Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.59 KB, 95 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y h nội
[\



Mai thị tâm


THựC TRạNG NUÔI CON BằNG SữA Mẹ V ĂN Bổ SUNG
CủA CáC B Mẹ Có CON DƯớI 2 TUổI




LUN VN THC S Y HC






h nội 2009



Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y h nội
[\



Mai thị tâm


THựC TRạNG NUÔI CON BằNG SữA Mẹ V ĂN Bổ SUNG
CủA CáC B Mẹ Có CON DƯớI 2 TUổI

Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số : 60.72.16

LUN VN THC S Y HC


Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Yến



h nội - 2009

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và đặc biệt để hoàn thành được luận văn của mình,
tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Thị Yến –
Phó chủ nhiệm Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình, quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm luận v
ăn của mình.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo:
- GS-TSKH Lê Nam Trà – Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Nhi, người thầy đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi và có nhiều đóng góp quý báu cho bản luận văn này.
- PGS Đào Ngọc Diễn – người thầy đã giúp đỡ và luôn động viên, khích
lệ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng viện Dinh Dưỡng, TS Đỗ
Thị Hòa – Phó chủ nhiệm B
ộ môn dinh dưỡng khoa Y tế công cộng – Trường
Đại học Y Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận
văn này.
- Các thầy, cô trong hội đồng đã dành cho tôi những ý kiến quý báu để
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu, Bộ môn Nhi, khoa Sau Đại học, các phòng
ban, các thầy, cô trong trường Đại Học Y Hà Nội.
- Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương cùng toàn thể các khoa
phòng, cán bộ
công nhân viên trong bệnh viện.
- Ban giám hiệu trường Cao đẳng y tế Điện Biên.
- Tập thể lớp chuyên khoa I Nhi khóa 12.
- Các bà mẹ và các em bé đã tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ tình cảm yêu quý và biết ơn tới gia đình, bạn bè,
người thân đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 9 năm 2009
Mai Thị Tâm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài "Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ
sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi" là đề tài do tự bản thân tôi thực hiện.

Các số liệu trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố ở
bất kỳ một công trình nào khác.

Mai Thị Tâm

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ và việc nuôi con bằng sữa mẹ. 4
1.3. Tình hình NCBSM trên thế giới và ở Việt Nam 16
1.4. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.5. Một số quan niệm hiện nay về NCBSM và ăn bổ sung 8
1.6. Những yếu tố liên quan đến NCBSM và ăn bổ sung: 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu 20
2.3. Thời gian nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: 26
3.2. Kiến thức – thực hành nuôi con của các bà mẹ. 28
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến NCBSM và ABS 38
Chương 4: BÀN LUẬN 44
4.1. Thực trạng NCBSM và ăn bổ sung 44
4.2. Một số yếu tố liên quan đến NCBSM và ABS. 58
KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ABS : Ăn bổ sung
BMHT : Bú mẹ hoàn toàn
BVNTW : Bệnh viện Nhi Trung Ương
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ
KT và TH : Kiến thức và thực hành
SDD : Suy dinh dưỡng
TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới.
TĐHV : Trình độ học vấn
TTDD : Tình trạng dinh dưỡng
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Oganization)
UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc













DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu 26
Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới. 27
Bảng 3.3. Phân bổ trẻ theo nhóm tuổi và cân nặng lúc đẻ 27
Bảng 3.4. Phân bố trẻ theo tình trạng dinh dưỡng 28
Bảng 3.5: Kiến thức và thực hành về thời gian cho trẻ bú mẹ lần đầu sau
khi sinh
28
Bảng 3.6: Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn, uống trước lần bú đầu tiên. 29
Bảng 3.7: Lý do các bà mẹ không cho con bú sữa non. 30
Bảng 3.8. Tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi 31
Bảng 3.9: Kiến thức và thực hành của bà mẹ về bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu.
32
Bảng 3.10. Kiến thức về khái niệm bú mẹ hoàn toàn 32
Bảng 3.11: Lý do các bà mẹ phải cho trẻ ăn thêm khi trẻ < 6 tháng tuổi 32
Bảng 3.12. Tỉ lệ trẻ 1 và 2 tuổi tiếp tục được bú mẹ. 33
Bảng 3.13. Thực hành cho trẻ bú trong ngày. 33
Bảng 3.14: Thực hành và kiến thức của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ . 34
Bảng 3.15: Lý do cai sữa. 34
Bảng 3.16: Thời điểm trẻ bắt đầu ăn bổ sung 35
Bảng 3.17: Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung 36
Bảng 3.18: Số bữa ăn bổ sung của trẻ trong ngày. 36
Bảng 3.19: Hiểu biết của bà mẹ về tô màu bát bột 37
Bảng 3.20: Chất lượng bữa ăn bổ sung của trẻ 37
Bảng 3.21: Nuôi dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy 38
Bảng 3.22: Thời gian nghỉ sau đẻ của bà mẹ 38
Bảng 3.23: Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với NCBSM 39
Bảng 3.24: Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với ăn bổ sung. 40

