Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Ứng xử của nhà cao tầng khi kể đến sự suy giảm độ cứng các cấu kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

TỐNG ĐỨC SƠN

ỨNG XỬ CỦA NHÀ CAO TẦNG KHI KỂ ĐẾN
SỰ SUY GIẢM ĐỘ CỨNG CÁC CẤU KIỆN

Chuyên ngành : Kỹ thuật Xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG TÙNG

Đà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Tùng

Phản biện 1: GS. TS. Phan Quang Minh
Phản biện 2: TS. Đào Ngọc Thế Lực

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng và Công
nghiệp họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 11 tháng 3


năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
- Thư viện Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng & Công
nghiệp, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự bùng nổ dân số và sự phát triển của kỹ thuật xây
dựng, ngày càng nhiều nhà cao tầng được thiết kế và xây dựng. Cùng
với tầm quan trọng của loại công trình này, các phương pháp tính
toán tải trọng cũng như phân tích ứng xử liên tục được thay đổi để
phù hợp hơn với tính chất của công trình. Hai loại tải trọng được đặc
biệt quan tâm cho công trình này là gió và động đất.
2. Tình hình nghiên cứu về sự suy giảm độ cứng kết cấu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9386 : 2012 về thiết kế công
trình chịu động đất [1] cho phép kể đến sự suy giảm độ cứng kết cấu
thông qua một hệ số duy nhất, rất đơn giản trong tính toán. Các tiêu
chuẩn tính toán khác như ACI 318M-11 [2], CSA-A23.3-04 [3] cũng
đã đưa các hệ số suy giảm độ cứng vào tính toán, tuy nhiên có phần
phức tạp hơn. Hiện cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về sự suy
giảm độ cứng kết cấu, điển hình là các nghiên cứu của Branson DE
[4], Elwood KJ, Eberhard MO. [5] và Paulay T., Priestley M.J.N. [6].
Các nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất về hệ số suy giảm độ cứng
kết cấu riêng cho từng loại cấu cấu kiện và mức độ chịu lực khác
nhau, tuy có phần phức tạp khi áp dụng nhưng lại sát với sự làm việc
thực của kết cấu.

Ứng dụng các kết quả nghiên cứu của về hệ số suy giảm độ
cứng này, các nhóm nghiên cứu M.H. Vo, L.N. Nguyen [7], V.H. Ho
[8] và M. C. Marin, M. K. El Debs [9] đã mô phỏng ứng xử của kết
cấu khung chịu tải trọng động đất và từ đó đưa ra các nhận xét về sự
làm việc của công trình.
Tuy nhiên, ứng xử tổng hợp của một công trình khi được kể
đến sự suy giảm độ cứng lại chưa được phân tích thỏa đáng, đây


2
chính là lý do để thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng của nhà cao tầng khi kể đến sự suy giảm độ
cứng các cấu kiện:
3. Mục tiêu của đề tài
Trong việc phân tích ứng xử kết cấu thì độ cứng công trình là
nhân tố rất quan trọng, quyết định đặc trưng dao động của công trình,
và do đó quyết định tải trọng ngang (gió động và động đất) tác dụng
lên công trình. Khi hai loại tải trọng này thay đổi, có thể về cả trị số
lẫn bản chất thì ứng xử của công trình (dao động, nội lực, chuyển vị,
bố trí cốt thép) cũng sẽ thay đổi theo. Thông qua việc nghiên cứu
ứng xử của công trình khi kể để sự suy giảm độ cứng kết cấu, ta có
thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn cho việc thiết kế công trình
cao tầng chịu tải trọng động đất và gió động.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu sự suy giảm độ cứng của
kết cấu bê tông cốt thép và ảnh hưởng của nó tới tác động của gió
động, động đất lên ứng xử của công trình xây dựng. Trong nghiên
cứu này, các hệ số suy giảm độ cứng kết cấu sẽ được tổng hợp và áp
dụng trong việc phân tích ứng xử của công trình cao tầng bê tông cốt
thép. Các kết quả thu được sẽ được dùng để phân tích sự thay đổi của
phản ứng dao động, chuyển vị ngang công trình và nội lực trong các

cấu kiện chịu lực cơ bản của kết cấu để đưa ra các kiến nghị cho việc
thiết kế công trình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công trình cao tầng bê
tông cốt thép có hệ khung - vách chịu lực. Phạm vi nghiên cứu của
đề tài bao gồm các vấn đề: các yếu tố ảnh hưởng tới độ cứng của kết
cấu và ảnh hưởng của sự suy giảm độ cứng tới tác động của gió động
và động đất lên kết cấu.


