Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

hát lượn slương của người tày (qua khảo sát ở xã yên cư, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.26 KB, 122 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




L
L
Ê
Ê


T
T
H
H




P
P
H
H
Ư
Ư
Ơ


Ơ
N
N
G
G


T
T
H
H


O
O








HÁT LƢỢN SLƢƠNG CỦA NGƢỜI TÀY
(QUA KHẢO SÁT Ở XÃ YÊN CƯ, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN)

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐỨC NGÔN




THÁI NGUYÊN - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả



Lê Thị Phương Thảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa sau
đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các
thầy cô giáo trường Đại học KHXH & NV, trường sư phạm Hà Nội, Viện văn
học đã giúp em hoàn thành khóa học.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức
Ngôn người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin cám ơn các thầy cô đã đọc và chỉ ra những thành công cũng
như những thiếu xót của luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã
thường xuyên động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu.
Mặc dù tác giả đã có rất nhiều thiếu xót nhưng luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè
quan tâm đến luận văn này.
Thái Nguyên, Tháng 08 năm 2011
Tác giả


Lê Thị Phương Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Kết cấu của luận văn 5
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY XÃ YÊN CƢ VÀ DIỄN
XƢỚNG LƢỢN SLƢƠNG 6
1.1. Khái quát về người Tày ở xã Yên Cư huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 7
1.1.3. Văn hóa vật thể 9
1.1.4. Văn hóa phi vật thể 15
1.2. Diễn xướng lượn Slương 21
1.2.1. Khái niệm về hát lượn 21
1.2.2. Nguồn gốc của lượn Slương. 23
1.2.3. Lượn Slương trong đời sống văn hóa của người Tày xã Yên Cư
(Chợ Mới, Bắc Kạn) 25
1.2.4. Các thể và chặng hát lượn Slương 29
1.2.5. Các giai đoạn phát triển của lượn Slương 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2. NỘI DUNG CỦA LƢỢN SLƢƠNG 39
2.1. Những lời ca thể hiện tình yêu nam nữ 39
2.1.1. Những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, giản dị 40
2.1.2. Những lời hẹn ước, kết duyên sâu nặng 48

2.1.3. Những lời chia tay day dứt, xót xa. 53
2.2. Những lời đối đáp thông minh và nhanh trí. 59
2.3. Những lời ca ca ngợi thiên nhiên, cuộc sống giàu đẹp 65
Chƣơng 3. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ CỦA LƢỢN
SLƢƠNG 72
3.1. Thể thơ và kết cấu của lời ca 72
3.1.1. Thể thơ thất ngôn 72
3.1.2. Kết cấu của lời ca 77
3.1.2.1. Kết cấu một vế tự tình 77
3.1.2.2. Kết cấu hai vế đối đáp 78
3.2. Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật của lượn Slương 82
3.2.1. Ngôn ngữ biểu tượng 83
3.2.1.1. Biểu tượng thuộc thiên nhiên: 83
3.2.1.2. Biểu tượng thuộc sự vật: 85
3.2.2. Ngôn ngữ nghề nghiệp 87
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong lượn Slương 88
3.3.1. Thời gian nghệ thuật 89
3.3.2. Không gian nghệ thuật 93
3.3.2.1. Không gian thiên nhiên 94
3.3.2.2. Không gian sinh hoạt trong lượn Slương 97
3.4. Các biện pháp và hình ảnh tu từ trong lượn Slương 100
3.4.1. Biện pháp tu từ so sánh 100
3.4.2. Phép điệp trong lượn Slương 104
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân ca sinh hoạt của người Tày có nhiều thể loại, trong đó thể loại giao
duyên là phổ biến nhất, từ lâu đã được ghi lại bằng chữ nôm Tày. Trong đó
các văn bản nôm lượn Slương là điểm sáng so với các thể loại hát giao duyên
khác của người Tày.
Lượn Slương là điển hình cho thể loại hát giao duyên của người Tày.
Điều đó được thể hiện qua nội dung các bài lượn mà ở đó có cả lịch sử tộc
người, có các truyền thuyết xa xưa và có cả thế giới thần linh. Ngoài ra lượn
Slương còn miêu tả chân thực về cuộc sống lao động sản xuất, những nét sinh
hoạt xã hội cũng như cả lễ hội dân gian của người Tày.
Lượn Slương cũng như nhiều thể loại hát giao duyên khác của người
Tày là nó được hình thành và phong phú dần lên nhờ công sức của nhiều thế
hệ truyền lại. Từ các văn bản nôm ở các địa phương khác nhau đã chứng minh
cho tính địa phương của lượn Slương. Mặt khác, ngoài đặc trưng riêng ra
trong phương thức sinh hoạt hát lượn Slương lại có điểm tương đồng với dân
ca giao duyên của người Kinh ở đồng bằng. Tìm hiểu điều này chắc chắn sẽ
mang lại những hiểu biết sâu sắc thêm về lượn Slương.
Cũng như các loại hình hát dân ca của nhiều dân tộc khác, các hình
thức hát dân ca giao duyên của người Tày nói chung trong đó có lượn Slương
cũng đang có nguy cơ bị mai một. Xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
là một trong số ít địa phương của Bắc Kạn còn bảo lưu được tục hát lượn
Slương với những lời ca mang đậm dấu ấn địa phương.
Tìm hiểu tục hát lượn Slương ở đây là một việc làm cần thiết không chỉ
có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần vào việc tìm hiểu,
phát huy các giá trị văn hóa đang có nguy cơ đi vào quên lãng của người Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nói chung và người Tày ở Bắc Kạn nói riêng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hát
Lượn Slương của người Tày (qua khảo sát ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh

