Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của lợn thịt nuôi tại phường cam giá, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.88 KB, 56 trang )

1

I HC THI NGUYN
TRNG I HC NễNG LM
-----------

-----------

nguyễn văn thắng

Tên đề tài:
ảnh hởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng sinh
trởng và sức đề kháng của lợn thịt nuôi tại Phờng Cam Giá
Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC

H o to
Chuyờn ngnh
Khoa
Khoỏ hc

: Chớnh quy
: Thỳ y
: Chn nuụi Thỳ y
: 2009 - 2014

Thỏi Nguyờn, nm 2013


2



I HC THI NGUYN
TRNG I HC NễNG LM
-----------

-----------

nguyễn văn thắng

Tên đề tài:
ảnh hởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng sinh
trởng và sức đề kháng của lợn thịt nuôi tại Phờng Cam Giá
Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC

H o to
: Chớnh quy
Chuyờn ngnh
: Thỳ y
Lp
: 41 - Thỳ y
Khoa
: Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc
: 2009 - 2014
Ging viờn hng dn : ThS. on Quc Khỏnh
Khoa Chn nuụi Thỳ y - Trng i hc Nụng Lõm Thỏi Nguyờn

Thỏi Nguyờn, nm 2013



3

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí
của Trại lợn của gia đình cô chú Dũng - Loan tại phường Cam Giá, thành phố
Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, em đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của chế
phẩm sinh học Biovet đến khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của lợn thịt
nuôi tại Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.”
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú
y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trại lợn của gia đình cô chú
Dũng - Loan tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Em xin gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo trong trường, khoa và cô chú làm tại
Trại lời cảm ơn trân thành nhất. Đặc biệt em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Th.S Nguyễn Thu Trang, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp này.
Qua đây, em xin trân thành cảm ơn cô chú Dũng - Loan đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em có được những kiến thức và tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
là chỗ dựa đã giúp tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu trong suốt khóa
học. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa
Chăn nuôi Thú y sức khoẻ, hạnh phúc và công tác tốt. Chúc trại chăn nuôi lợn
của gia đình cô chú Dũng - Loan ngày càng phát triển, chúc các bạn sinh viên
mạnh khoẻ, học tập tốt, thành công trong cuộc sống.
Sinh viên

Nguyễn Văn Thắng



4

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo
của nhà trường. Thực tập tốt nghiệp là thời gian giúp sinh viên tiếp cận trực
tiếp với thực tiễn sản xuất, giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã học,
củng cố tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, nắm vững phương pháp nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho
mình sự tự lập, tự tin vào bản thân, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc
đúng đắn, có lối sống lành mạnh để trở thành người cán bộ có chuyên môn,
năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
Được sự đồng ý của trại lợn gia đình cô chú Dũng -Loan tại phường Cam
Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn, em đã
được về thực tập tại trại từ ngày 03/06/2013 đến ngày 18/11/2013 để thực hiện
đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng sinh trưởng
và sức đề kháng của lợn thịt nuôi tại Phường Cam Giá, Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực tập tại Trại, được sự giúp đỡ tận tình của cô chú
và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
nay em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu
trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp nên khoá luận của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến quý báu của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để khoá luận của em hoàn
thiện và đạt được kết quả tốt hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên


Nguyễn Văn Thắng


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...........................................................11
Bảng 2.1. Công thức ủ men vi sinh NN1 ..................................................................26
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................34
Bảng 2.3. Khối lượng lợn qua các kỳ cân (kg/con) ..................................................35
Bảng 2.4. Sinh trưởng tuyệt đối lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ..................................37
Bảng 2.5. Sinh trưởng tương đối lợn thí nghiệm (%) ...............................................38
Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn thí nghiệm (kg) ..............................40
Bảng 2.7. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng
phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn ..............................................................................41
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng
phòng và trị bệnh đường hô hấp ở lợn ......................................................................42
Bảng 2.9. Chi phí trực tiếp/kg khối lượng lợn xuất bán ...........................................43


6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm .........................................36
Hình 2.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................................37
Hình 2.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm......................................39



