Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ẢNH HƯỞNG của KHẨU PHẦN bổ SUNG dầu dừa, dầu NÀNH lên NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG TRỨNG gà đẻ THƯƠNG PHẨM ISA BROWN ở 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI CHUỒNG kín tại ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.33 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGÔ LƯU HOÀI MỸ

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG DẦU DỪA,
DẦU NÀNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM ISA BROWN
Ở 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI ĐỒNG NAI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG DẦU DỪA,
DẦU NÀNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM ISA BROWN
Ở 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI ĐỒNG NAI


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Cần Thơ, 2010

Sinh viên thực hiện:
Ngô Lưu Hoài Mỹ
MSSV: 3060616
Lớp: CNTY K32


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG DẦU DỪA,
DẦU NÀNH LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
TRỨNG GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM ISA BROWN
Ở 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI CHUỒNG KÍN
TẠI ĐỒNG NAI

Cần Thơ, ngày..... tháng 5 năm 2010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày..... tháng … năm 2010
DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Nhựt Xuân Dung


Cần Thơ, ngày..... tháng … năm 2010
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP

Cần Thơ, 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình luận văn nào
trước đây.

Tác giả

Ngô Lưu Hoài Mỹ

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Cần Thơ, tôi đã được
các thầy cô tận tình hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
đó là hành trang để tôi bước vào đời. Và ngày hôm nay được sự chỉ bảo nhiệt tình của
thầy cô cùng với sự phấn đấu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Khi
sắp rời mái trường kính yêu này, tôi muốn gởi đến tất cả mọi người lời cảm tạ chân
thành và sâu sắc nhất.
Trước tiên, con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ - Người đã sinh ra và nuôi nấng con
thành người.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung và cô Trần Thị Điệp đã tận tình huớng dẫn, chỉ bảo và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Thầy Nguyễn Văn Hớn và cô Nguyễn Thị Hồng Nhân cố vấn học tập các bạn lớp
Chăn nuôi thú y K32, cùng quý thầy cô bộ môn Chăn nuôi, bộ môn Thú y.
Xin cảm ơn anh Trương Văn Phước và anh Lâm Thanh Đức đã hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành đề tài, cùng với các anh em ở trại gà.
Thân gởi những tình cảm tốt đẹp nhất đến tập thể các bạn lớp Chăn nuôi thú y K32 và
các em khóa sau.
Cuối cùng xin chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều niềm vui trong cuộc
sống.
Xin chân thành cám ơn!

Ngô Lưu Hoài Mỹ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................vi
TÓM LƯỢC ........................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ ISA BROWN............................................................2
2.2. CÁC YẾU TỐ TIỂU KHÍ HẬU TRONG CHUỒNG NUÔI.................................2
2.2.1. Nhiệt độ.............................................................................................................2
2.2.2. Ẩm độ ...............................................................................................................3

2.2.3. Chế độ chiếu sáng và màu sắc ánh sáng.............................................................3
2.2.4. Độ thông thoáng ................................................................................................3
2.2.5. Mật độ nuôi .......................................................................................................3
2.3. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN VÀ NHU CẦU DƯỠNG CHẤT CHO GÀ ĐẺ
TRỨNG ......................................................................................................................4
2.3.1. Vai trò của chất béo ...........................................................................................4
2.3.1.1. Vai trò dinh dưỡng..........................................................................................4
2.3.1.2. Những hạn chế của chất béo khi bị oxy hóa ....................................................6
2.3.1.3. Các phương pháp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo ...........................................6
2.3.1.4. Những biện pháp để tăng sự hấp thu chất béo .................................................7
2.3.2. Vai trò của protein .............................................................................................7
2.3.2.1. Vai trò dinh dưỡng..........................................................................................7
2.3.2.2. Nhu cầu protein và acid amin .........................................................................8
2.3.3. Vai trò của năng lượng ......................................................................................9
2.3.3.1. Tầm quan trọng của năng lượng......................................................................9
2.3.3.2. Nhu cầu năng lượng......................................................................................11
2.3.4. Vai trò của chất xơ...........................................................................................11
2.3.4.1. Tác dụng tốt của chất xơ...............................................................................12
2.3.4.2. Hạn chế của chất xơ......................................................................................12
2.3.4.3. Mức chất xơ khuyến cáo trong khẩu phần.....................................................12
2.3.5. Vai trò của chất khoáng ...................................................................................13
2.3.6. Vai trò của vitamin ..........................................................................................13
2.3.7. Vai trò của nước ..............................................................................................15
2.4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DẦU DỪA VÀ DẦU NÀNH .......................16
2.4.1. Thành phần hóa học trong dầu dừa ..................................................................16
2.4.2. Thành phần hoá học trong dầu nành ................................................................17
2.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRỨNG ....................................18
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................20
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .........................................................................20
3.1.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................20

3.1.2. Động vật thí nghiệm ........................................................................................20
iii


3.1.3. Chuồng trại thí nghiệm ....................................................................................20
3.1.4. Thức ăn thí nghiệm..........................................................................................21
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm .........................................................................................22
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................................22
3.2.1. Bố trí thí nghiệm..............................................................................................22
3.2.2. Quy trình nuôi dưỡng ......................................................................................23
3.2.3. Quy trình phòng bệnh của trại..........................................................................24
3.2.4. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................24
3.2.5. Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật .............................................................................24
3.2.6. Các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng trứng .............................................................25
3.2.7. Chỉ tiêu thành phần hóa học.............................................................................25
3.2.8. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................25
3.2.9. Xử lí số liệu.....................................................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................26
4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM...........................................26
4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ..................................................................................26
4.2.1. Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung dầu dừa và dầu nành lên tỉ lệ đẻ và tiêu tốn
thức ăn ......................................................................................................................26
4.2.2. Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung dầu dừa và dầu nành lên năng suất và chất
lượng trứng ...............................................................................................................28
4.3. Hiệu quả kinh tế của các mức độ bổ sung dầu dừa và dầu nành ..........................31
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................33
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................33
5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................34


iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CF: Xơ thô
CP: Protein thô
CSHD: Chỉ số hình dáng
DCP: Dicalcium phosphate
DD1%: Nghiệm thức bổ sung dầu dừa 1 %
DD3%: Nghiệm thức bổ sung dầu dừa 3 %
DM: Vật chất khô
DN1%: Nghiệm thức bổ sung dầu dừa 1 %
DN3%: Nghiệm thức bổ sung dầu dừa 3 %
EDS: Hội chứng giảm đẻ
EE: Béo thô
IB: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
ILT: Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
ME: Năng lượng trao đổi
ND: Bệnh Newcastle
NDF: Xơ trung tính
NFE: Chiết chất không đạm
NXB: Nhà xuất bản
TA: Thức ăn
TN: Thí nghiệm
TTTA: Tiêu tốn thức ăn