Bảng 3.25: Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với NCBSM 41
Bảng 3.26: Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ với ăn bổ sung 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các loại thức ăn, nước uống được các bà mẹ sử dụng cho
trẻ trước lần bú đầu tiên
29
Biểu đồ 3.2: Lý do các bà mẹ cho con ăn các loại thức ăn, nước uống khác
trước khi bú lần đầu
30
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn và ăn bổ sung tính theo thời điểm 31
Biểu đồ 3.4: Cách để có nhiều sữa của các bà mẹ 33
Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ trẻ 6 - 9 tháng được ABS hợp lý 35
Biểu đồ 4.1: So sánh tỉ lệ cho con bú sớm sau sinh của các bà mẹ trong
nghiên cứu với các tài liệu tham khảo gần đây.
45
Biểu đồ 4.2: So sánh tỉ lệ cho ABS sớm so với một số nghiên cứu khác gần
đây ở một số tỉnh trong nước
53



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nhờ những tiến bộ về kinh tế, xã hội và các can
thiệp về y tế và dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi
ở nước ta có xu hướng giảm, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước
có tỷ lệ trẻ em SDD dưới 5 tuổi cao nhất trong khu vực. Theo báo cáo của

Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2006, tỷ lệ SDD trẻ em tính theo cân nặng/
tuổi chung trong toàn quốc là 21,2%, t
ỉ lệ SDD thể còi ở nhóm nghèo vẫn
còn cao 33,9%. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tỷ lệ
SDD ở Việt nam vẫn còn ở mức cao. Nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, tỷ lệ SDD thậm chí còn ở mức trên 40% [40].
Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: trong 2 năm đầu
của cuộc đời, nếu trẻ bị SDD sẽ gây tổn thương hệ miễn dịch [53], tăng tỷ l

mắc các bệnh đường ruột và những bệnh khác [101],[105], tăng nguy cơ chết
non [94],[102], kém phát triển vận động [95] và trí tuệ [81],[84]. Các bằng
chứng khoa học gần đây cũng cho thấy, những năm đầu tiên của cuộc đời (từ
trong bụng mẹ đến 2 tuổi) nếu trẻ bị SDD có thể để lại hậu quả về thể chất và
tinh thần không hồi phục được và ảnh h
ưởng đến cả thế hệ sau [52].
Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng SDD như: cân nặng sơ sinh,
tình trạng sức khỏe bệnh tật của trẻ, kiến thức và thực hành nuôi con của các
bà mẹ…[59],[77]. Trong đó việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) và ăn bổ
sung (ABS) chưa hợp lý, kết hợp với tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao là
những nguyên nhân trực tiếp [83],[92].
Như chúng ta đ
ã biết, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ, nhất là
trẻ dưới 1 tuổi. Đối với trẻ, từ lúc sinh ra đến khi được 6 tháng tuổi, sữa mẹ
là nguồn thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ
[19],[53]. Nhưng khi trẻ lớn lên, từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ không đáp
ứng được nhu cầu của trẻ
cả về số lượng và chất lượng, vì vậy đến giai đoạn


2

này trẻ cần được ăn thêm các thức ăn bổ sung từ dạng lỏng như sữa rồi
chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm [18],[19]. Các thiếu sót
trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ ở thời kỳ bú mẹ, ăn sam, cai sữa đều có
thể gây SDD cho trẻ.
Những nghiên cứu về NCBSM trên cộng đồng trong thời gian gần đây
cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa m
ẹ đúng cách và được ăn bổ sung hợp lý còn
rất thấp. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Phú, Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự
cho thấy chỉ có 2/816 trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng
đầu, có 14,5% trẻ được ăn bổ sung đúng thời điểm [31]. Kết quả nghiên cứu
của Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương và cộng sự cho thấy chỉ có 4,6% trẻ được
bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, hết tháng thứ
2 đã có 40,7% trẻ được cho
ABS, tỷ lệ này ở trẻ hết tháng tuổi thứ 3 là 73,7% [26]. Theo báo cáo của
Viện Dinh Dưỡng năm 2006, tỉ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của
toàn quốc mới chỉ đạt 12,2 % [40]. Từ những nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ
trẻ được bú sữa mẹ đúng cách và được ăn bổ sung hợp lý còn chưa cao, điều
này có lẽ do nhiều nguyên nhân tác động lại. Nhằm đ
ánh giá lại thực trạng và
tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nuôi dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi của các bà
mẹ trong thời gian gần đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng
nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi, nhằm
mục tiêu:
1- Mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung của các bà mẹ
có con dưới 2 tuổi.
2- Mô tả một số yếu tố liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ và ăn
bổ sung của các bà mẹ trên.
Hy vọng kết quả nghiên cứu này phần nào góp phần thúc đẩy chương
trình nuôi con bằng sữa mẹ và thực hành cho trẻ ăn bổ sung được tốt hơn.



