Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 236 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------

ĐOÀN NHƢ HÙNG

QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIŨA CƠ SỞ
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2018


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
------------------

ĐOÀN NHƢ HÙNG

QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIŨA CƠ SỞ
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học : 1. TS Phan Chính Thức
2. TS Lê Đông Phƣơng

Hà Nội, 2018


iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
mình. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào.

Tác giả luận án

Đoàn Nhƣ Hùng


iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung
tâm Đào tạo và bồi dƣỡng, các nhà khoa học tham gia đào tạo NCS Quản lí
giáo dục khóa 2014-2018 và xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ hƣớng
dẫn: 1. TS. Phan Chính Thức; 2. TS. Lê Đông Phương đã dìu dắt, giúp đỡ tận
tình, đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học, ứng dụng có hiệu
quả các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn công tác của mình.
Tôi xin cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia đình đã luôn gần gũi,
chia sẻ, cảm thông và động viên kịp thời để tôi có thể tập trung mọi nguồn lực

cho việc hoàn thành chƣơng trình học của mình.
Tôi xin cảm ơn trƣờng Đại học Lạc Hồng và các đồng nghiệp cơ quan
nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, tài chính và khích lệ
mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập,
nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện các nội dung
nghiên cứu phục vụ luận án.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, các chuyên gia
trong lĩnh vực quản lí liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
doanh nghiệp đã nhiệt tình tiếp sức và tạo thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ học
tập, nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án

Đoàn Nhƣ Hùng


v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................ viii
Danh mục bảng................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHI P VỚI DOANH NGHI P

ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHI P......... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu
doanh nghiệp .............................................................................................. 9
1.1.2. Nghiên cứu về liên kết đào tạo ...................................................... 12
1.1.3. Nghiên cứu về quản lí liên kết đào tạo .......................................... 18
1.1.4. Những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết trong các công trình nghiên
cứu............................................................................................................ 20
1.1.5. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết................. 20
1.2. Một số khái niệm ...................................................................................... 21
1.2.1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp .......................................................... 21
1.2.2. Doanh nghiệp và các khu công nghiệp .......................................... 22
1.2.3. Nhân lực và nhu cầu nhân lực của các KCN ................................. 24
1.2.4. Liên kết đào tạo ............................................................................. 24
1.2.5. Quản lí, QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân
lực các KCN............................................................................................. 27
1.3. Liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp ..................................... 30
1.3.1. Mối quan hệ giữa nhân lực với phát triển KT-XH, phát triển các
KCN ......................................................................................................... 30
1.3.2. Đặc điểm, vai trò của nhân lực trong các khu công nghiệp .......... 31
1.3.3. Liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu nhân lực ........................................................................ 33


vi
1.3.4. Liên kết đào tạo trong một số loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp .. 38
1.4. Một số cách tiếp cận trong quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo
dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu
công nghiệp ............................................................................................. 40

1.4.1. Tiếp cận chức năng quản lí ............................................................ 41
1.4.2.Tiếp cận mô hình quản lí nguồn nhân lực ...................................... 45
1.4.3 Tiếp cận quản lí theo Chu trình PDCA .......................................... 46
1.4.4. Tiếp cận quản lí theo quá trình đào tạo ......................................... 47
1.4.5. Tiếp cận quản lí theo mô hình CIPO ............................................. 49
1.4.6. Lựa chọn tiếp cận QLLKĐT giữa CSGDNN và DN đáp ứng nhu
cầu nhân lực các KCN ............................................................................. 50
1.5. Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp ......................... 51
1.5.1. Ma trận tiếp cận quản lí theo chức năng và quản lí theo mô hình CIPO54
1.5.2. Nội dung quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp
và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp .......... 56
1.6. Các yếu tố tác động đến QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng
nhu cầu của KCN .................................................................................... 66
1.6.1 Yếu tố khách quan .......................................................................... 66
1.6.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 69
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA
CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHI P VỚI DOANH NGHI P ĐÁP
ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHI P TỈNH
ĐỒNG NAI ............................................................................................. 70
2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ................................................... 70
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................... 70
2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................... 70
2.1.3. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................... 70
2.1.4. Quy mô khảo sát ............................................................................ 70
2.1.5. Công cụ khảo sát ............................................................................ 70
2.1.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................. 70



