Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tìm hiểu khu di tích chùa hương (xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 51 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Tìm hiểu
khu di tích chùa Hương (Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà
Nội)”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua. Mọi số liệu, thông tin đều khách quan, trung thực, là kết quả tìm kiếm,
thu thập và xử lý thông tin của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu
có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong bài tiểu luận của mình.
Người thực hiện đề tài


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến cô TS. Bùi Thị Ánh Vân - giảng
viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã trang bị cho tôi những kiến thức, kĩ năng cơ bản để
tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng Ban
quản lý khu di tích danh thắng Hương Sơn, các sư thầy và người dân ở khu
di tích thắng cảnh Hương Sơn đã tạo điều kiện cho tôi có thêm hiểu biết
thêm về lịch sử, văn hóa cũng như các giá trị tâm linh của di tích chùa
Hương.
Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp cho bạn đọc
những kiến thức lịch sử - văn hoá cơ bản và cụ thể về di tích chùa Hương.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng tổng hợp đầy
đủ bề dầy và bề sâu lịch sử - văn hoá và các giá trị của di tích chùa Hương
nhưng chúng tôi khó tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng
như trình bày về đề tài nghiên cứu này. Tôi rất mong bạn đọc thông cảm và
mong giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến của giảng viên cũng như các
bạn để công trình nghiên cứu của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn và có
thể góp phần làm cho đề tài có giá trị hơn trong thực tiễn.
Những ý kiến đóng góp của giảng viên và mọi người sẽ giúp tôi nhận ra
được những hạn chế, qua đó tôi sẽ có thêm nguồn tư liệu mới trên con


đường học tập và nghiên cứu sau này.
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ XA
HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................5
1.1. Một số lý luận chung về di tích...................................................................................5
1.1.1 . Một số khái niệm....................................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của di tích....................................................................................................... 7
1.1.3. Đường lối, chính sách của Nhà nước về di tích.........................................................8
1.2. Tổng quan về di tích chùa Hương.............................................................................10
1.2.1. Khái quát về xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.............................10
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích chùa Hương.................................11
*Tiểu kết................................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHU DI TÍCH CHÙA HƯƠNG XA HƯƠNG SƠN,
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................................................................13
2.1. Cảnh quan khu di tích chùa Hương.........................................................................13
2.1.1. Hệ thống hang động của khu di tích chùa Hương..................................................13
2.1.2. Hệ thống đền chùa của khu di tích chùa Hương......................................................15
2.2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của khu di tích chùa Hương
2.2.1. Nghệ thuật kiến trúc của khu di tích chùa Hương
2.2.2. nghệ thuật điêu khắc của khu di tích chùa Hương
2.3. Lễ hội ở di tích chùa Hương......................................................................................21
2.2.1. Phần lễ trong lễ hội chùa Hương.............................................................................21
2.2.2. Phần hội trong lễ hội chùa Hương..........................................................................24
2.4. Giá trị của khu di tích chùa Hương..........................................................................25
2.4.1. Giá trị văn hóa của khu di tích chùa Hương...........................................................25
2.4.2. Giá trị lịch sử của khu di tích chùa Hương.............................................................26

2.4.3. Giá trị khác.............................................................................................................. 27
*Tiểu kết................................................................................................................................... 29
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH CHÙA HƯƠNG............................................................................30
3.1. Một số nhận xét......................................................................................................... 30
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Hạn chế


3.2. Phương hướng, giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di tích chùa Hương....32
3.2.1. Phương hướng
3.2.2. Giải pháp
*Tiểu kết................................................................................................................................... 34
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 35
TÀI lIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 36
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 37


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
và giữ nước. Theo dòng thời gian, ông cha ta đã để lại cả một kho tàng di
sản văn hóa đồ sộ, phong phú và mang nhiều giá trị. Ngày nay, những di sản
văn hóa ấy có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của con người.
Di sản văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới hay ở từng địa phương
trong mỗi quốc gia đều có những chất riêng của nó. Chính điều đó đã tạo
nên những đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia, mỗi địa
phương và khu di tích chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội cũng mang trong mình những nét khác biệt mà chỉ nơi đây mới
có.

Khu di tích chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội từ xa xưa đã nức tiếng thiên hạ, nó được mệnh danh là “kỳ sơn
tú thủy” của Việt Nam. Những ai đã ghé thăm cũng đều bị cuốn hút bởi vẻ
đẹp diễm lệ của phong cảnh và đắm chìm trong không gian thanh tịnh, thoát
tục của bầu không khí Phật Giáo.
Khu di tích chùa Hương là một quần thể hài hòa bao gồm các danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử đền chùa, miếu mạo và các hang động tuyệt
đẹp, đan xen ẩn mình trong núi non, cỏ cây hoa lá đẹp đến nao lòng.
Song song với quá trình tìm tài liệu qua sách vở, các nguồn tư liệu
tham khảo, cũng như những bài báo thu thập được, tôi đã đồng thời kết hợp
với việc khảo sát thực tiễn tại khu di tích chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội. Nhờ vậy, tôi đã phần nào tìm hiểu rõ hơn về không gian tại nơi
đây, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp tích cực, phù hợp để bảo tồn,
cũng như phát triển khu di tích chùa Hương.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của giảng viên bộ môn mà tôi đã có
thêm được nhiều kiến thức hơn để có thể làm đề tài của mình một cách tốt
nhất. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn vận dụng kiến thức đã được giảng viên trang
bị để thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu khu di tích chùa Hương (xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội)”.
Trên đây là toàn bộ lí do để thực hiện đề tài cho bài tiểu luận của tôi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1


