Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tìm hiểu, mô tả, đánh giá về đề xuất bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của tộc người cống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.27 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
Nước ta gồm 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó với nhau trong suốt
chiều dài lịch sử bảo vệ, xây dựng đất nước. Văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu
số là một bộ phận quan trọng tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú
trong thống nhất. Trong đó văn nghệ dân gian có một vai trò, tầm ảnh hưởng đặc
biệt. Văn nghệ dân gian bao gồm những sáng tác nghệ thuật dân gian, tức là gồm
văn học dân gian và các ngành nghệ thuật dân gian khác như âm nhạc, hội họa,
kiến trúc, điêu khắc dân gian.
Văn nghệ dân gian truyền thống luôn luôn gắn liền với đời sống của cộng
đồng các dân tộc, nó là hơi thở, là máu thịt, là niềm đam mê sáng tạo, hưởng thụ
không bao giờ ngưng nghỉ, vơi cạn trong lòng người dân và trong dòng chảy
chung của một nền văn hoá đa sắc màu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong nền văn hóa văn nghệ dân gian vốn phong phú đa dạng của dân tộc
Việt Nam, không thể không nói đến sự góp mặt của văn nghệ dân gian của đồng
bào Cống. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài chống lại thiên nhiên khắc nghiệt
và xã hội phong kiến bất công để tồn tại và phát triển, người Cống đã sáng tạo
nên những giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Đó là những sáng tác nghệ
thuật của đồng bào truyền từ đời này qua đời khác nó nảy sinh và tồn tại như một
bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân.
Sau khi được học xong học phần: ‘‘Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam’’ đã cho tôi những kiến thức vững vàng, những tri thức đầy bổ ích về văn
hóa các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là văn nghệ dân gian của dân tộc Cống đã
đưa tôi đến với những làn điệu trữ tình sâu lắng, những điệu múa nhẹ nhàng
nhưng cũng có phần sôi động, những lời ca ngọt ngào và những truyện cổ đầy sự
tích…. Vì vậy, tôi chọn đề tài: ‘‘Tìm hiểu, mô tả, đánh giá về đề xuất bảo tồn
những giá trị văn nghệ dân gian của tộc người Cống” để cho mọi người khắp
mọi miền đều được biết đến và hòa nhịp trong nền văn nghệ dân gian vốn phong
phú của dân tộc Cống.


NỘI DUNG


1. Khái quát về địa bàn và tộc người.
1.1. Khái quát về huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
1.1.1. Vị trí địa lý và dân cư.
* Vị trí địa lý:
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm phía Tây
bắc Việt Nam. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 267.934 ha, chiếm 29,6%
diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng đầu 8 huyện, thành phố của tỉnh về diện
tích.
Vị trí Tiếp giáp: Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Phía Nam: giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Phía Đông: giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Phía Tây: giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Tè và
13 xã (Bum Nưa, Bum Tở, Vàng San, Kan Hồ, Pa Vệ Sủ, Mường Tè, Nậm
Khao, Tà Tổng, Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ). Trung tâm huyện
lỵ đặt tại thị trấn Mường Tè, cách tỉnh Lai Châu hơn 200 Km về phía Tây
Bắc theo đường bộ tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, quốc lộ 4D; 120km theo đường Pa
Tần - Mường Tè.
Huyện Mường Tè có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc dài 130,292 km đi qua 6 xã vùng biên (Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm,
Mù Cả, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ) nên Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an
ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.
* Dân cư:
Tính đến tháng 12 năm 2016, huyện Mường Tè có dân số khoảng
43.576 nghìn người; gồm 10 dân tộc anh em và một số dân tộc khác cùng sinh
sống, trong đó: Dân tộc Kinh 3026 người (6.944%); dân tộc Thái 10126 người


(23.24%); dân tộc Mông 6406 người (14.7%); dân tộc Dao 283 người
(0.649%); dân tộc Giáy 920 người chiếm (2.111%); dân tộc La Hủ 11.161

người (25,61%); Hà Nhì 8724 người (20,02%); dân tộc Mảng 1.172 người
(2,69%); dân tộc Cống 935 người (2,146%); dân tộc Si La 582 người
(1,38%); dân tộc Hoa 12 người (0.028%); dân tộc Cao Lan 6 người (0,014%);
Dân tộc Mường 152 người (0,349%); dân tộc Tày 57 người (0.131%); dân tộc
Nùng 11 người (0.025%); dân tộc Sán Dìu 3 người (0.007%). Phần lớn các
dân tộc thiểu số trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, đời sống còn khó
khăn.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Đặc điểm địa hình:
Huyện Mường tè do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo địa chất
nên có địa hình rất phức tạp, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các
dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phổ biến là kiểu địa
hình núi cao và núi trung bình xen lẫn thung lũng. Độ cao trung bình từ 900 1.500m so với mặt nước biển. Nhiều đỉnh có độ cao trên 2000m: đỉnh Phu Xi
Lung (3.076m), Pu Tà Tổng (2.109m). Độ dốc trung bình từ 25 0 - 300 có nơi
lên tới 450.
Nhìn tổng quát huyện Mường Tè được chia thành 2 vùng địa hình khác
nhau:
Vùng núi cao: Gồm các xã Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Bum Tở, Tá Bạ, Ka Lăng,
Thu Lũm, Mù Cả và Tà Tổng với độ cao trung bình từ 1000 - 2000m so với
mặt nước biển thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, phát triển
kinh tế rừng và trồng các loại cây vùng ôn đới.
Vùng đồi núi thấp: Gồm các xã Bum Nưa, Vàng San, thị trấn Mường Tè,
Nậm Khao, Mường Tè, Kan Hồ với độ cao trung bình từ 400 - 1000m, thuận


lợi cho việc phát triển cây công nghiệp như cao su, quế, các cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản.
* Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc,
ít chịu ảnh hưởng của bão, thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa

đông lạnh, mưa ít, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Chế độ mưa: Hàng năm mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào
tháng 10 trùng với kỳ thịnh hành của gió Tây Nam: vùng cao lượng mưa lên
tới 3000mm/năm, vùng núi trung bình có biến động từ 2000 – 2500 mm.
Vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 – 1800 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4mm), trong thời gian này thường
có sương mù và suất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng
2. Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, tháng 7 chiếm 87,5% lượng mưa
cả năm.
Chế độ nhiệt: Do chịu ảnh hưởng của địa hình nên chế độ nhiệt cũng
phân hóa theo vùng trong đó: Vùng núi cao (Ka Lăng, Tà Tổng, Thu Lũm, Tá
Bạ, Mù cả, Pa Vệ Sủ) Nhiệt độ cao trung bình 150C; Vùng núi cao trung
bình (Pa Ủ, Nậm Khao, Bum Tở, Mường Tè) nhiệt độ trung bình đạt 20 0 C;
Vùng núi thấp nhiệt độ đạt 230 C. Tổng nhiệt độ trung bình toàn huyện là
22.40 C.
Chế độ gió: Từ tháng 3 - tháng 7 thường có gió mùa Tây Nam, gió mùa
Đông Nam thổi mạnh từ tháng 4 - tháng 10, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ
tháng 11 - tháng 3.
* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Tài Nguyên nước: Huyện Mường Tè có mạng lưới sông, suối khá dày
đặc, trong huyện có 1 sông chính là sông Đà, ngoài ra còn có 4 con suối có trữ
lượng nước lớn: Nậm Ngà, Nậm Na, Nậm Củm, Nậm Sì Lường. Đặc biệt,


huyện là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, con
sông có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc
bộ, nên Mường Tè có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế của đất nước. Tuy
nhiên, vào mùa khô sông suối thường khô cạn, thiếu nước cho sinh hoạt và
sản xuất; mùa mưa có lũ lụt, lũ quét, sạt lở gây ảnh hưởng đến tính mạng và
tài sản con người, gây sói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất

còn nhiều hạn chế.
Tài nguyên Khoáng sản: Trên địa bàn có nhiều loại khoáng sản có giá trị
kinh tế cao: vàng, sắt, đồng chì... Tuy nhiên trữ lượng vừa và nhỏ, phân bố
không đều, khó khai thác và sử dụng.
Tài nguyên rừng: Huyện Mường Tè có tổng diện tích rừng khá lớn. Năm
2015 diện tích rừng của huyện có khoảng 162.842,98ha, bảo vệ rừng trên
200.000 lượt ha, khoanh nuôi tái sinh 65.760,2 lượt ha. Diện tích được chi trả
dịch vụ môi trường rừng từ năm 2012 đến năm 2015 là 614.884,3ha. Rừng
Mường Tè có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loại gỗ quý như:
giổi, lát, gù hương; nhiều cây dược liệu quý hiếm, nhiều sản vật rừng nổi
tiếng như: mật ong rừng, tam thất, nấm hương, thảo quả.... Năm 2015 tỷ lệ
che phủ rừng của huyện đạt 61,5%. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã
trong huyện, nhờ quan tâm phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng
đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan khu vực.
Tài nguyên Văn hóa - Du lịch:
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho huyện
Mường Tè những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở một
số xã vùng cao có khí hậu khá mát mẻ gần như quanh năm như các xã Mù Cả,
Tà Tổng, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ.


Mường Tè có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, hang
động, suối khoáng, núi đá tự nhiên nổi tiếng: Hòn đá trắng, Ruộng bậc thang,
Nhà lưu niệm cố luật sư Nguyễn Hữu thọ, di tích 2 đồn Pháp ở bản Nậm Củm
- xã Mường Tè và bản Bum - xã Bum nưa. Huyện Mường Tè gần Nhà máy
thủy điện Lai Châu thuộc huyện Nậm Nhùn, song chiếm gần như trọn lòng hồ
của thủy điện…đây là những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh
lam thắng cảnh lòng hồ sông Đà, kết hợp với nghỉ dưỡng.
Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Thái, Hà Nhì,

La Hủ, Si La …với bản sắc văn hoá riêng, có những lời ca, tiếng hát, say sưa
trong điệu xòe của người Thái, Hà Nhi.... và kiến trúc xây dựng nhà sàn mang
đậm sắc thái.
Mường Tè còn là nơi nổi tiểng nhiều món ăn ngon được làm cầu kỳ,
công phu của người Thái, Hà Nhì, Mông như: rêu đá cộng với lá cây rừng,
món cá nướng “Pỉnh tộp”, lạp thịt, gỏi cá đượm vị cay của ớt, thơm nồng của
“mắc khén”, hạt tiêu rừng, xả, gừng vị chua của nước măng chua , quả me…
sẽ không thể quên sự tài hoa, khéo léo của phụ nữ của vùng Tây bắc và sẽ
thấy trong mỗi món ngon còn thấm đậm chữ tình. Phụ nữ Tây bắc luôn quan
niệm, người đàn ông là trụ cột gia đình, gánh vác phần việc nặng nhọc bằng
tình yêu thương họ sẽ nấu những món ăn ngon, bồi bổ sức khỏe, bù đắp lại
công sức lao động của cánh đàn ông. Do đó các món ăn của người tây bắc
thường rất cầu kỳ, nhiều gia vị kích thích vị giác.
1.2. Khái quát về tộc người Cống.
1.2.1. Dân số, nguồn gốc lịch sử, phân bố dân cư.
Người Cống có tên gọi chính thức là dân tộc Cống. Thực tiễn họ có các
tên gọi: Xá, Xá Cống, Cống Tác Ngả, Cống Bó Khăm. Tiếng nói thuộc nhóm
ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng).


Nguồn gốc lịch sử: Là cư dân có nguồn gốc vùng Điền Cổ, dân tộc
Cống từ vùng cực Bắc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, di cư sang Việt
Nam.
Dân tộc Cống hiện nay có tổng số dân là 2.029 người. Phân bố chủ yếu
ở Mường Tè, Lai Châu (1.134 người), Điện Biên: 871 người,...Người Cống
cư trú tập trung ở các bản giáp biên giới Việt – Lào và Việt –Trung: Bó Lếch
xã Can Hồ, bản Nậm Khao, Nậm Pục xã Nậm Khao, bản Tác Ngá xã Mường
Mô.bản Nậm Kè xã Mường Tong (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu).
1.2.2. Khái quát về đặc điểm văn hóa.
* Đời sống kinh tế.

