Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ảnh hưởng bổ sung mỡ cá tra và bột tỏi vào khẩu phần gà hậu bị brown lúc 4 tuần đến 12 tuần tuổi nuôi trên chuồng hở ở bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.14 MB, 82 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình luận văn nào trước đây.

Tác giả

Trà Thị Bích Trân

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại dưới giảng đường Đại Học Cần Thơ, tôi đã
được các thầy cô tận tình hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu đó là hành trang để tôi bước vào đời. Và ngày hôm nay được sự chỉ bảo
nhiệt tình của thầy cô cùng với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp. Khi sắp rời xa mái trường tôi muốn gửi tới tất cả mọi người lời cảm tạ
sâu sắc và chân thành nhất.
Trước tiên, con xin tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, người đã sinh con ra và nuôi con
thành người, hy sinh một đời vì con.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung và cô Trần Thị Điệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân cố vấn học tập lớp Chăn Nuôi – Thú Y K33, cùng quý
thầy cô bộ môn Chăn Nuôi, bộ môn Thú Y.
Xin cảm ơn Th.s Lê Thanh Phương và cô Tư Nở đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều
kiện tốt trong thời gian tôi làm đề tài.
Cảm ơn anh Văn Đắc Thắng và K.s Cao Văn Út Em đã hướng dẫn và giúp đỡ để tôi
hoàn thành đề tài, cùng với các anh em ở trại gà.
Thân gửi những tình cảm tốt đẹp nhất đến tập thể các bạn lớp Chăn Nuôi – Thú Y
K33 và các em khóa sau.


Cuối cùng xin chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui hạnh phúc và
thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!

Trà Thị Bích Trân

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vii
TÓM LƯỢC ....................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................................2
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM..................................................2
2.1.1. Giống gà Gold-line – 54 ...............................................................................................2
2.1.2. Giống Leghorn..............................................................................................................2
2.1.3. Giống Hy-line ...............................................................................................................2
2.1.4. Giống Brown nick.........................................................................................................2
2.1.5.Giống Lohmann Brown .................................................................................................2
2.1.6. Giống Rhode Island ......................................................................................................3
2.2. ĐẶC ĐIỂM GÀ HISEX BROWN ..................................................................................3
2.2.1. Nguồn gốc.....................................................................................................................3
2.2.2. Đặc điểm và ngoại hình ................................................................................................3

2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ ............................................................................6
2.3.1. Vai trò của Protein ........................................................................................................6
2.3.2. Vai trò năng lượng ........................................................................................................7
2.3.2.1. Tầm quan trọng của năng lượng ................................................................................7
2.3.2.2. Nhu cầu năng lượng...................................................................................................8
2.3.3. Vai trò của Carbohydrate ..............................................................................................8
2.3.4. Nhu cầu acid amin ở gia cầm........................................................................................9
2.3.5. Mối quan hệ giữa các acid amin .................................................................................11
2.3.6. Vai trò của Lipid .........................................................................................................13
2.3.7. Vai trò của nước..........................................................................................................15
2.3.8. Vai trò của vitamin và khoáng chất ............................................................................17
2.3.8.1. Nhu cầu Vitamin ở gia cầm .....................................................................................17
2.3.8.2. Nhu cầu khoáng chất ở gia cầm...............................................................................18
2.4. ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU .......................................................................................20
2.4.1. Ảnh hưởng của sự điều tiết thân nhiệt ........................................................................20
2.4.2. Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi ..........................................................................22
2.4.3. Vai trò của việc chiếu sáng .........................................................................................22
2.5. ĐIỀU KIỆN CHỌN LỌC CON GIỐNG VÀ NUÔI DƯỠNG .....................................23
2.5.1. Kỹ thuật chọn giống gà ...............................................................................................23
2.5.2. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng..................................................................................24
2.5.3. Vệ sinh phòng bệnh ....................................................................................................25
2.5.4. Quy trình phòng bệnh vaccine ....................................................................................27
2.6. CÁC LOẠI THỨC ĂN BỔ SUNG VÀO KHẦU PHẦN CỦA GÀ HẬU BỊ ..............28
2.6.1. Mỡ cá tra .....................................................................................................................28
2.6.1.1. Giới thiệu chung về mỡ cá.......................................................................................28
2.6.1.2. Thành phần acid béo có trong mỡ cá tra..................................................................29
2.6.2. Bột tỏi .........................................................................................................................31

iii



CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................34
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM....................................................................................34
3.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện .................................................................................34
3.1.2. Động vật thí nghiệm ...................................................................................................34
3.1.3. Chuồng trại .................................................................................................................34
3.1.4. Thức ăn thí nghiệm .....................................................................................................35
3.1.5. Quy trình phòng bệnh ở trại........................................................................................36
3.1.6. Dụng cụ thí nghiệm.....................................................................................................37
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................................................................................38
3.2.1. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................................38
3.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.................................................................................38
3.2.2.1. Chế độ cho ăn ..........................................................................................................38
3.2.2.2. Chế độ nước uống ....................................................................................................38
3.2.2.3. Chế độ chiếu sáng ....................................................................................................40
3.2.2.4. Chế độ vệ sinh chuồng trại ......................................................................................40
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................40
3.2.4.1. Tăng trọng và khối lượng ........................................................................................40
3.2.4.2. Tiêu tốn thức ăn .......................................................................................................41
3.2.4.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) ....................................................................41
3.2.4.3. Tỷ lệ hao hụt ............................................................................................................41
3.2.4.4. Phân tích thành phần dinh dưỡng thức ăn................................................................41
3.2.5. Xử lý số liệu................................................................................................................41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................42
4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM ....................................................42
4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM .............................................................................................42
4.2.1. Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung mỡ cá và bột tỏi đến khối lượng ..................42
4.2.2. Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung mỡ cá và bột tỏi đến tăng trọng ...................43
4.2.3. Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung mỡ cá và bột tỏi đến tiêu tốn thức ăn...........44
4.2.4. Ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung mỡ cá và bột tỏi đến hệ số chuyển hóa thức

ăn...........................................................................................................................................45
4.2.5. Số lượng dưỡng chất ăn vào .......................................................................................47
4.2.6. Tỷ lệ hao hụt ...............................................................................................................50
4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ ...................................................................................................51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................52
5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................................52
5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................53

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT2: Nghiệm thức bổ sung bột tỏi 2%
CF: Xơ thô
CP: Protein thô
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐC: Nghiệm thức đối chứng
ĐHCT: Đại học cần thơ
EE: Béo thô
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn
IB: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
ILT: Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
MC2: Nghiệm thức bổ sung mỡ cá 2%
MCBT2: Nghiệm thức bổ sung mỡ cá 2% và bột tỏi 2%
ME: Năng lượng trao đổi
ND: Bệnh Newcastle
NDF: Xơ trung tính
NT: Nghiệm thức
NXB: Nhà xuất bản