Đề tài nghiên cứu khu di tích chùa Hương đã không còn là đề tài mới
lạ đối với các nhà nghiên cứu cũng như đối với sinh viên. Đã có rất nhiều bài
nghiên cứu, luận văn, bài nghiên cứu khoa học của các tác giả thành công ở
đề tài này.
Những sách viết về lịch sử và thắng cảnh chùa Hương như:
Di tích lịch sử chùa Hương của Thành Nhân: Đây là cuốn sách giới

thiệu những nét đặc sắc về non nước, suối rừng, hang động và hệ thống đền
chùa trong khu Di tích lịch sử văn hoá Hương Sơn qua các thời kỳ xây dựng
và phát triển.
Chùa Hương Tích của Dương Thư Pháp: Chủ yếu là hình ảnh được
thực hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước. Chùa Hương Tích là tài liệu
khảo cứu về thuyền phả của chùa Hương, có các chỉ dẫn về phong cảnh,
đường xá, các điển tích về các động và chùa trong quần thể di tích chùa
Hương.
Chùa Hương cổ tích của Nguyễn Đức Bảng: Là tập hợp các câu
chuyện, truyền thuyết về khu Phật tích chùa Hương đồng thời giới thiệu thắng
cảnh chùa cùng các động. Trong sách còn có một số bài thơ về chùa Hương.
Thắng cảnh Hương sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) của Trần
Huyền Thương: Nội dung chủ yếu vẫn là giới thiệu về di tích Hương Sơn, đạo
Phật ở Chùa Hương và lễ hội chùa Hương.
Thắng cảnh Hương Sơn của Trần Lê Văn: Tập trung giới thiệu cảnh
đẹp, con người vùng Hương Sơn đồng thời đưa ra một số tư liệu lịch sử về
các bài thơ bình về thắng cảnh chùa Hương.
Chùa Hương Tích cảnh quan và tín ngưỡng của Phạm Đức Hiếu: Đây
là cuốn sách giới thiệu về Hà Tây và chùa Hương, về các nghi lễ trong lễ hội
chùa Hương cùng các đặc sản.
3.Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng khu di tích chùa Hương tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội.
- Giải pháp bảo tồn và phát triển khu di tích chùa Hương tại xã Hương
Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào khu di tích chùa Hương tại xã Hương
2



Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
5.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu di tích chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Thời gian: Từ 5/9/2017 đến 10/1/2017
6.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phổ biến trong nghiên cứu khoa học, cụ thể như sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhìn đối tượng nghiên cứu như một
hệ thống để khảo sát, phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điền dã / Khảo sát thực tế: Được vân dụng tìm hiểu về
đặc điểm, giá trị và những nét đặc sắc của khu di tích Chùa Hương cũng như
lễ hội tại nơi đây và xã Hương Sơn, khảo sát thực tế về khu di tích của địa
phương.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin thu thập
được tôi đã tiến hành phân tích về khu di tích Chùa Hương của xã Hương
Sơn, huyện Mỹ Đức và khảo sát về lễ hội của địa phương.
7.Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục đề tài
gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về di tích và khái quát về xã Hương
Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng khu di tích chùa Hương tại xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy
giá trị khu di tích chùa Hương.

3



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ
XA HƯƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Một số lý luận chung về di tích
Di tích có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, xã hội của mỗi
quốc gia, dân tộc. Nó là tài sản vô cùng quý giá, là một bộ phận hợp thành
nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Ở đó thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, các sinh hoạt văn hóa, tín
ngưỡng diễn ra tại di tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng yêu
quê hương đất nước.
Những di tích mà ông cha ta để lại vô cùng phong phú với hàng ngàn
Đình, Đền, Miếu,… giá trị của các di tích đã thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt
của bao thế hệ người Việt Nam. Việc bảo vệ di tích ngày càng có ý nghĩa lớn
lao trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc, từ đó góp phần khai thác, bảo
tồn và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và
lấy đó làm nền tảng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến nhưng vẫn
mang đậm bản sắc dân tộc.
1.1.1. Một số khái niệm
*Khái niệm “di sản văn hóa”
Để tìm hiểu khái niệm “Di sản văn hóa” trước hết cần phải hiểu thế
nào là “Văn hóa”. Đa số học giả hiệm nay cho rằng, văn hóa là tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử. Tuy nhiên, theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa một trong những khái
niệm của di sản là: “Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay
một quốc gia dân tộc để lại”, [7; Tr. 254].
Tuy nhiên phải có những giá trị mới được công nhận là di sản. Hay
Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO
năm 1972, những loại hình được coi như là “di sản văn hóa” và “di sản

thiên nhiên” đều có đặc điểm chung là “có giá trị nổi tiếng toàn cầu”.
Luật Di sản Văn hoá và Nghị định hướng dẫn thi hành tại Điều 1 đã
4


nêu rõ di sản văn hóa: “bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”, [2; Tr. 6].
Đây có thể coi là khái niệm về di sản văn hóa được sử dụng chung nhất
ở nước ta hiện nay, hoàn toàn tương tự với khái niệm về di sản văn hóa được
sử dụng trên thế giới.
*Khái niệm di tích, thắng cảnh
- Về di tích:
Di tích là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa, di tích không chỉ
là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông
thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa
hoặc một sự kiện lịch sử.
Theo Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa của trường Đại học
Văn hóa đưa ra một khái niệm khoa học về di tích như sau: “Là những
không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển
hình lịch sử; do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong
lịch sử để lại”, [4; Tr. 17].
- Về thắng cảnh (di sản thiên nhiên):
Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của
UNESCO năm 1972 những loại hình được xem là di sản thiên nhiên thế giới
(thắng cảnh) đó là:
Các cấu tạo tự nhiên: bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học,
hoặc các nhóm có thành thuộc loại đó, mà xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc
khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu,

Các thành tạo địa chất và địa văn, các khu vực được khoanh vùng
chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe dọa, mà xét
theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu,
Các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng
cụ thể, mà xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có
giá trị nổi tiếng toàn cầu.
Theo Luật Di sản Văn hoá và Nghị định hướng dẫn thi hành của nước
5


ta danh lam thắng cảnh được hiểu: “Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm
có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị
lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”, [2; Tr. 7].
1.1.2. Vai trò của di tích
Khu di tích chùa Hương là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, là
kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo của con người qua nhiều thế hệ, nó
mang những giá trị vật chất và tinh thần phong phú, những chuẩn mực trong
văn hóa, xã hội:
 Nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ: Khu di tích chùa
Hương được xây dựng để thờ Phật, lễ Phật, đi hội đầu xuân và đây cũng là nơi
con người gửi gắm mong muốn, hi vọng của mình về một tương lai tươi sáng,
tốt đẹp hơn. Không gian kiến trúc, mỗi hiện vật còn lưu giữ làm sống lại từng
năm tháng hào hùng trên quê hương, đất nước. Đến với khu di tích chùa
Hương, người dân không chỉ biết đến chốn cửa Phật linh thiêng mà còn mang
trong mình lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước - những người đã
có công xây dựng, phát triển, gìn giữ di tích lịch sử này.
 Là nguồn lực để phát triển kinh tế và du lịch: Khu di tích chùa
Hương ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất
nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du
lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội. Việc thu hút một lượng du

