Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

ẢNH HƯỞNG của các GIAI đoạn NUÔI lên sự SINH TRƯỞNG của gà THỊT COBB 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.72 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ HOÀNG KIM YẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAI ĐOẠN NUÔI LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAI ĐOẠN NUÔI LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Kim Khang
PGs. Ts Nguyễn Nhật Xuân Dung

Cần Thơ, 2010


Sinh viên thực hiện:
Lê Hoàng Kim Yến
MSSV: 3072621
Lớp: CNTY K33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIAI ĐOẠN NUÔI LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500

Cần thơ, ngày…tháng…năm 2011
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần thơ, ngày…tháng…năm 2011
DUYỆT BỘ MÔN

Ts. Nguyễn Thị Kim Khang
PGs. Ts Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả được
trình bày trong luận văn là trung trực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào trước đây.
Tác giả luận văn


Lê Hoàng Kim Yến

i


TÓM LƯỢC
Để tìm ra được khẩu phần có mức năng lượng và protein thích hợp với từng giai đoạn phát
triển của gà thịt mà vẫn cho chất lượng thịt tốt và an toàn thực phẩm, đề tài “Ảnh hưởng
của các các giai đoạn nuôi lên sự sinh trưởng của gà thịt Cobb 500” được thực hiện trên
450 gà Cobb 1 ngày tuổi.
Thí nghiệm được tiến hành với 3 NT.
Nghiệm thức 1 (ĐC): 1-21, 22-35, 36-42 ngày tuổi.
Nghiệm thức 2 (NT2): 1-21, 22-28, 29-42 ngày tuổi.
Nghiệm thức 3 (NT3): 1-14, 15-35, 36-42 ngày tuổi.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 50 con gà.
Kết quả đề tài:
Khối lượng bình quân và tăng trọng tích lũy của gà ở các NT qua các tuần tuổi khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Tuy nhiên, gà ở NT3 có khuynh hướng phát triển tốt
hơn 2 NT còn lại ở 2 giai đoạn cuối. Tiêu tốn thức ăn của gà ở các NT khác nhau có ý
nghĩa thống kê vào tuần thứ 5 (P< 0,05). Gà ở NT3 có TTTA thấp nhất (177,79
g/con/ngày), gà ở NT1 có TTTA cao nhất (263,15 g/con/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn
của gà ở các NT qua các tuần tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).
Hiệu quả kinh tế của NT3 mang lại cao hơn so với 2 NT còn lại. Chứng tỏ NT3 cho kết
quả tốt về mức năng lượng và protein cung cấp cho từng giai đoạn tốt hơn so với 2 NT còn
lại.

Mặc dù, kết quả ở các NT không có ý nghĩa thống kê nhưng NT3 có hiệu quả kinh
tế tốt hơn so với 2 NT còn lại, nên có thể sử dụng NT3 vào thực tế.


ii


LỜI CẢM TẠ
Để tôi có được đạt được thành quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự giúp đỡ của rất nhiều
người yêu thương tôi.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến mẹ tôi – người đã sinh ra tôi, đã luôn dạy dỗ và bên
cạnh tôi những lúc tôi khó khăn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung và Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã luôn quan tâm, giúp đỡ,
chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã luôn quan tâm và bên cạnh chúng tôi trong suốt 4 năm đại
học.
Cô Trần Thị Điệp đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình phân tích
mẫu trên phòng thí nghiệm.
Tất cả các thầy, cô trong bộ môn đã truyền đạt những kiến thức quý báu, để làm hành trang
cho tôi bước vào đời.
Thạc sĩ Lê Thanh Phương đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi yên tâm tiến hành đề
tài.
Kỹ sư Lê Nhân đã giúp tôi có những kiến thức bổ ích trong quá trình thực hiện đề tài.
Anh Nguyễn Thanh Sang đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện đề tài.
Anh Lê Tấn Hoàng và chị Phạm Thị Ngọc Loan đã cho chúng tôi nơi thực tập tốt nhất.
Anh Liêm và toàn thể anh em công nhân trong trại đã luôn giúp đỡ tôi trong những lúc khó
khăn khi ở trại.
Cô Tư Nở, chú Năm đã cho chúng tôi chỗ ở tốt nhất và luôn yêu thương, chăm sóc chúng
tôi.
Xin chúc tất cả mọi người tôi yêu được dồi dào sức khỏe và luôn hạnh phúc trong cuộc
sống.


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
TÓM LƯỢC............................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................2
2.1 GIỚI THIỆU VỂ GIỐNG COBB 500 ..................................................................2
2.1.2 Nguồn gốc ..........................................................................................................2
2.1.2 Đặc điểm của giống gà Cobb 500 ......................................................................2
2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ THỊT........................................................3
2.2.1 Nhu cầu và vai trò của năng lượng ....................................................................3
2.2.2 Nhu cầu và vai trò protein ..................................................................................3
2.2.3 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng. ..................................................................6
2.2.4 Nhu cầu và vai trò của vitamin ..........................................................................9
2.2.5 Nhu cầu và vai trò của nước uống....................................................................12
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN
THỊT..........................................................................................................................13
2.3.1 Chuồng trại.......................................................................................................13
2.3.2 Nhiệt độ ............................................................................................................13
2.3.3 Ẩm độ...............................................................................................................14
2.3.4 Sự thông thoáng ...............................................................................................14
2.3.5 Ánh sáng...........................................................................................................15
2.3.6 Mật độ nuôi ......................................................................................................15