3
5. Nội dung thực hiện
 Lý thuyết:
Nghiên cứu độ cứng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng;
Nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của độ ứng trong tính toán kết cấu;
Tính toán tải trọng ngang tác động lên công trình khi có kể đến sự
suy giảm độ cứng kết cấu,
 Tính toán
-

Phân tích ứng xử của công trình bê tông cốt thép khi có
kể đến sự suy giảm độ cứng kết cấu bằng phần mềm
Etabs

6. Bố cục đề tài
Chương 1: Nghiên cứu độ cứng và các yếu tố ảnh hưởng đến
độ cứng, ý nghĩa vai trò của độ cứng trong tính toán kết cấu
Chương 2: Tính toán tải trọng ngang tác động lên công trình
khi có kể đến sự suy giảm độ cứng kết cấu
Chương 3: Mô hình và phân tích ứng xử của công trình bê

tông cốt thép khi có kể đến sự suy giảm độ cứng kết cấu bằng
phần mềm Etabs
Kết luận và kiến nghị.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ CAO TẦNG VÀ ĐỘ CỨNG
CÔNG TRÌNH
Trong chương này, tác giả đề cập đến sự làm việc của kết cấu
chịu lực của nhà nhiều tầng, đồng thời cũng nói đến độ cứng công
trình và ảnh hưởng của nó đến ứng xử công trình. Sự phát triển của
kết cấu nhà cao tầng là một xu thế tất yếu và do đó việc nghiên cứu
sự làm việc của kết cấu này là một vấn đề hiển nhiên cần được thực
hiện. Đối với nhà cao tầng, độ cứng công trình có ảnh hưởng mang
tính quyết định đến các đặc trưng dao động của công trình và do đó
ảnh hưởng đến tải trọng cũng như ứng xử của công trình. Chương
này nêu tổng quan về nhà nhiều tầng và xu hướng trát triển trong
tương lai của dạng công trình này ở Việt Nam. Các khái niệm độ
cứng cũng như các công thức được phát triển trước đây về ảnh
hưởng của độ cứng công trình đến ứng xử của kết cấu cũng được thu
thập và nêu lên.
1.1. Nhà cao tầng và xu hướng phát triển
1.1.1. Tổng quan về nhà cao tầng ở Việt Nam
1.1.2. Hệ kết cấu chịu lực của nhà cao tầng
1.1.3. Xu hướng phát triển của nhà cao tầng
1.2. Độ cứng công trình bê tông cốt thép
1.2.1. Khái niệm độ cứng kết cấu
1.2.2. Ảnh hưởng của độ cứng đến các đặc trưng dao dộng
công trình

1.2.3. Ảnh hưởng của độ cứng đến chuyển vị ngang của
công trình
1.3. Kết luận chương
Cùng với sự bùng nổ dân số và sự phát triển khoa học kỹ thuật


5
xây dựng, ngày càng nhiều công trình cao tầng được thiết kế và xây
dựng. Việc tính toán thiết kế công trình cao tầng phụ thuộc nhiều vào
các đặc trưng dao động cũng như tải trọng tác dụng lên công trình.
Hai yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào độ cứng kết cấu. Từ trước đến
nay, khi thiết kế công trình người ta thường bỏ qua sự suy giảm độ
cứng của kết cấu khi phân tích ứng xử công trình. Trong các phần
tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ đề cập đến hiện tượng suy giảm kết
cấu và ảnh hưởng của nó đến ứng xử của công trình.


