Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ tiên tiến trong xử lý rau sau thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.4 KB, 29 trang )

B1-2-TMĐT

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ
2 Mã số
tiên tiến trong xử lý rau sau thu hoạch nhằm đảm bảo
chất lượng và an toàn thực phẩm.
3 Thời gian thực hiện:
4 Cấp quản lý
- Thời gian thực hiện chính: 30 tháng (từ tháng 1/2013
Nhà nước
Bộ
đến tháng 6/2015)
Tỉnh
Cơ sở
5 Kinh phí: 698,300 triệu đồng, trong đó
Nguồn
Tổng số (triệu đồng)
698,300
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học
- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác
6 Thuộc Chương trình: (Ghi rõ tên chương trình, nếu có);
Mã số:
Thuộc dự án KH&CN;
Đề tài độc lập;
7



8

Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên;
Kỹ thuật và công nghệ;
Chủ nhiệm đề tài

Nông, lâm, ngư nghiệp;
Y dược.

Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Bình
Học hàm/học vị: Thạc sỹ
Chức vụ: Phó Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Rau
Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ.
Điện thoại: Cơ quan 0643 897251, Di động: 0982251611, Fax 0643 897447
Email:
-Địa chỉ cơ quan: Hộp thư 10, Bưu điện Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu
-Địa chỉ nhà riêng: xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồng chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thịnh
Học hàm/học vị: Thạc sỹ
Chức vụ: Nghiên cứu viên phòng phân tích chất lượng và sau thu hoạch
Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển cụm nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa
học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1

1



Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ.
Điện thoại: Cơ quan 0643 897251, Di động: 0938393849, Fax 0643 897447
Email:
-Địa chỉ cơ quan: Hộp thư 10, Bưu điện Bà Rịa, Bà Rịa - Vũng Tàu
-Địa chỉ nhà riêng: xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
9

Thư ký đề tài
Họ và Tên: Lê Thị Vân
Ngày tháng năm sinh: 1981
Nam/nữ: Nữ
Học hàm, học vị: Kỹ sư
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên
Điện thoại:
Tổ chức: 0643 897251
Nhà riêng:
Mobile: 0909145357
Fax:0643 897447
E-mail:
Tên cơ quan đang công tác: Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ
Địa chỉ cơ quan: Hộp thư 10, Bưu điện thị xã Bà Bịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Địa chỉ nhà riêng: xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

10

Tổ chức chủ trì và chủ quản đề tài

Tổ chức chủ trì đề tài
-Tên tổ chức: Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ
-Địa chỉ: Hộp thư 10, Bưu điện thị xã Bà Bịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

-Điện thoại: 0643 897251; Fax: 0643.897447; E-mail:
-Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Bùi Xuân Khôi
-Số tài khoản: 43110101032
-Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cơ quan chủ quản đề tài
-Tên cơ quan: Sở Khoa Học & Công Nghệ tỉnh Đồng Nai
-Địa chỉ: Số 260, Phạm Văn Thuận, Phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
-Điện thoại: 0613 822297, 0613 822268; Fax: 0613 825585


11

Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
Trung tâm Khuyến Nông Đồng Nai

12

Các cán bộ thực hiện đề tài (tham gia chính)

2


1
2

3
4

5


6
7

8

Họ và tên, học hàm

Tổ chức

Nội dung công việc tham

học vị

công tác

gia

ThS. Nguyễn
Thúy Bình

Thị Trung tâm Nghiên cứu
Chủ nhiệm đề tài, lập
cây ăn quả miền Đông thuyết minh, theo dõi, giám
Nam bộ
sát, chỉ đạo thực hiện
ThS. Nguyễn Thanh Trung tâm Nghiên cứu Đồng chủ nhiệm đề tài, lập
Thịnh
cây ăn quả miền Đông thuyết minh, theo dõi, giám
Nam bộ

sát, chỉ đạo thực hiện, tập
huấn chuyển giao
TS. Bùi Xuân Khôi
Trung tâm Nghiên cứu
Giám sát, theo dõi thí
cây ăn quả miền Đông nghiệm, tập huấn chuyển
Nam bộ
giao
KS Lê Thị Vân
Trung tâm Nghiên cứu
Thư ký đề tài: Điều tra,
cây ăn quả miền Đông khảo sát hiện trạng, theo
Nam bộ
dõi thí nghiệm, thực
nghiệm, tập huấn chuyển
giao
ThS. Đỗ Văn Quỹ
Trung tâm Nghiên cứu
Điều tra, khảo sát hiện
cây ăn quả miền Đông trạng, theo dõi thí nghiệm,
Nam bộ
thực nghiệm, tập huấn
chuyển giao
KS. Vũ Thị Hà
Trung tâm Nghiên cứu
Điều tra, khảo sát hiện
cây ăn quả miền Đông trạng, theo dõi thí nghiệm,
Nam bộ
thực nghiệm
KS. Lê Thị Chung

Trung tâm Nghiên cứu
Điều tra, khảo sát hiện
cây ăn quả miền Đông trạng, theo dõi thí nghiệm,
Nam bộ
thực nghiệm, tập huấn
chuyển giao
2 cán bộ
Trung tâm Khuyến
Điều tra, khảo sát hiện
nông Đồng Nai
trạng, tập huấn chuyển
giao

3

Thời gian
làm việc
cho đề tài
30
30

12
30

24

24
24

20



II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC

HIỆN ĐỀ TÀI
13 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ tiên
tiến xử lý sau thu hoạch nhằm tăng khả năng tồn trữ và loại trừ vi sinh vật gây hại, đảm
bảo an toàn sản phẩm đối với một số rau chính được sản xuất tại Đồng Nai..
14 Tình trạng đề tài
Mới
Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên
cứu của Đề tài (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và
những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những
bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
Để hạn chế các yếu tố dẫn đến tổn thất nông sản sau khi thu hoạch cho đến khi đưa
tới tay người tiêu dùng việc sử dụng hóa chất diệt nấm, chất điều hòa sinh trưởng (để kìm
hãm sự phát triển của rau, quả, hạn chế hư hỏng) là rất cần thiết. Nhiều loại rau quả
(chuối, cà chua, lê...) phải thu hoạch lúc còn xanh để giữ được lâu và dễ vận chuyển, vì
vậy điều khiển quả chín đồng loạt, hình thức đẹp là điều rất dễ hiểu.
Hiện nay, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả trên thế giới đã đạt được
những thành tựu đáng kể do từng bước loại bỏ những hóa chất bảo quản có độc tính cao
được tổng hợp từ hóa chất nhân tạo và thay thế chúng bằng chất không độc được chiết
xuất từ các hợp chất tự nhiên. Tuy vậy, do giá thành chưa thuyết phục, nên nhà phân phối
rau quả sẵn sàng sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để bảo quản rau quả miễn là giúp chúng
tươi lâu, không bị hư hỏng, thối rữa… trong một thời gian dài và có giá thành thấp.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin, chúng ta thấy một số loại trái cây như nho,
mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc bán trên thị trường, qua thử nghiệm Cục Bảo vệ
thực vật (Bộ NNPTNT) phát hiện các mẫu trên có chứa carbendazim và tebuconazole với
dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần. Đây là những chất diệt nấm, sử dụng trong
bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép, có thể gây vô sinh và nguy hại
cho sức khoẻ. Đó là những nguy cơ tiềm ẩn khiến ngày càng người tiêu dùng lo ngại vấn
đề an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rau quả tươi hiện nay.
Năm 2011 Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã điều tra 193
cơ sở sản xuất và 110 cơ sở sơ chế, chế biến rau kết quả cho thấy:
- Cơ sở sản xuất rau: Bình quân chỉ đạt 64 % chỉ tiêu. Lỗi chủ yếu là còn chăn thả
vật nuôi gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không có biển cảnh báo khi phun thuốc BVTV,

