Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

văn hóa dân gian của người kháng ở than uyên , lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.03 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1.Khái quát về địa bàn và tộc của người Kháng ở Than Uyên , Lai Châu.....2
1.1.Khái quát về địa bàn nghiên cứu..............................................................2
1.1.1.Đặc điểm về vị trí địa lí và xã hội huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.....2
1.1.2.Lịch sử huyện Than Uyên.....................................................................3
1.1.3.Kinh tế văn hóa huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.................................5
1.2.Khái quát về người Kháng........................................................................6
1.2.1.Khái quát về tộc người Kháng...............................................................6
1.2.2.Khái quát về kinh tế văn hóa xã hội của người Kháng..........................7
1.2.3.Khái quát kinh tế văn hóa xã hội cảu người Kháng ở Than Uyên, Lai Châu.11
2.Những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc kháng..................................11
2.1.Dân ca.....................................................................................................12
2.2. Nhạc cụ..................................................................................................15
2.3.Truyện cổ tích.........................................................................................16
2.4.Múa.........................................................................................................16
2.5.Lễ hội......................................................................................................20
2.5.1.Lễ hội Pang Phoóng (Pang dịch ra là lễ, Phoóng là tổ tiên)................20
2.5.2.Lễ hội Xen Pang Ả..............................................................................21
2.5.3.Lễ hội “Cà tảm mạn” là lễ gọi hồn hay còn gọi là lễ dậy hồn.............22
2.6.Câu đố và tục ngữ...................................................................................25
2.7.Tục bói chén lấy tên người Kháng ở Than Uyên,Lai Châu....................25
3.Đánh giá và đề xuất biện pháp để quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị của
tộc người Kháng..........................................................................................28
3.2.Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa, lịch sử văn hóa truyền thống, nâng
cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Kháng ở Than Uyên ,Lai Châu
hiện nay........................................................................................................29
3.3.Đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hóa tạo động lực
cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Kháng ở Than Uyên,
Lai Châu.......................................................................................................32


KẾT LUẬN........................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................36
PHỤ LỤC ẢNH.................................................................................................37



MỞ ĐẦU
Từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, các dân tộc thiểu số đã đóng góp
đáng kể trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử,
văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Trong đó, văn nghệ dân gian các
dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Việc
tìm hiểu Văn nghệ dân gian các Dân tộc thiểu số còn thể hiện đường lối dân tộc
và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta, phát huy truyền thống văn hoá tốt
đẹp của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần
vào việc xây dựng nền văn hoá văn nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất
dân tộc phong phú.
Việt Nam với 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc, mỗi vùng
miền đều mang trong mình một nét bản sắc văn hóa riêng. Cũng nhưng các dân
tộc khác, dân tộc Kháng cũng có một kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú
góp phần xây dựng nền văn hóa việt nam đa màu sắc. Trong nghị quyết trung
ương khóa VIII nêu rõ “xây dựng và phát triển văn hóa Viêt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” cho thấy văn hóa chuyền thống là tích cấp bách cần được
giữ gìn và bảo tồn.
Là sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa, trong quá trình học tôi được
trang bị kiến thức chuyên sâu và hiểu rõ về từng vấn đề của các dân tộc thiểu số
như: Kinh tế, trang phục, nhà cửa, ẩn thực, hôn nhân, ma chay, tín ngưỡng, văn
nghệ dân gian, lễ hội, thiết chế xã hội. Từ đó cho thấy mỗi dân tộc mỗi vùng
miền lại có một nét văn hóa đặc trưng riêng, giúp tôi hiểu được về đời sống vật
chất cũng như văn hóa tinh thần của người đồng bào các dân tộc thiểu số và đó
cũng là vốn nền tảng kiến thức để tôi tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về giá trị

văn hóa dân gian của dân tộc Kháng.
Người Kháng sống tập trung ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Bài tiểu luận
của tôi tập trung làm rõ văn hóa dân gian của người Kháng ở Than Uyên , Lai
Châu.

1


NỘI DUNG
1.Khái quát về địa bàn và tộc của người Kháng ở Than Uyên , Lai
Châu
1.1.Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.1.1.Đặc điểm về vị trí địa lí và xã hội huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu
Theo Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính
huyện Than Uyên để thành lập huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu, kể từ ngày
01/01/2009 huyện Than Uyên có tổng diện tích tự nhiên 79.687,6 ha, vị trí địa lý
tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai,Mù Cang Chải tỉnh Yên
Bái.
- Phía Tây giáp huyệnQuỳnh Nhai tỉnh Sơn La.
- Phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, huyện Mường La
tỉnh Sơn La.
- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
- Phía Đông Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
- Phía Tây Nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La.
Dân số huyện Than Uyên tính đến ngày 31/12/2008, tổng số người toàn
huyện là: 55.299 khẩu
Huyện Than Uyên có 10 dân tộc anh em:

Kinh 1.987 hộ 7.252 khẩu (13,1%).
Thái 7.273 hộ 40.450 khẩu (73,2%).
Mông 920 hộ 5.829 khẩu (10,5%).
Khơ Mú 226 hộ 1.261 khẩu (2,3%).
Dao 59 hộ 321 khẩu (0,6%).
Dân tộc kháng 51 hộ 161 khẩu (0,3%).
Dân tộc Tày
Dân tộc Lào
2


Dân tộc Cao Lan
Dân tộc Nùng
Huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các
xã:Hua Nà, Khoen On, Mường Cang, Mường Kim, Mường Mít, Mường Than,
Pha Mu, Phúc Than, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mung và thị trấn Than Uyên. Được
chia làm 3 khu vực:
Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi.
Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông
và các dịch vụ xã hội thuận lợi.
Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn,
phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối
khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các
xã ở vùng sâu, vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố, địa hình bị
chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn
chế.
1.1.2.Lịch sử huyện Than Uyên
Than Uyên là vùng đất phát triển lâu dài từ nền văn hóa Hòa Bình đến văn
hóa Đông Sơn. Sang thời Lý, Than Uyên thuộc mường Tiến Châu Đăng; đời hậu

Lê thuộc châu Chiêu Tấn, phủ An Tây trong thừa tuyên Hưng Hoá; đời Tự Đức
triều Nguyễn, Than Uyên là lỵ sở châu Chiêu Tấn.
Ngày 28/6/1909 thực dân Pháp đặt ra châu Than Uyên thuộc tỉnh Lai
Châu.
Ngày 20/2/1920 châu Than Uyên lại sát nhập tỉnh Yên bái.
Sau hoà bình lập lại năm 1955, huyện Than Uyên thuộc khu tự trị TháiMèo.
Cuối năm 1962 thành lập tỉnh Nghĩa Lộ , Than Uyên là huyện thuộc tỉnh
Nghĩa Lộ, gồm thị trấn nông trường Tân Uyên và 16 xã: Hố Mít, Hua Nà,
Khoen On, Mường Cang, Mường Khoa, Mường Kim, Mường Mít, Mường
Than, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Pha Mu, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mít, Thân Thuộc.
3