3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
* Sữa non: Vài ngày đầu tiên sau đẻ, vú mẹ tiết ra sữa non. Sữa non có
màu vàng và sánh hơn sữa về sau. Trong sữa non có rất nhiều chất đạm,
Vitamin A và nhiều kháng thể hơn. Giúp cho trẻ chống lại hầu hết các vi
khuẩn và siêu vi khuẩn. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ [110].
* NCBSM: là đứa trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ hoặc gián
tiếp do sữa mẹ v
ắt ra [71],[110],[114].
* Bú sớm : là trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh [71], [114].
* Bú mẹ hoàn toàn (BMHT): là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi
hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay
rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung, hoặc
thuốc [71],[110],[114]
* Bú mẹ là chủ yếu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng
chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ
có thể nhận được thêm nước uống đơn thuần
hoặc một số thức ăn, đồ uống dạng lỏng như nước hoa quả, ORS, nước đường
hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít [71],[110],[114].
* Ăn bổ sung: Đứa trẻ vừa được bú sữa mẹ vừa được ăn thức ăn ở dạng
đặc hoặc n
ửa đặc [ 110].
* Tô màu bát bột: nghĩa là làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các
loại thực phẩm khác nhau bao gồm:
- Màu xanh của các loại rau
- Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng,
màu da cam.

- Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng…[12],[41]
* Cai sữa: là ngừng không cho trẻ bú sữa mẹ, đây chính là sự chuyển
giao vai trò cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ (ở giai
đoạn


4
đầu) tới vai trò của các thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ
bú mẹ [110].
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ và việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước được
đánh giá có mức tăng trưởng kinh tế nhanh. Cùng với những thành tựu đó,
tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em cũng
đã được cải thiện đáng kể.
Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình
NCBSM. Có rất nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước dành riêng
cho chuyên đề này. Qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã coi NCBSM
là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [1] vì
sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất cho trẻ d
ưới 1 tuổi [18] nhờ
những đặc tính ưu việt sau:
1.2.1. Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất với trẻ vì có
đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, mỡ, Vitamin, muối
khoáng) với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ, tránh suy dinh
dưỡng hoặc tăng cân quá mức [3],[4].
- Protein: hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức
nhưng có đủ các acid amin cần thiết và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Protein
của sữa mẹ gồm casein, albumin, lactabumin, β-Lactoglobulin, globulin miễn
dịch (kháng thể) và các glycoprotein khác. Đặc biệt, casein là một chất đạm
quan trọng có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm

tai và dị ứng.
- Lipid: Sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, là một acid
cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, m
ắt và sự bền vững của
mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase.


5
- Lactose: Trong sữa mẹ có nhiều hơn trong sữa công thức, cung cấp
thêm nguồn năng lượng. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành
acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng.
- Vitamin: Sữa mẹ có nhiều Vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú
sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A. Các Vitamin
khác trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ
được ăn u
ống và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Muối khoáng: nguồn calci và sắt trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức
nhưng tỷ lệ hấp thu cao, do đó thỏa mãn nhu cầu hấp thu của trẻ nên trẻ được
bú mẹ ít bị còi xương và thiếu máu do thiếu sắt.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CƠ BẢN TRONG 100G SỮA MẸ [5]
Thành phần dinh dưỡng Đơn vị Hàm lượng
Nước g 88,3
Năng lượng KCal 61
Protein g 1,5
Lipid g 3,0
Glucid g 7,0
Celluloza g 0,0
Đường g 6,89
Calci mg 34
Sắt mg 0,1

Phospho mg 15
Magie mg 2
Vitamin C mg 6
Vitamin B1 mg 0,01
Vitamin B2 mg 0,04
Vitamin B12 mg 0,05
Vitamin A mg 90
Vitamin D mg 0,1
Vitamin E mg 0,08
Vitamin K mg 0,3
Acid béo no g 2
Acid béo không no g 2,16