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Khả năng tiêu hóa của chất béo và năng lượng của một vài loại chất béo ....4
Bảng 2.2 Nguyên liệu có chứa chất béo và hàm lượng các acid béo ............................6
Bảng 2.3 Định mức dinh dưỡng của gà đẻ Isa Brown ..................................................9
Bảng 2.4 Nhu cầu năng lượng của gà đẻ thương phẩm Isa Brown theo nhiệt độ môi
trường (kcal/gà/ngày) ................................................................................................11
Bảng 2.5 Mức chất xơ khuyến cáo cho gà công nghiệp .............................................12
Bảng 2.6 Nhu cầu khoáng và vitamin cho gà đẻ thương phẩm Isa Brown..................15
Bảng 2.7 Chỉ tiêu vệ sinh nước uống của gà ..............................................................16
Bảng 2.8 Thành phần acid béo của dầu nành và dầu dừa, g/100g dầu ........................18
Bảng 2.9 Hàm lượng chất béo và tỉ lệ các acid béo trong dầu nành và dầu dừa..........18
Bảng 3.1 Công thức khẩu phần cơ sở ........................................................................22
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ...............................................22
Bảng 3.3 Cách bố trí thí nghiệm ................................................................................23
Bảng 3.4 Quy trình vaccin của trại ............................................................................24
Bảng 4.1: Tỉ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn ........................................................................26
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................28
Bảng 4.3 Chỉ tiêu về hàm lượng chất béo trong trứng................................................30
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế .........................................................................................32

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Máng uống và máng ăn...............................................................................21
Hình 3.2 Dãy chuồng và ô chuồng thí nghiệm ...........................................................21
Biểu đồ 4.1 Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày, tiêu tốn thức ăn/trứng/ngày và tỉ lệ đẻ ............26
Biểu đồ 4.2 Chỉ tiêu về trọng lượng trứng và đơn vị Haugh.......................................28
Biểu đồ 4.3 Chỉ tiêu về chỉ số lòng trắng đặc, chỉ số lòng đỏ và chỉ số hình dáng......29
Biểu đồ 4.4 Các chỉ tiêu về thành phần của trứng ......................................................30

Biểu đồ 4.5 Chỉ tiêu về % EE lòng đỏ, % EE/trứng và số g béo/trứng .......................31

vii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung dầu nành và dầu dừa lên năng suất và chất lượng
trứng gà đẻ thương phẩm Isa Brown ở giai đoạn 32 – 36 tuần tuổi nuôi chuồng kín tại Đồng
Nai”. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 10 lần lặp lại trên
160 con gà giống chuyên trứng Isa Brown ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm 32 tuần tuổi.
Nghiệm thức 1: khẩu phần cơ sở bổ sung 1 % dầu dừa
Nghiệm thức 2: khẩu phần cơ sở bổ sung 3 % dầu dừa
Nghiệm thức 3: khẩu phần cơ sở bổ sung 1 % dầu nành
Nghiệm thức 4: khẩu phần cơ sở bổ sung 3 % dầu nành
Các chỉ tiêu theo dõi: tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, trọng lượng trứng, tỉ lệ các phần của trứng
bao gồm, lòng trắng, lòng đỏ và vỏ, các chỉ tiêu về độ dày vỏ, đơn vị Haugh, màu lòng đỏ,
chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ và béo tổng số của lòng đỏ.
Qua thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Tỉ lệ đẻ của nghiệm thức DN3% cao nhất (96,33 %) so với các nghiệm thức còn lại là DD1%
(94,75 %), DD3% (94,83 %) và DN1% (94,50 %), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (P = 0,73).
TTTA/gà/ngày ở các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa (P = 0,01). Sự khác biệt chủ yếu ở
DD1%, DN1%, DN3% lần lượt là (120,70 g), (121,01 g), (120,78 g) với DD3% thấp nhất là
(117,64 g). TTTA/trứng/ngày không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Trọng lượng trứng giữa các nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa (P = 0,01), cao nhất ở
nghiệm thức DN3% (66,00 g) và thấp nhất ở DD3% (62,51 g).
Chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng đặc không có sự khác biệt. Riêng chỉ số lòng đỏ có sự
khác biệt (P = 0,01).
Tỉ lệ các thành phần trong quả trứng không khác nhau về mặt thống kê.
Các chỉ tiêu về độ dày vỏ, đơn vị Haugh, màu lòng đỏ và béo tổng số của lòng đỏ khác nhau

không có ý nghĩa thống kê.
Hiệu quả kinh tế cao nhất ở nghiệm thức DD1% (668.251 đồng).

viii


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang được các nước chú ý đầu tư phát triển, nhằm
cung các sản phẩm protein có giá trị cao cho các bữa ăn hàng ngày và cho nhu cầu xuất khẩu.
Sản phẩm chủ yếu của gia cầm là thịt và trứng. Chúng là loại thực phẩm dễ chế biến, ngon,
bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và được xem như là một trong những nguồn protein động vật quan
trọng đối với con người. Đặc biệt trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khá cân
bằng về dưỡng chất. Ngoài ra, sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi là phân và chất độn chuồng
cũng có giá trị kinh tế cao. Chúng là nguồn hữu cơ cung cấp tốt cho cây trồng, giảm việc sử
dụng các loại phân hóa học vốn gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng khi tồn đọng trong các
sản phẩm nông nghiệp.
Ở nước ta nói chung và ở miền Đông Nam Bộ nói riêng, có điều kiện thuận lợi để phát triển
chăn nuôi gia cầm và trên thực tế ngành chăn nuôi gia cầm tại đây đang phát triển rất mạnh
mẽ đứng đầu cả nước trong lĩnh vực này, với nhiều trang trại lớn được xây dựng theo quy mô
công nghiệp hiện đại. Bên cạnh, ngành chăn nuôi gà thịt thì ngành chăn nuôi gà lấy trứng
cũng không ngừng phát triển và giống gà chuyên trứng Isa Brown được các nhà chăn nuôi
nuôi khá phổ biến bởi nó thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Trong chăn nuôi gà đẻ, chất béo chiếm tỉ lệ rất thấp so với các loại thực liệu khác trong khẩu
phần nhưng nó không thể thiếu được. Vì chất béo đóng một vai trò quan trọng trong khẩu
phần, ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, chất chứa trong lòng đỏ trứng và thành mỡ
tích lũy trong cơ thể, chất béo còn là dung môi giúp hòa tan các vitamin, các sắc tố, giúp cho
cơ thể hấp thụ được tốt (Võ Bá Thọ, 1996). Ngoài ra chất béo trong khẩu phần còn ảnh
hưởng đến năng suất sinh sản cũng như chất lượng của trứng vì chất béo chiếm khoảng 40 %
lượng vật chất khô của trứng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Theo Nông Thế Cận (2005), dầu dừa chủ yếu là các acid béo bão hòa chiếm khoảng 84 % có

đặc tính chịu nhiệt tốt và chống oxy hóa. Dầu nành lượng acid béo không bão hòa chiếm
đáng kể là acid linoleic khoảng 50 % nhằm cung cấp các acid béo thiết yếu, giúp hấp thu và
cân bằng vitamin trong cơ thể. Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, việc bổ sung loại chất béo nào,
tỉ lệ bao nhiêu là phù hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa an toàn vật nuôi. Do đó,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:“ Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung dầu dừa và
dầu nành lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm Isa Brown ở giai đoạn
32 – 36 tuần tuổi nuôi chuồng kín tại Đồng Nai”
Mục tiêu của đề tài:
So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung dầu dừa và dầu nành với mức độ 1 % và 3 % vào khẩu
phần, từ đó tìm ra loại dầu với mức độ bổ sung phù hợp nhất cho năng suất và chất lượng
trứng cao nhất góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

