Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

văn hóa dân gian của người rơ măm tại làng le, xã mô rai, huyện sa thầy, tỉnh kom tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.93 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Trải qua bao thế kỷ, cộng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau
trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ
cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Việt Nam với 54 dân tộc
anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc hầu hết đều có tiếng nói, chữ viết và
bản sắc văn hóa riêng. Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Rơ Măm cũng
có một kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú góp phần xây dựng nền
văn hóa việt nam đa màu sắc. Trong nghị quyết trung ương khóa VIII nêu
rõ “xây dựng và phát triển văn hóa Viêt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” cho thấy văn hóa truyền thống mang tính cấp bách cần được giữ gìn
và bảo tồn.
Là sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa, trong quá trình học tôi
được trang bị kiến thức chuyên sâu và hiểu rõ về từng vấn đề của các dân
tộc thiểu số như: Kinh tế, trang phục, nhà cửa, ẩn thực, hôn nhân, ma chay,
tín ngưỡng, văn nghệ dân gian, lễ hội, thiết chế xã hội. Từ đó cho thấy mỗi
dân tộc mỗi vùng miền lại có một nét văn hóa đặc trưng riêng, giúp tôi
hiểu được về đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của người đồng
bào các dân tộc thiểu số và đó cũng là vốn nền tảng kiến thức để tôi tìm
hiểu và nghiên cứu sâu hơn về giá trị văn hóa dân gian của dân tộc
Rơ Măm.
Người Rơ Măm cư trú chủ yếu tại Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa
Thầy, tỉnh Kom Tum ( 96,1%), các tỉnh khác rất ít như TP.HCM, Đồng
Nai... là cư dân sống lâu đời ở vùng đất này. Ðầu thế kỷ XX dân số của tộc
này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai.
Bài tiểu luận của tôi tập trung chủ yếu vào làm rõ văn hóa dân gian
của người Rơ Măm tại Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kom Tum.


NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH KON TUM VÀ TỘC NGƯỜI


MĂM



1.1. Khái quát về tỉnh Kon Tum
1.1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Nguyên của Việt Nam, có
vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía tây dãy
Trường Sơn. Địa giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng từ 107020'15" đến
108032'30" kinh độ Đông và từ 13055'12" đến 15027'15" vĩ độ Bắc. Phía
Bắc Kon Tum giáp địa phận tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142
km, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai chiều dài ranh giới 203 km, phía Đông
giáp với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km[2], phía Tây
giáp với nước CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc Campuchia
(138,3 km).
1.1.2. Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Kon Tum đạt gần 453.200
người, mật độ dân số đạt 47 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 156.400 người, chiếm 36% dân số toàn tỉnh. Dân số sống tại nông
thôn đạt 296.800 người, chiếm 64% dân số. Dân số nam đạt 237.100
người, trong khi đó nữ đạt 216.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân
theo địa phương tăng 18,6 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1
tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Kon Tum có 42 dân tộc cùng người nước
ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 201.153 người, người Xơ Đăng
có 104.759 người, người Ba Na có 53.997 người, Người Giẻ Triêng có
31.644 người, người Gia Rai có 20.606 người, người Mường có 5.386
người, Người Thái có 4.249 người, Người Tày có 2.630, cùng các dân tộc
ít người khác như Nùng, Hrê, Brâu, Rơ Măm..
1.1.3. Kinh tế - xã hội

Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác
quốc tế về phía Tây. Kon Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây
Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào).


Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77%
so với cả nước. Trong đó, các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%,
ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%, ngành dịch vụ tăng 18,34% và
chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.632,2 tỷ
đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%,
đồng thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm
tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12
triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,77%.
Tỉnh Kon Tum hiện đã thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh
tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ
lạnh, nuôi cá tầm, cá hồi... gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
1.2. Khái quát về tộc người Rơ Măm
1.2.1. Dân số, nguồn gốc lịch sử, phân bố dân cư.
Người Rơ Măm là một tộc người ở Việt Nam.Tộc này cư trú chính
tại Làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tiếng nói thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), chịu ảnh hưởng nhiều
yếu tố ngôn ngữ của dân tộc Khơ Me và gần gũi với tiếng nói của một số
nhóm trong dân tộc Xơ Ðăng. Người Rơ Măm hiện sử dụng thành thạo
tiếng nói của nhiều dân tộc, trong đó có tiếng phổ thông.Dân tộc Rơ Măm
là cư dân sống lâu đời ở vùng đất này. Ðầu thế kỷ XX dân số của tộc này
còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai. Hiện họ chỉ
sống tập trung trong một làng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Rơ Măm ở
Việt Nam có dân số 436 người, có mặt tại 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.

Người Rơ Măm cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (419 người, chiếm
96,1% tổng số người Rơ Măm tại Việt Nam), các tỉnh khác có rất ít như
Sài Gòn (9 người), Đồng Nai (3 người).
Đơn vị cư trú của người Rơ Măm là đê (làng), đứng đầu là một ông
già trưởng làng do dân tín nhiệm. Làng Le của người Rơ Măm nay chỉ còn
khoảng 10 ngôi nhà ở, có cả nhà rông. Mỗi nhà có từ 10 đến 20 người gồm
các thế hệ, có quan hệ thân thuộc với nhau. Các cặp vợ chồng dù vẫn sống
chung dưới một mái nhà, nhưng đã độc lập với nhau về kinh tế.


1.2.2. Đời sống văn hóa
• Văn hóa vật chất
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cụ thể là trong ở, ăn và trang phục
tộc người, hầu như đã biến đổi hoàn toàn.
Trong ẩm thực, có các món nhuyễn có thể nấu trong ống lồ ô; rượu
cần[A1], gỏi cá kiến vàng[A2], đọt mây... là những món riêng, độc đáo của
người Rơ Măm. Các loại cây ruốc cá, góp cá trong lễ mở cửa kho thóc,
tiếng chim Briêng xe, miếu thờ đá, nhà mồ thay thế người sống, cây nêu,
cách uống rượu cặp đôi, lễ vật hỏi chồng, nhận con nuôi, cách cúng Yàng
diễn ra với các hình thức khác nhau về nghi trượng, lễ vật, nghi thức hành
lễ, cách dựa vào tiếng chim nhạy cảm với thời tiết, cách dựa vào các phản
ứng của đồ vật như lưỡi gà để vận hành cuộc sống, cách bảo vệ rừng đầu
nguồn, sử dụng các loại thuốc nam chữa cảm cúm, đau đầu... cách bắt cá,
lấy trứng kiến, trồng trọt, chế biến ẩm thực, cách sử dụng nhạc cụ theo cặp
đôi... Ngoài những món riêng, độc đáo của người Rơ Măm, còn có cơm
lam, thịt nướng, tiết dúi... mang dấu ấn văn hóa vùng đậm nét. Các sản
phẩm thu hái, săn bắn được trong tự nhiên dù ít hay nhiều đều đem chia sẻ
trong cộng đồng khá giống cách ứng xử “một miếng giữa làng bằng một
sàng xó bếp” xưa kia của người Kinh. Tuy nhiên, ở đây biểu hiện rất rõ sự
chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau, sự phân chia công bằng, phần nhiều cho