6
CHƯƠNG 2
SỰ SUY GIẢM ĐỘ CỨNG KẾT CẤU
Các công trình cao tầng thường phải chịu các tác động của tải
trọng ngang lớn, hệ quả là nó phải thường xuyên làm việc ngoài giai
đoạn đàn hồi của bê tông. Các vết nứt trong bê tông xuất hiện dẫn
đến sự suy giảm độ cứng kết cấu và do đó ảnh hưởng đến ứng xử của
toàn công trình.
Chương này trình bày các nguyên nhân gây suy giảm độ cứng
kết cấu và trích dẫn các hệ số suy giảm độ cứng kết cấu được nêu
trong các tiêu chuẩn, các nghiên cứu và các chỉ dẫn thiết kế của các
nước trên thế giới. Các hệ số suy giảm này sẽ được áp dụng vào bài
toán mô phỏng trong chương 3.

2.1. Các nguyên nhân gây suy giảm độ cứng
2.1.1. Suy giảm độ cứng do tải trọng lặp
2.1.2. Suy giảm độ cứng do ứng xử phi tuyến của kết cấu
2.1.3. Kể đến sự suy giảm độ cứng do quan niệm thiết kế
2.2. Sự suy giảm độ cứng theo các quan niệm thiết kế
2.2.1. Suy giảm độ cứng theo Brandson DE - 1963
2.2.2. Suy giảm độ cứng theo ACI 318-14
2.3. Kết luận chương
Theo như các nghiên cứu trên thế giới, độ cứng kết cấu có thể bị
suy giảm do chịu tải trọng lặp trong thời gian dài, làm giảm hiệu
năng làm việc của vật liệu. Ngoài ra độ cứng kết cấu cũng có thể bị
suy giảm do các vết nứt trong bê tông khi vât liệu làm việc ngoài
miền đàn hồi. Chương này cũng tổng hợp được các hệ số suy giảm
kết cấu được nghiên cứu cũng như được khuyên dùng ở các nước
trên thế giới. Các hệ số suy giảm độ cứng kết cấu này sẽ được áp
dụng để phân tích ứng xử của kết cấu trong chương 3.


7
CHƯƠNG 3
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ SUY GIẢM ĐỘ CỨNG KẾT CẤU ĐẾN
ỨNG XỬ CỦA CÔNG TRÌNH CAO TẦNG BÊ TÔNG
CỐT THÉP
Trong chương này, các hệ số suy giảm độ cứng sẽ được tính
toán theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiểu cấu kiện khác
nhau và được áp dụng để phân tích ứng xử của một công trình cụ thể.
Các đặc trưng dao động, tải trọng tác động và nội lực kết cấu sẽ được
tính toán và so sánh giữa các trường hợp lựa chọn hệ số suy giảm độ
cứng khác nhau.
2.4. Mô hình phân tích

Xét công trình bê tông cốt thép có quy mô 22 tầng nổi và 2
tầng hầm, chiều cao tầng 3,6m, khoảng cách giữa các cột l



Tải trọng tác dụng lên công trình bao gồm trọng lượng bản thân
hoạt

tải



sử

dụng



tải

trọng

,
gió

và tải trọng động đất. Công trình có cấp dẻo

trung DCM, hệ số tầm quan trọng




,

.

 

, chịu gia tốc nền

Vật liệu sử dụng là bê tông B25, cốt thép

dọc CII. Kích thước tiết diện dầm, cột và vách được xác định theo
giá trị tải trọng tác dụng và thay đổi theo chiều cao công trình.
Từ mô hình phân tích không xét đến sự suy giảm độ cứng
(trường hợp Ref), có thể trích xuất được nội lực trong dầm, cột của
khung trục 3 và trong các vách cứng.
2.5. Hệ số suy giảm độ cứng theo các trường hợp
Từ các giá trị nội lực đó, có thể tính được hệ số suy giảm độ
cứng cho từng cấu kiện chịu lực theo từng phương pháp tính toán


8
khác nhau.
2.5.1. Hệ số suy giảm độ cứng theo TCVN 9386-2012
Theo TCVN, cho phép sử dụng hệ số suy giảm độ cứng