1


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ ISA BROWN
Theo Võ Bá Thọ (1996), gà đẻ trứng Isa Brown được các nhà di truyền học Pháp chọn lọc từ
một giống thuần chủng chuyên đẻ. Hiện nay, nó được nuôi phổ biến ở các nước trên thế giới
nhờ phù hợp và thích nghi với các điều kiện khí hậu nóng lạnh, khô ráo, ẩm ướt và những
phương pháp nuôi khác nhau như trong chuồng lồng, sàn hay nền đất có lót trấu. Ở nước ta,
giống gà trứng thương phẩm Isa Brown được công ty gia cầm thành phố Hồ Chí Minh nhập
vào đầu thập niên 90 và ngày nay được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Nam và Đông Nam Bộ
với quy mô công nghiệp.
Đặc điểm ngoại hình: Gà cha có màu lông nâu đỏ, gà mẹ có màu lông trắng, khi lai với nhau
cho ra gà con tự phân biệt giới tính qua màu lông: con mái có màu lông nâu đỏ giống cha
được giữ lại nuôi gà đẻ, con trống có màu lông trắng giống mẹ thì loại ra nuôi gà thịt
(Nguyễn Xuân Bình, 2003).
Theo tài liệu kĩ thuật của ISA năm 1993, một số chỉ tiêu năng suất của gà đẻ thương phẩm
như sau:

Tỉ lệ nuôi sống:
Từ 1 ngày đến 20 tuần tuổi: 98 %
Từ 20 tuần tuổi đến 72 tuần tuổi: 94 %
Rớt hột vào tuần tuổi 19, đẻ 50 % ở tuần 21, tỉ lệ đẻ đạt đỉnh cao 93 % từ tuần 26 đến 33 và
tuần 76 còn 73 %.
Sản lượng trứng:
Từ 20 - 72 tuần tuổi: 303 quả
Từ 20 - 76 tuần tuổi: 320,6 quả
Trọng lượng trứng:
24 tuần tuổi: 56 g
35 tuần tuổi: 62 g
72 tuần tuổi: 65 g
Trọng lượng gà mái lúc bắt đầu đẻ là 1,7 kg/con.

2.2. CÁC YẾU TỐ TIỂU KHÍ HẬU TRONG CHUỒNG NUÔI
2.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của chuồng nuôi là điều kiện tiểu khí hậu quan trọng nhất. Vì nó ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe và năng suất của đàn gà. Nhiệt độ nóng hay lạnh đều tác động trực tiếp đến cơ
thể gà và khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đó làm giảm tỷ lệ đẻ trứng. Nhiệt độ lí tưởng trong
chuồng là từ 20 - 250C (Võ Bá Thọ, 1996).
Gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18 - 200C, không quá 250C. Nếu nhiệt độ nuôi
dưới 150C hoặc cao hơn 300C ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng và khối lượng trứng, tỉ lệ gà
chết tăng lên (Nguyễn Đức Hưng, 2006).

2


2.2.2. Ẩm độ
Thông thường nhiệt độ môi trường và ẩm độ luôn đi đôi với nhau. Khả năng chứa nước của
không khí phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao không khí càng hút ẩm và trái lại.

Không khí trong chuồng nuôi thường xuyên bão hòa hơi nước do gà thải nước ra ngoài trong
khi thở, nước bốc hơi từ phân, từ bề mặt của thiết bị cung cấp nước, từ mặt nước rơi vãi và
hơi ẩm từ ngoài vào do thông khí kém. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thải hơi nước đặc
biệt là nhiệt độ của không khí, sức đẻ trứng, thành phần thức ăn, phương pháp thu dọn phân,
sự cách li của tường và nền chuồng,… Do đó cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm của không
khí tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70 %, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến sự cân
bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gà. Độ ẩm thấp có hại cho gà vì
bụi sinh ra nhiều làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm khô da, gây ra bệnh ngứa, đây là
một trong những nguyên nhân gây mổ nhau, ăn lông (Hattenhauer, 1978).
Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ thuật nuôi, mật độ
nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi. Khi ẩm độ cao gà có
biểu hiện khó thở dễ mắc các bênh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân
nhiệt. Ẩm độ cao gây tác hại gián tiếp là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển ciủa
các loại mầm bệng như vi khuẩn, nấm mốc … đặc biệt là cầu trùng (Võ Bá Thọ, 1996).
Ẩm độ khô nhu cầu về nước uống của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn sẽ giảm, gà
dễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi,… Giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối có mối tương quan
nghịch với nhau. Thông thường ẩm độ tốt nhất đối với gà là từ 65 – 75 % (Dương Thanh
Liêm, 1999).

2.2.3. Chế độ chiếu sáng và màu sắc ánh sáng
Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14 giờ/ngày đêm, tuần đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và
đạt tối đa là 17 giờ/ngày đêm. Cường độ chiếu sáng 3 - 4 W/m2 nền. Ánh sáng màu đỏ có lợi
cho gà đẻ (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Đối với nuôi gà đẻ các loại không bao giờ tăng thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai
đoạn tăng trưởng. Ngược lại cũng không bao giờ giảm thời gian và cường độ chiếu sáng
trong giai đoạn sắp đẻ và đang đẻ (Võ Bá Thọ, 1996).
Màu sắc của ánh sáng đối với khả năng sản xuất của gà có ý nghĩa thứ yếu nhưng người ta đã
thấy rằng màu đỏ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Màu đỏ vàng, xanh lục, xanh lam, da cam
thường được dùng chiếu sáng, làm cho sinh dục chín sớm hơn gà không được chiếu sáng và
có ảnh hưởng tốt đến khả năng đẻ trứng (Hattenhauer, 1978).


2.2.4. Độ thông thoáng
Điều kiện thông thoáng phụ thuộc vào kết cấu và kiểu chuồng. Nếu gà sống trong điều kiện
thông thoáng kém dưới 0,9 m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì đàn gà đó có nguy cơ mắc bệnh
hô hấp và bệnh Newcastle cao hơn bình thường. Nếu gà sống trong điều kiện có sự trao đổi
thông khí tốt trên 5 m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp (Lã Thị
Thu Minh, 1995).
Theo Võ Bá Thọ (1996), thành phần không khí trong chuồng kín cho phép khí độc tối đa
không quá giới hạn: CO2 0,3 %, NH3 30 mg/m3 không khí, H2S 10 mg/m3 không khí. Để loại
thải nhanh các loại khí độc và cung cấp đầy đủ oxy cho nhu cầu hô hấp bình thường của gà
cần phải đảm bảo sự lưu thông không khí, duy trì tốc độ gió hợp lí trong chuồng và vệ sinh
sạch sẽ chuồng nuôi. Lưu thông không khí tốt còn có tác dụng khắc phục được tình trạng
nhiệt độ cao và ẩm độ cao trong chuồng gà.

2.2.5. Mật độ nuôi
3


Mật độ nuôi có liên quan đến sức khỏe và năng suất của gà. Mật độ nuôi phụ thuộc vào các
yếu tố: tuổi, giống, phương thức nuôi, điều kiện khí hậu, điều kiện trang thiết bị chuồng nuôi.
Theo Hattenhauer (1978) khả năng sản xuất của gà phụ thuộc vào mật độ nuôi (số lượng gà
mái/1m2 diện tích sản xuất của chuồng nuôi). Nuôi càng dầy thì sức đẻ trứng của gà mái càng
giảm xuống mặc dù số trứng tính trên một đơn vị diện tích sản xuất của chuồng nuôi có thể
tăng lên.