khách lớn đến với các hoạt động văn hóa dân gian cũng góp phần giữ gìn, bảo
tồn và phát triển những nét đẹp truyền thống của mảnh đất Hà Nội. Đồng thời
quảng bá hình ảnh một vùng đất yên bình, tươi đẹp với những người dân hiền
lành, mến khách..
 Vai trò gắn kết cộng đồng và phát triển xã hội: Ngày nay, với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng bận bịu hơn
với công việc, cần phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống, con người dường
như bận rộn hơn, không còn có thời gian để dành cho các hoạt động sinh hoạt
văn hóa truyền thống và các hoạt động văn hoá cộng đồng. Những điều đó vô
hình chung đã cản trở, chiếm lấy thời gian của con người, khiến cho các hoạt
động thiếu đi tính gắn kết cộng đồng. Thông qua các lễ hội, các hoạt động
thăm quan, vãn cảnh, khu di tích chùa Hương cũng góp phần làm cho quan hệ
6


giữa con người được cải thiện hơn, trở nên gắn kết, bền chặt hơn.
Với những vai trò quan trọng, chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa
của dân tộc, góp phần hoàn thiện con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
khu di tích chùa Hương nói riêng và các di tích khác của Việt Nam nói chung
là những di sản văn hoá vô cùng quý giá cần được bảo tồn và phát huy.
1.1.3. Đường lối, chính sách của Nhà nước về di tích
Theo “luật di sản văn hóa”:
- Nhà nước quản lý di sản văn hóa thuộc sự sở hữu của toàn dân; công
nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở
hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của
pháp luật. Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hóa được xác định
theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
- Nếu một di sản văn hóa phát hiện được nhưng không xác định được
chủ sở hữu, thì trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ di tích đó đều

thuộc quyền sở hữu của toàn dân.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đóng
góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong biệc bảo vệ và phát huy
giá trị của di sản văn hóa.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá
trị của di sản văn hóa.
- Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi ở trong nước và ngoài nước các giá trị di sản văn hóa của
cộng động các dân tốc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thứ bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa trong nhân dân.
- Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích :
7


 Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của xã hội;
 Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đọng các dân tộc Việt Nam;
 Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di
sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
- Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
 Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
 Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
 Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất
đai thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
 Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc

gia thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
 Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện
những hành hành vi trái pháp luật.
1.2. Tổng quan về di tích chùa Hương
1.2.1. Khái quát về xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Hà Tây là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, lãnh thổ kéo dài
theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam, nay thuộc thành phố Hà Nội,
phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên,
phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Được hình thành bởi trấn Sơn Tây
và vùng Sơn Nam Thượng của trấn Sơn Nam, hai trong tứ trấn của kinh đô
Thăng Long. Hà Tây có vị trí cửa ngõ phía Tây, Đông Nam và Tây Bắc của
kinh đô Thăng Long – Đông Đô trong quá khứ và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí có đoạn viết: “Trấn sơn Tây là một khu
có hình thế tốt đẹp và chỗ đất có khí thế hùng hậu. Đất Sơn Nam là nơi tụ khí
anh hoa, tục gọi văn nhã thực là cái bình phong, phên chắn của Trung đô và
là kho tàng của nhà vua”, [1; Tr. 45].
Năm 1965, tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây, xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây. Năm 1991 tái tách tỉnh Hà
Sơn Bình thành tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thì huyện Mỹ Đức lại trực thuộc
tỉnh Hà Tây cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2008.
Hiện nay, xã Hương sơn là xã nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức, cách
8


trung tâm thành phố Hà Nội 50 Km về phía Tây Nam và cách trung tâm
huyện 10 km. Với tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 4.284.73 ha. Xã có 6
thôn: Hà Đoan, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ, Tiên Mai, Phú Yên và có vị trí
được xác định cụ thể như sau:
Phía Bắc: giáp các xã Hùng Tiến và An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố

Hà Nội.
Phía Tây: giáp xã Ba Sao, huyện Kim Bảng , tỉnh Hà Nam và huyện Lạc
Thủy tỉnh Hòa Bình.
Phía Đông: giáp sông Đáy là danh giới tự nhiên với xã Hồng Quang,
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Phía Nam: giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Hương Sơn nằm ở vùng đất trũng với các dãy núi đá vôi ôm trọn toàn bộ
phía Tây dãy Hương Sơn kéo dài 5 km từ Tây Bắc sang Hòa Bình ngăn cách
rừng núi với đồng bằng tạo thành bức tường thành với dãy núi đá vôi trùng
điệp liên tiếp Địa hình nơi đây được chia thành hai khu rõ rệt: khu 1 là nơi
dân cư sinh sống, tương đối bằng phẳng nằm ở phía Bắc của xã; khu 2 là khu
vực di tích chùa Hương địa hình chủ yếu là núi và sông.
Vị trí cửa ngõ kinh đô nức Việt trong suốt chiều dài lịch sử đã tạo nên
một nền văn hóa truyền thống với kho tàng di tích lịch sử - văn hóa đồ sộ và
quý giá, xứng danh là đất tụ khí anh hoa.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của khu di tích chùa Hương
Quần thể thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa hang động nằm
rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Tại đây có nhiều dãy núi đá vôi kề bên những
dòng suối uốn lượn quanh co. Trên núi và trong các hang, người ta đã cho xây
dựng nhiều đền chùa mà trung tâm là chùa Hương trong động Hương Tích.
Hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm trong khu vực này dựa theo
những ngọn núi đấ vôi và rừng nhiệt đới.
Theo truyền thuyết, vùng núi có hang động này được tìm thấy cách đây
hơn 2000 năm và đã được đặt tên là Hương Sơn – lấy tên một ngọn núi phía
Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Độ), nơi đức Phật đã ngồi tu khổ
hạnh suốt 6 năm ròng rã.
Đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã có am thờ Phật dựng trên
9