Ngày 3/1/1976 Than Uyên là một huyện của tỉnhHoàng Liên Sơn(sau khi
sát nhập 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Nghĩa Lộ thành Hoàng Liên Sơn).
Từ tháng 10/1991 huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
Ngày 25 tháng 2 năm 1978 hợp nhất 2 xã Hua Nà và Mường Cang thành
xã Nà Cang.
Ngày 15 tháng 11 năm 1991 thành lập thị trấn Than Uyên - thị trấn huyện
lị huyện Than Uyên - gồm phần đất của các xã Nà Cang và Mường Than.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh
Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên đồng thời chuyển huyện
Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu mới.
Ngày 27 tháng 12năm 2006, thành lập các xã Tà Mung, Phúc Than, Phúc
Khoa thuộc huyện Than Uyên. Huyện Than Uyên thời điểm này có 169.550 ha
diện tích tự nhiên và 87.249 người.
Ngày 8 tháng 4năm 2008, thành lập các xã Trung Đồng, Hua Nà, Mường
Cang và thị trấn Tân Uyên thuộc huyện Than Uyên. Huyện Than Uyên lúc này
có 170.000 ha diện tích tự nhiên và 95.559 người.
Từ đó, huyện Than Uyên có 2 thị trấn: Than Uyên (huyện lị), Tân Uyên

và 20 xã: Pha Mu, Mường Mít, Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Hua Nà,
Tà Hừa, Ta Gia, Tà Mung, Mường Kim, Khoen On, Mường Khoa, Phúc Khoa,
Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít.
Ngày 30 tháng 10năm 2008, chuyển một phần diện tích và dân số của
huyện Than Uyên để thành lập huyện Tân Uyên. Huyện Than Uyên còn lại là
79.680,50 ha diện tích tự nhiên và 53.338 người.
Ngày14 tháng 10năm 2011, điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Than
Uyên. Huyện Than Uyên thời điểm này có 79.680,5 ha diện tích tự nhiên và
57.837 người.
Thực hiện Nghị định số: 97/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 Của
Chính phủ Về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập xã, thị trấn
thuộc các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên, tỉnh Lai Châu Huyện Than
Uyên đã điều chỉnh địa giới xã Pha Mu, Tà, hừa, Mường Mít và Mường Cang
4


1.1.3.Kinh tế văn hóa huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu
Là vùng đất hợp với các loại cây chè, lúa, ngô, thảo quả, cây lấy gỗ làm
nguyên liệu, gỗ trụ mỏ và chăn nuôi gia súc, khai thác đặc sản rừng. Than Uyên
có lợi thế hơn so với các huyện khác trong tỉnh là đất đai bằng phẳng, hệ thống
giao thông thuận tiện vì có quốc lộ 32, 279 chạy qua.
Than Uyên là vùng đất có nhiều địa danh gắn với lịch sử đấu tranh giành
độc lập của dân tộc như di tích đèo Khau Co, nơi nghĩa quân Mường Lay,
Mường Khoa chặn đánh thực dân Pháp ngày 20/11/1886. Bản Nà Khoảng, xã
Mường Kim là căn cứ du kích thời kỳ chống Pháp. Ngoài ra, Than Uyên cũng là
địa danh có những thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn như quần thể hang động Che
Bó, xã Mường Than nằm sâu trong lòng núi dài gần 750 km với những dòng
suối trong vắt, có nhiều loại cá và những nhũ đá kỳ ảo, mùa đông ấm áp, mùa hè
mát rượi. Quần thể thắng cảnh Tà Gia có nhiều hang động và những dãy núi đá
vôi bạt ngàn với thảm thực vật phong phú…

Là một thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng
Luông, thiên nhiên kiến tạo cho Than Uyên một hệ thống sông suối chằng chịt,
độ dốc lớn tiêu biểu là sông Nậm Mu chảy qua huyện với chiều dài 160 km, là
nguồn năng lượng vô tận thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ ở
địa phương. Hiện nay huyện có 2 thủy điện lớn là Bản Chát (công suất 220 MW)
và Huổi Quảng (công suất 560 MW). Ngoài ra, Than Uyên có diện tích đất nông
nghiệp và đồng cỏ khá lớn gần 40.000 ha, nhất là cánh đồng Mường Than - một
trong 4 cánh đồng màu mỡ nổi tiếng khu Tây Bắc “nhất Thanh, nhì Lò, tam
Than, tứ Tấc” là tiềm năng không nhỏ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Thấy được ưu thế đó, huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển những cây trồng
mũi nhọn của địa phương như lương thực, chè và chăn nuôi gia súc.
Bên cạnh đó, Than Uyên còn có rất nhiều địa danh lịch sử như Bản Lướt,
Bản Nà Khoảng (xã Mường Kim), đèo Khau Co...Nhiều điểm du lịch như Hang
Che Bó (xã Mường Than) là một quần thể hang động nằm sâu trong lòng núi dài
gần 750 km không chỉ có suối chảy trong vắt thú vị, mùa đông thì ấm áp, hè đến
thì mát rượi mà còn nhiều nhũ đá, tượng bụt kỳ ảo; dòng sông Nậm Mu trong
5


xanh cùng với hang động Tà Gia tạo nên bức tranh “Sơn thuỷ hữu tình”. Với 10
dân tộc anh em, Than Uyên là điểm đến cho những ai muốn khám phá văn hóa
đa sắc màu của bản làng người Thái cổ truyền với mái nhà sàn độc đáo, đắm
mình trong các lễ hội Xên Mường người Thái, bắt cá người Kháng, cầu mưa té
nước người Lự, bảo vệ hồn lúa người La Ha…Tất cả những truyền thống đó là
tiềm năng ẩn chứa cho việc phát triển du lịch sinh thái và văn hoá dân gian.
Những năm qua, phát huy được những tiềm năng lợi thế của mình, huyện
đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, giáo dục y tế... chung tay góp sức cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhằm ghi nhận những nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong toàn huyện, tháng
10/ 2003 huyện Than Uyên vinh dự được Nhà nước trao tặng Danh hiệu Anh

hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời
gian tới, tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu đó, Đảng bộ, nhân dân
các dân tộc Than Uyên sẽ cùng nhau quyết tâm xây dựng Than Uyên ngày càng
giàu đẹp.
1.2.Khái quát về người Kháng
1.2.1.Khái quát về tộc người Kháng
Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, có một cộng đồng tộc người tự
nhận mình bằng tên riêng “Mơ Kháng”,“Háng”,“Brển ” hay “Xá” nghĩa là
Người Kháng.
Người Kháng, còn gọi là Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Xá Dâng, Xá Hộc,
Xá Aỏi, Xá Bung, Quảng Lâm,
Người Kháng Cư chú ở Bắc Việt Nam và Lào.Tại việt Nam người Kháng
cư trú ở Sơn La và Lai châu. Ở nước ta, người Kháng cư trú chủ yếu ở Sơn La,
Lai Châu và Điện Biên. Theo tổng điều tra dân số năm 1999, người Kháng có
10.272 người. Mười năm sau, 2009, lên tới 13.840 người. Tỷ lệ tăng như thế là
vừa phải trong chủ trương kế hoạch hóa gia đình của nước ta. Nói Điện Biên,
Sơn La, Lai Châu là địa bàn cư trú gốc của người Kháng, còn ngày nay, họ đã
phân bố ở 25 tỉnh và thành phố do nhu cầu đời sống riêng tư, công việc làm ăn
và công tác được phân công. Người Kháng còn cư trú ở bên Lào, các tỉnh sát
6


biên giới, gần cận với các địa bàn gốc của họ tại Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.
Tại đây, họ cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Phong-Kniang, Pong 3,
Khaniang, Keniang, Lao Phong, với dân số khảong 1.000 người.
Người Kháng cư trú tập trung tại các tỉnh:Sơn la(8.582 người, chiếm
62,0% tổng số người Kháng tại Việt Nam),Điện biên(4.220 người, chiếm 30,5%
tổng số người Kháng tại Việt Nam),Lai Châu (960 người)
Người Kháng nói tiêng kháng, là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).Tuy nhiên vị trí của nó trong nhánh Môn-Khmer chưa
được xác định rõ ràng, Tiếng Kháng được cho là thuộc Chi khơ mú hoặc Ngữ