2.3. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN VÀ NHU CẦU DƯỠNG CHẤT CHO GÀ ĐẺ
TRỨNG
2.3.1. Vai trò của chất béo
2.3.1.1. Vai trò dinh dưỡng
Lipid là nguồn năng lượng tuyệt vời, khi phân hủy 1g lipid sẽ có 9,3 kcal được giải phóng.

Lipid là nguồn nước trong cơ thể. Sự oxy hóa hoàn toàn 100g lipid sẽ cho 107g nước. Lipid
đặc biệt là lipid dưới da thường dẫn nhiệt rất kém, cho nên nó hạn chế sự tỏa nhiệt và bảo vệ
cơ thể khỏi bị lạnh. Lipid cần thiết cho sự tạo thành trứng gia cầm. Chỉ số trong lòng đỏ trứng
gà có chứa 31 % lipid trung tính, 9 % photphatid và 1,7 % cholesterol (Melekhin và Griđin,
1977).
Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho gia cầm.
Năng lượng đốt cháy trong cơ thể của chất béo cao gấp 2 – 2,5 lần so với bột đường và chất
protein. Xu hướng trong dinh dưỡng người trên thế giới, người ta sử dụng dầu thực vật, nên
mỡ động vật ngày càng ít được sử dụng. Số lượng mỡ dư này được dùng để làm giàu năng
lượng trong thức ăn gia cầm vốn có nhu cầu năng lượng cao hơn các loại thú khác.
Bảng 2.1 Khả năng tiêu hóa của chất béo và năng lượng của một vài loại chất béo
Các loại chất béo
Dầu đậu nành
Dầu mầm bắp
Mỡ heo
Mỡ bò
Tinh bột

Khả năng tiêu hóa (%)
95
92
89
73
90

ME (MJ/kg)
38,36
30,87
36,76
30,16

17,57

ME (Kcal/kg)
9,168
7,378
8,785
7,208
4,200

(Nguồn tài liệu: Kakuk và Schmidt 1988)

Chất béo cũng là chất dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong béo giúp cho cơ
thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu béo thì sự hấp thu carotene, vitamin A, D, E, K sẽ giảm.
Đặc biệt ở gia cầm chất béo xúc tiến hấp thu và tích lũy sắc tố vàng để sơn màu lòng đỏ và da
gà thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Song chất béo lấy từ dầu cá sẽ gây ra mùi tanh
cho sản phẩm. Chất béo làm tăng khẩu vị thức ăn cho gia cầm, làm giảm độ bụi của thức ăn.
Chất béo còn có tác dụng bôi trơn (lubriean) khi gia cầm nuốt thức ăn. Nếu ta thay thế bột
bắp, cám gạo bởi bột củ mì có rất ít chất béo thì gà ăn rất khó nuốt, từ đó nó ăn ít thức ăn.
Ngược lại nếu phun chất béo vào từ 4 – 5 % trong thức ăn thì thức ăn êm dịu lại, ít bay bụi,
gà sẽ ăn nhiều lên. Chất béo còn cung cấp một số acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể động
vật, ví dụ như: acid linoleic, acid linolenic và acid arachidonic. Trong đó, acid linoleic rất cần
thiết cho sự sinh trưởng và mọc lông của gia cầm, nếu thiếu chúng thì gà sẽ còi cọc, trụi lông,
lở da, gan bị tích mỡ. Khả năng chống đở bệnh đường tiêu hóa sẽ giảm. Sức đẻ trứng của gia
cầm sẽ giảm, chất lượng trứng kém, có ảnh hưởng xấu đến tỉ lệ ấp nở (Dương Thanh Liêm,
2003).

4


Acid lonileic dùng bổ sung năng lượng cho gà nhưng không sinh thêm nhiều nhiệt, trong

trường hợp gà bị stress do nóng, ăn không hết khẩu phần, không hấp thụ đủ năng lượng cần
thiết ta có thể bổ sung cho gà nhằm duy trì năng suất đẻ và kích cỡ trứng (Võ Bá Thọ, 1996).
Các acid béo không thay thế có khả năng hấp thụ lipid, cần thiết để thực hiện các quá trình
sinh sản, tham gia vào việc trao đổi tế bào, tác dụng tích cực đến việc hấp thu các vitamin
thuộc nhóm B và acid ascorbic, ảnh hưởng đến việc tạo thành cholesterol và đến sự ngưng
động nó trong thành vách của mạch máu. Nguồn chính của vitamin F là dầu thực vật
(Melekhin và Griđin, 1977).
Đối với gà bố mẹ và gà đẻ thương phẩm thuộc các tổ hợp cao sản chuyên trứng đang nuôi tại
Việt Nam thường dùng 1 - 1,6 % acid linoleic trong thức ăn. Trong giai đoạn sắp đẻ và đang
đẻ trước đỉnh cao, tỷ lệ acid linoleic được dùng tối đa (Võ Bá Thọ, 1996).
Năng lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất bột đường
nên trong mùa hè giải quyết năng lượng bằng chất béo cho gà tốt hơn chất bột đường và
protein giúp cho gà chống lại stress nhiệt tốt hơn (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
Trong thức ăn gia cầm chất béo có thể được cung cấp từ dầu thực vật như dầu nành, cám, dầu
phộng, dầu dừa… Và từ mỡ động vật như mỡ bò, heo, cá… Trong thức ăn gia cầm thường
không bổ sung vượt quá 8% chất béo (Dương Thanh Liêm, 2003).

5


Bảng 2.2 Nguyên liệu có chứa chất béo và hàm lượng các acid béo

Nguyên liệu
Dầu mè
Dầu lạc
Dầu đậu nành
Dầu ngô
Dầu cám gạo
Dầu hướng
dương

Dầu dừa
Dầu cọ
Mỡ cá basa

Mỡ lợn
Mỡ bò

Hàm lượng
chất béo %

Acid
béo no %

46,4 – 56
44,5
18,4
30 – 40
16 – 18
40 – 50

12,7
19,0
15,0
16,0
20,0
10,0

47,6
44,63
25

83,5
20 – 30
10 – 20

94,0
50
36
66
47
44

Acid béo không no
Loại 1
Loại chứa
nối đôi %
nhiều nối
đôi%
48,1
40
39,0
42
25
60
30
54
40
40
13
77
5

40
35,0
30
50
43

1
10
14,7
4
3
26

Ghi chú
Từ hạt mè
Từ hạt lạc
Từ hạt đậu nành
Từ phôi
Từ cám gạo
Từ hạt hướng
dương
Từ cơm dừa già
Từ thịt cọ dầu
Từ mỡ phấn
Tách từ sữa
Từ con heo
Từ con bò

(Nguồn Hoàng Đức Như, 1997)


2.3.1.2. Những hạn chế của chất béo khi bị oxy hóa
Theo Dương Thanh Liêm et al., (2002), chất béo khi bị oxy hóa có một số tác hại đối với vật
nuôi như sau:
Giảm thấp tính ngon miệng với thức ăn do có sự thay đổi mùi vị rất khó chịu, aldehyd có mùi
hôi khét gắt, acid thì có mùi chua nồng. Hai sản phẩm này tích lũy trong thức ăn làm cho thức
ăn bị ôi không hấp dẫn cho gà.
Sản phẩm trung gian như peroxyde giải phóng oxy nguyên tử để oxy hóa mau lẹ các vitamin
nhạy cảm với oxy như: Vitamin A, carotene, vitamin E, D, B1,… phá hủy các acid béo thiết
yếu.
Peroxyd dễ phản ứng với nhóm ε – NH2 tự do của lysine, làm mất tác dụng của lysine, một
acid amin thường có giới hạn trong thức ăn của gia cầm.
Peroxyd khi hấp thu vào cơ thể sẽ gây ra hư hỏng các mao mạch làm cho huyết tương có thể
thấm ra ngoài mô, tích tụ trong xoang bụng, trong bao tim… gây ra chứng tích nước ngoại
mô Exsudative diathesis thường thấy trên gia cầm.

