Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiểu phật giáo hòa hỏa và những xu hướng đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.18 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử hình thành và phát triển đa sắc màu của lịch sử tôn giáo ở Việt
Nam, sự ra đời của đạo Hoà Hảo vào nửa đầu thế kỷ XX là một nét chấm phá độc
đáo. Có thể nói Phật giáo Hòa Hảo là bông hoa sắc, hương đặc biệt mọc lên từ tồn
tại đầy bất trắc của xã hội Việt Nam đương thời.
Phật giáo Hòa Hảo là một sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo phật
với tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc việt nam đó là thờ cúng ông bà,
tổ tiên một giá trị tinh hoa truyền thống trong nét văn hoá của dân tộc việt nam
được lưu giử trong giáo lí của đạo hoà hảo lấy việc con cái phải có hiếu với ông bà
cha mẹ xếp hàng thứ nhất trong “tứ ân”.
Phật giáo hoà hảo ra đời trong trong hoàn cảnh đất nước bị giặc xâm lăng,
dưới một hình thức tôn giáo đạo hoà hảo giáo dục ý thức tinh thần dân tộc, ý thức
chống ngoại xâm sâu sắc (ơn đất nước) có đóng góp nhiều cho cách mạng việt
nam. “sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta phải nhờ đất nước quê hương.
Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau…ta có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị
kẻ xâm lăng giày đạp, ráng nâng đở xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm
cho được trở nên cường thịnh.
Phật giáo Hòa Hảo không có nghi lễ rườm rà, bài trừ mê tín dị đoan, ngưòi
theo đạo có thể tu tại gia tham gia lao động sản xuất mà cũng không cần xuống tóc
đó là một sự cách tân mới mẽ hơn so với đạo phật. Trong hoàn cảnh đất nước còn
nghèo Phật giáo Hòa Hảo chủ trương tiết kiệm, không xây chùa, đúc tưọng, thay
bằng giúp ích vào những công việc thực tiển như xây cầu, đắp đường, giúp đỡ
người nghèo mà hiếm có một tôn giáo nào làm được.
Tuy nhiên trong quá trình ra đời và phát triển của mình, Phật giáo Hòa Hảo
gắn liền sâu sắc với những biến cố chính trị của đất nước, ở khía cạnh nhất định có
thể xem nó là kết quả của sự bế tắc trên hành trình của tinh thần yêu nước Việt


Nam. Chính điều đó đã làm cho cái nhìn đối với Phật giáo có những lúc mang nặng
những định kiến về chính trị hơn là nhìn nhận một cách khách quan với những giá
trị thuần tôn giáo. Vì vậy việc nghiên cứu Phật giáo Hòa Hảo với tinh thần khách


quan như một tôn giáo là điều hết sức cần thiết để tìm ra phương cách ứng xử phù
hợp nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộcViệt Nam trong tình hình mới.
Với tinh thần đó, qua việc học tập và nghiên cứu về Phật giáoHòa hảo tác giả chọn
đề tài: “ PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ NHỮNG XU HƯỚNG ĐẶT RA
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” để nghiên cứu, với hi vọng góp phần đem lại
cái nhìnvề chân giá trị của Phật giáo Hòa Hảo trong quá khứ cũng như hiện tại


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO
1.1. Lịch sử ra đời Phật giáo Hòa Hảo
1.1.1. Về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá tinh thần trước khi
Phật giáo Hoà Hảo ra đời
Vào những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ I (1914 - 1918) và dưới ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới (1929 – 1933), thực dân Pháp đã hoàn thành việc xây dựng bộ máy cai trị toàn
Đông Dương và đặc biệt, đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, đàn áp nhân
dân ta ngày càng tàn bạo. Nhưng cũng từ đó, tạo ra một thời cơ mới cho các lực
lượng yêu nước Việt Nam, ở cả trong và ngoài nước, vận động nhân dân đứng lên
chống thực dân Pháp giành độc lập. Những phong trào đó tuy bị thất bại, nhưng đã
đặt ra nhiệm vụ đi tìm một đường lối khác, đánh đổ thực dân Pháp và tay sai phong
kiến bản địa.
Ngày 03-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, các cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta diễn ra quyết liệt. Ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, những năm 1932 – 1935, phong trào cách mạng do
Đảng lãnh đạo phát triển mạnh ở Thoại Sơn, Tịnh Biên, ven biên giới Cam pu chia,
Cần Thơ, Mỹ Tho, Đức Hoà, Chợ Mới, Cao Lãnh ...
Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 – 1945) bùng nổ, thực dân Pháp đẩy
mạnh việc đàn áp phong trào dân chủ chính quốc, còn ở Việt Nam, chúng áp dụng
chính sách cai trị ngày càng khắc nghiệt. Sự bế tắc trong cuộc sống dưới chế độ hà
khắc của thực dân Pháp là một trong những tiền đề thúc đẩy quần chúng Nam Bộ

tìm đến, dựa vào các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Tư tưởng của Phật giáo Hoà
Hảo do Huỳnh Phú Sổ khởi xướng, đề cập đến sự giải thoát, chở che, giúp cho
người dân Nam Bộ có hy vọng, dù là hư ảo, vượt qua chế độ hà khắc của thực dân


Pháp. Đấy là tiền đề căn bản nhất để Phật giáo Hoà Hảo ra đời vào những năm cuối
thập niên 30, của thế kỷ XX.
Một sự kiện quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của Phật giáo Hoà
Hảo là sự suy vi của Phật giáo Việt Nam từ mấy thế kỷ trước, để rồi bắt đầu từ
Miền Nam, vào những năm đầu thế kỷ XX, dấy lên phong trào chấn hưng Phật
giáo. Trước khi Phật giáo Hoà Hảo ra đời, đa số nông dân Nam Bộ đi theo đạo
Phật, đạo Nho, một số ít đi theo đạo Công giáo. Nhưng thời kỳ này, đạo Công giáo
dưới cái nhìn của người nông dân Nam Bộ, là gắn liền với thực dân Pháp xâm
lược, nên họ nghi ngờ, khinh ghét. Còn đạo Nho là học thuyết đạo đức, chính trị,
chỉ phù hợp với chế độ quân chủ nông nghiệp, khó hoà nhập với truyền thống đạo
đức, lối sống, phong tục của người dân Nam Bộ vào những năm cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX. Còn trước đó, đạo Cao Đài cũng đã ra đời (1926) ở Nam bộ, nhưng
nhiều người đương thời xem nó như một hiện tượng mê tín, hơn nữa, lại là một tôn
giáo hỗn dung của Phật, Lão, Nho và cả Ki tô giáo, nên rất phức tạp cho nhận thức
và thực hành, trong khi nhiều người nông dân Nam bộ có nhu cầu về một tôn giáo
đơn giản, gần gũi hơn.
Cũng cần phải kể đến cội nguồn tư tưởng trực tiếp của Phật giáo Hoà Hảo, đó
là 2 tôn giáo bản địa: Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tư tưởng của
Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa là học phật, Tứ ân hiếu nghĩa,
giáo huấn cho tín đồ tu tập sao cho đúng đạo làm người. Nhưng tư tưởng đó của
Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ ân Hiếu nghĩa được Huỳnh Phú Sổ kế thừa và tiếp biến,
trở thành nội dung cơ bản của Phật giáo Hoà Hảo. Ngoài ra, giáo lý của Phật giáo
Hoà Hảo còn là sự kết tinh của tư tưởng Phật giáo truyền thống, tín ngưỡng dân
gian, cùng với đạo đức, văn hoá của dân tộc.
Một yếu tố quan trọng khác để ra đời Phật giáo Hoà Hảo, đó là những đặc