Dân tộc Cống có dân số ít, cư trú ở vùng sâu, vùng xa, giáp biên…Vì
thế đời sống kinh tế của họ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Tộc người
này cư trú ở khu vực núi đất, giáp biên giới thuộc các huyện Mường Nhé
(Điện Biên), Mường Tè (Lai Châu).
Họ canh tác lúa và rau màu trên nương rẫy và một ít ở ruộng bậc thang.
Nhìn chung, dân tộc Cống đều là cư dân sống bằng trồng trọt cây lương thực
là chính. Hõ trợ cho hoạt động mưu sinh chủ đạo này là thủ công gia đình,
chăn nuôi gia súc, gia cầm., săn bắn, hái lượm và trao đổi nông sản,…Họ sản
xuất ra chỉ để đáp ứng nhu cầu đảm bảo đời sống, sản xuất hàng hóa hoàn
toàn chưa xuất hiện. Nền kinh tế của tộc người này là nền kinh tế tự cung tự
túc. Nó thuộc loại hình kinh tế tiền công nghiệp.
Các loại cây trồng của tộc người này bao gồm: Lúa, ngô, sắn, khoai,
các loại, rau đậu bầu bí... Kỹ thuật canh tác của họ chưa phát triển. Số ít làm
ruộng nước đã có dấu hiệu thâm canh, còn lại hầu hết là quảng canh. Gắn liền
với quảng canh là du canh, du cư. Vì thế, xưa kia, họ được gọi là Xá Lá Vàng
(Xá Toong Lương). Dân tộc Cống chỉ mới định cư ổn định cách đây vài ba
chục năm. Kỹ thuật chưa phát triển, nông cụ thô sơ, dựa vào tự nhiên là


chính...Năng suất và sản lượng cây lương thực khá thấp, mất mùa, đói kém,
liên miên. Cho đến những năm cuối thế kỷ XX, hàng năm dân tộc Cống
thường thiếu lương thực ăn khoảng vài ba tháng. Khi đó họ phải vào rừng đào
củ mài, củ pấu, củ nâu,... để chống đói.
Chăn nuôi trong các gia đình là hoạt động kinh tế không thể thiếu của
dân tộc này.Tuy thế, nó chưa phát triển, chỉ là hoạt động hỗ trợ. Các loại gia
súc (trâu, ngựa, bò...) họ nuôi để đáp ứng sức kéo trong việc làm đất trồng...
Gia cầm, họ nuôi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lễ vật cho cúng tễ, ma chay,
cưới xin,...
Thủ công gia đình dân tộc Cống có từ lâu đời, nhưng đến nay nó vẫn
chỉ dừng ở hoạt động hỗ trợ. Đáng kể nhất là các nghề : dệt vải, may mặc, đan

lát, rèn,... Ngoài việc đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong các gia đình, sản
phẩm thủ công của các tộc người này cũng chỉ cung cấp thêm dụng cụ, nông
cụ cho nhu cầu trong các bản. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhiều nghề
thủ công gia đình của họ đang có nguy cơ mai một nhanh (dệt, đan lát...).
* Trang phục Cống.
Khi đi lấy chồng, phụ nữ Cống búi tóc ngược lên đỉnh đầu, đội khăn
dài (như piêu Thái) mùa chàm đen, hoặc khăn vuông đen. Họ mặc áo ngắn,
giống hệt như cóm của người Thái Đen (cổ cao và tròn, thân bó sát người, ống
tay dài, mở trước ngực, có hai hàng pém bằng bạc,...). Một số mặc áo ngắn,
mở bên nách phải, buộc bằng dây. Váy của họ thuộc loại váy kín, mầu chàm
đen. Xưa kia họ may thân váy bằng vải hoa, cạp nhỏ không trang trí, gấu nhỏ.
Nay họ không dùng vải hoa, mà dùng vải láng đen may váy.
Trang phục cổ truyền của người đàn ông người Cống gồm : Khăn màu
chàm, áo ba túi, mở trước ngực, cài khuy vải,...Hiện nay, đa số nam giới dân
tộc Cống mặc quần áo, kiểu cách như người Kinh (Việt).
* Làng bản.


Làng bản của dân tộc Cống là đơn vị hành chính cấp cao nhất của họ.
Làng bản vùng cao đã định cư tương đối ổn định, quy mô vài ba chục hộ. Dân
tộc Cống gọi làng bản của họ bằng tiếng Thái.
Các bản đều có bộ máy tự quản gồm : Trưởng bản và những người giúp
việc. Chức dịch được hưởng một phần số tiền, số hiện vật do xử phạt người vi
phạm lệ tục mà có, của biếu xén, lao dịch.... Ngoài các chức dịch, bản còn có
hội đồng người già, các thầy mo,... là những thành phần có uy tín, được mọi
thành viên tin tưởng. Công cụ quản lý và điều hành các hoạt động trong bản là
lệ tục, dư luận cộng đồng. Ai làm trái lệ, bị phạt và cộng đồng lên án. Đất đai,
sông suối, rừng núi trong phạm vi bản, do trưởng bản quản lý, mọi gia đình
đều có quyền khai thác.
* Dòng họ.

Dòng họ của các dân tộc Cống, là tổ chức của những người đàn ông,
có cùng một ông tổ 5 đời, 4 đời hay 3 đơi. Đứng đầu là ông trưởng tộc họ.
Trong họ có các chi, gồm các thành viên trong môt gia tộc lớn. Trưởng tộc họ,
cũng như dòng họ, là chỗ dựa tinh thần của các thành viên. Thường thì, việc
cũng tế, cưới xin, ma chay, dựng nhà mới,... các thành viên trong dòng họ
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Chức năng sản xuất, kinh tế của dòng họ dân tộc
Cống khá mờ nhạt.
* Cưới xin:
Theo tục lệ của người Cống, khi đã chọn được nàng dâu ưng ý, nhà trai
làm lễ ăn hỏi (Hù mền tì xé), và cũng là lễ đi ở rể cho con trai. Chọn buổi tối
ngày đẹp, trưởng tộc họ, anh em và chú rể, sang nhà bố mẹ cô dâu, làm nghi
thức này. Khi đi họ mang theo gói muối, gói chè, một đồng cân thuốc phiện,
một hũ rượu cần, một cuộn dây gai,...để xin bố mẹ cô dâu cho chàng trai đến
ở rể. Ngay ngày hôm sau, chàng trai sẽ bắt đầu sang nhà gái ở rể,cô dâu sẽ
làm lễ cẩu tóc. Một vài tháng trước khi hết hạn ở rể, nhà rai cử mối sang nhà


gái xin cưới (tà nó tì xê na pha ê). Người Cống thường tổ chức đám cưới vào
cuối năm. Đi đón dâu ( ăng mì ló nê ) gồm: bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em họ
hàng chú rể. Khi về nhà chồng, cô dâu mặc y phục Cống cổ truyền ( thường
ngày họ mặc y phục Thái ). Đến cửa nhà gái, họ nhà trai phải hát đối đáp,
uống rượu nhắm với nộm hoa chuối, sau đó mới được vào nhà. Khi rời nhà bố
mẹ đẻ theo chồng, cô dâu được bà dì của chú rể cõng ra khỏi cửa. Trước khi
đưa, đón dâu đi, hai họ vẫy nước, tung bã rượu vào nhau. Về tới nhà chồng,
dâu rể làm lễ lễ gia tiền nhà trai. Sau đó tiệc cưới được được tổ chức ba ngày
liên tục. Đáng chú ý trong tiệc cưới Cống : các cô em chồng trong trang phục
cổ truyền Cống, mỗi người cầm một con gái, con sóc, hoặc con cá khô,... mở
màn cho các điệu múa tập thể. Họ vừa nhảy múa, vừa giơ cao gà, sóc, cá
khô,.... Sau một vài ngày, họ làm lễ lại mặt, tạ ơn nhà gái.
* Tang ma.

