BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------
BÀI TẬP
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Đề tài: “Hãy giả định là một nhà kinh doanh
bất động sản, phân tích một cơ hội kinh doanh
bất động sản và khả năng tận dụng cơ hội đó
tại một địa bàn”
Học viên: Nguyễn Thành Long
Mã học viên: CH260155
Ngày sinh: 06/10/1995
Lớp: Cao học 26P
Hà Nội, tháng 2 năm 2018
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: XÂY DỰNG
VÀ CHO THUÊ HỆ THỐNG NHÀ GỬI XE THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ...................................................................................................................................... 2
1.1.
Khái quát về cơ hội kinh doanh BĐS được đề cập ........................................... 2
1.2. Phân tích cơ hội: “Xây dựng và cho thuê hệ thống nhà gửi xe thông minh tại
thành phố Hà Nội”. ........................................................................................................ 2
1.2.1. Thực trạng các phương tiện giao thông và hạ tầng giao thông tại thành phố
Hà Nội ……………………………………………………………………………….2
1.2.2.
Thực trạng giá vé gửi xe máy và ô tô tại nội thành Thành phố Hà Nội ......... 5
CHƯƠNG 2. KHẢ NĂNG TẬN DỤNG CƠ HỘI XÂY DỰNG VÀ CHO THUÊ HỆ
THỐNG NHÀ GỬI XE THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................. 8
2.1.
Các mô hình Nhà gửi xe thông minh .................................................................. 8
2.2. Tận dụng các mảnh đất trống hoặc chưa khai thác triệt để làm nơi chứa nhà
gửi xe thông minh ......................................................................................................... 11
1
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: XÂY
DỰNG VÀ CHO THUÊ HỆ THỐNG NHÀ GỬI XE THÔNG MINH TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1.1.
Khái quát về cơ hội kinh doanh BĐS được đề cập
Khái niệm kinh doanh bất động sản: Kinh doanh bất động sản (Theo Luật Kinh
doanh BĐS 2014) là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận
chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất
động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động
sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh
lợi
Định hình cơ hội: Xây dựng và cho thuê hệ thống nhà gửi xe thông minh tại các
thành phố lớn của Việt Nam như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.
Phân tích cơ hội: “Xây dựng và cho thuê hệ thống nhà gửi xe thông minh
tại thành phố Hà Nội”.
1.2.1. Thực trạng các phương tiện giao thông và hạ tầng giao thông tại thành phố
Hà Nội
Tại Hội nghị triển khai công tác quản lý về GTVT, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm
bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2016 – 2020, Bí thư Thành
ủy TP Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: Hiện Hà Nội có 5,3 triệu xe máy, 560.000 ô tô,
10.000 xe đạp điện. Tốc độ tăng ô tô khoảng 17%, xe máy 11% mỗi năm.
Nếu tính ra, năm nay, Hà Nội sẽ có thêm 95.000 ô tô mới. Con số này tương
đương với khoảng 30% lượng xe mới dự báo bán ra toàn Việt Nam.
Điều này đặt hạ tầng giao thông của Hà Nội vào tình trạng quá tải. Mặc dù đầu tư
cho giao thông của Hà Nội ở mức lớn, xấp xỉ 50% tổng chi đầu tư, nhưng hạ tầng giao
thông của Thủ đô Hà Nội nói riêng và vùng Thủ đô còn nhiều hạn chế.
Các tuyến đường vành đai, như vành đai 1, 2, 3, các trục hướng tâm và các tuyến
phố chính đô thị đều chưa kết nối hoàn chỉnh, các tuyến vành đai 4, 5 chưa được đầu tư
2
xây dựng. Hệ thống vận tải hành khách công cộng đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị
triển khai còn chậm, trong khi phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh dẫn đến ùn tắc
giao thông và tai nạn giao thông vẫn có nguy cơ tăng cao trở lại.
Bên cạnh đó, công tác quản lý chưa tốt, văn hoá người tham gia giao thông chưa
có tiến bộ.
Theo Đồ án Quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
đang trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội sẽ phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao
thông đồng bộ để đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị
đạt 20% - 26% cho đô thị trung tâm; đạt 18% - 23% cho các đô thị vệ tinh.