người có công săn thú, góp rượu, gạo, thịt khi nhà có việc, cho mượn vật
nuôi, cho mượn áo quan... Đó chính là bản tính, là sự nhân văn, chia sẻ,
đoàn kết trong cuộc sống của đồng bào Rơ Măm. Đó là những ứng xử, tri
thức, tín ngưỡng, bản lĩnh cộng đồng bản sắc văn hóa tộc người, thể hiện
quan điểm thiên địa nhân hòa đồng của cư dân phương Đông.
Nhà ở của người Rơ măm đều có hành lang chính giữa, chạy suốt
chiều dài sàn, ở trung tâm nhà có một gian rộng là nơi tiếp khách và diễn ra
các sinh hoạt văn hóa nói chung của các gia đình. Ngôi nhà sàn dài truyền
thống không còn, phổ biến hiện tồn là nhà trệt mới xây dựng, sửa chữa do
nhà nước hỗ trợ. Bên cạnh sự biến đổi vật chất bên ngoài, chủ thể gia đình
đã chuyển từ đại gia đình, nhiều thế hệ sinh sống sang gia đình nhỏ, chỉ có
một đến hai thế hệ cùng ở, chung tài sản, chung kinh tế, quyền lợi vật chất,
tinh thần. Ngọn lửa trong ngôi nhà dài không còn là biểu tượng cho sự
sống và bình yên [A3].


Trang phục nam nữ có những nét riêng. Nam cắt tóc ngắn ở trần,
đóng khố. Vạt trước khố dài tới gối, vạt sau dài tới ống chân. Khố thường
dùng màu trắng nguyên của vải mộc. Lưng được xăm hoa văn kín, nhất là
những người cao tuổi [A4]. Trai gái đến tuổi thành niên phải cưa răng ở
hàm trên (4 hoặc 6 chiếc). Phụ nữ thường để tóc dài búi sau gáy. Áo là loại
cộc tay vai thẳng (không khoét cổ như Brâu), thân thẳng, hình dáng gần
vuông giống áo Brâu. Áo màu sáng (màu nguyên của sợi bông) các đường
viền cổ và cửa tay cộc màu đỏ. Gấu áo có dải băng trang trí (cao 1/4 thân
áo) bằng màu đỏ, hoa văn hình học. Váy là loại váy hở màu trắng nguyên
sợi bông. Bốn mép váy và giữa thân váy có các đường viền hoa văn màu
đỏ với mô típ hoa văn hình học và sọc ngang. Họ thường đeo hoa tai vòng
to, nặng xệ xuống. Người khá giả đeo hoa tai bằng ngà voi, người nghèo
đeo hoa tai bằng gỗ. Vòng tay là loại bằng đồng nhiều xoắn. Lý do được
chọn của trang phục Rơ Măm chính là màu sắc và phong cách trang trí áo,

váy phụ nữ [A5].
• Văn hóa tinh thần
Trong văn hóa tinh thần, cư dân Rơ Măm cũng như nhiều dân tộc
khác, đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Tất cả các sự vật, hiện tượng đều
gắn với thần và ma. Các vị thần gọi chung là Yàng, chưa phân định rõ
ràng, thứ bậc nhưng một lòng thờ phụng để cầu xin sự che chở từ đấng siêu
nhiên dành cho những con người bé nhỏ. Quản lý xã hội truyền thống tộc
người chủ yếu là do già làng (chủ làng), hội đồng già làng, nay có thêm hệ
thống quản lý của Nhà nước. Hôn nhân truyền thống đậm nét mẫu hệ, phụ
nữ đi hỏi chồng. Nhiều tập tục gia đình vẫn mang tính sơ khai, như người
đẻ phải làm lều riêng. Khi cưới vẫn tồn tại hình thức phụ nữ hỏi chồng, cư
trú bên vợ, tuy đã bỏ qua tục cưới chung ở nhà rông về nhà riêng tổ chức,
nhưng tục đẻ ngồi vẫn còn phổ biến. Nam nữ đến tuổi trưởng thành phải cà
răng, căng tai nay đã bỏ hoàn toàn, những đứa trẻ không chôn theo khi mẹ
chết, nhưng tục chôn chung vẫn rải rác. Khi ốm đau lâu ngày vẫn phải
cúng ma chữa bệnh. Tục chia của, bỏ mả cho người chết phẫn phổ biến để
chia tay với người chết. Các lễ nghi nông nghiệp vẫn phổ biến trong các
gia đình riêng, với các lễ vật, chi phí tốn kém, nhưng lễ hội cộng đồng thể
hiện sự đoàn kết của con người, sự hoà đồng với tự nhiên. Mọi người tham
gia lễ hội trong âm vang cồng chiêng và các điệu múa xoang tràn đầy niềm
vui hạnh phúc.
• Văn hóa xã hội


Bên cạnh các đặc điểm văn hóa chung mang tính chất vùng, người
Rơ Măm có những nét văn hóa riêng, thể hiện bản sắc tộc người. Bản sắc
riêng được thể hiện cụ thể trong từng lĩnh vực như môi trường riêng, ứng
xử với môi trường, thần linh, con người riêng.
Ngày nay, cuộc sống của người Rơ măm đã có nhiều thay đổi, giống
như người Kinh, họ cũng làm nhà ở tươm tất, nhà vệ sinh, khoan giếng,

mắc điện gia dụng, phát triển chăn nuôi, mua sắm dụng cụ sản xuất, cây
giống, phân bón, máy móc,.... bước đầu tiếp cận với cách sản xuất mới;
được làm quen với cách trồng cây công nghiệp, làm vườn, làm ruộng nước;
được tiếp cận với những dịch vụ mới trong các lĩnh vực y tế, vệ sinh,
truyền thanh, truyền hình, thương nghiệp; được tiếp nhận những tiện ích
mới trong sinh hoạt và đạt được nhiều tiến bộ trong đời sống. Qua nhiều
thế hệ sinh sống trên vùng đất Đồng Nai, tuy người Rơ Măm chỉ có vài
người nhưng họ cũng đã có những đóng góp tích cực trong tiến trình khai
phá, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất này. Kho tàng văn hóa các
dân tộc Việt Nam thêm phong phú khi có sự hiện diện của văn hóa dân tộc
Rơ Măm với những nét nổi bật về sự giàu có tri thức dân gian và kinh
nghiệm canh tác rẫy.
2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN VÀ Ý NGHĨA CỦA
NÓ TRONG KHO TẰNG VĂN HÓA DÂN GIAN CỦA NGƯỜI RƠ
MĂM.
2.1. Loại hình văn nghệ dân gian
2.1.1. Ca dao, dân ca
Ca dao, dân gian của ngườiRơ Măm chủ yếu là tự sáng tác,
khi có cảm hứng hay bằng trái tim rung động và truyền miệng cho nhau.
Những lời ca mộc mạc có vần điệu rõ ràng, mang nội dung cụ thể ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ thuộc. Từ xư đến nay thơ ca vốn là tiếng nói gần gũi của
mỗi con người Rơ Măm. Trong cuộc sống hằng ngày, trong các lễ hội đồng
bào ở đây có thể thiếu áo, váy đẹp, cơm thịt thơm ngon nhưng không thể
thiếu được lời ca tiếng hát. Tuy nhiên lời những bài ca dao dân ca của dân
tộc Rơ Măm ngày nay ít còn được đề cập đến trong sách, báo nào.
2.1.2. Truyền thuyết