điểm điển hình về lịch sử, địa lý, dân cư, tâm lý, lối sống của người dân Nam


Bộ trong việc đấu tranh với thiên tai, địch hoạ. Nam Bộ Việt Nam là vùng đất
mới được khai phá, bởi các tộc người Chăm, Hoa, Khmer và Việt, vốn từ những
vùng đất khác tới đây. Trong đó, người Việt là nhiều nhất, có vai trò quyết định sự
phát triển của vùng đất Nam Bộ. Người Việt đem theo đến Nam Bộ, có vốn văn
hoá của vùng châu thổ Bắc Bộ, lại được làm giàu ở miền Trung, khu Năm. Đến
vùng đất mới, nó lại được giao lưu với văn hoá các tộc người khác, nên có những
nét khác với nền văn hoá của vùng đất cội nguồn. Những yếu tố ấy làm hình thành
một tồn tại xã hội độc đáo của miền đất phía Nam Việt Nam. Từ đó, đã tạo nên tính
cách đặc trưng của bao thế hệ người Việt ở Nam Bộ, đó là sự giản dị, thẳn thắn,
trung nghĩa, có tinh thần yêu nước, chống cường quyền. Phật giáo Hoà Hảo, trên
toàn bộ nội dung cơ bản của mình, đã phản ánh và đáp ứng về những đặc điểm đó
của người dân (Việt) Nam Bộ.
1.1.2. Vài nét về người sáng lập
Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15/01/1920 tại làng Hoà Hảo, quận Phú Tân, tỉnh
Châu Đốc, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Huỳnh Phú Sổ là trưởng nam của ông Huỳnh Công Bộ, hương cả làng Hoà
Hảo, người dân gọi là Ông cả Bộ, là Đức Ông. Mẹ Huỳnh Phú Sổ là bà Lê Thị
Nhậm, vợ của Huỳnh Công Bộ, người dân gọi là Đức Bà.
Do bị bệnh từ nhỏ, Huỳnh Phú Sổ phải bỏ dở việc học hành, lên vùng núi Tà
Lơn (thuộc Cam pu chia) và Thất Sơn (Châu Đốc, giáp Cam pu chia), vùng rừng
núi hiểm trở, từ lâu đã nổi tiếng bởi sự thiêng liêng và hùng vĩ để chữa bệnh.
Huỳnh Phú Sổ vừa chữa bệnh, lại vừa học đạo và học chế thuốc trị bệnh cứu
người. Sau khi khỏi bệnh, Huỳnh Phú Sổ trở về quê thuyết pháp truyền đạo và
chữa bệnh. Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939), Ông chính thức khai đạo Phật
giáo Hoà Hảo ngay tại nhà mình, với sự chứng kiến của đông đảo dân chúng trong



vùng. Huỳnh Phú Sổ là Giáo chủ, được người dân gọi là Đức Thầy. Ông mất năm
1947.
1.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Hoà Hảo
1.2.1. Giai đoạn 1939 - 1947
Sau khi Phật giáo Hòa Hảo ra đời được một năm thì cuộc khởi nghĩa Nam kỳ
nổ ra. Thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, do đó một số chiến sỹ cách
mạng và nhiều người dân tìm đến, đi theo Phật giáo Hòa Hảo. Với người cách
mạng, vào đạo là để ẩn náu, tránh sự truy lùng của thực dân Pháp; còn với người
dân, để mong tìm được sự cứu vớt, tai qua, nạn khỏi. Vì thế, từ tháng 12/1940 đến
năm 1941, số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo từ chỗ chỉ có vài chục ngàn người, phát
triển lên đến vài trăm ngàn. Phật giáo Hoà Hảo lan rộng, lôi kéo tập hợp được đông
đảo tín đồ, khiến thực dân Pháp lo ngại và tìm mọi cách đối phó. Chúng đưa
Huỳnh Phú Sổ đi an trí, từ Sa Đéc, Cần Thơ, bệnh viện Chợ Quán (để trị điên),
cuối cùng đến Bạc Liêu, song thanh thế của Phật giáo Hòa Hảo vẫn ngày một tăng,
mở rộng ảnh hưởng tại các tỉnh Miền Tây.
Đến khi phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp, chúng xem trọng vai trò của
Phật giáo Hòa Hảo, do đó tìm mọi cách để nắm Huỳnh Phú Sổ. Năm 1945, thực
hiện chủ trương thân Nhật để phát triển tín đồ, Huỳnh Phú Sổ đi thuyết giảng tại
nhiều địa điểm ở các tỉnh miền Tây, đồng thời quay về củng cố tổ chức, thành lập
Ban trị sự ở các địa phương. Cùng với đó, thành lập các đội bảo an, lực lượng vũ
trang của Phật giáo Hòa Hảo.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật thất trận, bọn đầu cơ chính trị lợi
dụng chủ trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa của Việt Minh, lập ra Ban trị sự Phật
giáo Hòa Hảo, tự trang bị vũ khí, tích trữ lương thực. Chúng một mặt kêu gọi tín
đồ chống thực dân Pháp, nhưng mặt khác, lại tỏ thái độ thân Nhật. Ngày
08/9/1945, số phản động trong đạo huy động tín đồ cướp chính quyền cách mạng ở


một số tỉnh, lập nên “Chế độ đạo trị” tại thị xã Cần Thơ, lấy đây là trung tâm của
Phật giáo Hòa Hảo, nhưng cuối cùng bị cách mạng xử lý.

Ngày 21/9/1946, một số người lãnh đạo Phật giáo Hòa Hảo thành lập tổ chức
“Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng”, gọi là Đảng Dân xã, và “Việt Nam Quốc gia
Độc lập Đảng”, để làm lực lượng nòng cốt trong Phật giáo Hòa Hảo. Huỳnh Phú
Sổ bị chết vào đêm 16/4/1947 (nhằm ngày 25/02 năm Đinh Hợi), tại xã Đốc Vàng,
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. đây là một sự kiện đã trở thành một vấn đề
lịch sử chính trị gắn liền với quá trình phát triển của Phật giáo Hòa Hảo. Cho đến
nay, sự kiện đó vẫn còn là tâm điểm của sự nhạy cảm trong tôn giáo này, được các
thế lực phản động lấy đó để kích động, khoét sâu mâu thuẫn giữa tôn giáo và cách
mạng, gây không ít khó khăn cho công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Giai đoạn này, tính chính trị của Phật giáo Hoà Hảo lên đến cao độ, đi vào
chiều sâu bằng những tổ chức đảng phái chính trị và lực lượng vũ trang.
1.2.2. Giai đoạn 1948 – 1954
Sau khi Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ chết, mọi hoạt động của đạo vẫn tiếp tục
nhưng với tính chất phức tạp hơn trước. Quan hệ giữa đạo và cách mạng trở nên
nặng nề. Giai đoạn này, Phật giáo Hoà hảo phát triển mạnh lực lượng vũ trang, với
khẩu hiệu: “bảo vệ đạo”. Năm 1953, lực lượng vũ trang của đạo lên tới 25.000
binh sỹ. Năm 1954, riêng vùng Long Xuyên, Châu đốc có đến 28.000 binh sỹ và
đã mở nhiều cuộc tấn công vào khu căn cứ kháng chiến gây nhiều thiệt hại cho
cách mạng.
1.2.3. Giai đoạn 1954 - 1964
Đế quốc Mỹ trực tiếp nhảy vào xâm lược nước ta. Ngô Đình Diệm được đưa từ
Mỹ về miền Nam làm Thủ tướng. Ngay lập tức, chúng hoạt động nhằm vào thanh
toán các lực lượng thân phát xít Nhật và những chức sắc các giáo phái ở Miền Tây,
mà chủ yếu là Phật giáo Hòa Hảo.


