Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KICH BAN THI GIAM NGHEO 2017 3TO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.9 KB, 3 trang )

Tiểu phẩm: “GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG” – xã 3 Tô
Phân vai:
- ..............................: trong vai Nghèo
- ..............................: trong vai vợ Nghèo (đang mang bầu)
- .............................: trong vai Bền
- ............................: trong vai Cán bộ tuyên truyền.
Nội dung: Anh Nghèo là một trong những người dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các
chính sách xã hội của nhà nước, chưa có ý thức tự mình vươn lên thoát nghèo. Sau nhiều lần
tuyên truyền, anh đã hiểu ra và quyết tâm thoát nghèo.
Đạo cụ:
- 01 bộ bàn ghế,
- 01 bộ bình ly nhựa uống nước.
Nội dung tiểu phẩm:

Nghèo (hát từ trong sân khấu): Hò ơi, dí dầu cầu dáng đóng đi, cầu tre lắc lẻo gập gềnh
khó đi. Khó đi ba dắt con đi, con đi mua rượu ... ba đi mua mồi....
Nghèo (đi ra, làm động tác quay vai): Mệt quá, công việc trông con coi vậy mà nặng thật.
Việc này (á hả) ... chỉ có những người đàn ông như tui đây mới làm nổi thôi... (ưỡn ngực
vỗ vai)! còn mấy bà chỉ làm nổi mỗi việc …lột vỏ keo thôi!...
Nghèo: (lại rót ly nước uống): Chà! coi bộ cũng trưa rồi, mọi hôm giờ này là pả về rồi
chứ. À quên, Sáng nay pả đi họp về xây dựng nông thôn mới, bàn về vấn đề thoát
nghèo!... Thoát nghèo? Tại sao phải thoát nghèo? Như vầy không sướng hơn sao... (đặt
cái ly xuống bàn, lắc đầu và đi vô sân khấu).
Vợ Nghèo (đi vào với vẻ mặt than phiền): Trời! Giá chi ông Nghèo nhà mình ổng suy
nghĩ thoáng ra một tí thì gia đình mình đâu có bị nhắc nhở mỗi lần họp thôn vầy đâu!
Vợ Nghèo: (lại gần bàn nước sua tay đuổi gà): Coi kìa, ổng làm siêng thấy sợ ... “tui đi
làm riết, ở nhà ổng chơi với mấy con gà như vầy đây!”
Vợ Nghèo (nhìn vào trong rồi gọi chồng): Ông Nghèo ơi! Hai cha con ăn uống gì chưa?
Nghèo (chạy ra, vẻ đùa cợt): Rồi!..uống rồi chứ chưa ăn. Ai nấu đâu mà ăn?
Vợ Nghèo: Trời à, ông đã không giúp vợ con xem cái rẫy, cái nương. Chỉ việc nấu miếng
cơm thôi ...ông (lắc đầu, cạn lời!).


Vợ Nghèo: này ông Nghèo… (kéo ổng lại ngồi vào ghế)! Ngồi xuống tôi nói chuyện này.
Nghèo (chồm dậy): Thôi, thôi nhé! lại cái chuyện thoát nghèo à, còn lâu nhé!
Vợ Nghèo (giận dỗi): Hết nói nổi ông, sáng giờ đi họp bàn về việc xây dựng nông thôn
mới của xã mình, mọi người lại đề cập về vấn đề thoát nghèo – đó là tiêu chí thứ 11 về
xây dựng nông thôn mới đó; trong tổ có mỗi mình là hộ nghèo, xấu hổ chết đi được.
Vợ Nghèo (vừa uống nước vừa nói): Coi ông với tui nè! sức dài, vai rộng, lại còn trẻ, con
Bền cũng đã làm được việc nhà rồi, con Vững cũng vào lớp 4. Thế mà vẫn nghèo. Xấu
hổ, tôi xấu hổ lắm.
Nghèo: Xấu với hổ! pà không thấy nê? nghèo sướng như tiên, nhà nước lo đủ thứ: nằm
viện không tốn tiền, hàng tháng đều được hỗ trợ tiền điện, lại được hỗ trợ trâu, heo sinh
sản, tết lại có tiền… sướng zậy thì giàu làm gì?
Vợ Nghèo (mặt tức giận): Ông tên “NGHÈO” – đã vậy còn đặt tên cho 2 đứa là “ BỀN
VỮNG” nữa (Nói chậm, to, rõ)! Còn đứa này (chỉ tay vào cái bầu) ông tính đặt tên gì???
Bền (đi học về): Chào ba mẹ con mới học về!


