt,
sản lượng thủy sản nuôi trồng được dự báo sẽ tăng tới 3,8% (tương đương tăng
1,9 triệu tấn), lên mức 57,2 triệu tấn.
Xu hướng suy giảm trong hoạt động trao đổi thương mại thủy sản thế giới trong
suốt năm 2009 đã chấm dứt. Theo thống kê sơ bộ của FAO, từ T1 – T7/2010,
XK TS Trung Quốc đã tăng tới 26,8% so với cùng kỳ 2009, Thái Lan và Na Uy
– 2 nhà cung cấp thủy sản lớn khác cũng đều ghi nhận mức tăng trưởng dương
ấn tượng. Tính chung, tổng kim ngạch thương mại XK TS toàn cầu trong năm
4


2010 dự báo đạt 101,9 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2009
(, ngày 01/07/2011).
Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng NTTS và giữ ổn
định nguồn khai thác tự nhiên. Nguyên nhân do SLTS đáng bắt ngày càng cạn
kiệt và sự cải tiến kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng. Năm 2009,
mảng NTTS đóng góp 37% tổng SLTS cả nước.
Khu vực Châu Á chiếm ưu thế , cung cấp trên 60% lượng TS hằng năm. Trong
đó, Trung Quốc là quốc gia XK TS lớn nhất TG, chiếm 35% SLTS toàn cầu và
69% SL NTTS thế giới năm 2009.
Tiêu dùng thực phẩm TS bình quân đầu người từ năm 2006 ở mức 16,8
kg/người/năm. Theo dự phóng FAO, trong giai đoạn hiện tại đến năm 2025, tốc
độ tăng tiêu dùng TS sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ dự phóng tăng
trưởng dân số là 1,4%/năm (, ngày 01/07/2011).
2.3 Tình hình thủy sản Việt Nam
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và TS năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước
đạt 232.700 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp
168.400 tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp 7.400 tỷ đồng, tăng 4,6%; TS

56.900 tỷ đồng, tăng 6,1%.
Tổng SLTS năm 2010 ước đạt 5.128.000 tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong
đó cá 3.848.000 tấn, tăng 4,8%; tôm 589.000 tấn, tăng 7,1%.
Theo Tổng cục Thống kê, SLTS khai thác năm 2010 ước đạt 2.420.800 tấn,
tăng 6,2% so với năm 2009, trong đó khai thác biển 2.226.600 tấn, tăng 6,4%. .
SLTS nuôi trồng cả 2010 ước đạt 2.706,8 nghìn tấn, chỉ tăng 4,5% so với năm
2009. Đây là năm đầu tiên tỷ lệ tăng SLTS nuôi trồng thấp hơn so với tỷ lệ
tăng SLTS khai thác.
Năm 2010, TS tiếp tục là nhóm mặt hàng XK chủ lực, có tốc độ tăng trưởng
cao trong 18 nhóm mặt hàng đạt giá trị XK trên 1 tỷ USD của cả nước (năm
2009 có 12 nhóm mặt hàng giá trị XK trên 1 tỷ). Giá trị XK TS năm 2010 ước
đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm
hàng TS trong cơ cấu XK của cả nước đã giảm xuống còn 6,9% từ mức 7,4%
năm 2009 (, tháng 01/2011)
Theo Vasep, năm 2010, ngành thủy sản Việt Nam đã thiết lập kỷ lục mới với
kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD. Cả nước đã xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn
thủy sản, trị giá trên 5,03 tỷ USD, tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá
trị so với năm 2009 (, ngày 16/02/2011).
5


2.4 Tình hình ngành thủy sản ở ĐBSCL
ĐBSCL được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển NTTS
nhất trong cả nước và khu vực. Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong thời gian
qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao,
góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu
tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước (Bộ NN&PTNT, 2010).
Hoạt động NTTS ở ĐBSCL tăng cao. Năm 2009, diện tích nuôi thuỷ sản toàn
vùng ĐBSCL đạt gần 824.000 ha, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn, chiếm 89%

diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía Nam. Ngoài diện tích nuôi thuỷ sản
nước mặn ven biển, diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng khá lớn, với trên
500.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng…Các đối tượng thủy sản được nuôi nhiều nhất cá tra, cá ba sa, tôm sú,
tôm càng xanh, cá rô đồng, cá thát lát, cá rô phi, cá chép, cá ngát, cá chình…
2.5 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
2.5.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội
Vị trí địa lý và địa hình
Hậu giang là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, được tách từ tỉnh Cần
Thơ cũ vào đầu năm 2004. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp
Kiên Giang, phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, phía Đông giáp Sóc Trăng, phía
Đông Bắc giáp Sông Hậu.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích
vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Dân
số của toàn tỉnh là 756.625 người chiếm 4,6% dân số của ĐBSCL và 0,94%
dân số cả nước (năm 2009). Dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17%. Số
dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%. Dân số sống bằng nghề phi nông
nghiệp là 58,6%.
Địa hình tương đối bằng phẳng, trên địa bàn tỉnh có hai tuyến đường giao thông
chính là quốc lộ 1A và quốc lộ 61, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực
nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven
Sông Hậu cao nhất, trung bình là khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía
Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ Phụng Hiệp là vùng trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực
nước biển.

6


Tỉnh Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của các tỉnh
miền Tây Nam Bộ. Trong năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, không có mùa

đông. Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C. Những tháng có nhiệt độ
cao là khoảng từ tháng 4-11 và tháng có nhiệt độ thấp khoảng tháng 12-1,
khoảng chênh lệch nhiệt độ lớn nhất giữa các tháng trung bình là 30C, còn
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm là khoảng từ 8-140C. Lượng mưa khoảng 1.800
mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố
không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng
mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông. Độ ẩm trung
bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa
tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất
vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Các con
sông lớn như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh
Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, và nhiều kênh gạch nhỏ khác. Trong đó, kênh
Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp được xem là hai trục giao thông
thủy quốc gia.
Chính những hệ thống sông ngòi như vậy không những phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của người dân mà còn là tuyến giao thông nội địa giúp cho người dân
trao đổi mua bán, vận chuyển hàng hóa. Hằng năm mỗi khi lũ về đã làm cho
đất ở nơi đây trở nên màu mỡ, đồng thời cũng mang lại nguồn thủy sản phong
phú cho tỉnh.
Nguồn lợi thủy sản của tỉnh chủ yếu là có từ sông và nội đồng. Vào mùa lũ
nguồn lợi tôm cá từ sông Hậu gia tăng sản lượng thủy sản của tỉnh lên rất nhiều
(www.vietgle.vn ngày 12/10/2010).
Hoạt động kinh tế -xã hội
Người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chủ yếu, đây cũng là trung tâm lúa
gạo của miền Tây Nam Bộ, thế mạnh của Hậu Giang là sản xuất lúa và một số
loại cây ăn trái khác như: mía, khóm, xoài, cam…
Hậu Giang mới thành lập không lâu nhưng đã thu hút được sự đầu tư của các
nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP
2001-2007 đạt 11,2%/năm. Tổng GDP năm 2007 đạt 4,4 nghìn tỷ đồng. Trong

đó GDP của ngành TS chiếm 17,2% (2006), giá trị sản xuất ngành thủy sản là
559 tỷ đồng năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2001-2007
luôn chiếm trên 97%.