vii
2.1.7. Thang điểm đánh giá ..................................................................... 71
2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 73
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai ........................................... 73
2.2.2. Thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai............................ 74
2.2.3. Thực trạng nhân lực của DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai ........ 77
2.2.4. Thực trạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đồng Nai ................. 81
2.3. Thực trạng liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai ................................................................................................. 82
2.3.1. Thực trạng mô hình liên kết đào tạo .............................................. 82
2.3.2. Thực trạng các hình thức liên kết .................................................. 84
2.3.3. Thực trạng nội dung liên kết đào tạo ............................................. 87
2.4. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng
Nai ........................................................................................................... 93
2.4.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của quản lí liên kết đào tạo giữa cơ
sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực ... 93
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề
nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp
tỉnh Đồng Nai .......................................................................................... 95
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục
nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công
nghiệp tỉnh Đồng Nai............................................................................. 101
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề
nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp
tỉnh Đồng Nai ........................................................................................ 107
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục
nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công
nghiệp tỉnh Đồng Nai............................................................................. 113

2.4.6.Thực trạng tác động của bối cảnh đến quản lí liên kết đào tạo giữa
CSGDNN với DN .................................................................................. 118
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 123


viii
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ
SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHI P VỚI DOANH NGHI P ĐÁP
ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHI P TỈNH
ĐỒNG NAI ........................................................................................... 124
3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục nghề nghiệp và liên kết đào tạo giữa
cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân
lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai............................................... 124
3.1.1. Định hƣớng phát triển các KCN và NCNL của các KCN tỉnh Đồng
Nai .......................................................................................................... 124
3.1.2. Định hƣớng phát triển giáo dục nghề nghiệp và phát triển liên kết
đào tạo giữa CSGDNN và DN đáp ứng NCNL DN tỉnh Đồng nai....... 127
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................. 127
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ................................................ 127
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................. 128
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................. 128
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................. 128
3.3. Các giải pháp đề xuất ............................................................................. 129
3.3.1. Giải pháp 1: Lựa chọn mô hình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục
nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công
nghiệp tỉnh Đồng Nai............................................................................. 129
3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo
dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai .................................................................... 134
3.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức vận hành và thực hiện cơ chế liên kết đào

tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp các khu công
nghiệp tỉnh Đồng Nai............................................................................. 137
3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số và đổi
mới quy trình kiểm tra, đánh giá liên kết đào tạo giữa giữa cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ............................ 143
3.3.5. Giải pháp 5: Phối hợp các bên cùng tham gia quản lý liên kết đào
tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ....................................... 153


ix
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất .......... 159
3.5. Tổ chức thử nghiệm ............................................................................... 165
3.5.1. Khái quát chung về tổ chức thử nghiệm ...................................... 165
3.5.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ...................................................... 166
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 184
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 185
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................... 189
TÀI LI U THAM KHẢO ............................................................................. 190
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 198


x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, viết tắt
CBQL
CTĐT
CNH, HĐH
CSGDNN
DN

GDNN
GD&ĐT
GV
HS-SV
KCN
KCX
KKT
KT-XH
LĐTB&XH
LKĐT
MKH
NCXH
NCS
NCNL
NL
QLLKĐT
THCS
THPT
TTLĐ
TN
VTE

Viết đầy đủ
Cán bộ quản lí
Chƣơng trình đào tạo
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Doanh nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục và đào tạo

Giáo viên
Học sinh, sinh viên
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Kinh tế-xã hội
Lao động Thƣơng binh và Xã hội
Liên kết đào tạo
Mô đun kỹ năng hành nghề
Nhu cầu xã hội
Nghiên cứu sinh
Nhu cầu nhân lực
Nhân lực
Quản lí liên kết đào tạo
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thị trƣờng lao động
Thử nghiệm
Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận các chức năng quản lí và nội dung quản lí theo mô
hình CIPO trong liên kết đào tạo giữa CSGDNN và DN ............... 54
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........ 75
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai ......................................................................................... 76
Bảng 2.3: Tình hình lao động trong các DN đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai năm 2016 ................................................................. 78