7

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ................................................................... 1
1.1. Điều tra cơ bản ................................................................................................................. 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện địa hình đất đai ........................................................................................... 1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn ......................................................................................... 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................................. 2
1.1.2.1. Dân cư lao động ........................................................................................................... 2
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................................. 2
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................................................ 2
1.1.2.4. Đời sống văn hóa ......................................................................................................... 3
1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................................ 3
1.1.2.6. Cơ sở vật chất kĩ thuật ................................................................................................. 3
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường ............................................................... 4
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ........................................................................... 4
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi .......................................................................... 4
1.1.4. Đánh giá chung ............................................................................................................... 6
1.1.4.1. Thuận lợi....................................................................................................................... 6
1.1.4.2. Khó khăn ...................................................................................................................... 6
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất .............................................. 7
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất............................................................................................. 7
1.2.1.1. Công tác giống ............................................................................................................. 7
1.2.1.2. Công tác chăn nuôi ...................................................................................................... 7



8

1.2.1.3. Công tác thú y .............................................................................................................. 8
1.2.2. Phương pháp tiến hành ................................................................................................... 8
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ............................................................................................... 8
1.2.3.1. Tiêm phòng .................................................................................................................. 8
1.2.3.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh ......................................................................................... 9
1.2.3.3. Công tác khác ............................................................................................................. 11
1.3. Kết luận và đề nghị ........................................................................................................ 12
1.3.1. Kết luận .......................................................................................................................... 12
1.3.2. Đề nghị ........................................................................................................................... 12
PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................................................... 14
2.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 14
2.2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................................... 15
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................ 15
2.2.1.1. Một số hiểu biết về men BIOVET ........................................................................... 15
2.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt ............................................................................ 16
2.2.1.3. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật
đến sức khỏe vật nuôi.............................................................................................................. 16
2.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn con .............................. 18
2.2.1.5. Những hiểu biết về chế phẩm sinh học Probiotic ................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới ............................................................. 25
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................. 25
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 29
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................... 32
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................. 32
2.3.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 32


9


2.3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 33
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................ 34
2.4. Kết quả và thảo luận ..................................................................................................... 35
2.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Biovet tới khả năng sinh trưởng của lợn thịt ................. 35
2.4.1.1. Sinh trưởng tích lũy ................................................................................................... 35
2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối ................................................................................................. 37
2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối ............................................................................................... 38
2.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Biovet tới khả năng sử dụng
và chuyển hóa thức ăn của lợn ............................................................................................... 39
2.4.3. Tình hình mắc bệnh của đàn lợn thí nghiệm .............................................................. 41
2.4.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm sinh học Biovet cho lợn ............................ 43
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị .......................................................................................... 43
2.5.1. Kết luận .......................................................................................................................... 43
2.5.2. Tồn tại ............................................................................................................................ 44
2.5.3. Đề nghị ........................................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 46


1

PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1.Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Cam Giá nằm ở phía Nam Thành phố Thái Nguyên. Phía Đông
có dòng sông Cầu, phân cách danh giới hành chính giữa Thành phố Thái
Nguyên với huyện Phú Bình và Đồng Hỷ, có đê Gang Thép và đập Thác
Huống là công trình thủy nông phục vụ nước tưới cho huyện Phú Bình và tỉnh

Bắc Giang. Phía Nam giáp với phường Hương Sơn, có cầu Trà Vườn và tuyến
đường sắt giao thông vận chuyển nguyên liệu, từ mỏ sắt Trại Cau cho khu
công nghiệp Gang Thép; phía Tây giáp với 2 phường Phú Xá, Trung Thành;
phía Bắc giáp với phường Gia Sàng.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình đất đai
Phường Cam Giá có tổng diện tích đất là 875,63ha trong đó diện tích
đất nông nghiệp là 524,92ha, đất công nghiệp là 111,01ha, đất lâm nghiệp là
99,51ha, đất thổ cư là 61,29ha còn lại là đất khác…Diện tích đất nông nghiệp
là chủ yếu và được bồi đắp phù sa do dòng sông Cầu nên đất đai màu mỡ, sản
lượng cây trồng cao.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng…nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang có xu thế ngày một giảm, gây khó khăn cho việc
chăn nuôi trâu bò. Chính vì thế trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt
chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, việc nuôi con gì và trồng cây gì phải
được cân nhắc và tính toán kĩ.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Phường Cam Giá nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, giao
động trong năm tương đối cao thể hiện qua hai mùa rõ rệt đó là mùa hè và
mùa đông. Về mùa hè thì khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4
tới tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, nhiệt độ nhiều