7


Trong những năm tới, Hậu Giang sẽ tập trung phát triển và mở thêm ngành
công nghiệp chế biến, cơ khí sửa chữa nhỏ, công nghiệp đóng tàu và công
nghiệp phụ trợ cho đóng tàu. Hiện nay, tỉnh cũng đã xây dựng thêm nhiều khu
công nghiệp và khu dân cư thương mại khác.
Hoạt động thương mại của tỉnh phát triển rất sôi động, lượng hàng hóa lưu
thông ngày càng tăng đã tạo nên sự đa dạng về mặt hàng của các loại sản phẩm
trong toàn tỉnh.
Lao động của tỉnh năm 2007 khoảng 595,6 ngàn người, trong đó lao động trong
độ tuổi là 544,6 ngàn người, chiếm 92%. Phần lớn là lao động phổ thông. Lực
lượng chủ chốt được đào tạo bồi dưỡng ở một chừng mực nhất định, có kinh
nghiệm điều hành (www.haugiang.gov.vn ngày 12/10/2010).
2.5.2 Tình hình thủy sản ở Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình thấp và bằng phẳng, khí
hậu ôn hòa, có nguồn nước ngọt phong phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo
nên nhiều dạng thủy vực khác nhau, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài
thủy sản. Hậu Giang có tiềm năng lớn về nuôi cá nước ngọt.
Trong năm 2009, toàn tỉnh Hậu Giang thả nuôi được 12.968 ha thủy sản, đạt
100% kế hoạch, tăng 6,5% so năm 2008. Trong đó, diện tích nuôi cá ao chiếm
7.113 ha, còn lại là cá ruộng, tôm càng xanh, tôm sú, nuôi lồng bè trên sông.
Có 595 ha cá ao nuôi theo hình thức thâm canh như: cá tra, cá trê lai, cá rô
đồng, thát lát cườm... Tổng sản lượng thủy sản năm qua đạt 71.524 tấn, trong
đó, sản lượng nuôi bán thâm canh là 59.214 tấn, chiếm gần 83% sản lượng nuôi
toàn tỉnh. Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, đây là hình thức nuôi mang nhiều

lợi thế cho ngành thủy sản của tỉnh, cần tập trung phát triển, nhằm gia tăng
năng suất, sản lượng để nâng cao thu nhập cho người nuôi... (www.vietlinh.vn,
ngày 14/01/2010).
Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 82.487,6 tấn vượt 4,2 % so với kế hoạch
(79.133 tấn), trong đó sản lượng nuôi thâm canh, bán thâm canh đạt 62.483,54
tấn đạt 95,6 % so với kế hoạch (65.372 tấn). Đây là mô hình mang lại hiệu quả
kinh tế cao và cũng là lợi thế trong phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Tuy
nhiên với hình thức nuôi TC, BTC với mật độ nuôi cao đòi hỏi phải có trình độ
kỹ thuật cao, đây cũng là thách thức lớn với người nuôi, sản lượng nuôi quảng
canh cải tiến đạt 16.503,06 tấn vượt 60,9 % so với kế hoạch năm 2010 (10.260
tấn) (Chi cục TS Hậu Giang, 2010).

8


2.6 Các nghiên cứu có liên quan đến sản xuất giống và nuôi cũng như tiêu
thụ cá rô đầu vuông
Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang theo dõi, xác định rõ nguồn gốc,
phân tích ADN để tiến tới xây dựng thương hiệu “Cá rô đầu vuông Hậu
Giang”. Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, với những ưu điểm vượt trội về
thời gian nuôi, tốc độ lớn nhanh, trọng lượng lớn sẽ là lợi thế để xây dựng
thương hiệu cho giống cá này ( ngày 08/10/2010).
Tháng 11 năm 2010 qua kết quả khảo sát về hình thái bên ngoài và phân tích
biến dị di truyền DNA ty thể của 2 nhóm cá rô ( cá rô đồng và cá rô đầu vuông)
cho thấy quần đàn cá rô đầu vuông vẫn thuộc loài cá rô thường Anabas
tetudineus (Bloch, 1792). Tuy nhiên, thực tế cho thấy cá rô đầu vuông có tốc độ
tăng trưởng và kích thước vượt trội hơn so với cá rô đồng thường có thể liên
quan đến biến dị của DNA ty thể.
Do người nông dân phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông một cách tự phát. Kết
quả là từ đầu năm 2011, người nuôi cá rô ở ĐBSCL thua lỗ do giá cá rớt quá

nhanh, hiện nay (28/3/2011) giá cá thương phẩm là 15.000 – 17.000 đ/kg (loại
10 con/kg). Hiện nay giá thành cá nguyên liệu là 20.000 - 21.000đ/kg dẫn tới
việc các hộ nuôi bị thua lỗ, chưa kể đến việc nuôi ồ ạt dẫn đến môi trường nước
bị ô nhiễm, cá bị bệnh, hao hụt lớn, thu hoạch không đạt năng suất
(, ngày 27/04/2011).
Một số chuyên gia nước ngoài cùng các cán bộ khoa Thủy sản phân tích ADN
mẫu cá rô đầu vuông ở Hậu Giang xác định được ADN của cá rô đầu vuông
khác với cá rô đồng nên đã gởi mẫu ADN của loài cá này sang Singapore để
phân tích.