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..........................16

iv


3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .........................................................................16
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm.....................................................................16
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................16
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm.....................................................................................16
3.1.4 Dụng cụ chăn nuôi ...........................................................................................16
3.1.5 Thức ăn thí nghiệm ..........................................................................................17
3.1.6 Nước uống ........................................................................................................17
3.1.7 Thuốc thú y ......................................................................................................17
3.1.8 Dụng cụ thí nghiệm..........................................................................................17
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................................18
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................18
3.2.2 Quy trình kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng......................................................18
3.2.2.1 Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà...........................................................18
3.2.2.2 Chuẩn bị ô úm trước khi thả gà.....................................................................18
3.2.2.3 Chăm sóc – nuôi dưỡng gà............................................................................19
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI...............................................................................21
3.3.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................21
3.3.2 Khối lượng và tăng trọng của gà qua các tuần tuổi..........................................21
3.3.3 Tiêu tốn thức ăn................................................................................................22
3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) (FCR: Feed Conversion Rate)............22
3.3.5 Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................22
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU.....................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................23
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm.................................................................23
4.2 Kết quả theo dõi nhiệt độ ....................................................................................23

4.3 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên khối lượng bình quân của gà .................23
4.4 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên tăng trọng tích lũy của gà ......................24
4.5 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên tiêu tốn thức ăn của gà ..........................25
4.6 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ...........25

v


4.7 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................26
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................27
5.1 Kết luận ...............................................................................................................27
5.2 Đề nghị ................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................29

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2


NT3

Nghiệm thức 3

TĂGĐ1

Thức ăn giai đoạn 1

TĂGĐ2

Thức ăn giai đoạn 2

TĂGĐ3

Thức ăn giai đoạn 3

KLBQ

Khối lượng bình quân

TTTL

Tăng trọng tích lũy

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

HSCHTA


Hệ số chuyển hóa thức ăn

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500.....................................................2
Bảng 2.2 Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500 .......................................................2
Bảng 2.3 Nhu cầu các chất khoáng, mg/kg thức ăn ....................................................6
Bảng 2.4 Các chất khoáng thiết yếu và nồng độ trong cơ thể gia súc ........................8
Bảng 2.5 Nhu cầu các vitamin/kg thức ăn. ...............................................................11
Bảng 2.6 Nhu cầu nước uống của gà thịt 1000 con .................................................13
Bảng 2.7 Tương quan giữa nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà ............................14
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ở trạng thái cho ăn ..............17
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................18
Bảng 3.3 Trình bày quy trình vaccine được sử dụng trong trại ................................20
Bảng 3.4 Trình bày thuốc kháng sinh sử dụng trong trại..........................................20
Bảng 4.1 Nhiệt độ theo dõi trong chuồng nuôi .........................................................23
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên khối lượng bình quân của gà qua
các tuần tuổi (g/con)..................................................................................................24
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên tăng trọng tích lũy của gà qua các
tuần tuổi (g/con/tuần) ................................................................................................24
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các các giai đoạn nuôi lên tiêu tốn thức ăn của gà qua các
tuần tuổi (g/con/ngày). ..............................................................................................25
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên hệ số chuyển hóa thức ăn của gà
qua các tuần tuổi (kg thức ăn/kg tăng trọng).............................................................25
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế.........................................................................................26

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Gà Cobb 500 ................................................................................................2
Hình 3.1: Đèn úm sử dụng bằng gas mặt trước và bên hông....................................17
Hình 3.2: Chuẩn bị ô úm cho gà con.........................................................................19
Hình 3.3 Gà con mới thả vào trại (lúc 1 ngày tuổi) ..................................................19

ix


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chăn nuôi gà thịt theo mô hình công nghiệp khá phổ biến ở vùng Đông
Nam bộ do có nhiều thuận lợi như quản lí được dịch bệnh, không tốn nhiều công
chăm sóc, tiết kiệm được chi phí nhân công, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi
trường, điều quan trọng hơn là gà được nuôi theo mô hình công nghiệp tạo được điều
kiện cho những hộ gia đình có thu nhập trung bình có thể sử dụng được thịt gà mà
vẫn đảm bảo chất lượng thịt và an toàn thực phẩm.
Chất lượng thịt và tốc độ tăng trưởng của gà thịt ngoài việc phụ thuộc vào yếu tố con
giống, môi trường chăn nuôi… còn phụ thuộc vào dưỡng chất trong khẩu phần thức
ăn. Năng lượng và protein là hai dưỡng chất quan trọng trong thức ăn chăn nuôi gà
thịt. Chúng tham gia vào mọi hoạt động của cơ thể gia cầm như: duy trì nhịp tim,
nhịp thở, sự tuần hoàn máu, quá trình trao đổi chất trong cơ thể, quá trình sinh
trưởng, phát triển.
Chăn nuôi gà công nghiệp được nuôi theo ba giai đoạn: giai đoạn khởi động, giai
động tăng trưởng, giai đoạn vỗ béo. Theo Olomu và Offiong (1980) thì khẩu phần
23% CP với một trong hai mức ME 2800 hoặc 3000 kcal/kg năng lượng trao đổi được
xem là đủ nhu cầu phát triển cho gà thịt ở giai đoạn khởi động, trong khi đó
Onwudike (1983 ) lại đề nghị mức 22% CP và 2900 kcal/kg ME, còn Fetuga (1984)
cho rằng khẩu phần có mức 23 – 24% CP và 2800 – 3000 kcal/kg ME cho giai đoạn
khởi động và 19 – 21% CP với cùng một mức năng lượng cho giai đoạn vỗ béo. Gà

công nghiệp được nuôi với khoảng thời gian khá ngắn, trong khi đó năng lượng và
protein chiếm 70 % tổng chi phí thức ăn và là yếu tố định lợi nhuận cao hay thấp cho
người chăn nuôi. Để tìm được khẩu phần có mức năng lượng và protein thích hợp
nhằm làm giảm chi phí đầu tư cho thức ăn, đồng thời xác định được thời gian phát
triển hợp lý ứng với từng giai đoạn để gà được phát triển tốt nhất. Tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các giai đoạn nuôi lên sự sinh trưởng của gà thịt Cobb
500”.
Mục tiêu đề tài: nhằm xác định khẩu phần có mức năng lượng và protein phù hợp với
giai đoạn sinh trưởng của gà thịt Cobb 500.

