Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ẢNH HƯỞNG của KHẨU PHẦN THỨC ăn lên CHỈ số IOD và TÍNH CHẤT ACID béo của mỡ HEO ở GIAI đoạn vỗ béo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.29 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ KIM THOA

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN
CHỈ SỐ IOD VÀ TÍNH CHẤT ACID BÉO CỦA MỠ
HEO Ở GIAI ĐOẠN VỖ BÉO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN
CHỈ SỐ IOD VÀ TÍNH CHẤT ACID BÉO CỦA MỠ
HEO Ở GIAI ĐOẠN VỖ BÉO

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Lê Thị Mến

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Kim Thoa
MSSV: 3072612
Lớp: CNTY K33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ KIM THOA

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN
CHỈ SỐ IOD VÀ TÍNH CHẤT ACID BÉO CỦA MỠ
HEO Ở GIAI ĐOẠN VỖ BÉO

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2011
DUYỆT BỘ MÔN

PGS.TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày
tháng

năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn
nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Thoa

i


LỜI CẢM TẠ
Bất cứ ai trong chúng ta đều mong muốn sau khi ra trường có được một nghề nghiệp và
tương lai vững chắc, tôi cũng vậy. Chặng đường bốn năm đại học thật khó khăn, thử thách,
những kỷ niệm vui buồn,….đó sẽ là hành trang, những kinh nghiệm mà tôi sẽ mang theo
khi va chạm vào cuộc sống xã hội đầy những chông gai, cạm bẫy. Có được thành quả như
ngày hôm nay tôi vô cùng biết ơn đến:
Cha mẹ, anh Hai, đã động viên, lo lắng và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tôi.
Cô cố vấn Nguyễn Thị Hồng Nhân là người dành những tình cảm thân thương, sự lo lắng,
những lời khuyên bảo khi chúng tôi gặp những khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Cô Lê Thị Mến, cô dành hết niềm tâm huyết, sự ân cần dạy bảo, cô luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tất cả thầy cô Bộ Môn Chăn Nuôi, Bộ Môn Thú Y đã truyền đạt những kinh nghiệm và
kiến thức vô cùng quý báu.

Tôi xin gửi lời cám ơn đến Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm.
Tôi xin cám ơn đến anh Lê Hoàng Thế, chị Nguyễn Thị Mỹ Tuyên, chị Thảo đã nhiệt tình
quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Những tình cảm thân thương nhất tôi xin gửi đến bạn Võ Minh Tuân, Dương Quốc Cường,
Nguyễn Thị Đẹp Tân, các bạn CNTY K33, các em CNTY K34 đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin cám ơn đến tất cả những người đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi. Sau này
dù bất cứ nơi đâu tôi vẫn khắc ghi những tình cảm và công ơn ấy.

Nguyễn Thị Kim Thoa

ii


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên chỉ số iod và tính chất acid béo của
mỡ heo ở giai đoạn vỗ béo” được tiến hành tại Phòng thí nghiệm, Bộ môn Chăn Nuôi,
Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường ĐHCT. Đối tượng thí nghiệm được tiến hành trên
12 mẫu mỡ lưng heo, heo được nuôi dưỡng với 3 công thức khẩu phần có chứa Khô dầu
dừa ở các mức độ khác nhau (KPĐC: Khô dầu dừa 0 %, KP1: Khô dầu dừa: 10 %, KP2:
Khô dầu dừa: 16 %). Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định hàm lượng béo thô (%),
chỉ số iod, thành phần và hàm lượng acid béo (%) của mỡ heo thí nghiệm. Kết quả thí
nghiệm được chúng tôi ghi nhận như sau:
Ảnh hưởng nhân tố khẩu phần (KPĐC, KP1, KP2)
Hàm lượng béo thô (%) của mỡ heo ở KPĐC (92,71 %) khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (P>0,05) so với KP1 (92,57 %) và thấp nhất là KP2 (92,13 %) (P<0,05).
Chỉ số iod ở KPĐC (53,71) (P<0,05) cao hơn KP1 (51,32) và KP2 (48,27).
Tổng hàm lượng acid béo bão hòa (%) ở KP2 (35,64 %) (P<0,05) cao hơn KP1 (34,31 %)
và thấp nhất là KPĐC (33,46 %), trái lại tổng hàm lượng acid béo chưa bão hòa (%) ở mỡ

