Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG của MEN VI SINH SOTIBAC lên sự TĂNG TRƯỞNG của HEO CON THEO mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.65 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN TUẤN KIỆT

ẢNH HƯỞNG CỦA MEN VI SINH SOTIBAC LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI-THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI-THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA MEN VI SINH SOTIBAC LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG CỦA HEO CON THEO MẸ

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Đỗ Võ Anh Khoa

Sinh viên thực hiện:
Trần Tuấn Kiệt
MSSV: 3060605


Lớp: CN0612A1

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài “Ảnh hưởng của men vi sinh Sotibac lên sự tăng trưởng của heo con theo
mẹ” do sinh viên Trần Tuấn Kiệt thực hiện tại trại Chăn nuôi Thực nghiệm Hòa An,
Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ, từ 11/2009 đến 04/2010.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt Giáo viên Hướng dẫn


tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả

Trần Tuấn Kiệt

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Võ Anh Khoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá
trong suốt 4 năm qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ công tại Trại Chăn Nuôi Thực
Nghiệm Hòa An đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện thí nghiệm.
Xin cảm ơn cha, mẹ và gia đình đã nuôi dạy con suốt những tháng năm học tập để
có được kết quả như hôm nay.

Xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hớn và cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình học tại trường.
Xin cảm ơn các bạn lớp Chăn Nuôi K32 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập
Một lần nữa, xin được chúc mọi người nhiều sức khỏe.

ii


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của men vi sinh SOTIBAC lên sự tăng trưởng của heo con
theo mẹ” được thực hiện tại Trại Chăn Nuôi Thực Nghiệm Hòa An và Phòng Thí Nghiệm
Dinh Dưỡng, Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần
Thơ từ tháng 11/2009 đến tháng 04/2010. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn
toàn ngẫu nhiên với 6 lần lặp lại trên 12 bầy heo từ sơ sinh đến cai sữa. Thí nghiệm gồm
hai nghiệm thức:
NT1: Sử dụng thức ăn HIGRO 550S cho heo con, HIGRO 567 cho heo mẹ
NT2: Sử dụng thức ăn HIGRO 550S có bổ sung 5g SOTIBAC/kg thức ăn cho heo con và
thức ăn HIGRO 567 có bổ sung 3g SOTIBAC/kg cho heo mẹ
Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
-

Khối lượng tại thời điểm cai sữa ở NT2 (7,591,59) cao hơn NT1 (6,541,38)
(p=0,003)

-

Tăng trọng qua các giai đoạn sơ sinh-cai sữa (NT2 (5,931,53) và NT1
(5,011,29)), tuần 1-cai sữa (NT2 (4,6101,340) vs NT1(3,5901,250), tuần 2cai sữa (NT2 (3,6901,100) và NT1 (2,6901,000), tuần 3-cai sữa (NT2
(2,1640,710) và NT1(1,3140,705)), có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê

giữa hai nghiệm thức.

-

Những con đực ở NT2 cho khối lượng tại thời điểm cai sữa (NT2 (7,851,55) và
NT1 (6,641,28)) và tăng trọng qua các giai đoạn (sơ sinh-cai sữa NT2
(6,131,56) và NT1 (5,051,19), tuần 1-cai sữa NT2 (4,771,32) và NT1
(3,641,19), tuần 2-cai sữa NT2 (3,830,56) và NT1 (2,731,18), tuần 3-cai sữa
NT2 (2,180,70) và NT1 (1,300,70)) cao hơn những con đực ở NT1 (p<0,05)

-

Tăng trọng bình quân/ ngày cũng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa NT2
(0,2190,056) vs NT1(0,2190,056). Những con đực ở NT2 (0,210,06) có mức
tăng trọng bình quân hàng ngày cao hơn NT1 (0,180,04).

Tóm lại sự bổ sung men SOTIBAC thật sự có ý nghĩa để nâng cao khối lượng trong tuần
cuối trước cai sữa, thời điểm mà lượng sữa mẹ giảm dần về số lượng và chất lượng,
trong khi heo con tăng nhanh về khối lượng.

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADG
Ash
CF
CFU
CP
DM

EE
Gss-t1
Gss-t2
Gss-t3
Gss-t4
Gt1-2
Gt1-3
Gt1-4
Gt2-3
Gt2-4
Gt3-4
LY
NT
NT1
NT2
TĂHH
YL
UI
Wss
Wt1
Wt2
Wt3
Wt4

Tăng trọng bình quân/ngày
Khoáng tổng số
Xơ thô
Colony Forming Unit
Protein thô
Vật chất khô

Béo thô
Tăng trọng từ sơ sinh đến tuần 1
Tăng trọng từ sơ sinh đến tuần 2
Tăng trọng từ sơ sinh đến tuần 3
Tăng trọng từ sơ sinh đến tuần 4
Tăng trọng từ tuần 1 đến tuần 2
Tăng trọng từ tuần 1 đến tuần 3
Tăng trọng từ tuần 1 đến tuần 4
Tăng trọng từ tuần 2 đến tuần 3
Tăng trọng từ tuần 2 đến tuần 4
Tăng trọng từ tuần 3 đến tuần 4
Landrace x Yorkshire
Nghiệm thức
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Thức ăn hổn hợp
Yorkshire x Landrace
Unit International
Khối lượng sơ sinh
Khối lượng tuần tuổi 1
Khối lượng tuần tuổi 2
Khối lượng tuần tuổi 3
Khối lượng tuần tuổi 4

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng dịch vị biến đổi theo tuổi và thời gian .....................................3
Bảng 2.2: Một số sản phẩm probiotics trên thị trường ........................................14

Bảng 3.1: Lịch tiêm phòng vaccine và sử dụng thuốc cho heo mẹ và heo con ....18
Bảng 3.2: Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm (số liệu công bố trên bao bì).20
Bảng 3.3: Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm (số liệu phân tích tại phòng thí
nghiệm)..............................................................................................................20
Bảng 4.1: Khối lượng heo qua các thời điểm (kg/con)........................................22
Bảng 4.2: Khối lượng heo đực qua các thời điểm (kg/con) .................................23
Bảng 4.3: Khối lượng heo cái qua các thời điểm (kg/con) ..................................24
Bảng 4.4: Tăng trọng heo con qua các giai đoạn (kg/con)...................................26
Bảng 4.5: Tăng trọng heo đực qua các giai đoạn (kg/con) ..................................27
Bảng 4.6: Tăng trọng heo cái qua các giai đoạn (kg/con)....................................30