Truyền thuyết của người Rơ Măm gắn liền với đời sống văn hóa,
tâm linh của chính họ. Nổi tiếng phải kể đến là truyền thuyết về chiếc ngà

voi hóa thạch thần bí của người Rơ Măm. [A6]
Vào một ngày nọ ông A Nghe (người đi săn) đã mang theo một con
chó và một số vật dụng cá nhân như cơm lam, muối ớt, xgạc, nỏ, tẩu
thuốc… đi săn thú, đi mãi mà vẫn không săn được con thú nào. Lúc này
mặt trời đã gần khuất ngọn núi và ông đã quay về, bỗng thấy con chó của
mình sủa dữ dội vào một lùm cây, ông nghi có con thú ẩn nấp và ông tiến
đến lùm cây rồi chỉa nỏ bắn thì bất ngờ thấy một hòn đá nên ông bế con
chó của mình quay về, đi được một đoạn thì thả nó ra và lập tức nó chạy
tới lùm cây lần trước sủa tiếp, ông quay lại không thấy con thú mà thấy
hòn đá lần trước, lần này ông quyết định lấy hòn đá đó bỏ vào gùi (bếp)
đem về nhà rông và gọi chủ làng (già làng) đến và kể lại sự việc hòn đá đó
cho chủ làng biết. Sau đó ông chủ làng đã mang cục đá đưa lên nhà rông
cất, tối hôm đó hai ông nằm ngủ đều mơ thấy hòn đá dặn dò “tôi không
thích ở rừng một mình nữa mà tôi muốn về làng với bà con” (làng le bây
giờ). Khoảng một tháng sau chủ làng triệu tập tất cả dân làng và phân công
một số người qua bên Lào mua một con trâu về làm lễ cúng ông đá, số
người khác được phân công ở nhà chuẩn bị làm cây nêu và các món ăn
truyền thống để cúng ông đá. Các lễ nghi, lễ vật để cúng ông như sau: Lấy
một ít máu (máu trong quả tim), tim, gan của các con vật hiến sinh như:
Trâu, dê, heo, gà và được đựng trong cái tô và trộn lẫn với rượu ghè. Trước
khi cúng ông đá mỗi hộ gia đình đều phải mang một ghè rượu đến nhà
rông để rửa cho ông đá, trong quá trình làm lễ già làng (đại diện chủ làng)
rửa thì cũng cầu xin ông đá phù hộ cho dân làng được khoẻ mạnh làm ăn
gặp nhiều may mắn, xua tan được dịch bệnh trong làng. Sau khi rửa xong,
ông đá được đựng trong một cái gùi nhỏ và gác lên phía đầu hồi bên phải
theo hướng nam bên trong của nhà rông. Sau khi rửa xong ông đá, chủ lễ
mang tiết hỗn hợp rửa ông đá đi đổ ở cuối làng theo hướng mặt trời mọc
rồi quay về nhà rông làm lễ cuối cùng, lúc này chủ làng kêu gọi toàn bộ
chủ hộ (nam giới) tập trung vào ghè rượu của mình được đặt ở giữa sân
vòng quanh cây nêu, tay cầm một cây nhỏ mang tính trượng trưng chỉ vào

miệng ghè rượu và khẩn (lời khẩn cầu xin Yang phụ hộ cho gia đình làm ăn
được mùa, lúa đầy kho không bị đau ốm…) và từ đây hòn đá trở thành
một thần hộ mệnh (Yang) của người Rơ Măm.


Người Rơ Măm gọi chiếc ngà voi hóa thạch là Yang PLút, xem nó
như báu vật bất khả xâm phạm của dân tộc mình. Chiếc ngà voi thần bí này
được thờ tại một căn nhà rông giữa làng Le, xã Mô Rai, Huyện Sa Thầy,
Kon Tum. Đó là chiếc ngà voi hóa thạch dài chừng 0,5m, to như bắp đùi
người trưởng thành.
2.1.3. Âm nhạc dân gian
Âm nhạc là thành quả sáng tạo và trở thành vốn quý của con người.
Nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tình cảm của mỗi cá
nhân cũng như của cả cộng đồng. Con người sáng tạo ra âm nhạc, tổ chức
sinh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của chính mình trong các điều kiện lao động
sản xuất, tín ngưỡng, biểu cảm tình yêu với thiên nhiên và đồng loại.
Nếu nhìn từ ngoài, âm nhạc được chia lâm hai: có nhạc hát và nhạc
đàn. Nhạc hát có ở mọi lứa tuổi (đồng dao, giao duyên, khấn, khóc, ru, hát
tập thể, hát kể…).
Nhạc đàn phần lớn do tự chế tác từ nguyên liệu sẵn có trong rừng
như gỗ tre, nứa, vỏ bầu, dây rừng… Thậm chí nhờ cá vào nước, vào gió.
Chẳng thiếu loại gì, nếu như ta lấy thước đo âm nhạc bác học mà soi rọi:
nào là dây kéo, hơi lúa, hơi lưỡi gà, búng, gẩy, gõ, tự thân vang… Mà chắc
chắn là phong phú, đa dạng hơn âm nhạc bác học nhiều, bởi vì còn có cái
riêng của mỗi sắc tộc và bản sắc vùng miền. Nước cho suối đàn (Tờ rưng),
gió cho cồng chiêng (gió). Có loại chỉ chơi trên chòi rẫy, có loại chỉ dùng
trong đám chết, đám tang, bỏ mả. Có loại chỉ dùng trong gia đình, có loại
chỉ chơi trên Nhà Rông và mỗi loại lễ hội, cũng là nhạc khí đó nhưng lại
chi trình diễn một loại bài bản. Có nhạc khí dành riêng cho phụ nữ, cho
con gái chưa chồng, có loại đánh tập thể, âm lượng rất lớn, có loại lại chỉ

đơn lẻ, thì thầm như những lời tâm tình. Quả thật là tinh tế tài hoa, tất cả
gần như được chắt lọc từ thiên nhiên bao la hùng vĩ, từ bao đời nay.
Người Rơ Mămcó hình thức diễn tấu đàn T’rưng 3 dùi khá độc đáo.
Đàn T'rưng được chế tác từ những khúc gỗ bóc vỏ phơi khô hoặc những
ống nứa vót một đầu, chặt theo những độ dài khác nhau để tạo nên những
âm vực ưng ý sau đó được đem treo song song lên một cái giá đủ trở thành
một cây đàn gõ "phím" cho một hoặc hai người diễn tấu bằng cách cầm
những dùi tre gõ vào phím này. Đàn T'rưng có khả năng diễn tấu phong
phú và đa dạng. Với nguồn âm thanh bất tận khi êm nhẹ theo giai điệu trữ
tình của một khúc hát giao duyên, khi hoà cùng dàn nhạc tấu lên bản hợp
tấu của núi rừng hùng vĩ...