Từ tháng 03/1956, Ngô Đình Diệm mở chiến dịch "Thoại Ngọc Hầu" đánh
vào lực lượng chính trị, quân sự của Phật giáo Hòa Hảo. Hầu hết số chỉ huy của
quân đội Phật giáo Hòa Hảo bị bắt, hoặc ra đầu hàng Ngô Đình Diệm. Diệm ra
lệnh giải tán Ban trị sự, Ban Chấp hành Đảng Dân xã của Phật giáo Hào Hảo; dẹp

bỏ “Trần Điều”; thẳng tay bắn giết, bắt bớ tù đày tín đồ. Sau đó, chính quyền Ngô
Đình Diệm lại áp dụng chính sách mềm dẻo đối với lực lượng các tôn giáo nói
chung, Phật giáo Hòa Hảo nói riêng, tạo ra thời kỳ phát triển mới cho Đảng Dân Xã
và Phật giáo Hòa Hảo.
1.2.4. Giai đoạn 1964 - 1975
Ngày 11/11/1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Dương Văn Minh lên thay, ký
sắc luật 04/64, công nhận Phật giáo Hòa Hảo là hợp pháp, nhằm tập hợp lực lượng
chống lại cách mạng. Ngày 12/7/1965, Nguyễn Văn Thiệu ký sắc luật 02/65 công
nhận Phật giáo Hòa Hảo. Năm 1971, do mâu thuẫn, Đảng Dân xã chia làm ba
đảng, mỗi đảng có một hệ thống từ Trung ương đến xã. Đảng Chữ Vạn do Phan Bá
Cầm làm Tổng bí thư; Đảng Ba Sao nền cờ màu đỏ do Trương Kim Cù làm Tổng
bí thư; Đảng Ba Sao nền cờ màu vàng do Trình Quốc Khánh làm Tổng bí thư.
Giai đoạn này, Phật giáo Hoà Hảo thành lập trung tâm phổ thông giáo lý; xuất
bản tạp chí "Đuốc từ bi”; tái bản sấm giảng của Huỳnh Phú Sổ; đồng thời xây dựng
nhiều toà đọc giảng đến tận xã, ấp, để làm nơi tuyên truyền đạo. Ngày 26/10/1970
Viện đại học Hòa Hảo được thành lập tại Long Xuyên. Lực lượng vũ trang của
Phật giáo Hòa Hảo lại được thành lập trang bị đủ loại vũ khí. Sau khi hiệp định
Pari ký kết, ngày 27/01/1973, số cơ hội chính trị trong đạo và Đảng Dân xã dự thảo
kế hoạch thành lập 4 sư đoàn quân ở các tỉnh miền Tây, cùng với nguỵ quân hình
thành mặt trận phía Tây sông Tiền, quyết tử thủ vùng đồng bằng, với thái độ
“chống cộng giữ nước, giữ đạo chờ Thầy”. Lúc đó Mỹ nhận xét, nếu hơn một triệu
quân ngụy bị thua trận, nhưng còn hơn hai triệu tín đồ Phật giáo Hoà Hảo và hơn


mười vạn Bảo An quân, thì dù kẻ địch mạnh đến đâu cũng không thể đánh tan rã
được.
Năm 1974, chúng phát triển nhanh lực lượng Bảo An Quân, củng cố Bảo An
Hoà Hảo các cấp để nắm tín đồ, chiếm các tỉnh miền Tây Nam Bộ làm địa bàn
chống cộng.
Ngày 30/4/1975, Sài Gòn thất thủ, quân giải phóng chiếm các tỉnh lỵ Châu

Đốc, An Giang. Hội đồng Trị sự Trung ương của Lương Trọng Tường lập căn cứ
tại Tây An Cổ Tự và một số xã phụ cận để tập hợp lính nguỵ, Bảo An quân đánh
chiếm lại An Giang, Châu Đốc. Nhưng cuối cùng đã bị đè bẹp bởi sức mạnh của
quân đội cách mạng .
Đối với đông đảo tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, vốn có tinh thần yêu nước, tương
thân tương ái, không chịu áp bức, bất công, theo Đảng, đồng hành cùng dân tộc, họ
đã có đóng góp to lớn cho hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thời kỳ chống
thực dân Pháp, đông đảo tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tham gia tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân, sau đó, nhiều người đã tham gia vào bộ máy chính
quyền cách mạng và bảo vệ chính quyền ở các cấp. Còn trong cuộc đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và tay sai, trong điều kiện khó khăn, dưới sự kiểm soát chặt chẽ
của bộ máy chính quyền nguỵ quân, nguỵ quyền, của các thế lực lợi dụng tôn giáo,
nhiều tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vẫn liên hệ, nuôi chứa cán bộ cách mạng; nhiều
binh sỹ, quân đội Hoà Hảo trở thành những đơn vị, chiến sỹ vũ trang cách mạng
trong những năm kháng chiến.
1.2.5. Giai đoạn 1975 đến nay
Đế quốc Mỹ bại trận, chế độ nguỵ quyền bán nước sụp đổ hoàn toàn, nhưng
những phần tử phản động trong Phật giáo Hoà Hảo vẫn còn bị lợi dụng bởi mưu đồ
đen tối của chủ nghĩa đế quốc. Chúng dùng mê tín, thần quyền để đầu độc những
người cầm đầu Phật giáo Hoà Hảo trước đây, với cả lực lượng thanh niên. Đây vừa


là điều kiện, vừa là nguyên nhân thuận lợi để cho kẻ thù từ bên ngoài thực hiện âm
mưu đen tối để kích động tín đồ, cùng số đội lốt Phật giáo Hoà Hảo phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Một số vấn đề lịch sử chính trị của Phật giáo Hoà Hảo còn tiếp tục ảnh hưởng
đến tôn giáo này và đối với xã hội nước ta hiện nay, mà bất kỳ lúc nào cũng có thể
bùng lên thành vấn đề phức tạp, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Nó đòi hỏi phải
được công tác tôn giáo của các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm.
Ngày 08/4/1999, Phật giáo Hoà Hảo được phép thành lập Ban Vận động

