Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại hai huyện lục yên và trạm tấu, tỉnh yên bái năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

.

NGUYỄN TRÀ MY

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRƯỚC,
TRONG VÀ SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON
DƯỚI 1 TUỔI TẠI HAI HUYỆN LỤC YÊN VÀ
TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TRÀ MY

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ TRƯỚC,
TRONG VÀ SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON
DƯỚI 1 TUỔI TẠI HAI HUYỆN LỤC YÊN VÀ


TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI NĂM 2016
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện
Mã số: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGƠ VĂN TỒN

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Viện Đào tạo YHDP &
YTCC – Trường Đại học Y Hà Nội cũng như trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn
của Nhà trường, Viện, các Thày Cô, cơ quan công tác, gia đình và bạn bè. Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến Thày PGS. TS. Ngơ
Văn Tồn đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình trực tiếp tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo & NCKH – Viện
Đào tạo YHDP & YTCC, Phòng QLĐTSĐH, Phòng QLNCKH – Trường Đại
học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới huyện Lục Yên và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái
đã tạo điều kiện cho tơi q trình thu thập số liệu phục vụ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo & QLKH – Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt, nơi tôi đang công tác, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến cha mẹ hai bên,

chồng và hai con thân u đã ln ở bên cạnh, khuyến khích, hỗ trợ mọi mặt
trong suốt chặng đường này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, khó tránh khỏi sai sót, tơi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cơ và các bạn đồng nghiệp giúp
hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Trà My, học viên cao học khóa XXIV Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Quản lý bệnh viện, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Thày PGS. TS. Ngơ Văn Tồn.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày

tháng

Người viết cam đoan

Nguyễn Trà My

năm 2017



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

Bộ câu hỏi

BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ Y tế

CSĐT

Cơ sở điều trị

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVC

Cơ sở vật chất

DVYT

Dịch vụ y tế


NC

Nghiên cứu

NVYT

Nhân viên y tế

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

WHO

Worth Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các đặc trưng nhân khẩu – xã hội của đối tượng nghiên cứu ... 31
Bảng 3.2: Thực trạng sử dụng dịch vụ khám thai của bà mẹ .................... 32
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng dịch vụ tiêm phòng uốn ván của bà mẹ .... 33
Bảng 3.4: Thực trạng sử dụng viên sắt của bà mẹ mang thai .................... 33
Bảng 3.5: Nơi bà mẹ sử dụng dịch vụ khám/điều trị khi có dấu hiệu nguy
hiểm ............................................................................................................... 34
Bảng 3.6: Nơi sử dụng dịch vụ sinh của các bà mẹ................................... 35
Bảng 3.7: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế ngay sau khi sinh của bà mẹ... 35
Bảng 3.8: Thời điểm bà mẹ sử dụng dịch vụ khám lại sau sinh ............... 36
Bảng 3.9: Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lần sử dụng dịch vụ khám thai
của bà mẹ ....................................................................................................... 36

Bảng 3.10: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ tiêm phòng uốn
ván của bà mẹ ................................................................................................ 39
Bảng 3.11: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng viên sắt của bà mẹ ....... 40
Bảng 3.12: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ lau khô trẻ ngay
sau sinh của bà mẹ ......................................................................................... 41
Bảng 3.13: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ủ ấm trẻ ngay sau
sinh của bà mẹ ............................................................................................... 43
Bảng 3.14: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ khám lại ít nhất 1
lần trong vòng 42 ngày sau sinh của bà mẹ ................................................... 44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ khám lại ít nhất 1 lần trong vòng 42
ngày sau sinh ........................................................................................... 37


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 4
1.1.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước sinh ..................................... 4
1.1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trong sinh ..................................... 7
1.1.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sau sinh ...................... 11
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước,
trong và sau sinh ................................................................................. 14
1.3. Khung lý thuyết về một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng
dịch vụ y tế trước, trong và sau sinh của các bà mẹ ........................... 18
Chương 2 ......................................................................................................... 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 20

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 20
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu: .................................................................... 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:.................................................................... 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 21
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 21
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:........................................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 22
2.3.2. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu ..................................................... 22
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu ......................................................... 23
2.3.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin .................................. 26
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................ 27
2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................. 27


2.5. Sai số và cách khống chế sai số ........................................................... 28
2.5.1. Sai số thu thập thông tin ................................................................ 28
2.5.2. Sai số nhớ lại ................................................................................. 28
2.6. Điều tra định tính ................................................................................. 29
2.6.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ................................................ 29
2.6.2. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 30
2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 30
Chương 3 ......................................................................................................... 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................... 31
3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước sinh ......................................... 32
3.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trong sinh ......................................... 35
3.4. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế sau sinh ............................................ 36
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ trước sinh .................. 37
3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ trong sinh................... 41