Mang trong mình âm thanh độc đáo , đặc sắc, tiếng đàn T'rưng
không chỉ lôi cuốn làm say đắm tâm hồn các dân tộc anh em trên đất Việt,
mà còn vượt qua khỏi biên giới để ngân vang đến tận những vùng đất xa
xôi và được các bạn bè khắp năm châu, bốn bể nhiệt tình đón nhận.
2.2. Nhạc cụ dân gian
2.2.1. Cồng chiêng
Làng Le là địa bàn cư trú của 120 hộ dân với khoảng 460 nhân khẩu
người Rơ Măm, đây là 1 trong 2 dân tộc ít người nhất của tỉnh, nhưng ở
đây người dân lại lưu giữ, bảo tồn được số lượng cồng chiêng lớn. Cùng
với đó là không gian văn hóa cồng chiêng cũng được dân trong làng giữ
gìn và phát triển.
Theo đánh giá của Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Sa Thầy, xã Mô
Rai là địa phương có số lượng cồng chiêng nhiều nhất trong huyện với 189
bộ chiêng, riêng làng Le đã có gần 100 bộ, trong đó có 80 bộ chiêng Hoăn
và 20 bộ chiêng Lào.
Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, người dân làng Le còn biết bảo
ban nhau học tập, truyền dạy lại cho lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, nhất là

những bài chiêng dùng trong các lễ hội của dân tộc Rơ Măm. Nếu có dịp
đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ
dàng thấy cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt
tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng
Le đã giữ gìn khá tốt văn hóa cồng chiêng.
Có một thời gian, nhiều địa phương đã bị dòng chảy của đời sống
văn hóa hiện đại tràn đến, người dân bị cuốn theo, ngày càng thờ ơ với giá
trị văn hóa truyền thống và vì thế tình trạng “chảy máu” cồng chiêng diễn
ra tràn lan, âm thanh của cồng chiêng vắng dần trong đời sống văn hoá,
tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Không ít gia đình, thôn làng đã
bán đi những bộ chiêng quý; một bộ phận giới trẻ không còn quan tâm tới
văn hoá cồng chiêng và những nét phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
mình.
Thế nhưng ở Làng Le, cả làng còn giữ được gần 100 bộ chiêng
[A7], dù cuộc sống còn khó khăn, rất nhiều người cũng đã lân la đến hỏi
mua, nhưng dân làng không ai bán những bộ chiêng quý cả. Cồng chiêng
là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân


tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục
duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng
chiêng tiếp tục sống.
Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, người dân làng Le còn biết bảo
ban nhau học tập, truyền dạy lại cho lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, nhất là
những bài chiêng dùng trong các lễ hội của dân tộc Rơ Măm. “Nếu có dịp
đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ
dàng thấy cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt
tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng
Le đã giữ gìn khá tốt văn hoá cồng chiêng.
2.2.2. Trống, sáo

Trống và sáo của người Rơ Măm thường được làm bằng vật liệu có
sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa,vầu. Những loại nhạc cụ này thường
được người dân sử dụng trong dịp cưới hỏi hay lễ hội.
2.3. Lễ hội của người Rơ Măm
Người Rơ Măm trước đây vốn có rất nhiều tục lệ; nhưng ngày nay,
đời sống văn hoá ngày càng phát triển, người Rơ Măm cũng đã từng bước
từ bỏ những hủ tục và chỉ lưu giữ những tục lệ, nét văn hoá đẹp, độc đáo
của dân tộc. Dưới đây là một số lễ hội chính của dân tộc Rơ Măm.
2.3.1. Lễ mở cửa kho lúa ( còn gọi là Tết cơm mới)
Người Rơ Măm luôn chú tâm lưu giữ những lễ hội văn hóa đặc sắc
của dân tộc mình, trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất liên quan vòng đời
của cây lúa rẫy là: chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới. Theo
quan niệm của người Rơ Măm, lúa rẫy là món quà của trời ban, chỉ cần
chọc lỗ bỏ hạt xuống mà không cần bón phân, nhọc công chăm sóc, vậy
mà lúa vẫn tốt, vẫn mang về những mùa bội thu nuôi sống người dân, thế
nên từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch họ đều làm lễ tạ ơn Yang Plút (tức thần
Ngà voi), theo dân làng thì đây vị thần đã mang may mắn đến cho làng.
Lễ hội chọc tỉa được diễn ra khi các gia đình chuẩn bị cho vụ sản
xuất mới. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể làm lễ to
hay nhỏ, nhà khá giả thì đập một trâu hay một con heo, nhà khó khăn thì
giết một con gà, cốt yếu là ở tấm lòng cúng thần, cầu mong một năm mưa
thuận gió hòa để cây lúa phát triển tốt, cho nhiều hạt.Đến khi lúa chuẩn bị


trổ bông, các gia đình cũng làm một cái lễ đơn giản để cúng Yang Plút,
cảm ơn thần đã phù hộ để cây lúa lên xanh tốt và cầu mong thần tiếp tục
phù hộ để một vụ mùa bội thu.Lễ ăn lúa mới [A9] là lễ to nhất, quan trọng
nhất trong các lễ hội của người Rơ Măm, nó được diễn ra khi mùa lúa rẫy
đã kế thúc, lúa đã được phơi khô và cất vào kho, đây cũng được coi là tết
của người Rơ Măm.

Lễ hội Mở cửa kho lúa diễn ra trong 3 ngày, nhưng người ta phải
chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần trước đó cả tháng. Khi ngày giờ
đã được ấn định, tất cả các gia đình bắt tay vào chuẩn bị rượu cần, gạo,
trâu, bò, heo, gà... Đàn ông "lên dây chiêng", sửa lại đàn; đàn bà con gái
khẩn trương dệt nốt những bộ váy áo đẹp cho mình và người thân trong gia
đình để kịp mặc trong ngày hội. Thanh niên trai tráng vào rừng tìm cây tre
già thẳng ngọn, cây lồ ô giữa bụi để làm cây nêu; những người khác xuống
sông ra núi bắt nhiều con cá to, lấy nhiều đọt cây ngọt, mây đắng cho ngày
hội thêm nồng... đây là một lễ thức để tạ ơn trời đất, tạ ơn các vị Giàng đầy
huyền bí đã trợ giúp cho con người có được mùa màng bội thu, đồng thời
cũng là kỳ nghỉ ngơi, vui chơi của cộng đồng người Rơ Măm sau một năm
vất vả với công việc mùa màng nặng nhọc, để hưởng thụ các giá trị sản vật
mình làm ra, vừa là không gian ''thiêng'' của tín ngưỡng, nhưng cũng là
không gian vui vẻ, thân thiện, đoàn kết- không gian văn hóa của cộng
đồng.
2.3.2. Lễ Bỏ mả
Trong Lễ bỏ mả thức ăn được chế biến không chỉ để ăn cho no bụng
mà đó còn mang những nét văn hóa riêng biệt trong một không gian diễn
ra lễ bỏ mả. Thức ăn được chế biến từ những con vật hiến sinh, sau khi
được cúng tế thần linh và cúng con ma, họ sẽ tiến hành chọc tiết, mổ thịt.
Nguyên vật liệu để chế biến các món ăn trong lễ bỏ mả thường và
những con bò, con heo, gà sau khi được cúng thần linh sẽ được mang mổ
thịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phục vụ cho buổi lễ. Những
con vật này được người ta nuôi trong nhà, họ chỉ sử dụng khi tiến hành các
nghi lễ của gia đình trong năm. Thịt của các con vật cúng thần linh được
chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và phong phú và được phân ra thành
từng món có chức năng khác nhau. Cũng từ những chất liệu mà thường
ngày người Rơ Măm vẫn thường dùng như gạo, đọt chuối, rau, thịt,…
nhưng ở lễ bỏ mả, những nguyên liệu thường dùng này được chế biến