Bảng 2.4: Tình hình tăng lao động trong các DN đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 .................................................... 79
Bảng 2.5: Cơ cấu nghề nghiệp lao động trong các DN đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .............................................................. 80
Bảng 2.6: Mạng lƣới CSGDNN tỉnh Đồng Nai .............................................. 81
Bảng 2.7: Thực trạng mô hình LKĐT giữa CSGDNN với DN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................................... 84
Bảng 2.8: Thực trạng hình thức LKĐT giữa CSGDNN với DN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................................... 86
Bảng 2.9: Thực trạng nội dung LKĐT giữa CSGDNN với DN ..................... 90
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 90
Bảng 2.10: Đánh giá của cựu HS-SV về mức độ đáp ứng về LKĐT
giữa CSGDNN và DN trong quá trình đào tạo ............................... 91
Bảng 2.11: Nhận thức về vai trò của quản lí liên kết đào tạo giữa
CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực................................. 93
Bảng 2.12: Thực trạng thực hiện các loại kế hoạch trong quản lí liên kết
đào tạo giữa CSGDNN với DN ...................................................... 95
Bảng 2.13: Thực trạng kết quả thực hiện các loại kế hoạch trong
QLLKĐT giữa CSGDNN với DN .................................................. 98


xii
Bảng 2.14: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực
hiện các kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN........................ 100
Bảng 2.15: Thực trạng thực hiện tổ chức LKĐT giữa CSGDNN với DN ... 102
Bảng 2.16: Thực trạng kết quả thực hiện tổ chức LKĐT giữa CSGDNN
với DN ........................................................................................... 104
Bảng 2.17: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực
hiện tổ chức LKĐT giữa CSGDNN với DN ................................ 106
Bảng 2.18: Thực trạng thực hiện chỉ đạo LKĐT giữa CSGDNN với DN ... 108

Bảng 2.19: Thực trạng kết quả thực hiện chỉ đạo LKĐT giữa CSGDN
với DN ........................................................................................... 109
Bảng 2.20: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực
hiện chỉ đạo LKĐT giữa CSGDNN với DN ................................. 112
Bảng 2.21: Thực trạng thực hiện kiểm tra đánh giá LKĐT giữa
CSGDNN với DN ......................................................................... 113
Bảng 2.22: Thực trạng kết quả thực hiện kiểm tra đánh giá LKĐT giữa
CSGDNN với DN ......................................................................... 115
Bảng 2.23: Tƣơng quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện kiểm tra
đánh giá LKĐT giữa CSGDNN và DN ........................................ 117
Bảng 2.24: Thực trạng tác động của bối cảnh đến QLLKĐT giữa
CSGDNN với DN ......................................................................... 118
Bảng 2.25: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến QLLKĐT CSGDNN
với DN ........................................................................................... 120
Bảng 3.1: Dự báo nguồn lao động đã qua đào tạo đến năm 2020 ................ 126
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá LKĐT giữa CSGDNN
và DN đáp ứng yêu cầu nhân lực của các KCN tỉnh Đồng Nai ... 144
Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất .... 160
Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất .... 160


xiii
Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
giải pháp đề xuất ........................................................................... 162
Bảng 3.6: Kế hoạch thử nghiệm .................................................................... 167
Bảng 3.7: Mức độ tham gia của 2 công ty vào quá trình thử nghiệm ........... 168
Bảng 3.8: Thông tin phản hồi về tƣ vấn tuyển sinh giữa trƣờng Trƣờng
cao đẳng công nghệ cao Đồng Nai với Công ty TNHH ARIA
Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Bảo Hiếu Gia ........ 169
Bảng 3.9: Kết quả thử nghiệm tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá

LKĐT đối với trƣờng Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai.......... 171
Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá
LKĐT đối với Công ty TNHH ARIA Việt Nam .......................... 176
Bảng 3.11: So sánh kết quả thử nghiệm các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh
giá LKĐT giữa Trƣờng Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai
và Công ty TNHH ARIA Việt Nam ............................................. 182


xiv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nhận thức về vai trò của quản lí liên kết đào tạo giữa
CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực .......................... 94
Biểu đồ 2.2: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả
thực hiện các kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN ......... 101
Biểu đồ 2.3: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả tổ
chức thực hiện LKĐT giữa CSGDNN với DN ...................... 107
Biểu đồ 2.4: Tƣơng quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện chỉ đạo
liên LKĐT giữa CSGDNN với DN ........................................ 113
Biểu đồ 2.5: Tƣơng quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện kiểm tra
đánh giá LKĐT giữa CSGDNN và DN .................................. 118
Biểu đồ 3.1: Mối tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các giải pháp đề xuất ........................................................ 164
Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển LKĐT giữa CSGDNN và DN ....................... 27
Sơ đồ 1.2: Mô hình về quản lí ....................................................................... 28
Sơ đồ 1.3: Nguyên tắc 3P ............................................................................... 35
Sơ đồ 1.4: Mô hình DN trong CSGDNN ....................................................... 38
Sơ đồ 1.5: Mô hình CSGDNN trong DN ...................................................... 39
Sơ đồ 1.6: Mô hình CSDN độc lập ................................................................ 40
Sơ đồ 1.7: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí ...................................... 44
Sơ đồ 1.8: Mô hình quản lí nguồn nhân lực của Leonard Nadle ................... 45

