Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Luận văn XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.94 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------------------

TIỂU LUẬN
KINH TẾ VIỆT NAM
Chủ Đề:
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ,
NGUYÊN NHÂN
Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:

LÊ THỊ NGUYỆT
Ths. NGUYỄN THỊ VI

HÀ NỘI - 2010


Lời nói đầu
Giáo dục của đất nước ta trải qua nhiều thế kỷ và sự nghiệp Giáo
dục của nhân dân ta qua 65 năm dưới chính quyền cách mạng, luôn
chứng tỏ đó là một sự nghiệp của toàn dân. Toàn dân tham gia giáo dục,
toàn xã hội quan tâm đến giáo dục vì đó là công việc “Trồng người” của
mỗi gia đình, mỗi họ tộc, mỗi làng xã và của toàn xã hội. Ngay từ đầu
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”, Người kêu gọi “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” và vạch rõ
phương thức làm “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân
liệu cũng xong”, “không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”. Như vậy,
bản chất xã hội của nền giáo dục đã được xác định từ lâu. Tuy nhiên,
trong nhiều năm, với chế độ tập trung bao cấp, chúng ta đã rơi vào thế
đơn độc; ngành giáo dục gặp nhiều khó khăn về đầu tư cho giáo dục,
giảm sút động lực của người học, động lực của người dạy, thu nhập giáo


viên thấp, cơ sở vật chất trường học xuống cấp, lạc hậu, chất lượng giáo
dục không đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội. Sự phát triển của một đất
nước được thúc đẩy bởi những công dân của chính đất nước đó. Trình
độ phát triển của một đất nước cũng được quyết định chính bằng trình
độ phát triển của những công dân nước đó. Chính vì vậy chúng ta cần có
nhưng cái nhìn tống quát về xã hội hóa giáo dục.
”.

2


I. MỘT SỐ THÀNH TỰU

Xã hội hóa giáo dục phải được hiểu trước hết ở xã hội hóa không
gian và quyền tham gia giáo dục của tất cả các thành phần trong xã hội,
gồm: Nhà nước, Gia đình, Thị trường và Các tổ chức dân sự, Hội nghề
nghiệp. Không gian giáo dục sẽ không chỉ gói gọn ở trong Nhà trường,
mà cần mở rộng về đến Gia đình, Thị trường (các công ty), Tổ chức dân
sự (Hội nghề nghiệp). Vì thế, một cơ chế cho phép tất cả các thành phần
này tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục là cần thiết và cần được
khuyến khích.
Ngày 21/8/1997, Chính phủ đã có Nghị quyết 90/CP về XHH GD,
y tế và văn hoá. Theo Nghị quyết này, phải tạo ra một phong trào học
tập sâu rộng với nhiều hình thức cho mọi người trong toàn xã hội. Sau
đó, đến ngày 19/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 73/1999/ NĐCP nêu rõ một số ưu tiên cần thiết cho XHH GD-ĐT về cơ sở vật chất,
đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, quản lý tài chính và khen
thưởng…

Thế


nhưng

kết

quả

đã

thu

được

những

gì?

Những điều đạt được: Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, như
mở ra các loại trường công, bán công, dân lập, tư thục. Đa dạng hoá các
loại hình và phương thức học tập. Mở các trung tâm đào tạo của nước
ngoài ở Việt Nam. Mở rộng các trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng
nghiệp…

3


Việt Nam hoàn toàn có khả năng hoàn thành Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học trước năm 2015.
Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp
học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học
sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2004 - 2005, đã có

hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo
dục - đào tạo.
Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy
mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào
tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã
đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác
vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa.
Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao
chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động
tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân
sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000
lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm
của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường
giáo dục miền núi.
Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho
giáo dục cơ bản và đang được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm
triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt "Dự án
giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn" với khoản kinh phí
lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó
4


khăn được đi học. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn
thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15.000 điểm trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng
trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng
khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có
nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh
miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất
lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội

cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường
phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường
trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã,
cụm xã.
Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ
cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong
độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân
đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa
phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.
Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà
Chiến lược phát triển giáo dục đề ra cho năm 2005 trong năm học 20032004. Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả
các vùng miền trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ
nhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới
trong việc khắc phục những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học
đúng độ tuổi.
5


Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong
thập niên 1990 lên gần 98% trong năm học 2004-2005 (mục tiêu quốc
gia đề ra là đạt 97% vào năm 2005). Nếu như năm học 1997-1998, tỷ lệ
học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 68% thì đến năm học 2004-2005,
tỷ lệ này đã đạt từ 99%-100% ở các vùng miền và tăng nhanh ở khu vực
Tây Nguyên.
Có gần 120.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường phổ
thông và mầm non. Trong năm học 2003-2004, hầu hết các địa phương
trong cả nước đã
huy động được gần 90% trẻ khuyết tật độ tuổi lớp 1 đi học hòa nhập
theo chương trình và sách giáo khoa mới.
Tất cả những con số nói trên cho thấy Việt Nam đã tạo được sự công

bằng trong tiếp cận học tập cho tất cả trẻ em gái, trai của các dân tộc, ở
các vùng, miền và đặc biệt quan tâm tới những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
Không chỉ quan tâm tới việc phổ cập tiểu học mà Nhà nước còn có
sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục mầm non, bậc học tiền đề cho giáo
dục tiểu học. Bậc học này hiện đã được khôi phục sau một thời gian dài
gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ còn 4 xã mới
tách chưa có lớp học mầm non. Những thay đổi trong chính sách đãi
ngộ đối với giáo viên đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của bậc học này
trong mấy năm gần đây.

6


Các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc
gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất
lượng tương đương với các nước khác trong khu vực. Hiện tại, cả nước
đã có gần 500 trường mầm non, gần 3.200 trường tiểu học, trên 400
trường trung học cơ sở và phổ thông trung học đạt trường chuẩn quốc
gia.
Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên nói chung được chú trọng đặc
biệt. Mạng lưới trường sư phạm rộng khắp cả nước với 10 trường đại
học sư phạm, 11 trường đại học đa ngành được nâng cấp từ cao đẳng sư
phạm (trong đó chủ yếu là đào tạo sư phạm), trên 80 trường cao đẳng
tham gia đào tạo giáo viên.
Trong vòng 5 năm qua, mạng lưới đào tạo này đã cung cấp thêm gần
250.000 giáo viên từ mầm non tới phổ thông trung học. Hiện có gần 1
triệu giáo viên, giảng viên, trong đó có 700 giáo viên tiểu học có trình
độ cao đẳng sư phạm trong lĩnh vực dạy trẻ khuyết tật và gần 9.000 giáo
viên mầm non, tiểu học được tập huấn đào tạo về giáo dục hòa nhập.

Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: Xã hội hoá giáo dục có
vị trí quan trọng, ngày nay Xã hội hóa giáo dục trở thành một trong
những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội của
Đảng, Nhà nước. Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh
thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên
mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ
chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Đây là

7


một tư tưởng chiến lược, một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự
nghiệp giáo dục.
1/giáo dục mầm non
Xã hội hóa giáo duc mầm non đã có nhiều thành tựu: cả nước có
93000 lớp mẫu giáo với 112800 giáo viên và gân 2,3triệu cháu. Tỷ lệ
trẻ em 3-5 tuổi đi học mẫu giáo gần 50%.
. Từ các điểm sáng về huy động lực lượng xã hội làm giáo dục của
xã Đồng Tâm (Lạc Thủy); Đa Phúc (Yên Thuỷ); Phường Phương Lâm
(TPHB), đến nay, toàn tỉnh đã dành được những kết quả đáng khích lệ
trên 99,8% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Hòa Bình đã đạt
chuẩn PCGDTH - CMC năm 1995; năm 2003, đạt chuẩn PCGDTHCS;
năm 2005 đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi, hiện nay đang từng bước
thực hiện PCGD bậc Trung học ở những nơi có điều kiện. Hòa Bình đã
chặn đứng tình trạng học sinh thất học, bỏ học của học sinh; toàn tỉnh đã
có trên 100 trường mầm non, Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật
chất trường học đã thay đổi hẳn so với trước đây, bộ mặt các nhà trường
khang trang, sạch đẹp hơn.
2/giáo dục phổ thông
Tiểu học: Quy mô học sinh tiểu học giảm và đang đi vào ổn định.

Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng tuổi hàng năm xấp xỉ 98% vượt chỉ
tiêu đề ra trong chiến lược giáo dục đề ra 2001 – 2010.
Trung học cơ sở : Số học sinh tăng ổn định. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp tiểu học được tuyển vào lớp 6 đạt trên 96%. Tỷ lệ huy đọng
8


trong độ tuổi đạt trên 80%, vượt chỉ tiêu đề ra trong chiến lược giáo dục
2001 – 2010.
Trung học phổ thông: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10
của cả nước đạt trên 70%, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi đạt 40 – 45%. Cả
nước có khoảng 27000 trường phổ thông với 771000 giáo viên và 17.1
triệu học sinh. Cơ sỏ vật chất kỹ thuật của trường lớp được nâng cấp,
cải thiện rõ rệt.
Giáo dục thường xuyên: Số lượng học viên xóa mù chữ và bổ túc
văn hóa các cấp lên tới gần 1triệu ngườiv mỗi năm. Cả nước có trên 500
trung tâm giáo dục thường xuyên các cấp, 80 trường bổ túc văn hóa.
Lao Động Hướng Nghiệp: Số học sinh trung học cơ sởv và trunbg
học phổ thông được học nghề vào khoảng 1.5 đến 2 triệu người. Trên
70% số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tổ chưc hoạt
động hướng ngiệp cho hocdj sinh. Cả nước cos gần 250 trung tâm kỹ
thuật ttổng hợp – hướng nghiệp, gần 300 trung tâm ghép giáo dục
thường xuyên – hướng nghiệp.
Học sinh dân tộc: Ở các địa phương miền núi, hệ thống các trường
phổ thông dân tộc nội trú và bán trú được củng cố, mở rộng. Cả nước có
trên 800 trường trung học phổ thông trung học nội trú và bán trú các
cấp. Số học sinh dân tộc thiểu số đei học ngày càng tăng.
3/ Giáo Dục Trung Học Chuyên Nghiệp
Quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng do số học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông có xu hướng tăng nhanh.

9


Số học sinh tuyển mới hàng năm vào khoảng 200- 300 nghìn người,
trong đó khối kỹ thuật và khối kinh tế chiếm tới 60 – 70%. Số giáo viên
trung học chuyên nghiệp đạt trên 1 vạn người.Số học sinh bình quân
trên 1 giáo viên trung học đạt 21,6 người.
Cả nước có trên 300 trường trung học chuyên nghiệp chua kể các
ngành quân đội và công an, tính trung bình mỗi tỉnh có 3 đến 5 trường
trung học chuyên nghiệp. . Số các trường trung học phổ thông, dạy
nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học ngoài công lập tăng nhanh
chóng. Tínhv đến thời điểm hiện tại, cả nước có tới 40 trường trung học
chuyên nghiệp ngoài công lập ( chiếm 9,4%), 27 trường cao đẳng và đại
học ngoaì công lập ( chiếm tỉ lệ 12,1%), tỉ lệ nhập học ở các trường cao
đẳng và đại học tư thục chiếm 13% tổng số nhập học cao đẳng và đại
học. Huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm
khoảng 25% nguồn tài chính của giáo dục, trong đó học phí và đóng
góp xây dựng trường là 22%.
4/ Giáo Dục Cao Đẳng Đại Học Và Sau Đại Học
Đại học, cao đẳng: hàng năm, số sinh viên hệ chính quy được tuyển
mới là 200 nghìn người, hệ không chính quy vào khoảng trên 100 nghìn
người. Trong đó khối sư phạm chiêm 20%, khối kỹ thuật chiếm 30%,
khối kinh tế chiếm 20%. Số sinh viên các trường dân lập chiếm gần
15%. Quy mô sinh viên cao đẳng, đại học ước khoảng 1,1 triệu người,
đạt 130 đến 135sinh viên trên 1 vạn dân.
Sau đại học: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học mỗi năm từ 15 đến
20 nghìn học viên.
10