9


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở huyện Long Mỹ chiếm 36% (79,51 ha), Vị
Thủy chiếm 31,3% (69,08 ha) trong tổng số các mô hình nuôi TS hiện có ở hai
nơi này (, ngày 27/04/2011) và là hai địa
bàn trọng điểm của mô hình nuôi cá rô đầu vuông của tỉnh Hậu Giang. Do đó
hai địa điểm này được chọn thực hiện đề tài trong khoảng thời gian từ tháng
01/2011 đến tháng 05/2011 (Hình 3.1).

Hình 3.1: Khu vực nghiên cứu

10


3.2 Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan ban ngành ở địa bàn

nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - xã hội, về tình chung của ngành nuôi
trồng thủy sản. Các nghiên cứu liên quan đã được thực hiện trước đây và trên
các báo, tạp chí thủy sản, các website… Ngoài ra, các số liệu thứ cấp cũng đã
được thu thập từ Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang và hai trạm Khuyến nông –
khuyến ngư của hai huyện Long Mỹ và Vị Thủy.
Số liệu sơ cấp: phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ nuôi cá rô đầu vuông (vụ nuôi năm
2010) tại hai huyện Long Mỹ và Vị Thủy (Phụ lục). Trong đó, có 10 hộ ương,
nuôi và 50 hộ SXG, ương, nuôi.
Danh sách các biến chủ yếu trong biểu mẫu phỏng vấn:
 Thông tin về nông hộ
 Thông tin về chủ hộ
 Thông tin về nuôi thủy sản ở nông hộ
 Khía cạnh kỹ thuật
 Diện tích ao nuôi
 Mùa vụ nuôi
 Cải tạo ao
 Nguồn con giống
 Mật độ thả nuôi
 Nguồn thức ăn
 Tỷ lệ sống
 Thuốc, hóa chất
 Năng suất
 Khía cạnh kinh tế
 Chi phí đầu tư nuôi cá
 Chi phí cố định
 Chi phí sản xuất
 Giá thành sản phẩm
 Đầu ra của sản phẩm
11



 Lợi nhuận thu được của nông hộ
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra, mã hóa trước khi xử lý. Sau khi mã hóa xong được kiểm
tra lần cuối và tính toán các chỉ tiêu cần thiết trước khi tiến hành xử lý thống
kê.
Các phương pháp phân tích:
 Thống kê mô tả: cung cấp cỡ của mẫu, giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn
nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của biến, sai số tiêu chuẩn của trị trung bình…
Được dùng để mô tả hiện trạng của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
 Thống kê so sánh được áp dụng để so sánh giá trị trung bình một số biến
chính về kỹ thuật và tài chính, với mức ý nghĩa α = 5%.
 Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel, SPSS để xử lý số
liệu và Word để viết bài.

12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin về hộ nuôi
4.1.1 Thông tin chung
Theo kết quả khảo sát lực lượng lao động tham gia SXG, ương, nuôi cá rô đầu
vuông ở Hậu Giang có độ tuổi trung bình là 45,5 ± 9,6 tuổi, dao động trong
khoảng từ 27-68 tuổi, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 50-59 (chiếm 40,0%). Đây
là một thuận lợi vì các chủ hộ đều đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có khả
năng tiếp thu, học hỏi nhanh chóng dễ dàng các kỹ thuật mới.