Khi có người chết, người Cống, dỡ phên thưng vách ngăn buồng ngủ
nơi thờ man nhà, trải xuống sàn, đặt người vưa chết lên đó. Sau khi khâm
liệm, nhập quan, con rể, con gái đã có chồng,... tổ chức nhảy múa vào các
buổi tối. Khi múa họ mặc trang phục cổ truyền , cầm bầu, thổi sáo,.... Thầy
cúng là người chủ trì tế (mo) dẫn hồn người chết.
Sau khi mai táng, họ đắp mồ cho ngừi chết không cao quá 15 cm. Giữa
mồ đặp một ụ tròn. Sau đó trải lên trên mồ một lớp tro bếp, làm nhà mồ che
mưa nắng cho mồ người chết. Sát cạnh mồ họ dựng cây cao phạ (giống như
người Thái), đưa ma người chết lên trời. Ở gốc cao phạ, họ treo sừng trâu, sợ
lợn; từ ngọn cao phạ, có một sợi nối với mái nhà mồ. Ngay bên cạnh mồ, họ
làm một nhà cao rộng, xung quanh có hàng rào mắt cao quây kín. Bên trong
ngôi nhà này, họ để đồ đạc chỉ cho người chết, và những khúc gỗ có trang trí
hình xương cá. Khi làm ma bố mẹ, con trai phải cạo trọc đầu, đội khăn trắng,
cho tới cúng cơm mới (vào tháng Chín hàng năm) sau đó mới mãn tang.


2. Kết quả nghiên cứu về giá trị văn nghệ dân gian của tộc người Cống.
2.1. Truyện cổ.
2.1.1. Truyện cổ giải thích sự vật hiện tượng tự nhiên.
Lý giải sự không có chữ của dân tộc mình bà con kể: ngày xưa Cống đi
học cùng các dân tộc anh em khác, ai học cũng giỏi, ngày chia tay thầy cho
mỗi người một quyển sách, người Cống mang sách về giắt lên mái gianh nhà,
không may nhà cháy, sách cũng cháy nên người Cống không còn biết chữ.
Hoặc giải thích về nguồn các cảnh quan thiên nhiên như : Tại sao sông Đà
lắm sỏi đá (Chuyện chàng Khun), tại sao suối tên là Nậm Khao (chuyện nàng
Như Lống), Tại sao lại có sét và sấm (Chuyện anh em mừng Trề Trế Trề
Chố), tại sao lại có bầu trời đầy sao (Chuyện đánh rơi lửa), tại sao nhà người
Cống vừa có nhà sàn vừa có nhà đất. Chẳng hạn như việc làm nhà đất giống
như hang đá, có lối vào nhưng không có lối ra, nhà thường thấp và tối, mái
nhà nhọn là do ông thần núi thương tổ tiên người Cống không có chỗ trú chân

ngày nắng, ngày mưa mới dẫn đến hang cho ở nhờ và dạy co cách làm nhà
bằng cách nhồi đất thật dày, để một cửa ra, mái nhọn như mái núi, vừa tránh
được thú dữ, vừa tránh được gió bão, mưa dông (Chuyện ông Sứ Thề). Lý
giải về việc ra đời sông suối (Chuyện Hồng Mư). Qua những câu chuyện cổ
này cho ta thấy sự phát triển tư duy nhận thức của người Cống xưa mang dấu
ấn của quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Cống. Con người từ chỗ sống ở
các hang động đã vươn ra chiếm lĩnh các không gian và tạo dựng cuộc sống
cho mình. Tất cả các chuyện liên quan đến các sự tích thiên nhiên đều phản
ánh một quá trình chinh phục môi trường xung quanh đầy gian khổ của người
Cống ở vùng núi hiểm trở.
2.1.2. Truyện cổ về sự tích các loài vật.


Là những chuyện nói về sự xuất hiện của chúng và những nét riêng biệt
mà tạo hóa sinh ra chúng : Cỏ con trâu là do anh chàng lười không chịu làm
gì, lớn tuổi mẹ vẫn phải chăm, bức qua bà mẹ rủa: ‘‘Không muốn làm, chỉ
muốn ăn thì chỉ có đi ăn cỏ’’(Chuyện Pằng Ná), hoặc do có công dẫn người
Cống đến vùng đất trù phú, giàu có mà chim được người thưởng cho việc ăn
thóc (chuyện Si Là). Vì saomafo gà trống đỏ và được gọi là mặt trời (Chuyện
Kha Pà)... Trước những hiện tượng thiên nhiên khó hiểu, do trình độ tư duy
còn chưa cao, người Cống có cách giải thích riêng của mình. Những cách giải
thích đó một mặt cho thấy sự ngây thơ, hồn nhiên đến đáng yêu của họ, mặt
khác cũng cho thấy tâm hồn lãng mạn, trí tưởng tượng của dân gian. Đồng
thời, những truyện cổ ấy cũng phản ánh sự quan sát của người Cống đối với
thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên đối với họ vừa hãi hùng vừa bí hiểm,
song cũng thật thân thuộc và gần gũi. Chỉ khi con người có thái độ xấu, ác ý,
phá hủy thiên nhiên thì mới bị trừng phạt , còn nếu con người có sự ân cần,
có tình yêu tha thiết với thiên nhiên thì sẽ được thiên nhiên đền đáp một cách
thỏa đáng.
Thiên nhiên luôn bên cạnh, bao dung, che chở và nuôi sống con người

nếu con người biết sử dung nó vì mục đích đúng đắn. Những nhỡ nhàng, sai
lầm, thiếu thận trọng trong hành động đối với thiên nhiên ắt sẽ dẫn đến những
hậu quả đáng tiếc như chuyện Chàng Khun vì muốn lấp sông Đà nên đã nhặt
hết đá sỏi mọi nơi dồn về đổ vào sông Đà, bao nhiêu đá, sỏi chàng đổ vào đều
bị sông Đà lấy hết vì sông Đà khỏe hoưn chàng nên chàng chẳng lấp được
sông mà chỉ có thể để lại nhiều bãi đá sỏi bên bờ cũng như lòng sông. Và cuối
cùng chàng bị sông Đà biến thành một vách đá sừng sững, thẳng đứng còn
đến ngày nay (Chuyện chàng Khun).
2.1.3. Truyện cổ tích thế sự.