Đào tạo tại nước ngoài: Số lưu học sinh đang lưu học nước ngoài
tính đến tháng 5 năm 2004 như sau: Diện hiệp định với các nước
khoảng 3000 người, diện ngân sách nhà nước cấp là trên 1000 người,
diện học bổng ngắn hạn khoảngv 5000 người. Hàng năm, số tuyển sinh
mới đào tạo tại nước ngoài vào khoảng 500nghìn người.
Tính đến nay, cả nước có gần 240 trường cao đẳng đại học, tổng số
cơ sở có bậc đào tạo sau đại học lên tới hơn 143 cơ sở, bao gồm 77
trường dại học và học viện, 66 viên nghiên cứu khoa học.
Số giảng viên bậc đại học cao đẳng gần 50 nghìn người, trong đó có
45%đạt trình độ thạc sĩ trở lên, với trên 1,7 nghìn giáo sư và phó giáo
sư, trên 5000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Số sinh viên bình quân trên 1
giảng viên là 25 đến 26 người.
.
II. MỘT SỐ HẠN CHẾ
Xã hội và giáo dục vẫn còn chậm do chưa ban hành đầy đủ và
đồng bộ các văn bản pháp quy về cơ chế chính sách và các văn bản thực
hiện ( như chế độ học phí, vấn đề sở hữu trong cơ sở ngoài công lập,
vấn đề nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường học, ưu đãi cấp đất
xây dựng trường học, phân phối thu nhập, chế đọ chính sách đối với
giáo viên, học sinh, người tham giaq góp vốn đâquf tư vào giáo dục...)
và những yếu kém trong quản lý cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan
trung ương và địa phương để quản lý các cơ sở ngoài công lập còn thiếu
chặt chẽ. Chất lượng giáo dục đà tạo ngoài công lập chưa đáp ứng được
yêu cầu, học phí của các cơ sở ngoài công lập còn cao.

Điều khiến
11


xã hội trăn trở hơn cả là trong quá trình thực hiện XHH GD-ĐT, nhiều

trường vẫn còn “dạy những gì
mà nhà trường có, chứ chưa dạy những gì mà xã hội cần”. Nhiều
ngành học chưa gắn được đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản
xuất, với các doanh nghiệp… Kết quả: Người học sau khi học xong
hoặc không làm việc, hoặc không tìm được việc làm, hoặc phải học
thêm nhiều những gì mà thị trường lao động thực tế đang đòi hỏi.
Ngược lại, nhiều cơ sở còn chạy theo mặt trái của thị trường, dạy hời
hợt, không đảm bảo chất lượng, phát sinh nhiều tiêu cực trong học tập,
xuất hiện hiện tượng mua bằng, bán cấp, học giả, học thật
Đến nay, trong tổng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, số
học sinh các trường công lập chiếm gần 90%. Số học sinh các trường
bán công, dân lập chỉ đạt trên 10%, còn rất thấp so với mục tiêu đề ra
trong chiến lược giáo dục đến năm 2010 (30%).
Nói cách khác, xã hội hóa giáo dục là tất yếu. Nhưng xã hội hóa thế
nào, ở nội dung và mức độ nào, thì là vấn đề cần thảo luận. Nếu không,
một chủ trương đúng trở thành một sự lạm dụng vì lợi ích cục bộ có
nguy cơ trở thành hiện thực.
Chiến tranh qua đi , đất nước hòa bình thống nhất , thấm thoát 10
năm , 20 năm , 34 năm nhìn lại Việt Nam vẫn là nước nghèo , tụt hậu
với cả những nước trước đây kém phát triển hơn mình. Đổ cho nguyên
nhân do chiến tranh thì chiến tranh đã qua từ lâu và thực tế cũng thời
gian đó sau chiến tranh nhiều nước trên thế giới đã có những bước phát
triển kỳ diệu . Người ta bèn tìm ra cái nguyên nhân làm cho nước nghèo
12


, tụt hậu là bởi giáo dục Việt Nam trì trệ, lạc hậu,…Và thế là một cuộc
“khám bệnh ,kê đơn ,bốc thuốc” cho “con bệnh giáo dục Việt Nam” bắt
đầu .Trên các diễn đàn các chuyên gia giỏi ,các nhà giáo lâu năm , các
nhà hoạch định chiến lược, các nhà … đã tìm ra rất nhiều căn bệnh của