6
Bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng, giúp trẻ thông
minh, không bị thiếu Vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, không bị thiếu calci,
phosphor.
1.2.2. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên có chứa nhiều yếu tố
quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế được
[104], đó là:
- Các Globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA (chiếm 95%) còn lại là IgM và
IgG có tác dụng bảo v
ệ cơ thể chống lại các bệnh đường ruột và một số bệnh
do virus. Trong sữa mẹ còn có các yếu tố Interferon cũng có tác dụng bảo vệ
cơ thể chống nhiễm vi khuẩn và virus [2],[3],[104].
- Lizozym là một loại men có nhiều hơn hẳn trong sữa mẹ so với sữa
công thức. Lyzozym phá hủy một số vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa một số
bệnh do virus [2],[3].
- Lactoferin là một protein kết hợp với sắ

t có tác dụng ức chế một số loại
vi khuẩn gây bệnh cần sắt để phát triển [3].
- Các bạch cầu: Trong 2 tuần lễ đầu, trong sữa mẹ có tới 4 ngàn bạch cầu
/1ml sữa. Các bạch cầu có khả năng tiết ra IgA, Lizozym, Lactoferin, Interferon
[2],[3].
- Yếu tố Bifidus cần cho sự phát triển của loại vi khuẩn lactobacillus
bifidus – có ích cho hệ tiêu hóa, đồng thời kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh và
ký sinh trùng [3],[99].
Do vậy, việc thực hiện NCBSM giúp cơ th
ể trẻ chống lại các bệnh nhiễm
trùng và làm giảm tỷ lệ nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong của trẻ [47], [93].
1.2.3. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo.
Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (chiều cao, cân
nặng…) mà cả về trí não. Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp Taurine là thành phần
quan trọng trong các mô tế bào nói chung và tế bào não nói riêng. Đồng thời,
các acid béo thiết yế
u như omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và AA sẽ tham


7
gia vào quá trình hình thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thông
minh và có thị lực tốt. Ngoài ra, trẻ còn có thể hấp thu tốt sắt và vitamin C có
sẵn trong sữa mẹ để thúc đẩy quá trình phát triển trí não này [2].
1.2.4. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng.
Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng, eczema hơn một số trẻ ăn sữa công thức vì
IgA tiết cùng với các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. Ở nhiều n
ước
Châu Âu người ta phát hiện một số trường hợp trẻ em bị dị ứng sữa công thức
có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhưng chưa hề gặp ở trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ
có một số chất chống dị ứng [38].

1.2.5. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con, giúp mẹ con
gần gũi nhau hơn, là yếu tố
tâm lý quan trọng cho sự phát triển hài hòa của
trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ qua sự quan sát tinh tế của mình sẽ phát hiện
sớm nhất, đúng nhất những thay đổi bình thường hoặc bệnh lý của con [19].
1.2.6. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ.
Cho con bú sớm sau đẻ sẽ giúp tử cung mẹ co hồi sớm, cầm máu cho bà
mẹ đề phòng thiếu máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch [3],[19],[43].
Cho con bú đúng, bú đủ làm kinh nguyệt ch
ậm trở lại và vì thế giảm bớt
khả năng thụ thai [3],[43].
Cho con bú mẹ sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tử cung [54],
[55],[86],[106].
Nhờ cho con bú vóc dáng người mẹ sẽ nhanh hồi phục [74].
1.2.7. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế.
- Thuận lợi vì không cần dụng cụ, không cần đun nấu, pha chế, không
mất thời gian chuẩn bị, không phụ thuộc giờ giấc, bất k
ỳ lúc nào cũng có thể
cho trẻ ăn ngay.
- Kinh tế vì không phải mua.
- Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ đủ sữa cho con
bú [2],[3].


8
1.3. Một số quan niệm hiện nay về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung.
1.3.1. Quan niệm về nuôi con bằng sữa mẹ:
Khuyến nghị của TCYTTG về nuôi dưỡng trẻ nhỏ:
- Bắt đầu cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ
- Bú mẹ hoàn toàn từ 0-6 tháng tuổi.

- Cho thức ABS với tất cả những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Tiếp tục cho bú mẹ đến 2 năm hoặ
c lâu hơn.
* Thời gian bắt đầu cho trẻ bú:
Mẹ nên bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm
càng tốt và không cần cho trẻ mới đẻ ăn bất kỳ thức ăn gì trước khi bú mẹ lần
đầu. Một đứa trẻ đói thường bú nhiều hơn là những đữa trẻ đã no, nếu cho trẻ
ăn những thức ăn khác trước khi bú, nó có thể làm cản trở sự
tiết sữa và
không đủ sữa nuôi con. Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa
tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt
vừa ra đời của trẻ. Đồng thời, qua động tác bú của trẻ sẽ kích thích sữa mẹ tiết
sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạ Prolactin, giúp co hồi tử cung tốt
ngay sau đẻ, hạn chế
mất máu [3].
* Số lần cho bú:
Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều, số lần cho bú tùy
theo nhu cầu của trẻ, hãy cho trẻ bú bất kỳ lúc nào trẻ muốn, ban đêm vẫn có
thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn [43].
* Thời gian cai sữa:
Trẻ được bú mẹ càng lâu càng tốt. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu. Không nên cai sữa trước 12 tháng, mà nên cho trẻ bú kéo dài từ 18 đến
23 tháng [44],[113]. Khi trẻ bị bệnh, nhất là khi trẻ
bị tiêu chảy cần cho trẻ bú
nhiều hơn bình thường, không nên cai sữa vì trẻ dễ bị SDD [43].