chuẩn bị đại hội. Ngày 25,26/5/1999 tại An Hòa Tự, Đại hội đại biểu Phật giáo Hòa
Hảo nhiệm kỳ I (1999 – 2004) được tiến hành. Đại hội bầu ra Ban đại diện Phật
giáo Hoà Hảo, tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho Phật giáo Hoà Hảo, cấp
hành chính cao nhất để điều hành hoạt động đạo sự của toàn đạo. Tư cách pháp
nhân của Phật giáo Hoà Hảo chính thức được công nhận từ đó. Ngày 28/6/2004,
Phật giáo Hoà Hảo tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (năm 2004 - 2009). Đại hội đã xây
dựng được tổ chức giáo hội 2 cấp tương đối hoàn chỉnh. Cấp toàn đạo là Ban Trị sự
Trung ương, cấp cơ sở là Ban Trị sự cơ sở.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Hoà Hảo gắn liền
với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với chủ trương đoàn kết rộng rãi
các giai cấp, lực lượng xã hội, Đảng ta từ rất sớm đã coi trọng công tác tôn giáo
vận, đưa quần chúng tín đồ tham gia cách mạng, trên cơ sở tôn trọng tự do tín
ngưỡng của họ.
1.3. Đặc điểm giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức
1.3.1. Giáo lý
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong 06 cuốn sách do Giáo chủ
Huỳnh Phú Sổ soạn. Đó là:


- Sấm giảng khuyên người đời tu niệm, gồm 912 câu thơ lục bát, xuất bản năm
1939.
- “Kệ dân của người khùng, viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, có 476
câu, xuất bản năm 1939.
- “Sấm giảng”, viết theo lối thơ lục bát, có 612 câu, xuất bản năm 1939.
- “Giác mê tâm kệ”, viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, có 846 câu, xuất
bản năm 1942.
- “Khuyến thiện”, viết theo lối văn cả lục bát với thất ngôn, có 756 câu, xuất
bản năm 1942.
- “Cách tu hiền và ăn ở của tín đồ, viết theo lối văn xuôi, xuất bản năm
1945.

Trong các cuốn sách đó, giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giải thích về khái niệm thiên
đường, được gọi với nhiều danh xưng, như Phật đường, Tiên cảnh, Cõi phật... Sự
tồn tại của Thần Thánh, Phật, Tiên, đều được Phật giáo Hòa Hảo thừa nhận theo
nguyên lý tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão và Nho).
Phật giáo Hoà Hảo được xem là một tôn giáo cứu giúp cho chúng sinh ở thời
kỳ “Hạ nguyên mạt pháp”. Đạo quan niệm, nay là thời kỳ “Hạ nguyên mạt pháp”,
tiếp theo, đời Thượng nguyên sắp khai lập, khi trở thành dân nước Phật, hưởng cơ
lạc trong cõi Thượng nguyên, lúc đó sẽ có điều kiện tiếp tục tu để thành chánh quả.
Tư tưởng này được giải thích từ thuyết “Tâm nguyên kỷ” của Trung Hoa, mang tư
tưởng yếm thế, siêu hình, rằng nhân loại từ thuở Thượng nguyên rơi xuống Trung
nguyên, đến nay đã xuống thời Hạ nguyên đầy bất công, tăm tối, cần một người
đứng ra cứu đời để trở lại thuở Thượng nguyên đẹp đẽ, hạnh phúc.
Nội dung giáo lý của Phật giáo Hoà Hảo chia làm 2 phần: phật học và tu
nhân. Phần phật học dựa vào giáo lý của Phật giáo. Phần tu nhân, là tu theo Tứ ân


hiếu nghĩa, đó là: ân cha mẹ, tổ tiên; ân đất nước; ân tam bảo và ân đồng bào nhân
loại. Phật giáo Hòa Hảo chủ trương vừa học phật vừa tu nhân, học phật tạo nên
đức, tu nhân tạo nên công, có công đức mới trở thành bậc hiền nhân.
Tu nhân dựa trên nền tảng đạo đức, trước tiên là đạo làm người, với nội dung
là Tứ ân hiếu nghĩa. Nó không nặng triết lý và mang vẻ cao siêu như của Phật giáo,
mà giản dị, giữ thuần phong mỹ tục, tu tâm dưỡng tính “Phật tại tâm, tâm tức
Phật”. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rõ ràng tính nhập thế, luôn dạy tín đồ lấy việc
trả tứ ân làm đầu. Cũng chính từ nội dung giáo lý cơ bản là học phật, tu nhân,
cùng với mối quan hệ giữa chúng, triết lý hành động của Phật giáo Hoà Hảo, so
với các tôn giáo khác, được đề cao, hướng tới trau dồi đạo đức, lối sống của bản
thân, êm ấm cửa nhà, báo đền tổ tiên, đất nước... đều trở thành hoạt động
thường nhật của mọi tín đồ.
So với Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo được canh tân theo hướng bình dân hóa,
hiện đại hóa vì có tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế, tư tưởng chúng sinh, bình

đẳng trên một số lĩnh vực xã hội và truyền thống văn hóa bản địa. Về nội dung của
giáo lý phật học, tu nhân, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ cho rằng, sẽ khắc phục được
những hạn chế của Phật giáo, vốn có quá nhiều kinh sách, triết lý cao siêu nên khó
nhớ, khó học, không phù hợp trong việc giáo hóa cho tín đồ, vốn là những người
nông dân dân trí thấp. Theo đó, Phật giáo Hòa Hảo có tính chất phổ quát phù hợp
với đại đa số chúng sinh, những cư sĩ tại gia thiểu căn trong thời kỳ Hạ nguyên mạt
phát; phật học, tu nhân sẽ nhanh chóng tạo ra người hiền, có công đức trong chúng
sinh để kịp về dự hội Long Hoa.
Giáo lý của Phật giáo Hoà Hảo còn dựa vào những quan niệm của tín ngưỡng
dân gian. Nó lại được phổ truyền một cách bình dân hoá, được truyền bá bằng chữ
quốc ngữ, qua các thể loại thơ và qua các bài sấm truyền, vì thế mà thuận lợi trong


việc thẩm thấu rộng rãi trong người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ luôn mong
được cứu vớt, giải phóng.
Căn cứ vào nội dung giáo lý, cũng như thực hành trong đời sống tín đồ, cho
thấy Phật giáo Hoà Hảo có rất nhiều nguyên tắc đạo đức, lối sống và chuẩn mực
văn hoá tốt đẹp, lành mạnh của dân tộc đã được bảo tồn và phát huy.
1.3.2. Giáo luật, lễ nghi
* Giáo luật
Phật giáo Hoà Hảo tôn trọng những luật lệ của Phật giáo, cụ thể là “ngũ giới”.
Đặc biệt, nó đưa ra những điều quy định cụ thể nhưng với tính chất như là những
lời khuyên bảo, nhằm rèn luyện người tín đồ trở thành người lương thiện, có ích
cho người khác, và cho xã hội. Điều đó được thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau
trong các cuốn sách của Huỳnh Phú Sổ, nhưng rất tập trung trong “Lời khuyên bổn
đạo” của Ông.
Hàng tháng tín đồ ăn chay có thể là 2 ngày, 6 ngày (lục chay), 10 ngày (thập
chay), hoặc thường xuyên (trường chay). Ngoài ra, trong ăn uống, tín đồ kiêng ăn
thịt trâu, chó, bò (ngày nay không mấy người kiêng nữa), không được uống rượu,
hút á phiện, cờ bạc... Nam tín đồ được khuyên là để tóc dài và điều này, theo sách