4


không ghi chép và lưu giữ hồ sơ về sản xuất theo qui định.
- Cơ sở sơ chế, chế biến rau: Bình quân chỉ đạt 52,85 % chỉ tiêu. Lỗi chủ yếu là xây
dựng cơ sở chưa đúng qui chuẩn, nền nhà xưởng thấp hơn khu vực xung quanh; các cửa
không được thiết kế để vệ sinh, chưa hạn chế côn trùng, động vật xâm nhập; bóng đèn
không được lắp đặt chụp bảo vệ; không có phòng KCS và người lao động không được
kiểm tra sức khỏe định kỳ, thiếu bảo hộ lao động.
Theo báo cáo của Cục an toàn và vệ sinh thực phẩm cả năm 2011, có 148 vụ ngộ
độc thực phẩm, với 4700 người mắc phải và trong đó 3663 người nhập viện, 27 người tử
vong. Tuy nhiên theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm 5 tháng đầu năm 2012,
đã có 49 vụ ngộ độc thực phẩm với 1711 người mắc phải, trong số này 1336 người phải
nhập viện, 13 người tử vong. Giữa tháng 8 (năm 2012) vừa qua, Chi cục Phát triển nông
thôn và Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn TP.Đà Nẵng tiến hành lấy ngẫu nhiên 26 mẫu trái cây, xà lách, đậu cô ve, hành, củ
quả… của các hộ kinh doanh tại Chợ đầu mối Hòa Cường để kiểm nghiệm, kết quả công
bố mẫu đậu cô ve ở quầy của tiểu thương P.T.G bị nhiễm vi khuẩn E.Coli gấp 2,4 lần cho

phép, mẫu xà lách cũng của tiểu thương này nhiễm E.Coli gấn 110 lần.
Những số liệu trên cho thấy tình trạng thực phẩm nhiễm bẩn, không an toàn cho
người dân vẫn đang tràn lan trên thị trường và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Báo cáo của
Cục an toàn thực phẩm năm 2011 cũng cho thấy, nhiễm bẩn coliform và các vi khuẩn gây
bệnh đường ruột khác do quá trình tiếp xúc bề mặt rau lúc thu hoạch, vận chuyển, chế
biến, đóng gói hoặc bảo quản. Khoảng 50 - 80% nông dân được phỏng vấn khi tiếp xúc
với rau thường không đi găng tay. Mặc dù khoảng 66-90% nông dân hoặc người vận
chuyển không dùng nước để vảy lên rau trong quá trình vận chuyển hoặc trước khi giao
hàng tại chợ nhưng hầu hết lại sử dụng nước từ ao, hồ để vảy lên rau trong quá trình bảo
quản tại nhà. Điều này khiến rau dễ dàng nhiễm bẩn với vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài vấn đề nội tiêu trong nước thì vấn đề xuất khẩu rau tươi của nước ta cũng
đối mặt với nhiều thách thức về ATTP. EU đưa ra cảnh báo nếu trong năm nay (năm 2012)
phát hiện 5 vụ vi phạm về ATTP thì sẽ đóng cửa thị trường rau quả nhập từ VN. Chỉ trong
quý 1/2012 đã xảy ra 3 vụ vi phạm, đến tháng 05/2012 cục Bảo Vệ Thực Vật phải yêu cầu
dừng thủ tục xuất 5 loại rau sang EU.
Vì vậy, việc nghiên cứu bảo quản rau quả theo hướng an toàn thực phẩm đang là
vấn đề cấp bách của toàn xã hội hiện nay.
Một số phương pháp xử lý và bảo quản rau sau thu hoạch đã được nghiên cứu trong
nước và trên thế giới
 Phương pháp vật lý
a)- Phương pháp xử lý nhiệt
Theo Biggs, Lurie (1994) bản chất của quá trình xử lý nhiệt là do ảnh hưởng của
5


nhiệt độ cao gây ra sự thay đổi hoạt động của gen, trước hết là sự tích lũy protein biến
tính do nóng trong quá trình xử lý nhiệt và trong bảo quản lạnh làm tăng hiệu quả bảo vệ.
Thứ hai là các quá trình cần đến sinh tổng hợp protein trong quá trình sản xuất ethylen
đều bị cản trở bởi nhiệt độ cao.
Theo Klein (1998), Alta (1992) cho rằng xử lý nhiệt có tác động đến hormon và

ethylen làm chín. Nhiệt độ từ 35 - 38oC có thể gây protein nội sinh tích lũy trong tế bào,
đồng thời làm giảm tổng hợp ethylen.
Nhiều tác giả nghiên cứu bảo quản súp lơ xanh và dưa leo đã dùng phương pháp xử
lý nhiệt bởi vì nhiệt không những diệt phần lớn côn trùng, vi sinh vật hại, ức chế quá trình
hô hấp, kéo dài thời gian bảo quản mà còn giảm sự vàng hóa và thối ủng.
Charles và Michael chứng minh rằng nhúng súp lơ xanh ở 43 oC trong thời gian 3
phút có khả năng bảo quản tốt hơn ở nhiệt độ 47 oC hay 52oC.
Lurie và Klein (1992) chứng minh rằng xử lý dưa leo bằng cách nhúng nước nóng
38 - 40oC trong khoảng thời gian 48 giờ sẽ diệt hầu hết vi sinh vật gây thối trên bề mặt
quả nhưng quả mềm hơn, nếu thời gian xử lý ngắn hơn (4 giờ) sẽ giữ quả cứng và giảm
tổn thương khi bảo quản lạnh (kìm hãm sự mất canxi và chuyển hóa pectin). Nhiệt độ 35 40oC tạo thành các màng mỏng bảo vệ các vết sứt.
Ngay sau khi xử lý nhiệt, dưa leo, súp lơ xanh có cường độ hô hấp tăng nhanh
những chỉ sau 36 - 48 giờ cường độ hô hấp giảm xuống tương đương hoặc thấp hơn so với
mẫu chưa xử lý, đây là một xử lý có lợi cho bảo quản (Biggs, Lurie, 1994).
Với nước nóng rau chỉ chịu đựng được tối đa là 50 oC đến 60oC trong 10 phút
(Phillip, 1991) còn dùng hơi nước nóng thì từ 50 oC đến 70oC trong thời gian từ 10 - 60
giây (Ballick, 1996). Nước nóng tiêu diệt côn trùng tốt hơn khí nóng do có khả năng dùng
nhiệt độ cao hơn khí nóng (Comey, 1998), Shellie và Mangan, 1994). Nhưng khí nóng lại
có tác dụng làm thay đổi các phản ứng sinh lý của rau quả tốt hơn hơi nước nóng (Klein
và Lurie, 1991).
b)- Phương pháp bảo quản bằng bao gói khí điều biến (Modified Atmosphere
Packaging - MAP) và sử dụng màng bảo quản
Khí điều biến (MA) là tạo ra môi trường mà trong đó tỷ lệ thành phần các khí N 2,
O2 và CO2 khác với không khí thường và có sự thay đổi liên tục qua chu kỳ bảo quản bởi
các yếu tố hô hấp, sinh hoá và thấm chậm qua bao bì. Phương pháp tạo ra khí điều biến
(MA) trong môi trường bảo quản bằng cách dùng một số bao bì để bao gói gọi là MAP.
[West và Kelt., 1990].
Màng bảo quản điều chỉnh khí quyển được chia thành 2 nhóm lớn là màng bán
thấm ăn được và màng không ăn được.
+) Màng bán thấm ăn được thường được dùng cho các loại quả ăn cả vỏ như: mận,