9
* Cách cai sữa.
Khi cai sữa cho trẻ nên cai từ từ không nên cai sữa đột ngột vì trẻ cần

thời gian để thích nghi với chế độ ăn mới. Cai sữa đột ngột, trẻ bỏ bú ngay,
thậm trí tách trẻ khỏi người mẹ dễ gây sang chấn tinh thần, trẻ không chịu
ăn. Không nên cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm nhất là khi bị tiêu chảy hoặc
vào
mùa hè nóng nực [43].

1.3.2. Ăn bổ sung:
Ăn bổ sung còn được gọi là “ăn sam”, “ăn thêm” ở miền Bắc và “ăm dặm”
ở miền Nam. Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm những thức ăn khác ngoài sữa
mẹ. Những thức ăn khác là những thực phẩm cung cấp năng lượng và các
chất dinh dưỡng gọi là thức ăn bổ sung [41].
Thời gian cho ăn bổ sung bắt đầu khi trẻ được tròn 6 tháng tu
ổi (180
ngày), sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của trẻ, trẻ cần
phải ăn bổ sung. Đây là lứa tuổi mà hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh, có thể tiêu hóa
được nhiều loại thực phẩm [41],[42].
Ăn bổ sung được coi là hợp lý khi trẻ được ăn các loại thức ăn cung cấp
đủ năng lượng (có thể ước tính qua số bữa ăn trong ngày kết hợp v
ới khối
lượng của mỗi bữa) và đủ chất dinh dưỡng (thể hiện bằng sự kết hợp các
nhóm thực phẩm bổ sung cho trẻ).
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ, cần cho trẻ ăn đủ số bữa cùng
khối lượng thích hợp của mỗi bữa:
- Trẻ 6-8 tháng: Bú mẹ + 2-3 bữa bột (2/3 bát mỗi bữa) và quả nghiền.
- Trẻ 9- 11 tháng: Bú mẹ + 3 bữa bột hoặc cháo (¾ bát mỗi bữa) + 1 bữa
phụ (hoa quả nghiền, sữa chua, nước hoa quả…)
- Trẻ 12 – 23 tháng (từ 1 đến 2 tuổi): Bú mẹ + 3 bữa cháo (1 bát/bữa) + 2 bữa
phụ (hoa quả nghiền, sữa chua, nước hoa quả …)



10
* Nhu cầu và vai trò của các chất dinh dưỡng:
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ chỉ được đáp ứng khi khẩu phần ăn của trẻ có
đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Chất bột, đường (Glucid):
Là nguồn cung cấp năng lượng chính giúp cơ thể hoạt động.
Nguồn thực phẩm:
+ Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ
cốc: gạo, ngô, bánh mỳ, mỳ sợi…
+ Các loại củ: sắn, khoai, khoai lang, khoai sọ …
- Chất đạm (Protein):
Giúp cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể và kích thích sự thèm
ăn và ngon miệng.
Nguồn thực phẩm:
+ Thịt, trứng, thuỷ hải sản (cá, tôm …)
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa.
+ Các loại hạt thuộc họ đậu (đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan …)
-
Chất béo (Lipid):
Là nguồn cung cấp năng lượng đậm đặc, ngoài ra chất béo còn giúp hoà
tan và hấp thu các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K.
Nguồn thực phẩm:
+ Dầu thực vật: dầu lạc, dầu đậu nành, dầu oliu…
+ Mỡ động vật: mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá…
+ Các hạt chứa dầu: lạc, vừng, đậu tương…
- Vitamin và khoáng chất:
Giúp tăng sức đề kháng để bảo vệ cơ th
ể chống lại bệnh tật nhưng cũng
giúp cơ thể phát triển.
Nguồn thực phẩm:

+ Các loại thịt, trứng, thuỷ hải sản (cá, tôm…)
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa.