2.3.1.3. Các phương pháp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo
Trong thực tế sản xuất có rất nhiều phương pháp hạn chế sự oxy hóa chất béo của thức
ăn như:
Bảo vệ bằng phương pháp vật lý như dùng bao bì kín, đuổi oxy ra khỏi môi trường thức ăn.
Giữ nguyên hạt khi bảo quản, khi sử dụng mới đem xay nghiền.
Bảo quản thức ăn bằng hóa chất, chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa trong tự nhiên như
vitamin E, vitamin C. Chất chống oxy hóa nhân tạo như: Etoxy Methy Quinolin (EMQ),
Butyl Hydroxy Anizol (BHA), Butyl Hydroxy Toluen (BHT), Propil Gallat (PG).

6


Cần lưu ý chất chống oxy hóa tinh khiết không tan được trong nước, vì vậy muốn phát tán
chúng đều trong môi trường thức ăn cần phải hòa tan vào trong dầu paraffin lỏng hoặc dầu rồi
phun lên chất đệm để tạo nên premix, sau đó mới trộn đều vào thức ăn được.

Bên cạnh việc bảo quản như trên, nên cần cho thú ăn đầy đủ vitamin E và Se vì hai chất này
khi vào cơ thể nó giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa chất béo rất tốt. Vitamin E ức chế sự hình
thành các peroxyde trong cơ thể, còn Se tham gia cấu trúc nên men peroxydase để phá hủy
các peroxyde sinh ra trong cơ thể (Dương Thanh Liêm, 2003).

2.3.1.4. Những biện pháp để tăng sự hấp thu chất béo
Theo Dương Thanh Liêm (2003), thì biện pháp chủ yếu để làm tăng sự hấp thu chất béo là
làm cho nó nhủ hóa bởi các chất nhủ hóa. Nhờ những chất này làm giảm sức căng mặt ngoài
của những hạt mỡ, nhờ vào sự nhu động của ruột biến các hạt mỡ trở nên nhỏ li ti dễ hấp thu
trực tiếp qua niêm mạc ruột hoặc bị men lipase tác động. Bình thường trong đường ruột có
dịch mật đảm nhiệm chức năng này, song khi ta tăng hàm lượng lipid trong thức ăn nếu được
nhủ hóa sẽ cải thiện tốt hơn.
Trong công nghệ chế biến dầu thực vật, chế biến xà phòng từ dầu, người ta thu được các sản
phẩm phụ như: Lecitin, SMG (Sulfo Mono Glicerid) là những chất có tác dụng nhủ hóa tốt có
thể sử dụng để làm tăng khả năng tiêu hóa chất béo của thức ăn. Gần đây, người ta còn sử
dụng một dẫn xuất của hóa dầu để làm nhủ hóa chất béo có tên gọi là: Natri Tetrapropylen
benzensulfonat, Natri dedecyl benzensulfonat, Dedecyl sulfat,…có tác dụng nhủ hóa mạnh để
bổ sung vào thức ăn làm tăng khả năng tiêu hóa chất béo. Song vì nó có chứa vòng benzen do
đó cần kiểm tra để tránh sự tồn động trong sản phẩm chăn nuôi, không có lợi cho sức khỏe
của con người.
Để tiện lợi cho việc sử dụng chất béo, sau khi trộn chất nhủ hóa, người ta tiến hành cho trộn
chất hấp phụ và chất chống oxy hóa để làm thành bột giàu chất béo bổ sung vào thức ăn gia
súc. Tiêu chuẩn kĩ thuật của các loại bột này phải có chỉ số acid dưới 50, chỉ số peroxyd dưới
25.

2.3.2. Vai trò của protein
2.3.2.1. Vai trò dinh dưỡng
Theo Dương Thanh Liêm (2003), có thể tóm tắt vai trò của protein như sau: Protein tham gia
cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống. Ở gia cầm tế bào lông vũ chủ yếu do protein
cấu tạo nên. Vì vậy nếu trong thức ăn thiếu protein gia cầm sẽ mọc lông chậm. Cấu tạo nên

chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như: enzyme, hormone, tế bào thần kinh để
điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể. Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ
thống vận chuyển, dịch gian bào. Do cấu trúc phức tạp, nhiều bậc và phân tử lớn nên protein
có thể vận chuyển rất nhiều hợp chất phức tạp và các ion, đặc biệt là các ion kim loại nặng.
Phần lớn là do các β - globulin đảm nhiệm, nó được coi là các protein vận chuyển. Cấu tạo
nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Chất kháng thể trong máu chủ yếu là các
γ - globulin. Một khẩu phần nếu thiếu protein sẽ làm cho cơ thể chống đỡ bệnh tật kém, đáp
ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa yếu. Cấu tạo nên chất thông tin di truyền, chủ yếu là các
nucleoprotein. Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy trì
nòi giống. Khi protein chuyển hóa, phân giải nó cung cấp năng lượng tương đương với năng
lượng của tinh bột cung cấp cho cơ thể hoạt động sống. Protein cũng chuyển hóa thành các
chất khác cung cấp cho cơ thể. Protein bảo đảm cho cơ thể sinh trưởng lớn lên bình thường.
Nếu thiếu gia cầm chậm lớn, chậm thay lông.
Protein là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản phẩm thịt, trứng gia cầm để cung cấp thực phẩm
giàu protein cho con người (Dương Thanh Liêm, 2003). Trong trứng gia cầm có khoảng 13 –

7


20 % protein. Trong cơ thể gia cầm protein chỉ được tổng hợp khi trong thức ăn có chứa
chúng với số lượng và chất lượng cần thiết. Quá trình tiêu hóa protein chính là sự phân giải
chúng thành các acid amin dưới tác dụng của các enzym cho cơ thể sử dụng để tạo ra protein
của bản thân cơ thể và cho sản phẩm (Lương Đức Phẩm, 1982).
Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trò tạo hình và cấu tạo nên tế bào,
hoormone, kháng thể chúng là nguồn năng lượng duy trì trạng thái cân bằng acid bazơ điều
hoà và trao đổi chất trong cơ thể. Giá trị sinh học của protein trong thức ăn được đánh giá
bằng sự hiện diện của các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được hoặc có tổng hợp
được cũng không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể. Trong các acid amin thiết yếu những acid
amin thường thiếu trong thức ăn là acid amin giới hạn và nó quyết định mức độ tổng hợp
protein trong cơ thể. Đối với gia cầm có các acid amin giới hạn là: lysine, methionine,