Trong đó, diện tích đất cho giao thông tĩnh cần đạt 3% - 4%. Có 11 tuyến cao tốc,
8 quốc lộ và 2 đường vành đai liên vùng nối giao thông từ Thủ đô đi các phía. Trong đô
thị, có 1 cao tốc, 2 đường vành đai và 11 trục chính phía Bắc sông Hồng, 9 trục phía Nam
sông Hồng.
Hà Nội cũng tập trung cải tạo và xây dựng mới 185 nút giao khác mức giữa các
đường cao tốc, đường trục chính đô thị với đường ngang, xây dựng mới 11 cầu cộng 6
cầu hiện hữu vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội, 4 cầu mới cùng 4 cầu hiện hữu qua
sông Đuống, sông Đà, sông Đáy và các tuyến sông khác. Cùng với đó là 8 tuyến đường
sắt đô thị khu vực đô thị trung tâm, 8 tuyến xe buýt nhanh...
Đến năm 2020, Hà Nội sẽ phấn đấu vận tải hành khách công cộng đáp ứng 3035% tổng nhu cầu đi lại.
Trước tốc độ đô thị hoá, gia tăng dân số cơ học, phương tiện cá nhân nhanh chóng,
trong khi hạ tầng giao thông chậm phát triển, Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng
UTGT ngày càng nghiêm trọng.
Giám đốc Trung tâm Phát triển giao thông đô thị & nông thôn, Viện Chiến lược và
phát triển GTVT, ThS Phạm Hoài Chung nhận định, một trong những nguyên nhân lớn
nhất của tình trạng UTGT là sự gia tăng phương tiện cá nhân.
Theo tính toán, trong khi diện tích đất dành cho giao thông của Thủ đô chỉ tăng
trưởng 0,4%/năm thì số lượng phương tiện lại tăng 4,6%/năm, dân số tăng 2,3%/năm;
nhu cầu đi lại tăng 2,3%/năm.
3
Số liệu của Công an TP Hà Nội cho thấy, hiện TP có 546.057 ô tô, trong đó
368.665 ô tô con; 5.045.672 xe máy. Số phương tiện này hàng ngày chiếm dụng tới
85,8% mặt đường lưu thông toàn TP. Đặc biệt, ô tô dù chỉ chiếm 14,38% lượng phương
tiện nhưng chiếm tới 42,18% mặt đường.
Chênh lệch đó cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa khả năng đáp ứng của
hạ tầng và nhu cầu đi lại, tham gia giao thông của người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, nhiều
công trình hạ tầng chưa kịp hoàn thiện đã không còn đáp ứng được nhu cầu thực tại.
Các tính toán còn cho thấy, nếu không có sự kiềm chế hữu hiệu tăng trưởng xe cá
nhân, đến năm 2030, loại hình phương tiện này sẽ khiến hạ tầng TP quá tải từ 7,5 - 10,7
lần. Tình trạng đó đòi hỏi cơ quan chức năng phải sớm có biện pháp quyết liệt để tăng
cường quản lý phương tiện cá nhân, nhất là ô tô con chiếm 14,3% lượng phương tiện
nhưng chiếm tới 42,18% diện tích giao thông
Chuyên gia tư vấn cao cấp Nhật Bản Takagi Michimasa chia sẻ, tại Nhật Bản các
biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân hữu hiệu nhất là đánh vào kinh tế hoặc biện pháp
có sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức.
Cụ thể như: thu phí đỗ xe trong nội đô với giá rất cao; các cơ quan chính phủ cấm
nhân viên đi làm bằng phương tiện cá nhân, hỗ trợ họ đi lại bằng phương tiện công
cộng...
4
Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng mổ xẻ, phân tích nguyên nhân chậm phát triển
của loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC). Trên thực tế, Hà Nội mới chỉ có
xe buýt là loại hình VTHKCC chính yếu, nhưng mạng lưới xe buýt này vẫn chưa phát
huy được hết tác dụng do thiếu điều kiện hoạt động.
Chủ tịch Hiệp hội VTHKCC Hà Nội Nguyễn Trọng Thông nhận định, việc thiếu
làn đường riêng, phải vận hành chung với phương tiện các nhân đang hạn chế năng lực
vận hành của xe buýt, kéo dài thời gian mỗi lượt chuyến, không đáp ứng được nhu cầu
của hành khách.