TĂHH: Thức ăn hỗn hợp
TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown .......................4
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown .........5
Bảng 2.3. Mật độ nuôi ............................................................................................................5
Bảng 2.4. Khả năng tiêu hóa của chất béo và năng lượng của một vài loại chất béo...........14
Bảng 2.5. Chương trình chiếu sáng để khuyến khích tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng.........23
Bảng 2.6. Quy trình phòng bệnh vaccine trên gà..................................................................27
Bảng 2.7. Hàm lượng các acid béo của mỡ cá tra.................................................................29
Bảng 2.8. Thành phần các acid béo có trong mỡ cá tra ở các hình thức nuôi khác nhau .....30
Bảng 2.9. Thành phần hóa học của bột tỏi............................................................................33
Bảng 3.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ sở (TĂ giai đoạn úm)35
Bảng 3.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ sở (TĂHH gà hậu bị )35
Bảng 3.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ sở (TĂHH gà đẻ)......36
Bảng 3.5. Qui trình tiêm phòng trên gà ................................................................................37
Bảng 3.6. Bố trí thí nghiệm...................................................................................................38
Bảng 3.7. Chế độ nước uống cho gà .....................................................................................39
Bảng 3.8. Chế độ chiếu sáng cho gà thí nghiệm...................................................................40
Bảng 4.1. Khối lượng của đàn gà qua các tuần tuổi (g/con).................................................42
Bảng 4.2. Tăng trọng của đàn gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày).........................................43
Bàng 4.3 Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) giai đoạn 4 - 12 tuần tuổi ......................................44
Bảng 4.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn giai đoạn 4 - 12 tuần tuổi ...........................................46
Bảng 4.5. Số lượng CP ăn vào (g/con/ngày).........................................................................48
Bảng 4.6. Số lượng ME ăn vào (Kcal/con/ngày)..................................................................49
Bảng 4.7. Tỷ lệ hao hụt của đàn gà của toàn kỳ thí nghiệm .................................................50

Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm ......................................51

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Gà đẻ hậu bị Hisex Brown………………………………………………………...3
Hình 2.2 Mỡ cá tra……………………………………………………………………........28
Hình 2.3 Bột tỏi………………………………………………………………………….....31
Hình 3.1 Hình ô thí nghiệm………………………………………………………………..34
Biểu đồ 4.1 HSCHTĂ từ 4 – 12 tuần tuổi…………………………………………………47
Biểu đồ 4.2 Hàm lượng CP ăn vào từ 4 – 12 tuần tuổi………………………………........48
Biểu đồ 4.3 Hàm lượng ME ăn vào từ 4 – 12 tuần tuổi…………………………………...50

vii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng bổ sung mỡ cá tra và bột tỏi vào khẩu phần gà hậu bị giống Hisex
Brown lúc 4 tuần đến 12 tuần tuổi nuôi trên chuồng hở ở Bình Dương”. Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại trên 800 con gà đẻ
hậu bị giống Hisex Brown ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm 4 tuần tuổi.
Nghiệm thức 1: Khẩu phần cơ sở
Nghiệm thức 2: Khẩu phần cơ sở bổ sung 2% mỡ cá tra
Nghiệm thức 3: Khẩu phần cơ sở bổ sung 2% bột tỏi
Nghiệm thức 4: Khẩu phần cơ sở bổ sung 2% mỡ cá tra + 2% bột tỏi
Các chỉ tiêu theo dõi: tiêu tốn thức ăn, khối lượng, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển
hóa thức ăn.
Qua thí nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Khối lượng gà cuối kỳ thí nghiệm cao nhất ở nghiệm thức MC2 (956g),kế tiếp là MCBT2

(954g) và BT2 (950g), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (938g). Tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Tăng trọng gà qua các tuần tuổi giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (P=0,01), sự
khác biệt chủ yếu ở MC2, BT2, MCBT2 lần lượt là (12,08g),(11,92g),(12,16g) với nghiệm
thức đối chứng thấp nhất là (11,08g).
TTTA/gà/ngày ở nghiệm thức đối chứng cao nhất là (43,76g) và thấp nhất ở nghiệm thức
BT2 là (40,38g) so với MC2 và MCBT2 lần lượt là (41,82g),(41,96g). Tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (P=0,07).
Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P=0,26).
Hiệu quả kinh tế cao nhất là ở nghiệm thức MC2.

viii


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc cung cấp thực
phẩm cho con người. Ngoài thịt gà thì trứng gà là một sản phẩm giàu dinh dưỡng và
có giá trị, theo Bùi Xuân Mến (2006) thì trứng là nguồn protein an toàn nhất trong
các nguồn protein có nguồn gốc từ động vật, là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và
khá cân bằng về mặt dưỡng chất cũng như các acid amin thiết yếu. Chính vì vậy mà
hiện nay nghành chăn nuôi lấy trứng rất được quan tâm phát triển.
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong khẩu phần của gà đẻ, ngoài việc cung
cấp các acid béo thiết yếu, là dung môi giúp hòa tan các vitamin, chất béo còn là
nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần của gà đẻ. Vì vậy, việc
nghiên cứu sử dụng chất béo để bổ sung vào khẩu phần gà đẻ hậu bị là quan trọng.
Một trong các chất béo đó là mỡ cá tra, Cá tra Việt Nam là sản phẩm thủy sản có
tốc độ phát triển nhanh, trong khoảng 10 năm gần đây sản lượng của cá tra đã tăng
50 lần. Theo kế hoạch, năm 2010 sẽ nâng sản lượng cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long lên 1,5 triệu tấn, trong đó sản phẩm xuất khẩu là 600.000 tấn

(www.baomoi.com). Mỡ cá tra là một thực liệu có đầy đủ các acid béo cần thiết cho
sự phát triển của cơ thể, tổng số acid béo chưa bão hòa chiếm 55,8% vì vậy mỡ cá
tra nên được tận dụng để đưa vào khẩu phần của gia súc gia cầm.
Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong trứng gà cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người gây ung thư, xơ vữa động mạch…. Tỏi là gia vị thông thường khi
nấu ăn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn vì chứa thành phần chính là allicin và diallyl
sulfua giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm, làm giảm hàm lượng
cholesterol, giúp hệ tim mạch luôn lành mạnh… Do đó, việc bổ sung bột tỏi vào
thức ăn cho gà đẻ hậu bị là có ý nghĩa và thiết thực.
Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng bổ sung mỡ cá tra
và bột tỏi vào khẩu phần gà hậu bị giống Hisex Brown lúc 4 tuần đến 12 tuần
tuổi nuôi trên chuồng hở ở Bình Dương” với mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của
các mức độ thức ăn bổ sung đến tăng trọng và khối lượng, tiêu tốn thức ăn, hệ số
chuyển hóa thức ăn của gà đẻ hậu bị giống Hisex Brown.