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Sơ đồ quy trình sản xuất Sotibac........................................................15
Hình 4.1: Khối lượng heo qua các thời điểm ......................................................23
Hình 4.2: Khối lượng heo đực qua các thời điểm................................................24
Hình 4.3: Khối lượng heo cái qua các thời điểm.................................................25
Hình 4.4: Tăng trọng heo con qua các giai đoạn (sơ sinh đến các tuần tuổi) .......27
Hình 4.5: Tăng trọng heo con qua các giai đoạn (tuần 1 đến các tuần tiếp theo)..27
Hình 4.6 Tăng trọng heo đực qua các giai đoạn (từ sơ sinh đến các tuần tuổi) ....29
Hình 4.7 Tăng trọng heo đực qua các giai đoạn (tuần 1 đến các tuần tiếp theo) ..29
Hình 4.8 Tăng trọng heo cái qua các giai đoạn (sơ sinh đến các tuần tuổi) .........31
Hình 4.9 Tăng trọng heo cái qua các giai đoạn (tuần 1 đến các tuần tiếp theo) ...32

vi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC...........................................................................................................................iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................v
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .......................................................................................................vi
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................2
2.1 SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO .........................................................................................2
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa ở miệng ...........................................................................................2
2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày...........................................................................................2
2.1.3 Đặc điểm tiêu hóa ở ruột...............................................................................................3
2.2 MIỄN DỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI HEO CON ..........................5
2.3 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT HEO CON .............................................................6
2.3.1 Hệ vi sinh có hại ..........................................................................................................6
2.3.1.1 Escheriaceae coli .......................................................................................................6
2.3.1.2 Samonella...................................................................................................................9
2.3.1.2 Chlostridium perfringens ...........................................................................................10
2.3.1.3 Streptococcus. Spp .....................................................................................................10
2.3.1.4 Virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ..................................................................11
2.3.1.5 Rotavirus ....................................................................................................................11
2.3.1.6 Porcine epidemic diarhea virus_PEDV.....................................................................11
2.3.2 Hệ vi sinh có lợi ............................................................................................................11
2.3.2.1 Saccharromyces cerevisiae........................................................................................12
2.3.2.2 Lactobacilus acidophilus ...........................................................................................12
2.3.2.3 Bacillus subtilis..........................................................................................................12
2.3.2.4 Aspergillus oryzae......................................................................................................13
2.3.3 Probiotics ......................................................................................................................13
2.3.3.1 Một số sản phẩm probiotics trên thị trường ..............................................................14
2.3.3.2 Sản phẩm Sotibac.......................................................................................................15

CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................17
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM...........................................................................................17
3.2 PHƯƠNG TIỆN...............................................................................................................17
3.2.1 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ........................................................................................17
3.3 ĐỐI TƯỢNG ...................................................................................................................17
3.4 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................................................................17
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................................17
3.4.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng ..............................................................................................18
3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DINH DƯỠNG.............................................................18
3.5.1 Protein thô (CP) ............................................................................................................18
3.5.2 Vật chất khô (DM) ........................................................................................................19
3.5.3 Xơ (CF) .........................................................................................................................19
3.5.4 Khoàng tổng số (Ash) ...................................................................................................19
vii


3.5.5 Béo thô (EE) .................................................................................................................20
3.6. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI...........................................................................................21
3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................................................................21
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................22
4.2 SINH TRƯỞNG ..............................................................................................................22
4.2.1 Khối lượng heo qua các thời điểm................................................................................22
4.2.2 Tăng trọng qua các giai đoạn ........................................................................................26
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................33
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................................33
5.2 ĐỀ NGHỊ .........................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................34

viii



CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước. Nơi đây sản
xuất ra khối lượng hàng hóa lớn về lượng thực và thực phẩm. Cũng là nơi có nhiều
điều kiện để thuận lợi và tiềm năng phong phú để phát triển tốt để phát triển ngành
chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo.
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Do đó, chọn được heo con giống chuẩn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt (nuôi
mau lớn) là mối quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi (Phạm Sĩ Tiệp, 2006).
Trong chăn nuôi heo, tất cả các giai đoạn cần được quan tâm để đạt được hiệu quả
kinh tế cao nhất, đặc biệt giai đoạn heo con theo mẹ. Đây cũng là tiền đề để heo con
sinh trưởng và phát triển tốt trong các giai đoạn sau. Khi mới sinh ra, hệ vi sinh vật
đường ruột ở heo con chưa phát triển tốt, heo con dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh
đường tiêu hóa. Đây là một đặc điểm quan trọng, cần chủ động biện pháp phòng bệnh
cho heo con mới sinh bằng cách bổ sung các chế phẩm vi sinh có lợi vào đường ruột
để sớm tạo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhằm phòng các bệnh tiêu chảy (Đào
Trọng Đạt và ctv, 1999).
Đề tài “Ảnh hưởng men vi sinh Sotibac lên sự tăng trưởng của heo con theo mẹ”
nhằm đánh giá khả năng tăng trọng của heo con dựa trên sự bổ sung vi sinh vật đường
ruột có lợi, hạn chế sử dụng kháng sinh, hướng đến hoàn thiện mức độ an toàn sinh
học trong chăn nuôi.

1


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 SINH LÝ TIÊU HÓA Ở HEO
Hệ thống tiêu hóa ở heo gồm 4 bộ phận chính, tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học
và tiêu hóa hóa học thức ăn là miệng, dạ dày, ruột non và ruột già (Lê Hồng Mận và
Bùi Đức Lũng, 2002).