thành nhiều dạng món ăn tinh tế, đa dạng hơn với nhiều kỹ thuật chế biến
khác nhau nướng, luộc. Cũng như phong tục bỏ mả của dân tộc Bah Nar
hay Ja Rai, nghi lễ bỏ mả của người Rơ Măm cũng mang tính cộng đồng
và cộng cảm lớn được thể hiện rõ nét trong các hoạt động diễn ra trong lễ,
trong đó có các bữa ăn bỏ mả. Trong những bữa ăn bỏ mả không chỉ có sự
đóng góp của người sống mà người chết cũng có sự đóng góp bằng những
con vật mà người sống chia của cho họ, ở đây thể hiện sự công bằng. Sau
lễ cúng cho người chết xong, các mâm thức ăn được trải bằng lá chuối
được dọn ra xung quanh khu vực nhà mả, mọi người từng tốp, từng tốp
ngồi chụm lại quanh ghè rượu và mâm thức ăn cùng nhau ăn uống và trò
chuyện vui vẻ với nhau, những người thân trong gia đình của người chết
thì mang thức ăn vào nhà mả ăn cùng người chết.
Nghi lễ cúng vật hiến sinh trong lễ bỏ mả
Theo quan niệm của người Rơ Măm, người chết đi là bắt đầu sống ở
một thế giới khác, một thế giới đối lập với thế giới của người đang sống,
đêm là ngày, ngày là đêm, lành là vỡ, đẹp là xấu,… người chết đi sẽ sống
trong làng mới của họ ở thế giới bên kia đối lập với thế giới của người
đang sống, họ cũng sống, làm việc, như khi đang còn sống, chính vì vậy
trước khi sang thế giới bên kia những người còn sống sẽ tiến hành một
nghi lễ bỏ mả, nghi lễ tiễn đưa người chết. Trong Lễ bỏ mả, các nghi lễ
cúng đóng một vai trò quan trọng, các nghĩ lễ cúng thông qua những bài
cúng của người chủ gia đình vừa thể hiện những lời tâm sự, lời nhắn gửi
của người sống với người chết trước khi bỏ vĩnh viễn, lễ cúng vừa biểu
hiện truyền thống mang tính ma thuật về tang ma, vừa mang mục đích giao
toàn bộ mọi thứ thuộc về người chết cho họ mang theo và cắt đứt mọi ràng
buộc của người chết với thế giới người sống.
"Thế là mối quan hệ của chúng ta đã hết, hôm nay gia đình và dân
làng làm lễ bỏ mả, từ nay về sau chúng ta không còn mối quan hệ gì với
nhau nữa, nếu có chuyện gì không hay xảy ra với người ở thế giới bên kia

thì hãy tự chịu lấy, chúng tôi đã làm trọn bổn phận với người rồi đừng về
quấy rầy chúng tôi nữa".
Hay nghi thức cúng người chết lần cuối “Hôm nay, chúng tôi cúng
ghè rượu, cúng thịt mời ông bà lên uống, nếu có thương con, thương cháu
thì uống, uống xong rồi thì hãy đi luôn, đừng về làm phiền con cháu nữa”.


Những lời cúng tại lễ bỏ mả còn ý nghĩa làm cho linh hồn của người
chết sang thế giới bên kia một cách thanh thản, dễ dàng, không còn lưu
luyến với thế giới của người sống, làm phiền cuộc sống hiện tại của người
còn sống nữa. Những lời cúng đó còn là những lời tâm sự, dãi bày của
người còn sống với người đã chết, đó còn là sự mong muốn những điều tốt
đẹp mà người chết sẽ gặp được khi sang thế giới bên kia với tổ tiên họ. Lời
cúng còn có mục đích giao toàn bộ mọi thứ đã chia cho người chết đem đi
và cắt đứt vĩnh viễn mọi ràng buộc của người sống với người chết.
Các nghi lễ cúng được thực hiện trong lễ bỏ mả đều mang nhiều ý
nghĩa thiêng liêng, biểu hiện sự thành kính của con cháu, biểu hiện sự bình
đẳng giữa người sống và người chết, biểu hiện sự cộng cảm của cả một
cộng đồng làng đối với người đã chết, một sự chia tay không có đau khổ,
mà sự chia tay trong vui vẻ, thanh thản.
Tượng nhà mả và nhà mả truyền thống
Nhà mả của người Rơ Măm thường dài 2m rộng 1,5m được làm
hoàn toàn bằng gỗ, xưa kia người Rơ Măm lợp mái nhà mả bằng tranh, tuy
nhiên ngày nay họ lợp mái nhà mả bằng tôn để che mưa che nắng tốt hơn
cho căn nhà mả. Nhà mả của người Rơ Măm được dựng lên với ý nghĩa là
nơi ở của người chết sau khi sang thế giới bên kia và còn có tác dụng che
mưa che nắng cho người thân của người chết đến thăm. Chính vì vậy căn
nhà mả họ làm theo mô hình căn nhà của người sống (không phải dạng nhà
sàn) có vách che 4 bên được ghép bằng những tấm ván gỗ, có mái lợp, có
cửa ra vào và được dựng một cách kiên cố trên nền đất đã được san phẳng,

phía trên phần mộ của người chết.
Bên cạnh nhà mồ[A10], tượng nhà mồ của người Rơ Măm cũng là
một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, tượng nhà mồ tôn vinh những nghệ
nhân điêu khắc gỗ dân gian, những người thợ đẽo những bức tượng nhà mồ
chỉ với những kỹ thuật đẽo đơn sơ như rựa, rìu, đục,.. Tượng nhà mồ vừa
là những vật trang trí dùng để tô điểm cho nhà mồ thêm đẹp, thêm vui
nhộn, tượng còn mang ý nghĩa là những người bảo vệ, là những người bầu
bạn với người chết khi họ cô đơn.
Tượng phải được làm thật công phu, thật đẹp nếu không sẽ không
vừa lòng người đã chết. Tượng của người Rơ Măm dài 2,5 m, đường kính
30 - 35 cm, được gọt sạch vỏ bề mặt. Những bức tượng nhà mả của người
Rơ Măm bao giờ cũng có tượng người nam và tượng người nữ với những


biểu hiện khác nhau trên khuôn mặt tùy theo sở thích của người thợ điêu
khắc gỗ. Sở dĩ vậy vì người Rơ Măm quan niệm người chết đi thường cô
đơn, họ làm tượng người nam và tượng người nữ một mặt để bảo về người
chết khỏi tà ma, một mặt để bảo vệ nơi ở của người chết tránh người ngoài
xâm phạm, những bức tượng này còn mang một ý nghĩa lớn hơn là để làm
bầu bạn với người chết. Tượng nhà mả nào cũng có 2 ngà voi phía trên
tượng, vì người Rơ Măm coi Yang ngà voi (giàng Blút) là yang quan trọng
nhất trong hệ thống thần linh của họ, yang Blút thể hiện sức mạnh của con
người, họ quan niệm rằng con voi khi chết đi nhưng cái ngà voi sẽ còn mãi,
trường tồn cùng với họ.
Nghệ thuật truyền thống trong lễ bỏ mả
Tại nhà mả, người ta sẽ cùng ăn uống cùng đánh chiêng, múa soang,
cùng nói chuyện vui chơi với nhau, không tồn tại tâm trạng tang thương,
đau đớn như ngày diễn ra đám ma. Người Rơ măm cũng có quan niệm
rằng, lễ bỏ mả là lễ chia tay người chết, để họ về bên thế giới bên kia, sống
cuộc sống mới cũng như họ hiện đang sống trong ngôi làng phía đông mặt