heo KPĐC (66,54 %) (P<0,05) cao hơn KP1 (65,69 %) và thấp nhất là KP2 (64,36 %).
Thành phần và hàm lượng acid béo bão hòa (%) của mỡ heo ở KP2 như: C12:0 (acid
Lauric) (0,78 %), C14:0 (acid Myristic) (2,60 %), C16:0 (acid Palmitic) (22,46 %)
(P<0,05) cao hơn KP1 (tương ứng lần lượt là: 0,48 %, 2,10 %, 22,21 %) và thấp nhất là
KPĐC (tương ứng lần lượt là: 0,17 %, 1,36 %, 21,32 %).
Thành phần và hàm lượng acid béo chưa bão hòa (%): C18:2 (acid Linoleic) ở KP2
(21,02 %) (P<0,05) cao hơn KPĐC (20,78 %) và thấp nhất là KP1 (20,58 %), C18:3 (acid
Linolenic) ở KPĐC (1,14 %) (P<0,05) cao hơn KP1 (1,13 %) và thấp nhất là KP2 (1,07
%).
Nhân tố phái tính (Mỡ heo đực, mỡ heo cái)
Chỉ số iod ở mỡ heo cái (51,69) (P<0,05) cao hơn so với mỡ heo đực (50,51).
Tổng hàm lượng acid béo bão hòa (%) ở mỡ heo đực (35,90 %) (P<0,05) cao hơn mỡ heo
cái (33,04 %). Trái lại, tổng hàm lượng acid béo chưa bão hòa (%) ở mỡ heo cái (66,96
%) (P<0,05) cao hơn mỡ heo đực (64,10 %).
Thành phần và hàm lượng acid béo bão hòa (%) ở mỡ heo đực cao hơn mỡ heo cái
(P<0,05). Trái lại, thành phần và hàm lượng acid béo chưa bão hòa (%) ở mỡ heo cái cao
hơn mỡ heo đực (P<0,05).
Nghiệm thức khẩu phần*phái tính
Tổng hàm lượng acid béo bão hòa (%) ở mỡ (heo đực*KP2) (36,99 %) cao nhất và thấp
nhất là ở mỡ (heo cái*KPĐC) (31,86 %) (P<0,05). Trái lại, tổng hàm lượng acid béo chưa
bão hòa (%) ở mỡ (heo cái*KPĐC) (68,14 %) cao nhất và thấp nhất là ở mỡ (heo
đực*KP2) (63,01 %) (P<0,05).

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................2

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
......................................................................................................................................... 2
2.1.1 Heo Ba Xuyên.............................................................................................................2
2.1.2 Heo Landrace.............................................................................................................2
2.1.3 Heo Yorkshire........................................................................................................... 3
2.1.4 Các giống heo lai ......................................................................................................4
2.1.4.1 Heo Landrace × Yorkshire (LY)............................................................................. 4
2.1.4.2 Heo Yorkshire × Ba Xuyên (YBX) ........................................................................ 4
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI THỰC LIỆU ....................................................5
2.2.1 Tấm ..........................................................................................................................5
2.2.2 Cám gạo ..................................................................................................................5
2.2.3 Bột cá Tra (Catfish meal).........................................................................................6
2.2.4 Khô dầu dừa (Coconut meal)...................................................................................8
2.2.5 Rau muống (Ipomoea aquatica) .......................................................................... 10
2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIPID ...........................................................................12
2.3.1 Phân loại lipid .......................................................................................................... 12
2.3.2 Công thức cấu tạo chung của lipid............................................................................13
2.3.3 Tính chất chung của lipid .........................................................................................16
2.3.3.1 Lý tính ...................................................................................................................16
2.3.3.2 Hóa tính..................................................................................................................17
2.3.4 Hàm lượng béo thô của một số loại dầu mỡ ............................................................ 18
2.3.5 Chỉ số iod của một số loại dầu mỡ ...........................................................................18
2.3.6 Thành phần acid béo của mỡ heo ............................................................................ 19
2.3.7 Vai trò và đặc điểm của chất béo ..............................................................................22
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................ 26
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..............................................................................26
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ............................................................................26
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ...............................................................................................26