tryptophan và threonine. Nếu protein có chứa tất cả các acid amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu
của cơ thể thì chúng là các protein có giá trị sinh học cao và ngược lại. Trong thức ăn chăn
nuôi gia cầm cần chú ý các loại thực liệu có giá trị sinh học cao để cân đối các thực liệu có
giá trị sinh học thấp. Đồng thời bổ sung các acid amin tổng hợp để có một khẩu phần cân đối
hoàn chỉnh (Melekhin và Grindin, 1977).
Sản phẩm chăn nuôi gia cầm là thịt trứng, chúng là các sản phẩm có giá trị sinh học cao. Để
tạo ra các sản phẩm này và đạt năng suất cao gia cầm phải có khẩu phần thức ăn tốt cân bằng
dinh dưỡng đầy đủ về chất lượng cũng như số lượng. Nếu cung cấp protein thừa trong thức
ăn sẽ lãng phí làm tăng giá thành sản phẩm. Mặt khác protein thừa không tiêu hoá sẽ gây lên
men thối ở ruột già và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Đồng thời sự dư thừa acid amin
dẫn đến phản ứng về acid amin quá mạnh thải ra urea và acid uric có hại cho gan thận. Sự dư
thừa protein làm cho nồng độ acid amin trong máu tăng, giảm tính thèm ăn của gia cầm,
không cải thiện được tăng trọng mà còn làm giảm trọng lượng và sự ngộ độc protein sẽ xảy ra
khi khẩu phần có chứa 30 % protein. Ngược lại nếu không cung cấp đủ protein, cơ thể sẽ
thiếu nguyên liệu cho nhu cầu duy trì và tăng trưởng đồng thời sức đề kháng của gà cũng
giảm. Thức ăn thiếu protein nhất là thiếu các acid amin giới hạn sẽ làm quá trình trao đổi chất
bị phá huỷ, giảm khả năng chịu nóng và lạnh của gà, giảm sự tạo lông và thay lông không
đúng quy luật và có thể xuất hiện hiện tượng cắn mổ nhau. Ngoài ra sự thiếu protein trong
thức ăn làm cho gà ăn nhiều hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài các acid amin ra nó còn giới hạn bởi sự cung
cấp năng lượng. Nếu khẩu phần không đủ năng lượng sẽ làm giảm năng suất tổng hợp
protein, từ đó dẫn đến giảm giá trị sinh vật học của protein. Vậy muốn tổng hợp protein với
năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ acid amin mà cả năng lượng. Dư thừa một
trong hai yếu tố trên đều không tốt. Dư acid amin thì giảm tính thèm ăn, còn dư năng lượng
thì gia cầm tích nhiều mỡ, giảm tỉ lệ đẻ (Dương Thanh Liêm, 2003).
Trong dinh dưỡng hiện đại người ta kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau để tìm ra nhu cầu tối ưu
cho gia cầm, để có hiệu quả sử dụng protein và năng lượng tốt nhất. Xu hướng hiện nay trên
thế giới không tăng mức protein trong khẩu phần mà chỉ cân bằng các acid amin trong khẩu
phần cho gia cầm tromg từng giai đoạn sinh trưởng và sinh sản.


2.3.2.2. Nhu cầu protein và acid amin
Theo Dương Thanh Liêm et al., (2002), trong giai đoạn đẻ trứng cần cung cấp đầy đủ protein
cho gà để giữ cho cơ thể luôn luôn có sự trao đổi chất cao đồng thời đảm bảo cho hoạt động
nội tiết bình thường (như tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến ở buồng trứng…). Vì những
tuyến này ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của gia cầm. Ngoài ra, còn cần để tạo trứng.
Nhiều thí nghiệm thực tế đã chứng minh rằng, nếu thiếu protein trong thức ăn là một trong
những nguyên nhân làm cho sản lượng trứng thấp, khi tăng lượng protein trong khẩu phần thì

8


sản lượng trứng cũng được nâng cao. Tuy nhiên, theo Bùi Xuân Mến (2007), protein luôn là
thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động vật quá mức
protein, mặt khác còn gây hại đối với vật nuôi. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần
cho vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác
nhưng cần phải cung cấp đủ lượng các acid amin thiết yếu.
Bảng 2.3 Định mức dinh dưỡng của gà đẻ Isa Brown
Các chỉ tiêu
Năng lượng trao đổi
Protein thô
Lysine thô
Methionine thô
Methionine + Cystine thô
Tryptophan thô
Isoleucin thô
Threonin thô
Acid linoleic

Đơn vị tính
Kcal/kg

g/ngày
mg/ngày
mg/ngày
mg/ngày
mg/ngày
mg/ngày
mg/ngày
%

Thức ăn gà đẻ
19 – 50 tuần
Sau 50 tuần
2780 - 2820
2730 - 2760
19,5
18,5
880
840
430
410
760
720
200
190
730
695
620
590
Tối thiểu 1,4
Tối đa 1,6


(Nguồn Võ Bá Thọ, 1996)

2.3.3. Vai trò của năng lượng
2.3.3.1. Tầm quan trọng của năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức
ăn. Năng lượng toả nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần dinh dưỡng của
khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy Giảng et al., 1997).
Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, sinh
sản, bài tiết và trao đổi chất.
Thức ăn năng lượng hay chất bột đường là thành phần dinh dưỡng chiếm tỉ lệ lớn nhất hơn 50
% so với các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn gia cầm. Nó là nguyên liệu ban đầu để
chuyển hoá các chất béo, cung cấp bộ khung cacbon để tạo nên các acid amin và nhiều chất
khác trong cơ thể (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (2007), thì nguồn cung cấp năng lượng cho cơ
thể gia cầm chủ yếu là tinh bột, mỡ, protein trong thức ăn.
1 gam tinh bột cho 4,1 kcal năng lượng tổng số.
1 gam protein thô cho 5,65 kcal năng lượng tổng số.
1 gam mỡ cho 9,3 kcal năng lượng tổng số.
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết thân nhiệt
bằng cách tăng tần số hô hấp, ăn ít, uống nhiều nước,... Khi ấy việc tăng năng lượng và
protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên nhưng khi tiếp tục tăng quá
270C cơ thể gà sẽ bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng nữa thì cơ thể không còn khả năng
điều tiết thân nhiệt nữa, lúc này cơ thể không bị mất năng lượng như trường hợp trên. Vì vậy
không nên tăng năng lượng trong thức ăn mà còn phải giảm xuống một cách hợp lí (Dương
Thanh Liêm, 2003).
Ngoài ra, hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít đi. Quy luật là sự tiêu
tốn thức ăn sẽ giảm 4 % cho mỗi 50 kcal gia tăng. Nếu chỉ dựa trên sự gia tăng trọng lượng

9



của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn. Bởi lẽ một phần rất lớn năng lượng tiêu thụ
được dùng vào việc tăng cường sản sinh nhiệt (Dương Thanh Liêm, 2003).
Gia cầm có khả năng tiêu hóa chất bột đường rất tốt so với heo con. Lúc mới nở ra gà con có
thể ăn tấm và trong đường tiêu hóa đã bắt đầu có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Mặt khác
gia cầm có mề có thể nghiền nát thức ăn hạt để tiêu hóa tinh bột vì thế bắp xay mảnh gia cầm
tiêu hóa tốt hơn heo. Tuy nhiên ở giai đoạn nhồi béo tỷ lệ tiêu hóa tinh bột có kém hơn vì
lượng thức ăn tiêu thụ quá nhiều (Dương Thanh Liêm, 2003).
Các loại đường thì gia cầm có khả năng tiêu hóa hấp thu có khác nhau. Ví dụ: Các loại đường
fructose, glucose, maltose, saccharose gia cầm tiêu hóa hấp thu rất tốt. Đường lactose gia cầm
tiêu hóa kém vì trong đường tiêu hóa của chúng không có men lactase. Vì lẽ đó khi cho gia
cầm ăn thức ăn có chứa nhiều đường sữa (lactose), đường này xuống manh tràng lên men khá
mạnh. Tuy nhiên theo một số tác giả nhận thấy rằng ở bồ câu mới nở ăn dịch sữa diều có
chứa đường lactose nên ở bồ câu con có men lactase trong đường tiêu hóa. Một thí nghiệm
khác (Bogre, 1964) thì ở gà con chỉ có khả năng tiêu hóa 15 % đường lactose ăn vào. Khi gà
đến 8 tuần tuổi thì khả năng tiêu hóa lên đến 70 %, chủ yếu là lên men ở manh tràng vì thế
hiệu quả sử dụng đường lactose ở gia cầm rất kém (Dương Thanh Liêm, 2003).
Khi sử dụng củ bột hoặc mật đường để nuôi gia cầm thì cần lưu ý cung cấp đầy đủ vitamin
nhóm B, đặc biệt là B1 vì chúng tham gia hệ thống men để chuyển hóa tinh bột. Nếu vitamin
nhóm B có giới hạn thì sẽ làm giảm rất đáng kể khả năng lợi dụng tinh bột của gia cầm
(Dương Thanh Liêm, 2003).