của Huỳnh Phú Sổ và trên thực tế, thì không phải là một quy định bắt buộc.
Những quy định khác của Phật giáo Hòa Hảo, như tang ma, cưới hỏi...đều rất
đơn giản, gọn gàng và tiết kiệm. Luật lệ của Phật giáo Hoà Hảo, mặc dù chủ yếu
bằng những lời khuyên răn, nên và không nên, nhưng có sức “chế tài” cao, bởi tính
định hướng rất rõ và bởi lợi ích mà người ta nhận được từ cuộc sống thực tiễn
thường nhật của mỗi người, mỗi gia đình tín đồ.
* Lễ nghi


Phật giáo Hoà Hảo chủ trương không có hàng giáo phẩm, không có chùa, tín
đồ tu tại gia (tại gia cư sĩ). Vì thế, nghi lễ của Phật giáo Hoà Hảo thật đơn giản,
làm cho nó khác với các tôn giáo khác ở Việt Nam.
Tín đồ thực hiện nghi lễ tôn giáo tại gia đình vào 4 mốc thì giờ (khoá lễ), là
các giờ: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, tại 3 bàn thờ (trang thờ): Phật, Tổ tiên (cửu huyền thất
tổ) và Thông thiên. Vật bài trí trên các bàn thờ rất đơn giản. Bàn thờ Phật chỉ là
một tấm vải màu dà (Trần dà), trước đây là màu đỏ (Trần điều, trần đỏ). Khi làm lễ,
tín đồ chỉ niệm có 6 từ: Nam mô A di đà Phật.
Bàn thờ Tổ tiên giống như mọi gia đình người Việt. Còn bàn Thông thiên để
ngoài trời, đơn giản chỉ là một tấm gỗ, hoặc xi măng rất nhỏ, được đặt cao trên
một trụ gỗ hoặc xi măng. Đồ cúng Phật chỉ có hương (không có cũng được), hoa
và nước lạnh, với quan niệm giản đơn mà thực tế: “Nước lạnh tiêu biểu cho sự
trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi
uế trược”. “Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng”. Đặc biệt, Phật giáo Hoà
Hảo tuyên bố dứt khoát: “Ngoài sự thờ Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị
anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn
tích”.
Lá cờ, biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo Hòa Hảo, là màu dà, chất liệu
bằng vải, ngang bằng 2/3 chiều dài, được treo trong khuôn viên chùa Phật giáo Hoà
Hảo và những điểm làm lễ vào những ngày lễ trọng. Biểu tượng Phật Giáo Hoà Hảo
là một hình tròn, nền màu dà có dòng chữ viền: PHẬT GIÁO HOÀ HẢO màu vàng

và bông sen trắng nở 4 cánh ở giữa.
* Các ngày lễ lớn hàng năm:
Các ngày lễ của Phật giáo Hòa Hảo tính theo âm lịch, hàng năm như sau:
Ngày mùng 1 tháng giêng: Tết Nguyên đán.
Ngày 15 tháng giêng: Lễ Thượng nguyên.


Ngày 25 tháng hai: Lễ Huỳnh Giáo chủ thọ nạn (ngày giỗ)
Ngày mùng 8 tháng tư: Lễ Phật đản.
Ngày 18 tháng năm: Lễ khai sinh giáo hội Phật giáo Hoà Hảo.
Ngày 15 tháng bảy: Lễ Trung nguyên.
Ngày 12 tháng tám: Lễ Phật Thầy Tây An.
Ngày 15 tháng mười: Lễ Hạ nguyên.
Ngày 25 tháng mười một: Lễ sinh nhật của Huỳnh Phú Sổ.
Ngày mùng 8 tháng mười hai: Lễ Đức Thích Ca thành đạo.
Các ngày lễ đó nhìn chung như của Phật giáo, còn nét riêng của Phật giáo Hòa
Hảo chỉ là các ngày thành lập đạo và 2 ngày sinh, mất của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.
Hiện nay, các ngày lễ của Phật giáo Hoà Hảo, chỉ có ngày giỗ của Huỳnh Phú Sổ
(ngày 25 tháng Hai) là chưa được tổ chức với sự chấp thuận của chính quyền, còn
những ngày khác đều diễn ra bình thường.
1.3.3. Tổ chức
Mặc dù Phật giáo Hoà Hảo chủ trương không thành lập tổ chức bộ máy giáo
hội, nhưng trên thực tế nó vẫn ra đời. Năm 1945, bộ máy hành chính của Phật giáo
Hòa Hảo ra đời và có điều lệ. Nhưng sau khi Huỳnh Phú Sổ mất, bộ máy đó hầu
như không còn hoạt động nữa, mãi đến năm 1963 mới thành lập lại.
Từ khi có sắc luật thừa nhận tư cách pháp nhân của Phật giáo Hoà Hảo, nội bộ
đạo lại bị mâu thuẫn sâu sắc và đến tháng 10/1968, bộ máy Trung ương giáo hội
chia thành 3 phái.
- Phái thứ nhất: gồm Nguyễn Duy Hinh, Lê Trường Sanh, Huỳnh Văn
Nhiệm, có Ban Trị Sự Trung ương; 09 Ban Trị Sự tỉnh; 33 Ban Trị Sự quận; 163

Ban Trị Sự xã; có 73 vạn tín đồ, chiếm 39% tổng số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.


- Phái thứ hai: do Lương Trọng Tường làm hội trưởng, từ năm 1968 – 1975,
có Ban Trị Sự Trung ương; 23 Ban Trị Sự tỉnh; 01 Ban Trị Sự Thủ đô; 03 Ban Trị
Sự vùng “thánh địa”, với 50 vạn tín đồ, chiếm hơn 31% tổng số tín đồ Phật giáo
Hòa Hảo.
- Phái thứ ba: do Lê Quang Liêm làm hội trưởng, có 10 Ban Trị Sự tỉnh, 1
Ban Trị sự thủ đô, với 2000 tín đồ.
Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo là một tổ chức thống nhất và chỉ có 2
cấp, là Trung ương và cơ sở; người đại diện ở các tỉnh không phải là một cấp, mà
chỉ là trung gian giữa Trung ương và cơ sở.