Bắc Kạn)” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần vào việc
bảo tồn, lưu giữ những giá trị của văn hóa tộc người.
2. Lịch sử vấn đề
Dân ca Tày đã có những đóng góp cho nền văn hoá nghệ thuật thêm
phong phú, đa dạng đặc sắc qua các thể loại khác nhau như lượn Cọi, lượn
Slương, lượn Nàng ới, Hát Iếu…Qua quá trình lao động sản xuất, chiến đấu,
người Tày đã sáng tạo nên một kho tàng vô cùng giàu có về hát lượn. Tuy
vậy, trước đây cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày không có kho lưu giữ,
thư viện, hay nhà xuất bản nên văn học chủ yếu được lưu chuyển thông qua
hình thức truyền miệng. Cũng do ưu thế của thể loại mà những bài hát lượn
Slương được truyền cho các thế hệ nối tiếp nhau trong những dịp lễ hội, trong
sinh hoạt cộng đồng,… trong tình cảm của những người yêu mến thơ ca dân
gian của dân tộc.
Có những bài viết, những luận văn, đề tài đã nghiên cứu về hát lượn nói
chung song đề tài nghiên cứu về hát lượn Slương nói riêng thì gần như chưa có.
Một số công trình sưu tầm, khảo cứu có liên quan đến đề tài xuất hiện như:
- Tạp chí văn học số 3 (1976) có bài viết: “Vài suy nghĩ về hát Quan
lang, phong Slư, Lượn” của nhà văn Vi Hồng. Trong bài viết của mình tác giả
giới thiệu về những nội dung tổ chức, hình thức lề lối cơ bản, khái quát về
loại hình dân ca phổ biến của dân tộc Tày, Nùng [10]. Tuy nhiên ở đây tác giả
mới chỉ giới thiệu khái quát về các loại dân ca Tày, Nùng.
- Cũng trong cuốn "Sli lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng" cũng của tác
giả Vi Hồng in năm 1979 có giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh thần của
hai dân tộc Tày, Nùng qua làn điệu dân ca sli, lượn cùng với đề tài, nội
dung tư tưởng, ý nghĩa thẩm mỹ cũng như cung cách xây dựng hình tượng
của sli, lượn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Năm 1983, trong giáo trình “Văn học dân gian các dân tộc ít người ở

Việt Nam”, tác giả Võ Quang Nhơn đã có sự tổng hợp, so sánh nghiên cứu về
thơ ca dân gian các dân tộc nói chung, trong đó có loại hình dân ca lượn của
dân tộc Tày nói riêng. [26].
Cuốn “Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam” do Phan
Đăng Nhật chủ biên, xuất bản năm 1981, trong đó cũng có giới thiệu một số
bài lượn của dân tộc Tày [27].
Các tác giả đã đề cập đến lượn nói chung của dân tộc Tày. Trong đó các
nhà nghiên cứu giới thiệu về cách thức, tổ chức, hệ thống của lượn, cũng như
giá trị của thể loại dân ca trữ tình này trong đời sống văn hoá của dân tộc Tày.
Cuốn “Lượn cọi Tày - Nùng”, của Cung Khắc Lược, Lê Bích Ngân (1987),
hay “Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng, Dao Lạng Sơn” của Nông
Thị Nhình cũng nói nột ít về dân ca của dân tộc Tày [22].
Vậy công tác sưu tầm, nghiên cứu về lượn nói chung còn rất khiêm tốn,
so với bề dày nền văn hoá lượn của dân tộc Tày .
Trong các công trình khoa học của những nhà nghiên cứu tuy chưa
khám phá hết những giá trị của loại hình dân ca lượn; Nhưng các công trình
trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị to lớn cho việc nghiên cứu
đề tài trên.
Đối với dân tộc Tày Xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hát
lượn Slương là một loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể, được lưu truyền ở
nhiều bản làng của người Tày, trở thành nét sinh hoạt độc đáo riêng của người
Tày nơi đây. Dù đã được biết đến, nhưng hát lượn Slương của dân tộc Tày ở
Yên Cư vẫn chưa có được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Vì vậy, việc tìm hiểu về hát lượn Slương ở Yên Cư là việc làm thiết
thực trong đời sống hiện nay, góp phần bảo tồn gìn giữ và phát huy nền văn
học văn nghệ vô cùng quý giá của cả dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài mong muốn đạt tới sự thẩm định các giá trị văn hóa truyền
thống của lượn slương trong đời sống tinh thần của người Tày xã Yên Cư,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Giới thiệu tổng quát ca từ các bài hát lượn Slương và những hình thức
diễn xướng, những biến đổi của lượn Slương trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về nghệ nhân và những hình thức diễn xướng của lượn Slương;
để từ đó tiếp cận nghiên cứu, đưa ra được những giá về nội dung và giá trị
nghệ thuật trong các làn điệu lượn Slương của người Tày.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát và phân tích diễn xướng và lời ca trong các bài
lượn Slương của người Tày.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là người Tày xã Yên Cư, và một số địa phương lân
cận trên địa bàn của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tìm hiểu hát lượn Slương người Tày ở Yên Cư, Chợ Mới - Bắc Kạn là
một vấn đề rộng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chúng tôi chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu của mình ở một khía cạnh vấn đề là tìm hiểu vài nét nội
dung và nghệ thuật tiêu biểu thông qua lời hát giao duyên của lượn Slương .
Từ đó, chúng tôi cố gắng khám phá giá trị tinh thần của người Tày trong loại
hình dân ca trữ tình này. Qua đó cũng thấy được giá trị của hát lượn Slương
trong đời sống văn hóa của cư dân người Tày ở Yên Cư, Chợ Mới - Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát điền dã, bao gồm các hoạt động: sưu tầm,
phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh để thu thập tài liệu.

- Thống kê, phân loại các làn điệu.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; đề tài luận
văn được chia làm 3 chương.
Chƣơng 1: Khái quát về người Tày xã Yên Cư và diễn xướng lượn Slương.
Chƣơng 2: Nội dung của lượn Slương.
Chƣơng 3: Hình thức nghệ thuật ngôn từ của lượn Slương.