6


mơ, ổi, nho, dâu tây, cà chua, dưa leo, đậu rau... Màng bán thấm ăn được có thể được làm
từ nhiều nguồn protein khác nhau. Các nguồn protein được dùng làm màng bán thấm ăn
được gồm có zein của ngô, gluten của lúa mì, protein đậu tương, protein sữa và các
protein có nguồn gốc động vật như collagen, keratin và gelatin. Bao bọc rau quả với màng
thuần túy protein hiện không được sử dụng do hạn chế của chúng chống lại việc thoát hơi
nước tuy nhiên màng hỗn hợp hoặc màng kép giữa protein và một vài vật liệu kị nước
khác có khả năng tương hỗ lẫn nhau làm tăng tính hữu ích của chúng. Ngoài ra, màng bán
thấm ăn được còn được làm từ các vật liệu ăn được khác như: CMC, Chitosan, tinh bột,
whey protein, HPMC, gluten bột mỳ, tinh bột khoai môn…
+) Màng không ăn được gồm các loại màng bán thấm không ăn được và bao bì bao
gói: Màng bán thấm không ăn được thường được dùng cho các loại quả ăn bỏ vỏ như:
bưởi, cam, quít, dứa, măng cụt, ...Vật liệu để tạo màng bán thấm không ăn được là các
chất không ăn được như: sáp, polyethylene,…Còn các loại bao bì bao gói là những loại
bao bì dùng để bao gói rau quả trong quá trình bảo quản với mục đích giữ gìn chất lượng
và kéo dài thời gian bảo quản của chúng. Mỗi loại rau quả thích hợp với một loại bao bì
bảo quản riêng. Bao bì bảo quản tốt nhất cho quả là bao bì được đảm bảo hạn chế được
tổn thương cơ học, không bị đọng nước, có tính thấm khí phù hợp, chống tia tử ngoại,
chống tĩnh điện., không độc…. Vật liệu làm bao bì bảo quản có thể là chất dẻo, giấy…
nhưng phổ biến là các loại màng chất dẻo như: Polyethylene (PE) ; High density
polyethylene (HDPE) ; Linear low density polyethylene (LDPE); Low density
polyethylene (LDPE); Medium density polyethylene (MDPE); Polybutylene (PB);
Polyethylene terephthalate (PET); Polyolefin; Polypropylene (PP); Polystyrene (PS);
Polyvinyl butyral (PVB); Polyvinyl chloride (PVC); Polyvinylidene chloride (PVDC)
Khi bảo quản, thành phần của khí quyển bảo quản có ảnh hưởng quan trọng đến
quá trình tồn trữ. Tăng hàm lượng CO2 và giảm O2 trong khí quyển có tác dụng hạn chế hô
hấp (hiếu khí) của rau. Khi hàm lượng CO2 tăng lên đến 3-5% và lượng O2 giảm tương

ứng (chỉ còn 16-18%) thì thời gian tồn trữ rau có thể tăng gấp 3-4 lần so với khi giữ ở khí
quyển thường (0,03% CO2, 21% O2, 79% N2). Nhưng nếu CO2 tăng quá 10% sẽ sinh ra
quá trình hô hấp yếm khí, phá vỡ cân bằng các quá trình sinh lý làm cho rau mất khả năng
đề kháng tự nhiên, dẫn đến sự thâm đen và thối hỏng. Ảnh hưởng của sự thay đổi thành
phần khí quyển đến trao đổi chất trong quả rất phức tạp, trước hết là sự giảm cường độ hô
hấp và làm chậm quá trình chín tiếp. Khi duy trì được thành phần khí quyển thích hợp thì
chất lượng rau có thể cao hơn cả tồn trữ lạnh.
Dưa leo bao tử bao gói trong túi PE (Polyethylen) với nồng độ O 2 trong túi là 16%,
CO2 là 3%, độ ẩm 90 - 95%, bảo quản ở 5oC cho chất lượng bảo quản tốt nhất (Chien,
Lingqi, 1997).
Dưa leo bảo quản ở 50C trong khí có hàm lượng CO2 3% tăng tỷ lệ thối hỏng vì
tăng tỷ lệ rạn nứt quả và tăng sự thối rữa ở ruột (Mathooko, 1993 và Eeks, 1998).
7


Đóng gói có điều chỉnh thành phần không khí (CA) có tác dụng duy trì chất lượng
súp lơ xanh khi bảo quản, tuy nhiên, nếu nồng độ oxy quá thấp sẽ ảnh hưởng đến mùi của
rau (Miyzakai, 1983, và Ballantine, 1988).
Theo Zhuang (1994) sự hư hỏng của súp lơ xanh luôn đi kèm với sự giảm nồng độ
của axit béo no, bởi vì quá trình oxy hóa các chất béo gây mùi khó chịu. Nếu dùng bao bì
thích hợp và thành phần khí thích hợp có nồng độ oxy (4%) sẽ ngăn cản sự mất axit béo
no, kéo dài được thời gian bảo quản súp lơ xanh.
Ở nồng độ 5 - 10% CO2, 2% O2 ngô bao tử bảo quản cho hàm lượng đường cao hơn
so với đối chứng, hàm lượng đường gluco, fructo và lacto đều tăng lên 1 - 1,5% so với đối
chứng (Spalding, 1978).
 Phương pháp hóa học
Dùng một số hóa chất được FAO cho phép dùng để diệt nấm mốc và vi sinh vật
trên bề mặt rau quả hoặc ngăn chặn đến mức tối đa sự sinh trưởng của vi sinh vật và côn
trùng gây hại, ức chế quá trình sinh lý bất lợi, ngăn chặn quá trình oxy hóa nhằm kéo dài
thời gian bảo quản.

a)- Xử lý bằng hóa chất
Trong các nghiên cứu về hiệu quả xử lý chống nhiễm vi sinh vật trên rau sau thu
hoạch thường dùng các hoá chất có tác dụng kháng khuẩn và ngăn chặn sự lây nhiễm của
vi sinh vật như NaCl, KMnO 4, khí sunfurơ, khí Clor, topsin M, benomyl (Benlat),
thiabendazol, carbendazim, ozone, anolyte.
Rau xanh có chứa nhiều loại men, sau thu hoạch vẫn tiếp tục các quá trình sinh lý,
sinh hoá, thuỷ phân là tiền đề cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Theo Roen Kader
(2002) cho rằng ngâm cuống rau trong dung dịch axit citric hoặc axit ascorbic, sẽ giảm
được tỷ lệ nâu hóa gốc cuống và kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn gây thối. Nhúng dưa
leo vào dung dịch axit dimethyl (focmol) 10 - 12 ppm, hoặc axit boric 1% sẽ kéo dài thời
gian bảo quản (20 ngày) ở điều kiện lạnh (Sharma, 1971). Geeson (1997) đã nhúng rau
vào hỗn hợp Benomyl, Thiabendazol và Ipodione để xử lý bệnh thối của cải ngọt bao do
vi khuẩn và nấm mốc đạt hiệu quả diệt trừ 90%.
b)- Xử lý bằng Ozone.
Ozone là khí không màu, trong nông nghiệp ozone được dùng ở cả thể khí và hòa tan
với nước Ozone là tác nhân oxy hóa mạnh có khả năng phân giải hầu hết các hợp chất vô
cơ, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không độc hại đối với người tiêu dùng (Joseph, 2003). Xử
lý ozone ở nồng độ 0,25-0,35 ppm trong 5-10 phút có tác dụng làm sạch dư lượng thuốc trừ
sâu gốc carbamat, lân hữu cơ trên rau xuống dưới mức an toàn. Ở nồng độ 5 ppm, nước
ozone có hiệu quả trong việc chống sự xâm nhiễm của bào tử nấm và ở nồng độ 3,8 ppm sẽ
làm mất khả năng hoạt động của bào tử nấm trên bề mặt quả cà chua (Spotts và Cervantes,
1992).
8


Nghiên cứu trên trái xoài cát hòa lộc khi xử lý dung dịch ozone ở nồng độ 2ppm (510 phút) sau thu hoạch có thể tồn trữ trong kho lạnh đến ngày thứ 21 và đảm bảo trái hoàn
toàn sạch bệnh (Nguyễn Thành Tài, 2008). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Minh và ctv (2008) xử lý bằng dung dịch ozone nồng độ 2ppm từ 1-3 phút có thể kéo dài
thời gian bảo quản trái cam sành từ 13 -16 ngày, còn đối với quýt đường cũng xử lý với
nồng độ trên trong thời gian 5 -10 phút hạn chế được sự phát triển của nấm trên bề mặt