Chương 2. TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO HIỆN NAY VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tình hình Phật giáo Hoà Hảo
2.1.1. Số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự
Đối với Phật giáo Hoà Hảo, tín đồ được xác định qua các tiêu chí căn bản, là
phải qua lễ cầu môn nhập đạo với sự bảo đảm của 2 tín đồ đồng đạo; có tuổi đời từ
18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, từ trước đến nay, tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo vẫn
được kể đến gồm những người trong huyết thống và có truyền thống. Nghĩa là, nếu
trong gia đình, ông bà, bố mẹ là tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, thì mặc nhiên, các thế
hệ sau cũng được tính là tín đồ, cho dù có người chưa đến tuổi nhập đạo, hoặc
không làm lễ nhập đạo (quy y).
Về số lượng tín đồ, trước năm 1975, Phật giáo Hoà Hảo có tới 3.000.000 tín
đồ ; đến năm 1994 có 1.223.645 tín đồ ; năm 1997 có 1.300.000 tín đồ; năm 1998
có 1.306.964 tín đồ và năm 2004 có 1.232.572 tín đồ và 1.554 chức việc.
Nếu tính cả nam phụ lão ấu (theo huyết thống và truyền thống), thì tín đồ Phật
giáo Hòa Hảo hiện nay có 2.200.000 người.

* Về cơ sở thờ tự:
Phật giáo Hoà Hảo từ buổi ban đầu khai đạo, không chủ trương xây dựng
chùa chiền, nhưng trong thực tế đã có Tổ đình (nhà của Huỳnh Phú Sổ) và An Hòa
Tự, là trụ sở hoạt động tôn giáo. Qua quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Hoà
Hảo có thêm một số chùa nữa, mà nguồn gốc là của Phật giáo và đạo Tứ ân Hiếu
nghĩa, do tín đồ của 2 tôn giáo đó chuyển đạo.
Phật giáo Hoà Hảo hiện có 105 ngôi chùa; 50 hội quán, tập trung ở tỉnh An
Giang. Phật giáo Hòa Hảo còn có Toà đọc giảng (ngôi nhà dùng để phổ truyền giáo
lý ở thôn, ấp), với 399 toà, trong đó tỉnh An Giang có 162, tỉnh Vĩnh Long 65, tỉnh


Đồng Tháp 87 và thành phố Cần Thơ 85. Hiện nay nhiều cơ sở thờ tự của đạo đang
trong tình trạng bị hư hỏng nặng, một số đang trong quá trình giải quyết thủ tục
pháp lý, để giao lại cho tín đồ sử dụng.
* Về tổ chức.
Sau khi Miền Nam giải phóng, ngày 19/6/1975, Tổ đình Hòa Hảo ra thông
cáo giải tán các Ban Trị sự, từ đó tín đồ trở về tu tại gia. Ngày 08/4/1999, Nhà
nước ta cho phép Phật giáo Hòa Hảo thành lập ban vận động gồm 19 thành viên,
để chuẩn bị đại hội đại biểu, do ông Nguyễn Văn Tôn (Mười Tôn) làm trưởng
ban. Ngày 25-26/5/1999 đại hội đại biểu Phật giáo Hòa Hảo lần thứ I được tiến
hành tại An Hòa Tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Đại hội có
210 đại biểu chính thức, bầu ra ban đại diện gồm 11 thành viên, do ông Nguyễn
Văn Tôn làm trưởng ban. Sau khi nhiệm kỳ I kết thúc, Ban đại diện Phật giáo
Hòa Hảo, từ ngày 06 đến ngày 09/6/2004, tổ chức đại hội nhiệm kỳ II (20042009), bầu ra Ban Trị sự Trung ương gồm 21 thành viên, ông Nguyễn Văn Tôn
tiếp tục làm trưởng ban.
Ngày nay, cơ cấu tổ chức của Phật giáo Hoà Hảo gọn hơn trước, chuyên tâm
chăm lo phần đạo và nhất là, chỉ có 2 cấp: Trung ương và cơ sở.
2.1.2. Tín đồ Phật giáo Hoà Hảo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
* Về đời sống kinh tế của tín đồ.
Nếu so với thời kỳ trước đổi mới, thì mức sống hiện nay của tín đồ Phật giáo

Hoà hảo cao hơn trước khá nhiều. Tuy nhiên, vì đại bộ phận tín đồ Phật giáo Hoà
Hảo là người nông dân, nên đời sống so với mặt bằng chung của xã hội thì hãy còn
rất thấp 1.
1

Như ở xã Trung An, huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ, năm 2005, dân số có 12.707 người, đại đa số (95 %) là tín đồ

Phật giáo Hoà Hảo, lại là một xã khá của huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch cũng khá, theo xu hướng phát triển tiểu


Về những vấn đề xã hội mà tín đồ Phật giáo Hoà Hảo quan tâm hiện nay,
theo điều tra xã hội học, thì đó là các vấn đề kinh tế, làm giàu, sau nữa là vấn đề
đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội. Về điểm này cho thấy, tín đồ
Phật giáo Hoà Hảo luôn gắn bó với cộng đồng xã hội, có trách nhiệm trên những
vấn đề lớn và chung của đất nước hiện nay.
Đời sống vật chất của tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hiện nay được cải thiện rõ rệt,
trở thành yếu tố có tính chất quyết định vào việc tín đồ củng cố được niềm tin vào
công cuộc xây dựng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo.
Công việc từ thiện của tín đồ Phật giáo Hoà Hảo cũng giống như của các tôn giáo
khác, nhưng có phần phong phú hơn về hình thức (góp gạo, thực phẩm, công sức,
nấu cháo, cơm, nước sôi cho người bệnh...), giá trị cũng rất cao và nhất là ở ý thức
rất tự nguyện. Từ thiện của Phật giáo Hoà Hảo có tính truyền thống, ngày nay lại
được phát huy trong điều kiện xã hội có nhiều thuận lợi hơn trước, và có đóng góp
đáng kể vào công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề xã hội. Từ phong
trào hoạt động từ thiện- xã hội, đã có nhiều cá nhân tín đồ, tổ chức của Phật giáo
Hoà Hảo được biểu dương, khen thưởng và tuyên dương công đức.
* Lĩnh vực văn hoá tinh thần
Về trình độ học vấn của tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, theo điều tra, đa số là ở
bậc tiểu học, còn ở các bậc cao hơn là rất ít. Đặc biệt, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa
của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trình độ học vấn của tín đồ Phật giáo Hoà

Hảo lại càng thấp hơn. So với các tôn giáo khác trên cùng địa bàn, như đạo Công
giáo, Tin lành, Cao đài, thì tỷ lệ người có trình độ cao đẳng, đại học của tín đồ Phật
giáo Hoà Hảo thấp hơn hẳn.

thủ công nghiệp và dịch vụ, nhưng thu nhập bình quân đầu người cũng mới chỉ đạt 8.020.000đ, tương đương với
500 USD [24]. Trong khi đó, bình quân đầu người chung của cả nước năm 2005, là 640 USD.