giáo dục Việt Nam .Từ những căn bệnh có thể coi như trầm trọng nhất
như “sai về triết lý giáo dục”đến những căn bệnh mắc phải cũng chỉ vì
mong muốn tiến bộ như “bệnh
thành tích”.Có những căn bệnh tưởng chừng như không thể nào chữa
được vì nó rơi vào vòng luẩn quẩn đó là bệnh “nghèo nên không có tiền
làm giáo dục ”.Rồi những căn bênh tưởng như chữa dễ như bỡn “chưa
chọn được lãnh đạo ngành giáo dục giỏi” vì Việt Nam không bao giờ
thiếu người tài .Tất nhiên căn bệnh phổ biến tham nhũng ,lãng phí thì
“con bệnh giáo dục Việt Nam”cũng không thể tránh khỏi … .Với một
cơ thể bệnh tật đầy mình như “con bệnh giáo dục Việt Nam”thì việc coi
bất kỳ một bệnh nào trong các bệnh nêu trên là bệnh cần chữa ngay
nghe ra đều có lý .Một cuộc “bốc thuốc” cho “con bệnh giáo dục Việt
Nam” bắt đầu .Để chữa căn bệnh “chương trình giáo dục lạc hậu”người
ta tiến hành cải cách giáo dục nâng thời gian học phổ thông từ 10 lên 12
năm , sửa đổi chương trình , viết lại sách giáo khoa.Để chữa căn bệnh
“sa sút đạo đức nghề nghiệp của giáo viên ” người ta đề ra khẩu hiệu
“mỗi thày cô giáo là một tấm gương sang cho học sinh noi theo”,
“trường học thân thiện ,học sinh tích cực”. Để chữa căn bệnh “nghèo
nên không có tiền làm giáo dục ”người ta vay tiền nước ngoài , thu hút
các dự án đầu tư cho giáo dục , xã hội hóa giáo dục (thực chất là bắt
toàn dân đóng góp tiền cho giáo dục) . Để chữa căn bệnh “thi cử không
13


nghiêm túc ảnh hưởng đến chất lượng ”, “bệnh thành tích” người ta vận
động phong trào “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục ”.Còn bệnh “tham nhũng , lãng phí trong ngành giáo
dục” luôn có một liều thuốc chung cho cả các ngành khác nữa đó là các
chỉ thị nghị quyết của đảng về chống tham nhũng , lãng phí thường
xuyên được nhắc lại , đổi mới câu chữ .Ngành giáo dục còn thay ông bộ

trưởng vốn là tiến sĩ ở Liên Xô cũ bằng một ông tiến sĩ tốt nghiệp ở đại
học Har vard Hoa Kỳ (nơi được coi là có nền giáo dục tân tiến trên thế
giới).Coi giáo dục đại học là đầu tàu người ta cũng dự kiến phấn đấu
trong 15 năm tới Việt Nam sẽ có 5 trường đại học đẳng cấp quốc tế , có
thêm hàng nghìn tiến sĩ .Mục tiêu nâng cao dân trí của giáo dục cũng
được người ta hết sức chú trọng thậm chí còn sốt sắng để hoàn thành
gấp bằng cách mở thêm rất nhiều trường đại học ở các địa phương đa
dạng hóa các loại hình đào tạo như tại chức , từ xa ,liên kết , liên
thông .Có câu chuyện thật mà như bịa :thành phố nọ ra chỉ tiêu phấn
đấu để sau vài năm tới 100% thành ủy viên có bằng tiến sĩ.
Như vậy với mỗi một căn bệnh dù nặng , dù nhẹ của giáo dục dều
có một liều thuốc tương ứng .Và người dân Việt Nam vốn có truyền
thống lạc quan , kiên nhẫn lại chờ đợi , hy vọng .Chưa dám mơ một nền
giáo dục tiên tiến nhưng một hy vọng rất khiêm tốn là nền giáo dục Việt
Nam có những biến chuyển tích cực của người dân vẫn chưa có
được .Bức tranh thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay trong đó giáo dục
là một chi tiết đã phơi bày tất cả .Cải cách giáo dục dư luận đánh giá là
thất bại, các vị “tư lệnh” của cuộc cải cách không lên tiếng có nghĩa là
chấp nhận .Chương trình ,sách giáo khoa phổ thông sau bao lần viết đi
14