trái và kéo dài thời gian bảo quản lên 13 ngày, đối với trái bưởi thời gian xử lý lâu hơn
khoảng 9 phút với nồng độ 2ppm. Xử lý rau ăn lá và ăn quả (khổ qua, xà lách và rau cải)
trong thời gian 3-6 phút ở nồng độ 2ppm có thể kéo dài thêm thời gian bảo quản ở điều
kiện nhiệt độ thường từ 2-3 ngày (Bùi Xuân Khôi và ctv, 2010).
Ở trạng thái sạch, nước máy sẽ không có các vật chất hữu cơ, các phân tử đất đá, và
Ozone có hiệu quả tẩy trùng cao nhất ở nồng độ 0.5-2ppm. Ozone không tan trong nước ở
nồng độ 0.00003g/100ml và nhiệt độ 20 oC và hiệu quả phát tán của Ozone là chủ yếu để
kháng vi sinh vật. Hoạt tính chống nhiễm khuẩn của Ozone không hiệu quả khi pH nước
từ 6-8,5.
c)- Xử lý bằng dung dịch anolyte
Anolyte là sản phẩm sinh ra khi dòng điện một chiều chạy qua dung dịch muối
loãng. Trong quá trình điện phân, nước anolyte tạo thành các ion: HO *, HO2-, H2O2, O3,
HClO, ClO- là những chất sát khuẩn rất mạnh. Dung dịch hoạt hóa anolyte với hàm lượng
Cl hoạt tính 350 mg/l khi pha trộn với nước tỷ lệ 1/1000 sau 5 phút có khả năng tiêu diệt
99,99% vi khuẩn, vi rút các loại như: Coliform, Escheria Coli, Mycobacterum
Anberculosis (Viện Khoa học Vật liệu, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, 2002).
Theo Nguyễn Hoài Châu (2004), trái cam xử lý bằng nước anolyte với nồng độ 20%
(5 phút) kết hợp với bao trái bằng túi xốp có thể bảo quản trong 30 ngày, tỷ lệ trái hư hỏng
là 35%, trong khi đó mẫu trái đối chứng bị hư hỏng hoàn toàn ở ngày thứ 23 sau khi tồn trữ.
Còn theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tài (2008) anolyte 100% (5-10 phút) trên
trái xoài cát hòa lộc đã lây nhiễm nhân tạo nấm gây bệnh thán thư thì bảo quản được 13
ngày.
Theo Nguyễn Văn Minh (2008) xử lý với dung dịch Anolyte nồng độ 490ppm
trong thời gian 1 phút hiệu quả phòng trừ nấm phát triển trên bề mặt trái cam sành, quýt
đường và bưởi năm roi, kéo dài thời gian bảo quản từ 13 -28 ngày.
Theo Bùi Xuân Khôi và ctv, 2010. Xử lý anolyte nồng độ 350ppm trong thời gian
3-6 phút đối với rau ăn lá và ăn quả kéo dài thêm thời gian bảo quản từ 2-3 ngày.
d)- Sử dụng hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên
Rau ăn củ (khoai tây, cà rốt) sau thu hoạch thường bị nấm bệnh tấn công gây tổn
thất nghiêm trọng đến chất lượng bảo quản của sản phẩm. Tỷ lệ củ cà rốt, khoai tây bị

nấm bệnh trong bảo quản thường dao động 10-12%. Khi mới xâm nhiễm vào củ triệu
trứng bệnh chưa thể hiện rõ, mà phải sau 1-2 ngày, những đốm nhỏ màu thâm, hơi mềm
9


mới xuất hiện. Các đốm này xuất hiện rải rác khắp bề mặt vỏ củ rau. Dần dần các đốm
bệnh loang rộng, lớn lên theo đường kính, bao quanh khắp chu vi của củ, đồng thời nấm
phát triển, đi sâu vào trong lõi củ, làm củ rau bị hư hỏng nhanh chóng, gây tổn thất
nghiêm trọng cho người sản xuất cũng như thương buôn. Vì vậy, việc xử lý phòng trừ
nấm bệnh sau thu hoạch đối với củ khoai tây, cà rốt đang là vấn đề cần thiết.
Ngoài các hóa chất sử dụng để xử lý và bảo quản sau thu hoạch như trên, ngày nay
còn xuất hiện xu hướng xử lý rau quả sau thu hoạch bằng hoạt chất chiết từ thực vật tự
nhiên. Katawatchrakul et al, 2003 đã sử dụng chất chiết vạn thọ trong cồn từ lá và hoa
tổng hợp ở nồng độ 10.000 ppm thì thấy ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của 2 nấm thối
cuống và thán thư trên xoài. Sangchote et al, 2007 nghiên cứu hạn chế nấm bệnh sau thu
hoạch trên chuối đã sử dụng chất chiết tỏi kết hợp với chitosan 1% làm chậm quá trình
chín và hạn chế được bệnh thấp hơn 25%. Sử dụng chitosan kết hợp với các chất chiết
thực vật tự nhiên từ lá mãng cầu ta, lá và hạt đu đủ cũng làm hạn chế nấm bệnh
Colletotrichum gloeosporioides trên quả đu đủ (Wilson et al, 2003).
e)- Một số hóa chất khác
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh (2004) để khử độc các chất độc có trong rau, có thể
lấy một lượng thuốc tiêu độc potassium perinanganate (KMnO4) pha vào nước sạch để
nước có màu hồng rồi ngâm rau quả ở dung dịch đó khoảng 10 - 15 phút, vớt ra rửa qua
lại bằng nước sạch là có thể ăn được hoặc cho dung dịch oxycil theo tỉ lệ 0,1 - 0,2ml vào 1
lít nước sạch rồi ngâm rau quả vào dung dịch này 2-5 phút. Các loại dung dịch trên không
độc, không kích thích, không có mùi lạ đồng thời hiệu quả khử khuẩn tốt.
 Phương pháp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
a). Bảo quản ở nhiệt độ thấp
Trong suốt thời gian tồn trữ rau kiểm soát nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất để duy trì
chất lượng. Giữ rau ở nhiệt độ an toàn thấp nhất sẽ làm tăng tuổi thọ sau thu hoạch thông qua

việc giảm cường độ hô hấp, giảm tính nhạy cảm với khí ethylene. Giữ sản phẩm trong điều
kiện quá lạnh gây ra hiện tượng tổn thương lạnh của rau. Tổn thương lạnh làm giảm chất
lượng và rút ngắn tuổi thọ, vì chúng có thể mất khả năng chín (chuối, cà chua), tạo các vùng
bị hóp, bị lõm (dưa hấu, dưa leo), các vết thâm nâu (lê tàu, cà tím), tăng khả năng thối hỏng
(dưa leo, đậu) và kém mùi vị (cà chua) (Shewfelt, 1990), các triệu chứng này thường xuất
hiện khi đưa sản phẩm trở lại nhiệt độ ấm hoặc khi đem đi bán.
b). Phương pháp điều chỉnh độ ẩm tương đối của không khí
Trong phòng bảo quản độ ẩm tương đối của không khí có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng rau khi tồn trữ. Độ ẩm không khí thấp làm tăng sự bay hơi nước khi đó rau bị giảm
khối lượng tự nhiên, làm héo sinh ra hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến rối loạn sự trao
đổi chất và rau mất khả năng đề kháng với các tác dụng bất lợi từ bên ngoài. Tăng độ ẩm
không khí trong môi trường bảo quản vừa làm hạn chế quá trình hô hấp, vừa đảm bảo rau
tươi, không héo không bị mất nước. Nhưng nếu tăng độ ẩm không khí cao quá thì rau dễ
10


bị dính bết, ngưng tụ hơi nước, ướt trên bề mặt rau, trong quá trình bảo quản làm tăng khả
năng thối rữa, gây tổn thương bề mặt, có lợi cho vi sinh vật họat động. Vì vậy độ ẩm của
không khí cần được duy trì tối ưu để vừa chống bốc hơi nước lại vừa hạn chế được sự
phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng.
Thông thường với loại rau có thời hạn tồn trữ ngắn thì duy trì độ ẩm không khí ở
90 - 95 % để chống mất hơi nước làm héo. Còn với loại rau có khả năng chống bốc hơi
nước tốt hơn và tồn trữ được lâu hơn thì cần giảm độ ẩm xuống 80 - 90%. Nước được
cung cấp vào những vùng lân cận của sản phẩm và làm hạ nhiệt trong buồng bảo quản,
nhiệt sinh ra từ chính sản phẩm do hô hấp và do môi trường bên ngoài.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, vấn đề an toàn
thực phẩm (ATTP) đối với rau là vấn đề thời sự từ nhiều năm nay, song việc giải quyết
vấn đề còn rất nhiều tồn tại và bức xúc.
Việc xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn

VietGAP, tuy được phát động mạnh song đến nay diện tích vẫn chưa cao (chỉ khoảng 35% diện tích rau cả nước). Như vậy người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với khoảng
95% sản lượng rau chưa biết có an toàn hay không.
Theo số liệu của cục an toàn và vệ sinh thực phẩm, từ năm 1997-2004 có hơn
43.655 người bị ngộ độc với 429 người tử vong. Số người bị ngộ độc thực phẩm năm qua
(2011) được ghi nhận là 4533 người, ngoài ra còn có biết bao nhiêu người khác bị ngộ độc
mãn tính nữa mà bản thân họ cũng chưa biết.
Theo Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng (Bộ NN &PTNT) từ đầu năm
(2012) đến nay đã có 60 sự cố mất vệ sinh ATTP liên quan đến giá đỗ và rau mầm. Trong
đó, 40% số mẫu giá đỗ kiểm tra chứa vi sinh vật E.coli, salmonella vượt mức giới hạn cho
phép, đây là những tác nhân gây nên các bệnh về đường ruột, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe người tiêu dùng.
Gần đây nhất (ngày 22/09/2012) là hàng trăm công nhân công ty TNHH Hallson
Vina ở khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An (Bình Dương) bị ngộ độc thực phẩm do
ăn bún riêu cua rau sống. Nhiều rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc chứa hóa chất bảo quản
gây độc hại đến sức khỏe người tiêu dùng và vi khuẩn E. Coli vượt ngưỡng cho phép.
Đồng Nai nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, với dân số toàn tỉnh gần
2,5 triệu người cộng với một lượng lớn dân nhập cư đến trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất do đó nhu cầu về rau xanh là rất lớn. Nếu nguy cơ mất an toàn đối với rau cho
người tiêu dùng là cao thì có thể dẫn đến những thiệt hại khó lường. Để đảm bảo năng
suất người trồng thường dùng nhiều thuốc BVTV và phân bón, sử dụng không đúng cách
và chủng loại trên rau nên dễ dẫn đến dư lượng vượt mức cho phép ảnh hưởng tới sức

11


khoẻ người tiêu dùng.
Để góp phần giải quyết vấn đề thời sự trên, việc nghiên cứu ứng dụng một số công
nghệ tiên tiến trong việc xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực
phẩm được đề xuất thực hiện.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã

trích dẫn khi đánh giá tổng quan
1. Acedo, A.L.Jr. 1997. Ripeningand disease control during evaporative cooling storage
of tomato. Trop. Sci. 37: 209-213
2. Acedo, A.L.Jr., Acedo, J.Z., Galia, H.S., 2004. 1-MCP effects on Philipine
horticultural produce. APEC Symposium on Quality Management in Postharvest
Systems, Bangkok, Thailand, Aug 3-5, 2004.
3. Adel A Kader. 2002. Post harvest technology of horticultural crops. University of
California Agriculture and Natural Resources Publication 3311
4. Burton W.G. 1982. Post-harvest Physiology of Food Crops. Longman Inc., New York.
5. Bùi Xuân Khôi và ctv, 2010: Nghiên cứu sau thu hoạch đối với một số loại rau ở Bình
Dương nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kéo dài thời gian tồn trữ
6. Cao Văn Hùng, 2006. Module F, Trong Tài liệu tập huấn sau thu hoạch nông sản.
DANIDA. 2006
7. Giới thiệu qui trình sản xuất nông nghiệp tốt GAP của ASEAN. Quản lý an toàn thực
phẩm và chất lượng rau quả sau thu hoạch. Tài liệu tập huấn dự án hệ thống đảm bảo
chất lượng rau, quả ASEAN. Việt Nam, 8/2005.
8. Hoàng Mạnh Dũng. Tiêu chuẩn ISO 2000:2005: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
9. Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình. 2000. Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
10. Harderburg, R.E., A.E.Watada vaf C-Y.Wang, 1996. The Commercial Storage of Fruits
Vegatables and Florist and Nursery Stocks, USDA, Agricultura Handbook. No 66.
11. Jennifer Ann Ball (1999) Development and Effectiveness of Three Hydrocolloid-Lipid
Emulsion Coatings on Preservation of Quality Characteristics in Green Bell Peppers.
Virginia Polytechnic Institute and State University. PhD thesis
12. Kader. 2002. Modified Atmossphere during Transport and Storage, Postharvest
Technology of Horticultural Crops, University of California Agriculture and Natural
Resources Publication 3311, 2002, p 135-148
13. Lisa, Kitinoja; Adel A.Kader. Kỹ thuật xử lý và bảo quản sau thu hoạch mô nhỏ; tài
liệu kỹ thuật cho rau quả và hoa cây cảnh. Biên dịch: Chu Doãn Thành, Viện Nghiên
cứu Rau quả - Hà Nội.

14. Lương Đức Phẩm, 2001. Vi sinh vật học và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản
Nông nghiệp. 423 trang.

12


15. McGregor, B.M, 1989. Tropical Products Transport Handbook, Cơ quan vận chuyển
USDA, sổ tay Nông nghiệp số 668.
16. Mc Conchie R. and Jobling J. 2002. Practical Concepts in Postharvest Biology and
Technology. AusAID - CARD project at the University of Sydney and Sydney
Postharvest Laboratory, Sydney, Australia.
17. Nguyễn Duy Đức và cs. 2006. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật dự án KC-0624NN. Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Chương trình KC-06.
2006
18. Nguyễn Thành Tài, 2008: Hiệu quả của nước ozone và dung dịch anolyte trong phòng
trị nấm gây bệnh thối đầu trái trên trái xoài Cát Hòa Lộc và Cát Chu sau thu hoạch.
Luận án TS Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, 2008
19. Nawa Y., Takagi H., Noguchi A. and Tsubota K. (Ed.). 1999. Postharvest Technology
in Asia - A step forward to stable supply of food products. JIRCAS International
Symposium Series No. 7, Tsukuba, Ibaraki, Japan
20. Peter Golob, Graham Farrell, John E. Orchard. 2002. Crop post harvest Science and
Technology. Blackwell Science Ltd and the Natural Resources Institute, University of
Greenwich (UK). Volum 1 Principles and Practice. p54-67
21. Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Thiếp và Nguyễn Văn Thoa. 1996. Công nghệ sau thu
hoạch và chế biến rau quả. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
22. Robert F. Sommer and Marita Cantwell, 1992. Posthavest Handling System: Fruit
vegetables. Posthavest technology of Horticultural crops. Technical Editor Adel A.
Kader, University of California. Page 261
23. Robert F. Sommer and Marita Cantwell, 1992. Posthavest Handling System: Flower,
Leafy, and stem Vegetables. Posthavest technology of Horticultural crops. Technical
Editor Adel A. Kader, University of California. Page 267

24. Salunkhe D.K. and Desai B.B. 1984. Postharvest Biotechnology of Fruits, Vol. I & II.
CRC Press, Inc., Florida.
25. Trần Minh Tâm. 2004. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu họach. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà nội. p92-98
26. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng. 2003. Kỹ thuật sản xuất rau sạch. NXB Nông
nghiệp
27. Thompson, A.k. 1998. Effects of modified atmosphere packaging on postharvest
qualities of pink tomatoes. Tr.J.Agric. For.22: 365-372.
28. Thompson, J.E, Spinoglio, M.1994. Small-scale cold rooms for perishable commodies.
Family and Farm Series, Small Famr Center; Trường Đại học California, Davis.
29. Thompson, J.F, 2002. Cooling Horticultural commodities, pp 97-112. Tại Kader, A.A.
Postharvest Technology of Horticultural crops, Trường Đại học California
30. Wills R. et al. 1998. Postharvest: An Introduction to the Physiology and Handling of
Fruit, Vegetables and Ornamentals, 4th Ed. University of New South Wales Press Ltd.,

13


Sydney, Australia.
31. . The on-line postharvest resource directory can be
searched by keyword for hundreds of supplies and a wide variety of postharvest
equipment and tools.
32. . Website hosted by extension systems international offering
mentoring at no charge to extension workers and postharvest professtionals interested
in developing further skills in postharvest technology, training and demonstrations of
practices.
17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương
án thực hiện
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát hiện trạng canh tác, xử lý sau thu hoạch và hệ thống
phân phối đối với một số loại rau chính ở Đồng Nai.

