TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
CHÂU MINH QUANG
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI GIỐNG HEO LAI
YORKSHIRE x (LANDRACE – YORKSHIRE) VÀ
DUROC x (LANDRACE – YORKSHIRE) LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ Ở HUYỆN
MỎ CÀY NAM – TỈNH BẾN TRE
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y
C n Th , 12/2012
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI GIỐNG HEO LAI
YORKSHIRE x (LANDRACE – YORKSHIRE) VÀ
DUROC x (LANDRACE – YORKSHIRE) LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ Ở HUYỆN
MỎ CÀY NAM – TỈNH BẾN TRE
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Lê Thị Mến
Sinh viên thực hiện:
Châu Minh Quang
MSSV: 3092584
Lớp: CNTY K35
C n Th , 12/2012
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
CHÂU MINH QUANG
ẢNH HƯỞNG CỦA HAI GIỐNG HEO LAI
YORKSHIRE x (LANDRACE – YORKSHIRE) VÀ
DUROC x (LANDRACE – YORKSHIRE) LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ Ở HUYỆN
MỎ CÀY NAM – TỈNH BẾN TRE
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2012
DUYỆT BỘ MÔN
PGS. TS. Lê Thị Mến
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2012
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
C n Th , 12/2012
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn
Châu Minh Quang
4
LỜI CẢM TẠ
Trải qua quá trình học tập lâu dài, để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ của mọi người đối với tôi
trong suốt quá trình học tập. Nay để đáp lại những tấm chân tình đó tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Cha mẹ, người đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ, chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn lo cho
tôi ăn học thành người có ích cho xã hội. Cùng anh, chị và những người thân trong
gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập.
Cô Lê Thị Mến, người đã hết lòng quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Cô Huỳnh Thị Thu Loan, người đã tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình để giúp tôi
thực hiện đề tài ở phòng thí nghiệm, Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và
SHƯD, trường ĐHCT
Thầy Đỗ Võ Anh Khoa, người đã làm cố vấn cho tôi và giúp tôi vượt qua những lúc
khó khăn trong học tập.
Quý thầy (cô) đã tạo điều kiện cho tôi học tập và truyền đạt kiến thức trong suốt quá
trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn đến chú Trần Công Nghiệp, chủ trại chăn nuôi và những
anh chị tại trại đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực tập và hoàn thành đề tài này.
Xin gửi lời cám ơn đến các anh Nguyễn Quốc Hiệp, Kim Hường, Lài Văn Sái, các
chị Lê Diệp Tuyền và Nguyễn Thị Thúy, cùng các anh chị CNTY khóa 34 đã hết
lòng giúp đỡ tôi thưc hiện và hoàn thành đề tài.
Xin gửi tình cảm thân thương đến các bạn Phạm Thị Nguyên Thảo, Nguyễn Trần
Huyền Trân, Trần Thị Bích Như, Nguyễn Thị Đài Trang, Hứa Anh Hoài, Nguyễn
Đạt Thịnh, Nghị Quốc Thái và Nguyễn Hiếu Nghĩa đã giúp đỡ, ủng hộ và cùng tôi
vượt qua khó khăn trong suốt quá trình làm đề tài, cùng các bạn CNTY khóa 35 đã
luôn sát cánh bên tôi trong suốt 4 năm đại học.
5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ
ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT 10
DANH MỤC BẢNG
11
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM LƯỢC
12
13
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIÔNG HEO ĐBSCL 2
2.1.1.Các giống heo thuần
2.1.1.1 Heo Landrace
2
2.1.1.2.Heo Yorkshire
2
2
2.1.1.3 Heo Duroc 3
2.1.2 Các giống heo lai 4
2.1.2.1 Công thức lai tạo nái nền
4
2.1.2.2 Một số công thức lai thương phẩm 3 máu và 4 máu
2.2.SINH LÝ SINH SẢN CỦA HEO NÁI NUÔI CON
2.2.1.Tuổi động dục đầu tiên
2.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu
4
5
5
5
2.2.3 Chu kỳ động dục heo nái 6
2.2.4 Sinh lý tiêt sữa của heo nái nuôi con
6
2.2.5 Tỷ lệ hao mòn của heo nái nuôi con
7
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ. 7
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của heo con
7
2.3.2 Khả năng điều hòa thân nhiệt heo con 7
2.3.3 Sức đề kháng của heo con 8
2.3.4 Đặc điểm tiêu hóa của heo con 8
2.3.4.1 Tiêu hóa ở miệng 8
2.3.4.2 Tiêu hóa ở dạ dày8
2.3.4.3 Tiêu hóa ở ruột
9
2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO 9
6
2.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái
2.4.1.1 Nhu cầu năng lượng
9
9
2.4.1.2 Nhu cầu protein 9
2.4.1.3 Nhu cầu acid amin
2.4.1.4 Nhu cầu lipid
10
11
2.4.1.5 Nhu cầu vitamin 11
2.4.1.6 Nhu cầu khoáng 11
2.4.1.7 Nhu cầu xơ 12
2.4.1.8 Nhu cầu nước
12
2.4.2 Nhu cầu dinh dưỡng heo con
2.4.2.1 Nhu cầu năng lượng
12
12
2.4.2.2 Nhu cầu protein và acid amin 13
2.4.2.3 Nhu cầu lipid
14
2.4.2.4 Nhu cầu vitamin 14
2.4.2.5 Nhu cầu khoáng 15
3.4.2.6 Nhu cầu nước
15
2.5 MÔI TRƯỜNG NUÔI HEO
2.5.1 Chuồng trại nuôi heo
16
2.5.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi heo
2.5.2.1 Nhiệt độ chuồng nuôi
16
17
17
2.5.2.2 Ẩm độ tương đối 17
2.5.2.3 Nồng độ các chất khí và bụi trong chuồng 18