Tiểu phẩm: “GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG” – xã 3 Tô
Bền (lại gần mẹ và nụng nịu): Mẹ!
Vợ Nghèo: Chuyện gì con?
Bền (vẻ mặt buồn): Mẹ, hôm nay thu học phí nguyên lớp có mình con được miễn 100%.
Nghèo: Tốt rồi, phải vui chứ! Hay lát nhà mình giết con gà ăn mừng nhé!
Vợ Nghèo (nhìn gắt chồng): Thế phải vui, sao con buồn?
Bền: Vì nhà mình còn thuộc hộ nghèo nên được miễn; nhưng con thấy...nhà mình sao lại
không thoát nghèo?? Nhà mấy bạn cũng bấy nhiêu người sao lại không nghèo? Con thấy
buồn vì nhà mình chưa thoát nghèo?
Vợ Nghèo (ôm và xoa đầu con):
Nghèo (to tiếng): Mẹ con mày tào lao!
(Cán bộ tuyên truyền đi vào)

CBTT: Có gì mà nhà mình tranh luận xôn xao thế?

Vợ Nghèo (đứng dậy kéo ghế ra và rót ly nước): Không có gì đâu chị. Mời chị vô nhà
uống nước!
CBTT: Tôi vừa đi họp ở thôn mình về, tiện đường ghé qua đây chơi.
Nghèo: Ồ chào cán bộ! chứ không phải như các anh chị khác năm trước đến nói một hồi,
nhìn xung quanh nhà, cuối năm nói gia đình tôi thoát nghèo. Tôi không chịu đâu!
Vợ Nghèo (lấy tay đánh nhẹ vào vai chồng): Cái ông này!
CBTT (ngồi xuống ghế): Không! Tiện đường tui ghé thăm gia đình mình thôi. Sẵn gửi
lại cho cháu Bền cái áo khoác hôm bữa cháu để quên bên nhà...
CBTT (nâng ly nước lên uống): Mà anh Nghèo này, tôi thấy gia đình mình có đủ điều
kiện để đăng kí thoát nghèo, sao anh không đăng kí và phấn đấu thoát nghèo?
Vợ Nghèo: Em nói với ảnh mãi nhưng ảnh có nghe đâu!.
Nghèo: Pà im đi! Cán bộ coi nhà em thế này, có gì đâu mà thoát nghèo?
CBTT: Anh Nghèo này, theo tiêu chí mới, chuẩn hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu
nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng. Tôi thấy mức thu nhập này với gia đình
anh là đâu khó. Ngoài ra gia đình anh cũng đủ nhân lực và ruộng vườn để phát triển mà.
Vợ Nghèo (nói xen vào): Ông không biết đó thôi, sáng giờ đi họp tui nghe cán bộ bảo
huyện mình có rất nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 18 đó... (giả đò suy nghĩ) ..hay Nghị quyết số
01/2016 của Hội đồng nhân dân huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm...
CBTT (nói tiếp): hay gần đây nhất là Quyết định 411 ngày 11/4/2017 của UBND huyện
về “Phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo bền
vững”
Nghèo: Tôi kiên quyết không thoát nghèo!
Vợ Nghèo: Chị ơi, chồng em bảo nghèo sướng như tiên, nhà nước cho đủ thứ: nằm viện
không tốn tiền, hàng tháng đều được hỗ trợ tiền điện, lại được hỗ trợ trâu, heo sinh sản,
tết lại có tiền... nên không muốn thoát nghèo.