chi palaung. Họ có thể nói thành thạo tiếng thái .Người Kháng là một trong số
các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta.
Nằm trong sự quản lý của các mường Thái trước đây, Người Kháng
không có tổ chức xã hội riêng. Chức dịch cao nhất trong bản là: quan cai gần
như Tạo bản người Thái. Trong các bản người Kháng đã có sự phân hoá giàu
nghèo.
Tiểu gia đình phụ quyền chiếm ưu thế trong bản. Bên cạnh đó cũng tồn tại
một số tàn dư của chế độ mẫu hệ: tục ở rể, vai trò ông cậu... Trưởng họ vẫn có
vai trò nhất định.
Những làn điệu dân ca của người Kháng thường phản ánh đời sống sinh
hoạt hàng ngày. Nhiều người biết hát các bài hát, áng thơ của người Thái, thuộc
nhiều tục ngữ cao dao.
Ở huyện Than Uyên người Kháng số hộ 39; số dân 161 người,
chiếm 0,03% dân số toàn tỉnh ( Theo số liệu năm 2008).
1.2.2.Khái quát về kinh tế văn hóa xã hội của người Kháng
Đặc điểm kinh tế: Phần lớn người Kháng trồng lúa, ngô trên rẫy với công
cụ sản xuất thô sơ (dao, nu, gậy chọc lỗ). Một số nhỏ cày, bừa, trồng lúa nước.
Ngoài ra còn săn bắt, hái lượm. Đồng bào chăn thả trâu, lợn, gà. Nghề thủ công
được phát triển là đan lát (hòm, bem, mâm, gùi...).
Hoạt động sản xuất:Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với
cách thức phát đốt, chọc lỗ tra hạt. Có thể phân thành 3 nhóm:
7


Nhóm sống du canh du cư: làm rẫy.
Nhóm du canh bán định cư: làm rẫy kết hợp làm ruộng.
Nhóm định canh định cư: làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng lúa
nếp kết hợp trồng ngô, sắn, vừng... Chăn nuôi khá phát triển: lợn, gà, vịt, trâu,
bò. Nghề phụ nổi tiếng là đan lát đồ gia dụng (hòm, ghế mây, mây, gùi...) Người
Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc mộc, thuyền đuôi én. Thuyền của họ đóng

được các dân tộc anh em ưa mua dùng.
Kinh tế chủ yếu của người Kháng là làm rẫy theo lối chọc lỗ tra hạt. Đây
là phương thức làm nông nghiệp nương rẫy cổ xưa nhất có từ thời văn hóa Đông
Sơn mà những dấu ấn của tục thờ thần Mặt trời, quan niệm về vũ trụ thông qua
các bước chuyển động của người nông dân khi chọc lỗ tra hạt từ các nương rẫy
đã toát lộ quan niệm ấy – điều mà tôi đã giới thiệu về người Mãng Ư, có lối
canh tác tương đồng, cũng trong tạp chí này cách đây không lâu. Ngoài lối canh
tác ấy, người Kháng còn làm ruộng nước theo phương thức cày bừa, gieo cấy
trên các thửa ruộng bậc thang hẹp, nhưng không phổ biến. Người Kháng cũng
chăn nuôi gia súc và gia cầm (gà, lợn, trâu) và họ cũng làm đồ đan lát (ghế, rổ,
rá, nia, hòm, gùi), làm mộc (thuyền độc mộc kiểu đuôi én) được người Thái ưa
dùng. Đó là những công việc nông nhàn, phục vụ cho đời sống tự túc, tự cấp
trong các bản làng của họ. Nếu có chăng, không phải là tự túc, tự cấp thì thương
mại của họ cũng là hàng đổi hàng. Họ trồng bông rồi đem bông đổi lấy vải và đồ
dệt của người Thái – một dân tộc cư trú liền kề, có truyền thống về dệt thổ cẩm
và làm chăn đệm bông (Phà Thái). Họ cũng đổi thuyền đuôi én cho người Thái
để lấy những nông thổ sản của dân tộc này phục vụ cho đời sống thường nhật.
Ăn: Người Kháng thích ăn xôi và các món có vị chua, cay như: cá ướp chua,
dưa lá củ ráy ngứa, món hỗn hợp gồm lá lốt, thịt, ớt, tỏi, rau thơm hoà trộn, đồ
chín. Người Kháng quen uống rượu trắng, rượu cần, hút thuốc lá và hút thuốc
lào.Người Kháng thường ăn cơm nếp, ngô, sắn đồ. Đặc biệt, có tục uống bằng
mũi (Tu mui), đổ nước cay vào mũi là nét văn hóa độc đáo của họ.
Ở: Người Kháng sống thành từng bản nhỏ có nơi ở xen kẽ với người Thái.
Nhà sàn lợp gianh, có mái khum mui rùa, có cửa ra vào ở hai đầu hồi.Nhà ở có 2
8


dạng: nhà tạm bợ và nhà kiên cố. Nhà sàn gồm 1 mái và 2 mái, không phủ nóc,
không có chái, có cửa chính thông suốt từ đầu này sang đầu kia, thông với cầu
thang nên xuống.

Phương tiện vận chuyển:Gùi có dây đeo qua trán, thuyền độc mộc là
phương tiện vận chuyển chính.
Cưới xin: Ngày xưa, việc lấy vợ, lấy chồng của người Kháng vừa tự do
vừa phải qua nhiều nghi thức. Sau bốn năm đêm tìm hiểu ngủ lại nhà người con
gái, nếu đôi trai gái ưng ý nhau thì tiến hành ăn hỏi và rất nhiều nghi thức mà
đôi trẻ và hai bên nhà trai nhà gái phải thực hiện. Sau 3 năm ở rể, đôi vợ chồng
trẻ phải làm lễ ra mắt hai họ, nhà trai mới tổ chức đón dâu. Ðây là lễ quan trọng
nhất.
Ma chay: Người Kháng có tục chia của cho người chết gồm: chăn, đệm,
dao, bát, đĩa, hòm đựng quần áo, ống nước, giỏ xôi... và những gì khi còn sống
người quá cố thường dùng. Tất cả những lễ vật này được đặt phía trên đầu mộ. ở
phía đầu mộ còn chôn một cái cột cao, trên đó buộc treo một hình con chim
bằng gỗ và một cái áo mà người chết thường mặc. Sau khi chôn xong, về đến
nhà, anh em, bà con phải đứng dưới gầm sàn để ông cậu cắt một nhúm tóc bỏ
vào bát nước lã đựng trứng, cá sấy khô rồi đem vứt ở vệ đường vào bãi tha ma
để hồn người chết không về quấy rối con cháu, người thân.
Thờ cúng: Họ tin rằng con người có 5 hồn. Một hồn chính ở trên đầu bốn
hồn ở tứ chi. Khi chết, hồn chính biến thành ma lành phù hộ con cháu, bốn hồn
còn lại biến thành ma dữ hay quấy nhiễu vòi "ăn". Người ta còn tin nhiều loại
ma khác như: ma suối, ma bản... Người Kháng thờ ma bố và có tục thờ ma mẹ.
Việc cúng bố mẹ được tiến hành 3 năm một lần. Ðây là lễ vui nhất, gia đình
thường mời anh em, bà con trong bản tới dự bữa cơm, sau đó xoè, múa thâu
đêm.
Lễ tết:Người Kháng ăn tết Nguyên đán, tết cơm mới và thực hiện các
nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nương rẫy.
Văn nghệ: Những làn điệu dân ca của người Kháng thường phản ánh đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người biết hát các bài hát, áng thơ của người
9