10


2.3.3.2. Nhu cầu năng lượng
Theo Vũ Duy Giảng, et al., (1997), đối với gà mái đẻ yêu cầu năng lượng thấp hơn gà sinh
trưởng. Nếu mức năng lượng quá cao > 3000 kcal ME/kg thức ăn sẽ làm cho gà mái quá béo,
làm giảm sức đẻ trứng và chất lượng trứng. Ngược lại nếu mức năng lượng < 2300 kcal làm

gà gầy yếu và giảm sức đẻ trứng của gà. Mức năng lượng thích hợp cho gà đẻ trứng trong
khoảng 2700 – 2900 kcal ME.
Để tính toán nhu cầu năng lượng cho gà đẻ, người ta dựa vào nhu cầu năng lượng cho duy trì,
cho tăng trọng và tạo trứng. Theo Võ Bá Thọ (1996), ta có công thức tính nhu cầu năng lượng
trao đổi trong khẩu phần hằng ngày cho gà đẻ các loại của Emmons như sau:
NLTĐ/gà/ngày = (170 – 2,2 x T) x BW + 2 %EP x EM + 5 BWG
Trong đó:
T: nhiệt độ môi trường nuôi, tính bằng 0C
BW: thể trọng của gà, tính bằng kg
% EP: tỉ lệ đẻ, tính bằng %
EM: khối lượng trứng, tính bằng g
BWG: tăng trọng/ngày, tính bằng g.
Qua công thức trên, ta thấy mức năng lượng cung cấp cho gà đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là tỉ lệ đẻ và nhiệt độ môi trường. Gà đẻ với tỉ lệ càng cao thì nhu
cầu năng lượng càng lớn, ngược lại nhiệt độ môi trường càng nóng thì mức năng lượng cung
cấp càng giảm (Võ Bá Thọ, 1996).
Bảng 2.4 Nhu cầu năng lượng của gà đẻ thương phẩm Isa Brown theo nhiệt độ môi
trường (kcal/gà/ngày)
Mức đẻ
(%)
0 – 10
10 – 30
30 – 50
50 – 70
Trên 70
Sau đỉnh cao

0

15 C

295
312
330
340
350
340

Nhiệt độ môi trường
200C
250C
280
265
295
278
310
290
320
300
330
310
320
300

300C
250
260
270
280
290
280


(Nguồn Võ Bá Thọ, 1996)

2.3.4. Vai trò của chất xơ
Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì trong thức ăn gia súc, gia cầm, chất xơ thô bao gồm:
cellulose, hemicellulose, pectin, lignin, kutin. Ngày nay với kĩ thuật phân tích phát triển,
người ta chia chất xơ thô ra ba mức độ khác nhau theo khả năng tiêu hóa giảm dần: NDF
(Neutral Detergent Fiber), ADF (Acid Detergent Fiber), ADL (Acid Detergent Lignin). Dù
chất xơ ở dạng hợp chất nào thì ở gia cầm cũng tiêu hóa rất khó khăn. Vì ống tiêu hóa của
chúng rất ngắn. Hệ vi sinh vật để phân giải chất xơ kém phát triển. Ở gà con hầu như không
tiêu hóa được chất xơ. Ở gà trưởng thành, manh tràng chúng có sự hoạt động của vi sinh vật
nên có thể tiêu hóa được một lượng thấp chất xơ, khoảng từ 3 – 6 %. Vì lẽ đó về mặt giá trị
dinh dưỡng coi như chúng không có giá trị. Tuy nhiên về tác dụng khác của chất xơ trong
thức ăn cũng nên lưu ý.

11


2.3.4.1. Tác dụng tốt của chất xơ
Chất xơ có trong thức ăn với tỉ lệ vừa phải, có tác dụng kích thích nhu động diều, dạ dày cơ,
ruột già làm cho sự chuyển vận thức ăn trong ống tiêu hóa và tạo ra khuôn phân giúp cho gia
cầm đi tiêu phân bình thường (Dương Thanh Liêm, 2003).
Đối với gia cầm giống, trong giai đoạn nuôi hậu bị, chất xơ trong thức ăn có tác dụng kích
thích dạ dày cơ và dung tích ống tiêu hóa phát triển. Điều này rất có lợi cho giai đoạn đẻ
trứng sau này. Ứng dụng điều này, trong thức ăn để nuôi gà giống ta có thể đưa chất xơ từ 3
% (giai đoạn gà con), giai đoạn gà giò tăng dần lên 4 % rồi 5 % thậm chí có thể đến 6 %
trong khẩu phần tùy theo giống (Dương Thanh Liêm, 2003).
Khi ta hạn chế thức ăn để tránh sự mập mỡ của gia cầm, nếu tăng chất xơ trong khẩu phần lên
sẽ tránh sự cắn mổ lẫn nhau (Dương Thanh Liêm, 2003).


2.3.4.2. Hạn chế của chất xơ
Chất xơ tăng lên quá nhiều trong thức ăn sẽ làm giảm thấp sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh
dưỡng trong thức ăn mà quan trọng nhất là protein và chất bột đường là hai chất dinh dưỡng
cung cấp chủ yếu trong thức ăn. Chất xơ cản trở tiêu hóa bởi ba tác động: là màng ngăn cách
không cho men tiêu hóa tác động thủy phân các chất dinh dưỡng bên trong tế bào, kích thích
nhu động ruột tống thức ăn đi nhanh qua ống tiêu hóa không kịp hấp thu vào cơ thể, lignin có
trong chất xơ có thể liên kết với protein thức ăn làm cho nó kết tủa không tiêu hóa được
(Dương Thanh Liêm, 2003).
Chất xơ trong thức ăn tăng lên cao sẽ làm giảm giá trị năng lượng thức ăn làm giảm sức sản
xuất của gia cầm, như tăng trọng và đẻ trứng. Chất xơ tăng cao quá cũng làm giảm tính ngon
miệng của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 2003).
Chất xơ tăng còn làm cho gia cầm tiêu ra nhiều phân làm cho chuồng trại luôn luôn ẩm ướt
gây mất vệ sinh cho gà nhất là nuôi gà dưới nền (Dương Thanh Liêm, 2003).