1


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM
2.1.1. Giống gà Gold-line – 54
Giống gà chuyên trứng Hà Lan, ở cấp bố mẹ có lông màu nâu dòng trống, lông
màu trắng dòng mái, tạo gà thương phẩm, ngược lại mái màu nâu chọn nuôi đẻ, gà
trống lông trắng chọn loại. Sản lượng trứng cao 260 - 280 quả/mái/năm, trứng
56 - 60 g, vỏ nâu, chu kì đẻ trứng kéo dài nên năng suất trứng có thể còn cao hơn.
Giai đoạn đẻ cao 85 - 90% từ tuần 32 - 45 hơn các giống khác. Tiêu tốn thức ăn
cho 10 trứng 1500 - 1600 g. Gà thích nghi tốt, nhập vào Việt Nam nuôi ở nhiều
vùng trong thời gian dài (Lê Hồng Mận, 2003).
2.1.2. Giống Leghorn
Giống gà trứng cao sản nhập từ Cu Ba vào Việt Nam sớm nhất từ những năm 70,

thích nghi tốt, lông trắng, đầu nhỏ, mào và tích phát triển, mào gà mái ngả về một
phía gần che cả mắt. Gà mình nhỏ, mái 1.8 kg, trống 2.5 kg. Trứng to 55 - 60g,
tiêu tốn thức ăn 1500 - 1550 g/10trứng, vỏ trứng màu trắng thích hợp cho kiểm tra
phôi, nhất là khi dùng phôi ấp chế biến vacine phòng bệnh (Lê Hồng Mận, 2003).
2.1.3. Giống Hy-line
Giống gà trứng cao sản ở Mỹ. Gà giống thương phẩm mới nở chọn theo Autsex
mái lông nâu để nuôi đẻ, trống trắng cho loại. Gà mình gọn, mào đơn, sản lượng
trứng 270 - 300 quả/mái/năm, trứng to 56 - 60g, vỏ nâu, tiêu tốn thức ăn 1500 1600 g/10 trứng. Gà nhập vào Việt Nam thích nghi tốt, nhất là vùng miền Trung
rất được ưa chuộng (Lê Hồng Mận, 2003).
2.1.4. Giống Brown nick
Giống gà trứng cao sản Mỹ. Gà thương phẩm mới nở lông vàng nâu chọn nuôi, gà
trống lông trắng loại. Sản lượng trứng 280 - 300 quả/mái/năm, trứng to
62 - 63,5 g, vỏ nâu, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 1500 - 1600 g. Nhập vào
Việt Nam, gà thích nghi tốt, nuôi ở các vùng, tỷ lệ đẻ cao 80 - 90%, có những tuần
tuổi đẻ đến 92 - 94%. Gà có tỉ lệ nuôi sống cao, dễ nuôi (Lê Hồng Mận, 2003).
2.1.5.Giống Lohmann Brown
Giống gà Lohmann Brown là giống gà đẻ trứng nâu được nhập nội từ Đức vào
Việt Nam. Gà mái thương phẩm mới nở lông màu nâu chọn nuôi, trống trắng loại.
Giống gà bố mẹ trưởng thành trống 3 - 3.3 kg, mái 2 - 2.2kg. Sản lượng trứng cao
2


290 - 300 quả/mái/năm, trứng to 63,5 - 65g, tiêu tốn thức ăn 1500 - 1600g/10
trứng. Nhập vào Việt Nam, gà thích nghi tốt, nuôi phổ biến ở nhiều vùng cho năng
suất cao (Lê Hồng Mận, 2003).
2.1.6. Giống Rhode Island
Giống gà Rhode được lai tạo nhiều giống gà trứng cao sản hiện nay. Nhập vào
Việt Nam gà thích nghi tốt. Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu lai tạo giống gà Rhode
với giống gà Ri tạo ra nhóm giống Rốt - Ri. Gà Rốt - Ri lông nâu nhạt, chịu tìm
mồi, sức chống chịu thời tiết và bệnh tật khá, đạt năng suất trứng rung bình giữa 2

giống, cao hơn gà Ri. Gà có lông màu đỏ điển hình, gà trống có ít lông đuôi đen.
Thân mình cân đối, mào đứng, chân vàng, dáng đẹp. Sản lượng trứng 200 - 220
quả/mái/năm, to 55 - 57 g, vỏ nâu. Gà mái trưởng thành 2.5 - 3 kg, trống 3.5 - 4 kg
(Lê Hồng Mận, 2003).
2.2. ĐẶC ĐIỂM GÀ HISEX BROWN
2.2.1. Nguồn gốc
Gà hậu bị Hisex Brown được nhập vào Việt Nam 1997, có nguồn gốc ở Hà Lan
được công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống. Gà Hisex Brown
bố mẹ được Công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm. Gà con
sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số
để bán ra thị trường.
2.2.2. Đặc điểm và ngoại hình
Gà đẻ hậu bị Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản, lông con mái màu nâu,
con trống lông màu trắng (có di truyền chéo với cha mẹ) (Hình 1).

Hình 2.1 Gà đẻ hậu bị Hisex Brown

3


Bảng 2.1. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown

Tuần tuổi

Ngày tuổi

Lượng thức ăn

Trọng lượng cơ thể (gam/tuần)


ăn vào (gam/ngày)

Nhỏ nhất

Lớn nhất

1

0-7

11

65

68

2

8-14

17

110

120

3

15-21


25

195

210

4

22-28

32

285

305

5

29-35

37

380

400

6

36-42


42

470

500

7

43-49

46

560

590

8

50-56

50

650

680

9

57-63


54

740

775

10

64-70

58

830

865

11

71-77

61

920

960

12

78-84


64

1010

1050

13

85-91

67

1095

1140

14

92-98

70

1180

1230

15

99-105


73

1265

1320

16

106-112

76

1350

1410

17

113-119

80

1430

1505

18

120-126


84

1500

1600

Nguồn: A Hendrix Genetics Company, (2006)

4


Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown

Giai đoạn nuôi (tuần tuổi)
Nhu cầu dinh dưỡng
0-6

7 - 10

11 - 15

16 - 17

20

18

15.5

14.75


2980

2940

2840

2820

Linoleic Acid %

1.3

1.3

1.2

1.2

Methionine %

0.45

0.4

0.35

0.35

M+C%


0.8

0.72

0.63

0.63

Lysine %

1.1

1

0.85

0.8

Arginine %

1.2

1.1

0.97

0.95

Tryptophan %


0.21

0.19

0.16

0.16

Threonine %

0.75

0.7

0.6

0.55

1

1

1

2.25

Phosphorus %

0.5


0.5

0.45

0.45

Sodium (%)

0.18

0.17

0.17

0.18

Crude Protein (%)
ME (kcal/kg)

Calcium %

Nguồn: Hendrix Genetics.com, (2008)

Bảng 2.3. Mật độ nuôi

Kiểu nuôi

Tuần tuổi


Ngày tuổi

Diện tích nhỏ nhất (con/m2)

Nuôi lồng

0-4

1 - 28

86,95

5 - 17

29 - 119

28,57

18

120

22,22

0-6

1 - 42

10


7 - 17

43 - 119

5

18

120

5

Nuôi sàn (khí
hậu nóng)

Nguồn: Nguyễn Túy Hảo (1991)