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY XÃ YÊN CƢ
VÀ DIỄN XƢỚNG LƢỢN SLƢƠNG
1.1. Khái quát về ngƣời Tày ở xã Yên Cƣ huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn, cũng được viết là Bắc Cạn, nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc
Bắc Bộ Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Lạng
Sơn, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Bắc
Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á,
gần chí tuyến Bắc hơn gần xích đạo.
Bắc Kạn là nơi quần tụ của nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu
gồm 7 tộc người cư trú: Sán Chay, Mông, Hoa, Tày, Nùng, Dao và Kinh.
Chợ Mới là huyện cửa ngõ của tỉnh Bắc Kạn, huyện có 8 xã nằm dọc
theo sông Cầu với chiều dài khoảng 40km.
Ngày 6/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 46/1998/NĐ-CP về việc thành
lập huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Mới được thành lập trên
cơ sở 57.527 ha diện tích tự nhiên và 34.394 nhân khẩu của huyện Bạch
Thông. Huyện Chợ Mới gồm có 15 xã bao gồm: Quảng Chu, Yên Đĩnh, Như Cố,
Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư, Thanh Bình, Nông Hạ, Nông Thịnh, Cao Kỳ, Tân
Sơn, Hòa Mục, Thanh Vận, Thanh Mai, Mai Lạp.
Xã Yên Cư có sông Chợ Chu, bắt nguồn từ phía Tây Nam của xã chảy
theo hướng Đông Bắc, đến xã Lương Thành hợp lưu với sông Bắc Giang tại
Pác Cáp.
Xã có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng
từ 21
o
C - 23
o
C, tháng 1 và tháng 12 hàng năm thường có sương muối kéo dài
7 đến 10 ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng
1.400mm - 1.800mm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Theo thống kê của UBND xã thì hiện nay Yên Cư có 16 thôn với 580
hộ dân, trong đó có 10 thôn của người Tày và 6 thôn của người Dao. Toàn xã
có diện tích 46,14 km
2
. Dân số năm 2010 có 2.717 người, gồm các dân tộc:
Kinh (52 người), Tày (1.435 người), Nùng (78 người), Dao (1.067 người),
Còn lại là các dân tộc khác.
Hiện nay ở các thôn vùng cao, đặc biệt là ở các thôn định canh định cư
của xã, cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ ở
vùng cao, giao thông đi lại khó khăn mà ở các thôn này, điện lưới quốc gia
vẫn chưa đến với người dân. Chính vì vậy, việc tuyên truyền chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
sản xuất đến với bà con tương đối khó. Từ đó kéo theo đời sống kinh tế, văn
hóa, tinh thần của người dân chưa được nâng cao.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Địa bàn cư trú của người Tày ở xã Yên Cư rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp toàn diện. Là cư dân nông nghiệp, từ xa xưa,
người Tày đã cần cù lao động, khai phá đất đai, tạo nên những thủa ruộng bậc
thang ở các khe suối, thung lũng phì nhiêu, màu mỡ. Dẫn nước tưới cho cánh
đồng là các công trình thủy lợi: những con mương dài, những phai gỗ, đá
được kết cấu chắc chắn, chống được lũ lụt, những máng tre, mai, móc dẫn
nước vượt qua khe sâu, những chiếc cọn bên bờ sông, nhờ lực nước đẩy, đưa
nước lên trên ruộng bậc cao. Bên cạnh đó đồng bào đã biết chọn lọc tạo nên
các giống lúa có năng suất và có tên gọi riêng. Lúa tẻ gồm khẩu lài (lúa vằn),
khẩu pay, khẩu păn chang, khẩu chết, khẩu pét, khẩu xiên păn (một loại lúa
gạo cẩm, hạt đỏ tím, thường nấu rượu màu hồng, đẹp có tác dụng bồi dưỡng
sức khỏe…). Lúa nếp có khẩu nua lương (lúa nếp vàng), nua lếch, nua ca, nua

moong, nua pái, nua pì mu, nua lài, nua han… Hằng năm, khi lúa chín, đồng
bào ra đồng chọn hái từng bông nếp, gặt từng đám những cây lúa tẻ bông to,
dài, hạt mẩy để giống cho vụ sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Công cụ sản xuất trên đồng ruộng chủ yếu là chiếc cày, chiếc bừa.
Ngoài ra còn có cuốc, mai, thuổng để cuốc, xúc đất đắp bờ; con dao phát cỏ
bờ bụi, chiếc cào răng thưa để làm cỏ, liềm, nhíp, hái dùng khi thu hoạch…
Bừa, có bừa đơn (dùng một trâu kéo) cái bừa dài hơn một mét, dùng để bừa
những ruộng nhỏ, ruộng bậc thang… và bừa đôi, cái bừa có thể dài hơn 2 mét
(dùng hai trâu kéo), thích hợp cho những thửa ruộng rộng, bằng phẳng.
Bên cạnh những cánh đồng trồng lúa, cư dân xã Yên Cư còn khai phá
đất phù sa màu mỡ ven sông để trồng ngô. Ngoài trồng lúa ở ruộng, hầu hết
các hộ người Tày đều làm nương rẫy, trồng thêm lúa nương, ngô, đỗ, khoai,
sắn… nhằm tăng sản lượng hoa màu lương thực, phòng khi đói kém mất mùa.
Trồng bông lấy sợi dệt vải và làm chăn bông… trồng các loại rau, bí, dưa,
gừng… ở nương rẫy hoặc quanh nhà để làm vườn rau tự túc.
Thích hợp với thời tiết ở mỗi vùng, xã Yên Cư còn trồng thêm cây quế,
cây hồi để tăng thêm thu nhập, đáng chú ý nhất là cây chè tuyết shan.
Do nhu cầu về thực phẩm, sức kéo và phân bón… Các hộ người Tày
đều chăn nuôi một số loại gia cầm, gia súc thích hợp với điều kiện, khả năng
của từng nhà, trong đó lợn, gà, vịt là giống nuôi phổ biến nhất ở mỗi gia đình.
Thường mỗi hộ làm ruộng phải nuôi vài con trâu để phục vụ cho việc cày,
bừa. Nơi có điều kiện chăn thả, họ còn nuôi trâu để bán. Bên cạnh đó còn có
hộ thả cá ruộng, cá ao, nuôi ong lấy mật.
Tuy sống về nghề nông, nhưng người Tày khá thành thạo các nghề thủ
công tạo ra sản phẩm cho đời sống hàng ngày của gia đình như kéo sợi, dệt
vải, đan lát, đan chài lưới, ép mía, nấu mật, ép hạt lai, hạt dọc lấy dầu thắp;
làm ngói đất lợp nhà; đóng bàn ghế, làm quạt hòm, làm cối xay, cối giã, chõ