iv



3.1.3 Các công thức khẩu phần thức ăn dùng trong thí nghiệm ....................................... 26
3.1.4 Phương tiện, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.......................................................... 27
3.1.4.1 Phương tiện ...........................................................................................................27
3.1.4.2 Dụng cụ .................................................................................................................27
3.1.4.3 Hóa chất thí nghiệm..............................................................................................27
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................................................................27
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................................27
3.2.2 Các chỉ tiêu phân tích................................................................................................28
3.2.3 Phương pháp phân tích hàm lượng béo thô (%) và chỉ số iod................................. 28
3.2.3.1 Xác định hàm lượng béo thô (%) bằng phương pháp trực tiếp (Jacobs et al., 2000)
....................................................................................................................................... 28
3.2.3.2 Xác định chỉ số iod của dầu mỡ bằng phương pháp Wijs .....................................31
3.2.3.3 Xác định thành phần acid béo bằng kỹ thuật sắc ký khí (với kỹ thuật
GC – ISO/ CD 5509:94) ................................................................................................... 33
3.2.4 Phương pháp tiến hành .............................................................................................33
3.2.4.1 Lấy mẫu .................................................................................................................33
3.3 XỬ LÝ THỐNG KÊ ..................................................................................................34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 35
4.1 KẾT QUẢ VỀ HÀM LƯỢNG BÉO THÔ (%), CHỈ SỐ IOD, THÀNH PHẦN VÀ
HÀM LƯỢNG ACID BÉO BÃO HÒA VÀ CHƯA BÃO HÒA CỦA MỠ HEO THÍ
NGHIỆM ..........................................................................................................................35
4.1.1 Nhân tố khẩu phần ....................................................................................................35
4.1.2 Nhân tố phái tính.......................................................................................................37
4.1.3 Nghiệm thức khẩu phần*phái tính............................................................................38
4.2 KẾT QUẢ VỀ THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG ACID BÉO (%) CỦA
MỠ HEO THÍ NGHIỆM ................................................................................................38
4.1.1 Nhân tố khẩu phần ....................................................................................................38
4.1.2 Nhân tố phái tính.......................................................................................................40

4.1.3 Nghiệm thức khẩu phần*phái tính............................................................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................43
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................43

v


5.1.1 Chỉ tiêu hàm lượng béo thô (%) và chỉ số iod của mỡ heo thí nghiệm ....................43
5.1.2 Chỉ tiêu thành phần và hàm lượng acid béo (%) của mỡ heo thí nghiệm.................43
5.2 ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................44
PHỤ CHƯƠNG................................................................................................................46

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Heo Ba Xuyên..................................................................................................... 2
Hình 2.2: Heo Landrace...................................................................................................... 3
Hình 2.3: Heo Yorkshire..................................................................................................... 4
Hình 3.1: Mẫu mỡ heo đã được cắt nhỏ trước khi ly trích béo..........................................30
Hình 3.2: Bộ Soxhlet đang ly trích mẫu mỡ heo ...............................................................30
Hình 3.3: Xác định hàm lượng mỡ heo sau khi ly trích béo..............................................30
Hình 3.4: Mẫu mỡ được cho vào chai chống nhiệt............................................................31
Hình 3.5: Chuẩn độ mẫu mỡ heo để xác định chỉ số iod ...................................................32

vii



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần acid amin (AA) của cám gạo...........................................................6
Bảng 2.2: Thành phần và hàm lượng acid amin (AA) của Bột cá Tra ................................7
Bảng 2.3: Thành phần và hàm lượng acid béo trong mỡ cá Tra..........................................8
Bảng 2.4: Thành phần và hàm lượng acid amin (AA) của Dừa Ta Xanh ...........................9
Bảng 2.5: Thành phần và hàm lượng acid béo của Dừa Ta Xanh .....................................10
Bảng 2.6: Thành phần và hàm lượng acid amin (AA) của Rau muống.............................11
Bảng 2.7: Thành phần và hàm lượng acid béo của Rau muống .......................................12
Bảng 2.8: Các acid béo thường gặp trong tự nhiên .......................................................... 14
Bảng 2.9: Tên gọi và công thức của một số acid béo bão hòa...........................................15
Bảng 2.10: Tên gọi và công thức của một số acid béo chưa bão hòa ...............................15
Bảng 2.11: Thành phần acid béo bão hòa và chưa bão hòa trung bình trong một số loại
dầu mỡ .............................................................................................................................. 16
Bảng 2.12: Nhiệt độ nóng chảy của một số loại dầu mỡ ..................................................16
Bảng 2.13: Hàm lượng Vật chất khô (VCK), hàm lượng chiết chất ether (EE) của Dừa
Ta Xanh ở trạng thái tươi và khô hoàn toàn ......................................................................18
Bảng 2.14: Hàm lượng béo thô (%) của mỡ cá Tra ...........................................................18
Bảng 2.15: Hàm lượng béo thô (%) của mỡ heo khi dùng Bột cá Tra (BCT) theo tỷ lệ ...18
Bảng 2.16: Chỉ số iod của một số loại dầu mỡ ..................................................................19
Bảng 2.17: Chỉ số iod của mỡ heo.....................................................................................19
Bảng 2.18: Chỉ số iod của mỡ heo.....................................................................................19
Bảng 2.19: Thành phần acid béo của mỡ heo....................................................................20
Bảng 2.20: Thành phần acid béo của mỡ heo theo phái tính.............................................21
Bảng 2.21: Thành phần acid béo của mỡ heo khi dùng Bột cá Tra (BCT) theo tỷ lệ........22
Bảng 2.22: Nguồn acid béo quan trọng .............................................................................23
Bảng 2.23: Thành phần acid béo chưa bão hòa trong một số loại dầu mỡ ........................23
Bảng 3.1: Công thức của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm (VCK)................................ 26
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thức ăn (% VCK).........................27
Bảng 3.3: Lượng chất thử cần lấy cho mỗi mẫu ................................................................31