2

khi xuống tới 100C. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Độ
ẩm bình quân năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4 trong năm),
quỹ đất rộng nên thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả và
cây lương thực.
Điều kiện khí hậu của phường có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu
cây con đa dạng. Tuy nhiên, điều kiện đó cũng gây khó khăn cho chăn nuôi,

về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột ngột gây bất lợi lớn tới
khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh của gia súc, gia cầm. Về mùa hè
khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho độ ẩm một số tháng
trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát
triển, ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, việc chế biến,
bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Dân cư lao động
Phường Cam Giá có tổng số dân là 10.060 người, xã có 2.947 hộ, có 6
dân tộc anh em cùng chung sống, cơ cấu dân cư mang tính cộng đồng, trong
đó có 3.546 số khẩu sản xuất nông nghiệp, 6.514 khẩu là cán bộ công nhân,
viên chức nghỉ hưu và các thành phần kinh tế khác.
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cam Giá là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên với cơ cấu đa
dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động, công nghiệp - nông nghiệp dịch vụ tạo mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trên địa bàn phường Cam Giá có nhà máy Gang Thép Thái Nguyên, là khu
công nghiệp luyện kim đầu tiên lớn nhất của cả nước xây dựng vào tháng 6 năm
1959 với tổng diện tích mặt bằng gần 183,5ha, có 02 xí nghiệp của công ty xây lắp
II, đoàn địa chất 111 và trung tâm phân tích khoáng sản liên đoàn địa chất I, có
trận địa pháo phòng không của lữ đoàn 210 bảo vệ khu công nghiệp Gang Thép
và công trình kinh tế quốc phòng phía Nam thành phố Thái Nguyên.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông vận tải


3

Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển, 98% đường bê tông,
còn lại 2% là đường cấp phối, đặc biệt là giao thông thủy lợi phục vụ cho việc
phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân.

* Y tế
Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đúng kế hoạch khám định kì.
Công tác truyền thông dân số tham gia có hiệu quả các chương trình lồng ghép
Dân số KHHGD. Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân từng bước
được nâng lên. Không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn phường.
* Trường học
Toàn phường có 3 trường thuộc 3 cấp học là THCS, Tiểu học và giáo
dục mầm non. Công tác giáo dục được quan tâm và có sự phối kết hợp đã
nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, duy trì kết
quả phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” trong giáo
dục. Tỉ lệ lên lớp đạt 98%, tỉ lệ tốt nghiệp đạt 98%...
1.1.2.4. Đời sống văn hóa
Dân cư phân bố không đồng đều gây không ít khó khăn cho sự phát
triển kinh tế, cũng như quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy đòi
hỏi sự hoạt động của các ban ngành thường xuyên liên tục, tích cực và đồng
bộ thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời liên kết với các địa phương trong
và ngoài tỉnh đưa nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn phường, thực
hiện tiến tới con người văn hóa, gia đình văn hóa. Từ đó nâng cao trách nhiệm
người dân, đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho
người dân lao động dư thừa, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội.
1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức của trại
Đây là trại lợn tư nhân nên được tổ chức như sau:
- Chủ trại là cô chú Dũng – Loan: phụ trách quản lý và kỹ thuật.
- Hai công nhân cho ăn và vệ sinh chuồng trại.
1.1.2.6. Cơ sở vật chất kĩ thuật
* Hệ thống truồng trại


4


Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng
cho 200 lợn thịt, gồm 2 dãy chuồng song song nhau không được xây dựng
theo quy chuẩn khép kín, có cửa thông thoáng, đường đi lại giữa các ô chuồng
được đổ bê tông sạch sẽ.
* Công trình phụ trợ
Bao gồm kho chứa thức ăn và thuốc thú y được xây dựng đảm bảo khô
thoáng, có hầm Biogas và hệ thống máng thoát nước để xử lý chất thải chăn
nuôi, hệ thống chiếu sáng, quạt làm mát, đường dẫn nước uống tự động đến
từng ô chuồng, mỗi ô chuồng được lắp đặt máng ăn tự động…
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Tình hình ngành trồng trọt gặp thuận lợi về thời tiết, công tác phòng
chống dịch bệnh tốt nên năng suất lúa và ngô đạt cao, sản lượng lúa đạt 1418
tấn, năng suất lúa bình quân đạt 51,2 tạ/ha. Diện tích ngô 3 vụ bằng 135 ha,
sản lượng ngô đạt 147 tấn. Phối hợp với các phòng ban ngành của thành phố
có liên quan tổ chức tập huấn kĩ thuật thâm canh lúa xuân, lúa mùa, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Kinh tế của phường trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do
vậy mức sống của nhân dân được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều đó
là nhờ chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Phường có chủ trương
tăng thu nhập bình quân trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển
chăn nuôi, trồng trọt. Nguồn lao động chủ yếu của phường tập trung vào sản
xuất nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính. Xã đã thực
hiện tốt công tác phục vu sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, cho
vay vốn phát triển sản xuất, đưa cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, thâm canh
năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao


5


năng xuất cây trồng vật nuôi, tận dụng hết nguồn lực để phát triển tổng hợp,
đồng bộ nhằm phát huy hết nội lực của phường.
-Về chăn nuôi
Ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó
song song tồn tại và hỗ trợ, thúc đẩy cùng nhau phát triển.
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm trong xã hội cũng như
các vùng lân cận. Ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng
thu nhập cho họ, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào
chăn nuôi làm tăng thêm giá trị sản phẩm, biến các chế phụ phẩm của ngành
trồng trọt không có giá trị thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
+ Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò trong phường có trên 950 con trong đó chủ yếu là bò,
đàn bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn ít, việc sản
xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, trâu bò bị đói rét. Mùa đông xuân bò hay
bị mắc bệnh, chuồng trại và công tác vệ sinh chưa tốt, chưa khoa học, hướng
chuồng trại chưa phù hợp, mùa hè chưa được thoáng, mùa đông chưa được
ấm, chưa có hố ủ phân, công tác tiêm phòng chưa được triệt để gây ra các
bệnh ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm ở trâu bò. Việc chăn nuôi trâu
bò theo hướng công nghiệp cũng chưa được người dân chú ý. Công tác chọn
giống và lai tạo, mua các giống bò hướng thịt chưa được chú tọng, tầm vóc
cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.
+ Chăn nuôi lợn
Nhìn chung ở phường các hộ nông dân đều chăn nuôi lợn. Tổng đàn là 3.000
con trong đó lợn nái 600 con, còn lại là lợn thịt mỗi năm cho sản lượng là 312 tấn.
+ Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của phường có vị trí quan trọng với chủng loại
phong phú, trong đó gà vịt là đối tượng chính. Tổng đàn là 40.000 con cho



6

sản lượng là 144 tấn. Tuy nhiên, đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng
quảng canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh,
tỉ lệ chết lớn nên hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, có một số hộ gia đình mạnh dạn
đầu tư vốn xây dựng các trang trại có quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất, bằng việc áp dụng chặt chẽ quy trình phòng trừ dịch bệnh
đã đưa năng suất lên cao, ngoài ra còn cung cấp con giống, trứng các loại cho nhân
dân trong vùng.
Đa số các hộ chăn nuôi gà đã ý thức được tác dụng của việc tiêm phòng
và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vacxin phòng bệnh cho gà như:
Newcastle, Gumboro, đậu, viêm phế quản, cúm H5N1. Còn một số gia đình
chăn nuôi gia cầm thả tự do, không có ý thức phòng bệnh nên khi dịch bệnh
xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế và đây chính là nơi phát tán mầm bệnh rất
nguy hiểm ra ngoài môi trường.
Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò, nhiều hộ gia đình còn đào ao thả
cá, nuôi ong lấy mật để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Cam Giá là phường có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Địa bàn
phường gần trung tâm Thành phố Thái Nguyên nên thuận lợi cho việc giao
lưu buôn bán cũng như tiếp cận, phổ biến những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Có
nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng, đặc biệt là công ty Cổ phần Gang
Thép Thái Nguyên góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Phường có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, áp dụng các tiến bộ khoa học vào
sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa phường đi lên, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện. Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước đã khá thuận lợi, chính trị ổn định đã tạo tiền đề cho kinh tế và xã
hội phát triển.
1.1.4.2. Khó khăn