Sơ đồ 1.9: Quản lí liên kết đào tạo vận dụng chu trình PDCA ....................... 47
Sơ đồ 1.10: Mô hình quản lí đào tạo theo quá trình ....................................... 48
Sơ đồ 1.11: Mô hình CIPO ............................................................................. 49
Sơ đồ 1.12: Quy trình lập kế hoạch liên kết đào tạo ....................................... 60
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện ...................................................................... 130
Sơ đồ 3.2: Mô hình QLLKĐT giữa CSGDNN với DN ................................ 132
Sơ đồ 3.3: Quy trình thành lập ban chỉ đạo phối hợp cung ứng NL ............. 139
Sơ đồ 3.4: Quy trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin ....................... 140
Sơ đồ 3.5: Phân cấp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN ............................... 150
Sơ đồ 3.6: Quy trình thiết kế nội dung đào tạo theo nhu cầu của DN .......... 156


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết 29 NQ-TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa 8- Đại hội
11 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo đã đánh giá: Chất lƣợng,
hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học,
GDNN. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa
các phƣơng thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nh thực hành. Đào tạo
thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của
TTLĐ...”. Chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 định hƣớng:
Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo
và Nhà nƣớc để phát triển nhân lực theo NCXH”. Đây là những quan điểm chỉ
đạo có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển GDNN.
Trong thời gian qua, GDNN đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ,
bƣớc đầu chuyển từ đào tạo thụ động, kế hoạch tập trung bao cấp theo hƣớng

cung” sang đào tạo năng động, hội nhập theo hƣớng cầu” của TTLĐ. Nhiều
văn bản quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng, tạo hành lang pháp lý để phát
triển GDNN đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (DN). Mạng lƣới CSGDNN
phát triển khắp toàn quốc; quy mô tuyển sinh tăng, chất lƣợng đƣợc cải thiện
góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Nhìn chung,
GDNN đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của DN, tuy nhiên vẫn còn một số
tồn tại sau:
- Cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp với NCNL của các DN và khu
công nghiệp (KCN); thiếu lao động kỹ thuật trình độ kỹ năng nghề cao cho
các DN thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, DN có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài,


2
các ngành kinh tế trọng điểm; chƣa bổ sung kịp thời các CTĐT cho các nghề
mới theo yêu cầu của DN.
- Chất lƣợng đào tạo tại các CSGDNN dạy vẫn còn nhiều hạn chế so
với yêu cầu thực tế công nghệ trong sản xuất của các DN; nội dung chƣơng
trình, giáo trình chƣa gắn với nhu cầu tuyển dụng và chƣa phù hợp với sự
thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất của DN; hiện nay chất lƣợng đào
tạo vẫn còn khoảng cách lớn giữa trình độ kỹ năng nghề của học sinh, sinh
viên (HS-SV) mới ra trƣờng và yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.
- Ngƣời lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng
thích ứng với sự thay đổi công nghệ, kỹ năng sống hoà nhập vào môi trƣờng
văn hoá của DN còn hạn chế. Vì vậy rất nhiều ngƣời sau khi đã tốt nghiệp ra
trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm. Các DN đều khó tìm đƣợc những lao động
vừa ý, hoặc sau khi tuyển dụng DN phải tổ chức tập huấn, đào tạo lại chuyên
môn, nghiệp vụ thì mới có thể sử dụng đƣợc.
- Các DN chƣa xác định rõ trách nhiệm tham gia các hoạt động đào tạo
nghề. LKĐT giữa CSGDNN với các DN chƣa tác động tích cực đến hoạt
động đào tạo.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhiều
DN chƣa quan tâm đến đào tạo và sử dụng, mối quan hệ giữa CSGDNN và
DN còn lỏng lẻo, tự phát, chƣa có chính sách và giải pháp QLLKĐT phù hợp.
Nhân lực (NL) là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lƣợng và nâng cao chất lƣợng NL rất
quan trọng đối với các KCN. Đồng Nai là một trung tâm công nghiệp hàng
đầu của Việt Nam với 32 KCN chiếm 10% số lƣợng, chiếm 12% về diện tích
so với tổng số KCN của cả nƣớc và là tỉnh liên tục dẫn đầu cả nƣớc trong việc
phát triển các KCN. Mặt khác, Đồng Nai lại nằm cạnh Thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Bình Dƣơng là các địa phƣơng phát triển công nghiệp, tập trung
nhiều KCN nhất nƣớc. Chính vì vậy sức ép cạnh tranh về lao động là rất lớn,