11
+ Các loại quả chín
+ Các loại rau xanh (nhất là rau tươi)
+ Một số chất béo: dầu cá, dầu gấc…
Để có đủ các chất dinh dưỡng trên, các bà mẹ cần cho trẻ ăn kết hợp 8
nhóm thực phẩm từ 4 nguồn sau đây [41] :

I. Nguồn cung cấp chất bột,
đường
1. Nhóm lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn…
2. Nhóm hạt các loại: đậu, đỗ, vừng, lạc…
3. Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa
4. Nhóm thịt các loại, cá, tôm, cua, ốc, hến …
II. Nguồn cung cấp chất đạm
5. Nhóm trứng các loại
6. Nhóm củ, quả có màu vàng, màu da cam,
màu đỏ như: cà rốt, bí ngô, gấc…hoặc rau
màu xanh thẫm
III. Nguồn cung cấp Vitamin,
chất khoáng và chất xơ.
7. Nhóm rau, quả khác
IV. Nguồn cung cấp chất béo 8. Nhóm dầu, mỡ.
Bữa ăn của trẻ được coi là đạt chất lượng khi có mặt của 8 nhóm thực
phẩm. Trong đó sự có mặt của các loại thực phẩm trên tạo ra bát bột (hoặc
cháo) có màu sắc (tô màu bát bột): màu xanh của rau, màu vàng của trứng,
màu nâu của thịt, cua…

Tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều trong mấy ngày đầu, sau
đó là bột đặc, vì bột đặc mới cung cấp đủ n
ăng lượng cho trẻ, tập cho trẻ quen
dần với thức ăn mới.
Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu
vị của trẻ.


12
Hãy chế biến bát bột cho trẻ đa dạng từ 4 nguồn, gồm 8 nhóm thực phẩm
khác nhau [41].
1.4. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung:
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc NCBSM thành công hay không phụ
thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới người mẹ, đứa trẻ và môi trường xung
quanh có thuận lợi hay không. Quá trình NCBSM liên quan chặt chẽ với
tuổi của bà mẹ [60],[80], trình độ học v
ấn của bà mẹ [60], sự khác biệt của
hệ thống chăm sóc sau đẻ như tăng cường gần gũi trẻ trong 24 giờ và cho
trẻ bú sớm. Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến NCBSM gồm: việc làm
quen với các sản phẩm sữa bột, việc người mẹ quay trở lại làm việc sớm
…[51],[107]
1.4.1. Kiến thức và thái độ của bà mẹ:
Một nghiên cứu đ
ã được tiến hành ở Bangladesh về tập quán cho bú
sữa non cho thấy: các bà mẹ coi sữa ổn định là sữa thực sự, nó mang đến cho
đứa trẻ sức khỏe, còn sữa non không được thừa nhận là sữa thực sự và nói
chung các bà mẹ cho là sữa non không bổ, chỉ có 2/43 bà mẹ cho là sữa non
bổ, không một bà mẹ nào biết về tác dụng chống nhiễm khuẩn của nó, chỉ có
một bà mẹ nói rằng sữa non có thể b
ảo vệ cho trẻ khỏi ốm. Bởi vì màu vàng

đặc sánh cho nên sữa non luôn được coi là sữa không tốt, bẩn và có thể làm
cho trẻ bị tiêu chảy, nên họ chỉ cho trẻ bú bắt đầu vào ngày thứ 2, 3 sau đẻ
[58],[66],[88].
Ở Philippin, sữa non bị coi là sữa bẩn phải vắt bỏ đi [112]. Ở nông thôn
Karnataka (Ấn Độ) 58,4% trong số 274 bà mẹ vắt bỏ sữa non, nhưng họ lại
biết được tính ưu việt của sữ
a mẹ [50].


13
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho kết quả: lý do không cho trẻ bú
ngay chủ yếu là “chờ sữa về” hoặc cho rằng “sữa đầu không tốt” [17],[29]
hoặc “chờ căng sữa” [6].

1.4.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội:
Một nghiên cứu được tiến hành để xác định yếu tô ảnh hưởng đến tỷ lệ
NCBSM ở Newdelli cho thấy tỷ lệ NCBSM cao hơn ở các bà mẹ mù chữ và
các bà mẹ có mức kinh tế xã hội thấp. Trẻ em ở các gia đình nghèo nhất được
bắt đầu bú mẹ sau đẻ sớm hơn trẻ em ở các gia đình giàu nhất (89% và 7%),
ngoài ra còn cho thấy tỷ lệ NCBSM đến 3 – 6 tháng ở các gia đình nghèo
thấp hơn nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ 12 tháng lại cao nhất ở trẻ em gia đình
nghèo [79]. Các bà mẹ có địa vị, kinh tế xã hội cao hơn và với trình độ học
vấn tốt hơn cho rằng trẻ cần được ăn sam sớm trước 4 tháng và cảm thấy việc
NCBSM là cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi [49]. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận
tình trạng kinh tế xã hội của gia đình ảnh hưởng đến thời gian NCBSM
[67],[75],[108]. Một nghiên cứu ở Chile về các yếu tố liên quan đến việc cho
trẻ bú sữa mẹ lại cho thấy những bà mẹ tiếp t
ục cho con bú hoàn toàn ngoài 3
tháng tuổi là nhóm có trình độ học vấn cao [97]. Ở Việt Nam, Nghiên cứu của
Mai Đức Thắng cho thấy: những bà mẹ có trình độ học vấn cao có tỉ lệ hiểu