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), tuy dung tích ống tiêu hóa heo con tăng
lên rất nhanh, nhưng hệ thống men tiêu hóa lại chưa phát triển đầy đủ nhất là ở những
tuần đầu sau khi đẻ.
2.1.1 Đặc điểm tiêu hóa ở miệng
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), ở miệng xảy ra hai quá trình tiêu hóa là
tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Hoạt động nhai thức ăn được xem là tiêu hóa cơ
học. Hoạt động nhai có tác dụng làm nhỏ thức ăn và tạo điều kiện để nước bọt thấm
vào thức ăn và cũng là điều kiện tốt cho tiêu hóa hóa học. Tiêu hóa hóa học ở miệng
thực hiện dựa trên 2 men chứa trong nước bọt là amylase và mantase. Men tiêu hóa
tinh bột amylase do tuyến nước bọt tiết ra ở heo sơ sinh có hoạt lực thấp, tăng cao
nhất lúc 2-3 tuần tuổi, sau đó lại giảm. Do men tiêu hóa tinh bột như vậy nên khả năng
tiêu hóa tinh bột của heo trong 4 tuần đầu kém, chỉ đạt 50% lượng tinh bột ăn vào.
Khoảng 5-6 tuần, khả năng tiêu hóa tinh bột của heo con mới tương đối hoàn thiện.
Đây là yếu tố cần chú ý trong khi phối hợp khẩu phần cũng như chế biến thức ăn để
giúp heo con sử dụng được.
Nước bọt tuyến mang tai chứa 0,6-2,26% vật chất khô (pH = 7,6-8,1). Lượng nước bọt
tiết ra phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn và cách cho ăn. Những loại thức ăn khô sẽ kích
thích heo tiết nhiều nước bọt. Thường xuyên phối trộn nhiều loại thức ăn và cho ăn
nhiều lần trong ngày sẽ kích thích nước bọt của heo tiết ra nhiều. Đây là một yếu tố
quan trọng cần chú ý khi muốn giảm hệ số chuyển hóa thức ăn và làm tăng tỉ lệ tiêu
hóa thức ăn cho heo con (Trương Lăng, 2007).
2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa ở dạ dày
Heo con 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt 0,2 lít, hơn
2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5-4 lít. Dịch dạ
dày tiết ra cũng tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất ở 34 tháng tuổi, sau đó kém hơn. Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm như
sau
2


Bảng 2.1: Lượng dịch vị biến đổi theo tuổi và thời gian


Thời gian
Đêm
Ngày
Tổng

Heo lớn
62%
38%
100%

Heo con
31%
62%
100%
(Trương Lăng, 2007)

Dịch dạ dày thuần khiết là dịch thể trong suốt (pH từ 2,5-3,0). Thành phần dịch vị
gồm có nước (99,5%) và vật chất khô (0,5%). Vật chất khô chứa các chất vô cơ ở
dạng muối chlorua, sulphat, phosphat của Na, K, Ca, Mg và đặc biệt là HCl. Vật chất
hữu cơ gồm có các men tiêu hóa protein, chất nhầy, acic lactic, creatinin, ATP. Men
tiêu hóa dạ dày lúc đầu là pepsinogen ở dạng không hoạt động, sau đó được HCl hoạt
hóa thành men pepsin hoạt động. Do thiếu HCl ở thời kỳ đầu sau khi sinh nên độ acid
dịch vị ở dạ dày heo con thấp, do đó khả năng hoạt hóa pepsinogen kém. HCl tự do
xuất hiện ở ngày tuổi 25-30 và tính diệt khuẩn rỏ ở ngày 40-50. Độ acid chung của
dịch vị bình quân 0,3-0,4% (heo trưởng thành), biến động từ 0,5-1,0%. Trong đó HCl
tự do là 0,06-0,45%, chiếm 90% độ acid chung, acid HCl liên kết chiếm khoảng 10%.
Quá trình tiêu hóa ở dạ dày được diễn ra khá phức tạp nhưng hoàn thiện (Trương
Lăng, 2007).
Ngoài ra còn có men tiêu hóa như Catepxon và Kimozin (men làm đóng vón protein

sữa) chủ yếu ở heo con còn bú sữa, chúng hoạt động ở môi trường acid yếu, khoảng
pH 6-7, kết tủa dạng bông, lưu lại lâu trong dạ dày để thủy phân thành peptid và acid
amin bởi men pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
2.1.3 Đặc điểm tiêu hóa ở ruột
Heo sơ sinh có dung tích ruột non 100 ml, 20 ngày tuổi tăng lên 7 lần, tháng thứ 3 đạt
6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già của heo sơ sinh có dung tích 40-50 ml, 20 ngày đạt
100 ml, tháng thứ 3 đạt khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 đạt 7 lít, tháng thứ 7 lên tới 11-12
lít. Tiêu hóa ở ruột nhờ tuyến tụy, enzyme trypsin trong dịch tụy thủy phân protein
thanh acid amin. Khi heo mới đẻ, enzyme trypsin hoạt động mạnh nhất. Độ kiềm của
dịch tụy tăng theo tuổi và cường độ tiết. Người ta nhận thấy bệnh thiếu máu của heo
con không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme, trừ enzyme mantase. Các enzyme
tiêu hóa trong dịch ruột của heo con gồm có amino peptidase, dipeptidase,
enterokinase, lipase và amylase (Trương Lăng, 2007).
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), ruột non là đoạn ống tiêu hóa giữ nhiệm
vụ tiêu hóa và hấp thu protein, lipid và glucid. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân
3


giải protein là các acid amin. Các acid amin được hấp thu qua màng ruột non, vào máu
rồi đến các mô bào cơ thể, ở đó chúng được tổng hợp các bộ phận cơ thể trong đó có
tổng hợp các enzyme và các hormone. Quá trình tiêu hóa mỡ nhờ vào enzyme lipase
và dịch mật.
Men lactase tiêu hóa đường lactose có hoạt lực cao ngay từ lúc sơ sinh, tăng cao nhất
ở tuần thứ 2, sau đó giảm nhanh chóng (phù hợp với đường lactose trong sữa).
Men tiêu hóa protein: men pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần từ khi sơ sinh
tăng dần đến 5-6 tuần tuổi, song không có chức năng tiêu hóa protein vì ở dạng
pepsinogen. Pepsinogen cần có HCl ở dạng tự do để hoạt hóa thành dạng hoạt động.
Lượng lipase do tuyến tụy tiết ra khi hàm lượng mỡ trong thức ăn tăng lên. Dịch mật
có tác dụng hoạt hóa enzyme lipase và nhũ hóa mỡ (thành phần mỡ nhỏ) để làm tăng
diện tích tiếp xúc bề mặt của mỡ với lipase hoạt động dễ dàng và hiệu quả.