Bảng 4.1: Hàm lượng béo thô (%), chỉ số iod, thành phần và hàm lượng acid béo bão hòa
và chưa bão hòa của mỡ heo thí nghiệm ...........................................................................35
viii


Bảng 4.2: Hàm lượng béo thô (%), chỉ số iod, thành phần và hàm lượng acid béo bão
hòa và chưa bão hòa của mỡ heo thí nghiệm ....................................................................37
Bảng 4.3: Hàm lượng béo thô (%), chỉ số iod, thành phần và hàm lượng acid béo bão
hòa và chưa bão hòa của mỡ heo thí nghiệm.................................................................... 38
Bảng 4.4: Thành phần và hàm lượng acid béo của mỡ heo thí nghiệm.............................39
Bảng 4.5: Thành phần và hàm lượng acid béo của mỡ heo thí nghiệm.............................40
Bảng 4.6: Thành phần và hàm lượng acid béo của mỡ heo thí nghiệm.............................41

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân loại lipid (Mc Donald et al. (1995)) .............................................13
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm.....................................................................................28
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ xác định các chỉ tiêu phân tích ...............................................................28
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ quy trình phân tích thành phần acid béo mẫu mỡ heo ...........................34
Biểu đồ 4.1: Hàm lượng béo thô (%) của mỡ heo thí nghiệm ...........................................35
Biểu đồ 4.2: Chỉ số iod của mỡ heo thí nghiệm.................................................................36
Biểu đồ 4.3: Tổng acid béo bão hào và chưa bão hòa của mỡ heo thí nghiệm..................36
Biểu đồ 4.4: Chỉ số iod của mỡ heo thí nghiệm.................................................................37
Biểu đồ 4.5: Tổng acid béo bão hào và chưa bão hòa của mỡ heo thí nghiệm..................37

x



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

AA

Acid amin

C10:0

Acid Capric

C12:0

Acid Lauric

C14:0

Acid Myristic

C15:0

Acid Pentadecanoic

C16:0

Acid Palmitic


C17:0

Acid Heptadecanoic

C18:0

Acid Stearic

C20:0

Acid Arachidic

C24:0

Acid Lignoceric

C16:1

Acid Palmitoleic

C18:1

Acid Oleic

C18:2

Acid Linoleic

C18:3


Acid Linolenic

C20:1

Acid Eicosenoic

C20:4

Acid Arachidonic

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

LY

Landrace X Yorkshire

NXB

Nhà xuất bản

TĂCB

Thức ăn căn bản

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


Vit

Vitamin

YBX

Yorkshire X Ba Xuyên

xi


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển trong đó có sự đóng góp
không nhỏ của ngành nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi. Chăn nuôi heo là một nghề
truyền thống có từ lâu đời và đã có những bước tiến vượt bậc so với trước như về
việc cải thiện con giống, chất lượng thịt,...cũng được nâng cao. Khi mức sống của
con người càng cao thì người tiêu dùng càng đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn
trong việc tiêu thụ các sản phẩm thịt, trong đó chất lượng thịt là tiêu chí được đánh
giá đầu tiên.
Bên cạnh đó thì chất lượng mỡ là chỉ tiêu không kém phần quan trọng, nó được biểu
thị bằng độ rắn của mỡ và chịu ảnh hưởng bởi thành phần thực liệu của khẩu phần,
đặc biệt là đối với động vật dạ dày đơn. Khi cho heo ăn nhiều cám gạo thì mỡ heo
sẽ mềm, heo ăn nhiều bột sắn mỡ sẽ cứng hơn. Chỉ số iod là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng mỡ. Các loại dầu mỡ nếu chứa nhiều acid béo chưa bão hòa sẽ
có chỉ số iod cao, nếu chứa ít acid béo chưa bão hòa sẽ có chỉ số iod thấp (Vũ Duy
Giảng et al., 1997).
Ngoài ra, khi sử dụng mỡ heo mềm thì cơ thể dễ hấp thu nhưng khó bảo quản, còn
sử dụng mỡ heo cứng thì cơ thể khó hấp thu nhưng dễ bảo quản.
Do vậy, chất lượng mỡ được đánh giá như thế nào cho phù hợp với mục đích người
sử dụng thì đây là vấn đề mà mọi người đang quan tâm. Trước những yêu cầu bức

thiết trên thì được sự phân công của Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh
hưởng của khẩu phần thức ăn lên chỉ số iod và tính chất acid béo của mỡ heo ở
giai đoạn vỗ béo”.
Mục tiêu đề tài: Xác định hàm lượng béo thô của mỡ heo, chỉ số iod nhằm đánh
giá tính chất acid béo của mỡ heo ở các khẩu phần thức ăn và phái tính khác nhau.
Qua đó giúp nhà chăn nuôi có cơ sở bảo quản, sử dụng hiệu quả các loại dầu mỡ ở
các khẩu phần nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi và chất lượng mỡ cho người sử dụng.
Đồng thời rút ra một số kết luận về tính chất và tác dụng của một số acid béo điển
hình lên cơ thể động vật.