3.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ sau sinh ...................... 44
3.8. Một số phát hiện từ nghiên cứu định tính về khả năng tiếp cận dịch vụ
y tế trước, trong và sau sinh của các bà mẹ ........................................ 45
Chương 4 ......................................................................................................... 48
BÀN LUẬN .................................................................................................... 48
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................... 48
4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước sinh của các bà mẹ và các yếu tố
ảnh hưởng............................................................................................ 48
4.2.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám thai .......................................... 49
4.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ tiêm phòng uốn ván .......................... 50
4.2.3. Thực trạng sử dụng viên sắt .......................................................... 52


4.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trong sinh của các bà mẹ và các yếu tố
ảnh hưởng............................................................................................ 53
4.4. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế sau sinh của bà mẹ và các yếu tố ảnh
hưởng .................................................................................................. 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mang thai và sinh nở là giai đoạn chứa đựng nhiều nguy cơ về sức khỏe,
bệnh tật và tàn phế, là nguyên nhân gây ra ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật
toàn cầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế
giới, trung bình mỗi ngày trên thế giới có 1.500 phụ nữ bị tử vong với tổng số

gần 10 triệu ca tử vong liên quan đến thai nghén và sinh nở từ 1990-2009.
Mỗi năm trên thế giới cũng có ít nhất 7 triệu phụ nữ sống sót sau sinh phải đối
mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và hơn 50 triệu phụ nữ phải
gánh chịu những hậu quả có hại cho sức khỏe sau khi sinh. Bệnh tật và tử
vong mẹ cũng là nguy cơ bệnh tật và tử vong của trẻ. Hàng năm, có khoảng 8
triệu trẻ em chết trong năm đầu. Trong đó, gần 40% trường hợp tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi là xảy ra trong khoảng thời gian 28 ngày đầu sau khi sinh và thời
gian 7 ngày đầu sau sinh [1].
Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh đã có sự cải thiện rõ rệt
trong những năm qua. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ 137/100.000 trẻ đẻ sống
năm 1995 xuống còn 67/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2011 [2]. Tỷ lệ tử vong
trẻ sơ sinh đã giảm một nửa từ 44,4 trên 1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống
còn 14 trên 1.000 ca đẻ sống năm 2011 [3].
Mặc dù có những thành tựu như vậy nhưng đáng chú ý là tình trạng chênh
lệch ngày càng gia tăng, có sự khác biệt đáng kể liên quan đến tử vong mẹ và
tử vong trẻ giữa các vùng miền, dân tộc, nơi cư trú, thu nhập của hộ gia đình
cũng như trình độ học vấn của mẹ. Tỷ suất tử vong mẹ còn cao ở khu vực
miền núi và đồng bào dân tộc. Tỷ suất tử vong ở trẻ em đối với các dân tộc
thiểu số từ năm 2006 đến năm 2011 đã tăng lên và vẫn cao gấp 3,5 lần so với
tỷ lệ đó của dân tộc Kinh [3]. Mặt khác, mặc dù đã đạt được những tiến bộ
đáng kể, nhưng phần lớn số trẻ tử vong dưới 1 tuổi vẫn xảy ra ở tháng đầu
tiên, chiếm gần 70% các ca tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và 52% các ca tử vong ở


2

trẻ dưới 5 tuổi (JAHR 2010). Tỷ lệ tử vong ở các khu vực nông thôn miền núi
cao gấp 2 đến 2,5 lần tỷ lệ đó ở các khu vực nơng thơn đồng bằng và thành thị
[4]. Do đó, vẫn cần rất nhiều nỗ lực để nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc
biệt là ở các khu vực kinh tế khó khăn, khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa,

dân tộc thiểu số.
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc Việt Nam, là
một tỉnh khó khăn, địa hình phức tạp, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, … Theo tổng cục thống kê (2011), Yên
Bái có 30 dân tộc sinh sống rải rác khắp địa bàn tỉnh, với tổng dân số 758.600
người, trong đó có 378.800 nữ, tồn tỉnh có 214 cơ sở y tế với 534 bác sĩ và
400 nữ hộ sinh, tổng tỷ suất sinh của Yên Bái là 2,26 con/phụ nữ, cao hơn so
với cả nước (1,99). Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi là 26,1‰ cao hơn nhiều so với
cả nước là 15,5 ‰ [5]. Tuy nhiên, phần lớn các ca tử vong có thể tránh được
nhờ các can thiệp y tế cần thiết; Trên thực tế, trở ngại chính là người phụ nữ
khi mang thai thiếu tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng trong giai đoạn
trước sinh, trong sinh và sau sinh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành
đề tài: “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước, trong và sau sinh của các bà
mẹ có con dưới 1 tuổi tại hai huyện Lục Yên và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm
2016” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước, trong và sau sinh của các
bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại hai huyện Lục Yên và Trạm Tấu tỉnh Yên
Bái năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ y tế
trước, trong và sau sinh của các bà mẹ trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
Mang thai và sinh nở là giai đoạn chứa đựng nhiều nguy cơ về sức khỏe,
bệnh tật và tàn phế, là nguyên nhân gây ra ít nhất 18% gánh nặng bệnh tật
toàn cầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [1]. Theo ước tính của WHO, mỗi
ngày có tới 1500 phụ nữ bị tử vong do các biến chứng trong lúc mang thai và