đồ xôi, chõ nấu và cất rượu… Có người còn tinh thông nghề rèn sắt làm dao,
cuốc, sửa súng; đẽo đục đá làm cối xay, cối giã, đá kê chân cột…
Phụ nữ Tày phần lớn đều biết kéo sợi, dệt vải, dệt vải làm quần áo,
chăn màn, dệt thổ cẩm làm mặt chăn, mặt địu cho trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Nghề đan lát với nghệ thuật đan trên nhiều chủng loại vật liệu đã làm ra
nhiều loại sản phẩm với nhiều hình thức và kiểu cách như: Giần sàng, nong
nia, dậu gánh, phên phơi thóc, đó đơm cá, lưới bắt cá, giỏ đựng cua cá tôm ốc,
lồng gà, bu gà, sọt mắt cáo dùng để gánh đu đủ, bí mướp, …
Ở xã Yên Cư, người Tày thường có sự phân chia lao động theo sức
khỏe, tuổi tác, giới tính. Đàn ông khỏe mạnh làm công việc nặng nhọc như
cày, bừa nhổ mạ, làm đồ gỗ, làm nhà…Phụ nữ là người chăm sóc và nuôi con,
ngoài làm việc nội trợ còn trồng bông kéo sợi, dệt, nhuộm vải, đan nát, cấy,
gặt lúa, đi chợ mua bán.
Từ lâu đời, người Tày luôn cư trú ở vùng rừng núi có nguồn lâm thủy
sản dồi dào cả thực vật và động vật. Đồng bào thường vào rừng khai thác các
loại rau rừng như măng, nấm; các loại quả như trám, bứa; các loại cây dược
liệu như sa nhân, mật ong; các loại gỗ, nứa, mây, song…làm đồ dùng, dụng
cụ; bông lau làm gối đệm, bông chit làm chổi chit…Các sản phẩm chủ yếu
phục vụ cho đời sống hàng ngày.
1.1.3. Văn hóa vật thể
+ Nhà cửa và các công trình xây dựng khác
Làng, tiếng Tày gọi là bán hoặc bản. Bản có thể ít hoặc nhiều hộ, địa
giới có thể dài, rộng cả cây số.
Người Tày định cư lâu đời, tạo nên những bản nơi chân núi, sườn
đồi, bên cánh đồng, sông suối. Nói chung do đất sản xuất, ruộng đồng phân
tán, theo đó bản cũng phải phân tán mỗi nơi vài hộ để tiện canh tiện cư, tận
dụng đất đai trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy có những bản ở hẻo lánh trong

các khe suối, thung lũng núi rừng mênh mông gần như biệt lập với bên
ngoài. Xung quanh bản, quanh nhà đồng bào thường rào giậu, làm vườn
rau, trồng cây ăn quả…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Do ở vùng núi, cây rừng rậm rạp, nắng mưa gây nên độ ẩm cao, nhiệt
độ không đều giữa ngày và đêm, nhiều côn trùng, rắn rết, thú dữ…nên người
Tày cũng như một số dân tộc khác (người Nùng, người Sán Chay…) có thói
quen sống định cư tập trung trên nhà sàn. Tồn tại với cuộc sống lâu dài, nhà
sàn đã trở thành kiểu nhà truyền thống của người Tày. Mỗi bản trung bình có
từ 25 đến 30 nhà, bản lớn có tới 60, 70 nhà, thậm chí có tới 100 nhà, có bản
chỉ có người Tày, có bản sống xen kẽ với các dân tộc khác. Nhà cửa của
người Tày ở đây thường dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía
trước thường nhìn ra cánh đồng, sông suối, bên cạnh nhà có máng nước, ao
cá, hướng nhà thường căn cứ vào tuổi gia chủ…Nhà ở của họ phổ biến nhất là
nhà sàn, lợp lá cọ, nhà có điều kiện thì tất cả xà, cửa…đều làm bằng gỗ tứ
thiết được bào nhẵn, ghép mộng cầu kỳ, chạm trổ, nhiều hoa văn đẹp mắt.
Nhà nghèo thì làm gỗ kê đá, lợp lá cọ, phên vách bằng nứa đan… Nhà thường
chia làm 3 - 5 - 7 gian, có khi còn làm bếp riêng liền với nhà chính từ 2 đến 3
gian. Xung quanh nhà được lắp cửa sổ bằng ván hoặc tre nứa, mở thông
thoáng ra cả phía trước và phía sau. Mặt bằng sàn là nơi quan trọng, thể hiện
đậm nét sinh hoạt và tôn ti trật tự trong gia đình. Mặt sàn được trải bằng giát
cây mai, vầu hoặc tre, nghệ, có hộ còn xẻ ván để lát mặt sàn. Xung quanh nhà
bưng ván hoặc liếp nứa, có các cửa sổ thông thoáng. Giữa nhà có bếp lửa để
đun nấu thức ăn, đồ uống và là nơi thờ vua bếp. Đây đồng thời cũng là nơi
sưởi lửa, tụ họp gia đình bàn việc hằng ngày và là khu vực dành cho việc ăn
uống. Mặc dù đã có đủ bàn ghế, nhưng đồng bào vẫn ưa tiếp khách bên bếp
lửa lúc trời rét lạnh, vừa ấm áp vừa thân tình. Khi có việc đại sự (cưới xin, ma
chay…) người ta lấp bếp lửa, thu gọn đồ đạc, tháo dỡ phên ngăn buồng… tạo