Các acid béo và glycerin được hấp thụ qua màng ruột, acid béo có chứa dưới 12
carbon vào máu, glycerin và acid béo có trên 12 carbon vào mạch bạch huyết cung
cấp cho mô bào của các bộ phân cơ thể, ở đó chúng được tổng hợp thành mỡ của cơ
thể. Còn dịch mật đến gan nhập lại vào thành phần của mật rồi chuyển và trữ vào túi
mật.
Các loại tinh bột và đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống men amylase,
mantase, saccharase, lactase phân giải thành đường đơn glucose. Đường glucose được
hấp thụ qua màng ruột, vào máu, đi đến gan và tế bào của các bộ phận, ở đó đường
glucose được sử dụng cung cấp năng lượng cho mọi họat động của các bộ phận trong
cơ thể, khi còn dư sẽ được dự trữ vào gan và các mô bào dưới dạng glucogen, khi cần
glucogen sẽ chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Cùng với ruột non, ruột già cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh
dưỡng. Phần thức ăn không được tiêu hóa hấp thu và cặn bã ở ruột non được chuyển
xuống ruột già qua van hồi manh tràng. Ở ruột già, quá trình tiêu hóa, hấp thu, tổng
hợp vẫn xảy ra nhưng không đáng kể.
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột già được thực hiện theo hai phương thức là tiêu hóa
học và tiêu hóa sinh học. Phương thức tiêu hóa hóa học nhờ các men tiêu hóa protein,
glucid từ ruột non chuyển xuống. Quá trình phân giải các chất như protein, glucid,
lipid giống như ở ruột non nhưng mức độ thấp hơn 12%. Phương thức tiêu hóa sinh
học nhờ hệ vi sinh có trong ruột già. Các acid amin, acid béo bay hơi, vitamin được

4


hấp thu qua niêm ruột già vào máu đến gan rồi chuyển đến các bộ phận của cơ thể để
thực hiện các chức năng (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
2.2 MIỄN DỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI HEO CON
Miễn dịch chủ động: miễn dịch chủ động được tạo ra qua chủng phòng hay nhiễm
trùng tự nhiên.
Miễn dịch thụ động: miễn dịch thụ động là sự bảo hộ ngắn ở heo con do tiếp nhận

những kháng thể qua sữa đầu. Vào lúc sinh, nồng độ kháng thể trong sữa đầu rất cao,
khoảng 60-100g IgG/lít (70% là IgG), 10g IgA/lít và 3g IgM/lít. Tất cả IgG, hơn 80%
IgM và 40% IgA bắt nguồn từ máu thú mẹ, 24 giờ sau khi sinh lượng IgG còn ít hơn
2g/lít và lượng IgA trở nên nhiều nhất trong vòng tuần lễ đầu sau khi sinh (Trần Thị
Dân, 2006).
Heo con đến 3 tuần tuổi chưa có khả năng tự tạo kháng thể chủ động mà phải nhận
kháng thể thụ động của mẹ truyền cho. Tuy vậy, ở heo, kháng thể thụ động không
hoàn toàn truyền qua nhau thai trong quá trình chữa mà còn truyền qua sữa đầu. Quá
trình hấp thu kháng thể tốt nhất trong vòng 5-6 giờ đầu tiên sau khi sinh, bởi vì nồng
độ kháng thể trong sữa đầu cao nhất lúc khoảng 4 giờ sau khi sinh, 6-8 giờ giảm đi
còn 50% và sau 12 giờ thì còn lại 30% và sang đến ngày thứ 2 thì còn rất thấp, khoảng
10% so với thời điểm cao nhất (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
Sữa là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng mà không có loại thức ăn nào có thể
so sánh và thay thể được, bởi vì trong sữa đầu có 11,29% protein huyết thanh và 5%
casein. Protein huyết thanh có preanbumin (protein đặc biệt của sữa) 13,17%,
anbumin 11,48%, α globulin 12,74% , β globulin 11,29% và γ globulin 45,29% (thực
hiện chức năng miễn dịch). Sữa đầu rất quan trọng với heo con, chứa nhiều globulin
miễn dịch, vitamin hòa tan, có cả những chất bảo vệ heo con sơ sinh chống nhiễm
bệnh. Sau khi đẻ 2 giờ heo con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin
miễn dịch từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24-36 giờ (Trương Lăng, 2007).
Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, niêm mạc ruột hấp thu nguyên dạng các phân tử
protein một cách không có chọn lọc kể cả vi trùng. Nhưng nhờ hấp thu sữa non trước
chất kháng trypsin sữa non, làm niêm mạc “đóng cửa” không thu các protein nữa, nên
cản được vi trùng và nấm móc vào gây hại cho heo (Võ Ái Quấc, 1996).
Sau khi sinh 48 giờ, niêm mạc ruột không còn hấp thu các phân tử ở dạng nguyên nữa
do hiện tượng “đóng lỗ hỏng” để tránh mầm bệnh xâm nhập vào. Nếu heo con không
được bú sữa đầu sớm (ít nhất là 24 giờ sau khi sinh) thì quá trình “đóng lỗ hỏng” sẽ
5



chậm lại và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh qua đường ruột
(Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
Sau khi sinh, việc thiết lặp hệ vi sinh vật tối hảo trong đường ruột (thường là
bactobacillus spp.) được đẩy mạnh do yếu tố kháng vi sinh vật tại chổ có trong sữa
đầu. Các yếu tố này giới hạn sự định vị của vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột.
Như vậy, trong giai đoạn đầu rất ngắn nhưng lại rất quan trọng sau khi sinh, heo con
cần bú sữa mẹ để tăng khả năng miễn dịch ở giai đoạn sau (Trần Thị Dân, 2006).
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ này cũng
có quá trình tổng hợp kháng thể. Một nghiên cứu ở Bruno (Tiệp Khắc) cho thấy chỉ
ngay ngày thứ 2 sau khi sinh, heo con đã có khả năng sinh kháng thể. Nhưng khả năng
này còn hạn chế, nó được hoàn chỉnh khi heo được 1 tháng tuổi. Như vậy, quá trình
hấp thu γ globulin bị giảm rất nhanh theo thời gian. Sở dĩ heo con có khả năng hấp thu
được nguyên vẹn phân tử globulin là vì trong sữa đầu có kháng men antitrypsin làm
mất hoạt lực của tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa vách tế bào ruột của heo sơ
sinh có khoảng cách rất lớn, nên phân tử globulin có thể được chuyển qua bằng con
đường ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian). Tại thời điểm 24 giờ sau
khi sinh, các tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không nguy hiểm đối với heo
vì trong thời gian này heo không hình thành kháng thể bản thân và protein đối với
chúng không phải là kháng nguyên. Xuất phát từ điểm đó chúng ta thấy việc cho heo
con bú sữa đầu là rất quan trọng và việc cho bú càng sớm càng tốt (Nguyễn Thiện và
Võ Trọng Hốt, 2007).
2.3 HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT HEO CON
2.3.1 Hệ vi sinh có hại
2.3.1.1 Escheriaceae coli
Bệnh do Escheriaceae coli (E.coli ) gây ra là bệnh truyền nhiễm, diễn biến cấp tính ở
dạng nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở động vật non, nhất là
từ 3-5 ngày sau khi sinh, thậm chí bị bệnh từ 1 ngày tuổi. Có đến 48% các trường hợp
bị bệnh tiêu chảy ở lợn con là do E.coli gây ra, vì vậy E.coli có tầm quan trọng đặc
biệt trong các bệnh nhiễm khuẩn ở heo con (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999) .
Trực khuẩn Escheriaceae coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, là vi

khuẩn bắt màu gram âm (-), hai đầu tròn, có lông xung quanh nên vi khuẩn di động
được. Vi khuẩn không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu (Lê Văn Tạo, 2006).