1


CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
2.1.1 Heo Ba Xuyên
Heo Ba Xuyên (Hình 2.1) thường thấy ở vùng ven biển của đồng bằng sông Cửu
Long như tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng), Kiên Giang…..Heo
Ba Xuyên là kết quả lai của nhiều con giống qua nhiều đời như: Heo Tàu từ thời
người Hoa di cư sang Nam Bộ. Heo Craonnais, heo Tamwork từ thời Pháp thuộc.
Heo Berkshire từ thời lệ thuộc Mỹ. Khi phối hợp các giống kể trên, kết quả cho ra
con Bồ xụ, sắc lông đen có bông trắng, tầm vóc to hơn heo cỏ, lưng oằn bụng xệ, tai
nhỏ xụ (Võ Văn Ninh, 2007).
Heo Ba Xuyên 6 tháng tuổi nặng 45 – 47 kg, 12 tháng tuổi đạt 94 – 107 kg, heo
trưởng thành nặng 125 – 147 kg. Heo cái động dục sớm nhất lúc 4 tháng tuổi, heo
nái đẻ bình quân 8 – 9 con, nuôi con khéo. Heo nái Ba Xuyên được bà con nông dân
dùng làm nái nền để lai với heo ngoại để tạo ra heo thịt thương phẩm có tỷ lệ nạc
cao (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).


Hình 2.1: Heo Ba Xuyên
(Nguồn: viarural.com.bo)

2.1.2 Heo Landrace
Heo Landrace (Hình 2.2) có nguồn gốc từ Đan Mạch lai tạo từ heo Yuoland Đức và
heo Yorkshire, công nhận giống từ 1890 (Lê Hồng Mận, 2006).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), đây là giống heo có sắc lông
trắng (có thể có vài đốm lông đen hiện diện), tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ,
mõm dài nhỏ và thẳng, tai to dài che phủ 2 mắt (các dòng Landrace cải tiến hiện
nay thì tai tương đối nhỏ, hơi cụp, chỉ che phủ một phần con mắt mà thôi), dài đòn,
lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, phần sau nở nang, cho nên thân mình trông giống
2


như cái nơm, đùi nở nang. Bốn chân nhỏ, nhưng nay đã có những dòng Landrace
cải tiến với 4 chân to và khỏe như Landrace Mỹ, Canada…Vì dài đòn, heo
Landrace có đến 16 - 17 đôi xương sườn. Nếu chọn nái Landrace không kỹ thì nhà
chăn nuôi sẽ gặp phải những con nái yếu chân, đau chân khi đẻ. Heo nái, heo nọc sử
dụng làm giống lúc 7 – 8 tháng tuổi, nặng trung bình khoảng 100 – 110 kg. Lúc 2
năm tuổi, heo đực đạt 220 – 230 kg và heo nái nặng khoảng 180 – 200 kg. Heo nái
đẻ 10 – 11 con còn sống/lứa, nuôi con tốt. Bầy heo con sinh ra đều đặn, mau lớn và
sớm thành thục (động dục lúc 6 tháng tuổi). Heo Landrace nuôi thịt tăng trọng
nhanh, 5 – 6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ thịt nạc chiếm 56 – 57 %, chi phí thức ăn
cho 1 kg tăng trọng là 2,9 – 3,5 kg, độ dày mỡ lưng trung bình 20 – 25 mm.

Hình 2.2: Heo Landrace
(Nguồn: dirtybikesvideos.ca)

2.1.3 Heo Yorkshire

Heo Yorkshire (Hình 2.3) có xuất xứ từ vùng Yorkshire của vương quốc Anh được
công nhận giống năm 1851, nước ta nhập heo Đại Bạch của Liên Xô cũ vào miền
Bắc năm 1962, nhập từ Cuba 1978, nhập từ Mỹ năm 2000; nhập vào miền Nam heo
Đại Bạch của Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Canada (Lê Hồng Mận, 2006).
Lúc đầu heo Yorkshire có 3 nhóm: Heo Đại Bạch (Large White Yorkshire) có tầm
vóc lớn, heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) và heo Tiểu Bạch (Small White
Yorkshire) có tầm vóc nhỏ. Hai nhóm Tiểu Bạch và Trung Bạch có năng suất kém
và ngoại hình xấu nên không được ưa chuộng, còn Đại Bạch năng suất cao, ngoại
hình đẹp nên rất được ưa chuộng. Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, ở giữa
gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một đám đốm đen nhỏ, lông
đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông
xoắn dày. Đuôi heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong. Heo
Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ
nhật. Bốn chân khỏe, đi trên ngón, khung xương vững chắc. Heo cái, heo đực sử
3