1


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ THỊT COBB 500
2.1.2 Nguồn gốc
Giống gà cobb 500 bố, mẹ được công ty Emivest nhập từ Mỹ. Gà Cobb 500 bố, mẹ
được công ty nuôi để sản xuất gà con. Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các
trang trại nuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị trường.

2.1.2 Đặc điểm của giống gà Cobb 500
Gà Cobb 500 là gà thịt cao sản, có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình bầu, đẹp.
Tăng trọng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp.
Sức đề kháng và việc thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn.
Con trống nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,8 - 2,9 kg/con, con mái nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,4
- 2,5 kg/con. Bảng 2.1 và 2.2 thể hiện chỉ tiêu sản xuất của gà Cobb 500.

Hình 2.1 Gà Cobb 500
Bảng 2.1 Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500


Tuần tuổi

Ngày tuổi

1
2
3
4
5
6
7

7
14
21
28
35
42
49

Trọng lượng
bình quân (g)
170
449
885
1478
2155
2839
3486


Hệ số chuyển hóa
thức ăn
0,836
1,047
1,243
1,417
1,596
1,700
1,847

(Trần Văn Đạt, 2009)

Bảng 2.2 Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500

2


Tuần tuổi

Ngày tuổi

1
2
3
4
5
6
7

7

14
21
28
35
42
49

Khối lượng
bình quân (g)
158
411
801
1316
1879
2412
2867

Hệ số chuyển hóa
thức ăn
0,876
1,071
1,280
1,475
1,653
1,820
1,988

(Trần Văn Đạt, 2009)

2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ THỊT

2.2.1 Nhu cầu và vai trò của năng lượng
Các chất hữu cơ trong thức ăn: hydratcacbon, mỡ, protein… cung cấp năng lượng
cho cơ thể gà phát triển, duy trì các hoạt động sống bình thường, duy trì nhiệt độ, sản
xuất thịt, trứng…Khi năng lượng dư thừa thì được tích lũy thành mỡ mà không bị
thải ra ngoài.
Yêu cầu năng lượng cho gà con tương đối cao, nhất là gà nuôi thịt 3000 - 3300 kcal/kg
thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ protein thích hợp. Năng lượng thấp gà gầy,
chậm lớn (Lê Hồng Mận, 2002).
Glucid là chất chủ yếu sản sinh năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể như: đi lại,
ăn uống. Trong khẩu phần thức ăn, tỷ lệ bột đường là lớn nhất. Thừa glucid sẽ
chuyển hóa thành mỡ dự trữ (lipid), lúc cần cơ thể huy động dùng cung cấp năng
lượng cho cơ thể. Ngoài chức năng năng lượng, glucid cũng tham gia cấu tạo các tế
bào và một số mô trong cơ thể (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Lipid cung cấp năng lượng cho vật nuôi. Năng lượng đốt cháy chất béo trong cơ thể
động vật cao gấp 2 – 2,5 lần so với tinh bột và protein.
Tuy chất béo có chứa nhiều năng lượng, nhưng nhiệt lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa
chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất bột đường nên trong mùa hè giải quyết
năng lượng cho gà bằng chất béo tốt hơn, giúp cho gà chống lại stress nhiệt tốt hơn
(Dương Thanh Liêm, 2003).

2.2.2 Nhu cầu và vai trò protein
Theo Dương Thanh Liêm (2003) protein có vai trò:
Protein tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống. Ở gia cầm tế bào
lông vũ chủ yếu do protein cấu tạo nên, vì vậy nếu trong thức ăn thiếu protein gia
cầm sẽ mọc lông chậm.
Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như: enzyme, hormone, tế
bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể. Cấu tạo nên hệ thống
đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian bào.
3



Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Chất kháng thể trong
máu chủ yếu là các γ-globulin. Một khẩu phần nếu thiếu protein sẽ làm cho cơ thể gia
cầm chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa yếu.
Cấu tạo nên các chất thông tin di truyền, chủ yếu là các nucleoprotein.
Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi
giống.
Protein bảo đảm cho cơ thể sinh trưởng, lớn lên bình thường. Nếu thiếu gia cầm
chậm lớn, chậm ra lông.
Sản phẩm thịt, trứng đều cấu tạo từ protein. Không đủ protein trong thức ăn, năng
suất chăn nuôi giảm. Protein tham gia cấu tạo các men sinh học, các hormone làm
chức năng xúc tác, điều hòa quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn cho
cơ thể. Tinh trùng gà trống, trứng gà mái đều cấu tạo từ protein. Đồng thời protein
còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhu cầu protein trong cơ thể là sự cân đối acid amin không thay thế. Đối với gà con,
gà dò nhu cầu protein là nhu cầu cho cơ thể và cho sự phát triển sinh trưởng của các
bộ phận mô cơ. Ở gà thịt mức sử dụng protein cho sự phát triển đến 64 % (Bùi Đức
Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Trong cơ thể gia cầm, nếu thiếu protein sẽ làm gia cầm non sinh trưởng chậm, còi
cọc, mọc lông kém, sức chống chịu lạnh yếu, thành thục chậm, đẻ trứng muộn. Trên
gia cầm trưởng thành giảm sức đẻ trứng, lòng trứng loãng, tỷ lệ ấp nở thấp. Sức đề
kháng bệnh của gia cầm kém. Hiệu giá kháng thể sau khi chủng ngừa không cao.
Gia cầm hay có những tập tính xấu, hay cắn mổ ăn thịt lẫn nhau, nhất là giai đoạn
sinh trưởng gà đang ra lông cánh và lông đuôi. Ở giai đoạn tỷ lệ đẻ cao, gà mái hay
mổ ăn trứng của chúng đẻ ra (Dương Thanh Liêm, 2003).
Protein được tạo thành từ nhiều acid amin. Acid amin gồm 2 nhóm là acid amin
không thay thế và acid amin thay thế.
Lê Hồng Mận (2002) thì nhóm acid amin không thay thế hay là thiết yếu: nhóm acid
amin này cơ thể không tổng hợp được mà phải cung cấp từ nguồn thức ăn, gồm 10
loại acid amin thiết yếu là: lysine, methionine, trythophan, threonine, phenylalanine,

histidine, leusine, isoleusine, arginine, valine.
Lysine có vai trò quan trọng nhất cho sinh trưởng, sinh sản đẻ trứng. Lysine cần cho
tổng hợp nucleoprotein, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin ở da và lông.
Thiếu lysine trong thức ăn làm tăng trọng chậm, giảm hồng cầu, chuyển hóa canxi,
photpho giảm, gây còi xương, cơ thoái hóa, rối loạn sinh dục.
Nhu cầu lysine trong thức ăn gà thịt là 1,1% – 1,2 %.
Methionine có vai trò quan trọng đến sinh trưởng, chức năng gan, thận, điều hòa
chuyển hóa lipid, chống mỡ hóa gan, cần thiết cho sinh sản tế bào, tham gia quá trình

4


đồng hóa, dị hóa của cơ thể. Thiếu methionine trong thức ăn làm mất tính thèm ăn,
gà ăn ít làm cho thiếu máu, thoái hóa cơ, nhiễm mỡ gan, hạn chế tổng hợp
hemoglobin, giảm sự phân hủy chất độc thải ra ngoài.
Nhu cầu methionine trong thức ăn: gà con 0 - 2 tuần tuổi 0,38 % - 0,4 %, gà 3 - 7 tuần
tuổi 0,35 %.
Trytophan có vai trò cho sinh trưởng gà con, gà giò, duy trì sức sống cho gà lớn, điều
hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin, cần cho sự phát
triển của tinh trùng, phôi. Thiếu trytophan tỷ lệ ấp ở giảm, tuyến nội tiết bị phá hủy,
khối lượng cơ thể giảm.
Threonine có vai trò trong trao đổi và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức ăn,
kích thích sinh trưởng cho gia cầm non. Thiếu threonine làm giảm khối lượng sống,
azot bị thải theo nước tiểu. Nguồn thức ăn động vật có đủ threonine cho gia cầm.
Nhu cầu threonine trong thức ăn cho gà thịt 0,52 %.
Phenylalamine có vai trò trong duy trì hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến giáp,
tham gia tạo sắc tố và độ thành thục của tinh trùng, phát triển phôi. Nhu cầu
phenylalamine cho gà thịt là 0,55 %.
Histidine có vai trò cho tổng hợp nucleotide, hemoglobin , cho sinh trưởng gà con, gà
giò. Histidine cần thiết để điều chỉnh trao đổi chất. Thiếu histidine trong thức ăn gây

nên thiếu máu, tính thèm ăn giảm, ăn ít, gà chậm lớn.
Nhu cầu histidine cho gà thịt là 0,30 % - 0,35 %.
Leucine có vai trò trong duy trì hoạt động của tuyến nội tuyến, tham gia tổng hợp
protid của plasma. Thiếu leucine thì cân bằng azot bị phá hủy, tính thèm ăn giảm, gà
con chậm lớn.
Nhu cầu leucine của gà thịt là 1,1 % - 1,2 %.
Isoleucine có vai trò cho trao đổi và sử dụng các acid amin trong cơ thể. Thiếu
isoleucine giảm sự ngon miệng của gà, cản trở sự phân hủy các vật chất chứa azot
thừa trong thức ăn thải qua nước tiểu, tăng trọng giảm. Isoleucine thường có đủ
trong thức ăn của gà.
Nhu cầu isoleucine của gà thịt là 0,85 %.
Arginine có vai trò sinh trưởng của gà con, tạo sụn xương, lông. Thiếu ariginine gây
chết phôi cao, gà phát triển kém. Nhu cầu arginine của gà thịt 0 - 5 tuần tuổi là 1,1%,
5 - 8 tuần tuổi là 1,02%.
Valine có vai trò hoạt động trong hệ thần kinh, tham gia tạo glucogen từ glucoz.
Thường có đủ valine trong thức ăn của gà. Nhu cầu valine cho gà thịt 0,65%.
Nhóm acid amin thay thế được: cơ thể gia cầm tự tổng hợp từ sản phẩm trung gian
trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ hợp chất chứa amino. Nhóm này

5


gồm các loại alanine, aspaginine, cystine, aspartic, glycine, acid glutamic,
hydroproline, serine, proline, tyrozine, citruline, cysteine và hydroxylizine.
Mối tương quan giữa năng lượng và protein:
Trong nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng và protein là 2 yếu tố hàng đầu duy trì hoạt
động sống và cấu thành phát triển của mô cơ.
Số lượng thức ăn hằng ngày gà thu nhận có tỷ lệ nghịch với hàm lượng năng lượng
trong khẩu phần. Năng lượng cao gà ít ăn thức ăn hơn, năng lượng thấp gà ăn nhiều
hơn (Lê Hồng Mận, 2002).