Thái, thuộc nhiều tục ngữ cao dao.
Trang phục:Trang phục người kháng giống với người thái .Nữ mặc áo
ngắn có hàng cúc bạc, váy đen, đội khăn piêu. Nam mặc quần áo chàm, đôi khi
cũng đội khăn. Người Kháng không có truyền thống dệt vải, họ chủ yếu trồng
hỏng và đổi bông cho người Thái để lấy quần áo hoặc vải vế may trang phục.
Tuy vậy, cách cắt may y phục của phụ nữ.Khung ở vùng Tây Bắc Việt Nam thể
hiện khá rõ sắc thái văn hóa truyền thống của mình. Trang phục thường ngày của
phụ nữngườikháng gồm có: Khăn, áo, yếm, váy, thắt lưng, xà cạp, trâm cài tóc,
xà tích, túi đeo.
Khăn đội đầu (khan hăng hua)là loại khăn dài được dùng khá phổ biến
trongcuộc sống hàng ngày cũng như trong cưới xin lễ hội. Khăn dược làm bằng
vải đen nhuộm chàm, hai góc ở đầu khăntrang trí hai bông hoa bốn cảnh thêu
bằng chỉ xanh, đỏ, vùng. Người kháng gọi loại hoa văn này là ba piêu(lá rau bợ,
một loại cây mọc ờ ruộng có thể hái lá nấu canh ăn). Hai đầu khăn có đính các
tua chỉ hay tua len trang trí.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ Kháng còn sử dụng khăn piêu. Khăn có hình thức
giống khăn piêu của người Thái Đen. Loại khăn này họ có thể mua của người
Thái về dùng nhưng phần lớn phụ nữ Kháng thường mua vải về tự làm và thêu
hoa văn theo sở thích của mình. Khăn được làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm,
dài 188cm, rộng 35cm. Ở hai đầu khăn (xâu pièu) trang trí hoa văn bằng loại chỉ
thêu là sợi tơ tằm (đái mon) được nhuộm thành nhiều màu khác nhau như: xanh
lá cây, đỏ thẫm, tím, vàng, hồng, trắng. Nguyên tắc cải hoa văn là rút luồn sợi
chỉmàu đan vào nền vải đen. Khi thêu khăn, người ta bắt đầu thêu từ mảng hoa
văn chủ đạo ở giữa đồ án rồi mới thêu dần ra xung quanh. Sau khi thêu xong
toàn bộ hoa văn mới đính “cút piêu”, “cóp piêu” và “hu piêu”. Cách làm của họ
cùng giống cách làm của người Thái. Cách trang trí này đã làm tăng thêm vẻ đẹp
của chiếc khăn và làm nổi bật đồ án hoa văn ở hai đầu khăn. Hoa vàn chủ đạo
trên hai đầu khăn là hình hoa ba piêu(lá rau bợ), hình răng cựa.
Đời sống văn hóa: Người Kháng có nhiều truyện kể dân gian, có múa xòe,
chơi sáo trong ngày lễ, cả những khi cúng bố mẹ.

10


1.2.3.Khái quát kinh tế văn hóa xã hội cảu người Kháng ở Than Uyên,
Lai Châu
Phương thức canh tác: Làm rẫy phát đốt chọc lỗ tra hạt, trồng nhiều lúa
nếp làm lương thực chính, nay nhiều nơi chuyển sang cày bừa đất, gieo hạt, có
ruộng bậc thang nhưng không nhiều. Họ chăn nuôi gà, lợn, trâu là phổ biến. Đồ
đan: ghế, rổ, rá, nia, hòm, gùi... Người Kháng thường dùng loại gùi một quai,
đeo qua trán. Họ trồng bông rồi đem bông đổi lấy vải và đồ mặc của người Thái.
Tục cưới: Trải qua các lễ thức sau: dạm hỏi, xin ở rể, cưới. Lễ cưới lần
đầu được tổ chức cho chàng trai đi ở rể. Lễ cưới lần hai, đưa dâu về nhà chồng
để gây dựng gia đình riêng. Người cậu có vai trò đặc biệt trong việc dựng vợ gả
chồng cho cháu.
Tang ma: Theo phong tục người chết được chôn cất chu đáo, trên mộ có
nhà mồ, có các đồ vật tùy táng dành cho người chết: hòm đựng quần áo, giỏ
cơm, ống hút rượu, bát, đũa... phía đầu mộ chôn một cột cao 4-5 mét, trên đỉnh
có con chim gỗ và treo chiếc áo của vợ hay chồng người chết. Người Kháng có
quan niệm mỗi người có 5 hồn, hồn chính trên đầu và 4 hồn kia ở tứ chi.
Nhà ở: Người Kháng ở nhà sàn. Nhà thường có 3 gian 2 chái, mái kiểu
mu rùa và hai cửa ra vào ở hai đầu nhà, 2 cửa sổ ở hai vách bên. Trước kia, mái
ở hai đầu hồi thường được làm thẳng, hiện nay nhiều nơi đã làm mới hình mái
rùa như nhà người Thái Đen. Mỗi nhà có hai bếp lửa (một bếp để nấu ăn hằng
ngày, còn một bếp để sưởi và để nấu đồ cúng khi bố mẹ chết).
Trang phục: Người Kháng không có nghề dệt vải, nên họ thường dùng
sản phẩm đan lát và các sản phẩm khác để trao đổi lấy vải và quần áo của người
Thái, nên trang phục của họ giống trang phục của người Thái.
2.Những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc kháng
Người Kháng vốn có nền nghệ thuật diễn xướng dân ca của họ khá phong
phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình

thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.
Người Kháng có nhiều truyện cổ tích, thơ ca, tục ngữ, đồng dao, phong
sao, câu đố, văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Kháng rất phong phú và
11


đậm tính nhân văn.
2.1.Dân ca
Hát trong lễ hội Pang Á: Lễ hội Pang Á là lễ hội lớn nhất của người
Kháng. Lễ hội này thường được được tổ chức vào tháng 10, sau thời kỳ thu
hoạch. Lễ hội Pang Á do thầy mo đứng ra tổ chức tại nhà riêng. Khi ấy thầy mo
cử người trong gia đình đi mời những người bị ốm đau đã được ông chữa trị cho
khỏi bệnh đến dự lễ hội. Những người này được gọi là con nuôi của thầy mo.
Khi đến lễ hội các con nuôi phải mang theo lễ vật. Nếu con nuôi là người ốm
nặng thì lễ vật phải mang theo là 1 con lợn, 1 vò rượu, 1 chai rượu. Nếu con
nuôi là người ốm bình thường thì lễ vật mang theo chỉ là 1 con gà, 1 chai rượu
và 1 sải khăn đến để múa. Ngoài những bệnh nhân đến tạ ơn thầy mo còn có rất
nhiều người từ bản gần, bản xa cũng về dự lễ hội.
Bà Lò Thị Phấu kể rằng: “Khi biết tin bản nào tổ chức lễ hội Pang Á thì
cho dù họ đang ở xa xôi, đang phát nương, rẫy cỏ, họ cũng bỏ cuốc, bỏ dao để
đến với lễ hội. Bởi vì lễ hội này rất vui và đây cũng là dịp để thanh niên nam nữ
gặp nhau hát múa giao duyên, tỏ tình”.
Đêm hội, trai gái tỏ tình với nhau bằng những khúc hát đối đáp. Lời hát
được ngẫu hứng tùy theo diễn biến tình cảm của hai bên nam nữ, tùy theo hoàn
cảnh, khung cảnh cụ thể, mà người ta hát ứng tác cho phù hợp. Cuộc hát kéo dài
đến gần sáng mới chia tay nhau ra về.
Lời hát có đoạn:
Từ bản gần bản xa
Cùng nhau đến xòe Pang Á
Chớ để dứt tiếng trống, tiếng chiêng