6


Nhiệt độ thích hợp nhất để E.coli sinh sản là 37-38oC, pH thích hợp nhất ở khoảng
7,2-7,4 (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
Vi khuẩn E.coli có rất nhiều kháng nguyên. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli gồm có
kháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên lông H (Flagellar), kháng nguyên vỏ
K (Capsular) hoặc còn gọi là kháng nguyên OMP (Outer mambrane protein) và kháng
nguyên F (Fimbriae). Cho đến nay đã xác định được 170 typ kháng nguyên O, 80 typ
kháng nguyên H, 56 loại kháng nguyên K và một số kháng nguyên F (Lê Văn Tạo,
2006). Vi khuẩn E.coli sinh sống thường trực trong ruột, bài xuất theo phân ra ngoài
nhiễm vào thức ăn, nước uống, nền chuồng và không khí. Từ đó nhiễm vào cơ thể heo
chủ yếu từ miệng xuống đường tiêu hóa để gây bệnh. Ngoài đường tiêu hóa, vi khuẩn
còn lây qua đường máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài cách nhiễm bệnh trực tiếp, vi
khuẩn còn có thể truyền lây từ heo mẹ sang heo con thông qua tiếp xúc khi bú. Vi
khuẩn E.coli nhiễm vào cơ thể heo khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển nhân lên,
tiếp nhận sản sinh các yếu tố gây bệnh, gặp khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm súc,
vi khuẩn sẽ gây bệnh (Lê Văn Tạo, 2006).
Cơ chế tác động của vi khuẩn E.coli khá phức tạp. Khi có đủ các điều kiện thuận lợi,
vi khuẩn nhân lên với số lượng lớn, sản sinh yếu tố kháng khuẩn Colcin V (ColV) tiêu
diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột khác, trở thành vi khuẩn
chủ yếu trong ruột. Khi vi khuẩn này bám dính vào niêm mạc ruột sẽ phá hủy tế bào
niêm mạc ruột gây viêm ruột và sản sinh ra độc tố Enterotoxin. Độc tố này tác động
vào quá trình trao đổi muối và nước ở ruột làm cho nước và chất điện giải không được
hấp thu từ ruột vào cơ thể mà ngược lại thẩm xuất từ cơ thể vào ruột. Nước tập trung
vào ruột làm cho ruột căng lên, kết hợp với khí do vi khuẩn sinh ra làm cho ruột căng
thêm, sức căng của ruột kết hợp với quá trình viêm ruột tạo nên những cơn nhu động

ruột mạnh đẩy nước và phân ra ngoài gây ra tiêu chảy. Từ tế bào niêm mạc ruột, vi
khuẩn thâm nhập vào hệ thống tuần hoàn thông qua hệ thống bạch huyết và hệ thống
hạch ruột và gây hiện tượng nhiễm trùng huyết. Trong máu, E.coli tiếp tục phát triển
và sản sinh yếu tố dung huyết, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, tăng tính thấm thành
mạch, nước từ trong mao quản thẩm xuất ra tích tụ lại trong các mô bào gây phù.
Theo máu, vi khuẩn đi đến các cơ quan nội tạng. Trong cơ quan nội tạng, vi khuẩn sản
sinh ra độc tố tế bào Verotoxin phá hủy tế bào tổ chức, tăng tính thấm thành mạch, sản
sinh độc tố thần kinh Neuterotoxin phá hủy tế bào thần kinh. Tùy khả năng sản sinh
yếu tố gây bệnh của vi khuẩn mà vi khuẩn gây các thể bệnh, trạng thái bệnh và mức
độ bệnh khác nhau (Lê Văn Tạo, 2006).
Bình thường E.coli là vi khuẩn cộng sinh, thường trực trong đường ruột gia súc, gia
cầm và con người. E.coli trở thành vi khuẩn gây bệnh khi tiếp nhận được các gen di
7


truyền sản sinh các yếu tố gây bệnh như Enterotoxin, Endotoxin, Verotoxin, yếu tố
bám dính, yếu tố gây dung huyết...Căn cứ vào sự tác động của các yếu tố gây bệnh khi
cảm nhiễm E.coli, tuổi heo mắc bệnh và triệu chứng do E.coli gây ra, người ta chia
bệnh do E.coli gây ra ở heo gồm 2 loại là bệnh đường ruột do E.coli (thường gây tiêu
chảy) và bệnh nhiễm trùng huyết (thường gây bệnh phù đầu). Trong bệnh đường ruột
do E.coli gây ra lại căn cứ vào tuổi mắc bệnh và triệu chứng mà chia làm 2 dạng bệnh
phân trắng heo con và bệnh tiêu chảy heo con (Lê Văn Tạo, 2006).
Bệnh phân trắng heo con: bệnh này thường xảy ra ở heo con, đặc biệt là heo từ 1 dến
21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu ở 10 ngày đầu. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay
đổi, ở các đàn heo đẻ đầu, heo mẹ không được chăm sóc đầy đủ, chuồng trại bị nhiễm
vi khuẩn E.coli. Các điều kiện ngoại cảnh trên là điều kiện thuận lợi để E.coli tiếp
nhận được các yếu tố gây bệnh. E.coli tấn công trên nhung mao ruột non và cư trú ở
thành ruột non, sản sinh độc tố đường ruột (Enterotoxin), độc tố làm phá hủy thành
ruột và làm mất cân bằng muối nước và điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột
vào cơ thể mà bị rút ngược lại từ cơ thể vào ruột. Vi khuẩn phát triển làm thay đổi pH