5


2.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ
2.3.1. Vai trò của Protein
Protein là chất quan trọng nhất để duy trì sự sống của gà, nó tham gia vào quá
trình hoạt động sống, sinh trưởng, phát dục, duy trì nòi giống. Đặc tính của một
phân tử protein được xác định bởi số lượng, loại và cách sắp xếp của các acid
amin tạo thành. Trong quá trình tiêu hóa, protein trong thức ăn được phân giải
thành các acid amin riêng lẽ, sau đó được hấp thu và được sắp xếp lại thành các
protein chuyên biệt ở các mô của cơ thể hay trong trứng của gia cầm. Các acid
amin thiết yếu từ protein của thức ăn giới hạn là lysine (Lys), methionine (Met) và
tryptophan. Trong thức ăn gia cầm, các loại hạt ngũ cốc được sử dụng có mức

protein thấp và thường chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần (KP), đặc biệt là thiếu
lysine và tryptophan. Khi thiết lập khẩu phần cho gia cầm là phải cung cấp đầy đủ
tất cả các acid amin thiết yếu và đủ Nitơ tổng số để gia cầm có thể tổng hợp các
acid amin khác khi cần thiết. Nếu thiếu protein thì gà sẽ chậm lớn, còi cọc, mức
sản xuất trứng thấp, mọc lông kém và thường tạo ra tỷ lệ mỡ cao hơn trong thân
thịt nếu so với gia cầm được nuôi dưỡng đầy đủ (Bùi Xuân Mến, 2008).
Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì protein là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản
phẩm thịt, trứng gia cầm để cung cấp thực phẩm giàu protein cho con người.
Trong trứng gia cầm có khoảng 13 - 20% protein. Trong cơ thể gia cầm protein chỉ
được tổng hợp khi trong thức ăn có chứa chúng với số lượng và chất lượng cần
thiết. Quá trình tiêu hóa protein chính là sự phân giải chúng thành các acid amin
dưới tác dụng của các enzyme cho cơ thể sử dụng để tạo ra protein của bản thân cơ
thể và cho sản phẩm (Lương Đức Phẩm, 1982).
Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trò tạo hình và cấu tạo nên tế
bào, hoormone, kháng thể chúng là nguồn năng lượng duy trì trạng thái cân bằng
acid bazơ điều hòa và trao đổi chất trong cơ thể. Giá trị sinh học của protein trong
thức ăn được đánh giá bằng sự hiện diện của các acid amin mà cơ thể không tự
tổng hợp được hoặc có tổng hợp được cũng không đáp ứng được yêu cầu của cơ
thể. Trong các acid amin thiết yếu những acid amin thường thiếu trong thức ăn là
acid amin giới hạn và nó quyết định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể. Đối với
gia cầm có các acid amin giới hạn là: lysine, methionine, tryptophan và threonine.
Nếu protein có chứa tất cả các acid amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì
chúng là các protein có giá trị sinh học cao và ngược lại. Trong thức ăn chăn nuôi
gia cầm cần chú ý các loại thực liệu có giá trị sinh học cao để cân đối các thực liệu

6


có giá trị sinh học thấp. Đồng thời bổ sung các acid amin tổng hợp để có một khẩu
phần cân đối hoàn chỉnh (Melekhin and Grindin, 1997).

Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài các acid amin ra nó còn giới hạn
bởi sự cung cấp năng lượng. Nếu khẩu phần không đủ năng lượng sẽ làm giảm
năng suất tổng hợp protein, từ đó dẫn đến giảm giá trị sinh vật học của protein.
Vậy muốn tổng hợp protein với năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ
acid amin mà cả năng lượng. Dư thừa một trong hai yếu tố trên đều không tốt. Dư
acid amin thì giảm tính thèm ăn, còn dư năng lượng thì gia cầm tích nhiều mỡ,
giảm tỷ lệ đẻ (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.3.2. Vai trò năng lượng
2.3.2.1. Tầm quan trọng của năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của
thức ăn. Năng lượng tỏa nhiệt tùy thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần dinh
dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy Giảng,
1997). Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể: tiêu hóa, tuần hoàn,
hô hấp, sinh sản, bài tiết và trao đổi chất. Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam
(2007) thì nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể gia cầm chủ yếu là tinh bột, mỡ,
protein trong thức ăn.
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là điều chỉnh
thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, ăn ít, uống nhiều nước,… Khi ấy việc tăng
năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên
nhưng khi tiếp tục tăng quá 270C cơ thể gà sẽ bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng
nữa thì cơ thể không còn khả năng điều tiết thân nhiệt nữa, lúc này cơ thể không bị
mất năng lượng như trường hợp trên. Vì vậy không nên tăng năng lượng trong thức
ăn mà còn phải giảm xuống một cách hợp lí (Dương Thanh Liêm, 2003).
Ngoài ra, hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít đi. Quy luật
là sự tiêu tốn thức ăn sẽ giảm 4% cho mỗi 50 kcal gia tăng. Nếu chỉ dựa trên sự gia
tăng trọng lượng của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn. Bởi lẽ một phần rất
lớn năng lượng tiêu thụ được dùng vào việc tăng cường sản sinh nhiệt (Dương Thanh
Liêm, 2003).
Khi sử dụng củ bột hoặc mật đường để nuôi gia cầm thì cần lưu ý cung cấp đầy đủ
vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 vì chúng tham gia hệ thống men để chuyển hóa tinh


7


bột. Nếu thiếu vitamin nhóm B thì sẽ làm giảm rất đáng kể khả năng lợi dụng tinh bột
của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 1996).
2.3.2.2. Nhu cầu năng lượng
Trong hầu hết các trường hợp, nhu cầu năng lượng không được trình bày một cách
chính xác như các nhu cầu về acid amin, vitamin và khoáng chất. Tốc độ tăng trưởng
tốt có thể đạt được với một biên độ rộng của các mức năng lượng, bởi vì gia cầm có
khả năng điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để duy trì một mức tiêu thụ năng lượng khá
ổn định. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với khẩu phần cho
gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 kcal ME/kg. Gà thịt thường được cho
ăn mức năng lượng cao hơn gà hậu bị thay thế. Trong sản xuất gà thịt tốc độ tăng
trọng tối đa là yêu cầu cần thiết để gà đạt khối lượng bán trong thời gian ngắn nhất,
nhưng với những gà hậu bị thay thế thì tốc độ tăng trưởng nhanh lại ít quan trọng hơn.
Thực tế sản xuất cho thấy, khẩu phần khởi động cho gà con làm gà hậu bị thay thế có
từ 2750 đến 2970 kcal/kg, ngược lại khẩu phần khởi động của gà thịt lại chứa mức
năng lượng cao hơn, trong phạm vi từ 3080 đến 3410 kcal/kg (Bùi Xuân Mến, 2007).
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, (1999) gợi ý hằng số kcal - ME/1% protein
trong thức ăn hỗn hợp cho các lứa tuổi gà như: gà từ 0 - 3 tuần tuổi 127 - 130, gà
từ 4 - 6 tuần tuổi 145 - 150, gà từ 7 tuần - kết thúc 160 - 165, gà đẻ pha I (từ 2144 tuần tuổi) 170 -180, gà đẻ pha II (sau 44 tuần tuổi) 170 -1805.
2.3.3. Vai trò của Carbohydrate
Thức ăn carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng cho gia cầm. Các loại hạt
ngũ cốc như ngô, hạt lúa miến, lúa mì, lúa mạch và đóng góp hầu hết các nguồn
carbohydrate trong khẩu phần gia cầm. Phần lớn các carbohydrate của hạt ngũ cốc
là tinh bột nên dễ dàng tiêu hóa của gia cầm (Moran, 1985). Các carbohydrate
khác có mặt ở nồng độ khác nhau trong hạt ngũ cốc có thể bổ sung protein vào
thức ăn.
Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì trong thức ăn gia súc, gia cầm, chất xơ thì bao