nên mặt bằng rộng để tiến hành các lễ nghi cần thiết hoặc có thể bày cỗ tiệc
cho cả chục mâm thực khách. Từ cầu thang vào nhà đến bếp lửa gọi là phía
ngoài (pạng noọc). Đây là nơi đi lại tiếp khách của cả nam, nữ. Từ bếp lửa đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
vào phía trong (pạng đâng) là nơi sinh hoạt tiếp khách phụ nữ và các buồng
ngủ của chị em. Từ bếp lửa lên phía trước theo hướng nhà gọi là phía trên (nả
nưa) là nơi sinh hoạt dành cho nam giới, chủ nhà cũng tiếp khách ở đây.
Ngoài ra còn có bàn thờ tổ tiên, nơi ngủ của nam giới. Con gái và nhất là con
dâu không được bước qua nả nưa đi vào phía trong. Bố và anh chồng cũng
không lui tới phía buồng con gái, con dâu. Từ bếp lửa về phía sau được gọi là
phía dưới (nả tấu) là lối đi của nữ vào phía trong, nơi chế biến đun nấu thức
ăn, có chạn bát, nồi chảo, củi đuốc… Các bữa ăn hàng ngày thường bố trí
mâm nam ở nả nưa, mâm nữ ở phía trong. Ngày nay với những gia đình ít
người, phụ nữ có thể ngồi cùng chung mâm ở nả nưa. Tùy theo lối ra vào nhà
mà người ta thường đặt cầu thang ở hang hiên với số bậc lẻ và bố trí máng
nước rửa chân trước khi vào nhà. Một số nhà còn ngăn phên cụt làm cầu
thang, bếp lửa ở phía trong để nấu ăn và dành cho phụ nữ. Mọi nhà đều có
“sân sàn” liền kề nhà ở- nơi có ánh nắng mặt trời để phơi thóc lúa, quần áo.
Những đêm trăng sáng, con trẻ ra sàn vui hát, ngắm trăng sao.
Đồng bào Tày cũng rất quan tâm đến việc xem tuổi, năm tháng, ngày
giờ dựng nhà, vào nhà mới. Vì vậy, nếu đúng giờ lành, dẫu nửa đêm cũng hò
nhau dựng nhà, thậm chí còn che mưa nắng trên đầu cột để năm sau làm tiếp.
Tuy nhiên nếu gặp lúc sấm sét đầu mùa là không may mắn nên phải cúng
hoặc làm lại. Cũng đúng ngày tốt giờ lành, dù mái chưa lợp, phên vách chưa
xong,vợ chồng chủ nhà vẫn đốt lửa, đặt ống hương thờ tổ tiên và mâm cúng
vào nhà mới rồi để bó lúa nhỏ lên xà hoặc xuyên nhà hay đầu cột cái với
mong ước luôn đủ lương thực, gia đình an khang. Tất nhiên sau khi làm xong
căn nhà, gia chủ phải làm bữa cơm gọi là vào nhà mới, mừng vui không kém

đám cưới để tạ ơn anh em làng xóm và thợ giúp làm nhà, đồng thời cũng là
bạn bè đến chia vui.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Ngoài nhà ở người Tày còn làm các công trình phụ như nhà bếp, nhà
kho để thóc, chuồng trâu bò, nhà vệ sinh, giếng nước. Một số nơi có lò ngói,
lò gạch, cây ép mía, lò nấu đường mật, lò sấy thuốc lá và các công trình thủy
lợi như mương, phai, cọn nước, cối giã bằng sức nước… Trước đây, làng có
miếu thờ thổ công, nhà thờ thành hoàng, đồng bào quen gọi là đình.
+ Trang phục: Người Tày ưa dùng quần áo màu chàm bằng vải bông
dệt tay, cắt may đơn giản, không thêu thùa hoa văn. Phụ nữ mặc áo dài năm
thân, cài cúc cổ và nách bên phải. Áo dài tới bụng chân, có yếm lót theo kiểu
người Kinh. Ngoài ra còn có áo ngắn (thứa cóm) xẻ tà, mở ngực, cài khuy,
mặc lót trong áo dài. Thông thường áo ngắn được mặc khi lao động. Váy hoặc
quần dài tới mắt cá chân, thắt lưng to bản làm bằng vải dệt tay rộng 0,30m,
dài tới 3,2m buộc thắt nút về phía sau tạo nên eo người đẹp. Nếu là con nhà
quyền quí, các nàng thắt nút buộc về phía trước. Tóc dài quấn ngang, chít
khăn vuông tạo nên vòng tròn hoặc mỏ quạ như phụ nữ Kinh. Các cô gái
thường trang điểm thêm vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, thắt lưng đeo đôi
chuỗi dây xà tích bằng bạc khi đi làm dâu, chơi hội…trong các ngày xuân,
ngày lễ tết.
Nam giới cũng mặc áo năm thân như nữ nhưng chỉ dài tới đầu gối hoặc
mặc áo cánh, xẻ ngực, cài cúc; quần lá tọa, ống rộng, dài tới mắt cá chân.
Trước đây nam giới búi tóc, quấn khăn dài hình tròn hoặc hình chữ nhân
trước trán, để búi tóc trên vành khăn phía sau. Những người Tày có cuộc sống
trung lưu, có chức tước thường ăn vận theo người Kinh: Mặc áo dài đen, trắng
bằng the lụa, đội khăn lượt, khăn xếp. Nam giới đi giày vải, phụ nữ đi hài má
nhung hình mũi thuyền mõm lợn (đăng mu) hoặc mỏ gà (pác cáy).
Về đồ đội thường có mũ dạ, nón lá, ô… Nón được tự tạo bằng nan