khi sinh. Kể từ 1990 đến 2009, số ca tử vong ở bà mẹ mỗi năm trên tồn thế
giới ước tính trên 500.000 với tổng số gần 10 triệu ca tử vong trong vòng 19
năm [1].
Bên cạnh đó, trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ em chết trong năm đầu.
Trong đó, có 3,7 triệu trẻ em chiếm gần 40% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi là xảy ra trong khoảng thời gian 28 ngày đầu sau khi sinh và tử vong vào
khoảng thời gian 7 ngày đầu. Nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên
sau sinh.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Sức khoẻ sinh sản là sự thoải
mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, khơng chỉ đơn thuần là khơng
có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi
người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thơng tin và tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an tồn, có
hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người
phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ
chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh” [6].
Tuy nhiên, phần lớn các ca tử vong có thể tránh được nhờ các can thiệp y
tế cần thiết; Trên thực tế, trở ngại chính là người phụ nữ khi mang thai thiếu
tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng trong giai đoạn trước sinh, trong sinh
và sau sinh.


4

1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước sinh
1.1.1.1. Khái niệm

DVYT trước sinh là những dịch vụ đáp ứng việc chăm sóc sản khoa
cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến khi đẻ nhằm đảm bảo cho
quá trình mang thai được an toàn, sinh con khỏe mạnh và được chuẩn bị ni
dưỡng tốt. Việc sử dụng DVYT trước sinh có vai trò quan trọng nhằm phát
hiện và quản lý hiệu quả các dấu hiệu bất thường từ sớm, hay những yếu tố
nguy cơ đối với bệnh tật và tử vong trong quá trình mang thai [7].
DVYT trước sinh bao gồm 3 nội dung chính: khám thai, chăm sóc sức
khỏe; dự phịng và chữa trị các bệnh tật nếu có; và tư vấn giáo dục sức khỏe
[7].
Theo khuyến cáo của WHO và UNICEF, phụ nữ có thai phải được CBYT
kiểm tra sức khỏe ít nhất bốn lần trước khi sinh [8]. Các cuộc kiểm tra sức
khỏe này là cơ sở để cung cấp cho phụ nữ các biện pháp can thiệp thiết yếu
như tiêm phòng uốn ván, kiểm tra và điều trị các bệnh nhiễm trùng, cũng như
thông tin quan trọng về các trường hợp biến chứng trong thời kỳ mang thai và
khi sinh con.
Rất nhiều nghiên cứu trên Thế giới đã cho thấy, tử vong mẹ đã giảm được
đáng kể thông qua việc tiếp cận DVYT trước sinh để phát hiện và điều trị cao
huyết áp, ngăn ngừa sản giật [9]; phát hiện và điều trị thiếu máu [10]; cũng
như thông qua việc điều trị dự phòng sốt rét và tiêm phòng uốn ván sơ sinh
[11]. Sử dụng DVYT trước sinh cũng là cơ hội để tầm soát các bệnh lây qua
đường tình dục như viêm gan B, giang mai, HIV.
Ở Việt Nam, hiện nay theo khuyến nghị của Bộ y tế, trong một kỳ thai
nghén, người phụ nữ phải đi khám thai định kỳ ít nhất 3 lần, trong đó:


5

Lần thứ nhất: được thực hiện trong 3 tháng đầu với mục đích là xác định
tuổi thai, đăng ký quản lý thai nghén sớm, phát hiện những bất thường và
những biến chứng sớm như nôn nặng hoặc các bệnh lý gây chảy máu.

Lần thứ hai: khám vào 3 tháng giữa để đánh giá sự phát triển của thai, phát
hiện thai nghén có nguy cơ cao và tiêm phịng uốn ván.
Lần thứ ba: khám vào tháng cuối cùng của thai kỳ để chẩn đốn ngơi thai,
sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể
tiên lượng được cuộc sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì khơng. Ngồi ra
những thai kỳ nguy cơ cao có thể được phát hiện được và từ đó cho nhập viện
sớm trước ngày dự sinh.
Ngồi ra, Bộ y tế cũng khuyến cáo chất lượng bảo vệ thai tăng lên theo số
lần khám thai. Người mẹ nên khám thai mỗi tháng 1 lần cho đến khi được 28
tuần tuổi, sau đó cứ hai tuần một lần cho đến khi được 36 tuần, và sau đó nên
khám hàng tuần cho đến tuần thứ 40 [12].
1.1.1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước sinh trên thế giới
Hiện nay, DVYT trước sinh đối với các bà mẹ mang thai đang rất được
quan tâm trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển.
Ngày 19/09/2008, Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố mức độ bao phủ
của DVYT trước sinh ở các nước đang phát triển tăng 15% trong thập kỷ qua,
75% bà mẹ mang thai được chăm sóc trước sinh.
Theo Caro Bellamy, giám đốc điều hành Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc,
một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận được các
DVYT trước sinh là do những ưu điểm của nó chưa được nhấn mạnh và chịu
ảnh hưởng của trình độ văn hóa cũng như điều kiện kinh tế của bà mẹ [13].
Một cuộc điều tra ở Ấn Độ cho thấy khoảng 60% phụ nữ cảm thấy sử dụng
các dịch vụ chăm sóc thai nghén trước sinh là khơng cần thiết [9].