mảnh đất chùa Thiên Trù và ở đây lần lượt đã có ba vị Hòa thượng đến đây
trác tích khai sơn. Nhưng phải đến niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1687), khi
Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang treo ấn từ quan, xuất gia đầu Phật về đây
hóa đạo thì động Hương Tích mới được đưa vào phụng sự (thờ Phật) và chùa
Thiên Trù từ đó được khai sơn thành hệ thống chùa Trong (Hương Tích) và
chùa ngoài (Thiên Trù). Do hòa thượng Viên Quan là bậc trí giả uyên thâm
nên dù ẩn tu trong núi thẳm vẫn có các tao nhân mặc khách tìm đến thăm
Thiền vấn đạo. Rồi thấy cảnh đẹp, gợi thú thanh cao, nên cứ rủ nhau lần lượt
tìm đến, vả lại nhân dân miền núi nước ta xưa thường có tập quán thăm động
chơi hang vào mùa xuân, nên cũng có nhiều người tìm đến để thăm thú và lễ
bái.
Theo truyền thuyết thì Bồ tát Quán Thế Âm có ứng thân lập đạo tràng
thuyết pháp ở một vùng rừng núi phương Nam, cho nên ngài Khuông Việt
thái sư nghĩ đến khu vực rừng núi phía Nam mà sau này Hòa thượng Vương
Quốc Chính (thế kỷ XVIII) đã viết ra tác phẩm “Nam Hải Quán Âm Truyện
Phật Bà Chùa Hương”. Nói Bồ tát Quán Thế Âm đã ứng thân tu hành tại
động Hương Tích 9 năm rồi tu hành đắc đạo, hiện thân nghìn mắt nghìn tay
để phổ độ chúng sinh.
Những năm đầu khi mới khai sơn phụng sự thì chỉ tổ chức lễ Khánh đản
Bồ tát Quán Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 Âm lịch (đó là lễ tiết chung của
Phật giáo Đông Á và Đông Nam Á). Làng Yến Vĩ là làng sở tại của chùa
Hương, thờ một vị tướng của vua Hùng Huy Vương thứ 6 tên là Hiển Quang,
và có truyền thuyết về Sơn tướng (Thần Hổ) hiển linh, nên thường tổ chức lễ
mở cửa rừng vào ngày mồng 6 Tết Âm lịch gọi là “Tế Khai sơn”. Sau lễ tế
khai sơn, toàn dân vào nương rẫy vườn rừng để lễ Thổ kỳ nơi mình tăng gia
trồng trọt và lên động đến chùa lễ Phật, khách thập phương theo tập quán đó
cũng lần lượt về làm lễ và dạo chơi non nước vào ngày xuân. Đến năm Bính
Thân, niên hiệu Thành Thái thứ 8 (1896), chính thức mở Hội lớn vào cả tháng
2 âm lịch. Từ đó, trong cảnh non xanh nước biếc “tiểu sơn lâm mà có đại kỳ

quan” số lượng khách đi trẩy hội chùa Hương vào mùa xuân cứ ngày một
tăng lên, kéo dài cả 3 tuyến.
Chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn đã được Bộ Văn hoá (nay là
Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4
10


năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Ngày 06 tháng 6 năm 2012, Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch có văn bản số 1764/BVHTTDL-DSVH về việc lập
hồ sơ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Hương Tích và Khu vực
Hương Sơn. Chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn là tên gọi chính thức
của di tích. Căn cứ Điều 11 Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản Văn hoá và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá; Căn cứ kết quả
khảo sát, nghiên cứu thực địa thì chùa Hương Tích và khu vực Hương Sơn
thuộc loại hình di tích: Danh lam thắng cảnh, Lịch sử - Kiến trúc và Khảo cổ
học.
Tiểu kết
Trong chương 1, tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về di tích
và khái quát về huyện Mỹ Đức. Trong đó, chúng tôi đã tìm hiểu những khái
niệm, vai trò, đường lối của Nhà nước về di tích. Qua đó, tôi đã tìm hiểu được
về nguồn gốc tên gọi và khái quát về khu di tích chùa Hương. Những nội
dung trình bày trong chương 1 là cơ sở để tôi triển khai trong chương 2, đó là
về thực trạng khu di tích chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội.

11


Chương 2

THỰC TRẠNG KHU DI TÍCH CHÙA HƯƠNG XA HƯƠNG SƠN,
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Cảnh quan khu di tích chùa Hương
Chùa Hương [Phụ lục 1; Tr. ] là một trông những thắng cảnh nổi tiếng
của Việt Nam. Những ai dù chỉ một lần đến thăm thắng cảnh Chùa Hương
chắc chắn không thể quên được bức tranh “Sơn Thủy Hữu Tình” rất đẹp, rất
thơ. Năm tháng cứ trôi đi, xuân đến xuân lại đi, những “bức tranh tình”
Hương Sơn vẫn mãi mãi xuân xanh, trường cửu với thời gian, không có dấu
vết gì tuổi tác già nua. Đến với Hương Sơn là đến với cái đẹp thanh cao và
sắc hương đậm đà của đất trời Việt Nam.
Hương Sơn là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng bao
gồm một hệ thống hang động kỳ khu, đền chùa xen lẫn trong núi rừng hoa lá
cỏ cây, một màu xanh quanh năm bất tận. Nói đến Hương Sơn là nói đến
“thắng cảnh” (cảnh đẹp nổi trội nhất) và thường đi đôi với “danh lam” (chùa
nổi tiếng), trong thắng cảnh thường có danh lam, ngoài ý nghĩa thờ cunfsng
của Phật giáo, danh lam còn là một công trình nghệ thuật điểm tô cho thắng
cảnh. Chùa Hương, nơi có danh lam nổi tiếng, càng được coi là nơi có nhiều
“linh ứng”, đặc biệt là các động chùa.
Quần thể thắng cảnh chùa Hương bao gồm các chùa, các động. Ở đây,
phần lớn được phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ XVIII và XIX đa số dựa
vào sườn núi hoặc nằm dưới thung lũng những nơi có địa thế đẹp đẽ dễ kiến
tạo. Thêm nữa, trên cách đồng Thương - Nhân - Thượng - Hội - Xá, du khách
sẽ thấy một ngôi mộ thi sĩ Tản Đà nhìn về núi hang Chiêng, gợi nhớ một hồn
thơ Việt Nam đầu thế kỉ này.
Ngày nay trong mỗi dịp xuân về có hàng vạn khách thập phương về đây
trẩy hội, người chưa đi thì mong mỏi sẽ đi, người đi rồi vẫn tiêp tục muốn đi
nữa vì say mê “Hương thời sắc cảnh, cảnh Bụt bầu tiên”.
2.1.1. Hệ thống hang động tự nhiên thuộc khu di tích chùa Hương
Động Hương Tích
Động Hương hay còn gọi là Động Hương Sơn thuộc địa phận huyện