7

Nhiều hộ gia đình chăn nuôi vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Chăn nuôi gia
cầm, đặc biệt là thủy cầm vẫn theo phương thức chăn thả tự do nên hiệu quả
kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và kiểm soát
dịch bệnh. Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự
hiệu quả, người dân chưa ý thức được hết vai trò của công tác vệ sinh thú y.
Khí hậu ở một số tháng trong năm không được thuận lợi gây ra nhiều
dịch bệnh nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, khả năng sinh trưởng,
phát triển của vật nuôi, cây trồng còn hạn chế.
Đất đai màu mỡ nhưng hàng năm bị lụt lội vào mùa mưa, gây thiệt hại
không nhỏ cho nhân dân.
Xã còn thiếu nhiều lao động có tay nghề và trình độ cao để đáp ứng
được thách thức, nhu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng.
Hệ thống đường giao thông chưa được phát triển hoàn thiện, gây khó
khăn cho việc đi lại của nhân dân. Đường liên thôn, xóm còn nhỏ hẹp. Một số
tuyến đường chính trong tương lai cần được mở rộng.
Hệ thống thủy lợi cơ bản tốt, cần đầu tư thêm một số hệ thống mương
máng để chủ động tưới tiêu kịp thời vụ.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1 Công tác giống
- Nắm vững những đặc điểm của các giống lợn của trại.
- Tiến hành lập sơ đồ theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh trưởng.
- Định kì kiểm tra khả năng sinh trưởng thông qua các chỉ tiêu về khối lượng.
1.2.1.2. Công tác chăn nuôi
- Tìm hiểu quy trình làm việc và quy trình chăn nuôi lợn thịt.



8

- Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn từ lúc nhập
lợn đến xuất chuồng.
- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trại.
1.2.1.3. Công tác thú y
- Tiêm phòng vacxin theo quy định của trại.
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà lợn mắc phải trong quá trình
thực tập.
- Phun thuốc sát trùng chuồng trại theo quy định vệ sinh thú y.
- Tham gia vào các công tác khác khi trạm thú y huy động như tiêm
phòng, phun thuốc sát trùng,…
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:
- Tuân thủ nội quy của Khoa, của Trường, của Trại và yêu cầu của giáo
viên hướng dẫn.
- Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở và những
người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn.
- Vận dụng những kiến thức, lý thuyết được học ở trường vào thực tiễn.
- Thực hiện đúng kĩ thuật, bám sát cơ sở sản xuất, dựa vào ban lãnh đạo,
cán bộ phòng kĩ thuật của trạm thú y, phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc
phục những khó khăn về trang thiết bị để hoàn thành tốt công việc.
- Nhiệt tình, khiêm tốn, không ngại khó và ngại khổ.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn để có những
bước đi đúng đắn.
- Tham khảo một số tài liệu thống kê vật nuôi tại cơ sở.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất

1.2.3.1. Tiêm phòng


9

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm
phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích cực.
Các gia súc ở đây đều được chỉ đạo cho uống thuốc và tiêm phòng vaccine.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kĩ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh,
được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh
phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực thường xuyên
và bắt buộc. Tiêm phòng cho gia súc nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức
miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng
cho cơ thể. Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành tiêm vacxin dịch
tả, lở mồm long móng cho lợn, newcasle cho gà và dại chó. Kết quả đều đạt
an toàn 100%.
1.2.3.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh
kịp thời và chẩn đoán chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất
làm giảm tỉ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy hàng ngày tôi và cán bộ kĩ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở
tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập
tôi đã điều trị một số bệnh như sau:
- Bệnh tiêu chảy ở lợn
+ Nguyên nhân:
Do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra, do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do
thời tiết thay đổi thất thường, do thay đổi thức ăn đột ngột…
+ Triệu chứng:
Lợn ỉa chảy liên tục, phân lỏng mùi thối khắm, lợn bỏ ăn hoặc ăn kém,

mệt mỏi, có con bụng chướng to.
+ Điều trị: Tiêm Nor 100, 1ml/10kgTT/1lần/ngày. Điều trị liên tục
trong 3-5 ngày.


