Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ VĂN BÚP

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ VĂN BÚP

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
2. PGS.TS. Phạm Thái Quốc

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong luận án là chính xác
và trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được ai công bố trong các công trình khác.

Tác giả luận án

Hồ Văn Búp

i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn và
PGS.TS. Phạm Thái Quốc đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cám ơn Khoa Quốc tế học, Học viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, các giảng viên trong và ngoài Khoa đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ
trợ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án.

Tôi xin chân thành cám ơn Phòng Đầu tư ra nước ngoài - Cục Đầu tư nước
ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài liệu,
thông tin về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam,
làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi cũng gửi lời cám ơn trân trọng tới cơ quan nơi tôi công tác là Trường Cao
đẳng Giao thông vận tải Trung ương III đã quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn những người thân trong gia đình, bạn bè
và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận án này.

ii


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan .........................................................................................................

i

Lời cám ơn.............................................................................................................

ii

Mục lục ................................................................................................ ………….

iii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ...................................................................


viii

Danh mục các bảng ...............................................................................................

xi

Danh mục các hình. ...............................................................................................

xiii

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA NƯỚC NGOÀI .....................................................................................

9

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................

9

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................

15

1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án cần tập trung nghiên cứu ......................................................................


19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ…………………. ...............................

22

2.1. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ......................................

22

2.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...............................................

22

2.1.2. Quy định chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...................... …………

23

2.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp các nước
đang phát triển………………………………………………………………….. .

26

2.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với doanh nghiệp các
nước đang phát triển đi đầu tư ...............................................................................

28


2.1.4.1. Tác động tích cực .....................................................................................

28

2.1.4.2. Tác động tiêu cực .....................................................................................

30

2.2. Tính tất yếu khách quan của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các
nước đang phát triển………………………………………………………….. .

iii

32


2.2.1. Xu thế tất đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển .....

32

2.2.1.1. Xu thế tất yếu ...........................................................................................

32

2.2.1.2. . Xu hướng gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
nước đang phát triển ..............................................................................................

35


2.2.2. Hội nhập và tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đối với đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của các nước đang phát triển…... ...................................................

43

2.2.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế ..........................................................................

43

2.2.2.2. Tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đối với đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các nước đang phát triển ......................................................................

44

2.2.3. Nhu cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp các nước đang
phát triển ................................................................................................................

47

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
doanh nghiệp các nước đang phát triển…………………………………… ....

49

2.3.1. Các nhân tố khách quan ..............................................................................

49

2.3.1.1. Nhân tố từ môi trường quốc tế .................................................................


49

2.3.1.2. Nhân tố từ môi trường nước nhận đầu tư .................................................

51

2.3.1.3. Nhân tố từ môi trường nước chủ đầu tư ...................................................

54

2.3.2. Các nhân tố chủ quan. .................................................................................

58

2.3.2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp ....................................................................

58

2.3.2.2. Khả năng triển khai quy trình tổ chức thực hiện đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của doanh nghiệp…………………………………………………....

61

2.3.2.3. Khả năng tạo lập các liên kết trong kinh doanh của doanh nghiệp……..

61

2.4. Kết luận chương 2 ........................................................................................

62


Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................................................

64

3.1. Tóm lược quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ...................

64

3.1.1. Quan điểm của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế……………...............

64

3.1.2. Tham gia vào các tổ chức, định chế quốc tế và khu vực……….................

65

3.1.3. Định hướng cho giai đoạn tới về hội nhập kinh tế quốc tế .........................

66

3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam.......................................................................................................................
iv

67


3.2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo

thời gian……. ........................................................................................................

67

3.2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo
đối tác nhận đầu tư ................................................................................................

77

3.2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo
lĩnh vực đầu tư .......................................................................................................

83

3.2.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo
hình thức đầu tư .....................................................................................................

88

3.2.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam theo
địa phương trong nước ..........................................................................................

89

3.3. Phân tích kết quả khảo sát tình hình thực tế đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ..............................................................

90

3.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát......................................................................


90

3.3.2. Đánh giá các nhóm yếu tố tác động đối với hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài .........................................................................................................

92

3.3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................

97

3.3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo .......................................................

97

3.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................