2.6 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HEO CON VÀ HEO MẸ
18
2.6.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con 18
2.6.2 Bệnh thiếu sắt
19
2.6.3 Bệnh tiêu phân trăng ở heo con 19
2.6.4 Hội chứng kém sữa ở heo nái nuôi con 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 20
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 20
3.1.1. Thời gian và địa điểm
20
3.1.2 Tổng quan trại heo 20
3.1.3. Chuồng trại thí nghiệm
21
3.1.4 Điều kiện tiểu khí hậu
22
7
3.1.4.1 Nhiệt độ
22
3.1.4.2 Ẩm độ
23
3.1.4. Đối tượng thí nghiệm
23
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm
23
3.1.5.1 Dụng cụ tại trại 24
3.1.5.2 Dụng cụ tại phòng thí nghiệm 24
3.1.6. Thức ăn dùng trong thí nghiệm 24
3.1.7. Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm
24
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 25
3.2.1. Bố trí thí nghiệm 25
3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
25
3.2.2.1Phương pháp thực hiện thí nghiệm tại trại 25
3.2.2.2 Heo nái nuôi con 26
3.2.2.3 Heo con theo mẹ 26
3.2.2.4 Phương pháp phân tích mẫu thức ăn ở phòng thí nghiệm26
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
27
3.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi đối với heo mẹ
27
3.3.1.1 Dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo nái nuôi con
27
3.3.1.2 Tỷ lệ hao mòn heo nái 27
3.3.1.3 Số lứa đẻ/nái/năm
27
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi trên heo con
27
3.3.2.1 Số heo con sơ sinh (con)27
3.3.2.2 Tỷ lệ sống 28
3.3.2.3 Số heo con 21 ngày tuổi 28
3.3.2.4 Số heo con sau cai sữa 28
3.3.2.5 Trọng lượng heo con lúc sơ sinh (kg/ổ,kg/con)
28
3.3.2.6 Trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi (kg/ổ, kg/con)
3.3.2.7 Trọng lượng heo con lúc cai sữa (kg/ổ, kg/con)
3.3.2.8 Sinh trưởng tích lũy (STTL)
29
29
29
3.3.2.9 Sinh trưởng tuyệt đối (STTD) 29
3.3.2.10 Tỷ lệ tiêu chảy (%)
29
3.3.2.11 Mức ăn và tiêu thuj dưỡng chất của heo con
30
3.3.3 Hiệu quả về mặt thức ăn và thú y trong quá trình thí nghiệm
30
8
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỦ LÝ SỐ LIỆU
30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
31
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIỐNG LÊN CÁC CHỈ TIÊU THEO
DÕI HEO NÁI
31
4.1.1 Tốc độ sinh trưởng heo con qua các thời điểm thí nghiệm. 31
4.1.1.1 Số heo con qua các thời điểm thí nghiệm
31
4.1.1.2 Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm
4.1.1.3 Trọng lượng heo con qua các thời điểm
4.1.2 Kết quả khảo sát trên heo nái
32
33
34
4.1.2.1 Tiêu tốn thức ăn của heo nái nuôi con qua các giai đoạn thí nghiệm
34
4.1.2.2 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của heo nái trên thí nghiệm
4.1.2.3 Tỷ lệ tiêu chảy heo con thí nghiệm
36
36
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIỐNG HEO CON LÊN CÁC CHỈ
TIÊU THEO DÕI 37
4.2.1 Tốc độ tăng trưởng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm
4.2.2 Tằng trọng của heo con qua các thời điểm thí nghiệm
37
38
4.3.SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 39
4.3.1 So sánh chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng heo con 39
4.3.2 So sành hiệu quả kinh tế trên toàn thí nghiệm 40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
41
5.2. ĐỀ NGHỊ
41
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
Arg
Ash
CF
CP
CNTY
ĐHCT
EE
HCl
His
HSCHTĂ
KNN&SHƯD
Ile
Leu
Lys
Met
NRC
NT
NXB
Phe
PTN
TĂHH
TPHCM
Thr
TTTĂ
Val
VCK
Arginine
Khoáng tổng số
Xơ thô
Protein thô
Chăn Nuôi Thú Y
Đại học Cần Thơ
Béo thô
Acid Chlohydric
Histidine
Hệ số chuyển hoá thức ăn
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Isoleucine
Leucine
Lysine
Methionine
Nation Research Council
Nghiệm thức
Nhà xuất bản
Phenylalanine
Phòng thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp
Thành Phố Hồ Chí Minh
Threonine
Tiêu tốn thức ăn
Valine
Vật chất khô
10
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần nái nuôi con (90 %VCK)
10
Bảng 2.2: Nhu cầu vitaminamin trong khẩu phần và mức sử dụng hàng ngày của
heo nái nuôi con (90% VCK)
11
Bảng 2.3: Nhu cầu năng lượng của heo con
13
Bảng 2.4: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo con (90 % VCK) 14
Bảng 2.5: Nhu cầu vitaminamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90 % VCK)
15
Bảng 2.6: Nhu cầu chất khoáng và vitaminamin trong khẩu phần của heo con ăn tự
do (90 % VCK)
16
Bảng 2.7: Mức nhiệt độ cho các hạng heo khác nhau
Bảng 2.8: Hàm lượng khí tối đa trong chuồng
17
18
Bảng 3.1: Kết quả ghi nhận về nhiệt độ (t0C) trong và ngoài chuồng heo nái nuôi
con 22
Bảng 3.2: Kết quả ghi nhận về ẩm độ (H) trong và ngoài chuồng heo nái nuôi con
23
Bảng 3.3: TĂHH cho heo nái nuôi con và heo con theo mẹ của công ty GeenFeed
24
Bảng 3.4: Quy trinh chăm sóc, tiêm phòng cho heo con theo mẹ
27
Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm 32
Bảng 4.2: Trọng lượng heo con qua các giai đoạn nuôi 33
Bảng 4.3: Tăng trọng heo con qua các thời điểm 34
Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn của heo nái và heo con qua các giai đoạn thí nghiệm