* Về mức độ nhu cầu tôn giáo của tín đồ.
Phật giáo Hoà Hảo, do xuất phát từ chủ trương không có cơ sở thờ tự, không
có hàng giáo phẩm và bộ máy tổ chức giáo hội, nên từ trước đến nay, sinh hoạt tôn
giáo của tín đồ ở tại gia là chính. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ lại đơn giản, ít có và
không cầu kỳ về kinh sách, đồ dùng việc đạo...
Mặc dù vậy, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vẫn có nhu cầu cho việc tạo ra những
điều kiện để cố kết với nhau. Việc này, chủ yếu thông qua các nghi thức hành đạo
cộng đồng, trong đó, đáng kể nhất là vào những ngày lễ lớn của đạo, hoặc trong
hoạt động từ thiện và hành hương về Tổ đình.
Đặc biệt, sau khi có Thông báo số 165 của Thường vụ Bộ chính trị, ngày
4/9/1998, về chủ trương công tác đối với Phật giáo Hoà Hảo trong tình hình
mới, Phật giáo Hoà Hảo được sinh hoạt bình thường như các tôn giáo hợp pháp
khác, đã tạo ra sự phấn khởi ở hàng vạn tín đồ. Từ đó, nhu cầu tôn giáo của tín
đồ Phật giáo Hoà Hảo gia tăng hơn, nhưng theo hướng tuân thủ pháp luật, hoạt
động đi vào nền nếp hơn, xoá dần những mặc cảm quá khứ về chính trị.
* Trên lĩnh vực chính trị
Trước đây đông đảo tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đã góp phần đáng kể công sức,
xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì thế hiện nay có hàng
trăm hộ, hàng ngàn tín đồ được hưởng chính sách xã hội, là gia đình có công với
cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ. Nhiều người là đảng viên, hàng ngàn tín
đồ là hội viên, đoàn viên của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp khác nhau.
Hiện nay có hàng ngàn thanh niên là con em tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đang thi

hành nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tích cực tham gia vào các đoàn thể, trong đó, đông
nhất là Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ và Hội Phụ nữ. Tham gia vào các tổ chức


chính trị xã hội hiện nay, có nhiều đảng viên vốn là tín đồ Phật giáo Hoà Hảo trở
thành lực lượng nòng cốt. Tình hình trên cho t hấy, có sự thành công nhất định của
công tác tôn giáo đối với Phật giáo Hoà Hảo những năm qua, đồng thời cũng thấy,
tín đồ Phật giáo Hoà Hảo có ý thức chính trị khá tốt.
Như vậy, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đến đời sống
mọi mặt của tín đồ, từ vật chất đến tinh thần, cũng như tạo điều kiện cho tín đồ
Phật giáo Hoà Hảo tự do tín ngưỡng và hành đạo thuận tiện. Vì thế tín đồ Phật giáo
Hoà Hảo tham gia tích cực vào mọi phong trào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở
địa phương, do Mặt trận, các đoàn thể phát động, thực hiện tốt đường hướng hành
đạo "Vì đạo pháp, vì dân tộc".
2.1.3. Đấu tranh chống các thế lực lợi dụng Phật giáo Hoà Hảo
Sau ngày giải phóng miền Nam, bà Huỳnh Thị Kim Biên (em ruột Huỳnh Phú
Sổ), thay mặt Tổ Đình Phật giáo Hoà Hảo ra thông cáo giải tán Ban Trị Sự các cấp
và các hệ phái trong Phật giáo Hoà Hảo, các tín đồ trở về tu tại gia, theo đúng
phương châm của đạo. Nhưng với bản chất phản động, một số kẻ vẫn lén lút, nhen
nhóm thành lập tổ chức chính trị phản động, bí mật phục hồi Ban Trị Sự, Đảng
Dân xã của Phật giáo Hoà Hảo, móc nối với lực lượng phản động lưu vong ở nước
ngoài. Chúng thực hiện nhiều thủ đoạn từ trắng trợn, đến tinh vi, từ mục tiêu phục
hồi lại những gì đã mất, đến bí mật bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ. Kể cả việc,
chúng lợi dụng phát huy dân chủ, nhân quyền, mở cửa hội nhập... chuyển sang đề
cao vị trí hợp pháp, chuẩn bị củng cố lực lượng, đợi chờ thời cơ, đón Mỹ và các thế
lực phản động lưu vong trở lại Việt Nam.
Trong đó nổi bật hơn cả là nhóm Lê Quang Liêm, lợi dụng đổi mới, nhân
quyền, dân chủ, đã kích động tín đồ chống lại cách mạng, tuyên truyền, xuyên tạc
chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.



Từ năm 1975 đến nay, chính quyền các địa phương đã phá được 340 vụ án
phản động có vũ trang liên quan đến Phật giáo Hoà Hảo, với nhiều danh xưng như
"Sư Đoàn Thanh Long", "Dân Xã Đảng Miền Tây", "Mặt Trận Quốc Gia Giải
Phóng", "Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc". Chính quyền và các đoàn thể nhân dân đã
thông qua các hình thức khác nhau, làm cho tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thấy được
bản chất, âm mưu của những phần tử phản động đội lốt Phật giáo Hoà Hảo, dần
dần phân biệt đâu là tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đâu là tín ngưỡng, tôn giáo bị lợi
dụng. Qua đó, trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật của người dân được
nâng cao thêm và là cơ sở vững chắc cho công tác đấu tranh chống lợi dụng Phật
giáo Hoà Hảo trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Như vậy, sau khi thống nhất đất nước, đời sống mọi mặt của tín đồ Phật giáo
Hòa Hảo đã được cải thiện rõ nét. Sinh hoạt tôn giáo từ chỗ thu hẹp, đã đi đến bình
thường. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng nhu cầu tôn
giáo của tín đồ ở các địa phương, với những thành tựu của nó, đã làm cho niềm tin
của tín đồ đối với Đảng và Nhà nước ngày càng nâng lên, xoá dần mặc cảm, định
kiến mà quá khứ lịch sử để lại, hăng hái thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo,
đồng hành cùng dân tộc xây dựng quê hương đất nước.
2.1.4. Một số nhận xét về Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo ra đời với sứ mạng là cứu vớt nhân loại. Phác vẽ cho mọi
người thấy cái cảnh khổ não của xã hội Việt và xã hội nhân loại, rồi giác ngộ họ
tìm đường giải thoát; nhằm khuyên răn người đời phải làm tròn bổn phận làm
người cứu lấy bản thân mình, gia đình mình có một đời sống bác ái tự do. Từ đó,
Phật giáo Hòa Hảo chủ trương cải tạo tôn giáo, cải tạo tâm lý và cải tạo xã hội gây
một niềm tin lớn vào lòng người.