trong ruột và dạ dày, sữa không được tiêu hóa, bị vón lại, sinh ra tiêu chảy, phân có
màu trắng. Bệnh phân trắng heo con là bệnh truyền nhiễm có điều kiện cho nên lây lan
không mạnh. Tuy nhiên, nếu không can thịp kịp thời thì tỉ lệ chết sẽ rất cao (Lê Văn
Tạo, 2006). Khi heo con bị bệnh phân trắng, trước hết sẽ thấy trên nền chuồng có
những cục, bãi phân màu trắng như phân cò, heo con tụm vào một góc chuồng. Heo
con xù lông, gầy còm, suy nhược, yếu ớt, các đầu xương nhô ra, mắt thụt sâu, run rẩy,
đi đứng siêu vẹo. Khi heo mới mắt bệnh thì bú yếu ớt, thời gian sau bỏ bú. Phân thay
đổi từ màu sáng trong sang màu sáng hoặc màu xám, ban đầu heo đi phân thành từng
bãi, về sau phân tự do chảy nhỏ giọt từ hậu môn làm đít heo bê bết phân. Một số
trường hợp heo bị nôn mữa. Do tiêu chảy nên heo con mất nước nhiều, khối lượng cơ
thể giảm nhanh từ 30-40%, cơ vùng bụng run rẩy, nhão và không còn trương lực.
Thường thì heo con ở những lứa đẻ đầu sẽ dễ mắc bệnh hơn heo con ở những lứa sau.
Tỉ lệ heo con chết ở những ngày đầu sơ sinh chiếm 60-70 %, thậm chí có đàn chết cả
bầy (Lê Văn Tạo, 2006).
Bệnh tiêu chảy ở heo: bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh và thiệt
hại cao tập trung vào heo khoảng từ 4 tuần tuổi đến sau cai sữa 1 tháng. Bệnh do
E.coli gây ra có các yếu tố gây bệnh giống như vi khuẩn E.coli gây bệnh phân trắng ở
heo con. Cơ chế gây bệnh tiêu chảy ở heo cũng giống như bệnh phân trắng ở heo con,
nhưng do hệ thống thần kinh của heo giai đoạn tuổi này đã hoàn chỉnh, điều chỉnh
được các chức năng sinh lý hoàn hảo, heo đã ăn thức ăn tinh và thô thay cho bú sữa
nên đã không còn hiện tượng đông vón sữa, phân không có màu trắng khi tiêu chảy.
Tuy nhiên, sẽ có hiện tượng phân có lẫn máu do có hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.
8


Heo bị nhiễm E.coli từ môi trường, từ vú mẹ khi bú hoặc do E.coli đã có sẳn trong
ruột, gặp điều kiện thuận lợi nên tăng sinh và chiếm tỉ lệ áp đảo so với các vi khuẩn
khác và tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh. Đồng thời cơ thể heo chịu tác động bất
lợi như nuôi dưỡng kém, thay đổi thức ăn đột ngột, nhiệt độ, ẩm độ, thời tiết chuồng
nuôi thay đổi là điều kiện rất tốt để vi khuẩn tác động gây bệnh (Lê Văn Tạo, 2006).

Khi heo bị tiêu chảy do E.coli, triệu chứng trước tiên cũng giống như các nguyên nhân
khác là heo bị tiêu chảy với mức độ khác nhau, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có
nhiều nước, do đi ngoài mất nước nên heo bị gầy còm. Với heo con theo mẹ, nếu
không điều trị kịp thời sẽ bị mất nước nghiêm trọng, trụy tim mạch, tỉ lệ chết cao. Heo
sau khi khỏi bệnh bị còi cọc, khả năng tăng trọng kém (Lê Văn Tạo, 2006).
Bệnh phù đầu heo con: bệnh phù đầu heo con do một số serotype kháng nguyên O của
E.coli sau đây gây ra O138, O139, O141K85q, O141K85ac. Để gây được bệnh, vi khuẩn
E.coli ngoài việc phải có yếu tố gây bệnh như E.coli gây tiêu chảy còn phải có yếu tố
bám dính F107 thay cho F4, độc tố Verotoxin, Neurotoxin và các yếu tố gây dung huyết
(Haemolytic) mà chủ yếu là α-haemolytic. Nhờ các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn xâm
nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, trong máu yếu tố dung huyết phá vỡ hồng cầu
làm cho máu loãng, cộng với Verotoxin vừa phá hủy tế bào tổ chức gây bệnh tích tổ
chức, vừa tăng tính thấm thành mạch nên nước đi vào mô bào gây phù. Độc tố tác
động đến thần kinh vào trung ương thần kinh gây nên các triệu chứng như run rẩy, co
giật (Lê Văn Tạo, 2006).
Bệnh thường xảy ra trên heo từ 3 ngày đến 14 ngày sau khi cai sữa. Heo mắc bệnh
thường là những con mau lớn và là con lớn nhất trong bày. Tỉ lệ mắc bệnh có thể ở
mức 15%, 50% hoặc 100% tùy điều kiện. Đối với bệnh này, ta có thể thấy hiện tượng
một hoặc nhiều con chết bất ngờ. Cùng một lúc với bệnh có các triệu chứng thần kinh
như đi lảo đảo, đầu nghiêng, đứng không vững....Heo ở tư thế chó ngồi, nằm sấp hoặc
nằm nghiêng, co giật liên tục. Heo mắc bệnh không bị sốt ngay khi nhiệt độ môi
trường cao hơn bình thường, một số con mi mắt sưng tấy. Tỉ lệ chết ở đàn có triệu
chứng khoảng 65%. Diễn biến bệnh có thể kéo dài khoảng 2-5 ngày, nhưng ở một số
đàn heo bệnh tái phát 10 ngày tới 2 tuần sau. Ở lần nhiễm thứ 2 này, heo bệnh thường
bước chậm chạp quanh ô chuồng, đầu hơi nghểnh cao hoặc nghiêng về một bên (Phạm
Sỹ Lăng và ctv, 2006).
2.3.1.2 Salmonella
Salmonella là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể cho người chăn
nuôi ở Việt Nam và trên toàn thể giới. Ngày nay có rất nhiều chủng gây bệnh trên heo
như Salmonella typhymurium, Salmonella dublin, Salmonella enteritidis. Các chủng