12


Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, tiếp giáp với tỉnh Hà Nam. Động này vốn có từ
thời kỳ tạo sơn được phát hiện vào thế kỷ XI và đưa vào thờ Phật năm 1687.
Phật thoại truyền rằng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ứng thân làm công chúa
Diệu Thiện, con vua Diệu Trung Vương ở nước Hương Lâm, tu hành 9 năm
và thành đạo quả ở động này nên đặt tên là Hương Tích. Đặc biệt ở đây có
pho tượng Phật Bà Quán Thế Âm bằng đá xanh tạc vào thời kỳ Tây Sơn và
hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ. Bức tượng không theo
ước lệ sẵn có về quy cách tượng Phật, mà người tạc tượng đã tạo nên hình
ảnh về bà Chúa Ba, đau đáu nỗi thương người. Thuyết phong thủy cho rằng
Động Hương Tích là con rồng đang há miệng vờn ngọc. Đây là điểm chính
của thắng cảnh nên được gọi là chùa Chính.
Động Hương Tích có hình dáng như một con rồng khổng lồ đang há
miệng với bao nhiêu nhũ đá hình thù kỳ thú, thể hiện ước mơ bình dị chân
thật của người dân lao động như: đụn gạo, đụn thóc, cây tiền cây bạc, cây
vàng, núi cậu, núi cô, nong tằm, né kén, con lợn, chuồng trâu, ao bèo, bầu
sữa mẹ,… [Phụ lục 2; Tr. ]
Đường vào Hương Tích khá gập ghềnh, nhưng dường như chính cái sự
gập ghềnh đó đã tạo nên một nét đẹp riêng, một nét đẹp mà không phải nơi
đâu cũng có. Trong cuốn Thắng cảnh Hương Sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh
bụt) có viết: “Nhưng cái đẹp của núi rừng, của động Hương Tích một phần
ở chính sự Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Đến với Hương Sơn là đến
với cái đẹp thanh cao và sắc hương đậm đà của đất trời Việt Nam. Và phải
qua cái Gập ghềnh mấy lối… ấy mới thấy thăm thẳm một hang lồng bóng
nguyệt, mới thấy hết vẻ đẹp thần tiên của Hương Tích”, [6; Tr. 63].
Trước khi vào động, du khách sẽ đi qua cổng chùa bằng đá được xây
dựng từ năm Bính Dần (1914), đến năm Đinh Mão (1918) mới khánh thành,
người xây dựng cổng Hương Tích là các thợ đá làng Kiện Khê. Từ cổng du

khách bước xuống 120 bậc đá lát sẽ đến của động, hai bên lối đi vào của
động cây rừng xum xuê xanh mượt. Vào cửa động một đoạn sẽ có lối lên
Trời và có lối xuống Âm phủ. Lối lên Trời là một dốc đá treo leo bên vách đá
ngược lên phía trên, còn lối xuống Âm phủ là một mái khe dẫn xuống hang
sâu đen ngòm.
Động Tiên Sơn
13


Động Tiên Sơn vốn được mở mang từ lâu, có thể đồng thời với Thiên
Trù, Hương Tích, tức là có trước thời Lê – Trịnh, nhưng do có sự biến động
của thiên nhiên, bị đất đá, cây rừng che lấp. Rồi tình cờ lúc 15 giờ ngày 28
tháng 2 năm Quý Mão (1903) một người Yến Vĩ tên là Nguyễn Văn Bách đi
lấy củi trên núi Tiên, không may đánh rơi con dao quắm xuống hang. Ông
bèn chui xuống để lấy dao lên và ông đã phát hiện ra một hang động lớn.
Ông đào đất, moi đá, thấy cửa động lộ ra, và trên vách đá còn khắc một bài
thơ Nôm Đường luật:
“Chợt khỏi Thiên Trù thoạt rẽ lên
Che che cửa động một đường len
Chở mây quanh quất lồng hương Phật
Gõ đá vang lừng trỗi nhạc Tiên
Bảo cái đùn đùn trên bản tọa
Kim quan chăm chắm trước kim liên
Thanh sa dấu cũ còn ghi để
Quyến được xe loan biết mấy phen”
Theo cuốn Thắng cảnh Hương Sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) có
viết rằng đây là bài thơ của chúa Trịnh Sâm: “Dưới bài thơ có ghi: “Đại
nguyên soái Tổng quốc sư Trịnh Tĩnh Vương ngự chế”, [6; Tr. 53].
Sau khi tìm thấy động, hội Thiện làng Yến Vĩ bèn đứng ra mở chùa, lại
được động chủ Hương Sơn hồi đó là Đại sư Thanh Tích tận tình giúp đỡ, hỗ

trợ. Năm 1904 nhằm năm Giáp Thìn, đục thêm một của bên tay phải. Năm
Đinh Mùi (1907) tạc ba pho tượng Bồ Tát [Phụ lục 3; Tr. ] bằng ngọc thạch
dùng ánh sáng đèn nến rọi mặt sau, nhìn thấy trong rõ tựa như một tấm kính
mờ. Năm Kỷ Dậu (1909) đúc tòa tượng Cửu Long bằng đồng, năm Tân Hợi
(1911) người ta tạc thêm hai pho tượng vua Trang Vương và Hoàng hậu,
bằng đá ngọc xanh, tiếp đó điện Mẫu, nhà tầng được tiếp tục xây dựng.
Ngày nay, khách đến chiêm bái cảnh động chùa Tiên Sơn, không khỏi bàng
hoàng, sững sờ trước vẻ đẹp thần tiên nơi đất Phật.
Động Hinh Bồng
Sách “Lịch sử triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú chép:
“… núi Hinh Bồng ở ngoài núi Hương Tích ở ngoài núi có sông dài quanh
co. Hai bên có núi vách đứng, có một đường đi tắt xuyên vào coi như cửa
14


long môn của quỷ thần tạo ra, ở trên vách có hàng nghìn đá nhũ rủ xuống
như hạt ngọc chiếu, cảnh sắc như vẽ…”, [1; Tr. 245].
Qua đoạn văn tả trên của Phan Huy Chú, người ta biết ngay rằng “sông
dài quanh co…” chính là dòng suối Yến Vĩ. Như vậy xưa kia Hinh Bồng ở
gần suối Yến và có con đường bộ xuyên núi đi vào, chứ không phải leo dốc.
Hinh Bồng theo nghĩa Hán là cỏ Bồng thơm, và cũng có thể giải thích rằng
xung quanh động này có nhiều trảng cỏ. Cũng có ý kiến cho rằng Hinh là
thơm, Bồng là “bồng lai tiên cảnh”, ý nói nơi đây cảnh đẹp tiên nhân
thường giáng. Năm 1770 chúa Trịnh Sâm trẩy hội ở đây đã đề bài thơ :
“Chân núi thường xuyên một nẻo dài,
Hóa công mài chuốt quá bao đời.
Non xanh, thường mấy non không đất,
Suối biếc, nhìn qua suối gặp trời,…”
Vậy do nguyên nhân nào động Hinh Bồng bị lấp đi từ lâu, chưa tìm ra
tung tích. Có người cho rằng động Hinh Bồng ở núi Cổ Bồng. Động Hinh