Cùng nhau hát giao duyên
Đến tờ mờ sáng mới về
Ai ơi hãy nhớ đừng quên nhé
Cho dù ta có đi đâu
Tâm hồn ta linh cảm rằng mãi mãi bên nhau
Rồi lễ hội năm sau ta lại gặp gỡ
12


Chớ vội quên nụ cười
Chớ vội quên ánh mắt đêm nay
Ai ơi, cho dù hạnh phúc bao nhiêu
Hãy nhớ mãi không quên đêm hội Pang Á này.
Xòe (múa) trong lễ hội Pang Á có 4 điệu và được đệm bằng âm nhạc của
trống, chiêng, cơ dơng và bẳng ỏng tệnh (dỗ ống).
Hát Tang Lo: Tang Lo là bài hát cổ kể về câu chuyện tình dang dở của
đôi trai gái. Họ yêu nhau nhưng không lấy được nhau nên người đi lấy vợ kẻ đi
lấy chồng nhưng tình cảm, tâm hồn của họ vẫn dành cho nhau. Vì vậy, mỗi khi
nghe tiếng hót buồn bã của con chim Tang Lo, họ lại nhớ đến nhau. Họ nghĩ
rằng người yêu đã chết và biến thành con chim Tang Lo bay về để tâm sự. Khi
ấy họ gác mọi chuyện để hát đối với con chim Tang Lo:
Chim ơi! Giữa bầu trời đầu xuân đẹp
Chim bay từ phương nào đến đây
Sao giọng chim buồn thế!
Chim có phải hồn người mà tôi yêu quý năm xưa?
Nếu phải thì hãy hót mãi nghe chim
Kể lại những tháng năm của tuổi còn son ấy
Ông trời không xe duyên thành lứa, thành đôi vợ chồng
Hôm nay đây, tại nơi này chỉ mỗi mình tôi
Chim hãy hót và hót mãi nghe chim

Khi nào chim hót mệt, chim hãy bay đi
Và mong chim giữ lời hứa năm xưa mà hai ta đã hò hẹn
Cho dù đi ở phương trời nào
Cho dù sống hay chết
Lời hẹn đó ta sẽ không quên, phải vậy không chim?
Hãy trả lời ta đi
Chim ơi sao buồn thế!
Ước gì ta hóa thành chim
Cùng chim bay đến phương trời nào đó để xây tổ ấm
13


Nhưng giờ đây quá muộn rồi phải không chim?
Chính tiếng hót này người không còn sống nữa phải không?
Chỉ là linh hồn đến chào vĩnh biệt?
Thì tôi xin viếng người bằng tiếng hát tiễn đưa
Tôi xin mang cả tâm hồn năm xưa đến viếng người
Hẹn kiếp sau gặp lại, sẽ đem hạnh phúc trọn đời nghe chim.
Hát ru:
Bố mẹ đi nương đi rẫy
Ông ở nhà trông con
Cho bố mẹ yên tâm đi làm
Ông bà ở nhà có việc nhà việc cửa
Ru con ngủ, con ngủ cho ngon
Để ông bà làm các việc trong nhà, quét dọn
Nấu cơm nấu canh chờ bố mẹ đi nương đi rẫy
Bố mẹ về con mới dậy đón mẹ đón bố
Bố mẹ về mang hoa quả về cho con.
Hát giao duyên: Khi tỏ tình, nam nữ thanh niên Kháng thường dùng lời
ca tiếng hát để thể hiện tình cảm của mình. Họ hát ở mọi nơi, mọi chỗ, hát khi đi

làm nương, khi đi chợ, khi đến lễ hội, khi đi chơi buổi tối.
Bà Lò Thị Phấu kể rằng: “Mang tiếng đi làm nương, làm rẫy nhưng khi
lên đồi trai gái gặp nhau là hát đối đáp trêu nhau, tán nhau có khi chẳng được
nhát cuốc nhát xẻng nào”.
Thời điểm hát giao duyên nhiều nhất là vào khoảng tháng 9, tháng 10, khi
mùa màng đã gặt hái xong, mọi người đều nhàn rỗi. Vào những đêm trăng sáng,
đẹp trời, thanh niên nam nữ tổ chức vui chơi ở dưới sân nhà một cô gái nào đó.
Nam nữ hát đối đáp giao duyên với nhau đến khoảng nửa đêm. Nếu đôi trai gái
nào yêu nhau, cô gái sẽ rủ người mình yêu lên nhà chơi và cùng nói chuyện. Sau
đó, người con gái xin phép người yêu đi ngủ trước và người con trai cứ ngồi đó
chơi thêm một lúc rồi trốn bố mẹ người yêu để vào chỗ ngủ của người con gái
và tâm sự đến 2 -3 giờ sáng người con trai mới trở về nhà mình.
14


Thí dụ hai khổ đối đáp nam, nữ:
Nam hát:
Tôi ở xa nhìn thấy lửa,
Ở xa nhìn thấy nước.
Nhìn thấy áo chàm đen, lòng muốn mặc
Nhìn thấy người má hồng, lòng muốn hỏi thăm.
Nữ hát:
Hôm nay, giờ đẹp, ngày đẹp mới gặp anh
Ta gặp nhau thì vui chơi với nhau
Nếu anh có vợ rồi thì xin nói chuyện với chồng người khác
Đừng để cho vợ anh biết, vợ anh sẽ đánh, sẽ chửi em…
2.2. Nhạc cụ
Theo lời của các nghệ nhân thì người Kháng có các nhạc cụ như trống,
chiêng, pí tam lay, biếng tóng (đàn môi), cơ dơng, bẳng ỏng tệnh nhưng tại thời
điểm khảo sát thì trong bản không còn một nhạc cụ nào. Mặc dù, chúng tôi đã

tạo điều kiện để cho nghệ nhân phục hồi lại nhạc cụ nhưng họ cũng chỉ phục hồi
được 2 loại nhạc cụ đó là: cơ dơng và bẳng ỏng tệnh.
Cơ dơng có cấu tạo tương tự như nhạc cụ đao đao của người Khơ mú. Cơ
dơng được làm từ một ống nứa có đường kính khoảng 3,5 cm, dài khoảng 60
cm. Cơ dơng là nhạc cụ gõ, chủ yếu do con gái sử dụng. Cơ dơng có thể dùng để
độc tấu, hòa tấu với biếng tóng hoặc làm đạo cụ, nhạc cụ đệm cho điệu múa của
người Kháng.
Bẳng ỏng tệnh được làm từ một ống tre có đường kính khoảng 5 cm,
chiều dài khoảng 110 cm. Đầu mặt dưới cùng của ống tre được giữ lại còn các
đầu mặt trong lòng ống được đục thủng để tạo cột hơi. Khi chơi, người diễn tấu
cầm vào phần trên của ống nứa và dỗ phần có đầu mặt xuống một tấm gỗ. Nhạc
cụ này chỉ được sử dụng để hòa tấu cùng với trống chiêng trong điệu múa của
người Kháng.
Còn các nhạc cụ khác, chúng tôi chỉ có thể mô tả theo lời kể của nghệ
nhân:
15