98

3.3.3.3. Phân tích hồi quy ......................................................................................

100

3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập……………………………… ……

102

3.4.1. Đánh giá tác động của hệ thống luật pháp, chính sách đối với hoạt động

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam………………...

102

3.4.1.1. Đánh giá về khung pháp lý ……………………………………………..

102

3.4.1.2. Đánh giá về chính sách hỗ trợ………………………………………….

106

3.4.2. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam…………………………………………………………

108

3.4.2.1. Kết quả và nguyên nhân ...........................................................................

109

3.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................

114

3.5. Kết luận chương 3 ........................................................................................

119

v



Chương 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ .............................................................................................

121

4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam ......................................................................................

121

4.1.1. Bối cảnh quốc tế…………………………………………………………..

121

4.1.2. Bối cảnh trong nước ....................................................................................

123

4.2. Yêu cầu và định hướng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới .....................................................

127

4.2.1. Yêu cầu đặt ra đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam ...................................................................................................

127


4.2.2. Định hướng về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn tới .................................................................................

130

4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài ...................................................................................

132

4.3.1. Nâng cao nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam ................................

132

4.3.1.1. Nâng cao năng lực tài chính .....................................................................

132

4.3.1.2. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ ...................................................

133

4.3.1.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ...........................................................

135

4.3.2. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ........

136


4.3.2.1. Chuẩn bị đầu tư ........................................................................................

136

4.3.2.2. Tìm đối tác đầu tư ....................................................................................

137

4.3.2.3. Xin giấy phép đầu tư ................................................................................

138

4.3.2.4. Triển khai dự án .......................................................................................

138

4.3.3. Xây dựng mối liên kết trong kinh doanh.....................................................

139

4.3.3.1. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp.............................................

139

4.3.3.2. Tận dụng mối quan hệ với các doanh nghiệp Việt kiều ở nước nhận
đầu tư…. ................................................................................................................

139


4.3.3.3. Xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng .........................

140

4.3.4. Đẩy mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập .................................................

140

4.3.5. Hoạch định chiến lược marketing phù hợp .................................................

140

vi


4.4. Các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..........................................................

141

4.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...............

141

4.4.2. Tăng cường công tác quản lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .................

143

4.4.3 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ..........................................


145

4.4.4. Chủ động và tích cực đàm phán ký kết các hiệp định đầu tư ......................

147

4.5. Kết luận chương 4 ........................................................................................

147

KẾT LUẬN ...........................................................................................................

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ...................

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................

152

PHỤ LỤC ..............................................................................................................

162

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN

APEC

Asia - Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu
vực châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

The Association of South East
Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM


Asia-Europe Meeting

Diễn đàn Hợp tác Á - Âu

BCC

Business Co-operation Contract

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BIA

Bilateral Investment Agreement

Hiệp định đầu tư song phương

BOT

Build Operate Transfer

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh
- chuyển giao

BTO

Build Transfer Operate

Hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh


BT

Hợp đồng xây dựng - chuyển

Build Transfer

giao
BTA

Bilateral Trade Agreement

Hiệp định thương mại song
phương

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

DTTs

Double Taxation Treaties

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần

EU

Europe Union


Liên minh Châu Âu

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GI

Greenfield Investment


Đầu tư mới

IFDI

Inward Foreign Direct
Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

IIA

International Investment

Hiệp định đầu tư quốc tế

Agreement
viii


IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

MAI

Multibrilateral Agreement on
Investment


Hiệp định đầu tư đa phương

MFN

Most Favoured Nation

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

M&A

Mergers & Acquisitions

Mua bán và sáp nhập

MNCs

Multi-National Corporations

Các công ty đa quốc gia

NAFTA

North American Free Trade

Hiệp định thương mại tự do Bắc

Agreement

Mỹ


NIEs

Newly Industrialized Economies

Các nền kinh tế công nghiệp mới

NT

National Treatment

Nguyên tắc đối xử quốc gia

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế

OFDI

Outward Foreign Direct

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Investment
R&D


Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

SEM

Structural Equation Model

Phân tích mô hình cấu trúc tuyến
tính

TNCs

Trans-National Corporations

Các công ty xuyên quốc gia

TRIPs

Trade Related Intellectual
Property Rights

Hiệp định về quyền sở hữu trí
tuệ

UNCTAD

United Nations Conference on
Trade And Development


Hội nghị Thương mại và Phát
triển Liên Hợp Quốc

VCCI

Vietnam Chamber of Comerce
and Industry

Phòng Thương mại Công nghiệp
Việt Nam

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

ix


2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Việt

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CTCP


Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DN Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam

DV

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

DVHH

Dịch vụ và hàng hóa công


ĐC

Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp

ĐHĐT

Định hướng và điều tiết đầu tư

ĐKNN

Điều kiện từ phía nhà nước

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐTRNN

Đầu tư ra nước ngoài

ĐTTTRNN

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

HNKTTG


Hội nhập kinh tế thế giới

HNQT

Hội nhập quốc tế

KH-CN

Khoa học - công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KVH

Khu vực hóa

MTĐT

Môi trường đầu tư

NL

Nguồn lực doanh nghiệp

RC

Rào cản


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCH

Toàn cầu hóa

TC-NH

Tài chính - ngân hàng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng dòng FDI theo khu vực giai đoạn 1990 - 2001...........................

36

Bảng 2.2. Vốn FDI toàn cầu giai đoạn 2011 - 2014…………………………….

37


Bảng 2.3. Các dịch vụ do các tổ chức xúc tiến thương mại để thúc đẩy đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài……………………………………………

58

Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo các giai đoạn……………………………………………............

68

Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo năm (từ 2006 đến 2016)…………………………......................

75

Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
tại châu Á (lũy kế đến 31/12/2016)…………………….....................

78

Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
tại châu Mỹ (lũy kế đến 31/12/2016)…………………......................

79

Bảng 3.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
tại châu Âu (lũy kế đến 31/12/2016)………………………………...

81


Bảng 3.6. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
tại châu Phi (lũy kế đến 31/12/2016)………………………………..

82

Bảng 3.7. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
tại châu Đại Dương (lũy kế đến 31/12/2016)………….....................

83

Bảng 3.8. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
trong lĩnh vực công nghiệp (lũy kế đến 31/12/2016)……………….

84

Bảng 3.9. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
trong lĩnh vực nông nghiệp (lũy kế đến 31/12/2016)….....................

85

Bảng 3.10. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
trong lĩnh vực dịch vụ (lũy kế đến 31/12/2016)……………………

87

Bảng 3.11. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo hình thức đầu tư (lũy kế đến 31/12/2016)……………………..

88


Bảng 3.12. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
lớn nhất tại 10 địa phương (lũy kế đến 31/12/2016)……………….
xi

89


Bảng 3.13. Thông tin DN đánh giá về: Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài…………………………………………...

92

Bảng 3.14. Thông tin DN đánh giá về: Nguồn lực của doanh nghiệp…………..

93

Bảng 3.15. Thông tin DN đánh giá về: Rào cản đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài……………………………………………………………….

93

Bảng 3.16. Thông tin DN đánh giá về: Dịch vụ hỗ trợ hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài………………………………………………….

94

Bảng 3.17. Thông tin DN đánh giá về: Điều kiện từ phía Nhà nước……………

95


Bảng 3.18. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài sau Nghị định 78/2006/NĐ-CP……………………………….

xii

103


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Top 20 quốc gia đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất năm 2014…............

42

Hình 2.2. Năng lực cung ứng trên thị trường……………………………………

54

Hình 3.1. Số dự án đầu tư trực tiếp được cấp phép……………………………..

69

Hình 3.2. Tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài…………………….

69

Hình 3.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo châu lục…………………………………………………............

77


Hình 3.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
theo lĩnh vực đầu tư………………………………………………….

83

Hình 3.5 Thông tin mẫu khảo sát………………………………………..............