Muốn hạn chế phương tiện cá nhân cần phải phát triển VTHKCC, nâng cao chất
lượng phục vụ loại hình này. Thế nhưng, nếu còn chưa có các điều kiện ưu tiên phù hợp,
VTHKCC còn lâu mới có thể đạt được mục tiêu đó.
Các chuyên gia cũng đề cao vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền, nâng
cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân. Đặc biệt là tuyên truyền để người dân
hiểu và hạn chế dần việc sử dụng phương tiện cá nhân.
Chỉ khi hạn chế được phương tiện cá nhân, nâng cao chất lượng, khả năng đáp ứng
của VTHKCC thì vấn nạn UTGT của Hà Nội mới có thể được giải quyết tận gốc rễ.
1.2.2. Thực trạng giá vé gửi xe máy và ô tô tại nội thành Thành phố Hà Nội
Với 91,26% đại biểu tán thành, HĐND Hà Nội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi,
bổ sung quy định thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP. Nghị
quyết có hiệu lực từ 1/1/2018.
Theo đó, mức phí sử dụng lòng đường hè phố sẽ tăng khoảng 300% đối với các
tuyến cần hạn chế, hầu hết nằm trên 12 tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm. Khu vực này
sẽ tăng từ 80.000 lên 240.000 đồng/m2 mỗi tháng sử dụng lòng đường trông giữ ôtô và từ
45.000 lên 135.000 đồng đối với trông giữ xe máy.
Ngoài ra, các khu vực tính từ trung tâm TP đến vành đai 3 cũng sẽ được điều
chỉnh tăng từ 60.000 lên 150.000 đồng/m2 mỗi tháng đối với các tuyến phố từ vành đai 1
đến đô thị lõi (250%); từ vành đai 2 đến vành đai 1 và từ vành đai 3 đến vành đai 2 tăng
130%; giữ nguyên mức phí từ ngoài vành đai 3 đến khu vực ngoại thành. Riêng đối với
5
các điểm ứng dụng công nghệ trông giữ xe thông minh (iPaking), được đề xuất thu phí
theo tỷ lệ 30% doanh thu.
Mức phí trông giữ phương tiện: Xe máy tăng 3.000 đến 5.000 đồng/xe/lượt, ôtô
tăng 30.000 đến 50.000 đồng/xe/lượt. Có những khu vực mức giá trông xe tháng sẽ tăng
từ 1,7 triệu đồng lên 2,6 triệu đồng/ôtô.
Theo tờ trình, TP Hà Nội khẳng định việc tăng giá trông giữ phương tiện không
ảnh hưởng đến người dân vì trên thực tế người dân đang phải trả cho các đơn vị, cá nhân
trông giữ xe cao gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định của TP.
Việc trông giữ xe ngoài trời lợi nhuận cao so với chi phí bỏ ra nên thu hút nhiều cá
nhân, tổ chức tham gia. Nhiều điểm trông giữ phương tiện thường xuyên lấn chiếm vỉa
hè, lòng đường, tự ý nâng giá gây bức xúc dự luận.
Theo nghị nghị quyết, mức thu phí tùy theo khu vực, tuyến phố theo nguyên tắc
mức thu phí cao nhất thuộc 12 tuyến phố khu bảo tồn cấp I đô thị lõi quận Hoàn Kiếm và
giảm dần xa trung tâm.
Mức thu phí mới không áp dụng đối với địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện ngoại
thành và một số tuyến đường, phố của các quận từ vành đai 3 trở ra. Khu vực này vẫn giữ
nguyên mức thu phí cũ đã được HĐND quyết nghị từ năm 2016.
Thảo luận trước khi bấm nút thông qua, đại biểu Hoàng Huy Được (huyện Ba Vì)
nhắc lại sự cần thiết khi dành vỉa hè cho người đi bộ và đủ chỗ để đảm bảo yêu cầu trông
giữ xe.