Biếng tóng (đàn môi) là loại nhạc cụ bằng đồng nhỏ và dùng khoang
miệng để điều chỉnh âm thanh, nhưng cách chơi đàn môi của người Kháng
không giống với cách chơi đàn môi của một số tộc người sống ở vùng Tây Bắc,
Việt Nam. Chẳng hạn, người Hmông và người Thái dùng ngón tay cái gảy trực
tiếp vào một đầu của nhạc cụ còn người Kháng sử dụng một sợi dây để kéo (một
đầu dây buộc vào nhạc cụ, một đầu quấn vào tay để kéo).
Trống, chiêng, pí tam lay của người Khángcó cấu tạo tương tự như của
người Thái.
2.3.Truyện cổ tích
Trong những thể loại văn học dân gian quan trọng và được phổ biến rộng
rãi. Khái niệm “truyện cổ tích” có một nội dung khá rộng, thường dùng để chỉ
nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả về phương pháp sáng tác. Khác nhau

về đề tài như các truyện về loài vật, truyện về các nhân vật dũng sĩ hoặc các
nhân vật có những khả năng phi thường về trí tuệ, về sức khỏe, truyện về số
phận các nhân vật có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội,... Khác nhau về
phương pháp sáng tác như các loại truyện thần kì, truyện hiện thực. Vì vậy đã có
khó khăn trong việc xác định cho khái niệm “truyện cổ tích” một nội dung thật
chặt chẽ. Trong hàng loạt định nghĩa đã có về truyện cổ tích, có thể nêu lên mấy
nội dung nói chung ít nhiều đã có sự thống nhất.
Các câu truyện thần thoại giúp ta có thể hình dung được về bức tranh lịch
sử của dân tộc Kháng. Các câu truyện cổ tích mang nội dung đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác, giữa người nghèo và kẻ giàu, giữa người lao động trí tuệ và kẻ
ngồi mát ăn bát vàng,... và kết quả bao giờ cũng khẳng định sự toàn thắng của
yếu tố thiện và người lao động chăm chỉ.
Ngoài ra người Kháng còn rất giỏi tiếng Thái đen và rất thân thiết nên họ
có thể kể cả chuyện người thái như chuyện Khun Lú – Náng Ủa (Chàng Lú –
Nàng Ủa) cũng được một số tài liệu nói là của người Kháng và người Thái đen
nhưng không có tài liệu cụ thể nào chứng minh của dân tộc nào .
2.4.Múa
Một số điệu múa truyền thống dân tộc Kháng tỉnh Than Uyên ,Lai Châu
16


Tăng bu – Điệu múa truyền thống của người Kháng, Than Uyên ,Lai Châu
Lễ hội Pang Phoóng dân tộc Kháng Tỉnh Than Uyên ,Lai Châu
Lễ hội Xen Pang Ả dân tộc Kháng (trích)
Lễ hội “Cà tảm mạn” của dân tộc Kháng
Phong tục hôn nhân của dân tộc Kháng
Độc đáo tục bói chén đặt tên trẻ của người Kháng, Lai Châu
Đặc trưng nhà sàn của dân tộc Kháng
Múa tăng bu (Xek Pang) là điệu múa truyền thống rõ nét nhất của dân tộc
Kháng. Bằng cách nghệ thuật hóa động tác chọc lỗ tra hạt trong lao động sản

xuất vào điệu múa, những động tác tưởngchừng như khô khanNgoài ra, đây còn
là tiết mục vui chơi thu hút được rất nhiều người tham gia, nhất là các thanh niên
nam, nữ. cứng nhắc nay trở nên uyển chuyển mềm mại và có nhịp điệu hơn.
Nhân dịp lễ hội, họ rủ nhau từ các làng bản khác cùng về đây tham gia múa cùng
dân bản. Nhiều người đứng nối nhau xếp thành vòng tròn lớn, một tay bám lên
vai người đi trước, một tay cầm cây tăng bu.
Cây tăng bu được làm bằng một đoạn thân cây nứa, có đường kính thân
khoảng 4- 6cm, dài khoảng từ 1,4m- 1,6m tùy theo mỗi người. Sau một nhịp
dẫn, tất cả mọi người cùng vỗ mạnh cây tăng bu xuống sàn gỗ, tạo nên một dàn
âm thanh cộng hưởng. Dàn âm thanh này luôn được giữ nhịp rất đều, những
người tham gia múa vừa phải đảm bảo tạo ra âm thanh, vừa bước uyển chuyển
theo nhịp điệu và giữ nhịp cho đều. Sau mấy vòng múa lại xoay chiều di chuyển
một lần, cứ như thế vòng múa tăng bu tạo cho người tham ra một cảm giác đầm
ấm, đoàn kết, vui vẻ như không hề biết dừng lại.
Nếu có một thành viên nào muốn nghỉ sẽ tự rời khỏi vòng và lập tức có
thành viên khác thay thế, vòng múa không bị gián đoạn. Có thể nói phần múa
tăng bu trong chuỗi các tiết mục văn nghệ thể dục thể thao, các trò chơi dân gian
diễn ra trong lễ hội của người Kháng là phần chơi hấp dẫn và kéo dài nhất. Đặc
biệt các bạn trẻ nam nữ thanh niên tham gia rất đông vui và kéo dài cho tới tận
đêm khuya.
Ngày nay, phương thức canh tác theo hình thức chọc lỗ tra hạt vẫn còn
17


phổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số, vì vậy điệu múa tăng bu mô tả
hình ảnh chọc lỗ tra hạt vẫn còn tồn tại trong đời sống văn hóa văn nghệ của
đồng bào. Nó như một sản phẩm kết tinh từ sự sáng tạo của đồng bào trong quá
trình lao động với một nền tảng âm nhạc dân gian phong phú, đặc sắc. Như vậy,
múa tăng bu không còn chỉ hạn chế trong một gia đình hay dòng họ mà nó là
ngày hội chung của cả bản, cả vùng.

Múa sạp (Xek Loong) của dân tộc Kháng có nét khác so với điệu múa
sạp của một số dân tộc khác với nhịp điệu rất sôi động, nhanh, mạnh mẽ. Người
múa khéo léo và uyển chuyển để không bị vấp vào sạp. Múa sạp là một tiết mục
không thể thiếu trong các lễ hội và cũng là phần lôi cuốn nhiều người tham gia.
Từng tốp, từng tốp các chàng trai cô gái trong trang phục truyền thống nắm tay
nhau, chân nhún nhẩy nhịp nhàng, đều đặn theo nhịp âm thanh của điệu múa.
Tuy là tiết mục được đông người tham gia, nhưng không gian giành cho múa sạp
không cần phải quá rộng như tung còn hay múa xòe. Múa sạp thường được diễn
ra ở ngoài trời hoặc cũng có thể tổ chức ở trong nhà hay gầm sàn…
Đạo cụ dùng trong múa sạp tương đối đơn giản gồm từ 2 đến 4 cây tre
hoặc gỗ to, dài, thẳng dùng để kê hai bên; cần từ 4 đến 8 cây tre nhỏ hơn, thẳng
và nhẹ làm thanh vỗ nhịp; 4 đến 8 người cầm hai đầu thanh vỗ nhịp. Như vậy là
đã có thể có một hội múa sạp như ý. Số người tham gia múa sạp không hạn chế,
không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ. Múa sạp là một điệu nhảy dân gian
quen thuộc của nhiều dân tộc và ngày nay đã được các nghệ sĩ đưa lên sân khấu
biểu diễn như một loại hình nghệ thuật. Vì vậy, múa sạp đã, đang tồn tại và sẽ
còn sống mãi trong đời văn hóa của dân tộc Kháng nói riêng và dân tộc Việt
Nam nói chung.
Múa tầm đao (Tỏi Điểng) là một loại nhạc cụ dân gian đặc trưng của một
số dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me như dân tộc Kháng, Khơ Mú,
Xinh Mun đang sinh sống trên đất Điện Biên.Tầm đao là loại nhạc cụ chỉ dành
riêng cho phụ nữ, được làm từ thân cây nứa nhỏ, đường kính từ 3-4 cm, dài từ
50- 60cm.
Để chế tác loại nhạc cụ này, những người phụ nữ Kháng phải vào rừng
18


