Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Sao không lo vun xới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.62 KB, 1 trang )

"Trăm năm trồng người" mà sao không lo vun xới?
Giáo dục là chuyện "trăm năm trồng người", nhưng trồng mà
không chăm lo vun xới, chỉ chăm chăm gắn thêm vào đấy mấy thứ
hoa, lá cành giả để mỗi lần kiểm tra lại thấy cao hơn, phát triển
hơn là điều đáng báo động. Còn bao nhiêu những ngôi trường như
thế trên khắp VN?
Một lần nữa, căn bệnh thành tích trong giáo dục lại được mang ra
bàn luận. Có vẻ như chưa bao giờ vấn đề này thôi không là vấn đề
nóng bỏng, thu hút sự quan tâm sâu rộng của toàn xã hội. Và có
lẽ, cũng chưa bao giờ lời hứa loại bỏ triệt để căn bệnh thành tích
của các vị lãnh đạo ngành giáo dục lại được thực thi.
Những học sinh lớp 5 nhưng không biết một chữ nào ở Đồng Tháp
là hệ quả tất yếu của cả một quá trình chạy theo thành tích, không
xem trọng đến lợi ích và nguyện vọng của người được học và có
con đi học. Đây không phải hoàn toàn do trách nhiệm của người
thầy, mà còn là của ban giám hiệu, của cả ngành giáo dục Đồng
Tháp nói chung. Giáo dục là chuyện "trăm năm trồng người",
nhưng trồng mà không chăm lo vun xới, chỉ chăm chăm gắn thêm
vào đấy mấy thứ hoa, lá cành giả để mỗi lần kiểm tra lại thấy cao
hơn, phát triển hơn là điều đáng báo động. Còn bao nhiêu những
ngôi trường như thế trên khắp VN?
Có lẽ không có nơi nào lại có chuyện ngược đời như ở Đồng Tháp.
Được đi học và lên lớp là niềm mong ước, nỗi khát khao của bất kỳ
ai. Thế mà, ở nơi đó, lại có những người không muốn cho con mình
lên lớp, bởi hơn ai hết, họ không muốn con mình trở thành vật
trang trí cho cuộc chạy đua thành tích! Đến bao giờ căn bệnh ấy
mới được chữa khỏi?!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×