viết lại vẫn thấy chưa ổn và có thể tiếp tục phải viết lại . Thất thoát lãng
phí trong giáo dục ngày càng tăng được đo bằng tỷ lệ giữa tiền nhà nước
,tiền nhân dân , tiền vay của nước ngoài chi cho giáo dục rất nhiều
nhưng hiệu quả thu được rất ít . Ngày khai trường hàng năm cạnh không
khí hồ hởi, phấn khởi khi đưa con em tới trường người dân còn bao nỗi
âu lo về gánh nặng tài chính đóng góp cho việc học tập.Căn bệnh sính
bằng cấp của xã hội Việt Nam ngày nay có thể cũng được sinh ra từ việc
học hành thi cử không nghiêm của ngành giáo dục.Một mục tiêu của

giáo dục là đào tạo nhân lực thì nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay
được đánh giá là vừa thiếu, vừa yếu .Trong các kỳ họp hội đồng nhân
dân , họp quốc hội nếu được tự do chất vấn thì giáo dục thường có nhiều
chất vấn hơn các ngành khácvà cứ đều đều từ kỳ họp này đến kỳ họp
khác vẫn những nội dung chất vấn được lặp đi lặp lại vì không sửa được
.Bức tranh của giáo dục Việt Nam còn ảm đạm hơn nữa khi nhìn vào
các thống kê của các tổ chức quốc tế khi đánh giá so sánh giáo dục các
nước .
Những thực trạng của giáo dục nói trên cho thấy một điều người ta
vẫn chưa tìm ra hoặc tìm ra nhưng không dám nói ra nguyên nhân làm
cho “con bệnh giáo dục Việt Nam”chữa không khỏi mà xem chừng ngày
càng nặng lên .Kết luận giáo dục Việt Nam trì trệ ,lạc hậu cũng chẳng
phải là oan uổng cho ngành giáo dục .Nhưng kết luận đó có vẻ không
công bằng vì ở Việt Nam hiện nay bất kỳ một ngành nào, một lĩnh vực
nào,… cũng đầy rẫy những tiêu cực, những bất cập, những yếu kém ,…
Đến đây thì nguyên nhân đã dần sáng tỏ .Một liên tưởng khôi hài nhưng
cũng hợp lô gic và có điều gì bất kính xin ngành giáo dục lượng thứ :
15


ngành giáo dục cũng giống như cô gái trong hai câu ca dao sau : “ Toét
mắt là tại hướng đình .Cả làng cùng toét đâu mình riêng em ” .Cái
“hướng đình” làm cho cả làng bị “toét mắt” đó chính là nguyên nhân
phải chỉ ra .

.

Tuy nhiên, do vai trò điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước
cũng như do nguồn lực vượt trội so với các thành phần khác, Nhà nước
phải là người cung cấp dịch vụ giáo dục chính và chịu trách nhiệm về

những phân khúc quan trọng nhất, đòi hỏi nhiều nguồn lực nhất. Đầu tư
cho giáo khi đó phải được coi là đầu tư cho hạ tầng quốc gia trong một
tầm nhìn tổng thể, dài hạn.
Sự tham gia của các thành phần ngoài Nhà nước vào giáo dục không
chỉ đơn thuần ở khía cạnh đóng góp tài chính, mà phải ở toàn bộ nội
dung và phương thức giáo dục.
Những tri thức và kĩ năng mà nhà trường trang bị cho người học
không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.
Việc huy động sự đóng góp của các thành phần ngoài Nhà nước, chủ
yếu là Gia đình, vào giáo dục chỉ tập trung vào khía cạnh đóng góp tài
chính, một phần rất nhỏ trong tổng thể giáo dục, lại là phần Nhà nước
cần phải chịu trách nhiệm chính dưới sự ủy nhiệm thông qua việc đóng
thuế của người dân, dẫn đến tình trạng lạm thu và đẩy gánh nặng tài
chính cho Gia đình như báo chí phản ánh1.

16


Đây là hệ quả của việc hiểu sai, cố tình hiểu sai, hoặc cố tình bóp
méo bản chất tích cực của xã hội hoá giáo dục, biến chủ trương đúng
đắn này thành một gánh nặng cho người dân.
Cách thức xã hội hóa giáo dục hiện thời, với đặc điểm nổi bật là
huy động tài chính của dân, là lệch lạc về bản chất, vì thế cần được chấn
chỉnh để trả lại sự trong sáng và tích cực vốn có của khái niệm này. Chất
lượng, hiệu quả đào tạo của giáo dục ĐH VN đều thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực... Có lẽ đó là những
nhận định được thống nhất cao trong số gần 1.000 đại biểu tham dự hội
thảo “Đổi mới giáo dục ĐH VN: Cơ hội và thách thức” do Bộ GD-ĐT
tổ chức tại Hà Nội hôm qua 30-3.
“GS.TSKH Vũ Ngọc Hải - người đã từng nhiều năm làm công tác

quản lý GDĐH - cũng phải thừa nhận: một trong những giải pháp chủ
yếu để cải cách