35
Bảng 4.5: Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo nái trên thí nghiệm
35
Bảng 4.6: Tỷ lệ tiêu chảy heo con thí nghiệm
37
Bảng 4.7: Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm 37
Bảng 4.8: Tăng trọng heo con qua các thời điểm thí nghiệm
38
Bảng 4.9: So sánh chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng heo con 39
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả kinh tế trên toàn thí nghiệm
40
11
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Heo Landrace
2
Hình 2.2: Heo Yorkshire
3
Hình 2.3: Heo Duroc
3
Sơ đồ 2.1: Hướng chuồng trong xây dựng chuồng trại 16
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí trại chăn nuôi
20
21
Hình 3.2: Ô chuồng dành cho heo nái đẻ và nuôi con
22
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 26
Hình 3.3: Cách đánh số tai heo của trại
26
Hình 4.1: Heo con lai 3 máu YLY 30
Hình 4.2: Heo con lai 3 máu DLY 30
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng cai sữa của heo con thí nghiệm
33
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng 21 – CS và SS – CS (kg/ổ) của heo con thí nghiệm 34
Biểu đồ 4.3: Tiêu tốn thức ăn của heo nái nuôi con
35
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng heo con qua các thời điểm thí nghiệm
38
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng heo con qua các thời điểm thí nghiệm 39
12
TÓM LƯỢC
Ảnh hưởng của hai giống heo lai Yorkshire x (Landrace x Yorkshire) và Duroc x
(Landrace x Yorkshire) lên sự sinh trưởng của heo con theo mẹ ở huyện Mỏ Cày
Nam – tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm được tiến hành từ 8/2012 – 11/2012 tại trại chăn
nuôi thực nghiệm ở ấp An NInh, xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến
Tre. Thí nghiệm được thực hiện trên 12 ổ heo con theo mẹ từ sơ sinh đến 28 ngày
tuổi với 2 nghiệm thức (NT1 là nhóm heo lai YLY, NT2 là nhóm heo lai DLY).
Thức ăn sử dụng cho thí nghiệm là TĂHH dạng viên 9054 dùng cho heo nái nuôi
con và thức ăn 9014 cho heo con theo mẹ của công ty GreenFeed. Heo được chăm
sóc và nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại.
Số liệu được theo dõi và ghi chép hằng ngày, thức ăn cho heo thí nghiệm được tiến
hành phân tích tại PTN Bộ môn Chăn Nuôi khoa NN & SHƯD số liệu được xử lí
trong thí nghiệm bằng chương trình Excel và Minitab Version 13.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Số con sơ sinh (con/ổ): của hai nhóm giống YLY và DLY lần lượt là 10,67và 10,50
(P>0,05).
Số con cai sữa (con/ổ): Giống YLY là 9,83 cao hơn giống DLY là 9,67 (P>0,05).
Tỷ lệ sống (%): của cả hai nhóm YLY và DLY giống đều cao là 100 %. Còn tỷ lệ
nuôi sống đến cai sữa (%) của nhóm heo con DLY là 93,15 cao hơn nhóm heo con
giống YLY là 92,75.
Trọng luợng sơ sinh (kg/ổ): Của hai nhóm giống YLY và DLY lần luợt là 16,13 và
15,82 (P>0,05)
Trọng luợng 21 ngày (kg/ổ): Heo con giống DLY (46,27) cao hơn giống YLY
(44,93), (P>0,05).
Trọng luợng cai sữa (kg/ổ): Giống heo con DLY (73,65) cao hơn heo con giống
YLY (60,872),sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa (kg/ổ): Nhóm giống DLY là 57,83 cao hơn
giống YLY là 44,58; khác nhau với mức ý nghĩa (P<0,01).
Sinh truởng tuyệt đối khi cai sữa (g/con/ngày): Nhóm giống DLY (223), giống YLY
(167), sai khác rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Tỷ lệ tiêu chảy (%): Heo con giống YLY là 2,73 cao hơn heo con giống DLY là
2,59.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng heo con: Nhóm giống YLY (2,62) cao hơn nhóm
giống DLY (2,14), khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng heo con (ngàn đồng): Nhóm giống DLY (39)
thấp hơn nhóm giống YLY (55).
13
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là nước đang phát triển, ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng đối với
nền kinh tế nước ta, phát triển mạnh nhất là trồng trọt và chăn nuôi, trong đó chăn
nuôi heo là ngành chăn nuôi truyền thống của nông dân nước ta đồng thời đây là
ngành giữ vị thế quan trọng và chiếm ưu thế.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn sẽ phát triển nhanh quy mô đàn heo ngoại theo hướng trang trại, công
nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường,
đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bến Tre cũng là tỉnh có tiềm năng về chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, trong đó
huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre là huyện luôn đứng đầu tổng đàn heo của tỉnh
Bến Tre, chiếm 50% tổng đàn heo của toàn tỉnh. Tuy nhiên, do không trú trọng đến
công tác quản lí giống dẫn đến các giống có nguồn gốc không rõ ràng làm cho chất
lượng giống ngày càng thoái hóa. Vì vậy mà Ngành Nông Nghiệp của huyện Mỏ
Cày Nam đã hỗ trợ, phổ biến và cung cấp các giống heo có chất lượng cao cho
những hộ chăn nuôi, đây được coi là vấn đề cấp bách và cần thiết cho ngành chăn
nuôi heo của huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre (Hoa Phượng, 2012).