91

Hình 3.6. Mô hình nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
(từ khảo sát thực tế và hiệu chỉnh từ lý thuyết)………………….....

xiii

99


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới,
quá trình vận chuyển các luồng vốn quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các
quốc gia cũng là một tất yếu, và một trong những xu thế tất yếu trong quá trình đó là
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) bao
gồm 2 dòng: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào (Inward Foreign Direct Investment
- IFDI) trong nước và tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Outward Foreign Direct
Investment - OFDI). Thực tế đã cho thấy, FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng.
Một số nước đang phát triển dường như chỉ chú trọng IFDI để phát triển nền kinh tế

trong nước; họ nghĩ rằng chỉ có những quốc gia đã phát triển có nguồn vốn khá dồi dào
mới OFDI. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, quốc gia nào tiến hành OFDI càng sớm
thì sẽ thu được càng nhiều lợi ích, càng có nhiều cơ hội vượt qua các rào cản của các
nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm, đa dạng hóa hoạt động
kinh doanh, phân tán rủi ro do quá tập trung vào một thị trường nhất định và tăng động
lực phát triển kinh tế đất nước.
Hoạt động OFDI giúp các doanh nghiệp (DN) các nước đang phát triển phát huy
được thế mạnh, đặc điểm mạnh của các sản phẩm của DN, đặc biệt là những sản phẩm
truyền thống, sản phẩm riêng có của DN. Đồng thời, hoạt động OFDI còn tạo điều kiện
cho các DN tăng cường khoa học và công nghệ, thực hiện đổi mới cơ cấu DN, tạo điều
kiện áp dụng các công nghệ sản xuất mới, đa dạng sản phẩm, tăng cường tính năng
động, nâng cao năng lực và trình độ quản lý, tăng thêm kinh nghiệm tiếp cận khách
hàng, trình độ tiếp thị và nâng cao khả năng cạnh tranh. Hơn thế nữa, hoạt động OFDI
còn giúp các DN có cơ hội tiếp cận khai thác tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực
khác tại nước ngoài trong khi các điều kiện trong nước ngày càng trở nên hạn chế và
khan hiếm.
Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt
động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam (DN Việt Nam) đã tăng nhanh và đang có

1


xu hướng tiếp tục tăng nhanh về số dự án, quy mô đầu tư; địa bàn đầu tư tiếp tục được
mở rộng, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng; không chỉ đầu tư sang các nước đang và
kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar, Mozambique… mà còn đầu tư sang các
nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp …; hơn nữa OFDI của các DN Việt
Nam đã và đang chuyển từ những dự án có quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn
giản sang các dự án có quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao
hơn. Tuy nhiên sau hơn 25 năm, hoạt động OFDI của Việt Nam vẫn còn mang tính tự
phát, manh mún của DN, phát triển chưa có định hướng, chưa tương xứng với tiềm

năng, đa phần các DN vẫn còn lúng túng trên nhiều phương diện để thực hiện đầu tư ra
nước ngoài, các cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội chưa coi trọng vai trò
của OFDI đối với sự phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện trong nước còn thiếu
nguồn lực tài chính.
Về các tác động tích cực, OFDI giúp các DN Việt Nam thâm nhập sâu vào thị
trường khu vực và thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn nhờ đó nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, đặc biệt là các yếu tố vốn vô hình như: thương hiệu, công nghệ, bí quyết công
nghệ…. OFDI giúp các DN Việt Nam tăng nội lực kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm
trên thương trường quốc tế, học hỏi tiếp thu bí quyết công nghệ, phương pháp quản lý
và khoa học kỹ thuật của các nước tiếp nhận đầu tư để áp dụng vào hoạt động kinh
doanh của công ty mẹ trong nước. Ngoài ra, OFDI còn tạo điều kiện giúp các DN Việt
Nam tối đa hóa lợi nhuận thu được, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh trước những
biến động của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, hoạt động OFDI làm phân tán nguồn lực về tài
chính, nhân lực, làm giảm bớt khả năng tạo việc làm ở trong nước. OFDI không tốt có
thể dẫn tới chảy máu ngoại tệ, làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại phức tạp hơn, tốn
kém hơn.
Đối với doanh nghiệp, OFDI là hoạt động đầu tư phức tạp, nhiều rủi ro, liên quan
đến luật lệ khác biệt, phong tục, tín ngưỡng, tập quán, sở thích, thị hiếu, văn hóa, ngôn
ngữ, chính trị, xã hội, sắc tộc của nước bản xứ. Trên thực tế, những năm qua hoạt động
OFDI của các DN Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập: nguồn vốn OFDI chưa
ổn định chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu đầu tư bất hợp lý, năng lực cạnh tranh
yếu, việc triển khai dự án ở nước ngoài còn chậm, khả năng kinh nghiệm hoạt động
2