Trong cơ thể gà, chất bột đường có vai trò cung cấp phần lớn năng lượng cần thiết
cho mọi hoạt động sống, duy trì thân nhiệt cho cơ thể, tích lũy năng lượng dưới dạng
glycogen trong gan, trong cơ và mỡ. Do đó, năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến
việc tiêu thụ thức ăn hay nói cách khác lượng thức ăn gà ăn hằng ngày có liên quan
nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn, gà sẽ ăn nhiều thức ăn
với mức năng lượng trong khẩu phần thức ăn thấp, ngược lại ăn ít thức ăn với mức
năng lượng cao (Võ Bá Thọ, 1996).

2.2.3 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng.
Theo Dương Thanh Liêm (2003) chất khoáng trong cơ thể gia cầm chiếm tỷ lệ thấp
(khoảng 4 - 6 %). Trong cơ thể, chất khoáng tập trung nhiều nhất ở bộ xương. Bảng
2.1 trình bày nhu cầu chất khoáng có trong thức ăn của gà thịt. Dựa theo số lượng
của chất khoáng là nhiều hay ít, người ta chia chất khoáng ra làm 2 loại:
Chất khoáng có số lượng lớn có thể đo bằng đơn vị % hay gram/kg gọi là khoáng đa
lượng.
Chất khoáng có số lượng nhỏ có thể đo bằng đơn vị ppm hoặc mg/kg gọi là chất
khoáng vi lượng.

Bảng 2.3 Nhu cầu các chất khoáng, mg/kg thức ăn

Thành phần dinh
dưỡng

Khởi động 0 – 2 tuần Tăng trưởng 3 – 5 tuần
tuổi
tuổi

Kết thúc (giết thịt)
sau 6 tuần tuổi


Mangan
Kẽm
Sắt
Đồng
Iot

100
75
100
8
0,45

100
75
100
8
0,45

100
75
100
8
0,45

6


Selen

0,3


0,3

0,3

(Lê Hồng Mận, 2003)

Chất khoáng có 3 vai trò chính như sau đối với cơ thể vật nuôi:
Hầu hết các chất khoáng có vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Chất khoáng giữ vai trò cân bằng điện giải, giữ ổn định pH của máu, dịch tế bào, duy
trì áp suất thẩm thấu cũng như tham gia hoạt động thần kinh, thể dịch.
Chất khoáng còn tham gia vào các cấu trúc của các đại phân tử trong tế bào sống
cũng như trong mô bào (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
Nhóm khoáng đa lượng gồm có: Natri (Na), Kali (K), Clo (Cl), Canxi (Ca), Phospho
(P), Magnesium (Mg), Lưu huỳnh (S).
Canxi (Ca)
Ca tồn tại trong cơ thể dưới chủ yếu dưới dạng photphat và cacbonat canxi. Ca có vai
trò lớn nhất trong việc hình thành và phát triển bộ xương. Cần thiết cho sự động
máu, điều hòa tính thẩm thấu của màng tế bào. Cần thiết cho sự hoạt động bình
thường của hệ thần kinh, cho sự co bóp của tim. Gia cầm khi bình thường hấp thu 50
- 60% lượng Ca trong thức ăn. Nếu thiếu Ca kéo dài sẽ dẫn đến co giật, đứng run rẩy,
gây còi xương, gây viêm nhiễm cơ quan nội tạng đặc biệt là đường tiết niệu. Gà con
xương mền, còi xương, chậm lớn. Yêu cầu của Ca trong cơ thể gia cầm phụ thuộc vào
loại tuổi, tính năng sản xuất, vào thời tiết và hàm lượng P (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
Mận, 1999).
Phosphor (P)
Chức năng quan trọng của P là tham gia hình thành bộ xương, cân bằng độ toan,
kiềm trong máu, trong các tổ chức của cơ thể, đóng vai trò trong trao đổi
hydratcacbon, chất béo, acid amin, trong hoạt động thần kinh. Sự thiếu hụt P trong
cơ thể gia cầm gây còi xương, xốp xương, giảm tính thèm ăn. Yêu cầu lượng P trong

cơ thể ngoài phụ thuộc vào tuổi, tính năng sản xuất, còn phụ thuộc vào hàm lượng
Ca, vitamin D và chế độ chiếu sáng. Gà con yêu cầu trên 0,5% P trong thức ăn hỗn
hợp.
Natri (Na), Kali (K), Clo (Cl)
Những nguyên tố này có dạng là các ion vô cơ, có ý nghĩa quan trọng trong thể dịch
của cơ thể, là các chất điện giải. Natri được thấy chủ yếu trong các dịch ngoài tế bào
như máu, bạch huyết. Kali lại được thấy chủ yếu bên trong tế bào. Đây là 2 yếu tố
quan trọng trong việc duy trì acid - bazơ và sự cân bằng thể dịch trong các mô cơ thể.
Clo cũng là thành phần của acid hydrochloric được tiết ra trong dạ dày tuyến của gia
cầm (Bùi Xuân Mến, 2007).
Theo Dương Thanh Liêm (2003) K rất ít khi thiếu hụt trong thức ăn gia cầm vì nó có
rất nhiều trong thức ăn thực vật, và là thành phần chủ yếu trong thức ăn. Riêng Na,
Cl thì có khả năng thiếu trong thức ăn vì chúng chỉ được bổ sung dưới dạng muối ăn,
những biểu hiện xấu trên gia cầm khi thiếu Na, Cl như sau: giảm sút tính ngon