Ngoài việc chọn những giống heo cao sản như: Landrace, Yorkshire… để nâng cao
năng suất và chất lượng thịt, người chăn nuôi còn sử dụng những dòng heo lai, lai 2
máu hoặc 3 máu. Trong đó có phương pháp lai 3 máu: Yorkshire x (Landrace –
Yorkshire) và Duroc x (Landrace – Yorkshire) đang được địa phương quan tâm để
sản xuất heo con nuôi thịt để nâng cao năng suất, phẩm chất thịt heo, đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự phân công của Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa
Nông Nghiệp và SHƯD, trường ĐHCT chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của hai nhóm giống heo lai Yorkshire x (Landrace – Yorkshire (LY)) và
Duroc x (Landrace – Yorkshire) lên sự sinh trưởng của heo con theo mẹ ở
huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre”.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá sự sinh trưởng của heo con theo mẹ thuộc hai
nhóm giống heo lai 3 máu (Yorkshire x LY) và (Duroc x LY). Qua đó tìm ra tinh
heo đực (Yorkshire hoặc Duroc) phối với nái lai 2 máu LY nhằm nâng cao năng
suất sinh sản cho heo nái phù hợp với điều kiện chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh
tế cho các trại ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở ĐBSCL
2.1.1 Các giống heo thuần
2.1.1.1 Heo Landrace
Giống heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Được nuôi phổ biến ở khắp nơi
trên thế giới và được xem như là một giống heo hướng nạc. Đây là giống heo có sắc
lông trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện), tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon
nhỏ, mõm dài nhỏ và thẳng; tai to dài che phủ hai mắt; dài đòn, lưng thẳng, bụng
gọn, phần sau nở nang, bốn chân nhỏ (hình 2.1). Vì đòn dài, heo Landrace có đến
16 – 17 đôi xương sườn. Heo cái và heo đực sử dụng làm giống lúc 7 – 8 tháng tuổi,
nặng trung bình 100 – 110kg. Hai năm tuổi heo đực đạt trọng lượng 220 – 230kg và
heo cái nặng khoảng 180 – 200kg. Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng nhanh, 5 – 6
tháng tuổi đạt trọng lượng 100kg, tiêu tốn khoảng 1,9 – 3,5kg thức ăn cho 1kg tăng
trọng, tỷ lệ nạc chiếm 56 – 57% và độ dày mỡ lưng trung bình 20 – 25mm (Võ Văn
Ninh, 2007).
()
Hình 2.1: Heo Landrace
2.1.1.2 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire có hai dòng phổ biến là Large White Yorkshire và Middle White
Yorkshire, chúng đều có nguồn gốc từ Anh, đây là giống heo kiêm dụng theo hướng
nạt – mỡ. Heo có sắc lông trắng có ánh vàng; đầu to trán rộng, mõm khá rộng và
quớt lên; mắt lanh lợi, tai to đứng và có hình tam giác, hơi ngã về trước, vành tai có
nhiều lông mịn và dài; lưng thẳng và rộng, bụng gọn; ngực rộng và sâu; đùi to và
dài, bốn chân dài và khỏe. Heo có khả năng thích nghi cao, nuôi nhốt hoặc chăn thả
đều được. Heo cái, heo được sử dụng làm giống vào lúc 6 – 8 tháng tuổi, lúc này
heo đạt trọng lượng trên 100kg. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng
15
90 – 100kg, tiêu tốn khoảng 3 – 4kg thức ăn cho 1kg tăng trọng, tỷ lệ nạt chiếm
khoảng 51 – 54% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân , 2000) (hình 2.2).
Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỉ
lệ máu cao trong nhóm heo lai ngoại, rất được nông dân ưa chuộng. Heo Yorkshire
nuôi ở Việt Nam đã nhiều năm, được các trại giống chọn lọc, bình tuyển cẩn thận,
nhân giống rộng trong nhân dân, năng suất thịt cao, tiêu tốn ít thức ăn, lớp mỡ lưng
mỏng so với thập niên trước đây. Hàng năm các nhà chăn nuôi thường chọn nọc tốt
để làm công tác lai cải thiện con giống ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Các trại
giống lớn thường nhập heo giống hoặc tinh dịch Yorkshire từ nhiều nước tiên tiến
để làm tươi máu Yorkshire Việt Nam (Võ Văn Ninh, 1999).
()
Hình 2.2: Heo Yorkshire
2.1.1.3 Heo Duroc
Heo Duroc có nguồn gốc ở miền Đông Bắc nước Mỹ, được phát triển từ chủng heo
đỏ ở New York và New Jerey. Heo Duroc có sắc lông màu đỏ sậm hoặc màu sáng
hơn, móng nâu, đen, đầu to, tai nhỏ và cụp, cổ ngắn, vai nở, bụng gọn, lưng cong,
đùi và mông to, chân cao, chắc và khỏe. Heo 5 tháng tuổi đạt trọng lượng 90kg, heo
đực giống trưởng thành nặng 295 – 454kg, heo cái trưởng thành nặng từ 270 –
320kg (hình 2.3).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), đây là loại heo hướng nạc, phẩm
chất thịt thơm. Cho nên, trong việc lai tạo heo con nuôi thịt người ta thích sử dụng
đực Duroc phối với heo nái lai hai máu Yorkshire và Landrace, hoặc lai với các
dòng heo khác tạo ra con lai, nuôi mau lớn, chịu đựng strees. Heo nuôi thịt 6 tháng
tuổi đạt trọng lượng 100kg, tỷ lệ nạc có thể đến 65%, độ dày mỡ lưng bình quân 10
– 12mm.