trời. Vì quan niệm như vậy nên trang ngày diễn ra lễ bỏ mả, họ cùng nhau
vui đùa, uống rượu, nói chuyện hòa đồng với nhau, tạo ra tâm lý thoải mái
để tiễn người chết về làng mới của họ. Tiếng chiêng trong lễ bỏ mả cũng
khác biệt, người Rơ Mă đánh bài chiêng Tangtao (có nghĩa là chia buồn
với gia đình, mừng cho linh hồn siêu thoát. Bài chiêng có tiết tấu lúc
nhanh, lúc chậm, lúc trầm lúc bổng, tạo nên không khí khi thì sâu lắng khi
thì vui vẻ của những người tham gia lễ bỏ mả. Trong nghi thức tiễn đưa
người chết dàn chiêng và đội múa soang đi quanh nhà mả, mọi người chậm
rãi múa tiễn đưa linh hồn nguời chết ra đi trong tiếng cồng chiêng ảm đạm,
lưu luyến. Những người thân trong gia đình của người chết sẽ ngồi trong
nhà mả trong sự lưu luyến, buồn thương với người đã khuất. Đám rước
trong lễ bỏ bả thường diễn ra vào đêm của ngày thứ hai, đây cũng đuợc coi
là ngày lễ chính thức.
Sau nghi lễ tiễn đưa người chết đi, tại thời điểm này gia đình của
nguời chết được hòan toàn giải phóng khỏi mọi ràng buộc với người chết.
Cũng từ lúc này lễ bỏ mả dường như bước sang một không khí mới, không
khí của sự vui vẻ, già trẻ, trai gái thỏa sức múa soang, đánh chiêng, ăn
uống trong đêm hội. tiếng chiêng, tiếng trống vang lên trong đêm tối giữa
khu nhà mả như đánh thức các hồn ma, thúc dục họ đừng lưu luyến gì với
thế giới của người sống nữa mà hãy về với thế giới của tổ tiên.


Lễ bỏ mả của người Rơ Măm là một bức tranh văn hóa nhiều màu
sắc, độc đáo, riêng biệt với nhiều loại hình nghệ thuật cùng đan xen với
nhau tạo thành một lễ hội văn hóa đặc sắc, thể hiện cách ứng xử giữa người
sống và người chết. Một thế giới quan sinh động mà nhân văn của một
cộng đồng người
Cùng với lễ hội, tục lệ ma chay cũng được người Rơ Măm lưu giữ
cho đến ngày nay. Khi trong nhà có người chết, các gia đình sẽ đánh
chiêng để thông báo với dân làng đến chia buồn, giúp đỡ. Nghĩa địa của

người Rơ Măm luôn nằm về phía tây của làng, bởi theo quan niệm nếu đặt
về phía Đông thì khi mặt trời mọc và đi qua làng, linh hồn người chết cũng
sẽ đi theo vào làng, như vậy sẽ không mang điều tốt đến cho làng. Các
ngôi mộ của người Rơ Măm cũng được sắp xếp có trật tự khi chôn, tránh
để người dưới mộ "nhìn" về phía làng. Tuy nhiên, tục lệ ma chay ngày nay
của người Rơ Măm cũng đã có những thay đổi tích cực, đó là các gia đình
không còn chôn chung người chết như trước…
Biên giới Mô Rai mùa này nắng gắt, nắng xém cả mặt người. Người
Rơ Măm ở làng Le cũng mới vừa kết thúc vụ thu hoạch lúa và tổ chức lễ
hội ăn mừng lúa mới. Họ sống lặng lẽ dưới chân núi Chư Mom Ray, nỗ lực
phát triển kinh tế và luôn cố gắng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá tốt
đẹp của dân tộc mình trước những tác động của cơn lốc văn hoá hiện đại
đang tràn về.
2.4. Giá trị văn nghệ dân gian của người Rơ Măm đối với kho tàng văn
hóa các dân tộc Việt Nam.
2.4.1. Giá trị lịch sử
Văn nghệ dân gian của người Rơ Măm nói riêng cũng như của các
dân tộc thiểu số khác nói chung đều cung cấp một số tư liệu về nguồn gốc
dân tộc, quá trình di cư và những sinh hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng.
Trước hết là những câu chuyện truyền thuyết, những bài ca dao dân ca,
những câu thơ hay những nhạc cụ dân tộc của họ là những tài liệu quý để
tìm hiểu về nguồn gốc tộc người.
Cũng qua nhiều câu chuyện truyền thuyết, chuyện cổ tích , ca dao,
dân ca, ta có điều kiện tìm hiểu về nguồn gốc tộc người Rơ Măm. Văn
nghệ dân gian mang giá trị lịch sử bởi những câu chuyện truyền thuyết hay
cổ tích, những điệu hát dân ca, ca dao, những bài hát giao duyên hay kể cả


những tri thức bản địa đều có từ lâu đời trải qua bao nhiêu năm thăng trầm
lịch sử những câu chuyện đó vẫn được lưu truyền lại từ đời này sang đời

khác. Giờ đây các cụ, già làng vẫn thường tổ chức những buổi họp để kể
những câu chuyện cổ tích và hát những bài hát dân ca cho các cháu nghe.
Hiện tại luôn tồn tại cùng với lịch sử vì vậy cần phải giữ gìn và phát huy
những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.
2.2.2. Giá trị văn hóa, nghệ thuật
Có thể nói văn nghệ dân gian là một di sản văn hoá quý báu có giá
trị nghệ thuật độc đáo của người Rơ Măm. Trong các lễ hội có nhiều loại
hình văn hoá nghệ thuật được trình diễn, các loại nhạc cụ dân tộc được sử
dụng trong các dịp lễ, tết có khả năng biểu cảm khác nhau, khi hoà tấu trở
thành một dàn nhạc dân tộc rất độc đáo. Âm nhạc trong lễ hát dao duyên
cũng rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi lễ thức cụ thể, có khi rất tĩnh nghiêm,
trầm lắng, có khi lại sôi động, vui nhộn tùy thuộc vào từng lễ. Bên cạnh
đó, với những bài thơ, những lời ca; những câu ca dao, tục ngữ; những
điệu nhảy trong các lễ hội rất độc đáo và mang tính vũ đạo cao.
Đây có thể coi là những giá trị văn hóa truyền thống quý báu được
kết tinh trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào Rơ
Măm. Đó là cơ sở, làm nền tảng cho việc sáng tạo những giá trị văn hóa
mới vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt có vai trò quan
trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phong phú, lành mạnh
trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3. Giá trị nhân văn
Giá trị nhân văn trong văn nghệ dân gian của người Rơ Măm
được thể hiện ở chỗ tất cả người dân không được coi thường trời đất,
thần phật, tôn trọng họ khi còn sống, báo hiếu khi về già, thờ tụng khi
chết đi. Từ những câu chuyện cổ tích cho thấy con người sống phải biết
yêu thương lẫn nhau, phải cho ho được hạnh phúc mà họ mong muốn,
cần phải làm việc thiện thì thần linh mới phù hộ, không được làm việc
ác, nếu làm ác thần lich sẽ trách phạt, cuộc sống sẽ không được ấm no
hạnh phúc. Trong những bài hát dao duyên lại mang lại ý nghĩa lớn về
việc giáo dục con người phải sống tình cảm, yêu thương nhau gắn bó

với nhau trong cuộc sống.