gồm: cellulose, hemicellulose, pectin, lignin, kutin. Ngày nay với kỹ thuật phân
tích phát triển, người ta chia chất thô xơ ra ba mức độ khác nhau theo khả năng
tiêu hóa giảm dần: NDF (Neutral Detergent Fiber), ADF (Acid Detergent Fiber),
ADL (Acid Detergent Lignin). Dù chất xơ ở dạng hợp chất nào thì ở gia cầm cũng
tiêu hóa rất khó khăn. Vì ống tiêu hóa của chúng rất ngắn. Hệ vi sinh vật để phân
giải chất xơ kém phát triển. Ở gà con hầu như không tiêu hóa được chất xơ. Ở gà
trưởng thành, manh tràng chúng có sự hoạt động của vi sinh vật nên có thể tiêu
8


hóa được một lượng thấp chất xơ, khoảng từ 3 - 6%. Vì lẽ đó về mặt giá trị dinh
dưỡng coi như chúng không có giá trị. Tuy nhiên về tác dụng khác của chất xơ
trong thức ăn cũng nên lưu ý.
Carbohydrate yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước
tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi
điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng
làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cở khoảng
30% của trao đổi cơ bản so với nuôi chuồng nền. Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà
thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất. Khi các chất
dinh dưỡng khác có đầy đủ lượng thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác
định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần. Mức tiêu thụ năng lượng
của gia cầm hàng ngày có thể đo bằng kcal năng lượng trao đổi (ME) thì chắc
chắn sẽ ổn định hơn là tổng lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần có chứa
các mức năng lượng khác nhau (Bùi Xuân Mến, 2008).
Cabohydrat là thành phần dinh dưỡng chiếm tỉ lệ lớn nhất so với các chất dinh
dưỡng khác trong thức ăn gia cầm (>=50%). Cabohydrate là một trong 3 thành
phần cung cấp năng lượng chủ yếu cho gia cầm (2 thành phần còn lại là protein và
béo). Nó cũng là nguyên liệu ban đầu để chuyển hóa ra chất béo, cung cấp khung
carbon để tạo nên các acid amin không thiết yếu và nhiều chất khác trong cơ thể
(NRC, 1994).

Hetland et al. (2004) đã trình bày bằng chứng mới cho thấy vai trò của chất xơ
không hòa tan (polysaccharides nonstarch và lignin) trong dinh dưỡng gia cầm.
Chất xơ không hòa tan ảnh hưởng đến chức năng đường ruột và việc tiêu hóa chất
dinh dưỡng. Do đó, khả năng tiêu hóa tinh bột sẽ cao hơn và tỉ lệ tiêu hóa nhanh
hơn khi bổ sung một mức độ vừa phải chất xơ không hòa tan trong khẩu phần.
Khẩu phần ăn giàu chất xơ không hòa tan có thể phòng ngừa dịch ăn thịt đồng loại
ở gà đẻ. Đây là giả thuyết rằng các chất dinh dưỡng được tiêu hóa nhanh hơn, gà
dành nhiều thời gian để ăn và ít mổ nhau.
2.3.4. Nhu cầu acid amin ở gia cầm
Hiện có 22 acid amin trong protein của cơ thể gia cầm và tất cả là cần thiết cho
chức năng sinh lý. Về dinh dưỡng, các acid amin có thể được chia thành hai loại:
những loại mà gia cầm không thể tổng hợp đủ để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất
(acid amin thiết yếu) và những loại gia cầm có thể tổng hợp từ các acid amin khác
(acid amin không thiết yếu) (NRC, 1994).

9


Nhóm acid amin mà cơ thể động vật không tổng hợp được trong cơ thể, phải cung
cấp từ thức ăn để tạo protein. Nhóm này gồm 10 acid amin có vai trò chủ yếu
trong thức ăn gia cầm là: arginin, histidin, leucin, isoleusin, phenylalanin, valin,
threonin, lysin, methionin, tryptophan, còn glysin cần cho thức ăn gà hậu bị,
nhưng không quan trọng cho thức ăn gà lớn trưởng thành (Dương Thanh Liêm,
1999)
Lysin: Quan trọng nhất là làm tăng sinh trưởng, tăng đẻ trứng, cần cho tổng hợp
nucleopriteid, hồng cầu, trao đổi ozot, tạo sắc tố melanin của lông, da, thiếu lysin
gà chậm lớn, giảm năng suất thịt, trứng, hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa canxi,
phospho, gây còi xương, rối loạn sinh dục, cơ thoái hóa. Thiếu Lysin có thể bổ
sung L-lysin tổng hợp vào khẩu phần của gà.
Methionin: Rất quan trọng, có chứa Lưu huỳnh (S) ảnh hưởng đến sự phát triển cơ

thể, chức năng gan và tụy, điều hòa trao đổi chất béo, chống mỡ hóa gan, cần thiết
cho sự sinh sản tế bào, tham gia quá trình đồng hóa, dị hóa trong cơ thể. Thiếu
methionin làm mất tính thèm ăn của gà, thiếu máu, cơ thoái hóa, gan nhiễm mỡ,
giảm sự phân hủy chất độc, thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
Tryptophan: cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sự sống cho gia cầm
lớn, điều hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của
hồng cầu, cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi... Thiếu tryptophan
giảm tỉ lệ ấp nở, phá hủy tuyến nội tiết, giảm khối lượng cơ thể...
Arginin: Cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xương, lông. Thiếu
arginin chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.
Histidin: Cần cho sự tổng hợp acid nucleotide và hemoglobin, điều chỉnh quá trình
trao đổi chất, nhất là cho sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm thiếu
máu, giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
Leucin: Tham gia tổng hợp protid của huyết tương, duy trì hoạt động của tuyến
nội tiết. Thiếu leucin phá hủy sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn, gà chậm lớn.
Isoleucin: Cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu
isoleucin giảm tính ngon miệng, cản trở phân hủy các vật chất chứa azot thừa
trong thức ăn thải qua nước tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thường đủ
isoleusin.
Phenylalanin: Duy trì hoạt động bình thường tuyến giáp và tuyến thượng thận,
tham gia tạo sắc tố và độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi trứng.