7


miệng, giảm khả năng tiêu hóa, gà có hiện tượng còi, chậm lớn, gà mái đẻ trứng giảm,
trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, gà có hiện tượng cắn mổ lẫn nhau.
Magnesium (Mg)
Mg chiếm 0,05% khối lượng sống, trong đó, 50 % chứa trong xương, 40 % chứa
trong mô cơ, 1% trong dịch ngoại bào. Mg cần tham gia cấu tạo xương. Sụ thiếu hụt
Mg trong cơ thể sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng, không điều chỉnh được hoạt động
của cơ bắp, từ đó dẫn đến chết, làm giảm việc sử dụng Ca, P. Yêu cầu P trong cơ thể:
gà dưới 4 tuần tuổi 500 mg/kg, trên 4 tuần tuổi 550 mg/kg thức ăn.
Lưu huỳnh (S)
Tham gia vào thành phần các acid amin có chứa lưu huỳnh như: methionine, xystin...
để tạo nên lông, móng. Ở gia cầm, thường khó nhận biết việc thiếu S vì khi trao đổi
một số acid amin như methionine, xystin sẽ giải phóng lưu huỳnh. Nhưng khi dùng

liều cao cầu trùng sẽ gây thiếu S, từ đó ảnh hưởng đến trao đổi P, dẫn đến bệnh còi
xương.
Khoáng vi lượng được yêu cầu với lượng rất nhỏ trong khẩu phần. Nhưng nếu thiếu
một trong các loại khoáng vi lượng sẽ gây ra những bệnh do thiếu khoáng đặc thù.
Sắt (Fe)
Tham gia tạo hồng cầu, myoglobin của tế bào cơ vân, các sắc tố hô hấp mô bào.
Nguyên liệu tham gia xây dựng nên cơ, mô, lông. Tham gia vào việc tạo các acid amin
chứa lưu huỳnh, các vitamin, thiamin, biotin và acid béo. Sự thiếu hụt Fe trong thức
ăn gây bệnh thiếu máu, chân nhợt nhạt, gà mái mào tái, lông xù. Yêu cầu Fe: gà 0 – 3
tuần tuổi 88 mg/kg, trên 3 tuần tuổi 108 mg/kg thức ăn.
Đồng (Cu)
Cu làm tăng sự hấp thu Fe để tạo hemoglubin trong hồng cầu. Thiếu đồng làm giảm
sự hấp thu Fe trong cơ thể, thớ thịt bị tối xen lẫn màu sáng do thiếu cả đồng lẫn sắt,
gây rối loạn về xương, gây biến màu lông, giảm tốc độ sinh trưởng, lông rụng. Yêu
cầu các loại gà 11 mg/kg.
Kẽm (Zn)
Sự thiếu hụt Zn trong thức ăn làm giảm sự sinh trưởng và phát triển lông, làm giảm
sự hoàn thiện xương, gây sưng khớp, làm mất tính ngon miệng. Yêu cầu Zn: gà dưới
4 tuần tuổi 44 mg/kg, gà sau 4 tuần tuổi 33 mg/kg thức ăn (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
Mận, 1999).
Tóm lại chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể gia cầm, thừa hay thiếu chất khoáng
cũng đều ảnh hưởng đến vật nuôi. Khi thừa chất khoáng này sẽ khéo theo sự mất cân
bằng các chất khoáng khác. Bảng 2.2 trình bày nồng độ các chất khoáng có trong cơ
thể gia súc.
Bảng 2.4 Các chất khoáng thiết yếu và nồng độ trong cơ thể gia súc

Khoáng đại lượng

g/kg


Khoáng vi lượng

ppm
8


Ca
P
K
Na
Cl
S
Mg

15
10
2
1,6
1
1,5
0,4

Fe
Zn
Cu
Mn
I
Co
Mo
Se


20 – 80
10 – 50
1–5
0,2 – 0,5
0,3 – 0,6
0,02 – 0,1
1–4
1–2

(Nguyễn Nhựt Xuân Dung et al, 1999)

2.2.4 Nhu cầu và vai trò của vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử trọng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với số
lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, bởi vì nó có vai trò rất quan trọng là tham
gia cấu trúc nhiều enzyme trong hệ thống xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì
mọi hoạt động sống bình thường như: sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể, sản xuất
thịt, trứng.... Mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho
cơ thể gia cầm. Tùy theo sự thiếu hụt ít hay nhiều mà triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ.
Bảng 2.3 thể hiện nhu cầu của các vitamin có trong thức ăn.
Vitamin được chia thành 2 nhóm:
Nhóm tan trong dầu: A, D, E, K và nhóm tan trong nước: B, C.