1,7%


20-29

8,3%
25,0%

40,0%

30-39
40-49
50-59
60-69

25,0%

Hình 4.1 Cơ cấu theo nhóm tuổi người nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như việc
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong 60 hộ được phỏng vấn
tỉ lệ có trình độ văn hóa cấp II chiếm cao nhất (60%), không có tỉ lệ mù chữ.
Tuy nhiên, trình độ trung cấp hoặc cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ thấp (2%).
Nhìn chung trình độ văn hóa của các chủ hộ khá thấp, điều này làm hạn chế
việc tiếp thu các kỹ thuật ứng dụng mới trong sản xuất so với các hộ có trình độ
văn hóa cao hơn.
Kinh nghiệm sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
của người nuôi cá rô đầu vuông. Số năm kinh nghiệm trung bình của các hộ
nuôi là 2 ± 0,8 năm, dao động trong khoảng từ 1 - 3 năm. Trong đó kinh
nghiệm nuôi 3 năm chiếm cao nhất (38,3%), 2 năm chiếm thấp nhất (26,7%).
Số năm kinh nghiệm thể hiện cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới, nhưng khi
mới phát hiện ra giống cá mới này thì người dân cũng bắt đầu chuyển sang nuôi
nó. So với mô hình nuôi cá thát lát còm ở Hậu Giang thì kinh nghiệm nuôi của


13


người dân không chênh lệch nhiều (kinh nghiệm từ 1 – 3 năm chiếm cao nhất
89,2%) (Nguyễn Thị Ngọc Ngân, 2010).

1 năm
35,0%

38,3%

2 năm
3 năm
26,7%

Hình 4.2 Tỷ lệ số năm kinh nghiệm nuôi cá rô đầu vuông của nông hộ
4.1.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí góp phần tăng thu nhập, các hộ
nuôi cá rô đầu vuông đã tìm đến nhiều nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật khác
nhau. Qua khảo sát các hộ nuôi có được là từ tập huấn (38,3%), hội thảo
(8,3%), công ty/đại lý thuốc (15%), người nuôi trước (33,3%), sách báo, đài
(5%). Điều này cho thấy địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn để
người dân dễ dàng tiếp thu kỹ thuật mới, tìm hiểu thông tin một cách chính xác
từ cán bộ, kỹ sư.
4.1.3 Lao động tham gia
Do cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi mới và diện tích nuôi nhỏ nên lực lượng
lao động thuê mướn hầu như không đáng kể. Lao động tham gia trong mô hình
chủ yếu là trong gia đình, mỗi hộ trung bình có 2,1 ± 0,9 người, trong đó cao
nhất là 5 người, ít nhất là 1 người. Sử dụng lao động gia đình có thể giúp giảm
chi phí đồng thời cá sẽ được chăm sóc tốt hơn.

4.1.4 Hình thức tham gia sản xuất giống và nuôi cá rô đầu vuông
Đa số hộ nuôi cá rô đầu vuông tự SXG, ương, nuôi chiếm 83,3% số hộ, và mua
con giống về ương và nuôi chiếm 16,7% số hộ. So với trước đây khi còn nuôi
cá rô đồng thì người dân đã có thể tự chủ động được nguồn giống của mình đây
là một thuận lợi.
Người dân nuôi theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu chiếm 78,3% số hộ, tiếp
đến là câu lạc bộ chiếm 11,7% số hộ, và hợp tác xã chiếm 10% số hộ. Qua đây
ta thấy người dân nuôi riêng lẽ còn nhiều nên tham gia câu lạc bộ hoặc hợp tác
xã để dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
14


Ương nuôi

SXG, ương, nuôi
Hộ SXG

Cá bột
Mua
Ương

Ương

Cá giống

Cá giống

Nuôi thương phẩm

Nuôi thương phẩm


Hình 4.3 Sơ đồ hình thức SXG và nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang
4.2 Khía cạnh kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô đầu vuông
4.2.1 Sản xuất giống
Theo kết quả khảo sát, mỗi trại có 2 đợt SXG chính trong năm là vào tháng 2
và tháng 8 âm lịch. Ngoài 2 đợt chính còn có các đợt phụ tùy theo yêu cầu của
người dân mua về nuôi. Mỗi trại sản xuất được khoảng 2,2 ± 1,8 triệu cá
bột/đợt. Chất lượng cá bột được 100% số hộ cho là tốt.
Trong số các hộ tự sản xuất giống, nguồn cá bố mẹ từ nuôi thịt chiếm 84% số
hộ và mua từ trại SXG chiếm 16% số hộ. Và các hộ mua cá bột về ương và
nuôi thương phẩm thì nguồn cá bột tốt được các hộ chọn mua từ những trại
SXG có uy tín, chất lượng tốt. Nguồn cá bố mẹ chất lượng tốt (100% số hộ).
Sức sinh sản trung bình là 309.000 ± 35.985 trứng/kg cá cái.
4.2.2 Giai đoạn ương
Trong giai đoạn ương, có 53,3% số hộ ương cá trong ao có vèo và 46,7% số hộ
ương cá trong ao không vèo. Diện tích vèo trung bình khoảng 7,2 ± 5,3 m2. Mật
độ ương là 1.586,6 ± 1.678,1 con/m2. Thời gian ương cá bột lên giống khoảng
47,5 ± 4,9 ngày. Kích cỡ cá sau khi ương đạt 8,6 ± 1,0 g/con, chất lượng giống
toàn bộ được cho là tốt.