6

Mỗi năm có khoảng 550.000 trẻ sơ sinh chết vì uốn ván, trong đó có
220.000 trường hợp ở khu vực Đông Nam Á chiếm 37% uốn ván trên thế giới
[14]. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sử dụng DVYT trước sinh cịn thấp là do các

dịch vụ đó chưa được quan tâm nhấn mạnh và chịu ảnh hưởng của trình độ
văn hóa, điều kiện kinh tế của bà mẹ [15]. Theo kết quả của một số nghiên
cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng DVYT chăm sóc trước sinh bao
gồm: trình độ học vấn của người mẹ và chồng, tình trạng hơn nhân, chi phí y
tế, thu nhập gia đình, văn hóa và phong tục tập qn, khoảng cách từ nhà đến
cơ sở y tế [16].
1.1.1.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trước sinh ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, do chính sách dân số của Việt Nam mỗi gia
đình chỉ có 1-2 con, thêm nữa do đời sống kinh tế cũng có nhiều đổi thay nên
mọi người cũng quan tâm hơn đến việc tiếp cận DVYT trước sinh cho phụ nữ
đang mang thai. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở Việt Nam (1999) cho biết 55% bà mẹ được khám thai; 26,5% được
khám đủ 3 lần; 83,3% bà mẹ được tiêm phòng uốn ván; 73% bà mẹ đẻ tại
trạm y tế xã, phường, bệnh viện [17]. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng các DVYT
trước sinh nhìn chung chưa cao và không đồng đều trong cả nước. Theo báo
cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2005 có 84,6% thai phụ khám
thai từ 3 lần trở lên, trong đó cao nhất là vùng đồng bằng Sơng Hồng 97,7%,
thấp nhất là vùng Tây Nguyên 64,6% [18]. Tại Sóc Sơn, theo nghiên cứu của
Trịnh Thanh Thúy năm 1998 có 82,4% bà mẹ được khám thai; 89,2% bà mẹ
được tiêm phịng uốn ván [19]. Tại Bình Định, tỷ lệ khám thai đủ 3 lần và
tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi là 94,3% và 84,3% [5]. Nghiên cứu tại Kim
Bảng, Hà Nam (1999) của Nguyễn Thế Vỹ và Hoàng Văn Thái cho biết tỷ lệ
khám thai của các bà mẹ là 82,1%; tỷ lệ tiêm phòng uốn ván là 65,8% [20].
Năm 2000, tại Quảng Xương – Thanh Hóa có 95% thai phụ được khám thai;


7

73,3% được khám thai từ 3 lần trở lên; 95,5% được tiêm phòng uốn ván và
77,2% được tiêm đủ 2 mũi. Báo cáo cũng ghi nhận 21,6% ca đẻ tại nhà và tỷ

lệ bà mẹ được khám thai sau đẻ chỉ là 39,5%; đồng thời cũng chỉ ra rằng thực
trạng kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, trong
chuyển dạ và sau sinh còn rất hạn chế. Có khoảng 25 – 50% trường hợp được
hỏi không kể được bất cứ một dấu hiệu hay triệu chứng nguy hiểm nào [21].
Nghiên cứu tại Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cho thấy việc sử dụng dịch vụ khám
thai đủ 3 lần của các bà mẹ chiếm 70,7%; tiêm phòng uốn ván chiếm 98,7%
nhưng số lượng bà mẹ tiêm đủ 2 mũi chỉ có 90,7%; uống bổ sung viên sắt là
64% và 62% bà mẹ được cung cấp dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai
[22].
Đối với phụ nữ mang thai, ngoài việc sử dụng các DVYT trong thai kỳ
như uống viên sắt, tiêm phịng uốn ván thì việc phát hiện các dấu hiệu bất
thường cũng vô cùng quan trọng. Việc nhận biết được các dấu hiệu bất
thường như ra máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nơn, co giật, đái buốt… ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Trong luận văn này, khái niệm sử dụng DVYT trước sinh được thể hiện
dưới số lần sử dụng dịch vụ khám thai của bà mẹ, hiểu biết của các bà mẹ về
việc sử dụng dịch vụ khám thai định kỳ, tỷ lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ uống
viên sắt và sử dụng dịch vụ tiêm phòng đủ uốn ván cũng như tiếp cận DVYT
khi có các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ.
1.1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trong sinh
1.1.2.1. Khái niệm
Sử dụng DVYT trong khi sinh là các dịch vụ được cung cấp trong giai
đoạn chuyển dạ, được tính từ khi sản phụ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ (ra
dịch hồng, vỡ ối...) cho đến khi thai nhi và rau được đưa ra khỏi cơ thể người
phụ nữ.