"Trong số 180 quán bia vỉa hè thì có 150 quán có hình bóng sắc phục đứng đằng
sau. Khi tăng mức này thì hệ lụy là gì? Ai là người thụ hưởng? TP được bao nhiêu tiền từ
việc tăng phí này?", ông Được đặt vấn đề
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (huyện Thạch Thất), Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà
Nội, cho rằng có thực tế là khi để giá thấp thì dân vẫn phải đóng giá cao. Nhưng thu mức
cao, Nhà nước không thu được bao nhiêu, chỉ có những người trông giữ xe trái phép thu
lợi.
6
Giải trình tiếp thu các ý kiến đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện
cho biết tăng giá trông giữ xe trong khu vực lòng đường, vỉa hè (phí thuê lòng đường, vỉa
hè tăng), còn trong các trung tâm thương mại, tòa nhà vẫn giữ nguyên.
Việc tăng giá này được thực hiện theo giờ và theo từng khu vực trên địa bàn TP.
Theo ông Viện đây là đợt tăng giá lần thứ nhất, nhằm tiệm cận giá trông giữ xe đang
được thị trường chấp nhận.
"Giá trông giữ xe đạp theo quy định hiện nay là 2.000 đồng, nhưng thực tế người
dân phải trả 5.000 đồng; xe máy là 3.000 đồng, nhưng người dân phải trả là 5.000 đồng,
thậm chí 10.000 đồng; ôtô là 30.000 đồng/2 giờ, nhưng người dân phải trả 50.000 đồng"
ông Viện nói.
Ông Viện cho biết TP tăng giá trông giữ phương tiện giao thông không lấy mục
tiêu thu tiền về ngân sách. Việc tăng giá để người dân cân nhắc khi sử dụng phương tiện,
từ đó đạt mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân.
Ngoài ra, việc này còn khuyến khích nhà đầu tư vào bãi đỗ xe tĩnh, để giảm đỗ xe
dưới lòng đường, vỉa hè. "Phương án tăng giá trông giữ xe đã thông qua Mặt trận Tổ
quốc lấy ý kiến, đa số người dân đồng tỉnh ủng hộ", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhấn
mạnh.
7
CHƯƠNG 2. KHẢ NĂNG TẬN DỤNG CƠ HỘI XÂY DỰNG VÀ CHO THUÊ HỆ
THỐNG NHÀ GỬI XE THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.
Các mô hình Nhà gửi xe thông minh
Từng đoạt giải Nhì cuộc thi sản phẩm phần mềm “Trí tuệ Việt Nam 2006”, sản
phẩm “Hệ thống quản lý bãi xe thông minh ứng dụng công nghệ nhận dạng biển số kết
hợp công nghệ thẻ - Mắt thần 2.0” của nhóm Mắt thần sẽ là đối thủ nặng ký tại cuộc thi
Nhân tài Đất Việt 2009 cho hệ thống giải Sản phẩm đã ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Quản lý bãi gửi xe, thông minh với Mắt thần, Quản lý bãi gửi xe thông minh với
Mắt thần
Quản lý bãi gửi xe thông minh với Mắt thần 2.0
Từng đoạt giải Nhì cuộc thi sản phẩm phần mềm “Trí tuệ Việt Nam 2006”, sản
phẩm “Hệ thống quản lý bãi xe thông minh ứng dụng công nghệ nhận dạng biển số kết
hợp công nghệ thẻ - Mắt thần 2.0” của nhóm Mắt thần sẽ là đối thủ nặng ký tại cuộc thi
Nhân tài Đất Việt 2009 cho hệ thống giải Sản phẩm đã ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Quản lý bãi gửi xe một cách thông minh
8
Sản phẩm ra đời với ý tưởng sẽ xoá bỏ được các phương pháp trông giữ xe thủ
công trước nay như ghi vé giấy, dùng thẻ giấy, vé mã vạch, ghi số bằng tay đòi hỏi nhiều
nhân công, tốn thời gian và dễ mất an toàn.
Năm 2006, nhóm Mắt thần thuộc Trung tâm Công nghệ Mô phỏng/Học viện Kỹ
thuật quân sự đã nghiên cứu thành công và cho ra đời sản phẩm “Hệ thống ghi vé xe tự
động ứng dụng công nghệ xử lý và nhận dạng ảnh” (MT 1.0) và đưa vào áp dụng tại Học
viện Kỹ thuật Quân sự.