Chuyên đề: Khảo sát hiện trạng canh tác, tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân bón và
phân tích hiện trạng ô nhiễm đất trồng, nước tưới rau tại tỉnh Đồng Nai
Chuyên đề: Khảo sát tình hình xử lý sau thu hoạch và hệ thống phân phối rau trên
phương diện an toàn thực phẩm
Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn
thực phẩm đối với một số nhóm rau chính ở Đồng Nai
Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với một số nhóm rau
chính ở Đồng Nai
Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ozone đối với một số nhóm rau chính
ở Đồng Nai
Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đến an
toàn thực phẩm của một số nhóm rau ở Đồng Nai
Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp bảo quản nhằm kéo dài thời gian tồn trữ
rau sau thu hoạch.
Chuyên đề: Nghiên cứu khả năng kéo dài thời gian bảo quản một số loại rau ăn quả ở
nhiệt độ thường bằng chitosan
Chuyên đề: Nghiên cứu khả năng kéo dài thời gian bảo quản một số loại rau ăn lá ở
nhiệt độ thấp bằng màng không ăn được
Chuyên đề: Nghiên cứu hiệu quả hạn chế nấm bệnh sau thu hoạch trên rau ăn củ từ
chất chiết cây tỏi
Nội dung 4: Tổng hợp quy trình và chuyển giao kỹ thuật
- Thực nghiệm kết quả ở quy mô nông hộ, tổng hợp quy trình xử lý và bảo quản rau sau
thu hoạch
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
1
8

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (Luận cứ rõ cách tiếp
cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng
gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự


14


khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

18.1 Nội dung 1: Điều tra, khảo sát hiện trạng canh tác, xử lý sau thu hoạch và hệ
thống phân phối đối với một số loại rau chính ở Đồng Nai.
18.1.1 Chuyên đề: Khảo sát hiện trạng canh tác, tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân
bón và phân tích hiện trạng ô nhiễm đất trồng, nước tưới rau tại tỉnh Đồng Nai
+) Khảo sát hiện trạng canh tác, tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón trên rau ở tỉnh
Đồng Nai
Điều tra ngẫu nhiên 90 phiếu tại các vùng sản xuất rau chính của tỉnh gồm 3 vùng
sản xuất: TP Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ (30 phiếu/vùng).
Nội dung điều tra
- Thông tin chung về hộ sản xuất
- Chủng loại rau trồng: Rau ăn lá; rau ăn quả, rau thuỷ sinh, rau ăn củ và rau gia vị
- Diện tích của mỗi loại rau (ha), năng suất (tạ/ha), sản lượng (tấn)
- Kỹ thuật bón phân cho rau: Phân hữu cơ, phân vô cơ loại phân sử dụng, thời điểm
bón, liều lượng, cách bón
- Tình hình nước tưới và tưới nước: nước mặt (ao, hồ, sông, suối,…), nước ngầm,
nước thải,…cách thức tưới nước
- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh:
+ Các loại sâu bệnh phổ biến, hiệu quả phòng trừ
+ Thời gian sử dụng thuốc, giai đoạn nào cần phun, số lần phun, liều lượng phun, thời
điểm, thời gian cách ly (thuốc hóa học, sinh học)
+ Ghi nhận loại thuốc phòng trừ, đối tượng phòng trừ
+ Quan sát ghi nhận nơi để các vỏ thuốc, từ đó có thêm được thông tin về loại thuốc,
tên hoạt chất, thuốc đã được sử dụng.
- Khảo sát đất đai: loại đất, độ dốc, độ dầy tầng canh tác, nguồn gốc sử dụng đất trước

khi trồng rau
- Năng lực tiêu thụ rau: giá bán rau tại các thời điểm, hình thức bán, sản lượng khi
bán.
Phương pháp điều tra
- Điều tra theo mẫu phiếu soạn sẵn
- Điều tra thông tin nông hộ theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)
Phiếu điều tra được triển khai theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Thu thập thêm thông tin thông qua việc thảo luận với cán bộ kỹ thuật, cán bộ
khuyến nông, hội nông dân, phòng kinh tế, người thu mua, người sản xuất
- Thu thập số liệu về khí hậu, thời tiết, đất đai, phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên đến năng suất trên địa bàn tỉnh.
- Khảo sát trực tiếp những hộ trồng rau nhằm thu thập thông tin từ nhà vườn, đồng
thời tiếp cận các đại lý, các điểm cung cấp thuốc BVTV trong vùng để có thông tin thêm về
lượng, loại thuốc tiêu thụ và thời điểm trong năm
15


- Thu thập thông tin chung: họ tên chủ hộ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ
việc thu mua, tồn trữ, bảo quản hay vận chuyển sản phẩm.
- Điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực tế qua phiếu điều tra soạn sẵn bằng cách
phỏng vấn người thu mua, vận chuyển, bán sỉ và lẻ
+) Phân tích hiện trạng ô nhiễm đất trồng, nước tưới rau tại tỉnh Đồng Nai
Mẫu thu thập đại diện cho vùng sản xuất thuộc TP Biên Hòa, huyện Long Thành
và huyện Cẩm Mỹ, mỗi vùng lấy 3 điểm đại diện trên hai đối tượng là đất và nước, tổng số
mẫu thu thập là 18 mẫu (2 đối tượng (đất, nước) x 3 vùng x 3 điểm = 18 mẫu)
Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Mẫu đất:
Hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali trao đổi, hàm lượng mùn, pH H 2O, CEC.
Kim loại nặng: Hàm lượng Arsen (As); Kẽm (Zn); Cadimi (Cd); Đồng (Cu); Chì (Pb)
+ Mẫu nước:

Kim loại nặng: Hàm lượng thuỷ ngân (Hg); Cadimi (Cd); Arsen (As); Chì (Pb)
Vi sinh vật: Samonella, Coliform, E coli.
Cách lấy mẫu
+ Đối với mẫu nước: lấy 05 lít nước/mẫu tại các điểm đại diện của vùng trồng rau mẫu
được gửi đi phân tích tại các trung tâm phân tích có uy tín hoặc các nơi có điều kiện tương
tự
+ Đối với mẫu đất: Lấy 05kg đất/mẫu tại các vườn trồng rau đại diện cho khu vực trên
mỗi vườn, đất được lấy tại nhiều điểm ngẫu nhiên trên vườn từ tầng canh tác rau.
Nơi phân tích: Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc Trung tâm
Phân tích Hóa sinh thuộc trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh hoặc nơi có
điều kiện tương tự.
18.1.2 Chuyên đề: Khảo sát tình hình xử lý sau thu hoạch và hệ thống phân phối rau
trên phương diện an toàn thực phẩm
Điều tra 40 phiếu ngẫu nhiên tại chợ tiêu thụ, thương lái và người tiêu dùng
+ Nội dung
Thu thập thông tin chung: họ tên chủ hộ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ việc
thu mua, tồn trữ, bảo quản hay vận chuyển sản phẩm.
Thu hoạch: chỉ số thu hoạch, vệ sinh dụng cụ, có làm sạch và phân loại sản phẩm, nguồn
nước và hóa chất sử dụng khi làm sạch và xử lý sản phẩm, dụng cụ.
Thu thập thông tin từ các cơ sở thu mua, đóng gói,
Hệ thống kênh tiêu thụ, phân phối, vận chuyển
An toàn lao động và vệ sinh, sức khỏe đối với người lao động, mức độ hiểu biết về kỹ
thuật và vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng của sản xuất đối với môi trường
Phân tích vệ sinh an toàn thực phẩm 5 loại rau chính được tiêu thụ tại Đồng Nai, thu
thập và phân tích mẫu rau được chia thành 2 đợt: Mùa mưa và mùa khô

16


Các loại rau được dự kiến thu thập tại 3 chợ tập trung khu đông dân cư ở tỉnh Đồng