Viatmin A
Sự thiếu hụt vitamin trong khẩu phần thức ăn làm cho gia cầm bị suy nhược cơ thể,
mắc bệnh quáng gà, đi lại yếu, mất tính thèm ăn, chậm phát triển, lông xù, gia cầm
con bị còi xương, vẹo cổ, đứng không vững. Ở gà sinh sản bị giảm năng suất trứng,
giảm tỷ lệ thụ tinh và ấp nở, trứng có vệt máu. Dễ cảm nhiễm ấu trùng cầu trùng ở
mọi lứa tuổi, mắc bệnh đường hô hấp (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Vitamin D

Sự thiếu hụt vitamin D trong thức ăn làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất
trứng của gia cầm, gây bệnh còi xương, xương bị mỏng, mền, thoái háo, cột sống vẹo,
xương sườn nổi hạt, gà đẻ trứng mỏng dễ vỡ. Mặt khác sự thiếu vitamin D làm rối
loạn hệ thần kinh trung ương, phá hủy sự trao đổi protid, glucid, làm giảm lượng
hồng cầu và huyết sắc tố.
ở gia cầm thường ít khi bị thiếu vitamin D3 vì nguồn vitamin D3 có thể được tổng hợp
trong cơ thể khi có tác động của tia cực tím, nhưng trong chăn nuôi gia cầm công
nghiệp đặc biệt là phương pháp nuôi chuồng kín, gia cầm thường bị thiếu hoặc hoàn
toàn không có ánh sáng tự nhiên, vì vậy phải bổ sung vitamin D3 vào thức ăn hỗn hợp
(Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Vitamin E
9


Vitamin E có vai trò trong việc chống oxy hóa sinh học, chống oxy hóa trong thức ăn,
chống vô sinh.
Triệu chứng thiếu vitamin E trên gia cầm được thể hiện như gia cầm đẻ trứng giảm,
tỷ lệ ấp nở thấp, thoái hóa buồng trứng, viêm nhũn não (encephalomalacia), đi lại
mất thăng bằng, nghẹo cổ xuống diều, tích nước ngoài mô (exsudativ diathesis), xoang
bụng, bao tim tích đầy nước, hoại tử thoái hóa cơ, cơ ức, cơ tim có vệt trắng, sức co
cơ yếu (Dương Thanh Liêm, 2003).
Vitamin K
Vitamin K còn được gọi là vitamin của sự đông máu.
Sự thiếu hụt vitamin K trong thức ăn gây ra bệnh chảy máu ở đường tiêu hóa, ở cơ
chân của gà con, gà con mới nở bị giảm sức sống và chết vì bị chảy máu. Gà bị bệnh
cầu trùng ỉa ra máu, làm chậm lành các vết sứt da thịt, làm rụng lông, gây thiếu máu
khi gia cầm bị tiêu chảy (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Vitamin B1 (thiamin, aneurin)
Vitamin B1 là yếu tố chống bị phù thũng, viêm thần kinh. Trong cơ thể, nó có trong
thành phần các enzyme, tham gia điều hòa quá trình chuyển hóa, chủ yếu là trao đổi

chất glucid, protein và nước.

10


Bảng 2.5 Nhu cầu các vitamin/kg thức ăn

Thành phần
dinh dưỡng

Khởi động 0 - 2 tuần
tuổi

Tăng trưởng 3 - 5
tuần tuổi

Kết thúc (giết thịt)
sau 6 tuần tuổi

Vitamin A, IU

8,800

8,800

6,600

Vitamin D3, IU

300


300

300

Vitamin E, IU

30

30

30

Vitamin K3, mg

1,65

1,65

1,65

Vitamin B1, mg

1,1

1,1

1,1

Vitamin B2, mg


6,6

6,6

6,6

Acid pantotenic, mg

11

11

11

Niaxin, mg

66

66

66

Pyridoxine (B6), mg

4,4

4,4

3


Acid folic, mg

1

1

1

Cholin, mg

550

550

440

Vitamin B12, mg

0,022

0,022

0,011

Biotin, mg

0,2

0,2


0,2

(Lê Hồng Mận, 2003)

Thiếu vitamin B1 gà con kém ăn, chậm lớn, còi cọc và chết dần mòn trong tháng đầu.
Thần kinh bị tổn thương nên gà bị liệt chi rồi liệt toàn thân. Đặc trưng nhất là cơ
vùng cổ co rút làm giật nửa đầu gà ra sau, cổ áp sát lưng, mỏ hướng lên trên. Gà ru
rẩy, co giật, bại liệt, chết.
Nguồn thức ăn giàu vitamin B1 có các loại cám, thức ăn ủ men, bã men bia, rau cỏ
xanh.
Vitamin B2 (riboflavin, lactoflamin)
Khi thiếu vitamin B2 cơ thể gả ngưng phát triển, biểu hiện rõ dần các triệu chứng
như: xù lông, còi cọc, què cả hai chân, các ngón chân cùng khòe hướng vào trong, đối
xứng nhau hoặc co quắc xuống dưới gan “bàn chân”, làm cho gà đi lại khó khăn.
Bệnh nặng hơn gà bị bại liệt, run rẩy, co giật và dễ chết trong vòng 3 tuần tuổi đầu
tiên.
Vitamin B6 (pyridoxin)
Thức ăn bị thiếu vitamin B6, thiếu protein và sản phẩm trao đổi của nó trở nên độc
hại đối với cơ thể gà. Trường hợp bị thiếu vitamin này ở gà con có những biểu hiện
tăng trọng nhanh trong vài ngày đầu, rồi sau đó không phát triển được nữa. Gà con
biểu hiện kém ăn, chậm lớn, thiếu máu, xuất hiện triệu chứng rối loạn thần kinh, như
ngoẹo cổ, sã cánh, đi xiêu vẹo, quay vòng tròn, rất mẫn cảm với những kích thích bên
ngoài, run rẩy, co giật.

11


Không nên dùng vitamin B6 vượt quá nhu cầu vì có ảnh hưởng không tốt đến tăng
trọng và đẻ trứng của gà.