3
tình trạng căng thẳng về NL có chất lƣợng cho các DN trong các KCN tại
Đồng Nai ngày một gia tăng, hạn chế đến sự phát triển của các KCN cũng
nhƣ tăng trƣởng của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là
do Đồng Nai chƣa có những giải pháp để ổn định và thu hút NL có chất lƣợng
cho các DN trong KCN thông qua xây dựng mối LKĐT với các CSGDNN.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Quản lí
liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng
nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp
QLLKĐT giữa CSGDNN với DN nhằm đáp ứng NCNL cho các DN và KCN
tỉnh Đồng Nai.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động LKĐT giữa CSGDNN và DN theo hƣớng đáp ứng NCNL.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí liên kết đào tạo giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL cho các
KCN tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay các CSGDNN chƣa cung cấp nhân lực phù hợp với yêu cầu
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là quan hệ LKĐT chƣa hiệu quả do
hoạt động QLLKĐT giữa các CSGDNN và DN chƣa đƣợc tổ chức và quản lý
phù hợp.
Vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện

các giải pháp QLLKĐT giữa

CSGDNN với DN trên cơ sở tiếp cận chức năng quản lí và mô hình CIPO,
xây dựng mô hình QLLKĐT theo nguyên tắc cùng cộng đồng trách nhiệm,
cùng chia sẻ quyền lợi và có sự tham gia của các bên liên quan thì các


4
CSGDNN sẽ cung cấp nhân lực có chất lƣợng, phù hợp với yêu cầu sản xuất,
kinh doanh và dịch của DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
- Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cách
thức tổ chức, điều khiển; các hình thức và giải pháp QLLKĐT giữa các
CSGDNN và các DN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển sản xuất
kinh doanh của các DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai.
5.2. Khách thể khảo sát
Luận án trƣng cầu ý kiến của các cá nhân của các tổ chức xã hội, các
CSGDNN, các DN và các nhà quản lí. Cụ thể:
- CBQL, GV tại 11 CSGDNN: 200 ngƣời

- CBQL tại 25 DN: 100 ngƣời
- Cựu HS-SV: 300 ngƣời
5.3. Chủ thể quản lí: Sở lao động Thương binh & Xã hội, các CSGDNN và
các DN.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về LKĐT và QLLKĐT giữa CSGDNN
với DN đáp ứng NCNL.
6.2. Đánh giá thực trạng LKĐT và QLLKĐT giữa CSGDNN với DN
đáp ứng NCNL cho các KCN tỉnh Đồng Nai.
6.3. Đề xuất các giải pháp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng
NCNL cho các KCN tỉnh Đồng Nai.
6.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp;
thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận


5
- Tiếp cận chức năng quản lí: QLLKĐT giữa CSGDNN và DN cần
thực hiện tốt các chức năng quản lí. Trƣớc hết, phải xây dựng đƣợc mục tiêu
của quan hệ liên kết phản ánh hài hòa lợi ích của CSGDNN, đồng thời hƣớng
tới cung cấp nhân lực đã đƣợc đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất
kinh doanh của các DN. Tiêu quản lý đƣợc xác định rõ ràng, cần xây dung
đƣợc kế hoạch thực hiện các hoạt động liên kết, trong đó xác định rõ phạm vi
trách nhiệm của mỗi bên từ xây dựng chƣơng trình, tuyển sinh, tổ chức đào
tạo, tuyển dụng và sử dụng nhân lực. Quá trình thực hiện sẽ phối hợp trong
giảng dạy, thực hành thực tập và bảo đảm kinh phí, các điều kiện cho đào tạo.
Đánh giá kết quả đào tạo phải là nhiệm vụ của cả hai bên, trên cơ sở đó các
DN tuyển dụng và sử dụng hiệu quả sản phẩm của quan hệ LKĐT.
- Tiếp cận mô hình CIPO: Theo mô hình CIPO, toàn bộ các yếu tố