8

Chìa khóa của sử dụng DVYT trong sinh là sự tham gia của CBYT có kỹ

năng trong cuộc đẻ. Theo Tổ chức y tế Thế giới: “Một người đỡ đẻ có kỹ
năng đề cập đến một cán bộ y tế như nữ hộ sinh, bác sỹ, hoặc y tá, những
người được đào tạo và thành thạo trong các kỹ năng cần thiết để kiểm sốt
một ca sinh nở bình thường và giai đoạn ngay sau sinh, và cũng là người có
thể phát hiện những biến chứng và cung cấp những can thiệp khẩn cấp,
và/hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn” [22].
Các bằng chứng hiện có cho thấy với sự tham gia của CBYT trong cuộc đẻ
đã làm giảm đáng kể tử vong mẹ [5], [23], [24]. Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm tới
một nửa ở các nước công nghiệp kể từ khi có sự ra đời của các DVYT trong
sinh chuyên nghiệp trong cuộc đẻ vào những năm đầu thế kỷ XX [25].
Các nghiên cứu thử nghiệm cũng khẳng định sự tham gia của CBYT có kỹ
năng trong cuộc đẻ được coi như một chiến lược để nâng cao sức khỏe bà mẹ.
Nghiên cứu từ những năm 1950 và 1960 cho thấy trong vòng 10 năm, tỷ lệ tử
vong mẹ đã giảm một nửa ở Sri Lanka, Malaysia và Thái Lan bởi tăng số nữ
hộ sinh tham gia vào cuộc đẻ. Tương tự như vậy, bằng cách nhân đôi tỷ lệ trẻ
sinh cần sự hỗ trợ của CBYT có tay nghề, tỷ lệ tử vong mẹ ở Ai Cập cũng đã
giảm một nửa từ 1983 đến 2000 [8].
Sự tham gia của CBYT có kỹ năng trong tất cả các ca sinh nở được coi là
một can thiệp quan trọng nhất để giảm tử vong và tàn tật liên quan đến thai
nghén [26]. Chính vì lý do đó, tỷ lệ các ca sinh nở được hỗ trợ bởi CBYT có
kỹ năng hiện được xem là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tiến
độ thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ (MDG 5).
Dịch vụ hỗ trợ sinh nở với sự tham gia của CBYT có tay nghề chỉ có thể
được cung cấp trong một hệ thống y tế mà bao gồm những cán bộ được đào
tạo đầy đủ, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển tốt và hệ thống chuyển
gửi nhanh chóng [26]. Đây là những vấn đề còn tồn tại ở các nước đang phát


9


triển. Do đó, phụ nữ ở các nước đang phát triển có tỷ lệ tiếp cận với DVYT
trong sinh có sự hỗ trợ của CBYT có kỹ năng, cũng như cấp cứu sản khoa còn
hạn chế [11].
1.1.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trong sinh trên thế giới.
Theo Tổ Chức Y Tế thế giới ước tính mỗi năm trên tồn thế giới có
khoảng 136 triệu ca sinh; tại các nước kém phát triển có ít hơn 2/3 số ca sinh
do CBYT có chun mơn đỡ sinh cịn tại các nước ít phát triển nhất chỉ có 1/3
số ca sinh do CBYT có chun mơn đỡ sinh [11]. Theo công bố của Quỹ Nhi
đồng Liên Hiệp quốc ở một số nơi của Châu Á, tỷ lệ phụ nữ khi sinh được nữ
hộ sinh đở đẻ ở mức 31 – 40% (năm 1995 - 2005). Nhiều nước Châu Phi cũng
có mức tương tự [24]. Ở những nước có thu nhập cao chỉ có 1% bà mẹ tử
vong.
Một nghiên cứu tại Zurich, Thụy Sĩ cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh
có mong muốn được sinh tại nhà không làm tăng nguy cơ có hại cho cả bà mẹ
và trẻ sơ sinh [25]. Tại Bangladesh các bà mẹ giàu được đỡ đẻ bởi người có
chun mơn cao gấp 2,5 lần so với người nghèo với CI: 1,68 - 3,76 [11]
1.1.2.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trong sinh ở Việt Nam
Thực trạng hiện nay với tình hình quá tải về số bệnh nhân ở các bệnh
viện phụ sản tuyến trên và các khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện
cho thấy phần nào thực trạng sử dụng DVYT trong sinh ở nước ta.
Theo báo cáo tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y
tế, tỷ lệ phụ nữ tồn quốc đẻ có CBYT đỡ là 94,7% (2004) và 93,3% (2005)
[18]. Báo cáo đánh giá cuối kỳ về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ
chăm sóc SKSS tại 12 tỉnh tham gia Chương trình Quốc gia 6 Quỹ Dân số
Liên Hiệp quốc Việt Nam năm 2005 thì tỷ lệ bà mẹ đẻ tại CSYT nhà nước là
81,7% (2003) và 88,2% (2005); Tỷ lệ bà mẹ khi sinh được CBYT đỡ đẻ là
89,3% (2003) và 93,2% (2005) [21]. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về