16
()
Hình 2.3: Heo Duroc
17
2.1.2 Các giống heo lai
2.1.2.1 Công thức lai tạo nái nền
Sử dụng nái lai để nâng cao năng suất sinh sản trong sản xuất heo thịt thương phẩm
đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, sau kết quả nghiên cứu từ những năm 1930
và 1940 (Nguyễn Thị Viễn, 2005). Các con lai đời con của các con thuần tốt hơn
hẳn cha mẹ chúng vì tận dụng tối đa ưu thế lai ở con mẹ, đạt 100% ưu thế lai ở đàn
con. Công thức lai như sau:
♂ Landrace
x
♀ Yorkshire → ♀ F1 (LY): Chọn gây nái sinh sản
Con lai (LY) có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân
và đầu thanh, con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6 – 7 tháng tuổi đạt khoảng 100kg, hệ số
3,8 – 4,2 đơn vị thức ăn cho 1kg tăng trọng, tỷ lệ nạc từ 52 – 57%. Con lai nếu được
nuôi dưỡng tốt và đúng kỹ thuật có thể đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đáp
ứng thị hiếu của người tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu (Phạm Hữu Doanh và Lưu
Kỷ, 2004)
2.1.2.2 Một số công thức lai thương phẩm 3 máu và 4 máu
Heo lai 3 máu
Heo lai DLY là con lai 3 máu khi dùng đực cuối là Duroc thuần phối với nái LY.
Heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt trọng lượng 6,3 – 6,5kg, heo lai nuôi thịt lớn
nhanh ở 180 ngày tuổi có thể đạt thể trọng 90 – 100kg, tỷ lệ nạc trên 65% độ dày
mở lưng 10 – 12mm, sớ nạc mềm, ngon, vân mỡ trung bình, TĂ đòi hỏi dinh dưỡng
cao, cân bằng acid amin, TTTĂ khoảng 3 – 3,2kg cho mỗi kg tăng trọng (Võ Văn
Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006). Công thức lai như sau:
♂ Landrace
x
♀ Yorkshire
♂ Duroc x (♀) F1 (Landrace – Yorkshire)
F2: Duroc – Landrace – Yorshire
(Con lai 3 máu DLY)
18
Ngoài ra, còn có thể dùng con đực giống cao sản như: Landrace, Yorkshire… để lai
tạo với nái LY, tạo ra con lai 3 máu có năng suất và chất lượng thịt tốt hơn, đồng
thời cải thiện năng suất sinh sản cho con nái. Công thức lai như sau:
♂ Landrace
x
♀ Yorkshire
♂ Yorkshire x (♀) F1 (Landrace – Yorkshire)
F2: Yorkshire – Landrace – Yorshire
(Con lai 3 máu YLY)
Heo lai 4 máu:
Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004), heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt 6,3 –
6,5kg, nuôi đến 60 ngày tuổi đạt 20kg, bán giống cho người chăn nuôi heo thịt. Heo
nuôi chóng lớn nuôi từ 165 – 170 ngày tuổi đạt 95kg, tăng trọng bình quân 645 –
650 g/ngày, tiêu tốn 2,8 – 3 kg TĂHH/kg TT, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ đạt trên 58%.
Với công thức lai như sau:
♂ F1 (Duroc – Pietrain) x (♀) F1 (Landrace – Yorkshire)
2.2 SINH LÍ SINH SẢN CỦA HEO NÁI NUÔI CON
2.2.1 Tuổi động dục đầu tiên
Heo giống nội lên giống lần đầu lúc 4 – 5 tháng tuổi, heo lai F1 (50% máu ngoại và
50% máu nội) lên giống lúc 6 tháng tuổi, heo ngoại thuần lúc 7 tháng tuổi. Không
phối giống thời kỳ này vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích lũy dinh dưỡng
nuôi bào thai và trứng chưa đều. Thường bỏ qua một chu kỳ động dục mới cho phối
giống. Tuy nhiên cũng không phối muộn sau 8 tháng tuổi, vì sẽ lãng phí thức ăn,
công chăm sóc thêm một chu kỳ 21 ngày nữa, ảnh hưởng đến lợi của người chăn
nuôi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Heo nái lai và heo ngoại nên cho đẻ lần đầu lúc 12 tháng tuổi, nhưng không quá 14
tháng tuổi. Như vậy phải phối giống lứa đầu ở heo ngoại lúc 9 tháng tuổi với khối
lượng không dưới 80 – 90 kg (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004). Heo cái hậu bị
ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con/ổ thấp. Sau đó, từ lứa thứ 2 trở đi, số heo con/ổ
sẽ tăng dần lên cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần (Nguyễn Thiện,
2008).
19
Tốt nhất cho heo nái đẻ vào thời gian 12 tháng tuổi và không được quá 18 tháng tuổi
(Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
2.2.3 Chu kỳ động dục heo nái
Chu kỳ động dục heo nái kéo dài 18 – 21 ngày, nếu chưa phối giống hoặc phối
giống chưa có chửa thì chu kỳ sẽ được lặp lại. Heo nái nuôi con sau khi đẻ 3 – 4
ngày hoặc sau 32 ngày nuôi con thường có hiện tượng động dục trở lại, nhưng
không cho phối vì bộ máy sinh dục chưa phục hồi và trứng rụng chưa đều. Heo có
chửa lúc này phải sản xuất sữa nuôi con, đồng thời phải tích lũy dinh dưỡng nuôi
bào thai nên dễ sẩy thai do heo con đang nuôi thúc vú. Sau khi cai sữa 3 – 5 ngày
(heo con 45 – 50 ngày tuổi), heo nái động dục trở lại. Cho phối lúc này heo dễ thụ
thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
2.2.4 Sinh lý tiết sữa của heo nái nuôi con
Sự sinh sữa: vào cuối thời kỳ mang thai của gia súc, các tế bào của nang tuyến trải
qua những biến đổi đặt biệt, trở nên to lớn và có khả năng tổng hợp phân tiết sữa.