Tiểu phẩm: “GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG” – xã 3 Tô
CBTT (cười nhẹ): Anh Nghèo này, thiệt ra trước đây có nhiều người cũng nghĩ như anh.

Mọi chính sách Nhà nước cũng với mục đích cuối cùng là giúp mình thoát nghèo. Anh
nghĩ coi, nghèo có những tác hại gì: Nghèo ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trở ngại cho
giáo dục, nghèo cũng là nguyên nhân gây một số tệ nạn xã hội.
CBTT (uống ngụm nước): Ngay như địa bàn xã ta, cũng vì nghèo mà người ta phải phá
rừng, đó cũng là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt, hạn hán... đó đó (lấy tay chỉ) anh thấy
không ngay cơn bão số 12 vừa rồi đã làm con trâu, con heo, con gà bị dịch bệnh rồi chết;
hay nương keo, ruộng lúa của bà con xã mình bị sạt lỡ, tan hoang vậy đó.
Nghèo: Ơ, thế do nghèo à?
Bền: Đúng đó ba, cô giáo con cũng nói thế!
Vợ Nghèo: Đó, anh có muốn con mình tham gia vào các tệ nạn không?
Nghèo (sua tay): Không, không! ....nhưng làm sao để thoát nghèo, phải đăng ký à?
CBTT: Không anh Nghèo ạ, đăng ký chỉ là để mình nỗ lực phấn đấu thôi. Muốn thoát
nghèo, trước hết chúng ta phải loại bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách xã hội
của nhà nước, có ý thức tự mình vươn lên thoát nghèo. Hơn nữa, nhà nước còn hỗ trợ các
khoản vay vốn làm kinh tế hộ gia đình với các mô hình giúp thoát nghèo đang triển khai
ở xã ta như: mô hình sinh kế nè, mô hình hỗ trợ chăn nuôi trâu, nuôi dê, nuôi heo sinh
sinh sản...
Nghèo (tỏ vẻ còn chưa hiểu): Thật hả chị? Nhưng liệu có thoát nghèo thật không?
Vợ Nghèo: Đúng đó chồng.
CBTT: Vợ anh nói đúng, đó mới là cách thoát nghèo bền vững.
Nghèo (vẫy tay kéo vợ qua một bên): Vợ nghĩ sao?
Vợ Nghèo: Em nghĩ chị nói đúng đó! mình phải thoát nghèo thì cuộc sống của gia đình
mình mới hạnh phúc.
Nghèo (lấy tay che miệng - nói nhỏ): Ok vợ..... nhưng hỏi kỹ chị đã.
Vợ Nghèo: Chị! chồng em hỏi đăng kí thoát nghèo và muốn biết về các chương trình hỗ
trợ, các mô hình, các cơ hội việc làm thì gặp ai ạ?
CBTT: Gia đình mình yên tâm, có gì mai lên cơ quan gặp tôi tôi sẽ tư vấn cho.
Bền: Hoan hô ba mẹ, gia đình mình đăng ký thoát nghèo rồi!
CBTT: Sao rồi? Chú Nghèo còn muốn “NGHÈO BỀN VỮNG” nữa không nè?
Nghèo (lấy tay sờ vào bụng bầu của vợ):

Vợ Nghèo (xoa tay vào bụng cười và hỏi chồng): Thế đứa này ông tính đặt tên gì cho
con?
Nghèo (lấy tay sờ vào bụng bầu của vợ - cười): thì... thì... là tên: “GIẢM” cho đúng với
tư tưởng của gia đình mình hiện giờ chứ sao!
Tất cả diễn viên (đưa tay lên và hô): Ồhhhhhh! –làaaa “GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG”.
Tất cả diễn viên nắm tay cúi đầu chào khán giả rồi đi vô sân khấu!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×