đối


với tất cả các cấu kiện.
2.5.2. Hệ số suy giảm độ cứng theo Brandson
Tại khung khung điển hình, các thông số đầu vào cần thiết cho
bài toán xác định hệ số suy giảm độ cứng là như sau:

 

dầm có kích thước



;

khoảng cách từ trọng tâm dầm đến mép dầm là



;

Cường độ chịu nén của bê tông tính



;

Cường độ chịu kéo của bê tông






;

Hàm lượng cốt thép được giả thiết
Tỷ số



;



 





  

Mô men chống nứt







Mô men quán tính của tiết diện nguyên




;


9



Mô men quán tính của tiết diện nứt

;

2.5.3. Hệ số suy giảm độ cứng theo ACI 318-14
Tương tự như việc tính toán các hệ số suy giảm độ cứng theo
Brandson DE., ta hoàn toàn có thể tính toán các hệ số suy giảm độ
cứng theo tiêu chuẩn ACI, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả
lấy đơn giản theo hướng dẫn của tiêu chuẩn







.
2.5.4. Hệ số suy giảm độ cứng theo CSA 23.3-04
Tại khung khung điển hình, các thông số đầu vào cần thiết cho
bài toán xác định hệ số suy giảm độ cứng là như sau:


 

dầm có kích thước



;

khoảng cách từ trọng tâm dầm đến mép dầm là



;

Cường độ chịu nén của bê tông tính



;

Cường độ chịu kéo của bê tông





;

Hàm lượng cốt thép được giả thiết
Tỷ số








 

Mô men chống nứt

  



;


10







Mô men quán tính của tiết diện nguyên
Mô men quán tính của tiết diện nứt






;
;

2.5.5. Hệ số suy giảm độ cứng theo Paulay&Priestley
Các phép tính toán tương tự cho phép xác định được hệ số
suy giảm độ cứng theo Paulay&Priestley:
2.5.6. Hệ số suy giảm độ cứng theo Elwood&Eberhard
2.6. Phân tích ứng xử công trình theo các tiêu chuẩn
Các hệ số suy giảm độ cứng vừa được xác định ở trên sẽ
được áp dụng cho từng cấu chịu lực trên công trình. Các đặc trưng
dao động của công trình, tải trọng động tác dụng lên công trình sẽ
được tính toán và áp dụng lại vào trong công trình. Ứng xử của công
trình sẽ được phân tích lại để so sánh giữa các trường hợp phân tích.
Để đơn giản trong việc phân tích ứng xử công trình, tác giả
chọn một số trường hợp tính toán như sau:
Trường hợp không kể đến sự suy giảm độ cứng – Ref;
Trường hợp tính theo TCVN 9386-2012;
Trường hợp tính theo ACI 318-14;
Trường hợp tính theo CSA A23-04;
Trường hợp tính theo Paulay&Priesley.
Các kết quả phân tích được trình bày như bên dưới.
2.6.1. Ảnh hưởng của sự suy giảm độ cứng đến đặc trưng
dao động
Chu kỳ dao động T(s), chuyển vị ngang đỉnh của dạng dao
động cơ bản được thể hiện trong Bảng cho các trường hợp không xét



11
đến sự suy giảm độ cứng (Ref) và có xét đến sự suy giảm độ cứng
théo các trường hợp tính toán như TCVN 9386-2012, ACI 318-14,
CSA A23-04 và Paulay&Priesley.
Bảng 3.1: Kết quả chu kỳ dao dộng cơ bản

và chuyển vị dao

động
ườ










Từ kết quả phân tích dao động công trình, nhận thấy ứng xử
công trình trong quá trình dao động khi xét theo các trường hợp
nghiên cứu khác nhau là không chênh lệch nhiều và do đó các tải
trọng động tác động lên công trình (động đất và gió động) không
chênh nhau nhiều. Các tải trọng động sẽ được tính toán riêng cho
từng trường hợp đế nghiên cứu sự chênh lệch chuyển vị ngang công
trình và sự phân phối lại nội lực trong hệ chịu lực chính của công
trình.
2.6.2. Ảnh hưởng của sự suy giảm độ cứng đến chuyển vị
ngang công trình

Các kết quả phân tích chuyển vị ngang công trình được cho
trong Bảng 3.2 và Hình 3.12.