trong môi trường kinh doanh quốc tế bị hạn chế, thương hiệu công ty, thương hiệu sản
phẩm, dịch vụ chưa có nên gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ các
nước khác trong giành thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nước tiếp
nhận vốn đầu tư. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu vì trên thực tế đang

có khá nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về hoạt động OFDI của
các DN Việt Nam.
Mặt khác, trong thời gian vừa qua một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
như: Lào, Campuchia, Thái Lan mà điển hình là Myanmar và một số nước Châu Phi,
Đông Âu đang mở rộng hội nhập, với nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi và là cơ hội để các DN Việt Nam tham gia nhằm
phát huy lợi thế riêng có, tìm kiếm cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh trên những thị
trường mới, tăng lợi nhuận cũng như phân tán rủi ro trong chiến lược đầu tư, kinh doanh
của mình trước bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Ngày nay, việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả OFDI của các DN Việt Nam có thể
xem là một trong những giải pháp có ý nghĩ a thiết thực để giải quyết bài toán lớn mang
tính thời sự của cộng đồng doanh nhân trong thời gian vừa qua, đó là “Thúc đẩy tinh
thần kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của
hội nhập quốc tế. Điều này cũng từng bước để khẳng định vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Trên cơ sở các luận điểm đã nêu, các vấn đề có ý nghĩa cấp thiết như đã phân
tích, nên tác giả chọn vấn đề: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng OFDI của các DN
Việt Nam trong thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp từ phía DN và các
kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động OFDI của các DN Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT).
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
. Để cụ thể mục đích nghiên cứu, có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

3



Một là, luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về OFDI của DN từ các nước đang
phát triển và cho các DN Việt Nam trong quá trình HNKTQT.
Hai là, phân tích thực trạng hoạt động OFDI của các DN Việt Nam để đánh giá
tác động của khung pháp lý; nguyên nhân những kết quả đạt được và hạn chế, khó khăn
đang ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động OFDI.
Ba là, dự báo bối cảnh mới ảnh hưởng đến hoạt động OFDI và đưa ra các yêu
cầu, định hướng nhằm thúc đầy các DN Việt Nam OFDI trong giai đoạn tới.
Bốn là, đề xuất các giải pháp xuất phát từ DN và các kiến nghị đối với Nhà nước
để hỗ trợ, khuyến khích DN và tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhằm đẩy mạnh
hoạt động OFDI của các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
. Từ các nhiệm vụ nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
Câu hỏi 1. Vì sao các DN Việt Nam cần thiết phải tiến hành OFDI trong xu thế
toàn cầu hóa và HNKTQT?
Câu hỏi 2. Thực trạng hoạt động OFDI của các DN Việt Nam trong thời gian
qua?
Câu hỏi 3. Những kết quả đạt được và hạn chế của các DN Việt Nam khi thực
hiện OFDI?
Câu hỏi 4. Giải pháp nào để thúc đẩy các DN Việt Nam OFDI trong bối cảnh
HNKTQT?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động OFDI của các DN Việt Nam
và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy OFDI của các DN Việt Nam trong
bối cảnh HNKTQT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện OFDI của các
DN Việt Nam, trong đó có chú trọng nghiên cứu hoạt động OFDI của một số DN điển
hình như Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
. Về thời gian: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động OFDI của các DN Việt
Nam giai đoạn 2006-2016. Giai đoạn mà hoạt động OFDI của các DN Việt Nam đã

được luật hóa trong Luật Đầu tư 2005 và bối cảnh HNKTQT ngày càng sâu, rộng hơn
4


khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade
Organization - WTO).
. Về nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các tác động và các nhân tố ảnh
hưởng đến các DN khi OFDI, đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động OFDI của
các DN Việt Nam; để đánh giá tác động của khuôn khổ pháp lý và nguyên nhân những
kết quả, hạn chế; từ đó đề xuất các giải pháp đối với DN và kiến nghị đối với Nhà nước
nhằm đẩy mạnh OFDI của các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Xuất phát từ bản chất của FDI với tư cách là hình thức xuất khẩu tư bản trực tiếp,
là hình thức quan hệ sản xuất đặc thù có tác động tới phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
của cả nước chủ đầu tư lẫn nước nhận đầu tư. Đồng thời, dựa trên cơ sở các lý thuyết về
thương mại và đầu tư quốc tế; tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tổ
chức, học giả trong nước và quốc tế về OFDI cho thấy hoạt động OFDI là tất yếu đối
với các DN từ các nước đang phát triển và cho các DN Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng OFDI của các DN Việt
Nam, luận án đề xuất các giải pháp và kiến nghị khả thi nhằm thúc đẩy các DN Việt
Nam OFDI trong bối cảnh HNKTQT. Từ đó, khẳng định việc tồn tại hoạt động OFDI
của các DN Việt Nam là tất yếu khách quan phù hợp giữa lý luận và thực tiễn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tài liệu, thông tin được nghiên cứu bao gồm các văn bản pháp quy, các xuất bản
phẩm, các kết quả điều tra, nghiên cứu, hội thảo, hội nghị, số liệu thống kê, báo cáo tổng
kết... về lý thuyết cũng như tình hình thực hiện OFDI của các DN Việt Nam. Trong đó
gồm các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Ngân hàng Nhà nước...; các dữ liệu của Phòng Đầu tư ra nước ngoài - Cục Đầu tư nước

ngoài, niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Cục Thống kê Thành
phố Hồ Chí Minh...; các tạp chí khoa học trong và ngoài nước và các tài liệu sách báo,
tài liệu nghe nhìn, mạng internet.... Các thông tin thứ cấp sẽ được tác giả nghiên cứu,
phân tích, tổng hợp, mô tả và so sánh nhằm làm rõ nội dung luận án cần nghiên cứu.

5


Khung nghiên cứu của luận án
Vấn đề nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích làm rõ lý luận và thực tiễn về OFDI từ DN các nước đang phát triển và
cho các DN Việt Nam trong quá trình HNKTQT.
- Phân tích và đánh giá thực trạng OFDI của các DN Việt Nam trong giai đoạn 20062016.
- Đề xuất giải pháp đối với DN và kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy mạnh
OFDI của các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu khảo sát thực tế
Thu thập, tổng hợp và phân tích dữ - Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn các cá
liệu thứ cấp nhằm:
nhân nhằm phân tích các yếu tố điều kiện từ
- Hệ thống một số lý luận về OFDI
phía nhà nước đối với OFDI, để đánh giá tác
của DN từ các nước đang phát
động của khung pháp lý với hoạt động này
triển và cho các DN Việt Nam.
của các DN Việt Nam.

- Phân tích thực trạng tình hình - Nghiên cứu định lượng: Điều tra bằng bảng
thực hiện OFDI của các DN Việt
hỏi các DN đã, đang OFDI và sử dụng phần
Nam giai đoạn 2006-2016.
mềm SPSS để xử lý số liệu điều tra nhằm
- Đưa ra các yêu cầu và định hướng
đánh giá tác động của các nhóm yếu tố đối
về hoạt động OFDI của các DN
với hoạt động OFDI của các DN Việt Nam.
Việt Nam trong giai đoạn tới.
Và dùng mô hình hồi quy để kiểm chứng
phân tích định lượng.
Kết quả của nghiên cứu
- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đối với hoạt động OFDI từ DN các nước
đang phát triển và cho các DN Việt Nam.
- Đánh giá tác động của khung pháp lý, những kết quả đạt được và hạn chế đang
ảnh hưởng đến hoạt động OFDI của các DN Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp từ phía DN và các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đẩy
mạnh OFDI của các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.