lựa chọn những cây nứa vừa thẳng đẹp lại không quá già. Họ chọn một đoạn vừa
ý sao cho một đầu còn giữ lại, đầu kia bỏ mấu, giữ lại thân ống nứa. Gần đầu có
mấu, người ta đục hai lỗ đối xứng và so le nhau, khi đánh ngón tay cái của tay

cầm đặt ở vị trí lỗ trên, ngón trỏ sẽ đặt ở vị trí lỗ dưới như vậy mới tạo nên nhịp
gõ và điều chỉnh nhịp theo ý muốn. Đầu không giữ mấu người ta vát nhẹ hai bên
thân ống tạo thành trạc, dài khoảng 30cm, giữa hai cánh trạc có xẻ một khe nhỏ
vào thân ống để kẹp sợi chỉ, có tác dụng điều tiết âm thanh.
Khi đánh, người ta gõ phần gốc cánh trạc vào mu bàn tay để hai cánh trạc
dung tạo ra âm thanh. Chị em phụ nữ Kháng trong tiết mục này thường xếp
thành hai hàng đối diện nhau, sau nhịp dẫn của người đội trưởng, tất cả cùng hòa
theo nhịp. Trên nền nhịp và âm thanh của tầm đao, các điệu múa sẽ được biến
tấu hài hòa, tinh tế… Cứ như thế, nhịp điệu tăng dần, càng lúc càng thôi thúc
hơn, thăng hoa hơn trong điệu múa, như không bao giờ dừng lại.
Múa xòe (Xek vong) là điệu múa không thể thiếu trong các ngày hội của
dân tộc Kháng và không hề xa lạ đối với cộng đồng các dân tộc Điện Biên.
Người Kháng cũng coi múa xòe là một điệu múa truyền thống của dân tộc mình.
Thông thường, mỗi một lễ hội khi đến phần múa xòe là phần cuối cùng, mọi
người tay trong tay cùng chung nhịp xòe luôn tạo được nhiều cảm xúc nhất cho
những người tham gia.
Điệu xòe của người Kháng cũng là điệu múa thể hiện tình đoàn kết trong
cộng đồng, tạo cho những người tham gia lễ hội quên đi những mỏi mệt, ưu
phiền sau những khoảng thời gian lao động vất vả. Nơi diễn ra múa xòe thường
trên một bãi đất rất rộng, có thể đủ chỗ cho rất đông người cùng tham gia.
Một vòng xòe hay và đẹp nhất là vòng xòe tự nhiên, mọi người tay nắm
tay nhau một cách thoải mái, cùng bước theo một nhịp, cùng xoay theo chiều.
Cứ như vậy người này nối tiếp người kia, vòng xòe cứ thế mà lớn dần và khi
đông người tham gia thì vòng xòe có thể tách dần ra để tạo thành một vòng xòe
khác lồng vào nhau.
Một hội xòe có thể có tới 3 đến 4 vòng cùng xòe một nhịp, qua đó cho
thấy sức hấp dẫn lôi cuốn tình người trong ngày hội. Vào những dịp này mọi
19



người thường vận những bộ trang phục lễ hội truyền thống rất lộng lẫy của dân
tộc mình, trở thành hạt nhân của hội xòe. Nhịp xòe được diễn ra theo tiếng dẫn
nhịp của dàn chiêng và những âm thanh đặc trưng từ những cây tầm đao do
chính những người phụ nữ tạo nên. Vòng xòe mỗi lúc lại rộng hơn, nhịp xòe
cũng vì thế mà rộn ràng hơn, thôi thúc hơn như muốn giục giã, chào mời mọi
người cùng tham gia.
Qua các điệu múa truyền thống của dân tộc Kháng cho ta thấy được
những nét văn hóa, nghệ thuật đặc trưng riêng, góp phần làm phong phú thêm
vốn di sản văn hóa, nghệ thuật không chỉ của tỉnh Điện Biên mà còn là của cả
dân tộc Việt Nam.2.5
2.5.Lễ hội
2.5.1.Lễ hội Pang Phoóng (Pang dịch ra là lễ, Phoóng là tổ tiên).
Dân tộc Kháng ở Than Uyên , Lai Châu là một trong những dân tộc thiểu
số nhưng là dân tộc mang trong mình biết bao truyền thuyết, giai thoại huyền bí,
việc nghiên cứu, tìm hiểu tộc người Kháng sẽ góp phần khơi mở thêm nét đẹp
truyền thống dân tộc Kháng, qua đó bảo tồn và phát huy những giá trị Di sản
văn hóa dân tộc.
Lễ hội Pang Phoóng (Pang dịch ra là lễ, Phoóng là tổ tiên) ở Than
Uyên ,Lai Châu bắt nguồn từ tỉnh Điện Biên .Từ xa xưa đồng bào dân tộc Kháng
dòng họ Lò Khun ở bản Nậm Mu, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo đã sáng tạo
ra lễ hội Pang Phoóng . Lễ hội thường diễn ra 03 ngày trong khoảng thời gian từ
tháng 10 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Lễ hội Pang Phoóng chứa đựng
nhiều lễ thức dân gian hết sức sinh động và có ý nghĩa gần giống lễ tạ ơn của
một số dân tộc thiểu số khác.
Hàng năm trước khi thu hoạch vụ mùa, đồng bào Kháng tổ chức lễ hội để
tạ ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho họ một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi
dào và làm ăn phát đạt đồng thời cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho một
năm mới. Khi tiếng trống, tiếng chiêng vang lên trên khắp bản mường là lúc báo
hiệu mùa lễ hội bắt đầu. Theo truyền thuyết, lễ hội Pang Phoóng bắt nguồn từ
một sự tích. Đó là câu chuyện tình dang dở đầy lãng mạn giữa chàng trai con