12
Bảng 3.2: Chuyển vị ngang công trình
















Hình 3.12: Chuyển vị ngang công trình




13
Sự biến thiên chuyển vị ngang cũng như sự phân phối nội
lực trong hệ chịu lực của kết cấu là đồng điệu khi xét các trường hợp

tính toán hệ số suy giảm khác nhau. Điều đó thể hiện quy luật xác
định hệ số suy giảm độ cứng là thống nhất giữa các phương pháp
tính toán, chỉ khác nhau về độ lớn;
Mặc dù tải trọng tác dụng không chênh nhau nhiều, nhưng
do có sự thay đổi độ cứng công trình nên chuyển vị ngang đỉnh công
trình có sự thay đổi lớn. Chuyển vị ngang công trình sẽ tăng nhiều
nhất khi tính với các công thức của Paulay&Priestley (29%) và tăng
ít nhất khi tính với tiêu chuẩn CSA A23-04 (18%);
2.6.3. Ảnh hưởng của sự suy giảm độ cứng đến nội lực kết
cấu
Các kết quả phân tích nội lực kết cấu công trình được cho
trong các Bảng và Hình bên dưới.


14
Bảng 3.3: Mô men nút trái dầm biên








Hình 3.13 : Mô men nút trái dầm biên


15
Bảng 3.4: Lực dọc chân cột biên



















Hình 3.14 : Lực dọc chân cột biên




16
Bảng 3.5: Mô men chân cột biên









Hình 3.15 : Mô men chân cột biên


17
Bảng 3.6: Lực dọc chân vách














Hình 3.16: Lực dọc chân vách




18
Bảng 3.7: Mô men chân vách






Hình 3.17 : Mô men chân vách


19
Một điều đáng lưu ý là sự phân phối lại nội lực trong hệ kết
cấu chịu lực khung-vách. Trong đó hệ khung có xu hướng làm việc
có lợi hơn khi các giá trị mô men trong dầm có xu hướng giảm
mạnh. Điều này sẽ dẫn đến lượng thép cần bố trí trong dầm để đảm
bảo điều kiện bền sẽ giảm mạnh, mức độ suy giảm mô men lớn nhất
được tính lần lượt theo các phương pháp lần lượt là 35,2%; 48,2%;
25,3% và 48% cho TCVN, ACI, CSA và Paulay&Priestley;
Nội lực trong cột cũng thay đổi theo chiều hướng có lợi khi
mô men giảm mạnh còn lực dọc không giảm nhiều, điều này là rất có
lợi cho các cột ở tầng cao khi mà độ lệch tâm giảm tương đối nhiều.
Do đó sẽ tiết kiệm hơn khi tính toán thiết kế cột;
Tuy nhiên, theo chiều hướng ngược lại, nội lực trong vách
thay đổi theo hướng nguy hiểm, lực dọc giảm nhẹ còn mô men thay
đổi mạnh, điều này gây bất lợi cho việc bố trí cốt thép trong vách;
Từ các phân tích nói trên, việc kể đến sự suy giảm độ cứng
do vết nứt trong bê tông là cần thiết, giúp dự đoán tình hình gia tăng
chuyển vị ngang công trình, từ đó có biện pháp hạn chế để giảm bớt
hiệu ứng thứ cấp P-Delta. Nhờ có sự phân phối lại nội lực trong hệ
kết cấu chịu lực mà vách cứng chịu lực nhiều hơn, khung sẽ được
giảm tải, đây có thể nói là có lợi cho sự làm việc của kết cấu, vì
thông thường vách cứng sẽ không được tận dụng hết khả năng chịu
lực của nó.
2.7. Kết luận