10


Valin: Cần cho hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ glucose thức
ăn gia cầm thường đủ valin.
Threonin: Cần cho việc trao đổi chất và việc sử dụng các acid amin trong thức ăn,
kích thích sự phát triển của gia cầm non. Thiếu threonin gây sự thải ozot (từ nguồn
thức ăn nhận được) theo nước tiểu làm giảm khối lượng sống. thức ăn nguồn gốc

động vật có đủ threonin cho gia cầm.
2.3.5. Mối quan hệ giữa các acid amin
Mối quan hệ giữa các acid amin với nhau cũng được xem là điều kiện để cân bằng.
Người ta thường lấy những acid amin tiêu hóa được để so sánh nhưng không lấy
acid amin tổng số của thức ăn vì tỉ lệ hấp thu của các acid amin không giống nhau.
Các nhà khoa học về dinh dưỡng khuyến cáo nên xem Lysin là cột mốc chuẩn
100% để so sánh với các acid amin khác.
Ngoài ra thì mối quan hệ giữa các acid amin đặc biệt có thể mang lại lợi ích thiết
thực trong một số trường hợp hoặc gây bất lợi vì đối kháng lẫn nhau như sau:
Methionine và Cystine
Methionine có thể chuyển nhóm methyl của mình trong quá trình sinh hóa thành
các hợp chất chứa lưu huỳnh như homocysteine và serine dùng để tổng hợp
cysteine qua cystathionine. Sự dị hóa của methionine và cystine chủ yếu dẫn đến
sự chuyển đổi của lưu huỳnh có trong nhóm sulfate. Nhóm sulfate này có thể được
sử dụng trong quá trình chuyển hóa, đặc biệt là một phần liên kết giữa các mô.
Tương tự như vậy, các nhóm methyl của methionine có thể được sử dụng trong
quá trình chuyển hóa và sự tổng hợp de novo của sarcosine, betaine, và choline.
Choline là thành phần của các phospholipid cấu tạo nên màng tế bào.
Phenylalanine và Tyrosine
Tyrosine là sản phẩm ban đầu được hình thành trong quá trình dị hóa của
phenylalanine. Phenylalanine có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của gia cầm
về tyrosine trên cơ sở 1 mole thành 1 mole. Mặc dù sự chuyển đổi này có thể được
đảo ngược đến một mức độ thấp và tyrosine được sử dụng để tạo thành
phenylalanine nhưng đóng góp của nó là quá nhỏ để được có ý nghĩa trong hoạt
động sinh lý (NRC, 1994).

11


Glycine và Serine

Mặc dù glycine có thể được tổng hợp bằng các nguồn dự trữ trong cơ thể gia cầm
nhưng tỉ lệ không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nên cần được bổ sung từ
thức ăn. Serine có thể được chuyển glycine trên cơ sở phản ứng đẳng mole, phản
ứng này có thể đảo ngược và glycine có thể được sử dụng để tạo thành serine
(NRC, 1994).
Sự mất cân đối, sự đối kháng, và độc tính
Các acit amin thiết yếu có liên quan đến nhau nhờ việc hổ trợ việc tổng hợp và
chuyển hóa. Sự cần thiết phải kết hợp cho việc tổng hợp và chuyển hóa là nhu cầu
cơ bản của gia cầm. Nhu cầu đối với bất kỳ một acid amin thiết yếu nào cũng cần
xem xét ảnh hưởng tới sự tổng hợp và chuyển hóa của các acid amin khác. Sự
thiếu hụt của bất kỳ một trong số các acid amin thiết yếu là những hạn chế đầu tiên
ảnh hưởng đến việc dị hóa của các acid amin khác. Gia cầm có các mức độ phản
ứng khác nhau về sự thiếu hụt này (NRC, 1994).
Sugahara et al. (1976) cho gà con ăn một khẩu phần đối chứng chứa acid amin
tinh khiết tương ứng với 100 phần trăm nhu cầu cho tất cả các acid amin thiết yếu
và so sánh với khẩu phần khi tất cả các acid amin thiết yếu được giảm xuống 60
phần trăm nhu cầu. Trọng lượng gà cuối thí nghiệm đạt được tốt hơn khi chỉ giảm
riêng lẻ các acid amin như methionine - cystine, leucin, lysine, và arginine hơn khi
giảm đồng loạt tất cả. Ngược lại, trọng lượng gà thấp ở thí nghiệm giảm đơn lẻ các
acid amin phenylalanine, tyrosine, tryptophan, isoleucine, valine và threonine. Một
khẩu phần ăn giảm histidine đưa ra một phản ứng tương tự khi giảm đồng loạt các
acid amin thiết yếu.
Sự thiếu hụt của bất kỳ một trong những acid amin thiết yếu có thể được cải thiện
bằng cách thêm acid amin tinh khiết hay trong protein chất lượng. Đây là 2 yếu tố
giới hạn của việc tăng acid amin đáp ứng cho cơ thể. Một khẩu phần ăn có hàm
lượng protein thấp nên lượng thức ăn giảm là lý do cơ bản để tăng trọng của gia
cầm thấp hơn khi đảm bảo nhu cầu các acid amin mà lượng ăn giảm (NRC, 1994).
Sự đối kháng giữa các acid amin cũng có thể là lý do làm mất sự cân bằng của các
acid amin. Sự đối kháng có thể xảy ra giữa các chuỗi acid amin có điểm tương tự
như cấu trúc hoặc các đặc tính hóa học. Việc tăng mức độ ăn vào các chất này dẫn

đến sự vượt quá năng suất sử dụng của cơ thể làm ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi
chất của các acid amin khác. Khi một amino acid thiết yếu là hạn chế đầu tiên
trong khẩu phần thì khi tăng nồng độ của các acid amin khác thì sự đối kháng giữa
12


các acid amin cao hơn. Điều này được hiển thị cho sự đối kháng của
leucine - isoleucine - valine, arginine - lysine, và threonine - tryptophan trong
khẩu phần (NRC, 1994).
Sự đối kháng quan trọng nhất xảy ra với leucine và isoleucine. Một số công thức
thức ăn gia súc (ví dụ, thêm đạm bắp vào khẩu phần đã có bắp) có thể dẫn mức độ
leucine cao trong khi isoleucine là vừa đủ. Việc này dẫn đến sự đối kháng trong
hấp thu dưỡng chất ngoại trừ khi các acid amin được bổ sung mức độ cao sử dụng
trong khẩu phần ăn thiếu protein.
Độc tính của acid amin xảy ra khi một mức độ đặc biệt cao của một acid amin làm
ảnh hưởng đến các acid amin khác. Bổ sung methionine và lysine được thường
xuyên sử dụng bởi các ngành công nghiệp thức ăn nhưng thường với số lượng
thấp nên không đủ để gây độc hại. Sai sót trong sử dụng acid amin có thể dẫn đến
độc tính, tuy nhiên methionin là độc hại khi bổ sung quá mức. Ueda et al. (1981)
quan sát một khẩu phần có chứa 10% protein và 1,5% L-methionine dẫn đến sự
giảm sút mức ăn vào và tăng trọng. Với khẩu phần này, methionine cao trong khi
protein thấp dễ dẫn đến cái chết của gà con. Edmonds and Baker (1987) cho rằng
việc bổ sung tương tự của các acid amin như tryptophan, lysine, và threonine liều
cao có thể ít độc hại hơn so với methionine.
Acid amin chuyển đổi thành vitamin
Niacin là vitamin duy nhất có thể được tổng hợp từ một acid amin. Tryptophan có
thể được sử dụng để giảm bớt thiếu hụt niacin trong khẩu phần nhưng tỉ lệ chuyển
đổi này thấp. Khi methionine được cung cấp ở mức cao hơn nhu cầu sử dụng để
tổng hợp protein thì các nhóm methyl bổ sung có thể làm giảm các nhu cầu
choline trong khẩu phần (NRC, 1994). Sử dụng acid amin để thay thế các chất