2.3.4.3. Mức chất xơ khuyến cáo trong khẩu phần
Theo Dương Thanh Liêm (2003), tùy theo giống, lứa tuổi gia cầm, mục tiêu chăn nuôi hay
phương thức chăn nuôi mà người ta khuyến cáo cụ thể mức chất xơ thích hợp trong thức ăn
của gia cầm.
Bảng 2.5 Mức chất xơ khuyến cáo cho gà công nghiệp
Các loại gà
Gà con nuôi ăn thịt
Gà giò nuôi ăn thịt
Gà con nuôi làm giống
Gà giò hậu bị giống (8-13 tuần)
Gà giò hậu bị giống (14-21 tuần)
Gà mái đẻ trứng

Tỉ lệ xơ trong thức ăn (%)
3
4

3-4
4-5
5-6
4-5

(Nguồn Dương Thanh Liêm, 2003)

12


2.3.5. Vai trò của chất khoáng
Người ta phát hiện trong cơ thể động vật có tới 70 nguyên tố của bảng hệ thống tuần hoàn.
Có 4 % năng cơ thể thuộc về tro chúng gồm các nguyên tố vi lượng, đa lượng tùy thuộc vào
số lượng của chúng. Trong cơ thể các nguyên tố đa lượng bao gồm: Ca, P, K, Cl, Mg, S (1.01
%). Các nguyên tố vi lượng: Fe, Co, Cu, Zn, Mn, I, Se và các nguyên tố khác (10 – 3 – 10 - 6
%) (Melekhin và Gridin, 1997).
Ca, P giữ vai trò dinh dưỡng khoáng quan trọng, trước hết nó là thành phần cấu trúc của
xương, răng. P là thành phần của acid nucleic, phospholipid, tham gia vào những phản ứng
phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng. Ca, Mg có vai trò quan trọng
trong kích thích thần kinh, hai nguyên tố này có tác dụng ức chế sự hưng phấn cho nên nếu
thiếu chúng sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn, nếu nghiêm trọng sẽ xuất hiện co giật, liệt. Do
những vai trò như vậy nên khi thiếu Ca, P sẽ có những biểu hiện xấu đến khả năng sinh sản,
tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi (Vũ Duy Giảng et al., 1997).
Muối ăn cần cho việc hình thành dịch vị tiêu hóa, duy trì pH ổn định, duy trì sự cân bằng các
dịch thể, áp lực thẩm thấu bên trong cơ thể (Võ Bá Thọ, 1996).
Sulfur tham gia cấu tạo lông, chất sừng ở móng và mỏ.
Sắt, đồng, cobalt tham gia cấu tạo máu. Thiếu sắt gà bị thiếu máu, ngược lại thừa sắt gây tích
lũy các hợp chất phosphor không hòa tan trong cơ thể (Võ Bá Thọ, 1996).
Mangan cần cho cấu tạo xương. Mn là nguyên tố vi lượng hay thiếu ở gà. Thiếu nó gà bị
bệnh Perosis, phôi bị dị dạng do rối loạn sinh sản, tỉ lệ nở giảm (Võ Bá Thọ, 1996).

Iod cần cho tuyến giáp trạng tiết hoormone thyroxin, điều hòa trao dổi năng lượng. Thiếu iod
gà còi cọc giảm đẻ (Võ Bá Thọ, 1996).
Selen có quan hệ chặt chẽ đến trao đổi chất của vitamin E, dùng phòng bệnh thoái hóa cơ,
tích nước xoang bụng do thiếu vitamin E (Võ Bá Thọ, 1996).
Theo Vũ Duy Giảng et al., (1997), chất khoáng quan trọng cho gà đẻ là Ca, P. Gà mái có tốc
độ chuyển hóa Ca rất mạnh, nếu khẩu phần không đủ Ca sẽ làm giảm sản lượng trứng, vỏ
trứng mỏng, dễ vỡ, trứng nhỏ, tỉ lệ nở kém. Nhu cầu Ca cung cấp cho gà mái đẻ gấp 2 – 3 lần
so với gà mái không đẻ, do phần Ca cần sử dụng để tạo thành vỏ trứng. Nhu cầu Ca tối thiểu
khoảng 3 g/ngày hoặc 3 – 4 %/kg thức ăn. Nhu cầu P cung cấp cho gà mái đẻ cũng cần cao
hơn so với mái không đẻ, nhu cầu P tối thiểu khoảng 0.5 – 0.6/kg thức ăn. Khi cung cấp Ca, P
cần đảm bảo tỉ lệ thích hợp là 2/1 – 3/1. Ngoài Ca, P cần cung cấp cho gà mái đẻ đủ Na, Cl,
K, Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, I, Se và Co.

2.3.6. Vai trò của vitamin
Vai trò của vitamin trong cơ thể là xúc tác nên chỉ cần lượng vitamin rất ít mà các chuyển hóa
trong cơ thể cũng đạt tốc độ phản ứng nhanh và hiệu quả sử dụng cao.
Theo Võ Bá Thọ (1996), vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng mà không cơ thể sống nào
thiếu nó được. Trong các loài gia cầm, gà công nghiệp rất nhạy cảm với sự thiếu các vitamin.
Đặc biệt đối với các giống gà có năng suất cao, chỉ cần thiếu một ít vitamin cũng làm ảnh
hưởng xấu sinh trưởng phát dục và giảm sức sản xuất của chúng. Tùy theo mức độ thiếu
vitamin mà dẫn đến chứng bệnh thiếu vitamin, gà còi cọc, đề kháng kém có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục và tỉ lệ hao hụt cao như những vụ dịch lớn. Dưới
đây là tóm tắt tác dụng quan trọng của các vitamin trong ngành chăn nuôi gà công nghiệp:

13


Vitamin A cần cho việc bảo vệ niêm mạc, nội mạc của cơ thể chống lại sự xâm nhập của
mầm bệnh. Thiếu vitamin A gà có biểu hiện khô lông, khô da, viêm kết mạc mắt, gà còi cọc,
rối lọan thần kinh gà chết ồ ạt như bị dịch. Gà mái đẻ giảm,trứng ấp nở kém.

Vitamin D là tác nhân chống còi xương. Thiếu D3 gà chậm lớn, xương bị biến dạng, gà giảm
đẻ, vỏ trứng mềm, tỉ lệ ấp nở giảm.
Vitamin E tác dụng trên khả năng sinh sản của gà. Thiếu vitamin E gà trống bị teo dịch hoàn,
gà mái bị thoái hóa buồng trứng khả năng thụ tinh ấp nở giảm hoặc mất hẳn.
Vitamin B1 là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh đóng vai trò quan trọng trong trao
đổi chất bột đường.
Vitamin B2 là nhân tố quan trọng cho quá trình oxi hóa của tế bào, chống rối lọan thần kinh,
đảm bảo tỉ lệ đẻ. Thiếu B2 gà bị khèo chân chậm lớn. Nếu bệnh nặng thì bị liệt, run rẩy và
chết trong 3 tuần đầu tiên.
Vitamin B6 cần cho quá trình trao đổi chất đạm, chất béo để phát triển cơ thể, chống viêm da.
Vitamin B12 rất quan trọng trong cấu tạo máu, tổng hợp các protit tế bào, thúc đẩy quá trình
sinh trưởn bình thường của cơ thể, mọc lông, đảm bảo tỉ lệ ấp nở của trứng.
Vitamin K là nhân tố làm đông máu, chống chảy máu.
Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho gia cầm đối với các yếu tố stress hoặc bị bệnh và tránh
tình trạng vỏ trứng bị mỏng.

14


×