XHH GDĐH hiện nay là phải cải cách thể chế

quản lý theo hướng xác định tư cách tự chủ của trường ĐH trong việc
giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tài chính, nhân sự..., xác định cơ chế
điều tiết thị trường của GDĐH để trường ĐH liên hệ trực tiếp với xã hội
và thị trường lao động và chịu sự giám sát của xã hội về giá trị văn
bằng, chất lượng đào tạo.
Nhiều trường chỉ tiêu đào tạo không chính qui cao hơn cả hệ chính
qui, trong khi số lượng giảng viên lại được khoán rất hạn chế (chỉ tính
theo chỉ tiêu chính qui), khiến ở hầu hết các trường ĐH, người giảng
viên phải tập trung cho việc giảng dạy với cường độ lớn. Giảng viên

17


phải dạy hai ca, thậm chí ba ca ở các hệ đào tạo khác nhau, vượt gấp
mấy lần định mức...
III. TỔNG KẾT
Xã hội có thể được xem như sự hợp thành của bốn thành phần: Nhà
nước, Thị trường, Gia đình và Tổ chức dân sự. Nhìn vào cấu trúc của xã
hội thì thấy, giáo dục nằm trong vùng chồng lấn của cả bốn thành phần
này. Vì thế ngày nay có lẽ không còn một quốc gia nào nghi ngờ vai trò
quyết định của giáo dục đối với sự phát triển của mình .Việt Nam là một
trong các quốc gia đã sớm nhận ra điều này .Hòa bình lập lại trong thư
gửi cho thiếu nhi toàn quốc nhân dịp trung thu Bác Hồ có viết : “Non
sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không ?Dân tộc Việt Nam có
sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không ? đó là nhờ

công học tập của các cháu .Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng ca
ngợi :“nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý
”.Rồi còn biết bao những lời hay ý đẹp dành cho các thày cô , cho sự
nghiệp trồng người,cho ngành giáo dục .Và người dân Việt Nam tràn
đầy hy vọng với sự coi trọng giáo dục như vây đất nước mình sẽ sớm
cất cánh trở thành con rồng châu Á.

Xã hội hoá là một tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh tổng hợp
của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tác giáo dục là điều kiện tiên
quyết để phát triển toàn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục thế hệ
trẻ nói riêng và nền giáo dục quốc dân nói chung, là tư tưởng chiến lược
vì nó mang giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài.
18


Nội dung của xã hội hoá giáo dục bao gồm nhiều mặt. Nâng cao nhận
thức của xã hội về vị trí của giáo dục “là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục
đóng vai trò “trồng người” là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Trên phạm vi vĩ mô, phải coi Giáo dục và Đào tạo là công
việc hàng đầu mà mỗi cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân và các cấp, các đoàn thể phải bàn và phải đầu tư tâm sức và nguồn
lực lượng tâm sức và nguồn lực tương xứng, quốc sách hàng đầu phải
được bàn định đầu tiên trong chương trình công tác ở mọi cấp; phải
dành sự đầu tư hàng đầu cho Giáo dục và Đào tạo, sự đầu tư này thể
hiện ở cả nguồn Ngân sách Nhà nước và cả nguồn lực vật chất khác;
phải có chính sách ưu tiên hàng đầu cho Giáo dục và Đào tạo như chính
sách đãi ngộ cho giáo viên, chính sách chăm lo cơ sở vật chất trường
học, đất cho trường học ...
Gia đình phải phối hợp cùng Nhà trường giáo dục con em cả về
tri thức lẫn đạo đức chứ không thể giao khoán cho Nhà trường mọi việc.