9


Salmonella gây bệnh trên heo là một trực khuẩn hai đầu tròn, gram âm (-), không sinh
giáp mô, có lông nên di động được. Vi khuẩn mọc tốt trong môi trường hiếu khí,
nhưng cũng có thể mọc ở môi trường kị khí. Độc lực của vi khuẩn phụ thuộc vào các
yếu tố gây bệnh. Vi khuẩn Salmonella có 4 loại kháng nguyên là kháng nguyên thân O
(Somatic), kháng nguyên lông H (Flagellar), kháng nguyên vỏ K (Capsular) hoặc còn
gọi là kháng nguyên OMP (Outer mambrane protein) và kháng nguyên F (Fimbriae),
trong đó kháng nguyên O và F đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình gây bệnh
thương hàn cho heo (Lê Văn Tạo, 2006).
2.3.1.2 Clostridium perfringens
Clostridium perfringens thường xuyên xuất hiện trong đường tiêu hóa của heo khỏe,
nhưng chỉ tác động khi có điều kiện, nhất là chăm sóc và nuôi dưỡng heo kém. Heo sơ
sinh đến một tuần tuổi dễ bị bệnh nhất, nhưng cũng có xảy ra ở heo từ 2-4 tuần tuổi.
Phần lớn các trường hợp do Clostridium perfringens gây ra chỉ vài phút hoặc vài giờ
sau khi heo con được sinh ra. Bệnh thường gây tổn thương ở ruột, vi khuẩn thường
xâm nhập vào biểu bì của lông nhung và tăng sinh của màng nhầy ruột và gây hoại tử
tại đó, đồng thời gây xuất huyết, vùng hoại tử lan dần và tổn thương vào chiều sâu đến
niêm mạc, dưới niêm mạc và thậm chí đến lớp cơ. Phần lớn vi khuẩn thường gây hoại
tử lông nhung, lông nhung cùng vi khuẩn bám tróc ra rơi vào xoang ruột. Vi khuẩn có
thể xâm nhập sâu vào thành ruột tạo thành khí thủng ở dưới lớp niêm mạc, lớp cơ,
hoặc xâm nhập sâu vào xoang bụng. Khí thủng này có thể tạo nên ở những hạch
lympho vùng lân cận và có hiện tượng tắc ngẽn mạch ở vùng bị khí thủng (Đào Trọng
Đạt và ctv, 1999).
2.3.1.3 Streptococcus. spp
Streptococcus. Spp thường gây bệnh ở thể bại huyết, bệnh đường tiêu hóa và gây
nhiễm trùng tại chổ đặc biệt đối với heo con 7-10 ngày tuổi. Bệnh lây truyền từ heo
sang heo thông qua tiếp xúc hoặc qua kim tiêm nhiễm trùng. Heo con nhiễm bệnh
cũng có thể do heo mẹ truyền sang. Streptococcus có thể gây viêm màng não, bệnh

gây chết đột ngột với các biểu hiện sốt, triệu chứng thần kinh, viêm khóp. Vi khuẩn
streptococcus gây bệnh cho heo thường thuộc nhóm streptococcus suis, typ 1, đôi khi
kết hợp với streptococcus typ 2. Trong đó streptococcus typ 1 thường gây bệnh trên
heo con, trong khi streptococcus typ 2 thường gây bệnh trên heo lớn. Streptococcus
gây bệnh đường ruột heo gồm 2 loài có tầm quan trọng nhất là Streptococcus
intestinalis (thường xuất hiện trên đầu ruột già của heo con khỏe) và Streptococcus
hyointestinalis (cộng sinh ở cả ruột già và ruột non heo con khỏe) (Lê Văn Tạo, 2006).

10


2.3.1.4 Virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm
Virus gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm thuộc họ Coronaviridae. Theo hình
ảnh nhuộm âm bản trên kính hiển vi điện tử thì virus có vỏ bọc và nhiều hình dạng với
đường kính là 60-160 nm. Virus này gây bệnh đường ruột trên heo có đặc tính lây lan
cao. Bệnh thường xuất hiện trên heo con dưới 2 tuần tuổi có biểu hiện đặc trưng là
nôn mửa, tiêu chảy nặng và tỉ lệ chết cao (100%). Heo sữa khi bị mắc bệnh rất yếu,
mất nước nhanh, heo chết nhanh lúc 2-3 tuần tuổi, tỉ lệ chết rất cao và giảm dần khi
heo lớn dần (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
2.3.1.5 Rotavirus
Rotavirus là nguyên nhân gây bệnh đường ruột quan trọng ở nhiều loài động vật sơ
sinh, bao gồm cả heo. Rotavirus được chứng minh là có khả năng gây viêm ruột và
viêm dạ dày trầm trọng và gây thoái hóa lông nhung. Loại virus này thường phát triển
ở chính trong bào tương của tế bào biểu mô lông nhung của ruột non. Rotavirus phát
triển dẫn đến hiện tượng loạn năng và gây tử vong tế bào lông nhung. Rotavirus làm
teo lông nhung ở lợn con thường nặng và trên diện rộng, lông nhung ngắn lại và
thường bị che phủ bởi các tế bào biểu mô từ các nang tuyến, do đó các men
disaccharidase, lactose bị giảm thấp và trở ngại sự vận chuyển glocose gắn kết
sodium. Lactose trong sữa không tiêu hóa được tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển,
ảnh hưởng đến hiệu ứng thẩm thấu; hai nét đặc trưng này làm trầm trọng thêm sự tổn

thương của lông nhung do virus gây nên và dẫn đến bị tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và
ctv, 1999).
2.3.1.6 Porcine epidemic diarrhea virus_PEDV
PEDV có hình thái giống như virus thuộc họ Coronavirus. Virus được phân lặp từ
phân có hình thái đa dạng với xu hướng hình cầu. Khi virus ở trong tế bào các tế bào
biểu mô lại có hình dạng tương tự như Coronavirus. PEDV có cơ chế sinh bệnh và
đáp ứng miễn dịch gần giống với bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm. Sau khi heo bị
cảm nhiễm qua miệng, virus phát triển trên toàn bộ tế bào lông nhung ruột non. Tế
bào lông nhung ruột kết cũng bị cảm nhiễm virus. Lông nhung ở ruột non bị teo ngắn
do các tế bào biểu mô bị thoái hóa. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàn duy nhất có thể
quan sát thấy được khi heo bị nhiễm (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
2.3.2 Hệ vi sinh có lợi
Một số vi sinh vật có lợi phổ biến thường được sử dụng để bổ sung cho vật nuôi là
Aspergillus oryzae, Bacillus subtilis, Lactobacilus acidophilus, Lactobacillus
11


sporogenes, Lactobacillus plantarum, Lactobacilus rhamnosus, Lactobacillus
faecium, Saccharromyces cerevisia. Saccaromycess boulardii...
2.3.2.1 Saccharromyces cerevisiae
Saccharromyces cerevisiae là một loại nấm men dùng để điều chế rượu, bia và làm
bánh mì. Đây là loại nấm men ưa dưỡng khí, hình thành và phát triển trên bề mặt môi
trường và có nhiều CO2, phát triển tốt ở nhiệt độ 14-24oC (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
Saccharromyces cerevisiae có tác dụng tạo sinh khối chứa acid amin, vitamin nhóm
B. Vách tế bào chứa mannan, glucan giúp tăng cường miễn dịch thông qua hoạt hóa
đại thực bào. Saccharromyces cerevisiae cũng có tác dụng hấp phụ độc tố và bài thải
ra ngoài. Ngoài ra Saccharromyces cerevisiae có tác dụng chuyên hóa glucose thành
acid pyruvic, đây là cơ chất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản. Bên cạnh
đó, vi sinh vật này tiết các enzyme tiêu hóa như amylase, cellulase, lipase, protase.