dinh dưỡng khác thì không kinh tế trong điều kiện chăn nuôi thực tế.
2.3.6. Vai trò của Lipid
Chất béo là nguồn năng lượng tuyệt vời, khi phân hủy 1g lipid sẽ có 9,3 kcal được
giải phóng. Lipid là nguồn nước trong cơ thể. Sự oxy hóa hoàn toàn 100g lipid sẽ
cho 107g nước. Lipid đặc biệt là lipid dưới da thường dẫn nhiệt rất kém, cho nên
nó hạn chế sự tỏa nhiệt và bảo vệ cơ thể khỏi bị lạnh. Lipid cần thiết cho sự tạo
thành trứng gia cầm. Chỉ số trong lòng đỏ trứng gà có chứa 31% lipid trung tính,
9% phosphatid và 1,7% cholesterol (Melekhin and Gridin, 1997).

13


Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng và làm tăng năng lượng chuyển hóa ME
của khẩu phần khi sử dụng ở mức độ cao. Cho ăn nhiều chất béo làm tăng thời
gian lưu giữ thức ăn trong ruột và do đó cho phép sự tiêu hoá hoàn chỉnh hơn và
việc hấp thu các thành phần dưỡng chất khác nhiều hơn (Mateos & Sell, 1981;
Mateos et a.l, 1982; Sell et al., 1983).
Theo Dương Thanh Liêm (2003), năng lượng đốt cháy trong cơ thể của chất béo
cao gấp 2 - 2,5 lần so với bột đường và chất protein. Xu hướng trong dinh dưỡng
người trên thế giới, người ta sử dụng dầu thực vật, nên mỡ động vật ngày càng ít
được sử dụng. Số lượng mỡ dư này được dùng để làm giàu năng lượng trong thức
ăn gia cầm vốn có nhu cầu năng lượng cao hơn các loại thú khác.
Bảng 2.4. Khả năng tiêu hóa của chất béo và năng lượng của một vài loại chất béo.

Các loại chất béo

Tỉ lệ tiêu hóa(%)

ME (MJ/kg)


ME (kcal/kg)

Dầu đậu nành

95

38,36

9,168

Dầu mầm bắp

92

30,87

7,378

Mỡ heo

89

36,76

8,785

Mỡ bò

73


30,16

7,208

Tinh bột

90

17,57

4,200

(Nguồn: Kakuk và Schmidt 1988)

Chất béo có tác dụng bôi trơn khi gà nuốt thức ăn, cung cấp các acid béo thiết yếu,
cần thiết cho cơ thể như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic. Trước đây,
người ta gọi nó là vitamin F. Linoleic acid rất cần thiết cho sự sinh trưởng và mọc
lông của gia cầm, nếu thiếu thì chúng sẽ bị còi cọc, rụng lông, lỡ da, gan bị tích
mỡ, khả năng chống đỡ bệnh đường tiêu hóa giảm. Sức đẻ trứng của gia cầm
giảm, chất lượng trứng kém. Từ acid linoleic, cơ thể có thể chuyển thành acid
arachidonic với sự có mặt của vitamin B6. Từ chất béo, cơ thể cũng có thể chuyển
hóa thành chất khác và cùng tham gia tạo nên sản phẩm thịt trứng của gia cầm
(Dương Thanh Liêm, 2002).
Chất béo có tác dụng ngăn xơ vữa động mạch bằng cách kết hợp với cholesterol để
tạo ester cơ động, không bền vững và dễ bài xuất ra ngoài cơ thể và tham gia điều
hòa tính bền vững của thành mạch: nâng cao tính đàn hồi và hạ thấp tính thấm của
thành mạch. Chất béo có liên quan đến cơ chế chống ung thư, rất cần thiết cho sự
chuyển hóa các vitamin nhóm B. Đối với một số tổ chức như gan, tim, tuyến sinh
14



dục có nhu cầu cao về các acid béo chưa no, nếu không được cung cấp đủ từ thức
ăn thì sẽ rối loạn chuyển hóa chất béo ở các cơ quan này trước tiên.
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không thể
thiếu. Hầu hết các lipid thực vật đều có chứa các tỷ lệ khác nhau hai loại chất béo,
là acid béo bão hòa và acid béo chưa bão hòa. Trong đó các acid béo chưa bão hòa
như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic, đây là những acid béo thiết yếu
cho cơ thể gà. Các tổ hợp gà trứng đang nuôi tại Việt Nam thường dùng 1 - 1,6%
acid linoleic trong thức ăn. Trong giai đoạn sắp đẻ và đang đẻ trước đỉnh cao, tỷ lệ
acid linoleic được dùng tối đa (Võ Bá Thọ, 1996).
Gà đẻ cần được bổ sung chất béo trong khẩu phần vì hầu hết các chất béo trong
lòng đỏ trứng được hình thành trong gan bằng cách sử dụng axid béo thu được từ
khẩu phần hay tổng hợp theo cơ chế de novo. Cung cấp khẩu phần giảm về số
lượng nhưng đầy đủ acid béo cần thiết để tổng hợp acid béo ở gan sẽ làm tăng
trọng lượng lòng đỏ của trứng (Whitehead, 1981; March & MacMillan, 1990).
Việc này đặc biệt có ý nghĩa trong môi trường nhiệt độ cao. Khi lượng thức ăn
giảm, sự gia tăng acid béo thiết yếu giúp gà mái duy trì sự hình thành trứng trong
khi giảm thiểu nhiệt sinh ra (Valencia et al., 1980).
2.3.7. Vai trò của nước
Nước tham gia vào mọi hoạt động trao đổi chất của gia cầm. Nó đóng vai trò quan
trọng trong việc điều tiết nhiệt độ cơ thể, tiêu hóa thức ăn, và loại bỏ chất thải cơ
thể. Ở nhiệt độ bình thường, gia cầm tiêu thụ nước và thức ăn ít nhất hai lần/ngày.
Khi nhiệt cao có thể gây stress thì nước tiêu thụ sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp bốn lần.
Một nguồn cung cấp an toàn và đầy đủ của nước là rất cần thiết cho sản xuất gia
cầm hiệu quả (Carter et al., 1996). Thường thì gà sinh trưởng cần từ 2,0 - 2,5 g
nước cho mỗi gram thức ăn tiêu thụ, nhưng ở gà đẻ từ 1,5 - 2 g. Có một quy tắc
khác được tính là gia cầm tiêu thụ 1,75 đơn vị nước cho mỗi đơn vị thức ăn ăn vào
trong điều kiện nhiệt độ 240C và tăng lên 3 đơn vị nước trên mỗi đơn vị thức ăn ở
điều kiện nhiệt độ môi trường 350C (Bùi Xuân Mến, 2008).
Không có nước gia cầm sẽ bị chết nhanh hơn là bị đói hoàn toàn. Người ta biết

rằng thiếu thức ăn gia cầm có thể sống được hơn 12 ngày, không có nước gà sẽ
chết vào ngày thứ 3 - 4. Gia cầm càng non cơ thể càng chứa nhiều nước. Như
vậy nước tỉ lệ với khối lượng của cơ thể (Melkhin and Gridin, 1977).
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002 thì nước sạch được quy định như sau: Vi
khuẩn E.coli tối đa 50 con/ml, nồng độ Nitrat tối đa 3 - 20 mg/lít, độ pH
15