Là loại truyện liên quan đến đời sống hàng ngày của con người, như
tình cảm gia đình, tình vợ chồng, con cái, tình yêu nam nữ... Những câu
chuyện mộc mạc, chân thật mà chứa chan tình cảm như chuyện nàng Hó
Lúm. Là tiên nữ trên trời thương chàng Thủi nhà nghèo, lại bị người giàu hắt
hủi, đã xin cha cho về sống ở trần gian, nàng còn dạy những người dân làm
cách làm vải, thêu váy áo cho đàn ông, đàn bà, những hình hoa văn trên trang
phục Cống là do các bà các chị học được , truyền đến ngày nay. Thời hạn ở
trần của nàng là ba mươi ngày (ba mươi ngày trên trời bằng ba mươi năm
dưới mặt đất). Hết hạn cha trời gọi nàng về. Giận con ông biến nàng thành
loại cây có hương thơm. Người Cống gọi là Hó Lúm. Khát vọng tình yêu
chân chính và gia đình bền vững thể hiện rõ trong câu chuyện cảm động này
cho thấy đời sống tinh thần vừa nhân bản vừa phong phú của người Cống.
Tính nhân văn của truyện cổ còn được thể hiện ở truyện (Chị em Me É). Hai
chị em Me É, sinh ra một thời gian thì bố mẹ chúng đi nương bị hổ tinh ăn
thịt. Mất cha, mất mẹ, hai chị em được một bà góa đem về nuôi, sống nhờ vào
bát cơm, củ khoai, bột báng của các mẹ, các chị trong bản. Lúc nào chúng
cũng bị đói nên người ta đặt tên cho chúng là Me É. Sau bao nỗi vất vả nghèo
đói, tình cờ hai chị em mồ côi có một gia tài lớn, giàu sang, nhưng vẫn nhớ ơn
bà con trong bản nên hai chị em đã lấy vàng bạc chia cho bà con trong bản.

Câu chuyện là sự gửi gắm ước vọng vươn tơi cuộc sống tươi đẹp, ấm no, hạnh
phúc của người Cống và ca ngợi lòng biết ơn, tình nghĩa bản làng.
2.2. Ca dao, dân ca Cống.
2.2.1. Về khái niệm ca dao, dân ca.

Trước đây, cùng với thuật ngữ ca dao, giới nghiên cứu khi nói về những
câu (bài) hát dân gian thường dùng thuật ngữ Phong dao (những câu hát dân
gian có ý nghĩa giáo huấn đạo lý hoặc có liên quan đến phong tục tập quán
truyền thống, tập quán của người dân quê). Đến đầu những năm 50 của thế kỷ


XX, với sự ra đời của công trình Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ
Ngọc Phan (in lần đầu năm 1956), song song với thuật ngữ ca dao có thêm
thuật ngữ Dân ca.
Ca dao, dân ca là hai thuật ngữ được dùng để chỉ những câu hát (bài
hát) dân gian. Thật ra hai khái niệm này có ý nghĩa tương đương với nhau,
đều dùng để chỉ những câu hát dân gian. Chỗ khác nhau là khi nghiên cứu,
giới thiệu những câu hát dân gian một cách toàn vẹn hoặc chỉ riêng về phần
nhạc thì gọi là dân ca còn khi nghiên cứu, giới thiệu riêng phần lời của những
câu hát dân gian thì gọi là ca dao.
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thuộc
Khoa Ngữ văn Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội trong bộ giáo trình Văn học
dân gian thì: ‘‘Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do
nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến nhiều
vùng có nội dung trữ tình và có nội dung trữ tình về nhạc”.
Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong sách
Văn học dân gian Việt Nam đã phân loại dân ca thành ba loại: Dân ca gắn liền
với nghi lễ phong tục, dân ca gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và dân
ca trữ tình sinh hoạt. Như vậy, về lý thuyết có thể nói rằng ca dao và dân ca là
một, nhưng trong thực hành thì cần phải thừa nhận sự tồn tại song song hai

thuật ngữ. Nội dung chính của dân ca là phản ánh đời sống nội tâm, tư tưởng,
tình cảm của người dân. Ca dao, dân ca Cống phản ánh nhiều lĩnh vực của
cuộc sống, gồm nhiều hình thức: Hát giao duyên, hát răn dạy, hát ru, hát vui
chơi…Nội dung nổi bật nhất trong thơ ca của dân tộc Cống là đề cao lao
động, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu nam nữ và tình cảm gia đình.
2.2.2. Một số hình thức hát dân ca.

* Hát tự phát: là hình thức hát của một nam, một nữ hoặc một tốp nam
nữ tình cờ gặp nhau ở chợ, ở nương rẫy, trên đường đi chơi tự cất tiếng hát


với nhau. Nội dung những bài hát này do hoàn cảnh ứng tác và người hát tự
quyết định. Thông thường trai gái người Cống hễ thấy mặt nhau lần đầu, dù là
ở ngoài đường, ngoài chợ hay chỉ nhìn thấy bong dáng nhau đi trong bản, trên
nương hoặc ngoài đồng ruộng, họ đều chào hỏi nhau bằng những câu hát. Đây
là hình thức giao lưu thăm hỏi của hầu hết các dân tộc miền núi. Khi hát tự
phát đơn lẻ không phụ thuộc vào thời gian, không gian và người hát không có
ý nghĩ rằng mình đang làm văn nghệ. Đây là lối hát tự phát. Không gian thích
hợp cho lối hát tốp là vào những ngày hội, ngày chợ phiên, ngày tết và vào
dịp làng bản có tiệc vui như sau nghi lễ đám cưới, sau lễ mừng nhà mới hay
vào những lúc công việc ngày mùa đã nhàn rỗi. Lối hát này không quy định
nam hát trước hay nữ hát trước, mà phụ thuộc vào tốp nào nhìn thấy trước,
nhiều khi chỉ cần nghe phong thanh có tốp nào đó vào bản hay đang ngồi đâu
đó, chưa cần nhìn thấy mặt là tốp kia đã cất tiếng hát giao duyên. Mới đầu là
những câu ướm hỏi gọi mời tốp kia hát lại, nếu hát một lần chưa thấy bên kia
đáp lại thì hát lần thứ hai, thứ ba… Nếu tốp kia vẫn chưa hát đáp lại thì tốp
trước phải trổ tài trêu chọc, mỉa mai cho đến khi đối phương hát đáp, lúc đó
cuộc hát mới chính thức bắt đầu. Cuộc hát có thể chỉ là một lúc, cũng có thể
kéo dài suốt đêm, suốt ngày với nội dung với nội dung ứng tác của những
người tham gia hát. Có khi bắt đầu là những cảm xúc của đám trai bản với

một tốp nữ bản bên.
Đám trai bản cất lời hát ướm:
Bao cô gái xinh đẹp
Ở nơi nào đến đây
Thăm ông bà cha mẹ
Hay thăm nhà người yêu
Đáp lại, một cô trong tốp nữ ấy hát:
Em từ bản xa đến đây