Do đó, Gia đình cần phải được tham gia việc hình thành và điều chỉnh
nội dung giáo dục trong Nhà trường thông qua những cơ chế hợp lý,
như Hội đồng trường chẳng hạn.
Thị trường phải tham gia tư vấn và thiết kế một phần nội dung giáo
dục, nhất là với giáo dục đại học và giáo dục dạy nghề, với tư cách là
người sử dụng sản các tri thức và kĩ năng của sản phẩm giáo dục. Nếu
không, chương trình giáo dục dễ lạc hậu và xa rời thực tế.
Cần liên kết các lực lượng xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức
xã hội để tạo ra những tác động tích cực của mọi người trong việc giáo
19


dục thế hệ trẻ bao gồm môi trường gia đình, môi trường xã hội và môi
trường trường học. Gia đình là tế bào xã hội, đảm bảo bền vững của cơ
cấu xã hội Gia đình là môi trường nuôi dưỡng con người từ tấm bé đến
lúc trưởng thành, là một trong những môi trường chính yếu hình thành
và phát triển nhân cách con người. Làm cho mỗi gia đình hiểu về con
cái về mặt giáo dục. Do đó tạo điều kiện cho con đến trường, chăm lo sự
học hành ở nhà của con cái và đóng góp trong điều kiện có thể xây dựng
giáo dục địa phương. Xã hội hoá giáo dục trước hết phải khơi dậy
truyền thống của dân tộc, của làng bản và của mỗi dòng họ, bộ tộc trong
học tập của con cái. Phải làm cho mỗi người thấy trách nhiệm và quyền
lợi đó.

Quyền học tập của mọi công dân phải được đảm bảo và mở rộng.
Từ đó hình thành những chính sách phù hợp để hỗ trợ những trẻ em khó
khăn vẫn có thể đến trường.
Quyền tự chủ của Nhà trường, quyền lựa chọn nội dung và phương
thức giảng dạy của giáo viên cũng cần được tăng cường. Biểu hiện rõ
ràng của điều này là quyền tự chủ của các trường đại học về chương

trình, nhân sự; quyền lựa chọn sách giáo khoa dựa trên khung chương
chình chuẩn của các trường phổ thông; quyền được điều tiết nội dung và
cách thức giảng dạy tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của người học, vùng
miền hoặc nội dung đào tạo...
Các loại hình giáo dục khác nhau và khác với giáo dục truyền thống,
như giáo dục trực tuyến, giáo dục di động, cũng cần được sử dụng để
20


mở rộng không gian học tập sao cho phù hợp với nhiều đối tượng cụ
thể.
Gia đình, Thị trường, Các tổ chức dân sự cần được quyền tham gia
việc hình thành nội dung giáo dục thông qua Hội đồng trường. Cơ chế
đánh giá, giám sát, thu thập phản hồi đối với các hoạt động giáo dục cần
phải được hình thành và có sự tham gia của xã hội.
Như vậy tiến hành xã hội hoá công tác giáo dục, cần thực hiện
có hiệu quả một số nội dung sau: Giáo dục xã hội: Tạo lập phong trào
học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là
những người trong độ tuổi lao dộng, thực hiện học tập suốt đời để làm
việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã
hội ta trở thành một xã hội học tập. Cộng đồng hóa trách nhiệm: Tạo lập
môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ,
phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia
đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ,
HĐND, UBND, các tổ chức, đoàn thể đối với sự nghiệp giáo dục. Đa
dạng hóa loại hình: Bên cạnh việc củng cố loại hình công lập, lấy đó
làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, tích cực, mở ra nhiều hình thức giáo
dục, phát triển các loại hình ngoài công lập. Tạo điều kiện cho mọi
người nâng cao trình độ, tiếp cận được những vấn đề mới, áp dụng được
tiến bộ KHKT vào đời sống hàng ngày. Đa phương hoá nguồn lực: Khai

thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển
giáo dục cùng với việc tăng thêm và sử dụng có hiệu quả Ngân sách
Nhà nước, cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, thực hiện
hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng Ngân sách cho ngành, huy
21


động thêm sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các tổ chức sản xuất
kinh doanh, các “Mạnh thường quân”, các nhà hảo tâm trong và ngoài
nước cho Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên cần có tỷ lệ cân đối hợp lý, có
mục đích rõ ràng để có thể huy động các nguồn này một cách hữu hiệu.
Thể chế hoá sự quản lý của Nhà nước về trách nhiệm, quyền lợi, của các
lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng sự nghiệp
GD&ĐT. Thực hiện tốt xã hội hóa xã hội sẽ góp phần rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và Đào tạo.

22



×