10


chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 của Quỹ
Dân số Liên Hiệp Quốc nhận xét các nghiên cứu đều thống nhất rằng có
khoảng 80% phụ nữ Việt Nam sinh tại các CSYT hay tại nhà với người đỡ
đẻ được đào tạo [27].
Theo cuộc điều tra về thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở
Việt Nam tháng 7/2003 cho thấy tỷ lệ sử dụng DVYT cho cuộc đẻ khác nhau
ở các tỉnh khác nhau, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là trạm y tế xã và
bệnh viện huyện; người đỡ đẻ cho các sản phụ cũng khác nhau ở các tỉnh
khác nhau. Tỷ lệ sản phụ được người có chuyên môn đỡ đẻ cao nhất ở những
tỉnh đồng bằng (Hà Tây, Kiên Giang) và thấp nhất ở những tỉnh miền núi
(Đắk Lắk) và còn một tỷ lệ khá lớn các bà mẹ sinh con với sự giúp đỡ của các
bà mụ vườn (14,3% ở Đắk Lắk và 13,3% ở Cao Bằng) [18]. Tại Bình Định
năm 2005 tỷ lệ phụ nữ đẻ tại trạm y tế là 15,3%; tỷ lệ bà mẹ nuôi con nhỏ
dưới 2 tuổi đẻ tại các CSYT là 93,3%; tỷ lệ bà mẹ nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi
đẻ tại trạm y tế xã là 15,6%; Còn 6,8% bà mẹ đẻ tại nhà; Tỷ lệ bà mẹ đẻ được
NVYT đỡ là 95,6% [1]. Tập tục sinh đẻ tại nhà trong đồng bào dân tộc Hrê,
Bana và Chăm đã hình thành từ lâu đời tại Bình Định. Tỷ lệ đẻ tại nhà của bà
mẹ người dân tộc Bana tại Vĩnh Kim là 50%; người dân tộc Chăm tại Canh
Liên là 100% [28]. Chúng ta có thể thấy, nhìn chung tỷ lệ các bà mẹ lựa chọn
nơi sinh là tại nhà và do những người khơng có kinh nghiệm hoặc khơng được
đào tạo về chun mơn cịn khá phổ biến. Một nghiên cứu tại Huế cho biết trong
10,3% các bà mẹ sinh con tại nhà có 65,3% do bà đỡ dân gian đỡ đẻ và 20,8%
do người thân trong gia đình đỡ [21]. Tại Thanh Hóa, với 27% những người sinh
con tại nhà có 28,9% do CBYT đỡ sinh; 40,5% do bà đỡ dân gian đỡ sinh (Nhũ
Thanh), và 35,6% do bà mẹ tự xoay sở hoặc do sự giúp đỡ của người thân trong
gia đình [26]. Ở Việt Nam, tỷ lệ các bà mẹ chọn cách tự sinh ở nhà hoặc nhờ
các bà đỡ đa phần là ở các vùng xa xôi, vùng dân tộc thiểu số.



11

Trong luận văn này, khái niệm sử dụng DVYT trong sinh phản ánh tỷ
lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ sinh đẻ tại các CSYT, khi có các dấu hiệu nguy
hiểm khi sinh và tỷ lệ trẻ được lau khô, được ủ ấm và được tắm lần đầu sau
khi sinh. Điều này thể hiện việc sản phụ được nhận sự chăm sóc của CBYT
và những hỗ trợ y tế cần thiết trong cuộc vượt cạn.
1.1.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế chăm sóc sau sinh
1.1.3.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng DVYT sau sinh bao gồm việc
theo dõi và chuyển tuyến điều trị cho bà mẹ nếu có biến chứng như băng
huyết, đau, nhiễm khuẩn, ngồi ra cịn bao gồm cả tư vấn ni con bằng sữa
mẹ, dinh dưỡng thời kỳ nuôi con, các tư vấn về chăm sóc sơ sinh và kế hoạch
hóa gia đình. Nội dung chăm sóc sơ sinh bao gồm cho bú sớm và bú hoàn
toàn bằng sữa mẹ, giữ ấm, chăm sóc và giữ gìn vệ sinh rốn, phát hiện kịp thời
các nguy hiểm và đưa trẻ đi điều trị kịp thời.
Giai đoạn sau sinh, còn gọi là thời kỳ hậu sản, được tính từ sau khi sổ
rau cho đến hết 6 tuần (42 ngày). Sử dụng DVYT sau sinh rất quan trọng với
các bà mẹ bởi có tới hơn 60% ca tử vong mẹ xảy ra trong giai đoạn sau sinh.
Ở các nước đang phát triển, nguyên nhân phổ biến nhất của tử vong mẹ
trong giai đoạn sau sinh là băng huyết, nhiễm trùng và rối loạn tăng huyết áp
(tiền sản giật và sản giật). Tất cả những ngun nhân đó đều có thể điều trị, vì
thế sử dụng DVYT thích hợp trong những giờ đầu tiên và những ngày đầu
tiên sau khi sinh con có thể ngăn chặn phần lớn các ca tử vong. Thông qua
thăm khám y tế sau khi người mẹ sinh con, sử dụng DVYT sau sinh có thể
giúp xác định những điều kiện và bất kỳ dấu hiệu đe dọa tính mạng hoặc suy
nhược khác có thể có để yêu cầu chăm sóc y tế khẩn cấp. Bên cạnh đó, một số
dịch vụ quan trọng khác như kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), hay các thông