dụng làm giống vào lúc 6 – 8 tháng tuổi, lúc này heo đạt trọng lượng trên 100 kg.
Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có 10 – 11 heo con còn sống. Trọng
lượng heo con sơ sinh và cai sữa không đều lắm. Khoảng cách hai lứa đẻ khoảng
231 - 240 ngày. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90 – 100 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng trọng khoảng 3 - 4 kg, tỷ lệ nạc 51 – 54 % (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 2000).

Hình 2.3: Heo Yorkshire
( Nguồn: central.showpig.com)

2.1.4 Các giống heo lai nuôi thương phẩm
Theo Trương Lăng (2003), lai giống để tạo ra con lai thương phẩm (nuôi thịt) bao
gồm các tổ hợp lai theo các công thức lai sau:

Lai 2 máu (A x B) đây là phương pháp lai giữa hai giống khác nhau để tạo con lai
F1 nuôi thịt, phương pháp lai tương đối đơn giản mà sử dụng được tối đa 100 % ưu
thế lai từ con bố và con mẹ, nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt của giống.
Lai 4 máu, sử dụng con bố là đực lai và con mẹ là nái lai (AB x CD). Đây là
phương pháp sử dụng 4 giống thuần để tạo ra heo thịt thương phẩm, là sản phẩm
của 2 cặp lai F1 giữa hai dòng đực và nái có tỷ lệ máu đều giữa các giống (25 %),
mục đích là sử dụng ưu thế lai của 4 giống.
2.1.4.1 Heo Landrace × Yorkshire (LY)
Heo lai (LY) nuôi 6 tháng tuổi đạt 80 – 90 kg, tiêu tốn 2,5 – 2,8 kg thức ăn hỗn hợp
cho 1 kg tăng trọng, tỷ lệ nạc/ thân thịt xẻ đạt 52 – 53 % (Hội Chăn Nuôi Việt Nam,
2003).
2.1.4.2 Heo Yorkshire × Ba Xuyên (YBX)
Theo Võ Văn Sơn et al.(1996), mổ khảo sát heo (YBX) khối lượng 102 kg, tỷ lệ
móc hàm 79,39 %, tỷ lệ thịt xẻ 68,6 %, độ dày mỡ lưng 32,18 mm, tỷ lệ nạc 52,5 %.

4


2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI THỰC LIỆU
2.2.1 Tấm
Là những phần gẫy của hạt gạo chà trắng nên giá trị dinh dưỡng gần giống như gạo.
Có nhiều hạng tấm: tấm số 1 và 2 có hạt to dùng cho người, tấm số 3 và 4 có hạt
mịn hơn và dùng cho gia súc. Tấm chứa nhiều chất bột đường (72,8 %) nhưng ít
protein và chất béo hơn cám nhuyễn. Heo tiêu hoá tốt tấm mịn và cho mỡ chắc. Nếu
hột tấm to, có thể ngâm nước 3 - 4 giờ trước khi ăn thì heo tiêu hoá tốt nhưng tấm
ướt không thể để lâu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.2.2 Cám gạo
Cám gạo có thành phần dinh dưỡng khá cao, protein thô 12,5 %, chất béo thô 13,6
%, xơ thô 8,6 %, dẫn xuất vô đạm 41,6 %, khoáng tổng số 9,2 % (Bùi Đức Lũng et
al., 1995).

Cám to: Cám to gồm có trấu, mài và mộng bột lúa cùng một ít vỏ ngoài hột gạo.
Thực liệu này có hàm lượng protein thấp (7,6 - 9,7 %), ít chất bột đường (38,9 40,1 %) và chất béo (5 - 8 %), nhưng nhiều chất xơ (18 - 23 %) và sinh tố nhóm B.
Nếu dùng nhiều cám to trong khẩu phần heo thì hệ số tiêu hoá thức ăn giảm, heo
chậm lớn và mỡ bệu, heo con dễ bị tiêu chảy. Cám không được để dành quá một
tháng vì dễ bị hôi oi và nấm mốc phát triển, đáng sợ nhất là nấm mốc tiết độc tố
làm giảm sức sinh trưởng và sinh sản của heo (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 2000).
Cám nhuyễn: Đó là bột của lớp vỏ lụa ngoài hạt gạo, có tỷ lệ protein, chất bột
đường và chất béo nhiều hơn cám to. Mặc dù cám nhuyễn ít chất xơ hơn cám to,
nhưng ta không thể pha trộn nhiều cám nhuyễn trong khẩu phần vì protein của nó
không cân đối acid amin và heo có mỡ bệu nếu ăn nhiều cám. Không nên dùng quá
25 % cám trong thức ăn căn bản (TĂCB) cho heo con và không vượt quá 50 %
trong TĂCB cho heo lớn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