6


. Phương pháp điều tra xã hội học:
Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến của
một số nhà khoa học và những chuyên gia làm công tác quản lý hoạt động OFDI [Phụ
lục 5]. Danh sách các nhà khoa học và chuyên gia [Phụ lục 8].
Nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật điều tra thống kê thông qua phiếu khảo
sát đối với lãnh đạo các DN đã và đang OFDI [Phụ lục 6]. Luận án sử dụng phần mềm
thống kê chuyên dụng SPSS để xử lý các số liệu điều tra. Số phiếu điều tra là 10

phiếu/doanh nghiệp và điều tra tại 150 doanh nghiệp đã và đang có hoạt động OFDI.
Thời gian điều tra được thực hiện vào quý I năm 2017.
Mục tiêu điều tra (i) Tập hợp thông tin và đánh giá về các nhóm yếu tố có tác
động đối với OFDI của các DN Việt Nam; (ii) Phân tích các yếu tố điều kiện từ phía nhà
nước đối với OFDI, để có cơ sở đánh giá về các chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước
với hoạt động này. Từ đó, đề xuất các giải pháp đối với DN và kiến nghị đối với Nhà
nước nhằm đẩy mạnh OFDI của các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động OFDI từ DN các nước
đang phát triển và cho các DN Việt Nam.
Hai là, phân tích thực trạng và điều tra, khảo sát thực tế tại các DN Việt Nam có
hoạt động OFDI trong giai đoạn 2006-2016, nhằm đánh giá những tác động của cơ chế
chính sách, thủ tục hành chính, công tác quản lý nhà nước và những kết quả đạt được,
hạn chế từ phía DN cần khắc phục khi thực hiện OFDI.
Ba là, đặt ra các yêu cầu và định hướng về hoạt động OFDI của các DN Việt
Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp khả thi đối với DN và các kiến nghị đối với Nhà
nước nhằm đẩy mạnh hoạt động OFDI của các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có thể khẳng định OFDI là tất
yếu khách quan không chỉ đối với các nước phát triển mà còn là tất yếu khách quan đối
với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, về lý thuyết: Đề tài nghiên cứu làm rõ vai trò, tác động của nguồn vốn
FDI trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, ảnh hưởng đến tốc độ

7


phát triển và tính bền vững của kinh tế toàn cầu. Từ các số liệu nghiên cứu, luận án bổ
sung thêm tính thực tiễn cho các mối quan hệ này.
Thứ ba, về thực tế: Luận án phân tích thực trạng hoạt động OFDI của các DN

Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016, nhằm đánh giá tác động của khung pháp lý,
những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, để đề xuất những giải pháp từ phía DN
và các kiến nghị đối với Nhà nước chủ yếu, với mục đích đẩy mạnh khả năng OFDI của
các DN Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT.
Thứ tư, HNKTQT là một xu thế tất yếu và Việt Nam đang ngày càng hội nhập
sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Mặc dù đất nước đang cần vốn để thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nhưng các DN Việt Nam hoàn toàn có
khả năng tiến hành OFDI. Sự thành công của hoạt động này sẽ góp phần quan trọng vào
việc hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chúng ta kỳ vọng trong những năm
tới, với chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng của Nhà nước; cùng với sự lớn
mạnh và nỗ lực của các DN, hoạt động OFDI của các DN Việt Nam sẽ có những bước
phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đất nước và góp phần sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thứ năm, kết quả nghiên cứu làm cơ sở ứng dụng để các DN Việt Nam tìm hiểu
và thực hiện OFDI; các nhà hoạch định chính sách trong quá trình nghiên cứu đề ra các
chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy các DN Việt Nam tiến hành OFDI.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã công
bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và phần phụ
lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