(chúp mèng) thường sử dụng khi đi làm. Những lúc đi chơi, đàn ông có thể
đội mũ dạ hình tròn, tay cầm ô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Ngày nay nam nữ người Tày đã chuyển sang ăn vận theo kiểu thời trang
phổ thông. Trong cưới xin, lễ hội đã ít người ăn mặc theo kiểu truyền thống.
+ Ăn uống: Hằng ngày người Tày ăn hai bữa chính: bữa trưa và bữa tối.
Ngoài ra tùy từng gia đình, người ta có thể ăn sáng, ăn chiều (ăn phụ - chin
lèng) trước khi đi làm. Ai trong gia đình có nhu cầu thì tự ăn chứ không dọn
thành bữa như hai bữa chính. Cơm và thức ăn bữa phụ thường là phần dư thừa
từ bữa ăn chính hoặc cháo nấu cho người già và trẻ em. Vì vậy mà các bữa
cơm chính, các bà, các chị thường nấu dư thừa để phòng khách đến gặp bữa
cùng ăn và có cơm canh để cho bữa phụ.
Vào bữa ăn, từ người già đến trẻ con, dâu rể cùng ăn uống vui vẻ từ tốn
chứ không có người ăn trước ăn sau. Ông bà và trẻ con thường được gắp cho
những miếng ngon, miếng lành.
Người Tày ăn cơm gạo tẻ nên trên đồng ruộng, chủ yếu trồng lúa tẻ.
Những ngày tháng giáp hạt, nếu thiếu đói thì người Tày có thể ăn cơm độn
ngô, cơm độn sắn khoai. Các loại củ khác thì nướng, luộc hoặc làm thành bột
bánh, ăn bổ sung cho bữa chính.
Ngoài bữa cơm tẻ và các hoa mầu lương thực, thỉnh thoảng các gia đình
vẫn nấu cơm nếp, đồ xôi. Gạo nếp chủ yếu dùng để chế biến các loại xôi,
bánh như một sản phẩm mang hương vị đặc trưng cho các ngày lễ, tết.
Tết năm mới được đồng bào chuẩn bị và chế biến nhiều loại bánh như:
bánh trưng loại dài, loại vuông, bánh gio, bánh khảo, bánh bột viên tròn, chà
lam, bỏng. Đặc biệt người Tày còn có món ăn khẩu thuy là một loại bỏng nở
phồng, giòn thơm. Khẩu thuy được chế biết rất kỳ công. Đầu tiên phải là thóc
khô, hạt mẩy để gạo không gẫy nát. Gạo ngâm với nước thuốc nhiều loại cây
như bèo tây, tro lá chuối tiêu, độn và đồ với khoai sọ rồi đem giã thật nhuyễn,

rang nhỏ lửa…Nếu là mâm bánh cho lễ hội lồng tồng thì ngoài khẩu thuy, chà
lam, bánh khảo in hình hoa lá nhiều màu sắc, kẹo lạc, vừng, người ta còn kì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
công cắt, tạo dựng bánh bột thành cây hoa, vừa thể hiện hoa tay chế biến để
làm đẹp mâm lễ, vừa tỏ sự kính trọng với thần linh.
Cùng với việc chế biến các món ăn lương thực, người Tày còn chế biến
các món ăn thịt, cá, xào nấu rau, măng…Những món ăn dân dã như thịt xào
gừng nghệ, thịt lợn hầm nhừ với lá mác mật, cá hầm với quả trám trắng,
nhộng tằm, nhộng ong khoái, nấm đất xào nấu với măng chua, canh rau ngót
rừng…được đồng bào Tày rất ưa thích.
Hàng ngày bà con thường xuyên dùng mỡ động vật để xào, nấu chứ ít
khi dùng rau luộc và món ăn kho mặn. Đồng bào cũng không ưa dùng món
phụ gia màu mè. Gia vị phổ biến là gừng, nghệ. Hỗn hợp ớt, mác mật và
măng tre tạo nên vị cay của ớt, mùi thơm của mác mật, vị chua của măng tre.
Tùy theo tâm lý, tập quán và khẩu vị, tín ngưỡng của mỗi người, mỗi
nơi mà người Tày có cách ăn uống, chế biến khác nhau. Nhiều người là thầy
cúng hoặc phụ nữ kiêng không ăn thịt ngựa, trâu, bò, chó, mèo…Họ có suy
nghĩ là không nỡ giết, ăn thịt những vật nuôi có ích cho cuộc sống con người
mà để nó tự chết.
Đối với dân tộc Tày, có một số món khoái khẩu:
Đông nựa nạn
Bán nựa ma
Nặm pín pha
Nà phjắc chắm
(Rừng: thịt hươu
Làng: thịt chó
Nước: ba ba
Ruộng: chua me)

Nước uống thông dụng của người Tày là nước đun sôi để nguội. Nhiều
khi đi làm xa nhà, người Tày phải uống nước lã ở các khe suối. Trong gia
đình, người Tày thường uống nước chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Rượu được dùng trong lễ tết, cưới xin, tiếp khách, ngâm làm rượu
thuốc để chữa bệnh hoặc tăng cường sức khỏe sau những buổi lao động mệt
nhọc. Nữ giới thì ít uống rượu hoặc uống nước rượu ngọt chưa cất, rượu nếp.
Nam giới thích uống rượu có nồng độ cao.
Nói chung so với mấy chục năm trước thì đời sống của người Tày bây
giờ khá hơn rất nhiều. Thức ăn phong phú và đủ no song người Tày vẫn chưa
có ý thức khoa học trong việc ăn thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe.
1.1.4. Văn hóa phi vật thể
+ Ngôn ngữ và chữ viết
Cư dân người Tày ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn cũng
như nhiều người Tày khác sinh sống trong cả nước đều có một nền văn hóa đa
dạng và phong phú.
So với các dân tộc anh em, ngừời Tày có thể tự hào về sự phong phú từ
vựng trong ngôn ngữ dân tộc. Nhiều khi có những câu từ, chi tiết được phân
biệt khá rạch ròi.
Ví dụ: Người Kinh nói: Chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng ngựa.
Người Tày nói: Lậu cáy, coọc mu, lảng vài, tàu mạ.
Tiếng chuồng phải dịch thành bốn tiếng Tày :lậu, coọc, lảng, tàu để sử
dụng cho từng trường hợp. Song về thanh điệu, giọng nói người Tày cũng có
hạn chế là không có thanh ngã ( ~ ), sang tiếng việt phải chuyển thanh nặng -
dấu nặng ( . ), hoặc thanh sắc - dấu sắc ( ' ).
Cũng như tiếng Kinh trong Nam, ngoài Bắc, tiếng Tày ở Bắc Kạn cũng
có ba vùng nói khác nhau, người Tày gọi là giọng nói mềm (ón), cứng
(kheng) và nặng (nắc).