Không thăm cha thăm mẹ
Muốn tìm người trai tài
Dẫn về thăm cha mẹ của em
Bên trai lại hát:
Ta hát thì không hay
Nhưng lo lắng quá
Em có dẫn ta về
Như lời em đã ngỏ
Nữ đáp lại:
Lòng anh em đã biết
Như câu hát anh trao
Ngày vui ta xin hẹn
Vào ngày này năm sau
Và như đã hiểu ý nhau, nhiều đôi nam nữ trong tốp hát ấy dân dần từ
tách riêng để tìm hiểu và trao duyên.
* Hát từng đôi:
Hát đôi cũng là hình thức hát tự phát, nội dung lời hát cũng do đôi trai
gái ứng tác mà nên. Sau những cuộc hát tốp, nhiều đôi nam nữ nhận được
những “ tín hiệu riêng” và họ tách ra hát từng đôi để tìm hiểu, giao duyên với
nhau. Các cuộc hát đôi thường gần gũi, sâu sắc, tình tứ. Dưới các lùm cây,

ven bờ suối hay một góc chợ… Họ trao nhau những lời ca mộc mạc, chân
thành thật duyên dáng ý nhị. Sau đó họ trao nhau quà kỷ niệm, thường là
nhẫn, khăn, vòng. Nhiều đôi chỉ qua các cuộc hát vui mà sau này thành vợ
thành chồng.
* Hát có tổ chức, lề lối:
Là hình thức hát được hai bên chuẩn bị trước, đồng thời cũng được
thống nhất tổ chức theo những nghi thức khá chặt chẽ nội dung thường bao


gồm cả phần nghi thức và giao duyên với các chặng hát: hát chào, hát đón
khách, hát cảm ơn, hát tiễn đưa. Hát có tổ chức thường vào các thời điểm: lên
nhà mới, đám cưới, đám tang.
2.2.3. Một số loại hình ca dao, dân ca Cống.
Ca hát là một trong những sinh hoạt nghệ thuật truyền thống độc đáo
cũng là nhu cầu sinh hoạt văn nghệ phổ biến của đồng bào người Cống.
Người Cống từ trẻ đến già hầu hết đều biết hát và sáng tác thơ ca. Họ có thể
hát vào bất kỳ thời gian nào như nhân dịp trai gái đến chơi làng, hát sau nghi
lễ cưới, vào nhà mới, trong ngày hội hay ngày chợ phiên… Kho tàng dân ca
Cống là một di sản văn hóa quý báu mang đậm bản sắc dân tộc mà chúng ta
chưa thể nắm bắt hết được cả về số lượng và nội dung. Dựa vào nội dung các
bài ca dao, dân ca, dân ca Cống bao gồm: dân ca lao động, dân ca nghi lễ
phong tục, dân ca sinh hoạt.
* Dân ca về lao động sản xuất.
Người Cống vốn cần cù cày cấy, tằn tiện, tiết kiệm. Cuộc sống của họ
đã gắn chặn với núi rừng, ruộng nương. Đến với bản người Cống, ta sẽ nhận
thấy suốt ngày họ chỉ cặm cụi trên nương rẫy bên cái mênh mông của đất trời,
trập trùng quanh co của đồi núi. Họ lao động quần quật cả năm, chỉ lúc lễ, tết
dân tộc, hay lúc bản có công to việc lớn mới dừng tay tahm gia việc của làng,
bản. Bởi vậy, truyền thống văn hóa nông nghiệp luôn in đậm trong đời sống
tinh thần họ. Họ luôn đề cao lao động và lấy lao động làm thước đo con

người. Điều này được phản ánh đậm nét trong văn học dân gian Cống. trong
ca dao, dân ca có những lời ca thể hiện tâm tình của chàng trai với người con
gái chăm chỉ lao động:
‘‘Mờ sương em lên nương làm cỏ
Gà lên chuồng em từ ruộng về
Trên lưng thêm địu củi


Áo em thẫm màu, anh thương’’.
Trong những câu hát giao duyên, trai gái Cống thể hiện sự gắn bó, hòa
quyện giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu lao động:
‘‘Vào mùa nương anh cùng em đốt nương
Chúng mình cùng nhau đi tra hạt
Đến ngày lúa chin chĩu bông
Anh cùng em đi gặt hái’’.
Những câu hát ấy trước hết thể hiện niềm vui, sự đoàn kết trong lao
động. Nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm về tình yêu của đồng bào
người Cống. Trong lao động, những đôi lứa yêu nhau sẽ luôn bên nhau, vui
lao động, không chỉ mong sản phẩm lao động chĩu bông mà ẩn trong đó là
khát vọng tình yêu đơm hoa kết trái.
Trong cuộc hát, trong niềm vui gặp gỡ tràn đầy, chàng trai, cô gái người
Cống mong ước được thành đôi lứa, khát khao nên duyên chồng vợ không chỉ
đơn thuần là khao khát hạnh phúc lứa dôi mà mong thành lứa đôi để cùng
chung tay lao động, lao động để bồi đắp cho tình yêu bền vững:
“Nếu lời ghi lời mà nhớ
Ngày thêm ngày không quên
Đến ngày lúa nương chin
Em nhờ anh về gặt đỡ em’’.
Công việc lao động của người Cống rất vất vả bởi ruộng ít, chủ yếu
phải làm nương rẫy, kiểu thổ canh hốc đá rất vất vả, năng suất lại không cao,

thiên nhiên khắc nghiệt…thế nhưng đồng bào vẫn tin vào sức lực của mình,
tin vào đôi bàn tay và có khát vọng lao động để xây một gia đình ấm no, hạnh
phúc cũng là góp phần xây dựng làng bản thêm giàu mạnh:
“Anh có đôi tay cứng rắn
Em có đôi tay mềm mại