quyết định chất lƣợng của một cơ sở giáo dục đƣợc sắp xếp thành 3 nhóm:
Đầu vào (I); quá trình quản lý hệ thống (P) và đầu ra (O). Các yếu tố này
đƣợc xem xét trong những bối cảnh (C) cụ thể.
Khi vận dụng cách tiếp cận này luận án đã xuất phát từ nhu cầu nhân
lực của DN để tổ chức tuyển sinh, xây dựng nội dung chƣơng trình, tuyện
chọn và giao nhiệm vụ giảng dạy cho giáo viên, cán bộ hƣớng dẫn thực hành
của DN . Kinh phí đào tạo đƣợc xác định theo số lƣợng học sinh và đƣợc DN
đáp ứng. Điều khiển toàn bộ hoạt động đào tạo đƣợc tổ chức thực hiện theo hệ
thống văn bản đƣợc hai bên thể chế hóa từ mục tiêu và kế hoạch đƣợc hai
bên thống nhất. Kết quả của hoạt động liên kết đào tạo đƣợc quản lý theo mô
hình đó tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
DN; lợi ích của ngƣời học – ngƣời lao động đƣợc đảm bảo; ngƣời học hƣớng
tới DN cống hiến lâu dài.
- Tiếp cận thị trƣờng: Hoạt động LKĐT giữa CSGDNN và DN phải
đƣợc xây dựng với phƣơng pháp tiếp cận thị trƣờng: đào tạo đáp ứng nhu cầu
khách hàng, nhu cầu của thị trƣờng theo các quy luật cung – cầu, quy luật giá


6
trị, quy luật cạnh tranh trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, cùng phát triển.
Quản lí hoạt động LKĐT cũng phải đƣợc thực hiện phù hợp với cơ chế thị
trƣờng, trình độ nhận thức, điều kiện hoạt động thực tiễn của CSGDNN, DN
và ngƣời học.
- Tiếp cận nguồn nhân lực: Mục đích của hoạt động QLLKĐT giữa
CSGDNN với DN là đảm bảo cung ứng đủ về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu
NL cho các DN và KCN. Do đó, QLLKĐT giữa CSGDNN với DN nhất thiết
phải có sự phối hợp giữa các bên trong các hoạt động dự báo, đào tạo, sử
dụng, đánh giá NL.
- Tiếp cận hệ thống: Đào tạo và sản xuất là những hệ thống con của hệ
thống KT-XH. Phát triển GDNN và phát triển sản xuất đều phải phục vụ cho

mục tiêu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển nhất định. GDNN
là hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, quản lí hoạt
động liên kết giữa CSDDNN với DN cũng là nằm trong chiến lƣợc, quy
hoạch phát triển và quản lí hệ thống quản lí GD&ĐT của nhà nƣớc.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các văn kiện,
tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc; các quy định, quy chế do Bộ
GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Tổng cục dạy nghề và các Bộ, ngành chức năng
ban hành; các tài liệu nƣớc ngoài có liên quan tới đề tài để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Sử dụng phƣơng pháp
khảo sát bằng phiếu hỏi lấy ý kiến CBQL, GV và HS-SV các CSGDNN và
CBQL các DN; SV tốt nghiệp các CSGDNN hiện đang làm việc tại DN để đánh
giá thực trạng chất lƣợng đào tạo, quản lí quá trình hoạt động và các điều kiện
đảm bảo chất lƣợng ở các CSGDNN. Đồng thời khảo sát lấy ý kiến của


7
CBQLGDNN các cấp, CBQL và GV các CSGDNN về tính cần thiết, tính khả
thi, tính hợp lý của giải pháp.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tổ chức phỏng vấn trực tiếp CBQL
CSGDNN, CBQLDN và chuyên gia về tính cần thiết, tính khả thi của các giải
pháp đƣợc đề xuất.
- Phƣơng pháp tổng kết thực tiễn: Sử dụng phƣơng pháp tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn, phân tích các số liệu thống kê hàng năm để đánh giá thực trạng
các hoạt động và QLLKĐT đáp ứng NCNL của một số CSGDNN.
- Phƣơng pháp thử nghiệm: Thử nghiệm một số giải pháp đề xuất.
7.2.3. Các phương pháp bổ trợ