10

- Bệnh viêm phổi ở lợn
+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Bệnh xảy ra
trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô
hấp. Do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi..., do
sức đề kháng của lợn giảm.
+ Triệu chứng: Lợn ho nhiều, khó thở và thở mạnh, lợn ngồi như chó
ngồi để thở, lợn kém ăn, sốt 40 - 410C, nước mũi chảy ra.
+ Thuốc điều trị:
Nếu bị nhẹ tiêm:
- Tylogenta: 1ml/10kgTT/ ngày
Kết hợp với Anagin: 1ml/ 10 - 15kgTT/ngày
- Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/ngày
Anagin: 1ml/ 10 - 15kgTT/ngày
Nếu bị nặng tiêm:
- Tyamulin: 1ml/20kgTT/ngày
Kết hợp với Anagin: 1ml/ 10 - 15kgTT/ngày
Điều trị trong 3 - 5 ngày.
- Bệnh viêm bao khớp
+ Nguyên nhân:
Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), gây viêm khớp lợn cấp và mãn
tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi và 18
- 22 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương
khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền

chuồng, qua vết thiến.
+ Triệu chứng:
Lợn con đi khập khiễng từ lúc 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào
ngày 7 - 15 sau khi sinh, nhưng tử vong xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường
thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.


11

Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ
khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.
+ Điều trị:
Tiêm Vetrimoxin: 1ml/kgTT/ngày
Kết hợp Anagin: 1ml/10 - 15kgTT/ngày
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
1.2.3.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu
chuyên đề khoa học, tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Làm công tác nhập và xuất lợn
- Vệ sinh trong chuồng và ngoài trại
- Nhập thức ăn cho lợn
- Nhập thuốc cho trại
- Sửa chữa thiết bị trong chuồng
- Nuôi trồng thủy sản
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Số lượng (con)

Kết quả an
toàn, khỏi

(con)

Tỷ lệ (%)

- Dịch tả

200

200

100

- Lở mồm long móng

200

200

100

- Dại chó

106

106

100

- Viêm phổi


52

49

94,23

- Tiêu chảy

48

44

91,66

- Viêm khớp

16

16

100

STT Nội dung công việc
Tiêm phòng vacxin
1

Điều trị
2



12

- Lòi dom

4

4

100

- Mổ Hecni

2

2

100

Công tác khác
3

- Phun thuốc sát trùng

100

- Đỡ đẻ lợn

3

3


100

- Thiến lợn

33

33

100

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Qua thực tế làm việc đã giúp tôi trưởng thành hơn về mọi mặt, giúp tôi
mạnh dạn và tự tin vào khả năng làm việc của mình, để hoàn thành tốt công
việc được giao, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở trường, tích lũy được
nhiều kiến thức thực tế, vì vậy tôi cảm thấy yêu nghề hơn.
Thời gian này tôi rèn luyện được tác phong làm việc nghiêm túc, cần cù,
chịu khó không ngại khó, ngại khổ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ cô
giáo hướng dẫn, phòng kĩ thuật của trại, cán bộ thú y và công nhân trong trại
làm cho tôi ngày càng trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực tập, tôi thấy từ lý thuyết tới thực hành còn một
khoảng cách rất xa, nếu chỉ học lý thuyêt thì chưa đủ, mà cần phải thực hành,
trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn và điều trị bệnh cho đúng, để trở thành cán
bộ kĩ thuật giỏi cả lý thuyết và tay nghề. Vì vậy, tôi thấy việc đi thực tập tại
các cơ sở sản xuất là rất cần thiết đối với bản thân nói riêng, cũng như tất cả
sinh viên nói chung trước khi tốt nghiệp ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Dũng - Loan, phường Cam
Giá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, tôi thấy có một số tồn tại

cần khắc phục, vì vậy, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Cán bộ kĩ thuật cần hướng dẫn chu đáo cho công nhân cách phát hiện
lợn ốm kịp thời.
- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Mở rộng quy mô chuồng trại để chăn nuôi đạt hiệu quả hơn nữa.
- Công tác vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa.


13

- Cần đẩy mạnh và triệt để hơn nữa công tác phòng bệnh bằng vaccine.
- Thực hiện nghiêm túc vệ sinh, sát trùng trước khi vào chuồng lợn, xử
lí nghiêm trường hợp cố tình vi phạm quy trình phòng bệnh.
- Quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh, để công tác điều trị bệnh cho gia súc, gia
cầm nói chung và lợn nói riêng có hiệu quả tốt hơn.