Bồng này cho tới nay chưa một ai tìm thấy, nó vẫn còn là một điều bí ẩn. Có
thể vào một ngày nào đó không xa, các nhà khảo cổ sẽ tìm thấy động, nơi
mà đã được cả Chúa Trịnh ngợi ca và Phan Huy Chú đã mô tả. Tuy cũng có
những câu chuyện được thêu diệt, nhưng có một điều chắc chắn, là có một
động Hinh Bồng thật, được Phan Huy Chú nhắc tới và chúa Trịnh đề thơ.
Động Hinh Bồng [Phụ lục 4; Tr. ] mới cách Thiên Trù không xa, trên
lối đi vào Hinh Bồng du khách sẽ đi qua núi Lão và Thung Lão. Động Hinh
Bồng mới khai phá cách đây chưa lâu chỉ khoảng trên 70 năm, động mới
cũng khá đẹp, có nhiều nhũ đá, cũng có chùa, tượng Phật.
Theo cuốn Thắng cảnh Hương Sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) viết
rằng theo lịch sử nhà chùa ghi lại: “Năm Canh Ngọ (1930), Hội Từ thiện
thôn Yến Vĩ, chung sức khai phá một tòa động nhỏ trên một ngọn núi cao ở
thung lũng Cây Gạo với sự tài trợ của bà Hải Khoát, một Phật tử Hải
Phòng và lấy tên động là Hinh Bồng”, [6; Tr. 83].
Các tượng Phật, Bồ Tát, cũng được rước ở các chùa khác mang về đây
thờ cúng ngay từ những ngày đầu xây dựng khánh thành. Năm Canh Thìn
(1940) tổ chức đúc chuông lớn, năm Quý Mùi (1943) đúc thêm ba pho tượng
Mẫu. Hiện nay bên cạnh động Hinh Bồng (mới) có một ngôi chùa mới xây
15


vào ngày 2/8/1993 và đặt tên là Quan Âm Đài. Tháng 3 năm Giáp Tuất
(1994) xây thêm điện thờ Thánh và miếu Thổ địa…
Động Tuyết Sơn
Từ chùa Bảo Đài, du khách đi khoảng 1200m thì tới động tuyết sơn,
đường vào động tương đối bằng phẳng, động trên cao lưng chừng núi, cảnh
trí nơi đây rất nên thơ. Bởi vậy, Phan Huy Chú từng viết: “…Tuyết Sơn ở
huyện Hoài An, có nhiều lớp núi cao, trong núi có hang động rất đẹp…Trên
núi có pho tượng phật bằng đá, lại những cây thông mọc từng hàng, coi như
một dãy tán, cảnh trí xanh tốt âm u”, [1; Tr. 78].

Trong hang động có nhiều nhũ đá, nhiều hình thù kỳ thú, tha hồ mf
tưởng tượng, càng tưởng tượng càng giống con người, ông già, bà cả, voi,
ngựa, mục đồng, tiều phu, nhà sư, Phật bà… ta ngỡ như ta đang sống trong
một thế giới đang ngủ, bất động hàng triệu, triệu năm nay.
Trên cửa động có khắc ba chữ nôm “Ngọc long động”, trong động chia
thành hai nhánh động nhỏ, một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có
khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu
tạc bà quận chúa Ngọc Hương (người mở ra động làm nơi thờ phật năm
1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà
vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu có tượng các cô,
các cậu bằng đá. Động Tuyết Sơn có nhiều nhũ đá đẹp, theo Phan Huy Chú
“có chỗ quấn quýt như một ổ rồng”, [1; Tr. 267].
Vì vậy, người ta đặt tên cho động Tuyết Sơn là “Ngọc Long Động”.
Các bậc vua chúa như: Lê Thánh Tông, Tĩnh Đô Vương, Trịnh Sâm, vi hành
tới chốn “tiểu sơn lâm mà có đại kì quan” đã để lại nhiều bút tích cho đến
ngày nay [Phụ lục 5; Tr. ].
Động Vân Thủy
Dưới chân núi Ngự Sơn, thuộc vùng Thiên Trù, phía sau Tháp thiên
Thủy, có một động nhỏ, khá lộng lẫy, đó là động Vân Thủy.
Động Vân Thủy thờ Bà Chúa rừng xanh, tức là Bà Chúa Thượng ngàn
– người cai quản rừng núi Nam Giao. Bà vốn là họ Nguyễn, tên húy là La
Bình. Bà là con gái của Thánh Tản và Mỵ Nương. Truyền thuyết kể rằng do
có công lao to lớn nuôi dạy muông thú, nên Thượng Đế đã sắc phong cho La
Bình là “Nữ chúa rừng xanh” hay còn được dân chúng gọi là “Bà Chúa
16


Thượng ngàn” và giao cho cai quản toàn bộ rừng núi ở cõi Nam Giao.
Chuyện còn kể rằng không chỉ có công bảo vệ núi rừng, dạy bảo muông thú
mà Bà còn giúp dân chúng làm ăn thịnh vượng, giúp đất nước bảo vệ bờ cõi,