Phƣơng pháp toán học để xử lý các số liệu khảo sát và thử nghiệm.
8. Những luận điểm bảo vệ
- GDNN chỉ có thể phát triển bền vững trên nền tảng liên kết chặt chẽ
giữa CSGDNN và DN. QLLKĐT giữa CSGDNN với DN là một yêu cầu bức
thiết, khách quan để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo đáp ứng NCNL
của các KCN trong bối cảnh hiện nay.
- QLLKĐT giữa CSGDNN với DN chỉ đạt hiệu quả và phát triển bền vững
khi tiếp cận theo quá trình đào tạo (Đầu vào; Quá trình dạy – học; Đầu ra) và thích
ứng với bối cảnh luôn thay đổi.
- Trách nhiệm xã hội của DN mang tính tự nguyện. Do vậy trong
LKĐT phải đảm bảo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm và chia sẻ lợi ích thiết
thực giữa CSGDNN và DN, đặc biệt là lợi ích của chính DN.
- Để thực hiện QLLKĐT hiệu quả giữa CSGDNN với DN nhất thiết
phải có sự tham gia của bên thứ ba (các bên liên quan).
9. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về LKĐT và QLLKĐT giữa CSGDNN
và DN.
- Xác định mối quan hệ giữa LKĐT giữa CSGDNN với DN và phát triển
nhân lực của các KCN trên cơ sở tiếp cận mô hình CIPO và chức năng quản lý.


8
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng liên kết đào tạo giữa
CSGDNN với DN và thực trạng QLLKĐT giữa CSGDNN với DN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay.
- Đề xuất mô hình QLLKĐT có sự tham gia của bên thứ ba (chính
quyền, tổ chức xã hội, cộng đồng…); đề xuất tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số
đánh giá kết quả QLLKĐT giữa CSGDNN với DN.
- Các cấp quản lý, các CSGDNN, các DN trong điều kiện tƣơng tự ở
các khu CN tại các địa phƣơng khác có thể tham khảo nghiên cứu, triển

khai áp dụng mô hình và các giải pháp đề xuất trong luận án để QLLKĐT
hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lƣợng, nâng cao năng xuất
lao động và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng
trong và ngoài nƣớc.
- Thử nghiệm một số giải pháp QLLKĐT giữa các CSGDNN với các DN
10. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận án đƣợc cấu trúc gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề
nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu
công nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề
nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Chƣơng 3: Giải pháp quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề
nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai


9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG
NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu
doanh nghiệp
* Các nghiên cứu nước ngoài:
Hiện nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều quan tâm đến lĩnh vực đào

tạo nghề, trong đó nghiên cứu đào tạo đáp ứng NCXH đƣợc đề cập đến nhiều,
nhằm góp phần quan trọng trong việc giải quyết quan hệ giữa đào tạo, lao
động và việc làm.
Báo cáo của Trƣờng đại học Newcastle năm 2009: “Characterising
modes of university engagement with wider society: A literature review and
survey of best practice” [77] mô tả các hệ thống GDNN trên thế giới và những
hoạt động nhằm giúp các trƣờng gắn kết với xã hội (đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm: chính phủ, các DN, các tổ chức xã hội và các cộng đồng, kể cả
cộng đồng khu vực và quốc tế). Hoạt động gắn kết đƣợc thể hiện trên bốn
nhóm vấn đề chủ yếu sau: Kết hợp nghiên cứu (Engaged research); Chia sẻ
kiến thức (Knowledge sharing); Dịch vụ (Service); Giảng dạy (Teaching).
Trong tài liệu Đào tạo – Tiếp cận hệ thống” [14] của Viện nghiên cứu
về quản lí giáo dục của Thuỵ Điển đã nêu lên mối quan hệ giữa đào tạo với
sản xuất, với TTLĐ và đáp ứng NCXH.
Về đào tạo nghề theo năng lực thực hiện đáp ứng nhu cầu DN có rất
nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: Designing a Competency - Based Training
Curriculum, Homesglen College TaFe. Australia Thiết kế CTĐT theo năng
lực thực hiện” của Bruce Markenzie (1995) [76], Phát triển chƣơng trình