5


Bảng 2.1: Thành phần acid amin (AA) của cám gạo

Thành phần AA

%

Arginine

6,2

Cysteine

2,0


Glycine

5,2

Histidine

2,3

Leucine

7,3

Lysine

4,1

Methionine

1,8

Phenylalanine

4,5

Threonine

3,4

Tryptophane


1,6

Valine

5,5

(Nguồn: Gohl, 1981)

2.2.3 Bột cá Tra (Catfish meal)
Bột cá: Hiện nay có nhiều cách chế biến bột cá khác nhau. Loại chất lượng cao
được chế biến theo phương pháp công nghiệp (hấp cá, ép lấy hết dầu và nước, rồi
sấy khô như bột cá Rạch Giá). Có loại chỉ làm từ cá phơi khô dưới ánh sáng mặt
trời rồi xay thành bột. Trong quá trình phơi khô, cá được trộn thêm muối để không
bị hư nên thường mặn. Do bột cá được làm từ nhiều loại cá và cách xử lý khác nhau
nên chất lượng bột cá rất biến động. Ngoài ra chất lượng bột cá giảm thấp là do lẫn
lộn đất cát khi phơi khô, gây sây sát đường tiêu hoá. Có thể dự trữ bột cá chế biến
tốt trong vòng 6 tháng. Thành phần dinh dưỡng của bột cá được bán ở thị trường:
Protein thô 30 - 60 %, chất bột đường 3 - 10 %, chất béo 1 - 12 %. Ngoài ra bột cá
này chứa nhiều chất khoáng như calci (2,8 - 3,2 %), phospho (1,6 - 3,2 %) và một
số sinh tố như B1, B2, B12… Trong thành phần thức ăn cung cấp protein, không nên
dùng hoàn toàn bột cá mà chỉ dùng một tỷ lệ nào đó (khoảng 5 - 10 % thức ăn hỗn
hợp). Bột cá có nhiều acid béo chưa bão hòa và có mùi tanh nên ảnh hưởng đến chất
lượng thịt heo. Cần giảm lượng bột cá vào lúc 3 - 4 tuần trước khi xuất chuồng heo
thịt (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

6


Bảng 2.2: Thành phần và hàm lượng acid amin (AA) của Bột cá Tra


Thành phần AA

Hàm lượng (%)

Arginine

3,79

Glutamic

5,75

Glycine

2,41

Histidine

2,51

Isoleucine

3,35

Leucine

5,12

Lysine


4,50

Methionine

0,79

Phenylalanine

2,20

Threonine

2,07

Valine

2,82

So sánh với Lysine (Lysine = 100)
Arginine

84

Glutamic

128

Glycine


54

Histidine

56

Isoleucine

74

Leucine

114

Lysine

100

Methionine

18

Phenylalanine

49

Threonine

46


Valine

63

(Nguồn: Le Thi Men et al., 2005)

7


Bảng 2.3: Thành phần và hàm lượng acid béo trong mỡ cá Tra

Thành phần acid béo

Hàm lượng (%)

C12:0 (Acid Lauric)

0,6

C14:0 (Acid Myristic)

5,7

C16:0 (Acid Palmitic)

34,4

C16:1 (Acid Palmioleic)

1,0


C18:0 (Acid Stearic)

8,0

C18:1 (Acid Oleic)

38,1

C18:2 (Acid Linoleic)

9,7

C18:3 (Acid α-Linolenic)

0,4

C20:0 (Acid Arachidic)

0,2

C20:1 (Acid Eicosenoic)

1,0

Acid béo bão hòa, % tổng số

48,8

Acid béo chưa bão hòa, % tổng số


50,2

(Nguồn: Le Thi Men et al., 2005)

2.2.4 Khô dầu dừa (xác dừa) (Coconut meal)
Khô dầu dừa (xác dừa) là phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu từ phần thịt của quả
dừa (Cocos nucifera). Đây là sản phẩm đặc trưng của một số nước nhiệt đới như
Philippines, Việt Nam. Xác dừa chứa 20 – 24 % protein thô và khoảng 10 % xơ thô.
Xác dừa có mùi thơm nên kích thích khẩu vị của heo. Nếu được ép kỹ thì xác dừa
khá khô và tơi xốp rất thích hợp để sử dụng trong khẩu phần có một vài thực liệu
dạng lỏng (rỉ đường) (Dương Thanh Liêm et al., 2002).
Trong dầu dừa có acid Lauric (C12:0) từ 40 – 50 % kế đến là acid Myristic và các
acid béo bão hòa có 8, 10 và 14 C (Trần Thanh Trúc, 2005).
Trong các hạt có dầu, lượng dầu được hình thành qua quá trình chuyển hóa từ tinh
bột, tăng dần theo độ chín của hạt. Cùng loại hạt hàm lượng dầu phụ thuộc vào
giống cụ thể, khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện kỹ thuật chăm sóc mà hàm lượng
dầu dao động trong giới hạn nhất định cụ thể như ở dầu dừa (Nông Thế Cận, 2005).

