Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần xây dựng bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.34 KB, 9 trang )

.
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh

Tôi hiện nay đang công tác tại UBND thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ
nội dung đề bài, tôi chọn hoạt động tuyển dụng tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc
Ninh, nơi tôi đã từng công tác để nghiên cứu, so sánh và liên hệ với chủ đề mà tôi đã
được học trong chương trình môn Quản trị nguồn nhân lực.
I/ Giới thiệu về công ty:
Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá
từ năm 2004, Công ty có chức năng hành nghề: Xây lắp các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện cao hạ thế và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị,
kinh doanh bất động sản.
- Trụ sở công ty: tại Km 2 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh.
- Về tổ chức bộ máy của Công ty:
+ Hội đồng quản trị: Gồm 7 người, có chức năng và nhiệm vụ giải quyết mọi vấn
đề liên quan đến quản lý, hoạt động của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
giải quyết của Đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: Gồm 3 người, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra báo cáo tài
chính, các báo cáo quyết toán năm của Công ty và kiến nghị, khắc phục những sai
phạm (nếu có).


- Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, được quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức hành chính, nhân sự, kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: 02, giúp việc cho Giám đốc điều hành trong các lĩnh vực của công
ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân
công.
- Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về mặt nhân sự, phù hợp


với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kiểm tra tình hình lao động trong toàn Công ty, thực
hiện các chính sách như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho
cán bộ nhân viên trong Công ty theo đúng quy định.
- Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, tăng
cường công tác quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện bảo toàn vốn.
- Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: Có nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật đối với các
công trình do công ty thi công và tìm hiểu thị trường các hợp đồng về xây dựng các
công trình mới cho Công ty.
- Các đội thi công (bao gồm 14 đội): Có nhiệm vụ thực hiện thi công các công trình
do công ty đảm nhận (được chỉ định thầu hoặc trúng thầu qua việc đấu thầu rộng rãi
trong nước), đảm bảo chất lượng và theo đúng tiến độ đã cam kết với các chủ đầu tư.
II. Về vấn đề tuyển chọn nhân viên của công ty:
Tuyển dụng là một quy trình thu hút các cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp
một cách kịp thời, đủ về số lượng và khuyến kích họ nộp hồ sơ xin tuyển vào làm các

2


công việc ở một tổ chức.
Trong thời gian qua công ty đã tiến hành tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên cho các
chức danh cán bộ kỹ thuật chính và các chức danh đội trưởng đội thi công xây lắp của
công ty với quy trình tuyển chọn như sau:
1- Thành lập Hội đồng tuyển dụng
- Thành phần của Hội đồng tuyển dụng của công ty bao gồm:
+ Giám đốc

- Chủ tịch hội đồng

+ Trưởng phòng tổ chức hành chính


- Phó chủ tịch thường trực

+ Trưởng, phó các phòng nghiệp vụ

- Uỷ viên

+ Đội trưởng các đội xây lắp

- Uỷ viên

+ Cán bộ phụ trách nhân sự thuộc phòng tổ chức hành chính - Uỷ viên
- Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm duyệt các kết quả như: Kế hoạch tuyển dụng;
câu hỏi phỏng vấn; phỏng vấn sơ bộ; Phỏng vấn chuyên môn; Quyết định tuyển chọn
nhân sự.
* Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện các công việc theo quy định để thiết lập
các thông tin cơ sở, tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn ra quyết định tuyển chọn các
ứng viên.
* Các phòng ban, đơn vị: Trưởng, phó các phòng ban, đơn vị (đội xây lắp) có trách
nhiệm tham gia việc xây dựng nội dung và trực tiếp phỏng vấn chuyên môn, của các
ứng viên.
2- Nguồn tuyển chọn, tuyển dụng:

3


+ Nguồn nội bộ: Công ty ưu tiên cho các ứng viên là nhân viên trong Công ty có
đơn xin dự tuyển và các chức danh theo thông báo tuyển chọn nội bộ được niêm yết
công khai, có thời hạn tại trụ sở của công ty. Đồng thời Phòng tổ chức hành chính có
trách nhiệm xem xét lại hồ sơ các nhân viên tiềm năng, có triển vọng trong Công ty
(đánh giá năng lực, kết quả hoàn thành công việc) để chọn ra những ứng viên có đủ