Một chi tiết cũng khá quan trọng nói về chức năng của vi sinh vật này là sản xuất các
acid lactic, acid acetic, acid pyruvic, acid propionic làm cho pH ruột tuột xuống 4-5
(Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009).
2.3.2.2 Lactobacilus acidophilus
Loài vi sinh vật này cũng có nhiều chức năng quan trọng và rất có lợi cho heo con.
Lactobacilus acidophilus bám chặt vào màng nhày ruột, ức chế sự bám dính của vi
sinh vật gây bệnh. Lactobacilus acidophilus tham gia sản xuất các acid hữu cơ như
acid lactic, acid acetic, acid benzoic, làm giảm pH đường ruột, từ đó tạo môi trường
không thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Lactobacilus acidophilus cũng có thể
sản xuất một số kháng sinh như acidolin, lactobacillin, acidophilin, lactocidin. Bên
cạnh khả năng sản xuất kháng sinh, Lactobacilus acidophilus còn có khả năng sản
xuất một số men tiêu hóa như amylase, cellulase, lipase, protase; và sản xuất một số
vitamin như B1, B2, B6 và B12. Ngoài ra, Lactobacilus acidophilus còn có khả năng
khử một số độc tố đường ruột (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009).
2.3.2.3 Bacillus subtilis
Bacillus subtilis có chức năng cũng gần giống với các vi sinh vật đã nêu trên. Bacillus
subtilis cũng có khả năng sản xuất các enzyme như amylase, cellulase, pectinase,
protase, lipase, trypsin, urease, mannase. Bacillus subtilis cũng có thể sản xuất một số
vitamin nhóm B. Cạnh tranh vị trí bám dính cũng là khả năng quan trọng của loài vi
sinh vật này (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009).
12


2.3.2.4 Aspergillus oryzae
Aspergillus oryzae không có nhiều khả năng có ích như những vi sinh vật trên. Tuy
nhiên Aspergillus oryzae vẫn có khả năng sản sinh sinh khối chứa nhiều vitamin nhóm
B và các acid amin. Amylase cũng có thể được sản sinh từ loài vi sinh vật này
(Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009).
2.4 PROBIOTICS
Hiện nay, mặc dù đang tồn tại những quan điểm khác nhau về việc sử dụng kháng

sinh liều thấp như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi, giảm tối đa và
tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng sinh đang là một xu thế chung của thế giới.
Bởi vậy, nghiên cứu tìm ra chất thay thế đang thật sự trở thành một nhu cầu cấp bách.
Trong số các chất thay thế, probiotics hiện đang được quan tâm nghiên cứu nhiều, do
có đặc điểm ưu việc như an toàn đối với vật nuôi và con người; cải thiện các chức
năng tiêu hóa; ức chế khả năng gây bệnh của vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả
năng miển dịch ở gia súc; không để lại tồn dư, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

13


2.4.1 Một số sản phẩm probiotics trên thị trường
Bảng 2.2: Một số sản phẩm probiotics trên thị trường
Tên sản phẩm
Pig ago
(Công
Ty
TNHH
Kỹ
Thuật
Việt
Hàn)
Biotic
(Công ty Liên
Doanh
Bio_pharmach
emie)

Thành phần
Saccharromyces

cerevisiae,
Lactobacilus
acidophilus,Bacillus
subtilis
Saccharromyces
cerevisiae
Lactobacilus
acidophilus
Bacillus subtili,
Aspergillus oryza

Lactobac C
Lactobacillus,
(Công ty Bayer Enterococcus,
Việt Nam)
Amylase,
Protase,
Vitamin C, Lactose,
Sodium, Potassim

Đặc tính
Bổ sung hổn hợp vi
sinh vật có lợi vào
đường ruột vật nuôi

Cách sử dụng
Trộn 1-2kg/tấn thức ăn
Heo nhiễm bệnh trộn 23kg/tấn thức ăn.

Chống viêm ruột, tiêu Heo thịt, heo giống: 1g/lít

chảy, phù đầu. Kích nước hoặc 2 kg/tấn thức ăn
thích tăng tỉ lệ tiêu
hóa thức ăn, giúp
tăng trọng nhanh.
Tăng khả năng tiêu Trộn 500-700g/100kg thức
hóa tinh bột và ăn hoặc pha 1g/1-2 lít
protein
nước (1g/3-5kg thể trọng)
Kích
thích
sinh 1 ngày/tuần trong suốt quá
trưởng
trình nuôi
Khi vật nuôi bị stress hoặc
bệnh dùng liên tục 3-5
ngày.

Vime – Subtyl Bacillus subtilis
(Công Ty CP
SXKD Vật Tư
& Thuốc Thú
Y)

Trị tiêu chảy, viêm 5 gram hoặc pha với
đại tràng, còi cọc, rối 250ml nước bơm vào
loạn tiêu hóa.
miệng cho heo con tập ăn.
Heo nái hòa 5 gram với
lượng nước vừa đủ trộn
đều với 2 kg thức ăn

Nova-Bactic
Saccharromyces
Tăng tỉ lệ tiêu hóa Heo con: 1,5g/lít hoặc
(Công
ty cerevisiae,
thức ăn, giúp heo 3kg/tấn thức ăn
Anova)
Lactobacilus
mau lớn.
Heo lớn: 1g/lít nước hoặc
acidophilus,
Ngăn ngừa tiêu chảy, 2kg/tấn thức ăn
Bacillus
subtili, tiêu phân sống, sưng
Aspergillus oryza
phù đầu

Mebivita
(Công
ty
TNHH
Sản
Xuất
&
Thương
mại
MEBIPHA)

Lactobacilus
acidophilus, Bacillus

subtili, Streptococcus
lactic, Enterococcus
faecium
Một số enzyme và
vitamin khác.

Ngăn ngừa stress,
ngừa tiêu chảy, tăng
sức đề kháng
Kích thích tăng trọng

Liều tổng quát 1g/10-15kg
thể trọng/ngày
1g/4lít nước hoặc 1g/2kg
thức ăn, dùng liên tục
Khi có stress, rối loạn tiêu
hóa nên sử dụng liều gấp
đôi

14


×