14

PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng
sinh trưởng và sức đề kháng của lợn thịt nuôi tại Phường Cam Giá, Thành
phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.”
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Hiện nay,
chăn nuôi lại càng phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng do tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh để hội nhập với kinh
tế quốc tế. Chính vì vậy, chăn nuôi với quy mô trang trại đã được mở rộng và

áp dụng quy trình công nghệ cao. Đồng thời, để đáp ứng mục tiêu hướng tới
của thế kỷ XXI là sản xuất nguồn “thịt sạch” đảm bảo sức khỏe cho người
tiêu dùng. Cho nên, một số công ty đã chú trọng sản xuất các chế phẩm sinh
học để phòng trị bệnh và kích thích khả năng sinh trưởng, sinh sản cho vật
nuôi vừa an toàn lại hiệu quả cao.
Một trong những chế phẩm sinh học đó có chế phẩm Biovet do Viện
Khoa học Sự sống - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nghiên cứu. Chế phẩm
sinh học vẫn là khái niệm còn rất mới so với sự ra đời của một số loại kháng
sinh đã được phát hiện từ lâu, chưa thực sự tạo được lòng tin với người chăn
nuôi. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã quyết định tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng sinh
trưởng và sức đề kháng của lợn thịt nuôi tại Phường Cam Giá, Thành phố
Thái Nguyên” nhằm chứng minh cho người chăn nuôi thấy chế phẩm sinh
học có nhiều tác dụng và tốt khi sử dụng.
* Mục tiêu của đề tài:
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng sinh
trưởng của lợn thịt.


15

- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến khả năng sử
dụng và chuyển hóa thức ăn.
- Xác định ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet tới sức đề kháng
của lợn thịt.
- Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học Biovet.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Một số hiểu biết về men BIOVET
- Chế phẩm sinh học Biovet do Viện Khoa học sự sống – Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên sản xuất. Đây là một loại chế phẩm mới đang được lưu
hành và sử dụng trên thị trường.
- Khái niệm:
Là men vi sinh vật bổ sung các vi sinh vật hữu hiệu, các vitamin và axit
amin kích thích tiêu hóa, tăng tính thèm ăn, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tiêu
chảy, giảm mùi hôi phân. Hiệu quả trong phòng bệnh sưng phù dầu ( E.coli dung
huyết) ở lợn con trước và sau cai sữa, bệnh hô hấp ở gà, vịt, ngan.
- Chế phẩm Biovet có dạng bột, màu trắng, mùi thơm ngon được
khuyến cáo là dùng cho tất cả các loài vật.
- Trong 100g thành phẩm có:
Lactobacillus: 5.1013CFU
Bacillus subillis: 3.1010CFU
Sac,cerevisiae: 7.1012CFU
Vitamine B1: 100mg
Lysine : 5g
Methionine : 3g
Chất mang vừa đủ: 1kg
Độ ẩm (max): 10%


16

- Công dụng của men BIOVET:
+ Bổ sung các vi sinh vật hữu hiệu, vitamine và acid amin, kích thích
tiêu hóa, tăng tính thèm ăn, hấp thụ thức ăn tốt.
+ Tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, phòng bệnh tiêu chảy và giảm
mùi hôi của phân.
+ Hiệu quả phòng ngừa bệnh sưng phù đầu (E.coli dung huyết) ở lợn
con trước và sau cai sữa, bệnh hô hấp ở gà, vịt, ngan.
- Cách sử dụng: Trộn với thức ăn với tỉ lệ 100g/ 100kg thức ăn

- Dạng trình bày: Đóng gói, men BIOVET có màu xanh sữa và mùi thơm.
2.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt
* Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
trưởng về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng các cơ quan và toàn
bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di tính di truyền từ thế hệ trước, “thực
chất sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của tế bào trong cơ thể”.
Sinh trưởng thường gắn liền với phát dục đó là quá trình thay đổi về bộ
phận cơ quan. Sinh trưởng phát dục có mối quan hệ mật thiết không tách rời
nhau mà ảnh hưởng hỗ trợ lẫn nhau, là quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể
gia súc, gia cầm làm cho vật nuôi ngày càng hoàn chỉnh.
Sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi tuân theo quy luật nhất định, đó là
quy luật sinh trưởng theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng
đều và quy luật có tính chu kì.
2.2.1.3. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe
vật nuôi
Đường tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với vật nuôi, là cơ quan
hấp thu các chất dinh dưỡng, đồng thời là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ
thể. Đặc biệt, khu hệ vi sinh vật đường ruột là một trong các yếu tố chống lại
các tác nhân gây bệnh.


×