Sự bài tiết sữa gồm 2 quá trình: Sinh sữa và thải sữa. Sự hình thành sữa là một quá
trình sinh lý phức tạp xảy ra ở tế bào tuyến, được đáp ứng bằng hình thức phản xạ
dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Nhằm để chọn lọc những chất từ huyết tương
đưa vào tuyến vú và tổng hợp nên những thàng phần đặc trưng của sữa. Phân tích
thàng phần của sữa và huyết tương người ta thấy sữa có nhiều chất mà huyết tương
không có như casein, lactose, mỡ sữa... (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn
Thu, 2009).
Quá trình phát triển tuyến vú phụ thuộc vào tác động của các hormone tuyến nội tiết
sinh dục, tuyến yên, tuyến trên thận, lượng sữa thay đổi tùy thuộc theo mức
dinh dưỡng, giống, số lượng con được nuôi, lượng sữa tiết ra cao nhất vào tuần thứ
2 và thứ 3, tuy nhiên mỗi tuyến vú là một đơn vị độc lập và hoàn chỉnh nên số
lượng sữa tiết ra mỗi vú cũng không giống nhau, vú trước nhiều sữa hơn (Trương
Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000).
Heo nái thường cho sữa từ 6-8 tuần và sự sản xuất sữa ở cao điểm giữa tuần thứ
ba và tuần thứ năm của chu kỳ cho sữa. Trung bình lượng sữa sản xuất trong 8 tuần
là 300-400 kg. Năng suất sữa hằng ngày tăng theo số con bú, từ 0,9-1 kg cho mỗi
heo con của ổ có 8 heo con và 0,7-0,8 kg cho ổ có 9-12 con. Việc đo lường lượng
sữa sản xuất của heo nái rất khó khăn nên thường được tính dựa theo sự tăng trọng
của heo con, mỗi kg tăng trọng cần 3-3,5 kg sữa mẹ (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 2000).
Theo Trần Thị Dân (2006), thành phần của sữa không khác nhau nhiều giữa các bầu
vú nếu các bầu được bú như nhau. Mỡ, protein và lactose lần lượt chiếm 60%, 22%,
20
10% của tổng năng lượng trong sữa. Phần lớn acid béo trong sữa heo là acid béo
16-18 carbon và không bão hòa. Sữa heo thiếu sắt và đồng dù khẩu phần heo mẹ đủ
những chất này. Mặt khác, nồng độ kẽm và mangan trong sữa tăng khi tăng các chất
này trong khẩu phần heo mẹ. Các chất trong tuyến vú chỉ xuất hiện trong vòng 2
ngày trước khi sanh, sự tích tụ các kháng thể cũng chỉ xảy ra trong 2 ngày cuối của
thai kỳ. Vào lúc sanh, nồng độ của kháng thế trong sữa đầu rất cao và giảm nhanh
trong vòng 24 giờ sau khi sanh. Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo
lứa đẻ. Heo nái đẻ lứa lứa một có hàm lượng kháng thể thấp nhất trong sữa đầu.
Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống
của đàn heo con, cũng như khối lượng cai sữa sau này. Do đó trong công tác giống
cần chú ý chọn được những heo nái có năng suất sữa cao, cũng như áp dụng các
biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao khả năng tiết sữa của heo mẹ
(Trần Văn Phùng, 1999).
2.2.5 Tỷ lệ hao mòn ở heo nái khi nuôi con
So với lúc chửa chiếm 15 – 20%, nếu cao hơn cần xem lại chế độ nuôi dưỡng heo
mẹ trong thời kỳ nuôi con. Qua tỷ lệ trên có thể bỏ 1 chu kỳ động dục để lại sức và
sử dụng được lâu hơn. Đương nhiên sẽ thiệt hại về kinh tế vì phải nuôi thêm ngày,
ảnh hưởng đến chi phí và sức sản xuất của heo nái (Trần Văn Phùng, 2005).
2.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của heo con
Heo con trong thời kì này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện thông qua sự tăng
khối lượng của cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 7 – 10 đã gấp
2 lần khối lượng lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30
ngày tuổi gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi gấp 10 – 15 lần khối
lượng sơ sinh (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.3.2 Khả năng điều hòa thân nhiệt của heo con
Khả năng điều hòa thân nhiệt của gia súc non rất kém, do đó nó rất nhạy cảm với sự
thay đổi của khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm gia súc non bị bệnh. Ở
gia súc non từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định (Trần Thị Dân, 2006).
Heo con mới sinh có lượng nước rất cao trong cơ thể, nước ccó vai trò quan trọng
trong việc điều tiết thân nhiệt của heo. Khả năng điều tiết thân nhiệt của heo trong
những ngày đầu rất kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ
thuộc vào tuổi hơn là phụ thuộc vào khối lượng heo (Vũ Đình Tôn, 2005).
Heo con mới sinh được dự trữ bởi nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể và năng
lượng từ sữa đầu. Nguồn năng lượng dự trữ cơ bản này là protein, glycogen và
21
lipid. Sự thoái biến protein cung cấp được 3 – 7% lượng nhiệt sản xuất lúc đói.
Quan trọng hơn là nguồn cung cấp năng lượng chính là glycogen chiếm 60 – 70%
glycogen được dự trữ ở gan, cơ và trong xương. Glycogen cơ là nguồn năng lượng
chính trong việc điều hòa thân nhiệt heo con, nếu heo con sơ sinh gặp thời tiết bất
lợi về nhiệt độ lạnh thì tốc độ mất glycogen sẽ nhanh hơn. Lipid ở heo con sơ sinh
rất thấp chiếm tỷ lệ dự trữ từ 1- 2%, trong công tác giống việc lựa chọn heo hướng
nạc càng làm cho số lipid ít hơn nữa (Trần Thị Dân, 2004).