Nai bao gồm: Cải, đậu, cà rốt, dưa leo, cà chua
Tổng số mẫu thu thập 5 loại rau chính x 3 điểm thu thập x 2đợt = 30 mẫu
Các chỉ tiêu đánh giá:
+ Vi sinh: Samonella, Coliform, E coli
+ Hàm lượng kim loại nặng: Arsen (As); chì (Pb), thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd)
+ Dư lượng Nitrat (NO3)
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: nhóm carbamat, cúc tổng hợp, lân hữu cơ
Cách lấy mẫu
Mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên khoảng 2kg mỗi loại mẫu 5 loại rau đại diện: Cải, đậu, cà
rốt, dưa leo, cà chua được bày bán ở chợ để kiểm tra các chỉ tiêu trên.
+ Phương pháp
Điều tra thu thập thông tin, khảo sát thực tế qua phiếu điều tra soạn sẵn bằng cách
phỏng vấn người thu mua, vận chuyển, bán sỉ và lẻ …. Về các vấn đề xử lý và tồn trữ sau
thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, phân phối,….so với tiêu chuẩn rau an toàn để
đánh giá và đề ra các giải pháp thực hiện tiếp theo.
Nơi phân tích: Trung Tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc Trung tâm
Phân tích Hóa sinh thuộc trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh hoặc nơi có
điều kiện tương tự.
+ Số liệu được xử lý theo chương trình Excel để phân tích, đánh giá dư lượng thuốc
BVTV, hàm lượng Nitrate, kim loại nặng, nhiễm vi sinh, so sánh với tiêu chuẩn rau an
toàn, đề ra các giải pháp khắc phục.
18.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an
toàn thực phẩm đối với một số nhóm rau chính ở Đồng Nai
18.2.1 Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với một số nhóm
rau chính ở Đồng Nai
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với nhóm rau ăn lá
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian
xử lý 3 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)

Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý anolyte, nồng độ 20%
Xử lý anolyte, nồng độ 60%
Xử lý anolyte, nồng độ 80%
Xử lý anolyte, nồng độ 100%
Thí nghiệm được thực hiện trên 2loại rau cải (cải xanh, cải ngọt). Rau được thu hoạch vào
sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những rau bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi
nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm, 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau
17


được xử lý dung dịch anolyte trong thời gian 3 phút, sau đó cho vào túi PE đục lỗ và bảo
quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ anolyte đối với nhóm rau ăn quả
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian
xử lý 6 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý anolyte, nồng độ 20%
Xử lý anolyte, nồng độ 60%
Xử lý anolyte, nồng độ 80%
Xử lý anolyte, nồng độ 100%

Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn quả: dưa leo và đậu rau, quả được thu hoạch
vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới
vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau ăn quả cho mỗi loại/nghiệm thức/lần
lặp. Rau được xử lý dung dịch anolyte trong thời gian 6 phút. Mỗi nghiệm thức cho vào túi
PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
18.2.2 Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ozone đối với một số nhóm rau
chính ở Đồng Nai
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ozone đối với nhóm rau ăn lá
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian
xử lý 3 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
18


Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý ozone nồng độ 0,5ppm
Xử lý ozone nồng độ 1ppm
Xử lý ozone nồng độ 2ppm
Xử lý ozone nồng độ 3ppm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2loại rau cải (cải xanh, cải ngọt). Rau được thu hoạch vào
sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những rau bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi
nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm, 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau

được xử lý dung dịch ozone trong thời gian 3 phút, sau đó cho vào túi PE đục lỗ và bảo
quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ozone đối với nhóm rau ăn quả
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, thời gian
xử lý 3 phút với các nồng độ khác nhau, 4 lần lặp lại.
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Không xử lý (để khô) (Đối chứng 1)
Xử lý với nước (Đối chứng 2)
Xử lý ozone nồng độ 0,5ppm
Xử lý ozone nồng độ 1ppm
Xử lý ozone nồng độ 2ppm
Xử lý ozone nồng độ 3ppm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn quả: dưa leo và đậu rau, quả được thu hoạch
vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới
vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau ăn quả cho mỗi loại/nghiệm thức/lần
lặp. Rau được xử lý dung dịch ozone trong thời gian 6 phút, Mỗi nghiệm thức cho vào túi
PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)

19



- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
18.2.3 Chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đến
an toàn thực phẩm của một số nhóm rau ở Đồng Nai
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đối với nhóm rau ăn

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 6 nghiệm thức với một
số chất tiệt trùng, 4 lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Đối chứng không xử lý
Anolyte thời gian xử lý 3 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 3
O3 thời gian xử lý 3 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 4
KMnO4 nồng độ 1ppm trong thời gian 5 phút
Dung dịch axit ascorbic 0,1% trong 5 phút
Dung dịch muối NaCl 1% trong thời gian 5 phút
Thí nghiệm được thực hiện trên 2loại rau cải (cải xanh, cải ngọt). Rau được thu hoạch vào
sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những rau bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi
nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm, 2kg rau cho mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp. Rau
được cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
- Thành phần vi sinh vật trên rau sau thí nghiệm
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
+) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất tiệt trùng truyền thống đối với nhóm rau ăn
quả

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 6 nghiệm thức với một
số chất tiệt trùng, 4 lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm là
Đối chứng không xử lý
Anolyte thời gian xử lý 6 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 3
O3 thời gian xử lý 6 phút, nồng độ theo kết quả tốt nhất của chuyên đề 4
KMnO4 nồng độ 1ppm trong thời gian 5 phút
Dung dịch axit boric 1% trong 5 phút
Dung dịch muối NaCl 1% trong thời gian 5 phút
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn quả: dưa leo và đậu rau, quả được thu hoạch
20


vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn thương, dập nát, rửa nhẹ dưới
vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau ăn quả cho mỗi loại/nghiệm thức/lần
lặp. Mỗi nghiệm thức cho vào túi PE đục lỗ và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mền MSTAT C, so sánh bằng phép thử LSD
18.3 Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp bảo quản nhằm kéo dài thời gian tồn
trữ rau sau thu hoạch.
18.3.1 Chuyên đề: Nghiên cứu khả năng kéo dài thời gian bảo quản một số loại rau ăn
quả ở nhiệt độ thường bằng chitosan
Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố trên 2 loại rau ăn quả
(dưa leo, khổ qua) với 6 nghiệm thức ở các nồng độ (0,05; 0,1; 0,2; 0,3; 0,5% và không xử
lý), bốn lần lặp lại. Rau được nhúng đều màng chitosan trên bề mặt. Để khô, bảo quản ở
nhiệt độ thường.

Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những quả bị tổn
thương, dập nát, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm. 2kg rau cho
mỗi loại/nghiệm thức/lần lặp.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Biến đổi độ chắc (kg/cm2), độ axit (%), độ Brix (%)
- Biến đổi hàm lượng vitamin C và đánh giá cảm quan sau thời gian bảo quản.
Xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC, so sánh bằng phép thử LSD
18.3.2 Chuyên đề: Nghiên cứu khả năng kéo dài thời gian bảo quản một số loại rau ăn
lá ở nhiệt độ thấp bằng màng không ăn được
Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiêm, gồm 4 nghiệm thức là các loại màng
bao, 4 lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm
Màng PE đục lỗ
Màng HDPE
Màng PP
Không bao gói (đối chứng)
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn lá (rau muống, rau cải xanh), mỗi thí
nghiệm trên một loại rau, để rau trong điều kiện nhiệt độ trong ngăn rau tủ lạnh.
Rau được thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát ở độ chín thu hoạch, sơ chế loại
bỏ lá già, cắt gốc, rau thu hoạch ngẫu nhiên tại ruộng theo phương pháp 5 điểm chéo góc,
21


mỗi điểm thu 3 mẫu, sau đó hỗn hợp mẫu lại cho ra một mẫu cho thí nghiệm,
1kg/mẫu/nghiệm thức/lần lặp.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)

- Thời gian xuất hiện triệu chứng hư hỏng (ngày)
- Đánh giá chất lượng cảm quan và hàm lượng vitamin C
Xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC, so sánh bằng phép thử LSD
18.3.3 Chuyên đề: Nghiên cứu hiệu quả hạn chế nấm bệnh sau thu hoạch trên rau ăn củ từ
chất chiết tỏi
Thí nghiệm bố trí được chia thành 2 lô
Lô 1: Đối chứng không xử lý
Lô 2: Xử lý bằng chất chiết từ củ tỏi nồng độ 10.000ppm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 loại rau ăn củ (khoai tây, cà rốt), mỗi thí nghiệm
trên một loại rau, để rau trong điều kiện nhiệt độ thường. 10kg rau củ/lô thí nghiệm, 4 lần
lặp lại.
Rau được thu hoạch vào sáng sớm, cùng độ tuổi, sơ chế loại bỏ những củ bị tổn
thương, hư hỏng, rửa nhẹ dưới vòi nước sạch, để ráo và tiến hành thí nghiệm.
Tỏi được đập dập, giã nhỏ, chiết lấy nước cốt, pha với nước cất thành dung dịch có
nồng độ 10.000ppm để tiến hành thí nghiệm.
Chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng (%)
- Tỷ lệ hư hỏng (%)
- Biến đổi độ chắc (kg/cm2), độ axit (%), độ Brix (%)
- Biến đổi hàm lượng vitamin C và đánh giá cảm quan sau thời gian bảo quản.
Xử lý thống kê bằng phần mền MSTATC, so sánh bằng phép thử LSD
18.4 Nội dung 4: Thực nghiệm kết quả ở quy mô nông hộ, tổng hợp quy trình và
chuyển giao kỹ thuật
18.4.1 Thực nghiệm kết quả ở quy mô nông hộ, tổng hợp quy trình xử lý và bảo quản
rau sau thu hoạch
Từ kết quả thực hiện các chuyên đề, ứng dụng kết quả ở quy mô nông hộ. Bao gồm
các nội dung
-