Ví dụ phát âm hai từ thon thư (học chữ) :
- Vùng Bắc Bạch Thông và Ngân Sơn, Chợ Rã:…slonslư
- Vùng thị xã, Narì, Chợ Đồn:…………………….thon thư
- Vùng Đông nam Chợ Mới:…………………… ton tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Mặc dù người Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ hệ Tày - Thái,
nhóm ngôn ngữ rất gần với Tiếng Việt về hệ thống ngữ pháp và âm thanh.
Song chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tượng trong sinh hoạt
giao tiếp mới là của người Tày, còn đa số là vay mượn của Tiếng Việt, tiếng
Hán hoặc từ Hán Việt.
Nhóm từ vựng trong hệ thống tiếng nói thống nhất của cả nước đã tạo
thuận lợi cho người Tày phát triển ngôn ngữ, song song với quá trình đó là
phát triển văn hóa. Tuy nhiên trong quy luật phát triển ngôn ngữ hiện nay, nói
chung địa bàn sử dụng ngôn ngữ Tày đang có chiều hướng thu hẹp ngay tại
quê hương mình. Trong lớp trẻ đã có không ít người , nhất là ở thị trấn, thị xã
mang tộc danh Tày nhưng không sử dụng thành thạo tiếng Tày , thậm chí
không sử dụng được.
Về chữ viết của người Tày trong thời kì cổ đại không có nên lịch sử
thành văn của dân tộc Tày rất ít và cũng chưa phát hiện được chữ viết theo hệ
thống kí tự riêng.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: chữ Nôm Tày có thể ra đời vào
khoảng thế kỉ thứ 15 [19, tr.193]. Cấu tạo chữ Nôm Tày có rất nhiều kiểu
cách, thể hiện sự sáng tạo của các nhà trí thức Tày thời bấy giờ.
Sang giai đoạn hiện đại, việc sử dụng chữ Nôm gặp nhiều khó khăn do
vốn từ tiếng Tày còn nghèo nàn trong các ngành hoạt động hành chính cũng
như khoa học. Năm 1954, một lớp trí thức Tày đã tự sáng tạo ra chữ La tinh
Tày nhưng cũng không được phổ biến nhiều. Đến năm 1960, trên cơ sở chữ
quốc ngữ, Đảng và Nhà nước ta mới có chủ chương quan tâm xây dựng hệ

thống chữ viết cho dân tộc Tày theo lối chữ Quốc Ngữ bằng chữ cái Latinh.
Chữ Nôm Tày có vai trò lịch sử rất lớn trong quá trình góp phần phát
triển văn hóa văn nghệ dân tộc và ghi lại cho ngày nay rất nhiều tư liệu quý.
Đây không chỉ được coi là di sản văn hóa riêng của người Tày mà còn là tư
liệu lịch sử nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Có thể nói chữ viết ra đời là một trong những thành tựu to lớn, là điều
kiện vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ và phát triển nền văn hóa văn học
đa dạng của các dân tộc nói chung, cư dân Tày ở Yên Cư nói riêng.
+ Văn hóa ứng xử
- Dòng họ gia đình, hôn nhân:
Dòng họ: Người Tày ở Bắc Kạn nói chung và người Tày ở Yên Cư,
Chợ Mới nói riêng có lớp bản địa cư trú rất lâu đời, người Kinh ở miền xuôi
lên có tầng lớp lưu quan, người dân tộc khác ở các tỉnh bạn và Trung Quốc
chuyển cư đến với nhiều lí do kinh tế, xã hội. Quá trình sinh sống, hòa hợp tự
nhiên khiến họ dần trở thành người Tày. Cũng do đó, người Tày ở Bắc Kạn,
có rất nhiều họ, song các họ Nông, họ Ma, ngoài người Tày - Nùng, hiếm có
ở dân tộc khác.
Mỗi dòng họ thường sống tập trung một bản. Dần dần do yêu cầu phát
triển kinh tế văn hóa hoặc hôn nhân mà có thêm nhiều họ khác đến cư trú và
cùng sinh sống thuận hòa.
Trong hôn nhân, đồng bào không kết hôn với người trong họ. Tuy
nhiên trong dòng họ phát triển nhiều chi, nhiều nhánh, cách xa nhiều đời -
thường là trên 3- 4 đời cũng có người kết hôn nhưng họ coi như việc làm
gượng ép, không phấn khởi, không khuyến khích để từ anh em họ hàng mà
trở thành thông gia. Người trong dòng họ luôn được coi là người anh em ruột
thịt, khó khăn hoạn nạn có nhau, cưu mang lẫn nhau:
Phân tốc chắng hăn tạc

Khỏ khát chắng hăn pỉ noọng
(Mưa rơi mới thấy vắt
Đói rách mới thấy anh em)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Vì vậy mọi việc liên quan đến các thành viên trong họ đều được họ
hàng tham gia bàn bạc hoặc tới dự để chứng kiến sự việc. Từ việc làm nhà,
cưới xin, ma chay, giúp đỡ nhau làm ăn, động viên khuyến khích học tập đến
việc bảo ban nhau làm việc, sống có đạo lý, tự hào về dòng họ mình và tôn
trọng dòng họ khác. Đối với dòng họ khác người Tày có tục đáng trân trọng là
nhận anh em với người dân tộc khác nếu người ấy trùng họ với mình (chẳng
hạn cùng họ La, Lý…).
- Gia đình: Người Tày ở Yên Cư cũng giống như cư dân Tày ở một số
nơi khác, gia đình rất đông, có tới bốn đến năm thế hệ (cụ kị, ông bà, cha mẹ,
con cái, cháu chắt) nhiều đời cùng chung sống trong một mái nhà, song sống
phổ biến nhất vẫn là 2- 3 thế hệ sống cùng nhau.
Trước đây phổ biến kiểu gia đình đông thành viên, có gia đình lên tới
15-16 người, do đông con hoặc do tập quán, hoàn cảnh kinh tế… Người con
trưởng cùng bố mẹ quán xuyến mọi việc trong gia đình. Bố mẹ mất thì con
trưởng thực hiện “quyền huynh thế phụ”, lo thờ cúng gia tiên, lo cưới xin cho
các em, dần dần giúp các em tách hộ ở riêng. Phần mình kế thừa gia tài, ngoài
nhà cửa còn được phần ruộng hơn các em để phụng dưỡng, tang ma cho cha
mẹ. Riêng các con gái chỉ được chút của hồi môn khi đi lấy chồng.
Ngày nay, điều kiện kinh tế đã đổi thay, sinh đẻ ít, gia đình ít thành
viên nên người con trưởng sau khi cưới vợ thường sớm tách hộ ở riêng. Bố
mẹ, các anh thương con út, em út, để cho em út gian nhà và ở cùng cha mẹ,
được hưởng phần ruộng hơn các anh để phụng dưỡng cha mẹ… Câu nói trước
kia rằng: bố mẹ thường “ở với con trai út, chết nơi con trai cả” (dú lục piai,
thai lục cốc) đã không còn hợp thời nữa.