biết về “ Ô vuông thức ăn” và “ Tô màu bát bột” cao hơn so với những bà mẹ
có trình độ học vấn thấp [35].
1.4.3. Những người xung quanh: điều dưỡng, bác sỹ, nữ hộ sinh, bạn bè và
người thân trong gia đình cũng ảnh hưởng rấ
t lớn đến vấn đề nuôi con bởi vì
chính đây là nguồn gốc của mọi thông tin về cách nuôi con [65]. Những người
phụ nữ có chồng hoặc mẹ chồng thích việc NCBSM thì có tỉ lệ NCBSM cao
hơn [73]. Vai trò của các nhân viên y tế và các dịch vụ y tế nói chung ảnh


14
hưởng đến tập quán nuôi trẻ. Trong các dịch vụ khám thai và đỡ đẻ, đây là
điều đặc biệt quan trọng bởi vì đối với nhiều bà mẹ, sự tiếp xúc của họ với các
dịch vụ này là sự tiếp xúc đầu tiên với hệ thống chăm sóc sức khỏe và là lần
quyết định việc NCBSM trong tương lai [69],[108]. Nhân viên y tế đã trở
thành một phần thực trạng xã h
ội có ảnh hưởng đến nếp quen NCBSM.
Nghành y tế có thể can thiệp vào quá trình NCBSM bằng việc cung cấp thông
tin và khuyến khích các y tá, mà tất cả những điều này là quyết định sự hiểu
biết và chi phối sự tiết sữa của bà mẹ [96],[111]. Thực hành của nhân viên y
tế đóng một vai trò quan trọng trong sự khởi đầu NCBSM. Trình độ học vấn
của nhân viên y tế, sự sắp đặt con nằm cạnh mẹ và ch
ế độ cho bú theo nhu
cầu của trẻ có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ và thời gian NCBSM [62],[69].
1.4.4. Độ tuổi của bà mẹ:
Một nghiên cứu ở Australia cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dưới 30
tuổi ít có xu hướng được nuôi bằng sữa mẹ ở các mức độ [73], một nghiên
cứu khác ở Chile cũng chỉ ra rằng các bà mẹ không cho con bú hoàn toàn chủ
yếu là các bà mẹ còn thanh thiếu niên [97].
1.4.5. Vấn đề thi

ếu sữa và việc phải đi làm sớm:
Một lý do rất quan trọng ảnh hưởng đến NCBSM và ABS sớm là sự
thiếu sữa mẹ. Một nghiên cứu về tập quán NCBSM được tiến hành trên 600
bà mẹ ở Ấn Độ đã cho thấy: 51,3% trẻ em được bú mẹ lần đầu trong vòng 24
giờ. Thiếu sữa là một lý do quan trọng đối với việc cai sữa trước 6 tháng [76].
Một nghiên cứu tương tự
được tiến hành bởi Milan và cộng sự đã nhận xét:
80% các bà mẹ cho biết mình bị thiếu sữa vào thời điểm nghiên cứu. Trình độ
học vấn của người mẹ, những căng thẳng trong cuộc sống và công việc, viêm
đau núm vú, cho ăn sam sớm đều liên quan có ý nghĩa với việc thiếu sữa mẹ
[87]. Việc phải đi làm sớm, số lần cho bú ít đó là những yếu tố gây nên việc
không đủ sữa của các bà mẹ [73], [100].


15
Ở Việt Nam, các nghiên cứu tương tự được tiến hành bởi Nguyễn Thu
Nhạn và cộng sự (1986) [27], Nguyễn Thị Nga (1986) [90] đều cho thấy thiếu
sữa mẹ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NCBSM. Các nghiên cứu gần
đây cũng cho thấy nguyên nhân các bà mẹ cho trẻ ABS sớm là mẹ thiếu sữa,
mẹ phải đi làm [17],[26].