Thực nghiệm kết quả xử lý anolyte trên một số nhóm rau ở Đồng Nai


-

Thực nghiệm kết quả xử lý ozone trên một số nhóm rau ở Đồng Nai

-

Thực nghiệm kết quả sử dụng màng bảo quản Chitosan trên rau ăn quả

-

Thực nghiệm kết quả sử dụng màng bao gói không ăn được trên rau ăn lá

-

Thực nghiệm kết quả hạn chế nấm bệnh trên rau ăn củ từ chất chiết tỏi

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các chuyên đề đã thực hiện, ứng dụng thực
22


nghiệm kết quả chuyên đề với quy mô hộ dân, kết hợp tổng hợp từ tài liệu. Từ đó xây dựng
quy trình tổng hợp xử lý sau thu hoạch đối với một số loại rau ở Đồng Nai nhằm đảm bảo
an toàn thực phẩm. Quy trình bao gồm:
- Biện pháp thu hoạch:
- Biện pháp xử lý rau sau thu hoạch.
- Biện pháp tồn trữ rau sau thu hoạch.
- Biện pháp đóng gói, vận chuyển
18.4.2 Tập huấn chuyển giao kỹ thuật
Thực hiện tập huấn tại thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ

- Mục tiêu: Trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xử lý rau nhằm đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm và kéo dài thời gian tồn trữ rau
- Quy mô: tổ chức 3 buổi tập huấn, lớp học tổ chức trong ngày
- Nội dung: Các biện pháp xử lý rau an toàn và tồn trữ rau cho người sản xuất,
thương lái và người tiêu dùng.
- Số lượng người tham gia: 40 người/lớp với tổng số người tham gia là 120 người
- Địa điểm: Khu vực tập trung dân cư, khu vực trồng rau
- Thành phần: Người sản xuất, người tiêu dùng, cán bộ địa phương, cán bộ tham gia
dự án
- Phương pháp: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, kết quả nghiên cứu của đề tài các mẫu
rau minh hoạ, tài liệu tập huấn được biên soạn và cung cấp. Thảo luận chung và giải đáp
thắc mắc, tổng kết lớp học.
19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước
20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

21 Tiến độ thực hiện
TT

Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu

Sản phẩm
phải đạt

Thời gian
(BĐ-KT)

Người, cơ quan
thực hiện


1

2

3

4

5

1

Viết đề cương thuyết minh

Thuyết minh được hội Tháng 10- Bình, Thịnh, Khôi,
đồng thông qua
12/2012
Vân - SEFRC

2

Khảo sát hiện trạng canh Đạt yêu cầu đối với Tháng 1tác, tình hình sử dụng thuốc một khảo sát khoa học 12/2013
BVTV, phân bón và phân
23

TTKNĐN


tích hiện trạng ô nhiễm đất
trồng, nước tưới rau tại tỉnh

Đồng Nai
3

Khảo sát tình hình xử lý sau Đạt yêu cầu đối với Tháng 1thu hoạch và hệ thống phân một khảo sát khoa học 12/2013
phối rau trên phương diện an
toàn thực phẩm

Thịnh,
-SEFRC

4

Nghiên cứu ảnh hưởng của
nồng độ anolyte đối với một
số nhóm rau chính ở Đồng
Nai

Xác định được nồng Tháng
độ xử lý anolyte phù 01/2013hợp đối với một số 06/2014
nhóm rau chính

Quỹ, Vân - SEFRC

5

Nghiên cứu ảnh hưởng của
nồng độ ozone đối với một
số nhóm rau chính ở Đồng
Nai


Xác định được nồng Tháng
độ xử lý ozone phù 01/2013hợp đối với một số 06/2014
nhóm rau chính

Thịnh - SEFRC

6

Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số hóa chất tiệt trùng
truyền thống đến an toàn
thực phẩm của một số nhóm
rau ở Đồng Nai

Xác định được hóa Tháng
chất tiệt trùng phù hợp 09/2013với một số nhóm rau 12/2014
chính ở Đồng Nai

Bình - SEFRC

7

Nghiên cứu khả năng kéo
dài thời gian bảo quản một
số loại rau ăn quả ở nhiệt độ
thường bằng chitosan

Xác định được nồng Tháng
độ chitosan thích hợp 01/2013để bảo quản rau ăn quả 06/2014
ở điều kiện nhiệt độ

thường

Khôi,
Vân
SEFRC

-

8

Nghiên cứu khả năng kéo
dài thời gian bảo quản một
số loại rau ăn lá ở nhiệt độ
thấp bằng màng không ăn
được

Xác định màng bao Tháng
gói thích hợp để bảo 09/2013quản rau ăn lá trong 12/2014
điều kiện nhiệt độ thấp

Hà,
Chung
SEFRC

-

9

Nghiên cứu hiệu quả hạn Báo cáo kết quả Tháng
chế nấm bệnh sau thu hoạch nghiên cứu thí nghiệm 09/2013trên rau ăn củ từ chất chiết

12/2014
tỏi

Thịnh - SEFRC

10

Thực nghiệm kết quả ở quy
mô nông hộ, tổng hợp quy
trình xử lý và bảo quản rau
sau thu hoạch

Bình, Thịnh, Quỹ,
Vân, Chung, Hà SEFRC

Kết quả thí nghiệm Tháng
được kiểm chứng thực 01/2015tế tại nông hộ bởi 06/2015
nông dân. Quy trình có
tính ứng dụng, thực
tiễn cao, phù hợp với
điều kiện địa phương

24

Quỹ


11

Tập huấn chuyển giao kỹ Các học viên nắm bắt Tháng

thuật
được quy trình chuyển 01/2014giao và có thể thực 06/2015
hành tốt.

Bình, Thịnh, Khôi,
Quỹ, Chung SEFRC, TTKNĐN

12

Báo cáo tổng kết đề tài

SEFRC, TTKNĐN

Báo cáo được hội đồng 06/2015
khoa học thông qua

SEFRC - Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ
TTKNĐN - Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22

Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường);
Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và
các loại khác;
Số
TT
1


Tên sản phẩm cụ thể
Đơn vị
và chỉ tiêu chất lượng
đo
chủ yếu của sản phẩm
Quy trình xử lý rau sau Quy
thu hoạch nhằm đảm trình
bảo an toàn và kéo dài
thời gian tồn trữ

Mức chất lượng
Dự kiến số
Mẫu tương tự lượng qui mô
Cần đạt
Trong Thế sản phẩm tạo
ra
nước giới
Loại bỏ vi sinh vật
1
và đảm bảo an toàn
thực phẩm, có thể
tồn trữ rau lâu hơn

22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước
và nước ngoài
Dạng II: Quy trình công nghệ; Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo. Báo cáo
nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT

1

2

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng canh tác,
tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân bón và Mô tả hiện trạng, đề xuất giải
phân tích hiện trạng ô nhiễm đất trồng, nước pháp thích hợp
tưới rau tại tỉnh Đồng Nai
Báo cáo kết quả khảo sát tình hình xử lý sau Mô tả kết quả xử lý sau thu
thu hoạch và hệ thống phân phối rau trên hoạch của người dân và việc
bảo quản tồn trữ trong hệ
phương diện an toàn thực phẩm
thống phân phối rau, đề xuất

25

Ghi
chú


×