Tuy vậy, con trưởng vẫn luôn có vai trò nhất định trong đời sống tinh
thần của gia đình, dòng họ. Dù cuộc sống có khó khăn hoạn nạn, anh chị em
ruột vẫn thân thương đùm bọc nhau, hiếm khi có sự bất hòa. Người con
trưởng thường là trung tâm hòa thuận, độ lượng chứ không hẳn bởi tính gia
trưởng. Đặc biệt chị em phận gái càng yêu thương nhau hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Van bấu quá nựa pết
Chép bếu quá pả nà
(Không gì ngon hơn thịt vịt
Đau xót không ai hơn chị em)
Trong gia đình, việc lao động được mọi người tự giác thực hiện theo
sức khỏe, giới tính, tuổi tác. Đàn ông làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc những việc liên quan đến cộng đồng như làm nhà, chặt cây, xẻ gỗ, săn
bắn, đánh cá, chế tác công cụ, cày bừa, thờ cúng gia tiên, tham gia việc làng
bản…Phụ nữ, ngoài nuôi con, còn trồng bông dệt vải, may vá, đan lát, chăn
nuôi, tham gia cày bừa, cấy, gặt…Đặc biệt việc nội trợ, quán xuyến gia đình
được coi là việc hết sức quan trọng của phụ nữ Tày. Từ xưa đã có câu nói :
“mẹ xốc vác năng nổ thì tổ mới ấm”. Mọi thành viên gia đình cùng ở, cùng
làm, cùng ăn, vì vậy thành quả lao động, tài sản gia đình đều là của chung,
mọi người được quyền quản lí, sử dụng. Gia tài chỉ được chia khi tách hộ.
Trong quan hệ xưng hô giao tiếp, ngoài danh xưng với bố mẹ là lục (con), với
ông bà, chú bác cô cậu là lan (cháu), nhiều khi còn tự xưng là khói (khỏi) có
nghĩa là tôi tớ, đầy tớ, tự hạ thấp mình một cách khiêm tốn. Danh xưng là
khói được dùng một cách phổ biến trong người Tày để tỏ sự khiêm tốn lễ
phép đối với người cao tuổi, khách lạ, thông gia hơn hoặc ngang lứa, thậm chí
kể cả thông gia ít tuổi; chỉ dùng từ rầu, rà, ngỏ cũng có nghĩa là mình, là tôi
đối với người ngang tầm ngang lứa. Đây là điểm khác so với cách xưng hô
của một số dân tộc khác.

+ Tín ngưỡng tôn giáo
Tiêu biểu nhất là thờ cúng tổ tiên. Thờ tổ tiên là đạo hiếu của con cháu
đối với ông bà cha mẹ. Người có hiếu phải thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên
phải được đặt ở nơi trang trọng. Các ngày sóc vọng (1 và 15) có chén trà, nén
hương, các dịp tết có hương vàng, mâm cúng gia tiên (kiêng thịt trâu, bò,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
ngựa, dê, chó…). Đồng bào Tày theo hệ tộc chín đời: Từ bản thân lên đến 4
đời và trở về con cháu 4 đời. Họ tin rằng ma tổ tiên thờ ở trong nhà (trên bàn
thờ gia đình) chỉ có ba đời (cha, ông, cụ), đến đời thứ 4, thứ 5 đã trở thành ma
giữ cửa nhà, đời thứ 7 và 8 trở thành ma trông coi súc vật nuôi…
Thí tởi dú tu áng
Hả tởi rải tỷ mường
(Bốn đời ở ngoài ngõ
Năm đời ở ngoài mường)
Vì thế vào dịp tết Nguyên đán người ta còn làm mâm cúng các vị tổ
tiên này ở ngoài nhà, nay nhiều nơi đã bỏ lệ này
Ở mỗi thôn bản, họ còn thờ thổ công (cốc bản), thổ địa, thờ các vị
thánh trong vùng mà họ gọi là thần, được cúng vào dịp tết và rằm tháng 7
hàng năm. Thổ công có miếu thờ đặt ở gốc cây to đầu làng. Mỗi làng, bản còn
có các vị thần thánh ở các khu rừng hay núi cao gọi là Đông thấn, Pù thấn. Hệ
thống điện thần của cư dân Tày ở đây phát triển khá cao, có đủ mặt các vị từ
Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét…cho
tới các loại thần thánh, ma quỷ ở địa phương. Hàng năm vào mùa xuân, người
ta tổ chức cúng trên một đám ruộng nhất định ở trước bản, mỗi gia đình đều
có mâm lễ (rượu, thịt, xôi, bánh) đem đến để cúng. Lễ hội này được gọi là hội
Lồng tồng( xuống đồng), thầy cúng gọi tất cả các thần thánh, ma quỷ ở địa
phương, cầu khấn trời đất mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no, mùa màng
bội thu, hạnh phúc. Trong lễ hội này, ngoại trừ một số yếu tố mê tín thì nội

dung cầu mùa, vui chơi, giải trí là chính. Sau lễ cúng, họ tổ chức các trò chơi
như đánh yến, đánh quay, tung còn, kéo co…và một phần không thể thiếu
trong hội là những lời Hát Lượn, Hát Cọi giao duyên làm đắm say bao tâm
hồn từ già tới trẻ. Ngày nay lễ hội Lồng tồng vẫn được bảo tồn và phát huy.

×