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến NCBSM




















Thông tin
quảng cáo
Trình độ
học vấn
Giáo dục
dinh dưỡng
Kiến thức
thái độ
Khả năng tiết
sữa của mẹ
Khả năng chăm
sóc sức khỏe của
bệnh viện
Yếu tố
dinh dưỡng
Tình trạng sức
khỏe của mẹ
Bệnh tật
của mẹ

Lời khuyên, thái
độ của cán bộ y tế
Y
ế
u
t

văn
hóa xã hội,
phong tục
tập quán
niềm tin
Chính
sách
xã hội
Lời khuyên, thái độ
của gia đình, bạn bè
NCBSM
Thời gian
chăm sóc trẻ
Công việc
nặng nhọc
của mẹ
Nghề nghiệp
Yếu tố
kinh tế
Cỡ gia đình


16

1.5. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và ở Việt Nam.
Từ lâu NCBSM đã được sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1979 trong một nghiên cứu của Annie Cherian về thái độ thực
hành cho trẻ ăn ở Zaria, Nigeria cho thấy hầu như tất cả các đứa trẻ đều được
bú ngay sau sinh, 34% các bà mẹ tin tưởng vào sữa của mình, tuy nhiên có
một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ cho con bú muộn hơn vì h
ọ cho rằng sữa non là
không tốt cho sức khỏe sơ sinh [45].
Năm 1987 điều tra ở Bangkok (Thái Lan) thời gian cho con bú trung
bình là 4 tháng, trong khi đó ở nông thôn là 17 tháng [89].
Theo báo cáo của WHO (1993): Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong
4 tháng đầu là 13% ở Srilanca, bú mẹ hoàn toàn ở thành thị thấp hơn ở nông
thôn (7% và 14%). Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM. Tỷ lệ
các bà mẹ NCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari và Thụy Sỹ dao động
quanh 90%. NCBSM ở các nước Tây Âu thấp hơ
n, ví dụ: 67% ở Anh, 50% ở
Pháp, 35% ở Ireland [109].
Gần đây vấn đề NCBSM vẫn được nhiều nước quan tâm nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy: tỉ lệ bắt đầu NCBSM là
93%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ (45,9%) và chỉ có 12% được bú mẹ là chủ yếu [72],[73].
Ở một bệnh viện của Mỹ, các nghiên cứ
u được tiến hành trong ba
năm liên tiếp từ 1999 đến 2001 cho thấy: tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sớm vẫn
duy trì được ở mức cao: 87% (1999), 82% (2000), 87% (2001). Tỷ lệ bú mẹ
hoàn toàn có sự khác nhau: 34% (1999), 26% (2000), 25% (2001) [48].
Trong một nghiên cứu dọc tại Anh cũng chỉ rõ NCBSM giảm dần
trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 và 5 thì giảm đột ngột: 1 tháng (54,8%), 2
tháng (43,7%), 3 tháng (31%), 4 tháng (9,6%), 5 tháng (1,6%) [57].



17
Ở Trung Quốc, tỷ lệ NCBSM giảm xuống trong những năm 70,
xuống đến mức thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại
trong những năm 90. Các chỉ số về NCBSM ở khu vực thành thị luôn thấp
hơn so với khu vực nông thôn [63]. Một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng
Hải – Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có s
ự khác nhau giữa
các vùng thành phố, ngoại ô và nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn
toàn ở vùng ngoại ô và nông thôn cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố
(63,4% và 61% so với 38%). Tỷ lệ NCBSM ở cả 3 vùng trên tương ứng là
96,5%, 96,8% và 97,4% [82]. Một nghiên cứu khác đã so sánh NCBSM giữa
những năm 1994-1996 và 2003-2004 ở một vùng thuộc Tây Bắc của Trung
Quốc cho thấy trong tháng đầu tỷ lệ NCBSM năm 2003-2004 giảm hơn so với
năm 1994-1995. T
ỷ lệ NCBSM hoàn toàn ban đầu cao, nhưng sau 3 tháng thì
tỉ lệ này giảm hơn rõ rệt. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc về NCBSM đều
không đạt được trong cả hai giai đoạn nghiên cứu [63].
Ở Việt Nam từ đầu năm 1980, nghiên cứu về tập quán và thực hành
nuôi con của các bà mẹ đã được triển khai bởi nhiều tác giả và ở nhiều vùng
trên cả nước. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự
năm 1983 đã
nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội,
kết quả cho thấy: hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ
lần đầu trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn ở
cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ. Từ 68 – 97% trẻ được ăn thêm trong vòng
4 tháng đầu. Thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng, trong đó 13,4% trẻ
được cai sữ
a trước 12 tháng [9].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành

nuôi con của bà mẹ nội thành và ngoại thành Hà Nội (1996) cho thấy tỷ lệ trẻ
được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ trẻ bú muộn
trong vòng 24 giờ là 20,1%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu

×