như từng giúp cho triều đại Lý - Trần đánh thắng giặc ngoại xâm. Đặc biệt
Bà còn có công giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh, thu giang sơn gấm vóc.
Vì vậy ở nhiều nơi, không chỉ ở vùng sơn cước mà ngay ở những vùng
đồng bằng, để nhớ ơn, nhân dân ta đã lập đền thờ Bà.
Động Vân Thủy đã có từ xa xưa, tuy không to lớn nhừn cảnh sắc u
trầm, linh khí phảng phất, lại có thế phong thủy đắc địa. Phía hậu quỷ bên
dày, minh đường thoáng đãng. Ở tiền án trùng trùng có tác giả gác bút làm
cận án. Trước mặt lại có Tháp bút, Thủy nghiên. Với địa thế, khí vượng đó,
ắt hẳn động Vân Thủy sẽ là điểm chiêm bái của khách hành hương.
Động Đại Binh
Động Đại Binh hay còn gọi là động Trú Quân. Như mọi người đều biết
núi rừng Hương Sơn thuộc hệ núi đá vôi có nhiều hang động kỳ thú. Ngoài
những hang động quen thuộc, còn có biết bao nhiêu hang động nữa chưa tìm
ra. Hoặc đã có người tìm ra, nhưng lâu ngày không sử dụng nên đã bị đất đá
lấp mất.
Núi rừng Hương Sơn là một vùng núi có địa thế hiểm trở. Vì vậy
Hương Sơn không chỉ là đất Phật, còn là miền đất dụng võ cho những anh
hùng xông pha trận mạc. Đã có những nghĩa quân lợi dụng hang động
Hương Sơn làm nơi trú quân, tích trữ lương thảo, làm căn cứ... Động Đại
Binh là một trong những hang động thuộc loại dùng làm căn cứ trú quân bảo
toàn lực lượng chiến đấu của tướng quân Đinh Công Tráng.
Động Đại Binh lâu ngày bị cây cối che phía trước, lại bị những tảng đá
lớn che đi gần kín, chỉ còn để lại một lỗ nhỏ như cửa tò vò, phải khom lưng
mới chui qua được. Ai đi qua mà không để ý thì không thể phát hiện ra cái
hang. Nhưng điều đặc biệt càng vào hang, càng thấy hang rộng ra, có thể đủ
chỗ cho cả một đội quân ăn nghỉ thoải mái. Hang có nhiều ngách ăn thông ra
ngoài. Để chứng minh rằng nơi đây là hang “Trú Quân” theo cuốn Thắng
cảnh Hương Sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) người dân Yến Vĩ kể rằng:
“gần hang Trú Quân có một hang nhỏ nữa, trên vách đá có khắc chạm hình
một thanh kiếm”, [6; Tr. 58].

17


Trong hang có nhiều nhũ đá với muôn hình vạn trạng. Có những thạch
nhũ tạo thành như tấm rèm buông, hay như những dải lụa thướt tha, mỏng
tang hoặc như những dây thắt lưng, có chỗ lại nguy nga, tráng lệ như cung
điện nhà trời, nhà Phật…
Để phục vụ khách hàng hành hương, chùa cho xây dựng thêm Điện
Thánh Mẫu, sàn động được mở rộng và lát đá. Xây dựng đài Địa Tạng.
Động Đại Binh, một trong những hang động đẹp của Hương Sơn, không
những mang ý nghĩa lịch sử mà còn là nơi thòe cúng.
Suối Yến Vĩ (còn gọi là suối Yến)
Trong quần thể khu di tích chùa Hương, nổi bật lên giữa những núi non
trùng điệp là dòng suối Yến hiền hòa tựa như dải khăn người thiếu nữ, len
lỏi qua những dãy núi tạo nên bức tranh thủy mặc như thực như mơ giữa
chốn hồng trần. Suối Yến dài gần 4 km bắt nguồn từ một hang nước ở Cánh
Đồng Lỗ Rừng Vài, chảy quanh co uốn lượn qua một vùng đồng lầy, đi qua
làng Yến Vỹ, thôn Hội Xá, làng Đục khê rồi đổ ra sông Đáy.
Dọc theo hai bên bờ của suối Yến là trùng điệp núi non với muôn vàn
hình dạng kỳ thú. Người xưa dựa vào hình dáng ấy mà khéo đặt tên cho
chúng. Núi Ngũ Nhạc vì nó có hình năm cái chuông, núi Đụn thì lại trông
như một cái đụn gạo khổng lồ đặt giữa thiên nhiên xanh biếc, núi Dẹo vì
giống một chàng say rượu nghiêng ngả vẹo cả sang một bên, núi Soi có hình
dáng một chú kỳ lân, núi Ái (hay còn gọi là núi con Rùa), cạnh núi Ái là núi
Cánh Phượng với đôi cánh dang rộng vút lên trời cao. Đối diện núi Cánh
Phượng là núi Ly, trên đỉnh núi có đặt tượng đài chiến thắng ca ngợi nhân
dân Hương Sơn trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đi quá lên
núi Cánh Phượng một chút là núi Đổi Chèo có hình dáng một con trăn khổng
lồ trườn trên mặt nước, [Phụ lục 6; Tr. ].
2.1.2. Hệ thống đền chùa thuộc khu di tích chùa Hương

Đền Trình
Sơn Thủy lâu đài, hay còn được gọi là đền Trình [Phụ lục 7; Tr. ], tên
trữ Ngũ Nhạc Linh Từ, tọa lạc ở thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn. Đền được khởi
dựng vào khoảng thế kỷ XV.
Theo bia kí và thần phả còn giữ lại thì xưa kia ở vùng đất này còn được
gọi là cửa rừng. Tại đây có ngôi đền thờ một vị tướng của vua Hùng Huy
18


Văn thứ 6, tên là Hiếu Quan có công đánh giặc Ân Xâm lược, giúp dân trừ
bạo, sau về trí sĩ ở vùng này. Nhân dân Yến Vĩ cảm động trước công đức trời
biển và tình cảm thiêng liêng ấy, vì vậy, đã tôn thờ ông làm Phúc thần của
làng để quanh năm hương hỏa. Nên còn được gọi là đền Sơn Tướng. Hàng
năm làng Yến Vĩ có tục khai sơn (mở cửa rừng) vào ngày mùng 6 tháng
Giêng âm lịch để cầu cho dân, cầu an cho nước. Đồng thời đây cũng là nơi
cáo yết với Sơn Thần để bắt đầu một năm mới hương dân vào làm ăn, khai
thác và trồng lâm sản.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đền đã bị giặt Pháp đốt
phá (tháng 2, năm 1947), tiếp đến những năm 1951 – 1953 giặc tạm chiếm
đóng tại làng Yến Vĩ, đền Trình lại là mục tiêu bị giặc bắn phá, cảnh quan
nơi đây trở nên sơ xác tiêu điều. Khi hòa bình được lập lại, với sự đóng góp
của nhân dân địa phương và nhân duyên của các du khách thập phương thì
đền Trình như được tái sinh một lần nữa. Đền Trình được xây dựng lại theo
kiểu chữ “Tam” (hậu cung – đại bái – tiền đường), đây là nghệ thuật kiến
trúc có từ thời vua Lê ở Việt Nam. Các bức cốn đầu dư được các nghệ nhân
trạm khắc tứ linh tứ quý rất tinh xảo, bên ngoài các góc đao còn được cách
điệu hình rồng quài lá lật. Ngoài sân đền còn có tượng của các võ sĩ, voi
chầu bằng đá. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp tôn nghiêm mang đậm chất cung
đình xưa.
Đền Trấn Song