Việc giữ gìn văn nghệ dân gian góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn
hóa tộc người. Văn nghệ dân gian trong đời sống của các tộc người là một
lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình
hình thành và phát triển của các tộc người và nó như một nhu cầu tất yếu,
một lẽ đương nhiên cần có trong đời sống của cộng đồng người. Trong các
lễ hội biểu diễn văn nghệ dân gian với các điệu nhẩy múa uyển chuyển
duyên dáng của những người con gái Rơ Măm. Bên ngoài có tiếng trống,
tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng đàn đệm theo tạo nên nét độc đáo riêng có
của người Rơ Măm.
2.2.4. Giá trị cố kết cộng đồng
Trong các ngày hội ngày lễ của người Rơ Măm thường diễn ra với
sự tham gia của nhiều người, họ là những người con cháu trong dòng họ,
họ là những người anh em họ hàng gần xa và cũng là cộng đồng anh em
cùng chung sống tại địa bàn xã, khi có việc gì họ thường chung tay giúp đỡ
nhau. Do vậy, tinh thần cộng đồng làng bản văn hóa gian của ngườiRơ
Măm thể hiện khá rõ. Mỗi khi gia đình nào làm Lễ, hay làm ruộng nương
đều được sự giúp đỡ từ việc đổi công cày cấy cho đến nấu nướng hay các
công việc khác. Không chỉ đến giúp đỡ mà họ còn đến chia vui với gia
chủ. Mỗi khi gia đình có việc lớn đều được sự giúp đỡ, sẻ chia này có tính
luân chuyển, tự giác thành thông lệ làm cho mọi người trong dòng họ,
trong làng bản gần gũi với nhau, gắn kết với nhau hơn. Tính cố kết cộng
đồng làng bản trở lên chặt chẽ và bền vững hơn.
Đặc biệt tính cố kết cộng đồng của người Rơ Măm thể hiện rõ ở
trong các lễ hội văn hóa truyền thống như lễ bỏ mả, lễ hội mở kho lúa, lễ
cưới hỏi…tể hiện được tinh thần đoàn kết cộng đồng của dân tộc.
3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN
NGHỆ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI RƠ MĂM .

3.1. Thực trạng việc bảo tồn những giá trị dân gian của người
Rơ Măm.
3.1.1. Ưu điểm
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ nâng cao
đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt chú ý đến văn hóa các dân
tộc đang dần bị mai một. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa dân tộc của người Rơ Măm đã có những bước tiến triển mới.


Việc giới thiệu những nhạc nhạc cụ dân tộc, cũng như kể những câu
truyện truyền thuyết cho khách du lịch dến thăm quan, cũng như kể cho
các con cháu nghe về một thời tiền sử của dân tộc mình đã được các cụ già
làng luôn quan tâm và lưu giữ. Các nhạc cụ dân tộc luôn được mang ra
biểu diễn và gới thiệu với khách du lịch cũng như các nhà văn hóa học và
trở thành vốn di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận. Đặc biệt
người dân Rơ Măm còn có số lượng cồng chiêng khá nhiều nên việc giữ
gìn hay được chính quyền và nhà nước quan tâm. Văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi
vật thể nhân loại đã giúp cho cồng chiêng người Rơ Măm nói riêng ngày
càng được chú ý.
3.1.2. Hạn chế
Do điều kiện sống còn khó khăn, giao thông không thuận tiện, tỷ lệ
hộ thuộc diện đói nghèo tương đối cao, nên khả năng tự bảo tồn, phát huy
văn hóa truyền thống của đồng bào rất hạn chế.
Có dân tộc, ngay cả tiếng nói, chữ viết, trang phục… cũng bị mai
một, thậm chí bị mất hẳn. Có dân tộc đã không còn tồn tại mô hình cư trú,
làng bản truyền thống.
Không những thế, trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với các dân tộc
khác, những đặc trưng văn hoá của họ có sự pha trộn, giao thoa, mai một
và có xu hướng bị đồng hoá.

Một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Việc khôi phục, bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc bản địa chưa được
đẩy mạnh, bản sắc văn hoá chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng,
nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc đã bị mai một;
các nhân sự làm công tác văn hóa ở cơ sở còn thiếu thốn, chưa được đầu
tư. Chính sách hỗ trợ nghệ nhân dân gian và những người làm công tác nghiên
cứu văn hoá dân tộc chưa được quan tâm đúng mức; các hình thức hoạt động
văn hoá còn sơ cứng, giản đơn và chưa rộng khắp; kinh phí phân bổ cho việc
khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc còn
hạn chế, chưa kịp thời. Công tác xã hội hoá cho các hoạt động văn hóa còn
nhiều khó khăn và hạn chế. Công tác tuyên truyền về văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc thiểu số chưa thật sự chặt chẽ và sâu sắc.


3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Rơ Măm.
3.2.1. Quy hoạch dân số
Người Rơ Măm là một trong số các dân tộc ít người nhất của Việt Nam,
chỉ với số dân dưới 500 người. Số lượng người dân có vai trò quan trọng trong
việc bảo tồn văn hóa của các tộc người. Do đó, muốn bảo tồn được bản sắc văn
hóa cần duy trì tốt không gian để văn hóa đó tồn tại, trước mắt phải tăng
dân số của các tộc người này. Đây là điểm then chốt để một nền văn hóa
tồn tại.
3.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Xã Mô Rai là một xã biên giới miền núi, có đường biên giới với
Campuchia dài gần 100km, với 16 thôn, làng, thôn xa nhất cách trung tâm
xã khoảng 70km, nằm ở vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội và
đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện Sa Thầy và của tỉnh Kon Tum. Cơ
sở vật chất tại đây chưa được chú trọng đầu tư nhiều. Vì vậy để đảm bảo
cho việc giao lưu văn hóa giữa các thôn, nhà nước cần chú trọng hơn trong

việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Làng Le thuộc xã Mô Rai là nơi cư trú chính
của dân tộc thiểu số Rơ Măm nên cần được chú trọng hàng đầu.
Phục dựng, xây dựng không gian trình diễn văn nghệ dân gian.
3.2.2. Tích cực truyền thông về Văn hóa của người Rơ Măm
Hiện nay trên các trang mạng, báo điện tử, sách viết đều rất ít đề cập
đến văn hóa của người Rơ Măm. Muốn mọi người biết về văn hóa thì phải
tích cực truyền thông cũng như nghiên cứu về văn hóa của họ nhiều
hơn nữa.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các sản
phẩm văn hóa thông qua các hội thi, liên hoan, giao lưu văn hóa, văn
nghệ…như tuần văn hóa các dân tộc thiểu số; chương trình giao lưu văn
hóa giữa các làng đồng bào dân tộc trong một địa phương…gắn với hoạt
động du lịch về nguồn nhằm phát huy tối đa giá trị của các di sản văn hóa.
Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân
tộc thiểu số trên tất cả các thôn, làng trong tỉnh nhiệm vụ bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa của dân tộc, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân
dân cùng chung sức tham gia vào các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị
của văn hóa truyền thống.