2.3.3 Sức đề kháng của heo con
Theo Trương Lăng (2007), trong sữa đầu heo mẹ có chứa 11,29% protein huyết
thanh và 5% casein, trong protein huyết thanh có chứa pre-albumin là 13,17%,
albumin 11,48%, -globulin 12,74%, -globulin 11,29%, -globulin 45,29%.
Ngoài ra, trong sữa đầu chứa các vitamin A, D, B12 gấp 5 lần, khoáng chất gấp 2 lần
so với sữa thường và những chất bảo vệ heo con chống nhiễm bệnh. Do vậy, heo
con hấp thụ sữa đầu này sẽ tạo được miễn dịch thụ động từ heo mẹ.
Theo Trần Thị Dân (2004), sự hấp thu sữa đầu của heo con đạt hiệu quả cao nhất
trong 12 giờ đầu, thoạt đầu heo con hấp thu loại kháng thể IgG từ huyết thanh heo
mẹ, đây là loại kháng thể hữu hiệu giúp heo con tăng sức đề kháng, kháng thể này
đủ và hấp thu tốt kháng thể từ sữa đầu thì trong 2 giờ, hiệu quả kháng thể trong máu
heo con gần bằng hiệu giá kháng thể ccủa heo mẹ. Sau thời gian 48 giờ, heo con
không còn hấp thu tốt đựoc kháng thể IgG thì IgA được thay thế và là kháng thể
chính của sữa, loại kháng thể này sẽ bảo vệ niêm mạc ruột heo con khỏi bị tấn công
bởi vi sinh vật có hại.
2.3.4 Đặc điểm tiêu hóa của heo con
2.3.4.1 Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính enzyme amylase nước bọt cao, cao nhất ở
ngày thứ 14. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn
lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn
lỏng (Trương Lăng, 2000).
2.3.4.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) thì tiêu hóa ở dạ dày được nghiên cứu
khá đầy đủ. Khi mới sinh dịch vị tiết ra ít và sau đó tăng nhanh theo sự tăng dung
tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng nhanh nhất vào 3 - 4 tuần cuối và sau đó giảm
dần. Trong một ngày đêm lượng dịch vị tiết ra khác nhau và biến đổi theo tuổi.
Trước khi cai sữa, ban đêm heo con tiết nhiều dịch vị nhiều hơn do heo mẹ cho
nhiều sữa vào ban đêm nên kích thích sự tiết dịch vị của heo con. Khi cai sữa lượng
dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng nhau.
22
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) trong 2 tuần đầu acid chlohydric (HCl) tự do
chưa có trong dạ dày heo con, do đó chưa có tính kháng khuẩn, không bảo vệ được
đường tiêu hóa nên thường bị bệnh đường ruột như bệnh tiêu phân trắng. Tính
kháng khuẩn chỉ thể hiện sau 40 – 45 ngày tuổi. Ngoài ra trong dạ dày ít HCl nên
không đủ hoạt hóa pepsinogen vì thế không thể tiêu hóa hết protein, nhất là khi bú
quá no dẫn đến bệnh tiêu chảy cho heo con (Đào Trọng Đạt, 1996). HCl tự do xuất
hiện ở 25 – 30 ngày tuổi. Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không tiêu hóa
protein thực vật (Trương Lăng, 2004).
2.3.4.3 Tiêu hóa ở ruột
Theo Trần Cừ (1972) tiêu hóa ở ruột chủ yếu là nhờ dịch tụy. Trong thời kỳ thiếu
acid HCl hoạt tính của dịch tụy rất cao để bù vào khả năng tiêu hóa kém ở dạ dày.
Thành phần dịch tụy không những biến đổi theo tuổi mà còn phụ thuộc vào chất
lượng thức ăn. Trong thời kỳ bú sữa thức ăn của heo con là sữa giàu protid và lipid.
Để phù hợp với thức ăn này hoạt tính phân giải protid và lipid của dịch tụy rất cao.
Sau cai sữa hoạt tính emzym của dịch tụy đối với protid và lipid giảm.
2.4 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO
2.4.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái
2.4.1.1 Nhu cầu năng lượng
Theo NRC (1998) hiệu quả sinh sản lâu dài của heo nái đạt được cao nhất khi giảm
thiểu được sự hao mòn trọng lượng trong quá trình nuôi con. Điều này khiến lần
chửa sau phải tich lũy ích trọng lượng. Nhu cầu năng lượng hằng ngày trong thời
gian chửa bao gồm nhu cầu cho duy trì (MEm) và nhu cầu cho sản xuất sữa. Nhu cầu
năng lượng cho tiết sữa có thể được tính dựa trên tốc độ phát triển của heo con đang
bú và số lượng con trong đàn:
ME cho sữa = (6,83 x ADG x số con) – (125 x số con)
Năng lượng cho tiết sữa là năng lượng trao đổi Kcal/ngày
ADG: tăng trọng trung bình của heo con trong giai đoạn bú (g/ngày)
Số con: heo heo trong lứa
2.4.1.2 Nhu cầu protein
Nhu cầu protein cho heo nái nuôi con là tổng nhu cầu protein cho duy trì cơ thể,
tăng trọng heo mẹ và tiết sữa nuôi con là chủ yếu, ngoài ra con phụ thuộc vào yếu tố
môi trường. Ước tính trung bình protein thuần (NP) sữa heo là 6%. Việc chuyển hóa
protein thức ăn thành phần protein sữa là quá trình tổng hợp sinh học đặc biệt, tốn
kém nhiều năng lượng trong khẩu phần thức ăn, ảnh hưởng lớn đến năng suất sữa để
23
nuôi con. Nói chung hiệu quả sử dụng protein cho tạo sữa cao hơn tạo thịt nạc
khoảng 70% (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Dũng, 2002).