Tiếp tục phát triển các ý tưởng sáng tạo và ứng dụng kết quả nghiên cứu mới, từ
cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 các tác giả nhóm Mắt thần đã xây dựng phiên bản mới
(MT 2.0) cho dòng sản phẩm quản lý phương tiện vào/ra, cho phép quản lý thông minh
các bãi trông giữ xe với việc sử dụng công nghệ nhận dạng ảnh biển số kết hợp công
nghệ thẻ.
Với phiên bản này, phần lớn các thao tác kiểm soát phương tiện vào/ra bãi gửi xe
được tự động hóa, tốc độ lưu thông xe vào/ra được tăng lên khoảng 3 lần so với các
phương pháp thông thường. Ngoài ra, hệ thống có tính linh hoạt và tính mở cao, có thể
giải quyết một cách nhanh chóng các vấn đề thường gặp trong việc quản lý bãi xe.
Mắt thần 2.0 được xây dựng dựa trên cơ sở công nghệ nhận dạng biển số xe kết
hợp với công nghệ thẻ, với nguyên lý hoạt động như sau: Hệ thống máy tính được tích
hợp với đầu đọc thẻ, camera (và có thể cả barie theo tùy chọn của đơn vị sử dụng). Mỗi
xe khi vào bãi gửi sẽ được sở hữu một thẻ gửi xe tương ứng với một bản ghi cơ sở dữ liệu
với đầy đủ các thông tin: mã số thẻ, hình ảnh chứa mặt chủ xe, hình ảnh chứa biển số xe,
dữ liệu biển số xe dạng text (do phần mềm Mắt thần 2.0 nhận dạng từ hình ảnh chụp biển
số xe), thời gian, địa điểm…
Khi xe ra khỏi bãi gửi, hệ thống làm công việc tương tự như lúc xe vào (nhận về
mã số thẻ, hình ảnh mặt chủ xe, biển số xe, nhận dạng biển số xe đang ra…) đồng thời
thông qua mã số thẻ gửi xe, thông tin về xe gửi sẽ được tham chiếu và hiển thị, phần
mềm hệ thống sẽ tự động so sánh biển số xe vào và ra để kết luận tính hợp lệ của lượt xe
ra.
Tất các các thông tin xe vào ra (đặc biệt là hình ảnh mặt chủ xe và hình ảnh biển
số xe lúc vào/ra) đều được hiển tức thời lên màn hình cho phép bảo vệ dễ dàng đối chiếu
9
khi cần thiết. Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu xe gửi được xây dựng cho phép giải quyết
tất cả các vấn đề đặt ra đối với việc quản lý bãi gửi xe.
Sản phẩm có thể dụng tại các điểm trông giữ xe, đặc biệt thích hợp với các bãi xe
có dung lượng và lưu lượng lớn như tại các siêu thị, bệnh viện, các tòa nhà, các khu
chung cư, trường đại học, trường phổ thông, cơ quan, sân bay, bến cảng…
Xét về giá thành sản phẩm, phần mềm Mắt thần 2.0 mang đúng thương hiệu
“made in Việt Nam” cùng với các phần cứng thông dụng sẵn có trên thị trường đã cho
phép Mắt thần 2.0 có một giá thành rất cạnh tranh với các sản phẩm tương tự nhập ngoại.
Chẳng hạn, giá thành cho một hệ thống Mắt thần 2.0 áp dụng 4 luồng, quản lý bãi xe
5000m2 vào khoảng 400 triệu đồng, trong khi giá thành S-parking áp dụng quản lý bãi xe
1000m2 lên đến 1 tỉ (theo VTV1).
Sản phẩm hiện nay đã được ứng dụng ở nhiều đơn vị khác nhau và được các đơn
vị sử dụng đánh giá rất cao. Các đơn vị đã sử dụng sản phẩm Mắt thần 2.0 (đến
31/8/2009) là: Tổng cục Hải quan Việt Nam: Hệ thống quản lý xe máy vào/ra; Tòa nhà
VinCom Tower City - hầm gửi xe B2; Tòa nhà VinCom Park Place - hầm gửi xe B1;
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Yên…
Với số lượng hợp đồng (tổng số 05) đã triển khai cho đến thời điểm hiện tại
(08/2009), và hàng loạt các đơn hàng đang nhận từ các khách hàng tại Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội của sản phẩm thông qua sự chấp nhận và
đánh giá của thị trường.