3.2.3. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân
Dưới sự tác động đa chiều của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào bị mai một, nhiều loại hình
nghệ thuật trình diễn dân gian dần bị lãng quên. Số nghệ nhân, người am
hiểu văn hóa văn nghệ dân gian còn rất ít, lại tập trung ở nhóm cao tuổi
nên nguy cơ thất truyền rất cao.
Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động văn hóa, huy động mọi nguồn lực xây dựng, củng cố phát triển hệ
thống thiết chế văn hoá đồng bộ và phù hợp.
Nhu cầu văn hóa cũng như mức độ hưởng thụ và sáng tạo văn hóa là

hết sức phong phú và sinh động, thậm chí là phức tạp. Có thể thấy rằng
những năm đổi mới vừa qua cùng với sự cải thiejn nhanh của đời sống vật
chất, nhu cầu, thị hiếu văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội có nhiều thay
đổi. Tuy nhiên vì là xã nghèo nên người dân Rơ Măm ở làng Le còn gặp
nhiều khó khăn. Mức hưởng thụ văn hóa còn thấp nên cần được đầu tư để
nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung và mức hưởng thụ văn hóa nói
riêng.

3.2.4. Nâng cao ý thức cộng động
Để giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc mỗi người con Rơ Măm phải tự ý
thức và bỏa vệ nó như chính bảo vệ nhịp sống của mình.
- Tiếp nối những giá trị văn nghệ dân gian mà ông cha để lại, bảo vệ
giữ gìn và phát huy nó bằng cách thực hiện và sử dụng nó nhiều hơn trong
các lễ hội truyền thống cũng như trong cuộc sống thường ngày.
- Giới thiệu cho du khách và con cháu biết đến những giá trị văn
nghệ dân gian đó chính là linh hồn của dân tộc mình
3.2.5. Tăng cường sự quản lý các cấp
Để các hoạt động văn nghệ dân gian được bảo tồn và phát huy thì
đòi hỏi các cấp các ngành có sự quan tâm sâu sắc, quản lý chặt chẽ, chính
xác, khoa học. Nếu công tác tổ chức quản lý không được tốt, các cơ quan
chức năng không có chính sách đầu tư hợp lý, hiệu quả thì hoạt động thì
hoạt động văn nghệ dân gian cũng không thể phát triển được.


Để đảm bảo hoạt động văn nghệ dân gian phát triển thì cần phải
hoàn thiện cơ chế, chính sách để có những định hướng trong việc khai
thác, quản lý các hoạt động hội hỗ trợ thúc đẩy phát triển văn hóa dân tộc,
phát triển du lịch.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành văn hóa hội
tụ đầy đủ những yếu tố: kinh nghiệp, nhiệt tình, giỏi chuyên môn nghiệp

vụ, có hiểu biết về văn nghệ dân gian
Hoạt động văn nghệ dân gian cần phải có những con người thực
sự có năng lực, yêu nghề, hiểu biết văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc sự
nhiệt huyết, lòng yêu nghề, ham học hỏi… các yếu tố đó sẽ thúc đẩy con
người hoạt động có hiệu quả có chất lượng đối với công việc. Vì vậy đòi
hỏi côn tác tuyển dụng trong ngành quản lí văn hóa của địa phương phải
chặt chẽ và nghiêm túc, tìm được những cán bộ có trách nhiệm. Các hoạt
động văn nghệ dân gian sẽ được tổ chức tốt, thu hút đông đảo khách du
lịch, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống.
Khôi phục và xây dựng lại không gian trình diễn văn nghệ dân gian,
thành lập các câu lạc bộ văn nghệ dân gian tại địa phương.
Các giải pháp cụ thể về: chính sách, chế độ ưu đãi, vinh danh nhằm
khuyến khích nghệ nhân người dân tộc thiểu số; ưu tiên đầu tư cho sự
nghiệp bảo tồn văn hóa; ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn
hóa – xã hội; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa vùng miền…
Ngành chức năng cần sớm triển khai có hiệu quả công tác thống kê
các nghệ nhân còn biết hát kể sử thi, dân ca, , truyện cổ…để tham mưu cấp
có thẩm quyền có chính sách công nhận và đãi ngộ, nhất là đối với các
nghệ nhân thuộc dân tộc Rơ Măm.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, sưu tầm, phục dựng các lễ hội
truyền thống, ngành nghề thủ công truyền thống của 06 thành phần dân tộc
thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh gắn việc xây dựng chiến lược
phục hồi và lưu giữ cho thế hệ sau biết và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc mình. Tăng cường công tác sưu tầm các hiện vật về văn
hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh để
phục vụ bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh nhằm giới thiệu rộng rãi
đến nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước.


KẾT LUẬN

Văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và văn
nghệ dân gian của dân tộc Rơ Măm nói riêng là nền tảng, là cơ sở góp
phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa màu sắc. Để những giá trị văn
hóa đó tồn đọng mãi trong bước tranh văn hóa dân tộc cần phải giữ gìn,
bảo tồn và phát huy nó trong cuộc sống hàng ngày.
Trong suốt thời kỳ lịch sử, do tiếp xúc với nền văn hóa phát triển
hơn, đặc biệt là văn minh phương Tây trước đây và người Kinh sau này,
người Rơ Măm đã bỏ nhiều hủ tục lỗi thời, cởi mở hơn trong sự tiếp thu
các nền văn hóa mới. Điều đáng tiếc là một nền văn hóa cổ truyền phong
phú và hấp dẫn, nhiều truyền thống nhân văn quí báu cũng chính vì thế mà
bị lãng quên dần và thậm chí bị coi là "quá khứ lạc hậu". Ngôn ngữ và văn
hóa người Rơ Măm đã và đang là đề tài hấp dẫn của giới nghiên cứu khoa
học xã hội trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, nó là vốn văn hóa vô cùng
quí báu của dân tộc ta và nhân loại, đáng được nghiên cứu, bảo tồn, khai
thác và phát huy. Một điều cấp bách được đặt ra là đã đến lúc chúng ta phải
nhanh chóng có kế hoạch đầu tư nghiên cứu và khai thác di sản văn hóa đó,
và nếu cần kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức văn hóa quốc tế. Tuy nhiên
một phần văn hóa chính gốc của dân tộc này cũng bị hội nhập theo sự phát
triển của xã hội. Kon Tum là tỉnh nghèo nên việc phát triển văn hóa truyền
thống của người Rơ Măm vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp hội lữ hành Việt Nam, dân tộc Rơ Măm (2017)
2. Bùi Thiết, 54 các dân tộc Việt Nam và tên gọi khác
3. Thùy Hương, “Người Rơ Măm giữ gìn bản sắc văn hóa” , báo Kon Tum
(2015).
4. Bùi Thanh Vân, Nguyễn Xuân Truyền, Trần Thị Bình, “Lễ bỏ mả của dân tộc
Rơ Măm ở kon Tum ”, Nxb Sở văn hóa thể thao và du lịch (2013)
5. Một số tài liệu thu thập được tại bảo tàng dân tộc học.



PHỤ LỤC

A1: Bình rượu cần ngày cưới

A2: Trứng kiến vàng


A3: Nhà ở ngày nay

A4: Trang phục nam


×