những điều kiện cho bước tuyển chọn.
+ Nguồn bên ngoài:
- Do nhân viên trong Công ty giới thiệu (qua việc thông báo tuyển chọn nội bộ);
- Liên hệ với các trường Đại học, cao đẳng như: Xây dựng, giao thông…để tìm và
tuyển chọn các ứng viên cho Công ty. Mặt khác có thể đăng thông báo tuyển chọn các
ứng viên cho các chức danh trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí,
truyền hình), trên Internet và trên Website riêng của Công ty.
3- Sàng lọc sơ bộ:
Là tổng hợp 2 nguồn nhân lực trên và loại bỏ các ứng viên không đáp ứng các yêu
cầu cơ bản của những vị trí công việc, chức danh cần tuyển chọn. Công tác sàng lọc sơ
bộ do phòng Tổ chức hành chính thực hiện, chủ yếu loại ứng viên trên hồ sơ dự tuyển
bởi các lý do sau:
- Trình bày cẩu thả, lỗi chính tả nhiều.
- Chuyên môn của ứng viên không phù hợp với chức danh cần tuyển chọn.
- Kết quả học tập dưới mức trung bình.
- Thay đổi liên tục định hướng nghề nghiệp.

4


- Quá độ tuổi quy định của công ty với từng vị trí công việc, chức danh.
- Hoàn cảnh gia đình, bản thân không phù hợp với môi trường làm việc.
Sau khi loại ứng viên trên hồ sơ dự tuyển, tiến hành lập danh sách các ứng viên đủ
điều kiện để dự phỏng vấn. Trong quá trình sàng lọc sơ bộ, các tiêu chuẩn sau được
quan tâm:
- Đại học chính quy.
- Đã có kinh nghiệm về quản lý dự án, thi công xây lắp trong ngành xây dựng đối
với lĩnh vực cần tuyển dụng.
4- Phỏng vấn:
4.1- Công tác chuẩn bị phỏng vấn:

+ Gửi thông tin mời các ứng viên đến phỏng vấn.
+ Lập chương trình phỏng vấn gồm các nội dung chi tiết được nêu ở các bước tiếp
theo.
+ Chuẩn bị các trang thiết bị văn phòng, tài liệu, phương tiện, cơ sở vật chất dùng
để phỏng vấn các ứng viên.
- Tiến hành phỏng vấn trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn vị trí công việc
của các vị trí công việc là cơ sở cho những nội dung cần phỏng vấn.
4.2- Phỏng vấn sơ bộ:
- Do phòng tổ chức hành chính của công ty tiến hành, kiểm tra kiến thức tổng quát,
tư chất và ngoại hình, định hướng nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, bản thân, quá trình
học tập, làm việc, các kỹ năng cần thiết khác…

5


- Tổng hợp kết quả trình Hội đồng tuyển dụng duyệt và gửi thông báo mời các ứng
viên đã vượt qua vòng phỏng vấn sơ bộ, phỏng vấn tiếp phần chuyên môn theo từng
công việc, vị trí cần tuyển dụng.
4.3- Phỏng vấn chuyên môn:
- Phòng tổ chức hành chính phối hợp với các cấp trưởng, phó các phòng, ban của
công ty thực hiện phỏng vấn chuyên môn của các ứng viên.
- Tổng hợp kết quả, lập danh sách trình Hội đồng tuyển dụng.
5- Kiểm tra lý lịch và sức khoẻ của các ứng viên:
Sau khi đã có danh sách các ứng viên đã vượt qua vòng phỏng vấn, tiến hành kiểm
tra kỹ lý lịch và tiến hành kiểm tra sức khoẻ của các ứng viên. Việc kiểm tra lý lịch và
kiểm tra sức khoẻ của các ứng viên nhằm đảm bảo rằng các ứng viên phải có lý lịch rõ
ràng về quá trình học tập và kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, có sức khoẻ tốt để
đảm nhận công việc được giao.
6- Thử việc:
Các ứng viên đã vượt qua các bước trên, sẽ được thử việc tại vị trí cần tuyển dụng;

thời gian thử việc không quá 30 ngày. Thông qua thử việc có thể đánh giá năng lực giải
quyết công việc của các ứng viên trước khi đề xuất với Hội đồng tuyển dụng ra quyết
định tuyển chọn
7- Quyết định tuyển chọn:
- Hội đồng tuyển dụng căn cứ kết quả phỏng vấn để ra quyết định tuyển chọn các
ứng viên trên nguyên tắc cơ bản sau:

6


+ Chỉ tuyển chọn ứng viên có trình độ, năng lực cao hơn hoặc bằng trình độ, năng
lực của đội ngũ cán bộ đang làm việc trong Công ty.
+ Không quá cầu toàn ở các ứng viên.
+ Phù hợp với văn hoá công ty.
- Nếu kết quả tuyển chọn có số lượng, thành phần không đủ so với yêu cầu thì quay
lại bước xác định nhu cầu: Sau 2 lần thực hiện mà số lượng ứng viên không đủ so với
yêu cầu thì cần phải xem xét lại một số vấn đề có liên quan (cung cầu nhân lực trên thị
trường, chính sách về tiền lương, thu nhập, môi trường làm việc...)
III/ So sánh với các phương pháp đã học trong giáo trình:
Từ quy trình tuyển chọn, tuyển dụng của công ty như trình bày ở trên, so sánh với
các phương pháp đã được học trong giáo trình, tôi thấy quy trình tuyển chọn của công
ty cũng bộc lộ một số hạn chế cụ thể như sau:
- Công ty chưa đưa ra dược nội dung phân tích công việc một cách rõ ràng, chưa có
bản mô tả công việc và bản yêu cầu về chuyên môn trước khi tuyển dụng, tuyển chọn;
công ty chưa xây dựng được bảng hỏi, phỏng vấn chi tiết để làm cơ sở đánh giá.
- Công ty không đưa ra hình thức trắc nghiệm trong tuyển chọn, tuyển dụng dẫn
đến không đánh giá được hết sự phù hợp của ứng viên với các vị trí công việc cần
tuyển chọn.
- Vẫn chưa đánh giá được hết những mặt ưu, khuyết điểm của các ứng viên vì có
một số ít các ứng viên có tính cách tương đồng với một số người trong Hội đồng tuyển

chọn. Mặt khác một số ứng viên có ngoại hình ưa nhìn cũng được các thành viên trong

7


Hội đồng tuyển chọn ưu ái.
- Việc tuyển chọn có cả nguồn nội bộ trong cơ quan nên dẫn đến kết quả tuyển
chọn không khách quan vì nể nang trong quá trình tuyển chọn.
- Không áp dụng hình thức trắc nghiệm trong tuyển dụng dẫn đến không kiểm tra
được khả năng trí tuệ, tính cách, tính trung thực và cách sử lý tình huống của ứng viên.
IV/ Một số đề xuất và giải pháp khắc phục:
Để cải thiện vấn đề đó và làm thế nào để các nhân viên trong công ty thực hiện theo
đề nghị mà công ty đã đưa ra, cách duy nhất là thật công khai dân chủ trong quá trình
tuyển chọn các ứng viên. Hội đồng tuyển dụng trong công ty phải biết lắng nghe ý kiến
phản hồi từ bên trong và bên ngoài công ty đối với các ứng viên đã qua tuyển chọn,
nhằm xử lý triệt để mọi thông tin liên quan đến vấn đề tuyển dụng của công ty. Công
việc tuyển chọn các ứng viên để đảm nhận các vị trí công việc, chức danh trong công
ty là hết sức quan trọng vì có tuyển chọn đúng người cho đúng vị trí công việc cần
tuyển chọn thì mới đạt được hiệu quả cao trong công việc. Trong một doanh nghiệp
người lãnh đạo là hết sức quan trọng, là người chèo lái hướng đi của doanh nghiệp do
vậy để cán bộ, nhân viên trong công ty tin tưởng, nghe theo và thực hiện nhiệm vụ
được giao đòi hỏi người lãnh đạo phải có phẩm chất đạo đức tốt, quan hệ gần gũi với
nhân viên, có lối sống giản dị chan hoà với mọi người trong công ty và phải biết quan
tâm đến mọi người.
Qua chương trình học môn Quản trị nguồn nhân lực, tôi nhận thấy rằng để cho
công ty luôn phát triển bền vững thì người lãnh đạo Công ty cần phải am hiểu những
kiến thức về quản trị nguồn nhân lực để có thể sử dụng nguồn nhân lực của Công ty đạt

8



hiểu quả cao nhất, trong đó có thể sử dụng đúng các nhân viên trong các công việc
được giao để đạt được mục đích của công ty. Để thu hút và tuyển dụng cho công ty một
đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có năng lực và kinh nghiệm thực tiễn,
làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, công ty cần phải có các giải pháp một cách
đồng bộ đó là: Không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty trong lĩnh vực hoạt
động xây dựng; mở rộng thị trường và tăng sản lượng doanh thu hàng năm; không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, nhân viên và người lao
động; mọi người an tâm công tác, coi công ty như gia đình thứ hai của mình; quan tâm
đến việc bảo hiểm và chăm lo sức khỏe cho nhân viên; có chiến lược đào tạo phát triển
cho nhân viên; luôn đánh giá đúng kết quả thực hiện của nhân viên trên cơ sở đó có sự
khen thưởng kịp thời và công bằng để tạo sự khích lệ trong công việc và mọi người sẽ
làm hết sức mình cho công ty. Có như vậy thì công ty sẽ có điều kiện hơn nữa trong
việc tuyển dụng, tuyển chọn nhân viên phù hợp, đúng người, đúng việc góp phần đưa
công ty ngày càng phát triển bền vững.

9



×