Giác ngộ cho mọi người hiểu cái yếu lý của tu hành: Giữ sao cho tâm linh
luôn luôn được yên tĩnh, đừng để cho lòng dục sai khiến, nhất là khi một mình đối

diện với một mình. Phật là sáng suốt, hiền hậu, từ bi.
Tâm lý người dân lúc bấy giờ như bị băng hoại, người người bon chen danh
lợi, sống độc thiện kỳ nhân, ích kỷ, giả dối. Vì thế, Hòa Hảo đã tu niệm hướng cho
họ tới một đức tin trong sạch. Nhưng tin không phải là mù quáng mà là đức tin dẫn
dắt bởi lòng lành và soi sáng bằng trí tụê. Và Đức Huỳnh giáo chủ đã từng khuyên
răn các tín đồ: “Phải điêu luyện khối tinh thần cho mạnh mẽ, tự lập con đường rõ
ràng duy nhất của mối đạo mình theo đuổi; để lấy đó làm cương mục bài trừ những
thành kiến, cố chấp thói quen, sự chần chừ, lòng ham muốn, tánh kiêu ngạo, dua
nịnh, tư tâm, sự mê đắm trong bể dục tình và sự phiền não làm cho loạn cõi lòng”.
Viễn cảnh xã hội diễn ra vô cùng băng hoại, thối nát. Dân chúng sống trong
mê tín dị đoan. Nơi góc tường này, dưới gốc cây đa kia, người ta thấy nhan nhãn
những bàn thờ ông thần, bàn thờ bà chúa. Ốm đau người ta không lo chạy chữa
thuốc thang, mà chỉ lo cúng đền này phủ nọ, xin tàn hương nước thải về uống, hoặc
lập đàn cúng kiếng rước thầy bùa ếm quỷ, ếm ma. Có việc khó khăn người ta
không nghiên cứu lẽ thành bại mà lại đi coi bói toán, xem quẻ xin xâm. Rượu chè
cờ bạc đàng điếm khắp nơi. Họ ca tụng những ai tiền nhiều lắm bạc, ngày tháng ăn
chơi, tiêu xài hoang phí. Trước tình cảnh này, đạo Hòa Hảo đã dùng cái quyền uy
của tinh thần, để tâm phúc mọi người bằng giác ngộ. Và trong tôn chỉ của Phật
giáo Hòa Hảo tuyệt đối cấm rượu chè, thuốc sái.
Khéo khai thác truyền thống kể chuyện miệng bằng thơ Nôm ở Nam Bộ: đạo
Hòa Hảo khai thác một cách tự nhiên, khéo léo truyền thống kể chuyện miệng của
đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Người dân đa số là nông dân ít học, lối truyền giáo
bằng thi ca, bằng vè sẽ phù hợp với quần chúng, dễ nghe, dễ nhớ và dễ đi sâu vào
lòng người. Đạo Hòa Hảo còn sử dụng phương tiện in ấn để truyền đạo tạo sức lan
tỏa nhanh chóng, ngoạn mục. Lời kêu gọi của giáo chủ Hòa Hảo mang hình thức


sấm truyền, có sức hấp dẫn đặc biệt.Phật giáo Hòa Hảo có hình thức, nghi lễ đơn
giãn, bồi dưỡng đức tự tin ở bản thân, coi trọng lối hành đạo gần gũi với dân
chúng.Có tiền thân lâu đời, nguồn gốc từ giáo lý của Phật Thích Ca. Đó là những

nguyên nhân lam cho Phật giáo Hòa Hảo có bước phát triển ngoạn mục và vững
bền ở đồng bằng Nam Bộ
Phật giáo Hoà Hảo ra đời nhằm chấn hưng đạo phật, là chổ dựa tinh thần cho
người dân khi niềm tin vào cuộc sống bị bế tắc trong cuộc sống lầm than dưới ách
thống trị của kẻ xâm lăng, đạo hoà hảo còn giáo dục ý thức người dân hướng thiện
trước sự xâm nhập của trào lưu văn hoá phương tây.Đóng góp vào công ích xã
hội,chủ trương giúp đỡ người nghèo hơn là xây dựng chùa chiền, họ cho đó là tốn
kém. Đóng góp tích cực trên 40 tỷ đồng cho xã hội,từ thiện,góp phần làm thay đổi
bộ mặt nông thôn
Ngay khi mới ra đời, người truyền giảng đạo đồng thời là người thầy thuốc trị
bệnh cứu người. Duy trì truyền thống đó, ngày nay đạo tổ chức khám chữa bệnh
Nam Đông y, cấp thuốc, châm cứu, hỗ trợ bệnh nhân nghèo như hỗ trợ kinh phí
cho hàng trăm bệnh nhân đi mổ mắt, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho gia đình
nghèo có người qua đời với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm
2.2. Xu hướng và những vấn đề đặt ra của Phật giáo Hoà Hảo
2.2.1. Xu hướng
Từ khi Tổ quốc thống nhất, Phật Giáo Hoà Hảo tiếp tục sứ mạng phổ truyền
Giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ nhằm trau dồi và nâng cao đạo đức cho tín đồ,
chấn hưng nền Đạo gắn bó với Dân tộc, phù hợp với Chính sách và Pháp luật của
Nhà nước, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước những bối cảnh chung
tình hình thế giới và trong nước hiện nay, trong đó có tình hình tôn giáo. Phật giáo
Hoà Hảo trong thời gian tới sẽ vận động với những xu hướng:


Một, sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, chức việc Phật giáo Hoà Hảo theo hướng
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật tiếp tục được duy trì và mở rộng. Nhưng do tính
đặc thù, là một tôn giáo không có và ít có cơ sở thờ tự, nên các sinh hoạt tập thể
của tôn giáo sẽ chủ yếu diễn ra tại gia đình tín đồ và ở cả những không gian công
cộng. Từ đó, nhu cầu tái phục nơi thờ tự cũ, xin xây dựng mới các cơ sở thờ tự sẽ

diễn ra ở đại đa số các địa phương, nơi có Ban Trị sự cơ sở Phật giáo Hoà Hảo. Do
chưa thể giải quyết kịp thời, vẫn còn ít cơ sở thờ tự, nên nhân các ngày lễ lớn hàng
năm, sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Phật giáo Hoà Hảo sẽ gia tăng rất đông về số
lượng, cũng như kéo dài về thời gian tập trung, như hành hương về An Hoà Tự và
Tổ đình Phật giáo Hoà Hảo. Theo đó, công tác tôn giáo đối với Phật giáo Hòa Hảo
có phần phức tạp hơn.
Hai, những năm tới, số lượng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo sẽ tăng theo hướng
cơ học là chủ yếu. Nhưng đại bộ phận tín đồ Phật giáo Hoà Hảo là nông dân, vì
thế, khi kinh tế và trình độ dân trí của xã hội Việt Nam ngày càng nâng lên, niềm
tin, nhu cầu tôn giáo của tín đồ sẽ nảy sinh những biểu hiện mới, thực dụng và
nhạy cảm hơn, hoạt động tôn giáo cũng đa dạng hơn, gây ra những khó khăn mới
cho công tác lãnh đạo, quản lý đối với Phật giáo Hoà Hảo.
Ba, trong thời gian tới, Phật giáo Hoà Hảo tiếp tục tăng cường các hoạt động
từ thiện nhân đạo và thế tục hoá. Đây là hoạt động tự nhiên, là một nội dung “tu
phước”, đã có bề dày truyền thống, thậm chí vượt trội so với các tôn giáo khác.
Nhưng từ đó, nếu không khắc phục những hạn chế thì sự tranh giành ảnh hưởng
của Phật giáo Hoà Hảo với các tôn giáo khác sẽ diễn ra để một số phần tử lợi dụng
Phật giáo Hoà Hảo lợi dụng để củng cố thế đối trọng, gây áp lực với hệ thống
chính trị các cấp.
Bốn, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, và
nhất là, Việt Nam trở thành thành viên tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì bên


×