Đền thường được gọi là đền Cửa Võng [Phụ lục 8; Tr. ] vì xưa kia đây
là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vĩ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ
bà “Chúa Rừng” có tên gọi là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê
Mại Thánh Mẫu”. Bà chúa rừng ở đây được nhân dân tôn vinh như một
đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải.
Địa thế trên núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua
thung lung là một võng núi. Người xưa dựa vào địa thế mà đặt tên là đền
Cửa Võng.
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù [Phụ lục 9; Tr. ] tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây
dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1479). Theo một số sử ký còn lưu
lại có chuyện kể rằng trong một lần nhà vua hành quân đến vùng núi Hương
19


Sơn và nghỉ lại ở thung lũng núi Lão. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên
nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (một
chòm sao chủ về ăn uống). Vì vậy, nhà Vua đã đặt tên cho thung lũng này là
Thiên Trù. Sau lần đó, có ba vị Hòa thượng (Tỷ Tổ Bồ Tát) tới đây dựng
thảo am để tu hành và đặt tên là “Thiên Trù Tự” (chùa Thiên Trù).
Chùa Thiên trù cũ được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật
chạy dài suốt từ sân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng và núi
sau chùa.Qua cổng đến sân. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơi ăn nghỉ
cho khách nhân ngày hội. Qua sân đến bảo thềm thứ nhất cũng là một cái
sân. Trước sân đặt một đỉnh đồng cao 3 mét, suốt ngày nhang khói. Qua sân
này là bậc thềm thứ hai, cũng là một cái sân cao hơn. Hai bên sân này có
những gian nhà cầu cho khách ngủ trọ. Tiến đến sân thềm thứ ba cao hơn
một chút, lên thềm này qua hai lần của tam quan nối vào Tam Bảo (chỗ thờ
Phật). Hai bên Tam Quan là gác trống (trái) và gác chuông (phải). Hai bên
Tam Bảo là bể nước, các buồng sư, buồng cung văn, nhà đấu... theo cuốn

Thắng cảnh Hương Sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) viết thì: “Kiểu kiến
trúc của chùa Thiên Trù có tên gọi: “Năm cửa ba bậc” (Ngũ môn, tam
cấp)”, [6; Tr. 44].
Ở Thiên Trù lắm cây hoa gạo. Vào dịp hội đầu xuân, hoa gạo nở đỏ ối
một góc rừng, như điểm to cho mầu xanh bất tận của núi rừng Hương Sơn.
Gần cuối hội cũng là lúc hoa tàn dần, cây gạo nẩy lộc xanh tơ cũng là lúc
hoa đại đua nhau khoe sắc, tỏa một mùi hương thoang thoảng bất tận.
Chùa Giải Oan
Rời khỏi Thiên Trù, men theo chân núi Tiên Sơn vào động Hương Tích
(chùa Trong), đi một quãng rẽ tay trái du khách sẽ lên đến chùa Giải Oan.
Chùa Giải Oan nằm chênh vênh bên sườn lưng chừng núi Long Tuyền. Chùa
là nơi thờ Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Riêng am Từ Vân còn lưu giữ được
một pho tượng Tứ Ký Quán Âm được tạc vào thế kỷ XVIII. Đặc biệt, trong
chùa có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thanh Trì, quanh năm có nước
trong suốt và không bao giờ cạn. Cạnh am Phật Tích còn có một dấu chân
của Phật Bà in hằn sâu xuống đá.
Chùa Giải Oan [Phụ lục 10; Tr. ] ngoài am Từ Vân, khu chính điện, hai
bên tả hữu Tòa Tam Bảo còn có am Phật Tích, động Tuyết Kình, nơi thờ
20


thần núi Hương Sơn – vị thần hóa hổ cướp pháp trường cứu Đức Chúa Ba và
đưa đường dẫn lối cho Đức Chúa Ba vào Hương Tích.
Cái đẹp của chùa Giải Oan là sự hài hòa. Hài hòa giữa kiến trúc và điêu
khắc, giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên thanh tao, u tịch, là cảnh
“Sơn Thủy hữu tình”, là dòng nước trong xanh, mát rượi của giếng trời
Thanh Trì đã làm vợi đi cơn khát và bao nỗi nhọc nhằn sau một chặng đường
leo núi vất vả. Và cũng làm vơi đi bao nỗi ưu tư trong cuộc sống thường
nhật chốn phồn hoa thị thành để giành trọn tâm hồn về nơi đất Phật.
Chùa Thanh Sơn

Chùa Thanh Sơn [Phụ lục 11; Tr. ] nằm bên suối nước từ Thung Luộn
chảy ra, cạnh đó là một động sâu vào lòng núi, các nhà khảo cổ đã phát hiện
ra động này có rất nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm.
Trong động có nhũ đá rất đẹp. Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm
canh thân (1860), theo thuyết phong thủy là thế đất Phượng Hoàng ẩm thủy
nhìn ra có nhiều gò đất mà thuyết phong thủy gọi là kiểu đất “tam đang
chiếu nhất thư” (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách). Vì vậy, khi đến với
chùa Thanh Sơn chúng ta sẽ cảm nhận được sự thanh tao nhưng không kém
phần hùng vĩ của cảnh quan nơi đây.
Chùa Long Vân
Từ đền Trình nhìn sang thấy một nhánh suối nhỏ, đó là suối Long Vân.
Suối Long Vân là một nhánh của suối yến dài 1,5m và từ bến Long Vân lên
cao khoảng 150m là tới chùa. Chùa do sư thầy Thanh Nhàn cùng nhân dân
thôn Đục Khê và thập phương công tạo dựng. Ngôi chùa ở trên lưng chừng
núi với ngọn tháp chùa ẩn hiện trong cảnh sương mây kì ảo, chùa xưa ở lẫn
trong cây lá, nằm chung với khói mây. Chùa Long Vân [Phụ lục 12; Tr. ]
thoáng rộng, càng lên cao du khách càng nhìn rõ cả một vùng ruộng đồng
bao quanh quả núi và những đòn suối uốn lượn tạo nên bức tranh đồng quê
êm ả qua eo núi chùa Long Vân.
Động mở ra cùng với chùa, trên cửa động đề ra ba chữ hán “Long Vân
Động” trong động có một tam bảo nhỏ thờ phật. Động có một hang sâu gọi
là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù kì lạ, khu vực Long Vân còn có
động Hóa Thân, chùa Cây Khế… tạo nên một quần thể thắng cảnh nằm giữa
hai khu du lịch Tuyết Sơn - Hương Tích. Chùa – Động Long Vân là một địa
21


×