Heo nái có khả năng chuyển hóa rất hiệu quả protein vào sữa. Tỉ lệ tiêu hóa biểu
kiến thường được tính bằng 0,8. Nhu cầu protein cho heo nái bằng tổng số của nhu
cầu duy trì và nhu cầu sản xuất sữa. Nhu cầu protein cho duy trì được tính là 0,45/kg
tăng trọng (W). Trong sữa có chứa 57 g protein tiêu hóa. Hiệu quả sử dụng của
protein tiêu hóa là 0,7 và tỉ lệ của protein tiêu hóa của thức ăn là 0,8. Vậy nhu cầu
protein (g/ngày) là (0,45W + 57Y)/(0,7 x 0,8). Trong đó, Y là năng suất sữa
(g/ngày), W là trọng lượng cơ thể heo nái. Ví dụ heo nái có trọng lượng 200 kg, sản
xuất 8 kg sữa/ngày, có nhu cầu protein là (200 x 0,45 + 8 x 57)/(0,8 x 0,7) = 975
g/ngày. Nếu heo nái ăn 6 kg thức ăn/ngày thì lượng protein cần có trong khẩu phần
thức ăn là 975/6 = 162,5 g protein/kg thức ăn hay là 16,3% trong thức ăn (Dương
Thanh Liêm et al., 2002).
2.4.1.3 Nhu cần acid amin
Theo NRC (1998), nhu cầu acid amin ở nái nuôi con chịu ảnh hưởng của nhu cầu
duy trì và tổng hợp protein sữa và được điều chỉnh bởi lượng các acid amin từ
protein cơ thể mẹ khi nái sút cân. Nhu cầu Lysine của nái nuôi con cao hơn năm
trước. Protein của thịt (mô nạc) có khoảng 21 loại acid amin khác nhau, trong đó có
10 loại cần phải được cung cấp trong khẩu phần của heo. Các loại khác có thể được
tổng hợp trong cơ thể nhanh và đủ cho sự phát triển tối đa nếu nguồn nitơ của khẩu
phần và năng lượng có đủ. Các acid amin cần được cung cấp gọi là các acid amin
không thay thế bao gồm Lys, Met, Trp, Thr, Ile, Val, His, Arg, Phe (Nguyễn Thiện
et al., 2005).
Bảng 2.1: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần nái nuôi con (90% VCK)
Nhu cầu (%)
Protein thô
Arg
His
He
Leu
Lys
Met
Met + Cys
Phe
Phe + Tyr
Trọng lượng nái sau đẻ (175 kg)
Tăng trọng hàng ngày của heo con (g/con/ngày)
150
200
250
16,3
0,48
18,4
0,40
0,36
0,54
0,32
0,50
0,38
0,45
0,97
0,53
0,86
0,91
1,05
0,82
0,23
0,97
0,21
0,44
0,24
0,40
0,48
0,46
0,43
17,5
0,52
0,90
1,00
1,07
24
Thr
Trp
Val
0,54
0,15
0,68
0,58
0,16
0,76
0,61
0,17
0,82
(NRC, 2000)
2.4.1.4 Nhu cầu lipid
Theo NRC (1998), khi bổ sung chất béo vào khẩu phần cho heo nái trong giai đoạn
chửa cuối và nuôi con sẽ làm tăng năng suất tiết sữa, tỷ lệ chất béo trong sữa đầu và
sữa, số heo con sống từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, đặc biệt đối với những heo nhẹ
cân. Bổ sung chất béo còn làm hạn chế hao mòn trọng lượng của heo mẹ trong quá
trình nuôi con và rút ngắn thời gian nghỉ từ lúc cai sữa đến lúc động dục trở lại.
2.4.1.5 Nhu cầu vitaminamin
Nái trưởng thành có thể đẻ 3 lứa bình thường không cần bổ sung vitaminamin A,
chỉ có lứa thứ 4 mới xuất hiện thiếu vitaminamin. Trong dinh dưỡng nhất là heo nái,
heo con, các loại vitaminamin A, D, E cần chú ý hơn cả. Trên thị trường đã có bán
các loại vitaminamin bổ sung này cho các loại heo (NRC, 2000).
Theo Lê Hồng Mận (2006), cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitaminamin với
lượng rất ít nhưng có vai trò lớn tới quá trình trao đổi chất, các hoạt động của các
enzyme và hormone, thiếu hoặc thừa một loại vitaminamin nào đều có thể ảnh
hưởng xấu đến tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng của động vật.
Bảng 2.2 Nhu cầu vitaminamin trong khẩu phần và mức sử dụng hàng ngày của heo nái nuôi
con (90% VCK)
Các vitaminamin
Vitaminamin A (IU)
Vitaminamin D (IU)
Vitaminamin E (IU)
Vitaminamin K (mg)
Biotin (mg)
Choline (g)
Folacin (mg)
Niacin (mg)
Acid Pantothenic (mg)
Riboflavin (mg)
Thiamin (mg)
Vitaminamin B6 (mg)
Vitaminamin B12 (mg)
Nhu cầu
(% hoặc số lượng/kg khẩu phần)
2000
200
44
0,50
0,20
1,00
1,30
10
12
3,75
1,0
1,0
15
Nhu cầu
(số lượng/ngày)
10.500
1.050
231
2,6
1,1
5,3
6,8
53
63
19,7
5,3
5,3
79
(NRC, 2000)
25