15


Trong giai đoạn ương có 53,3% số hộ nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công
nghiệp, 11,7% số hộ sử dụng thức ăn tự chế, và 35,0% số hộ sử dụng cả hai
loại. Trong đó, những loại thức ăn công nghiệp được sử dụng: Tomwei, CP,
Tomboy, Cargill, NAFACO, bột sữa cá có hàm lượng đạm khoảng 40 - 42%;
ngoài ra, bột sữa cá có hàm lượng đạm 70% cũng được sử dụng. Thức ăn tự
chế được làm từ bột sữa đậu nành, bột sữa cá, lòng đỏ trứng và cá biển trộn
đều, xay nhuyễn cho cá ăn. Qua khảo sát lượng thức ăn sử dụng trong quá trình

ương cá là 81,39 ± 14,32 kg/1000m2, cho ăn 3 - 4 lần/ngày. Tỷ lệ sống của cá
sau khi ương đạt từ 0,71 – 9,26 % chiếm 88% số hộ và từ 10 – 16 % chiếm
12% số hộ.
4.2.3 Giai đoạn nuôi cá thương phẩm
Đặc điểm ao nuôi
Qua khảo sát ta thấy, diện tích ao nuôi của các nông hộ không đồng đều tùy
theo điều kiện kinh tế của từng gia đình và diện tích đất sẵn có. Trong số 60 hộ
khảo sát được ao có diện tích lớn nhất là 3.200 m2, ao có diện tích nhỏ nhất là
400 m2. So với mô hình nuôi cá thát lát cườm (400 ± 700 m2/ao) (Nguyễn Thị
Ngọc Ngân, 2010) thì diện tích ao nuôi cá rô đầu vuông lớn hơn (Bảng 4.1).
Mùa vụ nuôi
Số vụ nuôi trung bình là 2,1 ± 0,3 vụ/năm. Thời điểm thả giống vụ 1 khoảng
cuối tháng 3 - đầu tháng 4 (âm lịch), vụ 2 khoảng tháng 8 - tháng 9, vụ 3
khoảng cuối tháng 11- đầu tháng 12. Thời gian nuôi cá trung bình là 4,1 ± 0,3
tháng/vụ.
Cải tạo ao và quản lý ao nuôi
Theo kết quả khảo sát, 100% số hộ đều sử dụng hóa chất để cải tạo ao trước khi
bắt đầu vụ nuôi. Các loại hóa chất được sử dụng là vôi (100% số hộ sử dụng)
với liều lượng 10 – 100 kg/1000m2/vụ. Ngoài ra, có 51,7% số hộ nuôi sử dụng
thêm các loại hóa chất khác như muối (13,3% số hộ), Zeolite (11,7% số hộ) và
các loại khác: BKC, Ure, Odine, Bio, thuốc tím… Thời gian cải tạo từ 5-20
ngày tùy theo từng hộ.
Theo khảo sát, mật độ thả nuôi trung bình là 71,1 ± 21,1 con/m2. Trong đó, mật
độ cao nhất là 100 con/m2, thấp nhất là 10 con/m2.
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các hộ nuôi cá rô đầu vuông đều có cống cấp
và thoát. Có 78,3% số hộ nuôi cá phải bơm nước từ sông và 21,7% số hộ bơm
từ kênh. Ở giai đoạn ương cá, tần suất thay nước 1 ngày/lần, khi nuôi thương
phẩm thì 1 tuần/lần, mỗi lần thay khoảng 30% nước trong ao. Theo khảo sát có
76,7% số hộ tiến hành xử lí nước cấp vào ao và 23,3% số hộ không tiến hành
16



×