10
nghề ngắn hạn” của Doug Ledgerwood, Thiết kế đào tạo theo năng lực thực
hiện” của Fletcher .S, Chuẩn kỹ năng” của Viện đào tạo Kỹ thuật của Úc.
Nhìn chung các công trình này đều lƣu tâm đến việc đào tạo theo năng lực với
các chuẩn đầu ra để đáp ứng NCXH và nhu cầu của các DN dƣới tác động của
tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất.
Công trình nghiên cứu “Vocational education and training challenges
and responses” [80] của David Atchoarena, đã khẳng định vấn đề đào tạo
nghề có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết thất nghiệp cho thanh
niên và khắc phục việc thiếu kỹ năng cho lao động của DN. Trong nghiên

cứu của mình, Stephen Billett và Amanda Henderson (2011) [90] chỉ ra vấn
đề học của các ngành ứng dụng (nghiệp vụ) ngày càng đƣợc xã hội quan
tâm nhiều hơn.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhƣ: Training and
Skills Development in the East Asian Newly Industrialised Countries: a
comparison and lessons for developing countries” của Zafiris Tzannatos &
Geraint Johnes [95], Công trình nghiên cứu Collaboration between enterpr
ise and public training organisations: opportunities and obstacle” của Trung
tâm Quốc gia Nghiên cứu Giáo dục Dạy nghề (NCVER); Công trình nghiên
cứu“Vocational education and training challenges and responses” [80] của
David Atchoarena...
* Các nghiên cứu trong nước:
Nội dung LKĐT đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên những công
trình nghiên cứu về LKĐT giữa CSGDNN với DN mới xuất hiện trong những
năm gần đây.
Bành Tiến Long trong Công trình nghiên cứu đào tạo theo nhu cầu
của xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” [45] đã đề cập đến sự phối
hợp đồng bộ giữa CSGDNN với DN và đã đƣa ra một số định hƣớng, các giải
pháp về đào tạo theo NCXH.


11
Trong đề tài nghiên cứu Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu CNHHĐH, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”
[26] Nguyễn Minh Đƣờng, Phan Văn Kha đã đề cập đến chuyển hƣớng đào
tạo theo nhu cầu của thị trƣờng, của xã hội
Trần Khánh Đức và Nguyễn Lộc trong công trình nghiên cứu Hoàn
thiện đào tạo nghề tại Xí nghiệp” [22] đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất giải
pháp tạo nghề tại DN có dự tham gia của các CSDN.
Các công trình nghiên cứu Mở rộng hình thức dạy nghề trong doanh
nghiệp” của Minh Hiền (2008) [36]; Đào tạo nghề gắn kết giữa nhà trƣờng

và doanh nghiệp” của Nguyễn Thị Minh Nguyệt [55]; Về đào tạo theo
NCXH đối với các cơ sở đào tạo” của Đặng Xuân Hải [31]; Cung và Cầu
giáo dục” của Vũ Ngọc Hải [29] đều đề cập đến đào tạo đáp ứng NCXH.
Phan Văn Kha trong công trình nghiên cứu Các giải pháp tăng
cƣờng mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ trung
học chuyên nghiệp ở Việt Nam” [41] đã đề cập đến những khái niệm liên
kết, khách hàng trong đào tạo theo NCXH, trong đó DN là khách hàng
quan trọng, sự phù hợp giữa đào tạo và sử dụng theo nguyên tắc 3P
(Price - Performance –Punctuality).
Theo Nguyễn Tiến Dũng trong bài viết “Đào tạo nghề theo hướng cầu
của thị trường lao động” [16], đến nay, cả nƣớc có 143 cơ sở dạy nghề thuộc
các DN; hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trƣờng
dạy nghề để chủ động tự tạo NL và góp phần cung cấp NL cho TTLĐ.
Trong bài viết "Thử tìm nguyên nhân và giải pháp chấn hưng nền giáo
dục Việt Nam" [17] Đặng Ngọc Dinh nêu ra nguyên nhân thiếu hụt NL chất
lƣợng cao là do thiếu quy hoạch hệ thống GDNN nên việc tăng, giảm ngành
nghề đào tạo nghề theo NCXH còn nặng tính tự phát.
Các công trình nghiên cứu Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hoá” (2003) của Mạc Văn Tiến [65]; Giáo dục nghề


×