6,8 - 7,5, độ cứng 60 - 80 mg/lít, Ca 60 mg/lít, Na 32 mg/lít, Clo 14 mg/lít,
Sulfat 125 mg/lít, Cu 0,002 mg/lít, Chì 0,02 mg/lít, Fe 0,2 mg/lít, Zn 1,5 mg/lít.
Nếu chứa nhiều Nitrat (quá 20 mg/lít) sẽ ảnh hưởng đến năng suất, nhiều
magnesium sẽ bị ỉa chảy, nhiều chì sẽ ngộ độc…
Bình thường gà cần một lượng nước bằng 1,5 - 2 lần lượng thức ăn (ở nhiệt độ
220C). Nhưng khi nhiệt độ chuồng lên cao trên 350C thì cần một lượng nước từ
4,7 - 5 lần lượng thức ăn. Gà đẻ có nhu cầu nước lớn hơn, một gà mái không đẻ
cần một lượng nước 140 g/nước/ngày, nhưng cũng gà ấy khi đẻ lại cần đến
250 g/nước/ngày, bình thường lượng nước cung cấp cho gà đẻ bằng 3 lần lượng
thức ăn (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương, 1999). Trong điều kiện nhiệt độ môi
trường có kiểm soát, nước phải được kiểm nghiệm để đảm bảo nồng độ các muối,
chất hóa học, và vi sinh vật ở dưới mức cho phép để thỏa mãn cho nhu cầu của gia
cầm. Nước uống phải được loại trừ sự nhiễm bẩn và những thay đổi oxy hóa trong
nước và tốt nhất là nước uống cho gia cầm phải có chất lượng như nước sinh hoạt
của người (Bùi Xuân Mến, 2008).
Theo Carter et al. (1996) thì gia cầm nhạy cảm với mùi vị và các chất khoáng
trong nước hơn các gia súc khác. Vì thế, nước uống cho gia cầm phải được xử lý
qua hệ thống lắng lọc các tạp chất, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Chúng ta có thể
sử dụng chlorine để khử trùng nước với mức độ 3 - 5 phần triệu. Nhu cầu tiêu thụ
nước hàng ngày của gà thay đổi tùy thuộc vào bản chất và mức tiêu thụ thức ăn, nhiệt độ,
ẩm độ… (Bùi Xuân Mến, 2008).
Cung cấp đủ nước chất lượng là điều cần thiết cho chăn nuôi gia cầm tốt. Nước

chiếm 80% của máu, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và là quan trọng cho chức năng
như tiêu hóa, loại bỏ chất thải và sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Hiểu biết về nhu
cầu nước hàng ngày của vật nuôi chính là khi thiết kế một hệ thống nước cho chăn
nuôi (Ward et al., 2007).
Nhu cầu thức ăn ngày càng tăng nên ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng trọng của
gia cầm. Nhu cầu nước có liên quan đến sự tiêu thụ thức ăn, thành phần thức ăn,
khả năng sản xuất, khả năng tái hấp thu nước và nhiệt độ, ẩm độ không khí
(Medway and Kare, 1959). Hơn một nửa số lượng nước của gia cầm được lấy từ
nguồn thức ăn. Thiết bị cung cấp nước tự động đảm bảo gia cầm có thể uống nước
tự do và thoải mái.
Khi nhiệt độ không khí vượt quá 30°C hoặc (87°F), nhu cầu nước tiêu thụ dự kiến
có thể tăng thêm 50% trên mức tiêu thụ bình thường (Ward et al., 2007). Gia cầm

16


không thể đổ mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể nên chúng phải tăng tỉ lệ hô hấp
(thở hổn hển) để thải nhiệt dư thừa. Vì thế mà một lượng lớn hơi ẩm từ gia cầm bị
mất đi và phải được thay thế qua việc uống nước.
2.3.8. Vai trò của vitamin và khoáng chất
2.3.8.1. Nhu cầu Vitamin ở gia cầm
Theo Võ Bá Thọ (1996) thì vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng mà không cơ
thể sống nào thiếu nó được. Trong các loài gia cầm, gà công nghiệp rất nhạy cảm
với sự thiếu các vitamin. Đặc biệt đối với giống gà có năng suất cao, chỉ cần thiếu
một ít vitamin cũng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát dục và giảm sức sản
xuất của chúng. Tùy theo mức độ thiếu vitamin mà dẫn đến chứng bệnh thiếu
vitamin, gà còi cọc, đề kháng kém có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
khó khắc phục và tỉ lệ hao hụt cao như những vụ dịch lớn.
Vitamin được phân loại theo hai nhóm: vitamin tan trong chất béo A, D, E, và K;
và các vitamin tan trong nước bao gồm các vitamin B - complex và vitamin C

(ascorbic acid). Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể gia cầm, nên nó không
được xem là một chất dinh dưỡng cần có trong khẩu phần. Có một số bằng chứng
cho thấy phản ứng thuận lợi của vitamin C đối với gia cầm bị stress (NRC, 1994).
Theo NRC (1994) thì vai trò của các vitamin được trình bày như sau:
Vitamin A : Cần cho việc bảo vệ niêm mạc của cơ thể chống lại sự xâm nhập của
mầm bệnh. Thiếu vitamin A gà có biểu hiện khô lông, khô da, viêm kết mạc mắt,
gà còi cọc, rối loạn thần kinh gà chết ồ ạt như bị dịch. Gà mái đẻ giảm, trứng ấp
nở kém.
Vitamin D: Là tác nhân chống còi xương. Thiếu vitamin D3 gà chậm lớn, xương bị
biến dạng, gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm, tỉ lệ ấp nở giảm.
Vitamin E: Cần cho khả năng sinh sản. Thiếu vitamin E gà trống bị teo dịch hoàn,
gà mái bị thoái hóa buồng trứng khả năng thụ tinh ấp nở giảm hoặc mất hẳn.
VitaminB1: Là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh đóng vai trò quan trọng
trong trao đổi chất bột đường.
Vitamin B2: Là tác nhân quan trọng cho quá trình oxi hóa của tế bào, chống rối
loạn thần kinh, đảm bảo tỉ lệ đẻ. Thiếu vitamin B2 gà bị khòe chân chậm lớn. Nếu
bị nặng thì bị liệt, run rẩy và chết trong 3 tuần đầu tiên.

17


×