8



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tác động của FDI lên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế từ lâu đã được các nhà
kinh tế học nghiên cứu rất sâu trong các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm.
Các nghiên cứu được xây dựng để lý giải các nguồn gốc hình thành và phát triển của
FDI, sự vận động của các yếu tố trong quá trình sản xuất, điển hình là các yếu tố: vốn,
lao động, khoa học - công nghệ; đặc biệt là vai trò của những công ty đa quốc gia trong
đầu tư quốc tế.
Thứ nhất, nghiên cứu về FDI: Khái niệm đáng chú ý nhất hiện nay ở nước ngoài
về FDI được phát triển bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development - OECD) (1996, 2008) [96] và Quỹ tiền tệ
quốc tế (International Monetary Fund - IMF) (1993) [89]. Theo đó, FDI là đầu tư vượt
ra ngoài biên giới quốc gia của một nhà đầu tư với mục tiêu thiết lập mối quan hệ dài
hạn về mặt vốn chủ sở hữu đối với một DN nước ngoài. Ngoài ra, một DN hoạt động
theo khái niệm này được gọi là FDI, nếu như có tỷ lệ góp vốn trên 10% tại DN nước
ngoài.
Thứ hai, nghiên cứu về các công ty đa quốc gia tiến hành OFDI: Khi sự chi phối
của các công ty đa quốc gia (Multi-National Companies - MNCs) đối với sự phát triển
thịnh vượng nền kinh tế của các nước đang phát triển ngày càng trở nên rõ ràng, các nhà
nghiên cứu tìm cách giải thích xem tại sao các MNCs lại đẩy mạnh hoạt động OFDI.
Hai tác giả Buckley và Casson đã lập luận rằng, các MNCs sẽ OFDI trong trường hợp
các chi phí giao dịch đối với việc xuất khẩu hay như chi phí phát sinh từ rào cản thương
mại cao hơn chi phí điều phối nội bộ giữa công ty mẹ - con. Tác giả Stephen H. Hymes
(1976) [88], Rugman A.A (1987) [100] và một số người khác cho rằng các MNCs có
những lợi thế đặc thù cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài
nên họ sẵn sàng OFDI. Khi chọn địa điểm đầu tư, những MNCs sẽ chọn nơi nào có các
điều kiện: lao động, đất đai, chính trị… cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói
trên. Những MNCs thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có

nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ, thường là các thị trường tiêu thụ tiềm năng và tiến
hành thực hiện FDI với các chiến lược chủ yếu sau:
9


(i) Chiến lược tìm kiếm nguồn nhân lực (Resource-Seeking): Là chiến lược các
MNCs sử dụng khi muốn tận dụng và khai thác các lợi thế so sánh của nước nhận đầu
tư. Các công ty sẽ khai thác những nguồn lực mà công ty không thể có hoặc có nhưng
quá đắt ở quốc gia họ. Các nguồn lực đó có thể là nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ
cho sản xuất hàng hóa, hoặc là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ…. Các MNCs trong giai
đoạn đầu thực hiện OFDI tại các nước đang phát triển đều thực hiện chiến lược tìm
kiếm nguồn lực và nó giúp DN nội địa ở nước nhận đầu tư tham gia vào các khâu như
chế biến, lắp ráp. Tuy nhiên, đây là những khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp trong mạng
sản xuất toàn cầu.
(ii) Chiến lược tìm kiếm thị trường (Market-Seeking): Trong chiến lược này, các
MNCs chú trọng đến quy mô dân số và sự phát triển của thị trường nước nhận đầu tư.
Khi thực hiện, các MNCs tính tới việc đầu tư vào những sản phẩm có tính chuyển đổi
cao, dễ dàng để thay đổi một số tính năng của sản phẩm nhằm mục đích phù hợp với
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường nước sở tại. Không chỉ quan tâm
đến thị trường nội địa, các thị trường kế cận là điểm nhắm tới khi thực hiện chiến lược
này của các MNCs. Các công ty muốn đầu tư theo dạng “một mũi tên trúng hai đích”,
vừa chiếm lĩnh thị trường nội địa, vừa thông qua đó bành trướng phạm vi hoạt động
sang các thị trường láng giềng kế cận.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong việc các quốc gia nhận đầu tư tham gia vào
các định chế, tổ chức thương mại trong khu vực với những cam kết tự do trao đổi hàng
hóa và dịch vụ. Những cam kết này đã khuyến khích các công ty đầu tư vào một trong
những quốc gia trong khối. Bởi thông qua việc đầu tư trực tiếp vào một thị trường trong
khối, với xuất xứ hàng hóa của một quốc gia thành viên trong khối, công ty sẽ có những
khuyến khích, ưu đãi có lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khác trong
khối.

(iii) Chiến lược tìm kiếm hiệu quả (Efficiency-Seeking): Hiệu quả sử dụng nguồn
lực là vấn đề đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh
doanh (SXKD) của mỗi DN, góp phần đắc lực cho DN nâng cao được sức cạnh tranh và
tăng lợi nhuận nên các MNCs luôn phải đi tìm lời giải bài toán sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong SXKD. Nếu các MNCs chỉ SXKD trong nước thì tỷ suất lợi nhuận thu
được luôn có xu hướng giảm do nguồn lực có hạn và ngày càng bị khai thác cạn kiệt;
10


×