20


Tạo bản và nàng vượn hóa thân thành thiếu phụ. Câu chuyện được lưu truyền từ
xa xưa nhằm tôn vinh gốc linh, hướng con người luôn nhớ về cội nguồn.
Hàng năm, cứ đến mùa hoa mào gà nở đỏ trên nương cũng là mùa lúa
chín. Đồng bào Kháng dòng họ Lò Khun lại tổ chức lễ hội Pang Phoóng tại nhà
trưởng họ. Mỗi lần lễ hội diễn ra các gia đình trong dòng tộc nô nức kéo về hội
tụ để cùng tưởng nhớ về “Mẹ Vượn”. Đây cũng là dịp họ hàng, anh em, bạn bè,
trai tài gái sắc gặp nhau sau những ngày tháng lao động vất vả.Trong không khí
linh thiêng mà ấm áp tình người, tràn đầy sự hứng khởi của lễ hội, cả bản
mường cùng hân hoan trong lễ hội.
Sự tích lễ hội Pang Phoóng mang màu sắc huyền ảo đã phản ánh một hiện
thực trong đời sống tâm linh cộng đồng người Kháng: luôn lấy cội nguồn tiên tổ
làm nền tảng để rèn tâm, dưỡng đức và nguyện cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho
dòng tộc vạn sự may mắn, tốt đẹp. Dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của
lịch sử, sự giao lưu hoà nhập cộng đồng nhưng lễ hội Pang Phoóng vẫn giữ được
bản sắc riêng, luôn hiện hữu trong đời sống cộng đồng.
Cho đến nay, vốn di sản văn hóa phi vật thể quí báu đó vẫn giữ được sức
sống và trở thành ngọc quí trong kho tàng văn hoá dân tộc Kháng. Lễ hội Pang
Phoóng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại, là sợi dây tạo lên sự gắn kết
cộng đồng, thể hiện khát vọng bình dị ngàn đời về một cuộc sống ấm no, hạnh
phúc của những người dân vùng biên cương Tổ quốc.
2.5.2.Lễ hội Xen Pang Ả
Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở miền
Tây Bắc Việt Nam. Kinh tế chính của đồng bào là nương rẫy, trồng lúa kết hợp
với ngô khoai. Ở một số vùng sống ven sông, đồng bào rất giỏi làm thuyền độc
mộc. Đan lát là một nghề phụ khá nổi tiếng của đồng bào Kháng, họ lấy mây tre
trên rừng đan các loại gia cụ như hòm, mâm, ghế ngồi, gùi, giỏ rất đẹp và bền.
Đến nay, đồng bào Kháng vẫn còn duy trì được một số lễ nghi nông

nghiệp như lễ Xíp Xí (rằm tháng7); lễ mừng cơm mới. Tuy nhiên tiêu biểu nhất
vẫn là Lễ hội Xen Pang ả, do Pa ả (thầy cúng) tổ chức. Trong các bản của đồng
bào dân tộc Kháng thường có một Pa ả chuyên làm việc cúng lễ cho dân bản. Pa
21


ả là người thông minh, thuộc nhiều bài cúng và biết cách chữa bệnh thông
thường, biết một số ảo thuật và biết nhiều điều mà người khác không biết. Có
thể gọi họ là những trí thức dân gian, họ rất có uy tín, được dân bản tin và làm
theo.
Lễ hội Xen Pang Ả được tổ chức với quy mô một vùng rộng lớn, gồm
nhiều bản, và cứ 2 hay 3 năm được tổ chức một lần vào khoảng từ tháng 10 tới
tháng 12. Lễ hội được tổ chức với mục đích mời các “ma nhà”, “ma bản”, “ma
trời” hưởng lễ vật và những người được Pa Ả chữa cho khỏi bệnh (được coi là
con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn, đồng thời để Pa Ả cầu chúc cho hồn vía các con
nuôi lành mạnh, không hay ốm đau, làm ăn phát tài. Lễ hội Xen Pang Ả ngoài
phần lễ cúng cầu xin, còn là nơi nhân dân diễn lại các công việc nương rẫy, thu
hái lâm sản trong đời sống thường nhật, thông qua các trò diễn; chơi các trò chơi
dân gian; hát đối đáp giao duyên; múa ống, múa khăn.
Xen Pang Ả là ngày hội lớn, vô cùng có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc
Kháng. Đây là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp
đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm. Đây cũng là dịp để cộng
đồng người Kháng vui chơi thư giãn, sau những tháng ngày lao động vất vả, một
nắng hai sương. Đặc biệt lễ hội còn là dịp để lớp thanh niên chưa vợ chưa chồng
tìm hiểu, hẹn hò nên vợ thành chồng, bởi vậy lễ hội Xen Pang Ả còn có ý nghĩa
trong việc tái tạo cộng đồng dân tộc.
2.5.3.Lễ hội “Cà tảm mạn” là lễ gọi hồn hay còn gọi là lễ dậy hồn
Lễ hội “Cà tảm mạn” là lễ gọi hồn hay còn gọi là lễ dậy hồn. Đây là loại
hình tín ngưỡng dân gian không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc
Kháng.

Họ cho rằng, con người có 2 phần, phần hồn và phần xác luôn luôn gắn
kết, giao hòa không thể tách rời. Khi người ốm, phần hồn rời khỏi xác và lưu lạc
nơi rừng thiêng, nước độc, bị các thần cây, thần núi giữ lại. Từ đó, người Kháng
thường làm lễ gọi hồn lưu lạc về nhập vào xác thì người ốm sẽ khỏi bệnh.
Chuyện xưa kể rằng: Trong bản dân tộc Kháng có chàng trai tên là Ọi,
đẹp trai, thông minh, khoẻ mạnh và chăm làm nhất bản. Sau mùa làm nương,
22


chàng bị ốm, ngày nào chàng Ọi cũng ăn không ngon miệng, ngủ không yên
giấc, người chàng càng ngày càng gầy gò, da vàng, chân tay run rẩy, không cầm
nổi con dao, cái cuốc. Đã hơn 3 tuần trăng sáng, lúa chín vàng trên nương,
chàng uống đủ thứ lá rừng làm thuốc mà vẫn không khỏi bệnh. Biết chàng
không còn sống được lâu, cha chàng bèn thịt gà và mời tất cả mọi người đến ăn
cùng. Mỗi người bón cho chàng một miếng xôi cùng thịt gà và nói rằng “Đây là
hồn cơm, hồn thịt của người khoẻ đem đến, ăn vào sẽ thành thuốc”, sau đó mọi
người buộc vào tay chàng một sợi chỉ coi đó là sợi dây buộc phần hồn lưu lạc
nhập vào chàng. Cũng từ ngày hôm đó chàng ăn được nhiều cơm, da chàng hồng
hào trở lại, chàng khoẻ dần và đi làm nương cùng cha mẹ.
Từ câu chuyện trên, trong bản có người ốm đều được làm lễ gọi hồn về.
Đến nay, tại các bản của đồng bào dân tộc Kháng thường có một Pa Ả (thầy
cúng) chuyên làm việc cúng lễ cho dân bản. Pa Ả đại diện cho dân bản để tiếp
xúc với các thần linh, truyền lời khẩn cầu của người sống và cũng là người có uy
tín, được dân bản tin và làm theo.
Từ lâu, quan niệm tín ngưỡng dân gian của dân tộc Kháng cho rằng: con
người có 30 vía, 40 hồn phía trước, 50 hồn phía sau, trong đó có một hồn chính
ở trên đầu, khi chết, hồn chính biến thành ma lành phù hộ con cháu, hồn còn lại
biến thành ma dữ hay quấy nhiễu vòi ăn. Người ta còn tin nhiều loại ma khác
như ma suối, ma bản… Trong bài cúng dậy hồn có câu:
“Ba mươi vía, bốn mươi hồn phía trước còn lạc trong rừng

Năm mươi hồn phía sau còn vương ở suối
Hồn ở đâu hồn hãy về nhà
Hồn chớ la cà rừng xanh, chớ quẩn quanh rừng rậm…”
Lễ vật cúng hồn gồm có xôi, thịt gà, rượu, bánh kẹo, hoa quả. Tất cả được
bày trên bàn thờ. Thầy mo mặc áo cúng, đội mũ, tay cầm quạt. Bên cạnh thầy
mo còn có 2 mo pí, mỗi lần thầy mo cúng, mo pí thổi theo cùng với giai điệu
hành khúc để phù hoạ cho lời cúng của thầy thêm linh thiêng:
“Hồn ở đâu, hồn hãy về nhà
Về nhà mới có anh và chị
23


×