8


Bảng 2.4: Thành phần và hàm lượng acid amin (AA) của Dừa Ta Xanh

Thành phần AA

Hàm lượng (%)

Arginine


1,58

Glutamic

1,47

Glycine

0,59

Histidine

0,30

Isoleucine

0,38

Leucine

0,67

Lysine

0,34

Methionine

0,01


Phenylalanine

0,45

Threonine

0,41

Valine

0,38

So sánh với Lysine (Lysine = 100)
Arginine

465

Glutamic

432

Glycine

174

Histidine

88

Isoleucine


112

Leucine

197

Lysine

100

Methionine

3

Phenylalanine

132

Threonine

121

Valine

112

(Nguồn: Le Thi Men et al., 2007)

9



Bảng 2.5: Thành phần và hàm lượng acid béo của Dừa Ta Xanh

Thành phần acid béo

Hàm lượng ( %)

C6:0 (Acid Caproic)

0,3

C8:0 (Acid Caprylic)

4,7

C10:0 (Acid Capric)

4,9

C12:0 (Acid Lauric)

48,8

C14:0 (Acid Myristic)

21,4

C16:0 (Acid Palmitic)


10,3

C18:0 (Acid Stearic)

4,2

C18:1 (Acid Oleic)

4,7

C18:2 (Acid Linoleic)

0,6

Acid béo bão hòa, % tổng số

94,7

Acid béo chưa bão hòa, % tổng số

5,3

(Nguồn: Le Thi Men et al., 2007)

2.2.5 Rau muống (Ipomoea aquatica)
Rau muống vốn là cây thủy sinh sống nổi trên mặt nước, nhưng do được gây trồng
đã lâu đời nên có những giống mọc ở trên cạn. Rau muống thân rỗng, có đốt, bén rễ
ở các đốt tiếp xúc với đất. Lá hình tam giác dài, hay mũi tên. Hoa màu tím nhạt hay
màu hồng. Quả nang, hình cầu, khi già nứt thành 4 mảnh, hạt có lông hung. Năng
suất rau muống cao nhất trong các tháng 6, 7, 8 trong những tháng khác thì rau mọc

trung bình đến tháng 11 tháng 12 thì rau lụi. Tính trung bình một năm có thể cắt
được bảy đến tám lứa, tháng cao nhất có thể được 30 tấn, tháng trung bình 20 tấn,
tháng kém 10 tấn/ha. Sử dụng rau muống cho heo ăn, chỉ cần rửa sạch vứt cho heo
ăn sống hoặc băm nhỏ nấu với thức ăn khác. Nếu lá xơ già thì chỉ cần rửa sạch, băm
nhỏ nấu kỹ và bóp nhuyễn thì heo ăn mới tốt. Qua thực tế, bà con nhận thấy heo con
ăn rau muống mau lớn, heo nái ăn có nhiều sữa, heo ăn rau muống rất chắc thịt
(Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Hàm lượng chất khô ở rau muống trung bình 100 g/ kg rau tươi. Trong 1 kg chất
khô có 2450 – 2500 kcal (10,3 – 10,5 MJ) năng lượng trao đổi, 170 – 250 g protein
thô, 130 – 200 g đường, 100 – 115 g khoáng tổng số…. nên gia súc rất thích ăn. Có
hai giống rau muống chính là: trắng và đỏ. Rau muống trắng có thể trồng cạn và
gieo bằng hạt, giá trị dinh dưỡng của rau muống đỏ cao hơn rau muống trắng (Viện
Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995).

10


Bảng 2.6: Thành phần và hàm lượng acid amin (AA) của Rau muống

Thành phần AA

Hàm lượng (%)

Arginine

1,73

Glutamic

2,00


Glycine

1,83

Histidine

0,47

Isoleucine

1,32

Leucine

2,07

Lysine

0,91

Methionine

0,27

Phenylalanine

1,2

Threonine


1,22

Valine

1,45

So sánh với Lysine (Lysine = 100)
Arginine

190

Glutamic

219

Glycine

201

Histidine

52

Isoleucine

145

Leucine


227

Lysine

100

Methionine

30

Phenylalanine

132

Threonine

134

Valine

159

(Nguồn: Le Thi Men et al., 2007)

11


×