Nghiên cứu đã tổng hợp được các công thức xác định mức độ
suy giảm độ cứng gây ra do vết nứt trong bê tông. Việc kể đến sự suy
giảm độ cứng kết cấu đã làm thay đổi đáng kể ứng xử của công trình,
từ đặc trưng dao động, chuyển vị công trình cũng như sự phân phối
lại nội lực trong kết cấu. Khi kể đến sự suy giảm độ cứng, rõ ràng


20
rằng chu kỳ dao động của công trình tăng lên nhiều, tuy nhiên do
chuyển vị dao động của hệ chịu lực không thay đổi đáng kể nên các
trị số tải trọng động (động đất và gió động) tác động lên công trình
không thay đổi nhiều. Do độ cứng bị suy giảm nên khi chịu tải trọng
ngang, chuyển vị thực công trình tăng lên đáng kể gây ảnh hưởng
không nhỏ sự làm việc bình thường của công trình, cũng như làm
tăng hiệu ứng thứ cấp P-Delta. Một yếu tố có lợi cho sự làm việc của
kết cấu được kể đến, đó là sự phân phối lại nội lực trong khung và
vách, theo đó khung sẽ làm việc có lợi hơn, còn vách sẽ chịu bất lợi.
Tuy nhiên, trong tính toán thiết kế, vách thường được thiết kế có khả
năng chịu lực lớn hơn so với cần thiết nên việc vách chịu làm việc
bất lợi hơn cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sự làm việc của
nó.


21
KẾT LUẬN

Cùng với sự bùng nổ dân số và sự phát triển khoa học kỹ thuật
xây dựng, ngày càng nhiều công trình cao tầng được thiết kế và xây
dựng. Việc tính toán thiết kế công trình cao tầng phụ thuộc nhiều vào
các đặc trưng dao động cũng như tải trọng tác dụng lên công trình.

Hai yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào độ cứng kết cấu. Từ trước đến
nay, khi thiết kế công trình người ta thường bỏ qua sự suy giảm độ
cứng của kết cấu khi phân tích ứng xử công trình. Nghiên cứu này đã
kể đến các ảnh hưởng của sự suy giảm độ cứng do vết nứt trong bê
tông gây ra, điều này tác động không nhỏ đến ứng xử công trình cao
tầng bê tông cốt thép.
Sự suy giảm độ cứng này được nhiều nhóm nghiên cứu trên
thế giới phân tích và đưa ra các công thức tính toán. Luận văn cũng
đã tổng hợp được các hệ số suy giảm kết cấu được nghiên cứu cũng
như được khuyên dùng ở các nước trên thế giới.
Sau khi có được các công thức xác định sự suy giảm độ cứng
kết cấu, phân tích ứng xử công trình bằng phương pháp phần tử hữu
hạn 3D cho thấy, khi kể đến sự suy giảm độ cứng, rõ ràng rằng chu
kỳ dao động của công trình tăng lên nhiều, tuy nhiên do chuyển vị
dao động của hệ chịu lực không thay đổi đáng kể nên các trị số tải
trọng động (động đất và gió động) tác động lên công trình không thay
đổi nhiều. Do độ cứng bị suy giảm nên khi chịu tải trọng ngang,
chuyển vị thực công trình tăng lên đáng kể gây ảnh hưởng không nhỏ
sự làm việc bình thường của công trình, cũng như làm tăng hiệu ứng
thứ cấp P-Delta. Một yếu tố có lợi cho sự làm việc của kết cấu được
kể đến, đó là sự phân phối lại nội lực trong khung và vách, theo đó


22
khung sẽ làm việc có lợi hơn, còn vách sẽ chịu bất lợi. Tuy nhiên,
trong tính toán thiết kế, vách thường được thiết kế có khả năng chịu
lực lớn hơn so với cần thiết nên việc vách chịu làm việc bất lợi hơn
cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sự làm việc của nó.



DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GİẢ
1. Tống Đức Sơn, Nguyễn Quang Tùng, “Ảnh hưởng của sự suy
giảm độ cứng kết cấu đến ứng xử của công trình cao tầng bê tông
cốt thép”, Tạp chí Xây dựng, vol. 02/2018, no. ISSN 0886-0762,
2018.


×