Không sợ mất xe
Nếu tính đến việc sử dụng sản phẩm có liên quan đến phạm vi ngành ứng dụng thì
hầu hết tất cả các ngành nghề với lưu lượng người tham gia lớn thì đều rất cần đến hệ
thống này: giáo dục (các học viện, nhà trường), doanh nghiệp lớn (tòa nhà của doanh
nghiệp), y tế (bệnh viện), công nghiệp (các khu công nghiệp), hàng không (sân bay)…
Nhiều tính năng ưu việt trong sản phẩm được nhóm đưa ra như: chế độ cảnh báo
cho các tình huống xe ra không hợp lệ; tránh ùn tắc khi gửi xe; tránh tình trạng mất cắp
xe khi chủ xe bị mất vé; tránh tình trạng gian lận trong thu phí gửi xe.
10
Với chiếc hộp đen gắn trong hệ thống, Mắt thần 2.0 khả năng lưu trữ tuyệt vời với
một bãi xe có lưu lượng vào ra đến 4000 lượt/1 ngày, sử dụng ổ cứng 160GB có thể lưu
được dữ liệu hình ảnh đến 1 năm sử dụng. Nó còn nhiều tác dụng xã hội khác như chấm
công, quản lý giờ làm nhân viên một cách hiệu quả và phục vụ công tác điều tra trộm cắp
xe.
Mắt thần 2.0 cho phép giảm được tối đa số lượng nhân lực cũng như nhân công ở
các bãi gửi xe (kéo theo giảm được chi phí tương ứng). Mặt khác, tốc độ lưu thông nhanh
cho phép tiết kiệm được thời gian (kéo theo là tiền của) của một số lượng lớn người gửi
xe diễn ra hàng ngày, tháng, năm.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài các giải pháp của nhóm Mắt thần đã được triển
khai ở một số điểm tại khu vực Hà Nội từ năm 2006-2007 thì mới có thêm giải pháp Sparking (xuất xứ Malaysia) bắt đầu triển khai ở một vài điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
từ đầu năm 2009, các điểm gửi xe còn lại vẫn thực hiện theo cách thủ công.
Để đưa sản phẩm Mắt thần 2.0 ứng dụng hiệu quả vào thực tế, các tác giả nhóm
Mắt thần đã hoạt động lao động nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc với nhiều
công trình khoa học được công bố, trong nhóm có một tác giả bảo vệ thành công luận án
Tiến sỹ, hai tác giả bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ về cùng lĩnh vực nghiên cứu liên
quan.
Hơn nữa, các tác giả nhóm Mắt thần đã không dừng lại ở những kết quả lý thuyết
thuần túy, mà đã đưa các kết quả nghiên cứu đó ứng dụng nó vào thực tế cuộc sống, góp
phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học, nâng cao chất lượng cuộc sống. Có thể nói,
Mắt thần 2.0 là một sản phẩm được phát triển từ gốc bởi chính các nhà nghiên cứu trẻ
Việt Nam.
Với phiên bản Mắt thần 2.0, về mặt khoa học công nghệ, có thể khẳng định được
là công nghệ nhận dạng biển số xe của Việt Nam không hề thua kém công nghệ tương tự
của bất cứ nước nào trên thế giới.
2.2.
Tận dụng các mảnh đất trống hoặc chưa khai thác triệt để làm nơi chứa nhà
gửi xe thông minh
11
Tại địa bàn nội thành Thành phố Hà Nội, có một số diện tích đất có thể tận dụng
để sử dụng vào mục đích xây dựng, lắp đặt nhà gửi xe thông minh như:
-
Khuôn viên các Trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Các
trường Đại học vào các khung giờ buổi tối.
-
Khuôn viên các dự án bất động sản còn đang trong quá trình lập dự án, nghiên cứu
khả thi, tiền khả thi.
Thống kê cho thấy hiện nay toàn thành phố có 66 trường Trung học Phổ thông và
114 trường Cao đẳng, Đại học, Học viện.
Đây là nguồn đất tiềm năng để tận dụng giá trị trong việc xây dựng các nhà gửi xe
thông minh và đưa vào sử dụng trọng tâm vào các giờ ngoài giờ hành chính.
12