12

tin tư vấn quan trọng như dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng, vệ sinh mơi trường,
phịng chống nhiễm trùng v.v. cũng có thể được cung cấp [16].
Ở nước ta hiện nay, theo khuyến nghị của Bộ y tế, phụ nữ sau sinh cần
phải được thăm khám 2 lần: lần một vào 7 ngày sau đẻ, lần hai vào cuối thời
kỳ hậu sản ở tuần thứ 6 tại CSYT [6].
1.1.3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế sau sinh trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra tỷ lệ các bà mẹ sử dụng DVYT
sau sinh khi rời khỏi CSYT là khá thấp và tỷ lệ này chịu sự chi phối từ rất
nhiều yếu tố, đa phần đến từ phong tục tập quán từng vùng, từng dân tộc. Một
nghiên cứu tiến hành Bangledesh, tỷ lệ bà mẹ có khám thai là 93%, nhưng tỷ
lệ khám lại sau sinh chỉ là 28%. Theo một kết quả nghiên cứu, phần lớn
những phụ nữ Palestine coi việc thăm khám sau sinh là cần thiết chiếm 66,1%
nhưng chỉ có 36,6% có khám lại sau sinh. Bởi 85% phụ nữ cho rằng họ khơng
bị bệnh, họ hồn tồn khỏe mạnh, khơng cần phải khám lại sau sinh; 15,5%
không khám lại sau sinh do không được bác sĩ dặn phải khám lại [15]. Tại
Nepal tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh ở mức thấp chiếm 34%, chỉ 19% được
khám lại trong vòng 48 giờ sau sinh [29]. Tại Tanzania, khi tiến hành một
nghiên cứu, các nhà phân tích nhận thấy phụ nữ thường rất tích cực trong việc
khám thai và khám lại sau khi sinh. Lý do phổ biến mà các phụ nữ vùng này
thường khám thai lần đầu muộn là để giảm số lần đi lại vì họ lo sợ gặp động
vật hoang dã trên đường đến bệnh viện, cũng như giảm chi phí vì họ khơng đủ
tiền. Sợ hãi phải bị mổ sinh cũng là một yếu tố gây trở ngại khi chọn sinh tại
bệnh viện. Vấn đề sử dụng DVYT sau sinh cho các bà mẹ tại đây chưa đầy
đủ. Cộng đồng hay than phiền về việc thiếu nhân viên y tế, thiếu trang thiết bị
và các khoản tiền trợ cấp [24].
1.1.3.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế sau sinh ở Việt Nam



13

Một số nghiên cứu ở trong nước cho thấy tỷ lệ bà mẹ sử dụng dịch vụ
khám lại sau sinh cũng khác nhau tại các vùng miền. Nghiên cứu tại Huế có
74,9% bà mẹ có khám lại sau sinh [30], tại Thanh Hóa 67% [31], Vĩnh Long
88,4% [32], Bình Định 82% [21] trong khi đó ở Thái Nguyên tỷ lệ này chỉ là
52,9%. Sau sinh, tỷ lệ khám lại của các bà mẹ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ
khám thai, dao động từ ¼ (23,8%) – 2/3 (70%) phụ thuộc từng địa phương.
Chất lượng của DVYT sau sinh cũng không đáp ứng được nhu cầu của bà mẹ.
Chỉ 1/3 (31%) được khuyến khích nhận các thăm khám thường xuyên trong
vòng 42 ngày sau đẻ [8]. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp
Quốc, thì hầu hết các phụ nữ tử vong ở trong giai đoạn sau sinh, hơn 4/5 (80 83%) là tử vong ngay trong ngày đầu tiên sau sinh. Số còn lại chủ yếu tử vong
trong tuần lễ đầu tiên [27].
Theo báo cáo tổng kết công tác chăm sóc SKSS năm 2005 và phương
hướng năm 2006 của Bộ Y tế, tỷ lệ bà mẹ được sử dụng DVYT sau sinh
chung cả nước là 86% (2003) và 86,2% (2005) và khu vực Nam Trung bộ là
90% (2003) và 92,63% (2005) [21]. Theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc
sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định, tỷ lệ sản phụ được thăm khám sau khi sinh
ít nhất 1 lần là 97,5% (2003) và 97,92% (2005) [5]. Tuy nhiên theo báo cáo
điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản năm 2003 tại Bình Định của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì có
27,1% các bà mẹ sinh con tại nhà, số bà mẹ được nhân viên y tế đỡ đẻ chiếm
86,7% [27]. Một nghiên cứu gần đây tỷ lệ thăm khám tại nhà sau khi sinh tại
Bình Định là 75,3%. Tại Thanh Hóa 67% bà mẹ có khám lại sau sinh, những
bà mẹ lớn tuổi, người Kinh, học vấn cao, công chức, sống gần cơ sở y tế và
phương tiện đi lại thuận lợi có xu hướng khám lại sau sinh cao hơn các bà mẹ
khác. Trong số 238 bà mẹ khơng khám lại sau sinh có 61,8% cho rằng không