Vitamin B12 (cyanocobalamin)
Vitamin B12 đóng vai trò trong tạo máu. Nó cần thiết cho trao đổi protid,
hydratcacbon và mỡ, cho tổng hợp cholin và acid nucleic, cho hoạt động bình thường
của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong tổng hợp methionin từ
chomoxystin.
Đây là một vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành huyết sắc tố
(hemoglobin) của hồng cầu.
Sự thiếu hụt vitamin B12 đối với gia cầm làm tỷ lệ chết phôi cao ở giai đoạn 17 – 18
ngày sau khi ấp trứng, làm giảm tốc độ sinh trưởng và mọc lông, tiêu thụ thức ăn
kém, bị liệt, làm gan nhiễm mỡ và thiếu máu ác tính (Võ Bá Thọ, 1996).
Vitamin C (acid ascocbic)
Thiếu vitamin C gây rối loạn sự tạo thành tế bào niêm mạc, tổ chức liên kết, tổ chức
sụn. Hậu quả của nó làm cho rối loạn sự tạo thành bộ xương.
Vitamin C rất cần thiết cho sự hoạt hóa acid folic, cho việc thu nhận Fe.
Sự thiếu hụt vitamin A và vitamin nhóm B sẽ làm giảm sự tổng hợp vitamin C trong
cơ thể.
Tuy vậy sự bổ sung vitamin C không phải lúc nào cũng cho kết quả tốt. Người ta đề
nghị bổ sung trong điều kiện môi trường có nhiều stress, bổ sung để sửa đổi phẩm
chất tinh trùng ở gia cầm giống, bổ sung khi có bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh
do siêu vi trùng gây ra không chữa trị được bằng các loại kháng sinh.

2.2.5 Nhu cầu và vai trò của nước uống
Nước là thành phần cơ bản của tế bào sống. Nước rất quan trọng trong cấu tạo cơ thể
và mọi hoạt động sống của gà chiếm 60 - 70% khối lượng cơ thể sống. Nước trong tế
bào và trong các tổ chức máu và dịch lâm ba là 80 %, nước bọt là 98 %, gân và cơ 75
%, xương 40 %, mỡ 28 %.
Nước làm dung môi hòa tan, vận chuyển đa phần các chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp
thu cũng như thải cặn bã ra ngoài. Các phản ứng hóa sinh của cơ thể đều được tiến
hành trong môi trường nước. Nước điều hòa ổn định thân nhiệt, nước tham gia phản
ứng hóa học trong trao đổi chất của cơ thể, giữ thể hình cho cơ thể, tăng tính đàn hồi,

giảm ma sát giữa các bộ phận, giảm sự thối rửa của thức ăn trong bộ máy tiêu hóa
(Lê Hồng Mận, 2002).
Chất lượng nước ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của thức ăn, nếu chất lượng nước giảm,
sự tiêu thụ nước giảm kéo theo sự tiêu thụ thức ăn giảm và con vật bị giảm năng suất
(Nguyễn Nhựt Xuân Dung el at, 1999).
Gà công nghiệp chỉ ăn thức ăn hỗn hợp khô dạng bột hoặc dạng nguyên, vì vậy không
thể thiếu nước uống. Thiếu nước gà sẽ không ăn hết khẩu phần, chậm tăng trưởng,
giảm đẻ một cách nhanh chóng (Võ Bá Thọ, 1996).

12


Nước uống cung cấp cho gà thịt không những phải trong và mát mà còn phải đảm
bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Nước mát là điều kiện tiêu quyết (nhiệt độ của nước
là 200C) vì gà không thích uống nước nóng. Gà thịt ăn khỏe nên nhu cầu nước uống
cũng cao hơn các loại gà khác. Nhu cầu nước uống cho gà thịt trong điều kiện nhiệt
độ chuồng nuôi thích hợp được tính bằng tỷ lệ nước/thức ăn là 2/1. Tuy nhiên nhu
cầu nước uống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, phụ thuộc rõ rệt nhất là nhiệt độ
chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng từ 200C – 300C, cứ tăng thêm 10C thì
nước tăng thêm 2%. Sau 300C, cứ tăng 10C thì nhu cầu nước tăng thêm 60C (Bùi Hữu
Đoàn et al, 2009). Bảng 2.1 trình bày nhu cầu nước uống của gà thịt.
Bảng 2.6 Nhu cầu nước uống của gà thịt 1000 con

Tuần tuổi

Lượng nước (lít)

1

26


2

85

3

150

4

221

5

274

6

357

(Lê Hồng Mận,2008)

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
THÂN THỊT
2.3.1 Chuồng trại
Trong chăn nuôi hiện đại, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi. Chính chuồng trại
quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh vật nuôi. Một
chuồng nuôi thõa mãn tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện tốt cho vật nuôi phát triển và cho

năng suất tối đa. Ngược lại, sự hạn chế về kỹ thuật của chuồng nuôi sẽ tạo điều kiện
vệ sinh, vi khí hậu không phù hợp và từ đó làm giảm năng suất vật nuôi.
Ngoài vật nuôi, người chăn nuôi cũng làm việc trong môi trường chăn nuôi và chuồng
nuôi chính là phương tiện quyết định điều kiện làm việc của người lao động.
Do đó, ngoài việc thõa mãn điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn thõa mãn
các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con người. Các thiết kế
cấu trúc khác nhau của vật nuôi sẽ quyết định năng suất lao động của người chăn
nuôi (Võ Văn Sơn, 2002).

2.3.2 Nhiệt độ
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009) tiểu khí hậu trong chuồng nuôi có liên quan mật thiết với
sức sản xuất của gia cầm. Trong điều kiện nóng ẩm, sức sản xuất của gà bị ảnh hưởng

13


×