Tay cứng anh quăng chài, kéo lưới
Tay mềm em nấu nướng cho cả nhà
Không có tay em không nên bếp ấm
Không có tay anh không thành cửa nhà
Mong trời nắng, mưa thuận
Lúa ruộng, nương bội thu
Vật nuôi sinh sôi nhiều
Cho lòng người vui vẻ.”
Hôn nhân, tình yêu gắn liền với vấn đề lao động, xây dựng gia đình
hạnh phúc ấm no, bản làng giàu có thực chất là quan niệm thẩm mỹ của đồng
bào Cống đó là: sinh ra là con người phải biết yêu thương, biết lao động mới
có thể đem lại hạnh phúc cho mình. Đó là những phẩm chất đáng quý, rất cần
đối với những con người sống ở nơi khó khăn và hẻo lánh nhất này.
* Dân ca nghi lễ, phong tục.
Người Cống quan niệm chu kỳ đời người trai qua sinh ra, lấy chồng,
cưới vợ, làm nhà, lên lão. Trong cuộc đời con người ứng với mỗi giai đoạn
của cuộc đời lại có nhiều nghi lễ phong tục khác nhau. Trong các nghi lễ ấy
đều có dấu ấn của thơ ca, đặc biệt là dân ca như: hát cúng bản, hát kể sự tích
các thần, hát phù phép….
Dân ca trong lễ cúng trẻ sơ sinh: Khi đứa trẻ sinh ra được ba ngày. Với
người Cống chọn ngày tốt mời thầy cúng hoặc ông bà đến cảm ơn bà mụ đã
cho gia đình đứa bé. Trong nghi lễ ấy, người cha đứa bé phải vái lạy bàn thờ
tổ tiên hát ý:

“ Bà mụ cho gia đình đứa con,
Đủ chân tay mặt mũi, nhưng còn bé bỏng,
Xin tổ tiên đón nhận, phù hộ cho cháu bé,
Che chở cho cháu bé.”


Dân ca lễ cưới: Gồm hai loại: hát nghi thức và hát vui chơi. Hát nghi
thức phải do các nghệ nhân thong thuộc các bài hát ướm hỏi, những người
này là đại diện cho nhà trai và đại diện cho nhà gái hát để mô phỏng nghi lễ,
trao đổi với nhau các vấn đề cưới hỏi với những nghi thức cố định. Đồng bào
gọi là ông mối, bà mối:
Ví dụ: Ông mối nhà trai bắt đầu đến nhà gái hát:
“Nắng có quyền của nắng
Mưa có quyền của mưa
Bố mẹ có quyền của bố mẹ
Hôm nay chúng tôi đến đây
Thăm nhà sinnh con gái hay làm
Mong nối đường hai nhà đi lại”.
Nhà gái trả lời:
“Trăng có quyền của trăng
Sao có quyền của sao
Các bác đến thăm nhà
Lời đầu tiên xin mời vào uống nước…”
Trong đám cưới người Cống, các nghệ nhân ngẫu hứng chúc mừng bố
mẹ, chúc mừng cô dâu, chú rể của những người dự cưới. Thậm chí trong đám
cưới trai gái còn ngỏ lời, ướm lời hò hẹn của thanh niên nhà trai với thanh
niên nhà gái trước khi chia tay hoặc những bài than thân hoặc thể hiện nỗi
nhớ nhung của gia đình với con gái sắp đi lấy chồng.
Dân ca, dân vũ trong lễ mừng nhà mới: Khi một gia đình nào đó trong
bản tổ chức lên nhà mới đương nhiên trở thành ngày hội vui của cả bản, ngày

hòa nhập nhất của cả bản và cũng trong ngày này người ta không chỉ có ăn
thịt uống rượu mà người ta còn tổ chức hát múa góp thêm niềm vui cho cả
cộng đồng.


Là những bài hát của bà con trong bản, có đủ con trai con gái đứng hát
đối đáp chúc mừng gia chủ. Ngoài ra còn là bài hát của chính người chủ nhà
trực tiếp hat để cầu mong tổ tiên, thần thánh phù hộ cho gia đình, để cảm ơn
sự giúp đỡ của anh em họ hang và bà con thôn bản. Người Cống lên nhà mới
vừa múa, vừa hát. Các cuộc hát, múa có thể diễn ra từ sáng đến khuya, diễn
ran gay bên mâm rượu, có người tự ứng tác lời bài hát để chúc mừng, dặn dò
rất được bà con tán thưởng.
Khi mọi người đã ngấm hơi men đồng bào thường tổ chức vui văn nghệ
trong ngày lên nhà mới. Người ta quan niệm rằng việc tổ chức múa hát trong
ngày này là cầu may cho gia chủ, khi gia đình nào tổ chức lên nhà mới càng
có nhiều người tham gia múa hát, uống rượu nhiều, té nước lắm thì gia đình
đó trong tương lai càng gặp được nhiều may mắn, làm ăn càng phát đạt. Bởi
vậy gia chủ luôn mong muốn cộng đồng nhiệt tình múa hát, chúc phúc cho
ngôi nhà mới của mình.
Dân ca trong lễ tang: khi có người thân quá cố, con cháu phải biết hát
khóc, ngoài ra bà con trong bản cũng sẽ đến hát khóc. Thầy cúng trong một số
nghi lễ cũng sẽ trở thành thầy hát. Trong các nghi lễ chính của đám tang, các
thầy cúng, thầy hát phải hát các bài ca nghi lễ để phụ họa các hoạt động diễn
xướng nghi lễ. Các bài ca trong đám tang còn phản ánh tình cảm xót thương
của người thân, bà con dân bản với người quá cố.
* Dân ca sinh hoạt.
Khác với dân ca nghi lễ phong tục, dân ca sinh hoạt của người Cống là
những bài hát phản ánh tình cảm của người hát với những đối tượng thân
thiết, gần gũi như người mẹ với đứa con trong các điệu hát ru, những đứa trẻ
trong hát đồng dao, nam giới hát với nữ giới trong các bài hát giao duyên.