14

thấy có vấn đề gì về sức khỏe nên khơng khám lại, 16,4% không nhận thức
được sự cần thiết phải khám lại sau sinh, số còn lại cho rằng thiếu phương
tiện đi lại, bố hoặc mẹ không cho phép đi hoặc là không đủ tiền [5]. Tại Vĩnh
Long 88,4% bà mẹ có khám lại sau sinh, những bà mẹ người Kinh, học vấn
cao, đẻ tại CSYT có xu hướng khám lại sau sinh cao hơn các bà mẹ khác, tuy
nhiên chỉ có yếu tố đẻ tại CSYT có liên quan đến việc khám lại sau sinh
(OR=8.2; 95% CI=2.6 - 25.4). Trong số 50 bà mẹ khơng khám lại sau sinh
có 80% cho rằng khơng thấy có vấn đề gì về sức khỏe nên không khám lại,
8% không nhận thức được sự cần thiết phải khám lại sau sinh [21].
Trong luận văn này, khái niệm sử dụng DVYT sau sinh phản ánh tỷ lệ
bà mẹ được CBYT thăm khám trong vòng 42 ngày sau sinh hoặc tại nhà hoặc
tại CSYT.
1.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng dịch vụ y tế
trước, trong và sau sinh
Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng DVYT trước, trong và sau sinh ở

các nước đang phát triển có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như các đặc trưng
nhân khẩu xã hội của phụ nữ (như tuổi, nghề nghiệp, học vấn, dân tộc, tôn
giáo, nơi ở, và điều kiện kinh tế...), yếu tố văn hóa, sự sẵn có cũng như khả
năng tiếp cận dịch vụ.
Về tuổi, thực tế cho thấy tuổi của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc sử dụng
DVYT trước, trong và sau sinh. Tuy nhiên, do tuổi có tương quan mạnh với
khoảng cách sinh và sau khi được kiểm soát yếu tố này, phụ nữ lớn tuổi được
cho thấy khả năng sử dụng các DVYT trước, trong và sau sinh hơn so với phụ
nữ trẻ [16]. Cũng có thể giải thích việc này bởi thực tế là những phụ nữ trong
nhóm này nói chung là có kinh nghiệm và hiểu biết về cách chăm sóc hơn phụ

nữ trẻ. Phụ nữ lớn tuổi cũng có thể có quyền ra quyết định trong gia đình cao


15

hơn là những phụ nữ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên, mà nhờ đó có thể cải
thiện khả năng này.
Về thứ tự sinh con, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan rất
lớn giữa thứ tự sinh và việc sử dụng DVYT trước, trong và sau sinh. Do còn
thiếu trải nghiệm cũng như nhận thức chưa đầy đủ về các nguy cơ liên quan, ý
thức chăm lo một cách kỹ càng hơn cho lần đầu nên ở lần mang thai đầu tiên,
phụ nữ thường có xu hướng tìm kiếm và sử dụng DVYT nhiều hơn những lần
sinh tiếp theo. Mặt khác việc có đơng con cũng có thể làm hạn chế khả năng
của người phụ nữ trong việc sử dụng DVYT [27].
Về học vấn, những nghiên cứu ở các nước đang phát triển luôn chỉ ra
một mối liên quan rõ ràng và tích cực giữa mức độ học vấn đạt được và sử
dụng các DVYT để làm mẹ an tồn. Phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn có
nhiều khả năng sử dụng các DVYT trước, trong và sau sinh hơn [21]. Một số
nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có học vấn tốt hơn có thể hiểu được tầm
quan trọng của việc sử dụng các DVYT và cũng có thể biết được nơi cung cấp
những dịch vụ tốt hơn [26].
Về nghề nghiệp, ảnh hưởng của nghề nghiệp đến việc sử dụng DVYT
trước, trong và sau sinh của phụ nữ khơng chịu ảnh hưởng hồn tồn bởi tình
trạng có thu nhập hay khơng, mà phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của công
việc và bối cảnh liên quan đến công việc. Một số nghiên cứu cho thấy, những
phụ nữ có việc làm chính thức có khả năng sử dụng DVYT để làm mẹ an toàn
cao hơn các bà mẹ khác.
Về kinh tế hộ gia đình, sự gia tăng thu nhập hộ gia đình cũng được ghi
nhận có ảnh hưởng tích cực đến sử dụng DVYT để chăm sóc sức khỏe. Phụ
nữ từ các hộ gia đình nghèo có thể gặp khó khăn trong việc chi trả các chi phí

liên quan để sử dụng DVYT như đi lại, chi phí sử dụng thuốc men, vắc xin,
khám thai, siêu âm..., do đó ngăn cản việc sử dụng DVYT. Một số nghiên cứu


×