Hát ru: Bài ca ru con của người Cống khá phong phú với những bài hát
ru buổi sáng, buổi trưa, buổi tối và tùy từng đối tượng hát mà có hát ru của bà


ru cháu, mẹ ru con, chị ru em… nội dung chủ yếu là tình cảm mẹ thương con,
dạy con nỗi vất vả của cha mẹ, khuyên con tránh thói hư tật xấu, có khi lời hát
giới thiệu cho trẻ những hình ảnh gần gũi với núi rừng. Bài hát ru thường gồm
ba phần: phần đầu tạo nhịp êm ái ru ngủ, phần sau khuyên răn đứa trẻ, kết
thúc là nhắc đứa trẻ ngủ ngoan. Hát ru con chứa đựng biết bao điều nói về
cuộc sống, về sự hình thành nhân cách của tuổi thơ, của một đời người mà
người mẹ đã gửi gắm trọn vẹn tấm long qua lời hát:
“Con là bông hoa thơm của mẹ
Là cánh nỏ chắc của cha,
Ngủ cho thật ngoan,
Ăn cho thật khỏe,
Mai kia con biết xuống suối bắt cá cho mẹ,
Biết lên nương ngăn khỉ cho cha’’.
Hát ru con truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác, nhằm biểu hiện những trạng thái tình cảm của người phụ nữ mà tuổi thơ
là đối tượng trực tiếp được hưởng thụ, thưởng thức những giai điệu ngọt
ngào, đằm thắm, chan chứa niềm yêu. Nghe mẹ, bà, chị hát đứa bé có hiểu gì
đâu những nội dung sâu sắc của cái hồn ca dao về nhân tình thế thái, vì có lúc
mẹ chúng mượn lời hát để nói về cuộc đời,nói với người thương về một nỗi
cay đắng, bất hạnh:
‘‘Không có con, mẹ như cây không có quả
Không có con mẹ như cây không có hoa
Cây không quả người ta sớm chặt
Cây không hoa người ta sớm nhổ vứt đi’’.
Hay nói về nguồn hạnh phúc tràn trề trong cõi người ta:
‘‘Suối bên nhà đầy cá

Nương bên nhà đầy lúa


Quả trên rừng sai trĩu
Hàng xóm người người vui đến thăm
Thăm cái má hồng như hoa gạo
Thăm tiếng cười vui nhà vui cửa’’.
Lời ru êm ả, tiếng bà, mẹ và chị dịu dàng nâng giấc ngủ tuổi thơ. Có
giấc ngủ tốt, sức khỏe tăng đều, có hơi thở điều hòa, tâm hồn tuổi thơ thanh
thản. Nhưng đôi khi người mẹ cũng ca những lời ca về nỗi đau một thời về
thân phận người phụ nữ Cống thửa xưa:
‘‘Gà chưa gọi em lên rừng lấy củi
Sao chưa lặn em đã đi suối xúc cá
Anh ở nhà uống mãi vẫn không thôi
Anh buồn anh ruống rượu rồi
Em mệt mà tay không được nghỉ, vì ai ?’’
Nhưng có lẽ nhiều nhất trong những bài hát ru con vẫn là niềm khát
vọng về một ngày mai con trưởng thành, khôn lớn, là tình mẹ thương con
không gì so sánh nổi:
‘‘Mai chân con lên núi cao
Sẽ biết núi không cao bằng tình mẹ
Mai kia đóng thuyền to ra sông dài
Con sẽ hiểu sông không dài bằng tình mẹ thương con
Mai kia con đi khắp mười phương
Mười phương ấy mặt trời vẫn ấm
Con sẽ hiểu hơi ấm từ mặt trời không ấm bằng lòng mẹ đâu con.’’
2.3. Thành ngữ, tục ngữ.

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Cống dung thành ngữ, tục ngữ để
phổ biến những kinh nghiệm trong đời sống sản xuất, canh tác nương rẫy,

trong săn bắt, hái lượm, phổ biến những kinh nghiệm về thời tiết thời vụ.


“Ăn tết xong
Làm mùa thì tốt
(Nhắm mo, ho càng chanh chà
Chả biêu hình ảnh, nhàng gia hề chà)”.
Người Cống giỏi sông suối, họ có thể mò cá dưới nước không cần công
cụ đánh bắt. Trong số hành trang lên nhà mới, nhất thiết phải có bộ tay chài/
công cụ đánh bắt cá chủ yếu trên sông suối. Họ có kinh nghiệm hay có thể nói
là tri thức về chế biến thực phẩm từ song suối:
“Cá nấu măng chua thì ngon
Cua nấu dưa chua thì ngọt
(Sán chu tế né
Lăng tố càng sắn)”.
Trong mọi mối quan hệ xã hội, trong đối nhân xử thế, triêt lý sống,
người ta thường dùng thành ngữ, tục ngữ để tỏ thái độ, để khuyên răn nhắc
nhở:
“Rượu nhạt chớ xem thường
Uống nhiều cũng say
(Tằng khá trỏ lò
G hứ pi me, mà hú tia cạ
G hờ ơ dịa lê ơ xằng)”.
Rất nhiều câu ca ngợi người lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ,
một nắng hai sương mới có ăn, lười biếng thì đói khổ, lới hát mộc mạc và
giản dị như sau:
“Vất vả miếng ăn ngon
Nhàn hạ miếng ăn đói
(Chang xư trá xa
Chang xa chú xà)’’.



Trong lao động sản xuất, người Cống vừa phải làm nương vừa phải làm
ruộng họ có những câu tục ngữ nêu lên nhận thức của mình về kinh nghiệm
cày ruộng và nương:
‘‘Cày to mang cày ruộng, cày nhỏ để cày nương’’.
Kinh nghiệm chăm bón:
‘‘Người không ăn, nước da không hồng,
Lúa không ăn hạt, lúa sẽ lép’’.
Sống ở vùng đất mà có nhiều sông to, suối nhỏ, vũng nước nhiều. Một
số câu tục ngữ nói về kinh nghiệm đi bắt cá suối:
‘‘Gà lên chuồng mang thuốc đi thuốc cá
Gà gọi mặt trời mang bao tải lấy cá về’’.
Hay khi nói về thời tiết khí hậu có những câu tục ngữ:
‘‘Chiều mối bay ra đêm là có mưa’’.
Hoặc:
‘‘Kiến leo trần nhà, chuẩn bị tránh lụt’’.
Tục ngữ ghi lại những đặc điểm trong tổ chức, tập tục của bản, làng:
‘‘Trai có vợ không được nhìn gái mới lớn bản ta’’.
Nhiều câu tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa chân chính của
nhân dân lao động, trước hết là tư tưởng quý trọng con người:
‘‘Con người làm đất nở hoa’’.
Hay: ‘‘Con người ở đâu thơm thơm hương ở đó’’.
Thể hiện khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của nhân dân lao động như
cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, ý thức cao về cái đẹp của tâm hồn, về danh
dự và những đức tính khác như lòng chung thủy, nết thật thà:
‘‘Vũng nước sâu, quăng mãi chài được cá’’.
Hay: ‘‘Suối trong nhìn thấy đáy, nói một lời là hiểu hết ruột gan’’.



×